Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VHAT MIỀN BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 22 trang )

NHÓM 4


V¨n hãa vµ nghÖ thuËt Èm thùc

MiÒn B¾c ViÖt Nam


I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC
1. Khái quát chung về văn hoá ẩm thực



Theo “Từ điển Việt Nam thông dụng” thì ẩm thực chính là ăn uống – là hoạt động để cung cấp năng lượng cho
con người sống và hoạt động



Trước kia, các món ăn chỉ đáp ứng nhu cầu ăn cho no bụng nhưng bây giờ con người quan tâm đến tính thẩm
mỹ của món ăn, ăn bằng mắt, bằng mũi và tất cả các giác quan của cơ thể



Ẩm thực không chỉ là sự tiếp cận về góc độ văn hoá vật chất mà còn chứa đựng trong đó văn hoá tinh thần.


2. Bản sắc văn hoá ẩm thực Việt Nam



Từ xa xưa,trong dân gian nước ta đã tổng kết thành câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”





Cái ăn là cái ăn văn hóa, nó có một ý nghĩa sâu sắc và liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội



Không những tuân theo những quy tắc chung trong việc ăn uống, đối với người Việt Nam ăn uống có yếu nghĩa nội
tại trong mọi hoạt động đời sống, trong mọi sinh hoạt vật chất và tình cảm của con người, thể hiện trong quan niệm
ăn đúng, ăn ngon và ăn đẹp.



Việc ăn là việc trọng mà mỗi người, kể cả trời đất, thánh, thần đều phải tôn trọng việc ăn


Mâm cơm cúng tổ tiên tại Việt Nam


Ẩm thực Việt Nam – một nền ẩm thực phong phú
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Đây là một văn hoá ăn uống sử dụng rất nhiều
loại rau, nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua. Trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật ít hơn.


Ẩm thực Việt Nam – một nền ẩm thực phong phú
Theo ý kiến của tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã , cho rằng ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:

- Tính hoà đồng hay đa dạng
- Tính ít mỡ.
- Tính đậm đà hương vị.

- Tính tổng hoà nhiều chất,
nhiều vị.


II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT ẨM THỰC MIỀN BẮC


1. Lịch sử



Bắc bộ Việt Nam là nơi ghi dấu ấn lịch sử lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. Với 1000 năm đô hộ của quân xâm
lược phương Bắc, xâm lược của thực dân Pháp

=> Chịu ảnh hưởng từ các nước xâm lược về văn hóa, chữ viết . . . trong đó có ẩm thực.

=> Yếu tố lịch sử “khắc nghiệt” như thế đã làm cho con người nơi đây “mạnh mẽ và chuẩn mực” đến không ngờ. Rồi
từ đấy, một nền văn hóa chuẩn mực từ cái ăn, cái mặc, cái ở đã hình thành.




Miền Bắc có sự ảnh hưởng văn hóa ẩm thực từ Trung Hoa, như: đậu phụ, bánh bao, hoành thánh, tào phớ, chè mè
đen, há cảo, xíu mại, bánh trung thu . . .



Tuy có ảnh hưởng nhưng các chế biến lại khác nhau

Bánh trung thu


Tào phớ




Ẩm thực miền Bắc cũng ảnh hưởng từ thực dân Pháp, như: Bánh mì, bánh flan, café, salad, pâté, trứng ốp lết
(omlette), bít tết (beef steak), dăm bông (jambon) và xúc xích (saucisse), … đều là những món ăn từ lâu đã rất phổ
biến tại Pháp.

Bánh mì

Bánh Flan

Salad


2. Địa lí
Về vị trí địa lý:



Vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc
tế theo 2 trục chính: Tây Đông và Bắc Nam.

⇒ Trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng đất khác trong nước;
là mục tiêu xâm lược đầu tiên của những thế lực muốn bành
trướng thế lực vào Đông Nam Á

⇒ Tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu văn

hóa nhân loại


Về địa hình:



Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng hoặc thung lũng (do hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo nên những vùng trũng), thấp và bằng phẳng,
dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam



Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy với hệ thống sông, nhất là sông Hồng
được bồi đắp phù sa thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Họ đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ven biển.



Bữa cơm hằng ngày của người dân miền Bắc, nhất là giới bình dân, khá giản dị và kham khổ



Việc nuôi heo, bò, gà, vịt cũng gặp nhiều khó khăn, nên người dân đồng bằng miền Bắc cũng thường sử dụng thịt chó làm thức ăn

=> Dần dần, thịt chó trở thành đặc sản của dân miền Bắc với 7 món: Luộc, chả, dồi, xáo, chạo, nem.


Về địa hình:




Diện tích đất canh tác hẹp, lượng lúa gạo khá ít, người dân miền Bắc đã làm ra sợi bún, dùng thay cơm (vì 1kg gạo làm ra được 3kg
bún).

=> Bún được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đặc sắc và được lưu truyền khắp đất nước

Bún thang

Bún ốc

Bún chả


Về địa hình:



Ngoài ra, miền Bắc có đường bờ biển lõm, lại bị đảo Hải Nam “thút nút”, luồng cá biển đi xa, trước đây người Hà Nội và vùng Châu thổ
sông Nhị - Hồng quen dùng cá (thủy sản) nước ngọt ở sông - hồ - ao - đầm, ít quen dùng hải sản.



Người miền Bắc còn có thói quen dùng mắm trong bữa ăn. Do có nguồn thủy hải sản phong phú đến từ các con sông cũng như biển,
người miền Bắc đã tạo ra rất nhiều loại mắm được làm từ cá, trong đó phải nhắc đến mắm Cát Hải – Hải Phòng ; nước mắm Cái Rồng –
Quảng Ninh,….



Ở những nơi xa biển, thay cho mắm còn có tương cà; cà dầm tương hay rau muống chấm tương là món thường thấy. Ở đồng bằng Bắc bộ,
tương của vùng Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Yên rất ngon.



3. Khí hậu

• Khí hậu miền Bắc có đủ 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
• Là vùng duy nhất ở Việt Nam có mùa đông thật sự
⇒ Do có dạng khí hậu bốn mùa tương đối rõ rệt nên vùng này cấy được ít vụ lúa hơn
• Khí hậu khá thất thường, gió mùa Đông Bắc vừa lạnh vừa ấm, rất khó chịu; gió mùa hè vừa nóng và ẩm.



Vì có sự phân biệt mùa khá rõ rệt trong năm nên món ăn miền Bắc thường là phải theo mùa “Mùa nào thức ăn nấy”.



Mùa hè nóng bức thường ăn rau quả, tôm cá nhiều hơn mỡ thịt (làm nộm, nấu canh chua, sử dụng các loại dấm bỗng, quả
sấu,…. cho dễ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể)



Mùa đông ăn nhiều mỡ thịt hơn để chống lại cái lạnh (Các bà nội trợ thường chế biến các món ăn khô hơn, dùng nhiều mỡ
hơn như: Xào, rim, kho, rán ..., gia vị phổ biến mùa này là ớt, tiêu, gừng, tỏi...)


4. Tôn giáo

⇒ Với nhiều tôn giáo khác nhau (trong đó chủ yếu là đạo Phật), đây là một trong những yếu tố làm tác động đến tập
quán và khẩu vị ăn uống của người dân miền Bắc.


CÁC MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG MIỀN BẮC



Phở - Hà Nội



Phở là một món ăn truyền  thống của Việt Nam và được
bình chọn là món ăn nổi tiếng thế giới .



"Phở" còn được định nghĩa như một danh từ riêng trong từ
điển Oxford, thay vì danh từ chung "Noodle" cho tất cả các
món ăn dạng sợi như bún, mì hay miến…


Cèm Lµng Vßng – thø quµ cña lóa non


Ch¶ c¸ L· Väng




×