Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tiểu luận xử lý nghiệp vụ kế toán Công ty CP Bánh Kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.2 KB, 63 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1.Khái quát chung về doanh nghiệp
1.1.1.2.Quá trình hình thành, phát triển và thành tựu của doanh nghiệp
1.1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.2.2. Các thành tựu và sơ đồ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1.Định hướng phát triển của doanh nghiệp
1.2.2..Nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1..Thành viên hội đồng quản trị
1.3.2.Ban kiểm soát công ty
1.3.3..Ban giám đốc
1.3.4..Mô hình bộ máy quản lý công ty
1.3.4.1. Cơ cấu tổ chức
1.3.4.2. Chức năng của từng bộ phận
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp
1


2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp
2.1.2.1. Những thông tin chung về tổ chức kế toán
2.1.2.2. Tổ chức và vận dụng chứng từ kế toán
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
2.2.1. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
2.2.2. Chế độ và chuẩn mực kế toán được áp dụng trong DN


2.2.3. Các chính kế toán áp dụng trong kế toán của DN
2.2.4. Sổ kế toán
2.2.5. Báo cáo tài chính
2.3. QUY TRÌNH LẬP, KIỂM TRA VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
2.3.1. Chứng từ và luân chuyển chứng từ
2.3.2. Tính giá xuất khẩu
2.3.3. Tài khoản sử dụng trong kế toán
2.3.4. Phương pháp hạch toán
2.3.5. Quá trình ghi sổ
2.4. TỔ CHỨC KIỂM TRA KẾ TOÁN
2.4.1. Thông tin tổ chức kế toán trong doanh nghiệp
2.4.2. Nội dung kiểm tra kế toán
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH
NGHIỆP
3.1. SỐ DƯ ĐẦU KÌ CÁC TÀI KHOẢN
3.1.1. Số dư đầu kì của các tài khoản
2


3.1.2. Số dư chi tiết các tài khoản
3.2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì
3.3. Định khoản và phản ánh vào tài khoản chữ T
3.3.1. Định khoản các nghiệp vụ
3.3.2. Phản ánh vào tài khoản chữ T

3


1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1.Khái quát chung về công ty

 Tên công ty : Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
 Tên viết tắt : HAIHACO
 Tên giao dịch bằng tiếng anh : HAIHA CONFECTIONERY JOINTSTOCK COMPANY
 Trụ sở chính : số 25, Trương Định ,Q.Hai Bà Trưng ,Hà Nội
 Điện thoại : 024-38632956
 Fax : 024-38631683
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103003614 do sở Kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 01 năm 2004
 Mã số thuế : 0101444379
 Tài khoản ngân hàng :102010000054566 tại chi nhánh Ngân hang công
thương Thanh Xuân ,275 Nguyễn Trãi ,Hà Nội
 Vốn điều lệ : 164.250.000.000 đồng
 Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 164.250.000.000 đồng
 Email :
 Website:
 Hình thức công ty :Công Ty Cổ Phần Nhà Nước
 Mã cổ phiếu : HHC
 + Lĩnh vực hoạt động chính của công ty:
- Sản xuất , kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh vực bánh kẹo và
chế biến thực phẩm
4


- Kinh doanh xuất nhập khẩu: các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị sản phẩm
chuyên ngành , hàng tiêu dùng và các loại sản phẩm hàng hóa khác
- Đầu tư xây dựng , cho thuê văn phòng , nhà ở , trung tâm thương mại
- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo quy định của pháp luật
-Trong đó, sản xuất kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm là nhiệm vụ chính
+ Sản phẩm chính :
- Bánh quy – kẹo chew

- Bánh kẹo hộp – kẹo mềm
- Bánh kem xốp – kẹo Jelly
- Bánh cracker
- Bánh trung thu
- Kẹo cứng
- Lollipop
+ Chi nhánh :
 Miền Trung:134A Đường Phan Thanh, Q.Thanh Khê ,Đà Nẵng
 Miền nam : Lô 27 , Đường Tân Tạo , Khu công nghiệp Tân Tạo , Q.Tân
Bình ,TP.HCM
1.1.1.2.Quá trình hình thành ,phát triển và thành tựu của doanh nghiệp
1.1.1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO) là một trong những doanh nghiệp
chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
- Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng
thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
5


sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh
doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng
công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc
và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu
của người tiêu dùng.
- Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm. Ngày nay, Công ty
đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất lên tới
20.000 tấn/ năm.
- Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản
xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống "Phân tích mối nguy và các điểm
kiểm soát tới hạn" (HACCP) tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết của Lãnh

đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của người tiêu
dùng.
- Trong ngành sản xuất bánh kẹo, Hải Hà là một doanh nghiệp có uy tín, sản phẩm
của Công ty được ưa chuộng và có mặt ở nhiều nơi trên cả nước. Để có được
những sản phẩm như vậy, Công ty đã trải qua một quá trình phấn đấu và phát triển
lâu dài:
+ Giai đoạn 1959-1960 :
- Trong công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền
Nam, xuất phát từ kế hoạch 3 năm (1958-1960) của Đảng đề ra phát triển nề kinh
tế 2 quốc dân, với nhiệm vụ chủ yếu là “Cải tạo và phát triển Nông nghiệp đồng
thời hướng Công nghiệp phục vụ Nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất hàng tiêu
dùng”.
- Ngày 1/1/1959 Tổng công ty Nông thổ sản Miền Bắc (trực thuộc Bộ Nội thương)
đã quyết định xây dựng một cở sở thực nghiệm có tên là Xưởng thực nghiệm, làm
nhiệm vụ nghiên cứu hạt trân châu (tapioca) với 9 cán bộ công nhân viên được
Tổng công ty cử sang do đồng chí Võ Trị làm Giám đốc.

6


- Từ giữa năm 1959 đến tháng 4 năm 1960, thực hiện chủ trương của Tổng công
ty Nông thổ sản Miền Bắc, cán bộ công nhân viên trong xưởng thực nghiệm đã
bắt tay vào nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất mặt hàng miến từ nguyên liệu đậu
xanh.
- Ngày 25 tháng 12 năm 1960 Xưởng miến Hoàng Mai được thành lập là một dấu
mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của công ty.
+ Giai đoạn 1961 – 1967 :
- Xưởng miến Hoàng Mai tập trung nhân lực và mở rộng sản xuất. Trong thời kỳ
này, xí nghiệp cũng đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất xì dầu (1 loại
nước chấm). Bên cạnh đó, xí nghiệp còn chế biến tinh bột ngô cung cấp nguyên

liệu cho nhà máy Pin Văn Điển.
- Năm 1966, Viện thực vật chọn xí nghiệp làm cơ sở thực nghiệm các đề tài thực
phẩm và phổ biến cho các địa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ
tránh ảnh hưởng do chiến tranh gây ra. Từ đó, theo quyết định của Bộ Công nghiệp
nhẹ, nhà máy đổi tên thành “Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà”, trực thuộc
Bộ Lương thực thực phẩm quản lý. Nhà máy được trang bị thêm một số thiết bị
nhằm nâng cao chất lượng và sản xuất thêm một số sản phẩm mới. Giai đoạn này
nhà máy sản xuất các loại sản phẩm chính như tinh bột ngô, tương, nước chấm lên
men, nước chấm hoa quả, bánh mỳ, bột dinh dưỡng, bước đầu nghiên cứu sản xuất
mạch nha (nguyên liệu để sản xuất kẹo sau này).
+ Giai đoạn 1968-1975 :
- Tháng 6 năm 1970, thực hiện chỉ thị của Bộ Lương thực thực phẩm, nhà máy
chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao với công suất 900
tấn sản phẩm/năm. Giai đoạn này nhà máy co trên 500 cán bộ công nhân viên.
Nhiệm vụ sản xuất chính là sản xuất kẹo, mạch nha, tinh bột.
+ Giai đoạn 1976-1992 :

7


-Giai đoạn này nhà máy được trang bị thêm một số dây chuyền sản xuất từ các
nước Trung Quốc, Đức, Ba Lan.
- Tháng 12 năm 1976, nhà máy được mở rộng diện tích lên 300.000m² với công
suất thiết kế lên tới 6000 tấn sản phẩm/năm.
- Năm 1980, thực hiện Nghị quyết TW lần thứ 6 khóa V, nhà máy chính thức thành
lập bộ phận sản xuất phụ là rượu và thành lập nhóm thiết kế cơ bản.
- Năm 1981, nhà máy chuyển sang Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi
mới là “Nhà máy thực phẩm Hải Hà”.
-Năm 1987, nhà máy đổi tên thành “Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà”, trực thuộc
Bộ Công nghệ và công nghiệp thực phẩm

- Thời kỳ 1986-1990, là thời kỳ đầy khó khăn đối với nhà máy.
+ Giai đoạn 1992-1999 :
- Tháng 7 năm 1992, theo quyết định 216/CNN-LĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ ngày
24 tháng 3 năm 1992, nhà máy đỏi tên thành “Công ty bánh kẹo Hải Hà”. Tên giao
dịch là HAIHACO, thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý.
- Năm 1993, công ty liên doanh với công ty Kotobuki Nhật Bản, thành lập liên
doanh HaiHa-Kotobuki với số vốn góp là 12 tỷ đồng tương đương 30% tổng vốn
góp.
- Năm 1995, công ty liên doanh với công ty của Hàn Quốc, thành lập liên doanh
HaiHa-Miwon tại Việt Trì với số vốn góp là 1 tỷ đồng tương đương 16.5% tổng
vốn góp.
- Tháng 9 năm 1995, công ty sáp nhập thêm nhà máy thực phẩm Việt Trì. Tháng
6 năm 1996, công ty sáp nhập thêm nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định.

8


+ Giai đoạn 2000 đến nay :
- Giai đoạn này khi đứng trước những thách thức mới của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, công ty chủ động đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại để sản
xuất ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như bánh dinh dưỡng dành cho
học sinh theo chương trình hợp tác với tổ chức quốc tế Gret và Viện dinh dưỡng
Bộ Y tế, các sản phẩm bổ sung canxi, vitamin hợp tác sản xuất với hãng Tenamyd
Canada, kẹo Chew, bánh Miniwaf, bánh kem xốp…
- Đến năm 2002, Công ty nhập thêm dây chuyền sản xuất kẹo Chew của Đức.
- Năm 2003, theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14 tháng 11 năm 2003
của Bộ Công nghiệp, công ty thực hiện cổ phần hóa.
- Tháng 01/2004 : Công ty đã chuyển đổi thành Công ty c ổ phần với Vốn điều lệ
ban đầu là36,5 tỷ đồng, trong đó 51% vốn của nhà nước, 49% vốn của người lao
động. Ngày 09/12/2004 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ra quyết định

chuyển giao phần vốn của Nhà nước tại Công ty cho Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam quản lý.
- Công ty được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội theo Quyết định số 312/QĐ-TTGDHN ngày 08/11/2007 của Giám đốc
trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và đã chính thức giao dịch từ ngày
20/11/2007.
- Tháng 07/2016, Công ty hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu tăng Vốn điều lệ lên
164,25 tỷ đồng.
- Năm 2017, Công ty đã thực hiện di dời thành công toàn b ộ khu vực sản xuất tại
Hà N ội sang khu công nghi ệp VSIP Bắc Ninh. Trong quá trình di d ời đã đảm bảo
chất lượng, tiến độ và an toàn lao động, lắp đặt thêm 02 dây chuyền sản xuất bánh
mới. Hiện nay Nhà máy m ới đã sản xuất ổn định, hiệu quả: sản lượng tăng và chất
lượng được nâng cao.

9


- Tháng 3/2017 ,Công ty có sự thay đổi lớn về mô hình tổ chức do Tổng công ty
Thuốc lá Việt Nam thực hiện thoái toàn bộ phần vốn nhà nước và chuyển sang
Công ty cổ phần với 100% vốn của tư nhân.
- Năm 2018, Công ty chăm mốc doanh thu đạt 1000 tỷ đồng, đánh dấu bước đột
phá mới và tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả các chỉ tiêu về lợi nhuận, sản lượng,
doanh số xuất khẩu vàthu n hập bình quân của người lao động.
1.1.1.2.2 Các thành tựu và sơ đồ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
+ Các thành tích của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được Ðảng và Nhà Nước
công nhận :
 4 Huân chương Lao động Hạng Ba (năm1960 – 1970)
 1 Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 1985)
 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1990)
 1 Huân chương Ðộc lập Hạng Ba ( năm 1997)

 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2010
- Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tặng nhiều Huy chương
Vàng, Bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam,
triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh tế- kỹ thuật Việt Nam
và Thủ đô. Sản phẩm của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong 13 năm liền từ
năm 1997 đến năm 2009 được người tiêu dùng mến mộ và bình chọn là “Hàng
Việt Nam chất lượng cao”.
+ Sơ đồ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 15 năm

10


(Nguồn: />1.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp
- Để bảo đảm sự phát triển bền vững, Công ty phải không ngừng mở rộng và xây d
ựng phát tri ển theo hướng đa ngành, phù hợp với sự phát tri ển của cơ chế thị
trường theo định hướng của Nhà nước, bảo đảm lợi ích hài hoà của Nhà nước,
doanh nghiệp, người lao động và nhà đầu tư. Cụ thể:
+ Các mục tiêu chủ yếu của Công ty
- Tiếp tục nghiên cứu để hợp lý hoá quá trình sản xuất, giảm chi phí tiêu hao nguyên
vật liệu và tăng năng suất lao động. Tập trung chỉ đạo triệt để tiết kiệm để tăng
cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quan tâm chặt chẽ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hạn chế tối đa những sự cố về
chất lượng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
11


- Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý hiện đại dựa trên các ứng dụng công nghệ thông
tin để quản lý s ản xuất kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm lao động.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, sản phẩm để lựa chọn đầu tư phát triển

sản phẩm mới, dây chuyền sản xuất mới tại khu công nghiệp. Đầu tư mạnh vào công
tác nghiên cứu các sản phẩm thời vụ như Bánh trung thu, bánh kẹo hộp Lễ tết và các
sản phẩm tại hệ thống Bakery.
- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu, xúc tiến thương mại, mở thêm các thị trường xuất
khẩu mới, ổn định thị trường cũ. Tăng cường tham gia các hội chợ tại các nước
trong khu vực để tìm kiếm bạn hàng m ới.
- Xúc tiến các hoạt động xây dựng thương hiệu và các nhãn hiệu sản phẩm để giữ
vững vị trí của doanh nghiệp trên thị trường: từ các bộ phận thiết kế sản phẩm,
nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất, bán hàng, tiếp thị sẽ phối hợp chặt chẽ và
đồng bộ trong vấn đề xây dựng thương hiệu.
- Tiếp tục củng cố nhân lực cho bộ phận bán hàng nhằm từng bước chuyên nghiệp
hoá và nâng cao hiệu quả của bộ phận bán hàng, xây dựng và phát triển hệ thống
kênh phân phân phối sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên
thị trường.
- Có chính sách bán hàng phù hợp, chương trình bán hàng giới thiệu các nhãn hàng
mới. Đầu tư cho công tác quảng cáo tiếp thị nhằm nâng cao thương hiệu
HAIHACO trên thị trường.
+ Chiến lược phát triển trung và dài h ạn:
- Không ngừng cải thiện điều kiện việc làm vàcác chế độ phúc lợi cho người lao
động. Duy trì sản xuất ổn định và phát triển, phấn đấu đạt mức tăng trưởng các chỉ
tiêu tài chính từ 5-30% cho các năm tiếp theo.
+ Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty
- Tiếp tục quan tâm chăm sóc các gia đình chính sách trong Công ty; Tích cực
hưởng ứng và ủng hộ các hoạt động xã h ội từ thiện nhân đạo.
12


- Quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường: Tiếp tục duy trì và hoàn thiện hệ thống
xử lý nước thải ở các khu vực sản xuất của Công t y.
- Chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và lưu

thông. Tiếp tục các chương trình nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng
trong quá trình sản xuất.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và địa phương.
1.2.2.Nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Công ty bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ công nghiệp nhẹ được thành lập với chức
năng là sản xuất bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần để xuất
khẩu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên của công ty phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm nhằm mở rộng
thị trờng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cho từng khu vực thị trường.
- Thứ hai, xây dựng phát triển chiến lược công nghệ sản xuất bánh kẹo và một số
sản phẩm khác từ năm 2000 đến năm 2010, tăng cường công tác đổi mới cải tiến
công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
- Thứ ba, xác định rõ thị trường chính, thị trường phụ, tập trung nghiên cứu thị
trường mới, chú trọng hơn nữa đến thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường các
nước láng giềng, củng cố thị trường Trung Quốc.
- Thứ tư, nghiên cứu sắp xếp lại bộ máy sản xuất, tổ chức trong doanh nghiệp,
hoàn thiện bộ máy quản lý từ trên xuống, vận hành nhanh chóng thông suốt. Trước
mắt phải phát triển bộ phận Marketing trong phòng kinh doanh thành một phòng
Marketing riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả trong khai thác thị trường cũ và phát
triển thị trường mới nhất là thị trường các tỉnh phía Nam và thị trường xuất khẩu.
- Thứ năm, không ngừng nâng cao công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên.

13


- Thứ sáu, tăng cường công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp, thường xuyên
tổ chức các buổi sinh hoạt Đảng để quán triệt nghị quyết của Đảng, tổ chức Đảng
phải thực sự lãnh đạo kiểm tra đợc hoạt động kinh doanh, đảm bảo thực hiện đúng

đường lối của Đảng, chủ trơng chính sách của Nhà nớc.
- Thứ bảy, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển nguồn vốn
do ngân sách Nhà nước cấp, huy động thêm các nguồn vốn khác, tiến tới tăng vốn
chủ sở hữu.
- Thứ tám, không ngừng chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tham gia các công tác xã hội.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Thành viên hội đồng quản trị
+ Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- Ông: Lê Mạnh Linh
- Năm sinh: 05/12/1984
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
+ Thành viên HĐQT - Tổng Giám đốc
- Bà: Bùi Thị Thanh Hương
- Năm sinh: 08/01/1972
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế, cử nhân ngoại ngữ.
+ Thành viên HĐQT
- Bà: Vũ Thị Thúy

14


- Năm sinh: 26/02/1975
- Trình độ văn hóa: Đại học
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.
+ Thành viên HĐQT
- Ông: Nguyễn Mạnh Tuấn
- Năm sinh: 07/10/1971

- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.
1.3.2.Ban kiểm soát công ty
+ Trưởng Ban kiểm soát
- Ông: Nghiêm Khắc Đạt
- Năm sinh: 1986
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế
+ Kiểm soát viên
- Bà: Đoàn Thùy Dương
- Năm sinh: 1985
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
+ Kiểm soát viên
- Ông: Hoàng Hùng
- Năm sinh: 1977
15


- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế, MBA - Tài chính
1.3.3. Ban giám đốc
+ Tổng giám đốc
- Bà : Bùi thị Thanh Hương
- Năm sinh: 08/01/1972
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế, cử nhân ngoại ngữ.
+ Phó giám đốc
- Ông : Nguyễn Mạnh Tuấn
- Năm sinh: 07/10/1971

- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.

16


1.3.4. Mô hình bộ máy quản lý của doanh nghiệp
- Mô hình quản trị:
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban Kiểm soát

Phó Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc

Chi
nhánh TP
Đà Nẵng

Phòng
kĩ thuật

Văn
phòng

Phòng
tài vụ


Phòng
KHTT

Chi
Phòngnhánh
vật tư TP.
HCM

Chi nhánh NM bánh kẹo
Hải Hà
1
Tại Việt Trì

Chi nhánh - NM
bánh kẹo Hải

Tại VSIP – Bắc
Ninh

1.3.4.1.Cơ cấu bộ máy quản lý:

17

Chi nhánh NM bánh kẹo
Hải Hà
2 Tại Nam
Định



- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết
định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công
ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc
phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành
sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có đầy đủ quyền hạn để thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ; Định
hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ
thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm
phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
- Ban điều hành: Do HĐQT bổ nhiệm gồm có Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám
đốc, Kế toán trưởng. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công
ty. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của
Tổng Giám đốc.
+ Các phòng ban trong bộ máy tổ chức của Công ty:
- Văn phòng: Sắp xếp, phân phối lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch
cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật trong toàn Công ty, xây dựng chế độ
tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm... Phụ trách hoạt động xây dựng cơ bản, công
tác quản trị hành chính, nhà ăn, y tế, lái xe.
- Phòng Tài vụ: Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về tài chính - kế toán cho Tổng
giám đốc và Ban lãnh đạo Công ty nhằm phục vụ tốt công tác quản lý.
- Phòng Kế hoạch thị trường: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường,
cân đối giữa kế hoạch và thực hiện, tổ chức các hoạt động marketing từ sản xuất
đến tiêu thụ. Quản lý và phát triển hệ thống cửa hàng HaihaBakery. Nghiên cứu và
xây dựng các dự án đầu tư mới và các chương trình sản phẩm mới.
18



- Phòng Vật tư: Có chức năng dự báo nhu cầu vật tư, cân đối kế hoạch thu mua,
ký hợp đồng thu mua vật tư và tổ chức theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
- Phòng Kỹ thuật: Có chức năng nghiên cứu và thực nghiệm sản phẩm mới, đảm
bảo kỹ thuật của dây chuyền sản xuất. Xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu cho
từng loại sản phẩm. Duy trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc nhà xưởng, trang thiết
bị vật chất của Công ty. Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, theo dõi việc
thực hiện các quy phạm kỹ thuật sản xuất sản phẩm, đảm bảo đầy đủ các chức chỉ
về chất lượng các loại sản phẩm, xác minh nguyên nhân và biện pháp khắc phục các
sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn.
1.3.4.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận :
+ Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn
đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
- ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc
phát triển Công ty; quyết định cơ cấu vốn; quyết định các loại cổ phần và tổng số
cổ phần được quyền chào bán của từng loại; bầu ra cơ quan quản lý và điều hành
sản xuất kinh doanh của Công ty; quyết định bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty;
thông qua các Báo cáo tài chính năm.
+ Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết địn
- HĐQT gồm có 5 thành viên trong đó 3 thành viên đại diện Nhà nước chiếm 51%
vốn cổ phần, 2 thành viên đại diện cổ đông có số cổ phần lớn nhất. HĐQT có các
quyền và nhiệm vụ được quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Cụ
thể như: Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết
định của Đại hội đồng cổ đông; ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù
hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Ban kiểm soát : Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
19



- Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên độc lập không điều hành. Trong đó, Trưởng
Ban Kiểm soát lá cán bộ của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, 1 thành viên là
cán bộ Công đoàn của Công ty, 1 thành viên là chuyên viên phòng Tài vụ của
Công ty.
+ Ban điều hành : Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng Giám đốc, hai Phó Tổng
Giám đốc, một Kế toán trưởng.
- Tổng Giám đốc do HĐQT : là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu
trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của Công ty. Tổng Giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng và điều hành
các Xí nghiệp thành viên. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ
nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.
- Phó Tổng Giám đốc Tài chính : là người chịu trách nhiệm về các hoạt động tài
chính, quản lý vốn và các nguồn ngân quỹ; chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng
Giám đốc và HĐQT về hiệu quả sinh lợi của công ty; trực tiếp phụ trách phòng
Tài chính-Kế toán.
- Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật : là người chịu trách nhiệm về các hoạt động kỹ
thuật, chịu trách nhiệm báo cáo với Tổng Giám đốc và HĐQT về hiệu quả sử dụng
tài sản, trang thiết bị của công ty; trực tiếp phụ trách phòng Kỹ thuật-Phát triển.
- Kế toán trưởng : chịu trách nhiệm trực tiếp trước TGĐ và HĐQT về các công
việc thuộc phạm vi và quyền hạn trách nhiệm của Kế toán trưởng. Nhiệm vụ và
quyền hạn của Kế toán trưởng được quy định tại Điều lệ Công ty và Luật Doanh
nghiệp.
+ Các phòng ban chức năng:
- Văn phòng : Quản lý nguồn nhân lực, xây dựng chế độ lương, thưởng, bảo hiểm.
- Phòng Kế hoạch-Thị trường : bao gồm bộ phận xuất nhập kho, bộ phận vận tải,
bộ phận marketing, hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Nhiệm vụ của
phòng Kế hoạch-Thị trường : lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý giá vốn
20



hàng bán, tiếp cận thị trường, cân đối giữa kế hoạch và thực hiện, quản lý vận
chuyển hàng hóa từ công ty dến các cửa hàng, chi nhánh, lập các dự án sản xuất
kinh doanh.
- Phòng Kỹ thuật-Phát triển : Nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã
chất lượng, xác định các định mức kinh tế-kỹ thuật.
- Phòng Kiểm soát chất lượng : Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và
sản phẩm đầu ra, lập kế hoạch về chất lượng và quản lý chất lượng.
- Phòng Vật tư : Lên kế hoạch cung cấp vật tư cho sản xuất, thống kê tình hình sử
dụng nguyên vật liệu, đặt hàng nguyên vật liệu.
- Phòng Tài vụ : Có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ
chức hạch toán kế toán, tính chi phí đầu vào đầu ra, tính toán mức lãi thô, đánh
giá kết quả sản xuất kinh doanh, phân tích các báo cáo tài chính.

21


CHƯƠNG II: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán cuả doanh nghiệp
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức công tác kế toán
tập trung tức là công tác kế toán, thống kê, tài chính được hợp nhất một bộ máy
chung được gọi là phòng tài vụ. Ở các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy
kế toán riêng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bộ máy kế toán của công ty
được sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với tình hình chung của công ty. Phòng tài vụ (kế
toán) gồm: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định và xây dựng
cơ bản, ké toán tiền mặt, kế toán trung gian ngân hàng, kế toán vật liệu và công cụ
dụng cụ, kế toán chi phí và giá thành kiêm tiền lương, kế toán tiêu thụ, thủ quỹ.

+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp mọi công việc cuả
toàn bộ phòng kế toán tại doanh nghiệp.
+ Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ thực hiện các phần hành kế toán còn lại mà chưa
phân công các phần kế toán về tiêu thụ, chi phí và giá thành…thực hiện các nhiệm
vụ nội sinh, lập các bút toán, khóa sổ kế toán cuối kỳ. Để thực hiện cho việc khóa
sổ kế toán, lập bảng báo cáo kế toán tổng hợp phải kiểm tra số liệu kế toán của các
bộ phận khác chuyển sang sau đó lập bảng cân đối tài khoản (nếu cần). Lập bảng
cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, lập báo cáo kế toán
nội bộ khác ngoài những báo cáo nội bộ mà các bộ phạn kế toán khác đã lập.
+ Kế toán tài sản cố định cố định và xây dựng cở bản: Có nhiệm vụ chủ yếu ghi
chép kế toán tông hợp và kế toán tài sản cố định theo dõi tài sản cố định ở các bộ
phận của công ty. Tinh khấu hao tài sản cố định, phân bổ khấu hao cho từng tháng,
quý, năm sau đó lập báo cáo kế toán nội bộ về tình hình tăng giảm tài sản cố định.
+ Kế toán tiền mặt: Là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết lên “Sổ chi tiết
tiền mặt”Các nghiệp vụ liên quan , kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ
gốc , từ đó lập các phiếu thu , phiếu chi cho các nghiệp vụ tiền mặt .
22


+ Kế toán tiền gửi ngân hàng: Là người chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ
liên quan đến tiền gửi ngân hàng, thực hiện các quá trình thanh toán giữa công ty
và các đối tượng khác thông qua hệ thống ngân hàng, định kỳ lập biểu thuế, các
khoản mà công ty phải thanh toán với Nhà Nước, giám sát về việc thu chi thông
qua hệ thống ngân hàng.
+ Kế toán công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu: Là người chịu trách nghiệm hạch
toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nhập xuất nguyên vật liệu công cụ dụng
cụ. Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa công ty với nhà cung cấp, tính ra
trị giá nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho cho các mục địch khác nhauvaf
giá trị tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ …
+ Kế toán tập hợp chi phí và giá thành: Là người chịu trách nghiệm tập hợp và

phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tính đúng và tính
đử giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Giám sát tình hình thực
hiện các định mức và lập báo cáo chi phí sản xuất theo đúng chế độ.
+ Kế toán tiêu thụ: Là người chịu trách nghiệm hạch toán quá trình bán hàng lên
doanh thu , theo dõi giá vốn và định kỳ lập báo cáo kết quả kinh doanh của công
ty , theo dõi và đôn đốc tình hình thanh toán của khách hàng cho công ty.
+ Thủ Quỹ: Là người nhập và xuất tiền mặt, kiểm tra độ thật giả của tiền và ghi
sổ quỹ tiền mặt, gửi tiền vào ngân hàng kịp thời theo quy định.
+ Bộ máy kế toán ở xí nghiệp các thành viên: Các xí nghiệp thành viên không tổ
chức bộ máy kế toán đầy đủ như ở công ty , Tổ chức kế toán tại xí nghiệp thành
viên gồm 2-3 người dưới sự lãnh đạo chuyên môn của kế toán trưởng công ty như
thu thập chứng từ thực hiện ghi chép ban đầu … và có trách nhiệm cung cấp đầy
đủ số liệu kinh tế theo định kỳ và đột xuất của công ty.
Như vậy, ta có thể thấy rằng bộ máy kế toán được tổ chức rất phù hợp với mô hình
trực tuyến chức năng của bộ máy quản lý.
* Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP bánh kẹo Hải Hà
23


Kế toán trưởng

Thủ

KT

KT

KT

KT


KT

KT

KT

quỹ

tiền

tiền

nguyên

tài

chi

thành

tổng

mặt

gửi

vật liệu

sản


phí

phẩm

hợp

ngân



cố

giá

tiêu

hàng

công

định

thành

thụ

cụ






dụng

xây

lương

cụ

dung

bản

KT các xí nghiệp thành
viên

2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp
2.1.2.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán
+ Phương pháp hạch hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): theo phương pháp khấu hao
đều.
+ Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Phương pháp khấu trừ.
+ Phương pháp tính giá thành dở dang: Công ty không có sản phẩm dở dang do
chu kỳ sản xuất nhỏ.
2.1.2.2. Tổ chức và vận dụng chứng từ kế toán
24



Trong quá trình hoạt động, công ty đã sử dụng một số những chứng từ tiêu biểu
cho những nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Chứng từ lao động tiền lương:
- Bảng đơn giá lương khoán một sản phẩm
- Bảng chấm công
- Sổ theo dõi lao động
- Phiếu báo cáo lao động hàng ngày
- Bảng kê số lượng thành phẩm hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền lương
- Hợp đồng lao động
- Phiếu làm thêm giờ
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
+ Chứng từ hàng tồn kho
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hóa
- Thẻ kho
+ Chứng từ bán hàng
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn cước vận chuyển
- Hóa đơn giám định hàng xuất khẩu
25


×