Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

KHOP NOI TIET Thi đầu vào SĐH HVQY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.47 KB, 22 trang )

CÂU HỎI ÔN THI CHUYÊN NGÀNH
CAO HỌC VÀ CHUYÊN KHOA I KHỚP – NỘI TIẾT

PHẦN I NỘI TIẾT
Câu 1: Sưng đau khớp gối , cổ chân cấp tính di chuyển nhanh ở thiếu niên gặp trong ?
A. Thấp khớp cấp.
B. Thoái hóa khớp.
C. viêm khớp dạng thấp.
D. lupus ban đỏ hệ thống.
Đáp án: A
Câu 2. sưng đau cấp tính ở ngón chân cái gặp trong các bệnh khớp nào?
A. Thoái hóa khớp
B. Thoái hóa khớp lan tỏa
C. Bệnh gout
D. Viêm khớp dạng thấp
Đáp án C
Câu 3. Dấu hiệu “ bàn tay gió thổi “ gặp trong những bệnh khớp nào?
A. Thấp khớp cấp
B. Thoái hóa khớp hoạt lan tỏa
C. Bệnh Gout
D. Viêm khớp dạng thấp
Đáp án D.
Câu 4. Nồng độ acid uric tăng trong máu gặp trong các bệnh khớp nào?
A. Thấp khớp cấp
B. Thoái hóa khớp hoạt hóa
C. Bệnh Gout
D. Viêm khớp dạng thấp
Đáp án C
Câu 5. Sưng đau có tính chất cơ học gặp trong bệnh khớp nào
A. Thấp khớp cấp
B. Thoái hóa khớp


C. Bệnh Gout
D. Viêm đa khớp dạng thấp
Đáp án B.
1


Câu 6. Tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp gặp trong các bệnh khớp nào?
A. Thấp khớp cấp
B. Thoái hóa khớp hoạt hóa
C. Bệnh Gout
D. Viêm khớp dạng thấp
Đáp án C
Câu 7. khởi phát bệnh ở phụ nữ trung niêm gặp trong các bệnh khớp nào?
A. Thấp khớp cấp
B. Thoái hóa khớp hoạt hóa
C. Bệnh gout
D. Viêm khớp dạng thấp
Đáp án D
Câu 8. Dấu hiệu “ ngón tay thủa khuyết “ gặp trong các bệnh khớp nào ?
A. Thấp khớp cấp
B. Thoái hóa khớp hoạt hóa
C. Bệnh Gout
D. Viêm khớp dạng thấp
Đáp án D.
Câu 9. Viêm phổi kẽ có thể gặp trong các bệnh khớp nào ?
A. Thấp khớp cấp
B. Thoái hóa khớp hoạt hóa
C. Bệnh Gout
D. Viêm khớp dạng thấp
Đáp án. D.

Câu 10. Tràn dịch khớp gối có màu vàng chanh, xét nghiệm dịch khớp có yếu tố thấp (+)
nguyên nhân tràn dịch ?
A. Thấp khớp cấp
B. Thoái hóa khớp hoạt hóa
C. Bênh Gout
D. Viêm khớp dạng thấp
Đáp án D
Câu 11. Đau mạn tính, hạn chế vận động cột sống thắt lưng ở nam thanh niên gặp trong
bệnh khớp nào ?
A. Thấp khớp cấp
B. Viêm cột sống dính khớp
C. Viêm khớp dạng thấp
2


D. Lupus ban đỏ hệ thống
Đáp án B
Câu 12. Liên cầu khuẩn có thể gây ra bệnh khớp nào ?
A. Thấp khớp cấp
B. Viêm cột sống dính khớp
C. Viêm khớp dạng thấp
D. Lupus ban đỏ hệ thống
Đáp án A
Câu 13. xét nghiệm ASLO dương tính gặp trong các bệnh khớp nào ?
A. Thấp khớp cấp
B. Viêm cột sống dính khớp
C. Viêm khớp dạng thấp
D. Lupus ban đỏ hệ thống
Đáp án A.
Câu 14. Xét nghiệm antil- CCP dương tính gặp trong những bệnh khớp nào ?

A. Thấp khớp cấp
B. Viêm cột sống dính khớp
C. Viêm khớp dạng thấp
D. Lupus ban đỏ hệ thống
Đáp án C
Câu 15. Chụp XQ hai bàn tay để đánh giá tổn thương trong bệnh khớp nào ?
A. Thấp khớp cấp
B. Viêm cột sống dính khớp
C. Viêm khớp dạng thấp
D. Lupus ban đỏ hệ thống
Đáp án C
Câu 16. Chụp XQ thấy ổ bào mòn xương ở hai bàn tay gặp trong các bệnh khớp nào ?
A. Thấp khớp cấp
B. Viêm cột sống dính khớp
C. Viêm khớp dạng thấp
D. Lupus ban đỏ hệ thống.
Đáp án: C
Câu 17. Tràn dịch máu ổ khớp. Nguyên nhân tràn dịch máu ?
A. Viêm khớp dạng thấp
B. Thấp khớp cấp
3


C. Bệnh Guote
D. Lao khớp
Đáp án D
Câu 18. Xét nghiệm huyết thanh yếu tố dạng thấp ( + ) gặp trong ?
A. Thấp khớp cấp
B. Bệnh khớp vảy nến
C. Viêm khớp dạng thấp

D. Thoái hóa khớp
Đáp án C
Câu 19. Sưng đau các khớp, có teo cơ biến dạng dính và cứng khớp gặp trong ?
A. Thấp khớp cấp
B. Viêm khớp dạng thấp
C. Thoái hóa khớp
D. Lupus ban đỏ hệ thống
Đáp án B.
Câu 20. Ban rải rác toàn thân, ban gianh giới không rõ, không ngứa, lõm ở giữa, phủ
một lớp mỏng màu hồng nhạt sau đó chuyển tím. Ban gặp trong các bệnh ?
A. Thấp khớp cấp
B. Ban dị ứng
C. Ban sốt xuất huyết.
D. Ban bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Đáp án D.
Câu 21. Sốt, gai rét kéo dài. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính. Kháng AND
dương tính.
A. Nhiễm khuẩn huyết
B. Viêm khớp dạng thấp
C. Thấp khớp cấp
D. Lupus ban đỏ hệ thống
Đáp án D.
22. Các bệnh sau đây được xếp vào bệnh tự miễn dịch ?
A. Viêm khớp dạng thấp
B. Viêm sột sống dính khớp
C. Viêm khớp phản ứng
D. Bệnh Gout
Đáp án A
23. Đặc điểm đau khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp ?
4



A.
B.
C.
D.

Đau khớp nhỏ có tính chất đối xứng.
Đau liên tục cả ngày và đêm, đau tăng về chiều.
Đau tăng khi vận động.
Đau khớp lớn, di chuyển nhanh.
Đáp án A.

24. Tính chất dịch khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
A. Dịch máu
B. Dịch mủ
C. Dịch dưỡng chấp
D. Dịch màu vàng chanh
Đáp án: D.
25. Ngón tay hình thoi gặp trong các bệnh ?
A. Viêm khớp dạng thấp
B. Bệnh tim bẩm sinh
C. Hội chứng cận u.
D. Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn Osler.
Đáp án A.
26. Tiêu chuẩn nào sau đây không phải để chẩn đoán bệnh VKDT ?
A. Cứng khớp buổi sáng trên một giờ.
B. Có hạt tophy
C. Sưng đau khớp nhỏ có tính chất đối xứng.
D. Yếu tố thấp dương tính.

Đáp án B
27. Hình ảnh XQ của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
A. Đặc xương dưới sụn
B. Hẹp khe khớp, dính khớp.
C. Mọc gai xương.
D. Hình ảnh cầu xương.
Đáp án B
28. Xét nghiệm miễn dịch quan trọng, có ý nghĩa nhất để chẩn đoán bệnh viêm khớp
dạng thấp ?
A. Phản ứng Waaler – Rose và Latex.
B. Phản ứng ASLO
C. Tìm tế bào Hargrave
D. Kháng thể kháng nhân.
Đáp án A.
5


29. Yếu tố thấp xuất hiện trong huyết thanh bệnh nhân viêm khớp dạng thấp ?
A. Trong tuần đầu.
B. Sau hai tuần
C. Sau một tháng
D. Sau 6 tháng.
Đáp án D.
30. Điều trị bện viêm khớp dạng thấp không áp dụng phương pháp nào ?
A. Nội khoa
B. Phóng xạ
C. Vật lí trị liệu
D. Y học cổ truyền
Đáp án B.
31. Giả thiết được nhiều người công nhận về cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng

thấp ?
A. Do nhiễm khuẩn.
B. Nhiễm virus.
C. Tự miễn dịch.
D. Vi tinh thể.
Đáp án C.
32. viêm 2 khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp đốt gần, có cứng khớp buổi sáng, có
teo cơ, biến dạng, dính khớp. gồm các bệnh ?
A. Thấp khớp cấp.
B. Viêm cột sống dính khớp.
C. Lupus ban đỏ hệ thống.
D. Viêm khớp dạng thấp.
Đáp án D
33. Hạt thấp dưới da gặp trong:
A. Viêm khớp dạng thấp.
B. Goute mạn tính
C. Thoái hóa khớp
D. Lao khớp.
Đáp án A.
34. Viêm đa khớp, chủ yếu là khớp nhỏ có tính chất đối xứng gặp trong các bệnh ?
A. Thấp khớp cấp
B. Viêm đa khớp mạn tính tuổi thiếu niên.
C. Bệnh Goute
6


D. Viêm khớp dạng thấp.
Đáp án D.
35. Điều trị VKDT không dùng thuốc nào trong các thuốc au đây ?
A. Lợi tiểu.

B. Chống viêm không corticoid.
C. Chlo roquin ( Nivaquin).
D. Corticoid.
Đáp án A.
36. Thuốc nào điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng kéo dài ?
A. Methotrexat
B. Corticoid.
C. Thuốc chống viêm không corticoid.
D. Corticoid kết hợp với thuốc bảo vệ dạ dày.
Đáp án A.
37. Triệu chứng cứng khớp buổi sáng giúp chẩn đoán ?
A. Viêm khớp dạng thấp.
B. Lupus ban đỏ hệ thống.
C. Goute.
D. Thoái hóa khớp.
Đáp án A.
38. Đặc điểm của bệnh viêm khớp do viêm khớp dạng thấp ?
A. Sưng khớp lớn di chuyển nhan.
B. Tổn thương chủ yếu ở các khớp ngoại vi.
C. Hay gặp ở nam giới.
D. Có cầu xương ở cột sống.
Đáp án B.
39. Trong đợt cấp tính của viêm khớp dạng thấp, các triệu chứng sau đây có thể xuất
hiện. loại trừ ?
A. Sốt nhẹ.
B. Nhịp tim nhanh.
C. Lách to.
D. Tốc độ máu lắng tăng.
Đáp án C
40. Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, xét nghiệm giúp chẩn đoán là ?

A. ASLO.
B. Waaler- rose.
7


C. Cholesterol.
D. Ure.
Đáp án B.
41. Điều trị viêm khớp dạng thấp có thể dùng ?
A. Corticoid được chỉ định khi các biện pháp điều trị khác tỏ ra ít hiệu quả.
B. Ibuprofen là dẫn xuất của acid propionic.
C. Các thuốc chống sốt rét có tác dụng trung bình.
D. Cả 3 loại trên.
Đáp án D.
42. Xét nghiệm không dùng để chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là ?
A. Tìm tế bào LE.
B. Kháng thể kháng nhân và các thành phần của nhân.
C. Sinh thiết da.
D. Tìm yếu tố dạng thấp.
Đáp án D.
43. Các thuốc điều trị Lupus ban đỏ trừ ?
A. Corticoid.
B. Thuốc ức chế miễn dịch.
C. Thuốc chống sốt rét tổng hợp ( Chloroquin).
D. Thuốc lợi tiểu.
Đáp án D.
44. thuốc ức chế miễn dịch không có tác dụng phụ nào dưới đây ?
A. Giảm bạch cầu.
B. Suy tủy.
C. Viêm bàng quang.

D. Suy tim.
Đáp án: D
45. phương án nào không phù hợp với Lupus ban đỏ hệ thống ?
A. Khoảng 90% khởi phát ở tuổi thiếu niên.
B. Tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể.
C. Xét nghiệm tế bào Hagraves dương tính.
D. Có ban đỏ hình cánh bướm ở mặt.
Đáp án: A
46. Các thuốc sau đây gây khởi phát đột ngột Lupus ban đỏ hệ thống trừ ?
A. Sulfonamide.
B. Penicilline.
8


C. Procainamide.
D. Izoniazit
Đáp án : B
47. Biểu hiện lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống gồm các triệu chứng sau ?
A. Sốt.
B. Đau khớp.
C. Ban đỏ hình cánh bướm.
D. Cả 3 triệu chứng trên.
Đáp án: D.
48. Tế bào Hargraves có thể gặp trong các bệnh sau trừ ?
A. Viêm khớp dạng thấp.
B. Lupus ban đỏ hệ thống.
C. Goute.
D. Xơ cứng bì.
Đáp án: C
49. Điều trị Lupus ban đỏ hệ thống có thể dùng thuốc ?

A. Trong đợt cấp dùng liều cao prednisonlone.
B. Penixillamin có kết quả điều trị tốt trong 50%.
C. Allopurinol.
D. Colchicine.
Đáp án : A.
50. Biến chứng của bệnh Lupus ban đỏ có thể là ?
A. Tim.
B. Thận.
C. Máu.
D. Nhiễm khuẩn.
Đáp án: D
51. tổn thương thận của bệnh Lupus ban đỏ có thể là ?
A. Tổn thương cầu thận.
B. Thận đa nang.
C. Viêm bể thận.
D. Sỏi thận.
Đáp án: A.
52. Tổn thương da và niêm mạc của bệnh Lupus ban đỏ có thể là ?
A. Ban cánh bướm ở mặt.
B. Xạm da do nắng.
9


C. Loét niêm mạc miệng.
D. Cả 3 dạng trên.
Đáp án: D.
53. Tổn thương nội tạng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống hay gặp nhất ở ?
A. Tim.
B. Thận.
C. Gan.

D. Phổi.
Đáp án: B.
54. Thiếu máu trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể là ?
A. Giảm hồng cầu.
B. Giảm tiểu cầu.
C. Giảm bạch cầu.
D. Giảm cả 3 dòng.
Đáp án: D.
55. Chỉ số có ý nghĩa trong đánh giá tổn thương thận ở bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là ?
A. Hồng cầu niệu
B. Bạch cầu niệu
C. Tỷ trọng nước tiểu.
D. Protein niệu.
Đáp án : D.
56. Tổn thương tim mạch của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là ?
A. Thiếu máu cơ tim cục bộ.
B. Dày vách liên thất.
C. Viêm cơ tim.
D. Hẹp van hai lá.
Đáp án: C.
57. Tổn thương tim mạch của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể là ?
A. Thiếu máu cơ tim cục bộ.
B. Viêm màng ngoài tim.
C. Hở van động mạch chủ.
D. Hẹp van hai lá.
Đáp án: B.
58. Tổn thương phổi của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể là ?
A. Áp xe phổi.
B. Viêm phổi kẽ.
10



C. Lao phổi.
D. Khí phế thũng.
Đáp á: B.
59. Tổn thương màng phổi của bệnh Lupus ban đỏ có thể là ?
A. Mủ màng phổi.
B. Viêm màng phổi vô khuẩn.
C. Tràn máu màng phổi.
D. Tràn khí màng phổi.
Đáp án: B.
60. Biến chứng của bệnh Lupus ban đỏ được điều trị ức chế miễn dịch kéo dài có thể
là ?
A. Nhiễm nấm.
B. Nhiễm virus.
C. Nhiểm khuẩn.
D. Cả 3 phương án trên.
Đáp án: D.

PHẦN II – NỘI TIẾT.
Câu 1: Đai tháo đường có biến chứng protein niệu nên chọn thuốc nào sau đây để điều
trị ?
A. Lợi tiểu.
B. Chẹn kênh Ca++.
C. ức chế men chuyển.
D. chẹn be – ta giao cảm.
Đáp án: C.
Câu 2: Đái tháo đường có biến chứng tăng huyết áp nên chịn thuốc nào sau đây để điều
trị là tốt nhất ?
A. Lợi tiểu thải muối.

B. Ức chế men chuyển.
C. Chẹn Ca++
D. Ức chế thụ thể.
Đáp án: B.
Câu 3: Đái tháo đường có biến chứng suy tim nên chọn thuốc nào sau đây để điều trị ?
A. Hydralaxin.
11


B. Coversyl.
C. Nifedipin.
D. Propranolone.
Đáp án: B.
Câu 4. Những thuốc nào sau đây thuộc nhóm sulfonylure điều trị đái tháo đường ?
A. Glucobay.
B. Glucophage.
C. Diamicron.
D. Metformin.
Đáp án: C.
Câu 5. Những thuốc nào sau đây thuộc nhóm Biguanid điều trị đái tháo đường ?
A. Maninil.
B. Glucophage.
C. Mediator.
D. Glucobay.
Đáp án: B.
Câu 6. Những thuốc nào sau đây thuộc nhóm Acarbose điều trị đái tháo đường ?
A. Glucophage.
B. Diamicron.
C. Tolbutamid.
D. Glucobay.

Đáp án: D.
Câu 7. Đái tháo đường type 2 có béo phì nên lữa chọn thuốc nào để điều trị ?
A. Insulin.
B. Diamicron.
C. Glucophage.
D. Glyburid.
Đáp án: C.
Câu 8. Những thuốc nào sau đây điều trị đái tháo đường có biến chứng tăng acid lactic
máu.
A. Maninil.
B. Glycobay.
C. Metformin.
D. Mediator.
Đáp án: C.
12


Câu 9. Những thuốc nào sau đây điều trị đái tháo đường hay có biến chứng hạ đường
huyết ?
A. Diamicron.
B. Insulin.
C. Glucobay.
D. Metformin.
Đáp án: B.
Câu 10. Đái tháo đường có biến chứng hôn mê do ?
A. Tăng áp lực thẩm thấu.
B. Tăng NH3.
C. Tăng ure huyết.
D. Nhiễm kiềm chuyển hóa.
Đáp án: A.

Câu 11. Hôn mê do tăng ALTT ở BN ĐTĐ các xét nghiệm ?
A. Đường máu giảm.
B. Ceton máu tăng.
C. NH3 tăng.
D. Na+ tăng.
Đáp án: D.
Câu 12. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở bệnh nhân đái tháo đường, các xét nghiệm
cho thấy ?
A. Đường máu tăng.
B. PH giảm.
C. Dự trữ kiềm giảm.
D. ALTT máu bình thường.
Đáp án: A.
Câu 13. Hạ Glucose huyết có thể gặp ?
A. Da khô.
B. Da lạnh vã mồ hôi.
C. Tức ngực.
D. Chuột rút.
Đáp án: B.
Câu 14. Đái tháo đường có biến chứng tim ?
A. Hở van 2 lá.
B. Hẹp van 2 lá.
C. Nhồi máu cơ tim.
13


D. Bệnh cơ tim giãn.
Đáp án: C.
Câu 15: những thuốc nào sau đây có thể tăng Glucose huyết ?
A. Lợi tiểu thải muối.

B. Thuốc ức chế men chuyển.
C. Thuốc ức chế thụ thể AT1.
D. Ức chế canxi.
Đáp án: A.
Câu 16. Thuốc nào sau đây có thể gây tăng glucose huyết ?
A. Corticoid.
B. Ức chế be – ta.
C. Chẹn Ca++.
D. Ức chế men chuyển.
Đáp án: A.
Câu 17. Đái tháo đường có biến cứng mắt ?
A. Đục thủy tinh thể.
B. Xuất huyết võng mạc.
C. Viêm võng mạc.
D. Cả 3 tổn thương trên.
Đáp án: D.
Câu 18: Tổn thương thận nào không phải do đái tháo đường ?
A. Sỏi thận.
B. Viêm thận – bể thận.
C. Hội chứng thận hư.
D. Suy thận.
Đáp án: A.
Câu 19. Đái tháo đường có biến chứng thận ?
A. Đái ra mircroalbumin.
B. Sỏi thận.
C. Viêm khe thận.
D. Thận đa nang.
Đáp án: A.
Câu 20. Những biến chứng mạn tính của đái tháo đường ?
A. Viêm gan mạn.

B. Viêm khớp dạng thấp.
C. Viêm phế quản mạn.
14


D. Suy thận.
Đáp án: D.
Câu 21. Đái nhiều, tỷ trọng nước tiểu giảm có thể gặp trong những bệnh nào dưới đây ?
A. Đái tháo đường.
B. Basedow.
C. Đái tháo nhạt.
D. Rối loạn tâm thần.
Đáp án: C.
Câu 22. Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân có thể gặp trong những bệnh sau ?
A. Đái tháo nhạt.
B. Basedow.
C. Suy thận.
D. Hội chứng Cohn.
Đáp án: B.
Câu 23. Chẩn đoán đái đường khi ?
A. Glucose máu lúc đói: 6.1 – 6.9 mmol/l.
B. Glucose máu lúc đói > 7 mmol/l.
C. Glucose niệu (+).
D. Albumin niệu ( - ).
Đáp án: B.
Câu 24. Đái tháo đường type 1 thường gặp ?
A. ở người lớn tuổi > 40.
B. ở người trẻ < 30.
C. Béo phì.
D. ở trẻ em < 10 tuổi.

Đáp án: B.
Câu 25. Đái tháo đường type 2 thường gặp ?
A. ở người trẻ tuổi < 40 tuổi.
B. béo.
C. Gầy.
D. Trẻ em < 10 tuổi.
Đáp án: B.
Câu 26. Những triệu chứng nào sau đây có thể gặp trong viêm đa dây thần kinh do đái
tháo đường ?
A. Chuột rút.
B. Dị cảm, kiến bò, bỏng rát, tê bì, kim châm.
15


C. Đau xương khớp.
D. Tức ngực khó thở.
Đáp án: B.
Câu 27. Thuốc nào không gây tăng glucose máu ?
A. Thuốc lợi tiểu kháng Aldosterol.
B. Thuốc tránh thai.
C. Corticoid.
D. Cathecholamin.
Đáp án: A.
Câu 28. Tăng huyết áp từng cơn, mạch nhanh, da lạnh, tái, vã mồ hôi, gặp trong những
nguyên nhân nào ?
A. Basedow.
B. Hội chứng Cohn.
C. Hội chứng Cushing.
D. Pheocromocytoma.
Đáp án: D.

Câu 29. Mặt tròn đỏ, béo không đồng đều, tăng huyết áp có thể gặp trong bệnh nào sau
đây ?
A. Hội chứng Cushing.
B. Hội chứng pheocromocytoma.
C. Basedow.
D. Bệnh to đầu chi.
Đáp án: A.
Câu 30. Những triệu chứng nào sau đây giúp cho chẩn đoán hội chứng Cushing ?
A. Huyết áp tăng từng cơn.
B. Sốt.
C. Mặt tròn đỏ béo bụng.
D. Béo phì đồng đều toàn thân.
Đáp án: C.
Câu 31. Những triệu chứng nào sau đây giúp cho chẩn đoán bệnh pheocromocytoma ?
A. Tăng huyết áp từng cơn.
B. Nhược cơ.
C. Đường máu giảm.
D. Kali máu tăng.
Đáp án: A.
16


Câu 32. Những triệu chứng nào sau đây không phải của hội chứng Cushing.
A. Tăng huyết áp.
B. Bờm mỡ sau gáy.
C. Glucose huyết tăng.
D. Gầy sút cân.
Đáp án: D.
Câu 33. Những nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng Cushing?
A. Do u tuyến yên.

B. K dạ dày.
C. U thượng thận.
D. Viêm não.
Đáp án: C.
Câu 34. Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh Cushing ?
A. Viêm màng não.
B. K phế quản.
C. U tuyến yên ( thùy trước)
D. U tuyến yên ( thùy sau).
Đáp án: C.
Câu 35. Những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hội chứng Conn ?
A. U vỏ thượng thận.
B. U tủy thượng thận.
C. U tuyến yên.
D. U não.
Đáp án: A.
Câu 36. Những xét nghiệm nào sau đây giúp cho chẩn đoán hội chứng Cushing ?
A. HC giảm, BC giảm.
B. Siêu âm thượng thận thấy khối u.
C. Cathecholamin máu giảm.
D. Cathecholamin máu tăng.
Đáp án: B.
Câu 37. Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán hội chứng Cushing ?
A. Tetosterol máu.
B. X quang sọ não.
C. Chụp thận thường.
D. Chụp bơm hơi sau phúc mạc.
Đáp án: D.
17



Câu 38. Cần làm xét nghiệm gì để chấn đoán hội chứng Cushing. ?
A. CT- Scanner lồng ngực.
B. Siêu âm tim.
C. MRI tủy sống.
D. MRI tuyến thượng thận.
Đáp án: D.
Câu 39. Cần làm xét nghiệm gì để chấn đoán hội chứng pheocromocytoma ?
A. Lipid máu.
B. SGOT, SGPT.
C. Cathecholamin máu.
D. Protein.
Đáp án: C.
Câu 40. Giảm Áp lực thẩm thấu nước tiểu gặp trong bệnh ?
A. Basedow.
B. Đái tháo đường.
C. Đái tháo nhạt.
D. Suy giáp.
Đáp án: C.
Câu 41. Bệnh basedow có cơ chế bệnh sinh ?
A. Chấn thương tâm lý.
B. Tự miễn dịch.
C. Dùng nhiều Iod.
D. Tăng nồng độ TSH.
Đáp án: B.
Câu 42. Bệnh nhân basedow có thể tìm được ?
A. Kháng thể kháng DNA.
B. Kháng thể kích thích tuyến giáp TSI.
C. Kháng thể kháng nhân.
D. Kháng thể kháng microsom.

Đáp án:B.
Câu 43. Bệnh basedow gặp ?
A. ở nam và ở nữ tương đương nhau.
B. 80% ở nam.
C. Không gặp ở nam giới.
D. Chủ yếu ở phụ nữ lứa tuổi từ 20 – 50 tuổi.
Đáp án: D.
18


Câu 44. Rối loạn điều hòa thân nhiệt ở bệnh nhân Basedow biểu hiện là ?
A. Nóng bức.
B. Sốt 38.5 o – 39o C.
C. Hạ nhiệt độ cơ thể.
D. Bàn tay khô, lạnh.
Đáp án: A.
Câu 45. Rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân basedow không được biểu hiện bằng ?
A. Ăn nhiều
B. Uống nhiều.
C. Sút cân.
D. Ăn ít, tăng cân.
Đáp án: D.
Câu 46. Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân basedow ?
A. ỉa lỏng mà không đau quặn.
B. táo bón thường xuyên.
C. Chướng bụng.
D. Tiêu chảy, kèm theo đau quặn mót rặn.
Đáp án: A.
Câu 47. Cơ chế tác động của hormon tuyến giáp không phải là ?
A. Tác động trực tiếp lên tế bào cơ tim.

B. Tác động lên trung khu điều hào hệ tim mạch.
C. Tăng nhạy cảm của cathecholamin.
D. Thay đổi tuần hoàn ngoại vi.
Đáp án: B.
Câu 48. Biểu hiện nào không phải là tim tăng động ở bệnh nhân Basedow ?
A. Hồi hộp đánh trống ngực.
B. Chỉ có nhịp tim nhanh khi gắng sức.
C. Nhịp tim nhanh thường xuyên.
D. Mạch ngoại vi nảy mạnh và căng.
Đáp án: B.
Câu 49. Nghe tim bệnh nhân basedow có thể thấy ?
A. T1 đanh ở mỏm tim.
B. T2 đanh, tách đôi ở nền tim.
C. Tiếng tim mờ.
D. Tiếng có màng tim.
Đáp án: A.
19


Câu 50. Các biểu hiện rối loạn nhịp ở bệnh nhân basedow hay gặp là ?
A. Rung nhĩ.
B. Block nhĩ thất.
C. Nhịp nhanh thất.
D. Ngoại tâm thu nhĩ.
Đáp án: A.
Câu 51. Tổn thương thần kinh tâm thần ở bệnh nhân basedow có thể là ?
A. Tình tình thay đổi.
B. Rối loạn giấc ngủ.
C. Tăng phản xạ gân xương.
D. Cả 3 biểu hiện trên.

Đáp án: D.
Câu 52. Đặc điểm tuyến giáp ở bệnh nhân basedow là ?
A. To khổng lồ.
B. Độ II- III lan tỏa.
C. Sưng, nóng, đỏ, đau.
D. Bướu nhân.
Đáp án: B.
Câu 53. Xét nghiệm hormon ở bệnh nhân basedow đặc trưng bời tình trạng ?
A. Nồng độ hormon tuyến giáp ( T3, T4, FT3, FT4 ) bình thường.
B. Giảm nồng độ TSH, tăng T3 và T4.
C. Tăng nồng độ T3, T4, TSH.
D. Chỉ có TSH thay đổi.
Đáp án: B.
Câu 54. Chẩn đoán bệnh nhân basedow dựa vào các biểu hiện chính ?
A. Bướu tuyến giáp lan tỏa.
B. Nhịp tim nhanh thường xuyên.
C. Tăng nồng độ T3, T4, giảm TSH.
D. Cả 3 tình huống trên.
Đáp án: D.
Câu 55. Bệnh nhân basedow nhiễm độc hormon tuyến giáp mức độ trung bình có thể ?
A. Nhịp tim 110 ck/ phút.
B. Chuyển hóa cơ sở + 75 %.
C. Tuyến giáp to độ II.
D. Nồng độ hormon tuyến giáp T3. T4 bình thường.
Đáp án: A.
20


Câu 56. Biến chứng của basedow là ?
A. Suy tim.

B. Suy thận.
C. Suy gan.
D. Suy giáp.
Đáp án: A.
Câu 57. Suy tim trong bệnh basedow có đặc điểm là?
A. Suy tim phải.
B. Suy tim trái.
C. Suy tim tăng cung lượng.
D. Suy chức năng tâm chương.
Đáp án: C.
Câu 58. Liều lượng thuốc kháng giáp tổng hợp dựa vào ?
A. Độ to của tuyến giáp.
B. Mức độ nhiệm độc hormon tuyến giáp.
C. Thời gian bị bệnh.
D. Tuổi và giới.
Đáp án: B.
Câu 59. Thuốc dụng phụ của thuốc kháng giáp tổng hợp không xảy ra ?
A. Suy thận.
B. Suy giáp.
C. Dị ứng.
D. Giảm bạch cầu.
Đáp án: A.
Câu 60. Thời gian điều trị bệnh nội khoa basedow là ?
A. 2 năm.
B. Suốt đời.
C. Ngừng thuốc ngay sau khi bình giáp.
D. Khi TSH về bình thường.
Đáp án: A.

Chúc anh em ôn thi tốt 

21


22



×