Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ÔN TẬP THPT QUỐC GIA ĐỊA LÍ 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.52 KB, 12 trang )

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu 1: Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải

B. Lãnh hải

C. Vùng đặc quyền về kinh tế

D. Nội thủy

Câu 2: Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là đường biên giới quốc gia trên biển, được gọi
là:
A. Nội thủy

B. Lãnh hải

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải

D. Vùng đặc quyền về kinh tế

Câu 3: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển
gọi là
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải

B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế

D. Lãnh hải


Câu 4: Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ
đường cơ sở là
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải

B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế

D. Lãnh hải

Câu 5: Vùng biển nào sau đây của nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền?
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải

B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế

D. Lãnh hải

Câu 6: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm:
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời.

B. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.

C. vùng đất, vùng biển, vùng núi.

D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời.

Câu 7: Vùng đất Việt Nam bao gồm toàn bộ
A. phần đất liền và các quần đảo.


B. phần đất liền và các đảo ven bờ.

C. phần đất liền và các hải đảo.

D. phần đất liền và các đảo xa bờ.

Câu 8: Vị trí địa lí đã quy điịnh đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

B. Có thảm thực vật bốn màu xanh tốt

C. Có khí hậu hai mùa rõ rệt

D. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 9: Do nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nước ta có
A. hoạt động của gió mùa. B. tổng lượng mưa lớn. C. nền nhiệt độ cao. D. ảnh hưởng của biển.
Câu 10: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. tổng bức xạ trong năm lớn.

B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.

C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

D. nền nhiệt độ cả nước cao.

Câu 11: Việt Nam có tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú là do
A. nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.



B. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương
C. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
D. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
Câu 12: Việt Nam có tài nguyên khoáng sản phong phú là do
A. nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu và vành đai sinh khoáng châu Á.
B. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
C. nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình trên Thế giới.
D. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

BÀI 6, 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu 1: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:
A. Đồng bằng

B. Đồi núi thấp

C. Núi trung bình

D. Núi cao

Câu 2: Độ dốc chung của địa hình nước ta là
A. thấp dần từ Bắc xuống Nam

B. thấp dần từ Tây sang Đông

C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam

D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam


Câu 3: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung

B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung

C. hướng đông – tây và hướng vòng cung

D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

B. Địa hình ít chịu tác động của con người

C. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế

D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

Câu 5: Cấu trúc địa hình với “ bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi
A.Đông Bắc

B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Câu 6: Đặc điểm địa hình “ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất
nước ta” là của vùng núi
A. Đông Bắc


B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?
A. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Hầu hết là địa hình núi cao.

C. Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

D. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.


Câu 8: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của
vùng núi
A. Đông Bắc

B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Câu 9: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là
A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế
B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam

C. sự bất đối xứng về địa hình giữa hai sường đông – tây
D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc
Câu 10: Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là:
A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao
B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển
C. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ
D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển
Câu 11: Dải đồng bằng miền Trung bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do
A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp

B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ

C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển

D. có nhiều cồn cát, đầm phá

Câu 12: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?
A. Khoáng sản

B. nguồn thủy năng

C. nguồn hải sản

D. rừng và đất trồng

Câu 13: thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở khu vực đồi núi?
A. lũ ống, lũ quét

B. triều cường, ngập mặn C. động đất, trượt lở đất


D. sương muối, rét hại

Câu 14: Kiểu rừng nào đặc trưng của nước ta hiện nay?
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. Rừng gió mùa thường xanh.

C. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.

D. Rừng gió mùa nửa rụng lá.

BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

Câu 1: Biển Đông nằm trong vùng:
A. cận xích đạo gió mùa. B. ôn đới gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa.

D. cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 2: Hệ sinh thái lớn nhất ở ven biển nước ta là
A. rừng ngập mặn.

B. rạn san hô.

C. sinh vật nước lợ.

D. sinh vật phù du.


Câu 3: Hiện nay, rừng ngập mặn nước ta đã bị thu hẹp rất nhiều do
A. chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và cháy rừng.

B. biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
C. quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra mạnh mẽ.
D. chuyển đổi thành các khu du lịch sinh thái.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta?
A. Năng suất sinh học cao.

B. Có nhiều loài gỗ quý.

C. Giàu thành phần sinh vật.

D. Tập trung ở ven biển.

Câu 5: Nhờ biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu
A. hải dương điều hòa.

B. Địa Trung Hải.

C. ôn đới hải dương.

D. nhiệt đới ẩm.

Câu 6: Yếu tố hải văn nào sau đây không thể hiện cho tính chất nhiệt đới gió mùa và khép kín của
biển Đông?
A. Nhiệt độ trung bình của nước biển cao.

B. Các dòng hải lưu chảy theo mùa.

C. Độ muối của nước biển tương đối cao.

D. Biển Đông có lưu lượng nước lớn.


Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về hoạt động của bão trên biển Đông?
A. Trung bình mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện.
B. Nam Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
C. Hằng năm có 3 – 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta.
D. Bão là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh được.

BÀI 9, 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở
A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương
B. Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đên 2000 mm
C. Trong năm có hai mùa rõ rệt
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
Câu 2: Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do
A. Quanh năm có góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi


C. Có nhiệt độ cao quanh năm
D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng
Câu 3: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm nguyên nhân chính là do
A. Tín phong mang mưa tới
B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn
C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền
D. Địa hình cao đón gió gây mưa
Câu 4: Bản chất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là
A. khối khí lạnh phương Bắc.

B. gió Tín Phong bán cầu Nam.


C. khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương.

D. khối khí hoạt động theo hai mùa.

Câu 5: Đặc điểm khí hậu nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ so với Tây Nguyên là
A. khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.
B. mưa nhiều vào thu - đông.
C. khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

D. có mùa đông lạnh kéo dài.

Câu 6: Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có
A. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.

B. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

C. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc. D. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.
Câu 7: Dãy Hoàng Liên Sơn không có ảnh hưởng nào sau đây đến khí hậu vùng Tây Bắc?
A. Làm giảm hoạt động của gió mùa Đông Bắc
B. Suốt mùa đông duy trì một tình trạng khô hanh
C. Tạo sự phân hóa lượng mưa giữa hai mùa rất sâu sắc
D. Tạo nên hiệu ứng phơn về mùa hạ
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9
ở Trung Bộ là:
A. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.

B. gió Tây Nam cùng với bão.

C. gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới.


D. gió Tây Nam cùng với Biển Đông.

Câu 9: Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa
khô là do
A. nằm ở vùng nội chí tuyến.

B. ảnh hưởng của biển Đông.

C. ảnh hưởng của gió mùa và địa hình.

D. ảnh hưởng hướng của các dãy núi.

Câu 10: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là do
A. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.


B. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển Đông.
C. ảnh hưởng của biển Đông và tác động của gió mùa
D. độ cao địa hình và hướng của các dãy núi.
Câu 11: Nguyên nhân lớn gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên thời kì đầu mùa hạ là do ảnh
hưởng của khối khí
A. cận chí tuyến bán cầu Bắc.

B. lạnh phương Bắc.

C. cận chí tuyến bán cầu Nam.

D. Bắc Ấn Độ Dương.


Câu 12: Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là
A. chiều dài tương đối ngắn và diện tích lưu vực nhỏ.
B. chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
C. lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao.
D. chảy theo hướng tây bắc - đông nam và đổ ra biển Đông

BÀI 12: THIÊN NHÂN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Câu 1: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu
nào
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

B. Cận xích đạo gió mùa

C. Cận nhiệt đơi hải dương

D. Nhiệt đới lục địa khô

Câu 2: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

B. Cận xích đạo gió mùa

C. Cận nhiệt đơi hải dương

D. Nhiệt đới lục địa khô

Câu 3: Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở ra ) là
A. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
C. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn

D. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
Câu 4: Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào ) là
A. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
C. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
D. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ


Câu 5: : từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt

A. Vùng biển- vùng đất – vùng trời
B. Vùng biển và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi
C. Vùng biển và thềm lục địa – vùng đồi núi thấp – vùng đồi núi cao
D. Vùng biển – vùng đồng bằng – vùng cao nguyên
Câu 6: ở cùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây chủ yếu do
A. Độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau
B. Tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi
C. Độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc – đông nam
D. Tác động mạnh mẽ của con người
Câu 7: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?
A. Quanh năm nhiệt đọ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC
B. Thực vật gồm các loài ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,…
C. Đất chủ yếu là đát mùn thô
D. Các loài tú có long dày như gấu, sóc, cầy, cáo,…
Câu 8 : Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao là do:
A. ảnh hưởng của gió mùa.

B. khí hậu thay đổi theo độ cao.

C. nhiệt độ và độ ẩm càng tăng.


D. địa hình chủ yếu là đồi núi.

Câu 9: Vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới là do:
A. có lượng mưa ít, nhiệt độ thấp.
C. ít chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam.

B. nhiệt độ hạ thấp theo độ cao địa hình.
D. chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Câu 10. Nguyên nhân nào dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?
A. Miền Bắc có nhiều núi cao hơn và có vĩ độ cao hơn miền Nam.
B. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão, frông cực và dòng biển lạnh.
C. Miền Bắc gần chí tuyến và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
D. Miền Bắc gần chí tuyến hơn và địa hình cao hơn so với miền Nam.
Câu 11. Nguyên nhân nào dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc?


A. Miền Bắc có nhiều núi cao hơn và có vĩ độ cao hơn miền Nam.
B. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão, frông cực và dòng biển lạnh.
C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
D. Miền Bắc gần chí tuyến hơn và địa hình cao hơn so với miền Nam.
Câu 12. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới gió mùa trên núi là do
A. vị trí nằm gần xích đạo.

B. không có gió mùa Đông Bắc.

C. nằm kề vùng biển ấm rộng lớn.

D. không có núi cao trên 2600m.


Câu 13: Nguyên nhân chính khiến Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước
là do
A. hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước.
B. vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc.
C. vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.
D. hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam)
Câu 14: Nguyên nhân nào làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
nước ta?
A. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tăng cường.
B. Địa hình núi cao nhất nước và áp thấp Bắc Bộ.
C. Ảnh hưởng của gió màu Đông Bắc bị giảm sút.
D. Khí hậu phân hóa phức tạp theo độ cao địa hình.

BÀI 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Câu 1: Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng:
A. Diện tích rừng tự nhiên vẫn giảm
B. Diện tích rừng trồng vẫn không tăng
C. Đọ che phủ rừng vẫn giảm
D. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái
Câu 2: Tổng diện tích đất tròng rừng của nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là
A. Rừng giàu
B. Rừng nghèo và rừng phục hồi


C. Rừng trồng chưa khai thác được
D. Đất trống, đồi núi trọc
Câu 4:Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc là biện pháp đối với
A. rừng phòng hộ.


B. rừng sản xuất.

C. vườn quốc gia.

D. khu bảo tồn.

Câu 5: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên là
biện pháp áp dụng đối với
A. rừng ngập mặn.

B. rừng đặc dụng.

C. rừng nguyên sinh.

D. rừng thứ sinh.

Câu 6: Sinh vật ở nước ta có tính
A. đa dạng cao.

B. đột biến cao.

C. thay đổi nhanh.

D. phong phú.

Câu 7: Sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng cao không thể hiện ở:
A. Số lượng thành phần loài

B. Các kiểu hệ sinh thái


C. Nguồn gen quý giếm

D. Các quần xã sinh vật

BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Câu 1: Sự gia tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu là
biển hiện của tình trạng:
A. mất cân bằng sinh thái môi trường.

B. Ô nhiễm môi trường đất.

C. Ô nhiễm môi trường không khí.

D. Ô nhiễm môi trường nước.

Câu 2: Ngập lụt là thiên tai thường xảy ra ở
A. đồng bằng.

B. đồi núi.

C. ven biển.

D. cao nguyên.

Câu 3: Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở
A. vùng núi phía Bắc.

B. đồng bằng sông Hồng.


C. đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên.

Câu 4: Ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, ngập lụt gâp hậu quả nghiêm
trọng cho
A. vụ hè thu.

B. vụ đông xuân.

C. vụ đông.

D. vụ xuân – hè.

Câu 5: Thiên tai nào thường xảy ra vào mùa khô?
A. Động đất.

B. Hạn hán.

C. Ngập lụt.

D. Lũ quét.

C. Ngập lụt.

D. Lũ quét.

Câu 6: Cháy rừng là hậu quả của
A. Động đất.


B. Hạn hán.


ĐỊA LÍ DÂN CƯ
BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VFA PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
Câu 1. Sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến việc
A. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.

B. Sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
D. Phát triển giáo dục ở miền núi.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
A. Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.
B. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
C. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng.
D. Đông Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước.
Câu 3. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do
A. kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.
B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.
Câu 4. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ:
A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.

C. Gánh nặng phụ thuộc lớn.


D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân.

Câu 5. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:
A. Việc phát triển giáo dục và y tế.
C. Vấn đề giải quyết việc làm.

B. Khai thác tài nguyên, sử dụng nguồn lao động.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Câu 6. Đánh giá nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số đông ở nước nước ta?
A. Có nguồn lao động dồi dào.

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Trở ngại lớn cho phát triển kinh tế.

Câu 7. Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân dân cư phân bố không đều?
A. Điều kiện tự nhiên khác nhau.

B. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. Ý thức của dân cư.

D. Trình độ phát triển kinh tế.

Câu 8. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển là do
A. điều kiện sống thuận lợi.
C. lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.


B. nông nghiệp phát triển.
D. chính sách phân bố dân cư của Nhà nước

Câu 9: Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do


A. địa hình bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa

B. nhiều dân tộc sinh sống, diện tích đất rộng

C. chủ yếu trồng lúa, nhiều dân tộc sinh sống

D. diện tích đất rộng, có nhiều khoáng sản

Câu 10. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ:
A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. Những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.
BÀI 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Câu 11. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn:
A. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở địa phương.
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế hàng hóa.
D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.
Câu 12. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì:
A. Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn.
B. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn.
C. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm.

D. Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác với nông thôn.
Câu 13: Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao dộng ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu
quả cao nhất?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng nghành dịch vụ
D. Đẩy mạng xuất khẩu lao động
Câu 14: Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
A. Đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
B. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ
C. Phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Câu 15: Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là


A. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn
B. Phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước
C. Xuất khẩu lao động
D. Chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn
Câu 16: Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta vì:
A. kinh tế chậm phát triển, việc làm ít.
B. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt.
C. nhu cầu việc làm cao
D. đào tạo lao động còn nhiều bất cập, lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
BÀI 18: ĐÔ THỊ HÓA
Câu 17: Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta phát triển những năm gần đây là do
A.
B.
C.
D.


Nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta được đẩy mạnh.
Nước ta thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường.

Câu 18 : Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là:
A. thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. phổ biến lối sống thành thị trong dân cư.
C. tạo ra những thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.
D. tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
BÀI 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ



×