Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Ôn thi TNTHPT QG qua bài “Sóng” – Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.56 KB, 89 trang )

MỤC LỤC

Nội dung
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
4
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
4
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
4
III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ
4
IV. PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ
4
V. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN
5
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
6
I. TÁI HIỆN KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ, TÁC
6
PHẨM
1. Tác giả Xuân Quỳnh
6
1.1. Cuộc đời, sự nghiệp
6
1.2. Đặc điểm sáng tác
7
1.3. Thơ Xuân Quỳnh viết về tình yêu
8
2. Hoàn cảnh ra đời
9


3. Ý nghĩa nhan đề Sóng
9
4. Nội dung
10
4.1. Cảm hứng bao trùm
10
4.2. Hình tượng thơ xuyên suốt tác phẩm
11
4.3. Vẻ đẹp từng khổ thơ
11
5. Nghệ thuật
22
5.1. Thể thơ, nhịp điệu thơ
22
5.2. Kết cấu thơ
23
5.3. Ngôn ngữ thơ
24
5.4. Các biện pháp tu từ
24
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY “SÓNG” – XUÂN QUỲNH
25
1. Các phương pháp vận dụng để dạy học
25
2. Phân bố nội dung kiến thức giữa các tiết học
26
3. Minh chứng phương pháp trong một phần bài học
27
III. CÁC DẠNG ĐỀ VỀ TÁC PHẨM
28

1. Ma trận đề ôn thi
28
2. Dạng đề đọc hiểu văn bản
28
3. Dạng đề nghị luận xã hội rút ra từ tác phẩm
32
4. Dạng đề nghị luận văn học thi THPT Quốc gia
33
4.1. Dạng đề phân tích, cảm nhận, rút ra nhận xét
33
4.2. Dạng đề nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm
48
4.3. Dạng đề so sánh thơ
61
5. Dạng đề nâng cao thi học sinh giỏi
70
IV. CÁC ĐỀ THAM KHẢO VÀ TỰ GIẢI
80
1


V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
VI. KẾT LUẬN
VII. PHỤ LỤC THAM KHẢO

I.

80
81
82


PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
2


Chương trình thi THPT QG năm học 2018 – 2019 môn Ngữ Văn vẫn gồm 2 phần
Đọc hiểu và Làm văn. Trong đó ở phần Làm Văn, câu 5 điểm Bộ giáo dục ra dạng đề
rất cơ bản khi yêu cầu HS phân tích hình tượng trong một đoạn văn, đoạn thơ và rút ra
nhận xét về cách miêu tả của tác giả. Đó là câu hỏi yêu cầu HS cần nắm rõ trọng tâm
kiến thức về đoạn văn, đoạn thơ được trích để phân tích bám sát yêu cầu đề bài, tránh
lan man. Giới hạn phạm vi các tác phẩm cũng nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Chính bởi vậy việc ôn thi các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 12 nên được tổ chức theo
từng chuyên đề cụ thể, phân chia theo các dạng bài để HS dễ ôn tập và nắm sâu tác
phẩm hơn.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ( chương trình
lớp 12) là một tác phẩm hay, quan trọng và thường được sử dụng trong nhiều đề thi.
Tuy nhiên để hiểu sâu, hiểu kỹ và có những kiến thức chắc chắn làm cơ sở giải quyết
các đề bài liên quan tới tác phẩm lại không phải là điều dễ dàng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của tác phẩm, cũng như muốn bồi dưỡng thêm cho các
em học sinh kiến thức chuyên sâu hơn về bài thơ Sóng, tôi mạnh dạn xây dựng chuyên
đề dạy học tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh. Qua chuyên đề, mong rằng các em học
sinh sẽ có những kiến thức cần thiết, có thêm niềm đam mê với tác phẩm và có những
trải nghiệm đúng đắn về tình yêu.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề ôn thi TNTHPT QG qua bài “Sóng” – Xuân Quỳnh không phải là vấn đề
mới. Có không ít những bài viết, chuyên đề dành riêng cho văn bản được đăng tải trên
các trang mạng, các tạp chí, sách tham khảo.
Tuy nhiên trong phạm vi tác phẩm vẫn chưa có nhiều đề bài để học sinh thực hành.
Việc chỉ ra những mặt đã tồn tại và những mặt chưa có khi xem xét lịch sử vấn đề đã

cho tôi có những sáng kiến và những ý tưởng cơ bản cho phần nội dung chính của
chuyên đề.
III. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ
1. Mục đích:
- Mục đích chung:
+ Tái hiện lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm để HS nắm rõ kiến thức
trọng tâm.
+ Tập hợp và xây dựng một cách cụ thể và đầy đủ những vấn đề ôn thi THPT Quốc
gia về bài Sóng của Xuân Quỳnh, xây dựng một số đề nâng cao phục vụ cho thi học
sinh giỏi.
- Mục đích cụ thể: Giúp học sinh hình thành kĩ năng giải quyết các dạng bài tập theo
các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao với các dạng đề của bài
thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh.
2. Nhiệm vụ:
Định hướng và hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho học sinh trong quá trình ôn thi THPT
QG qua bài đọc văn cụ thể.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3


Chuyên đề giới thiệu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ
thuật cơ bản của bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh.
Thiết kế những phương pháp phù hợp trong quá trình dạy học bài thơ “ Sóng” với
đối tượng là HS lớp 12 trường THPT Đồng Đậu – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
Lựa chọn các đề bài theo các dạng: đọc hiểu, nghị luận xã hội từ văn bản, nghị luận
văn học phục vụ thi THPT QG, có tham khảo thêm một số đề thi HSG và cung cấp các
đề tự giải. Trong chuyên đề cũng có liên hệ đến một vài tác phẩm khác trong chương
trình phổ thông để làm đối sánh và cho HS cái nhìn đa dạng, tổng quát về tác phẩm.
V. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN
- Đối tượng áp dụng chuyên đề : Học sinh lớp 12

- Thời gian dạy học chuyên đề: 09 tiết

4


NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. TÁI HIỆN NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh vốn là một nhà thơ tài năng mà cuộc đời và sự nghiệp của chị là một
niềm cảm phục đối với mọi người. Xuân Quỳnh đã sống hết mình cho thơ nên sự
nghiệp là cuộc đời thứ hai của chị. Xuân Quỳnh từng tâm sự “Mà sống tức là phải viết.
Nói được niềm vui nỗi khổ của mình, tôi cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai
có!”.
a. Cuộc đời, sự nghiệp:
Tuổi thơ tôi lạc lõng giữa đời
Như một cánh chim bơ vơ mất tổ
- Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6.10.1942 tại làng La
Khê thuộc Hà Đông(cũ). Vốn là một làng nông nghiệp nhưng La Khê lại nổi tiếng hơn
cả bởi nghề dệt the lụa, canh cửi quanh năm. Mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lại sớm đi bước
nữa và có một đàn con nheo nhóc. Tuổi thơ của Xuân Quỳnh trôi qua trong nghèo nàn,
cơ cực, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thuở bé chị hầu như chỉ gắn bó và sống
với tình cảm yêu thương đùm bọc của bà nội và chị gái Đông Mai. Chị rất yêu cái làng
quê hiền hòa, nhỏ bé ven bờ sông Nhuệ, nhưng hầu như rất ít khi về thăm. Có lẽ bởi ở
đó không còn những mối liên hệ ruột thịt thân thiết và hơn nữa nó lại gắn với những kỉ
niệm tuổi thơ đơn độc nhiều nước mắt. “Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ - Hái rau
dềnrau rệu nấu canh – Tập vá may, tết tóc một mình – Rồi úp mặt lên bàn tay khóc
mẹ”. Sự thiếu vắng tình mẫu tử từsớm đã trở thành nỗi ám ảnh quá lớn trong cuộc đời
Xuân Quỳnh.
- Năm 13 tuổi, Xuân Quỳnh trở thành diễn viên múa. Năm 21 tuổi, Xuân Quỳnh
chuyển sang làm báo, rồi làm biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên NXB Tác phẩm

mới, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.
- Tác phẩm tiêu biểu : thơ Tơ tằm – Chồi biếc (in chung, 1963), Hoa dọc chiến hào
(1968), Gió Lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989)…
- Xuân Quỳnh thích làm thơ ngay từ khi còn là diễn viên múa và là một trong
những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
- Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
b. Đặc điểm sáng tác:
- Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ chị là tiếng lòng của một
tâm hồn tươi trẻ, luôn khát khao tình yêu, “nâng niu chi chút” từng hạnh phúc bình dị
đời thường. Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi
là nhà thơ tình yêu.
- Thơ của Xuân Quỳnh là con sóng tâm hồn không bao giờ tĩnh lặng mà luôn day
dứt, trăn trở trên con đường khám phá lẽ sống của thơ ca. Với một trái tim nhân hậu,
nhạy cảm luôn khắc khoải về nhân sinh, cõi đời hạnh phúc và tình yêu, Xuân Quỳnh đã
lặng lẽ góp nhặt vẻ đẹp của đời làm nên cái đẹp của nghệ thuật. Chối từ thứ nghệ thuật
“kết lá vùn mây” trong khuân khổ có sẵn, chị quả cảm đi tìm cái đẹp thơ ca trong cuộc
sống giản dị đời thường, chủ tâm khai thác vẻ đẹp của nhân tâm, nhân bản.
5


- Đặc điểm nổi bật trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là chị vừa khát khao một tình
yêu lý tưởng và hướng tới một hạnh phúc bình dị thiết thực. Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện
đại
Việt Nam mới có một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn
nhiên chân thực, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ. “ Xuân Quỳnh là nhà
thơ thiên bẩm, một nhà thơ vút lên từ số phận, từ tình yêu, từ những vui buồn của một
thời dữ dội”. ( Mai Quốc Liên)
- Thơ Xuân Quỳnh hồn hậu tươi tắn và nồng nhiệt, là tiếng lòng của một con người
gắn bó thiết tha với cuộc đời, khao khát tình yêu biết trân trọng chi chút cho những
hạnh phúc bình dị của đời thường. Xuân Quỳnh có “ một chất thơ từ tổ ấm” và một

“giọng thơ luôn phấp phỏng lo âu” ( Chu Văn Sơn).
- Thơ Xuân Quỳnh gắn bó máu thịt với cuộc đời: Có hạnh phúc, niềm vui, đắng cay,
cả những dự cảm về bất hạnh trong tư cách 1 người phụ nữ - người vợ, người yêu,
người mẹ
- Thơ Xuân Quỳnh là con người Xuân Quỳnh. Khi nhận xét về phong cách Xuân
Quỳnh, Võ Văn Trực nói: “Điều đáng quý ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự
thành thật, thành thật trong quan hệ với bạn bè, với xã hội và trong cả tình yêu. Chị
không quanh co, không dấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi
bày một tình cảm và suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ, có thể biết được khá kỹ đời tư
của chị. Thành thật, đây là cốt lõi của thơ Xuân Quỳnh”. Hay Chu Văn Sơn cũng
khẳng định : “ Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương
thân trong nắng nôi, dông bão của cuộc đời…Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương
tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và
biến hóa khôn cùng của chúng. Ở đó trái tim Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo
bão cứ bay đi bay về, mệt nhoài giữa biển động và yên lặng, bão tố và bình yên, chiến
tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy trôi
phiêu bạt và vũ trụ kiên gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và
con tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và
trắc trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm…”
- Xuân Quỳnh thông qua những vui buồn day dứt của một người phụ nữ Việt Nam
để khắc sâu hơn những giá trị mà chị cho là tinh túy của con người. Thơ Xuân Quỳnh là
niềm đau đáu bình an giữa thời tao loạn. Khi binh lửa, đạn bom cuốn mọi thân phận,
mọi nguồn lực vào cuộc chiến, thơ ca cũng không thể không say máu anh hùng mà cất
lời sắt máu. Dẫu không thể cưỡng lại thời, song, những tiếng thơ thầm kín và mãnh liệt
nhất, Xuân Quỳnh vẫn chỉ dành cho niềm khao khát yên lành : cho góc vườn đôi lứa, tổ
ấm sáng đèn, vành nôi sơ tán, chiếc tã ban mai, cho lời ru thèm mặt đất, tiếng gà nhớ
nắng trưa, cho những bông hoa nghẹn hương, những cánh chuồn lạc bão… những thứ
bé mọn thôi, vô nghĩa nữa, mà lại hằng nhen nhóm, cưu mang, chăm chút cả cõi đời.
Đó mới thực là những con sóng dưới lòng sâu của hồn thơ Xuân Quỳnh.
c. Thơ Xuân Quỳnh viết về tình yêu

Xuân Quỳnh là thi sĩ sống cho thơ, sống trong thơ và là người tha thiết với tình yêu,
“tha thiết với người tình”. Một tâm hồn mãi mãi khao khát, mãi mãi thao thức vì tình
6


yêu. Đây cũng là “mảnh đất” cho tài năng của chị được bộc lộ, cho cảm xúc của chị
được thăng hoa. Chưa có ai biểu hiện một sự yêu thương sâu xa, đằm thắm đến thế
trong thơ Việt Nam như chị. Xuân Quỳnh viết thơ tình không chỉ để giãi bày cảm xúc
yêu đương. Tình yêu còn là lĩnh vực để chị suy tư, day dứt, kiếm tìm những giá trị của
bản thân. Thông qua đó hướng tới những giá trị của cuộc đời và con người. Tình yêu
với giới nữ được chọn làm nơi biểu lộ chữ tín và cái đẹp lý tưởng hóa.
Xuân Quỳnh không dấu bản chất si mê, khổ lụy vì tình yêu của người con gái:
“ Không sĩ diện đâu nhưng nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng”
( Thơ viết cho mình và những người con gái khác)
Xuân Quỳnh mong mỏi sự sẻ chia, nâng đỡ trong tình yêu. Nhờ tình yêu, Xuân
Quỳnh có thể vượt qua được mọi bão tố phong ba của cuộc đời:
“ Những lúc này anh ở bên em
Niềm vui sướng trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường, như trang sách
Như chùm hoa nở cánh trước hiên nhà”
( Nói cùng anh)
Với Xuân Quỳnh, có tình yêu của anh là có cả thế giới với em:
“ Nồi cơm sôi trên ngọn lửa bếp đèn
Anh đã trở về trời xanh của riêng em”
( Bầu trời đã trở về)
Những nỗi cỏ dại bị dày xéo, hoa dại bị bỏ quên, mây trắng mải phiêu dạt, lá vàng
ngày một thưa, cỏ may thèm giữ mãi, hoa cúc muốn y nguyên luôn khắc khoải trong
thơ chị… Càng lo liệu đắp bồi, càng lo âu phấp phỏng. Con sóng thơ trong hồn chị

càng về sau càng nặng trĩu những u uẩn của một lòng nữ vốn cả nghĩ cả lo.
“ Hoa ơi sao chẳng nói
Anh ơi sao lặng thinh
Đốt lòng em câu hỏi
Yêu em nhiều không anh?”
Hay
“ Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay”
( Hoa cỏ may)
Xuân Quỳnh luôn khát vọng về một tình yêu đích thực, bền vững cho hạnh phúc
cuộc đời. Tình yêu luôn đồng nghĩa cùng hạnh phúc dài lâu:
“ Quỳnh cứ mãi dạt dào, thắm thiết
Khao khát và mê say
Lam lũ chắt chiu từng tháng, từng ngày
Và khao khát một tình yêu trọn vẹn”
7


Thiết tha với một tình yêu nặng về gắn bó, chở che và chia sẻ, chị luôn trăn trở với
sự mong manh của yêu đương, sự bấp bênh của hạnh phúc, luôn băn khoăn về nỗi lạnh
nhạt của thời gian, phôi pha của tuổi trẻ, luôn nơm nớp với mưa bão bất thường, đổ vỡ
xa xôi… Một điều nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là chị không chỉ yêu say đắm mà còn
đặt tình yêu lên ngai vàng của sự tôn thờ tuyệt đối. Xuân Quỳnh đã để lại cho bạn đọc
không ít những bài thơ giá trị về tình yêu. Dó là một phần hành trang của các bạn trẻ từ
xưa đến nay. Cuộc đời có lẽ là qua ngắn ngủi với một người tài năng như chị. Để hôm
nay có những vần thơ đầy tiếc thương:
“Những năm đáng sống nhất
Chị đã trải qua rồi

Sống hết mình để sống
Yêu hết mình để yêu
Còn lại gì nuối tiếc.”
(“Về một nhà thơ chết trẻ”- Hà Phương)
2. Hoàn cảnh ra đời
Sóng được sáng tác năm 1967, trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền
(Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968). Trước khi Sóng ra đời, Xuân
Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn
thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh viết bài thơ khi cả đất nước sục sôi
của những năm tháng “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy
tương lai”, của “ Những cuộc chia ly ánh ngời sắc đỏ”, tác phẩm giống như một bông
hoa lạ nở dọc chiến hào.
Khi Xuân Quỳnh hát lên lời của Sóng thì các nhà thơ khác vẫn đang hòa chung tiếng
nói của cộng đồng bằng cảm hứng yêu nước, tinh thần ngợi ca. Trong bối cảnh những
năm 60, 70 của thế kỉ XX, giữa chiến tranh chống Mỹ gian khổ, khốc liệt, Xuân Quỳnh
như một cành hoa tươi mọc lên giữa rừng bom đạn. Xuân Quỳnh đã “tự hát” giản dị và
thật thà những thổn thức sâu thẳm của người con gái khao khát đi tìm hạnh phúc.
3. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề Sóng là một nhan đề ngắn gọn chỉ có một chữ giống như chiếc đinh để
treo lên bức tranh. Sóng là một thực thể với trạng thái động nhưng qua sóng, Xuân
Quỳnh muốn mượn sóng để thể hiện những cảm xúc của “em”.
- “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân,
phân thân của nhân vật trữ tình.
- “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi
ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai
hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.
- Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của
trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng
hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.
- Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ. Sóng

không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguôi yên. Sóng còn là một nguồn
sống, nguồn năng lượng mà Xuân Quỳnh đã truyền lại cho mai hậu qua mỗi tiếng thơ
8


mình. Và, lâu nay, lòng thơ của mỗi chúng ta, người mờ người tỏ, người đang yêu,
người đã yêu, đều từng thầm thu thầm phát thứ sóng đặc biệt ấy: Sóng Xuân Quỳnh.
Không còn phân biệt được sóng tạo nên Xuân Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã tạo nên
sóng. Chỉ biết rằng chị sinh ra là để dành cho thơ.
4. Nội dung
4.1. Chủ đề của bài thơ
Qua hình tượng sóng, ta cảm nhận được sức sống và vẻ đẹp của tâm hồn phụ nữ trẻ.
Bài thơ diển tả tình yêu của một trái tim giàu nữ tính thiết tha, nồng nàn chung thủy
trọn vẹn, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Thông
qua hình tượng sóng, nhà thơ đã khám phá rất nhiều những quy luật tình cảm cũng như
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong tình yêu.Từ đó thấy được tình yêu là
một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
4.2. Hình tượng thơ xuyên suốt tác phẩm
a. “Sóng”- Hình tượng ẩn dụ bao trùm, xuyên suốt bài thơ
Nếu Xuân Diệu mượn hình tượng biển để nói về tình yêu thì Xuân Quỳnh mượn
hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc, trạng thái phong phú, phức tạp của người
phụ nữ khi yêu. Hình tượng được khắc họa cụ thể, sống động và toàn vẹn qua mạch kết
nối các khổ thơ. Sóng liên tục được khám phá, phát hiện qua những ý nghĩ, những liên
tưởng về biển, sóng cùng những câu hỏi liên tiêp được đặt ra diễn đạt thật tinh tế, sâu
sắc trạng thái của con sóng hay cũng chính là lòng người cứ xôn xao, triền miên, vô
tận, tràn đầy những khao khao yêu thương và hạnh phúc khao khát đôi lứa.
Sóng là hình tượng nghệ thuật trung tâm. Xuyên suốt các khổ thơ là những cảm
nhận của Xuân Quỳnh về sóng và nhờ sóng, nữ sĩ bày tỏ tình cảm, tâm trạng trong tình
yêu:
+ Sóng được cảm nhận với hai trạng thái đối lập (dữ dội, dịu êm; ồn ào, lặng lẽ);

sóng luôn khao khát trong hành trình tìm ra biển lớn và được cảm nhận như sự tồn tại
vĩnh hằng muôn thuở.
+ Sóng là hiện tượng thiên nhiên vừa bất ngờ, vừa bí ẩn rất khó để lí giải nguồn gốc
nhưng sóng luôn thao thức nỗi nhớ bờ không nghỉ, không yên.
b. Hình tượng em – Cái tôi trữ tình của nhà thơ.
Cùng với hình tượng "sóng", bài thơ này còn có một hình tượng nữa là "em" - cái tôi
trữ tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là
sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình - một kiểu đặc biệt của cái tôi trữ tình nhập
vai. Hai "nhân vật" trữ tình này (sóng và em) tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra để soi
chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hoà nhập vào nhau để tạo nên sự
âm vang, cộng hưởng. Hai hình tượng này đan cài quấn quýt với nhau như hình với
bóng, song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm diễn
tả một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn
trào dâng trong trái tim nữ thi sĩ.
c. Sự hòa hợp giữa sóng và em
Bài thơ thể hiện mối quan hệ tương đồng giữa "sóng" và "em": cả hai đều trong một
hành trình. "Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm
9


đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình
yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở" (Trần Đăng Suyển). Đó là
hành trình vượt qua những xa cách, trở ngại của không gian và thời gian, qua những
thương nhớ, khắc khoải. "Sóng" nhớ bờ "ngày đêm không ngủ được" còn "em" nhớ đến
anh "cả trong mơ còn thức". "Sóng" bao giờ cũng tới bờ dù muôn vời cách trở, còn em
thì dẫu "xuôi về phương Bắc, dẫu ngược về phương Nam" bao giờ cũng "hướng về anh
- một phương". Như vậy, "sóng" đã hỗ trợ cho Xuân Quỳnh bộc bạch được rõ nhất, đầy
đủ nhất và tha thiết nhất nỗi niềm của một trái tim yêu thương tha thiết. Sự tha thiết
trong tình cảm của chủ thể trữ tình (em) lại được giãi bày bằng một giọng thơ trẻ trung,
hồn nhiên, có nét ngây thơ, trong sáng, chân thật và đầy nữ tính. Tất cả đều là lời của

sóng - em tự bạch một cách chân thành. Những ý nghĩ, liên tưởng về biển, về sóng và
gió, những câu hỏi liên tiếp diễn tả sự ngỡ ngàng của con người trước một tình cảm
mới lạ không rõ từ đâu đến và chiếm lĩnh tâm hồn mình từ lúc nào (Đặng Hiển).
4.3. Vẻ đẹp của từng khổ thơ
a. Khổ thơ 1 : những thuộc tính và những khát vọng mạnh mẽ của sóng qua đó
thể hiện những cung bậc tình yêu trong trái tim của người phụ nữ
- Hai câu thơ đầu: Trạng thái của Sóng và cung bậc trong tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
+ Trong lòng mỗi người luôn hiện hữu một con sóng tình cảm ngập tràn, nhưng
chỉ đến khi nó được dâng lên và lan tỏa ta mới có thể cảm nhận được những thay đổi
trong suy nghĩ và nhận thức về tình yêu. Không gấp gáp, vồ vập, Xuân Quỳnh đã thay
lời tất cả những trái tim trẻ bộc lộ nỗi lòng mình bằng những trạng thái tình cảm khác
nhau thông qua những con sóng.
+ Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: Dữ dội - dịu êm; Ồn ào - lặng lẽ đã làm hiện
lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực. Những lúc biển động, bão tố
phong ba thì biển dữ dội, ồn ào còn những giây phút sóng gió đi qua biển lại hiền hòa
trở về dịu êm, lặng lẽ. Có một nhà Đức đã viết:
Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay
Bảo đi nhưng lại mong người ấy đứng lại, giục đừng đợi rồi lại trách sao nỡ vội về.
Cái đối nghịch này cũng như sự dữ dội – dịu êm hay Ồn ào – lặng lẽ làm nên nét đáng
yêu, nữ tính của người con gái. Nó không mâu thuẫn mà thống nhất trong quy luật biện
chứng của trái tim.
+ Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một
tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu, không chịu yên định mà đầy biến
động, khao khát :
“Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên”.

10


Đúng như vậy, tình yêu của người con gái nào bao giờ yên định bởi có lúc họ yêu
rất dữ dội, yêu mãnh liệt hết mình với những nhớ nhung “cả trong mơ còn thức”, đôi
khi ghen tuông giận hờn vô cớ. Nhưng cũng có lúc người con gái lại thu mình trở về
với chất nữ tính đáng yêu, họ lặng lẽ, dịu êm ngắm soi mình và lặng im chiêm
nghiệm:
Có những tình yêu không thể nói bằng lời
Chỉ hiểu nhau qua từng ánh mắt
Nhưng đó là tình yêu bền vững nhất
Bởi thứ ồn ào là thứ dễ lãng quên
(Đinh Thu Hiền)
Khi dữ dội mãnh liệt, khi dịu êm trầm lắng, khi ồn ào nhấp nhô, có lúc lại âm
thầm lặng lẽ, những tình cảm tưởng chừng như mâu thuẫn, đối lập nhau trong trái tim
của người phụ nữ nhưng lại mang theo tất cả những đặc điểm và trạng thái tâm lí
đang khao khát tình yêu. Nhiều khi chính bản thân họ không thể định nghĩa và gọi tên
cảm xúc của chính mình, muốn tìm đến những định nghĩa riêng, tìm sự đồng điệu,
hòa nhập vào bể lớn tình yêu. Chính vì thế từ dòng sông bình lặng nhỏ bé trong tâm
hồn, con sóng tình đã đi đến những miền bể xa.
- Hai câu sau: Khao khát mạnh mẽ của con sóng và sự vươn lên cái cao cả, vĩnh
hằng của tình yêu
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
+ Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn thiếu nữ đang trong độ tuổi
hai mươi, tiếng nói của một trái tim chân thành và đam mê, luôn rực cháy chất trẻ trung
mãnh liệt, khao khát được sống hết mình và yêu hết mình.
+ Ba hình ảnh sông, sóng, bể như là những chi tiết bổ sung cho nhau: sông và bể

làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang
thăm thẳm. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một
không gian lớn lao. Biển sinh ra sóng, không có biển thì cũng chẳng có sóng cũng như
cuộc đời sinh ra tình yêu, không có cuộc đời thì chẳng có tình yêu.
+ Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị
tuyệt đích của chính mình. Sóng không cam chịu một cuộc sống đời sông chật hẹp, tù
túng nên nó làm cuộc hành trình ra biển khơi bao la để thỏa sức vẫy vùng.
+ Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng vậy, tình yêu của người phụ nữ cũng không thể
đứng yên trong một tình yêu nhỏ hẹp mà phải vươn lên trên tất cả mọi sự nhỏ hẹp tầm
thường để được sống với những tình yêu cao cả, rộng lớn, bao dung.
+ Sóng luôn theo hành trình từ bỏ sông để ra bể lớn, sống cuộc đời của chính mình
giữa muôn trùng khơi thăm thẳm cũng như em mãi mãi hướng đến anh với một tình
yêu chung thủy, vẹn nguyên nhất. Chỉ có ở giữa biển lớn tình yêu của anh, cuộc đời
của em mới thực sự ý nghĩa, mới bình yên đi qua mọi bão tố, phong ba.
+ Đây là một quan niệm tình yêu tiến bộ và mạnh mẽ của người phụ nữ thời đại. Có
thấy ngày xưa quan niệm tình yêu cổ hủ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” để rồi bao cô
gái đã phải cất lên lời than van ai oán:
11


Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
Hoặc:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Từ đó ta mới thấy hết được cái mới mẻ trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh:
Người phụ nữ chủ động tìm đến với tình yêu để được sống với chính mình. Sự chủ
động đi tìm tình yêu đã từng được biết đến trong ca dao:
Ai đi đâu đấy hở ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ?

Và trong thơ Nguyễn Bính, nỗi nhớ được bộc lộ có chút gì chân quê, ngại ngùng
nhưng vẫn rất dễ thương:
“Thôn Đoài ngồi nhớ Thôn Đông
Một người chín nhớ mười thương một người”
b. Khổ thơ thứ 2: Sóng là hiện thân của khát vọng tình yêu trỗi dậy
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
- Sóng, sông muôn đời vẫn thế, vẫn bấy nhiêu sắc thái trên hành trình ra biển, bốc
hơi, mưa rồi lại tìm ra biển. Đất là quy luật vĩnh hằng của tạo hóa: một sự dâng hiến,
hóa thân để quay về. Thán từ “ Ôi” mở đầu khổ thơ như một sự bừng ngộ, là những
cảm xúc chân thành mãnh liệt nhất trong trái tim của người con gái đang yêu khi
phát hiện ra hành trình của sóng.
- Tình yêu luôn hiện hữu trong cuộc sống của mỗi người, giúp cho tâm hồn thêm
nhạy cảm, tinh tế và biết tin vào những điều tốt đẹp. Với Xuân Quỳnh, tình cảm ấynhững con sóng lòng từ ngàn xưa đến nay và đến tận mai sau vẫn không bao giờ
ngừng chảy. Bởi trong tâm hồn nữ sĩ biển bao giờ cũng gọi dậy ước mơ, khao khát.
Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ
Nỗi khát vọng những chân trời chưa đến
Đứng trước biển quên cuộc đời nhỏ hẹp
Bỗng thấy mình trong sạch thêm ra
( Biển – Xuân Quỳnh)
- Quá khứ của ngày xưa, tương lai của ngày sau mãi vẹn nguyên một nỗi khát
vọng bồi hồi về tình yêu trong trái tim của người phụ nữ trẻ khao khát xa xôi. Đứng
trước biển con người dễ có cảm giác nghìn năm trước khi chưa có mình biển vẫn thế
này, nghìn năm sau khi mình đã tan biến khỏi mặt đất thì biển vẫn thế. Vẫn những
con sóng từ ngoài xa mải miết chạy vào tan mình trong bờ cát, vẫn những con sóng
vừa dữ dội, vừa dịu êm. Nhà thơ đã khẳng định sự bất diệt của sóng bằng hai câu
thơ : “ Ôi con sóng ngày xưa/ và ngày sau vẫn thế”
- Hai câu cuối đưa người đọc đến với những cảm nhận độc đáo về biển khơi, về

sóng biển. Biển cả như một lồng ngực trẻ trung, tràn đầy sức sống, thanh xuân. Những
12


con sóng biển đã làm nên nhịp đập bổi hồi của lồng ngực biển khơi. Những cảm nhận
về sóng biển đã đưa người đọc đến với một liên tưởng khá thú vị: sóng vĩnh hằng như
khát vọng tình yêu bất diệt. Chừng nào còn tuổi trẻ, chừng ấy khát vọng tình yêu còn
bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực con người. Có lẽ bởi vì thế mà trong một bài thơ khác
XQ viết: “ Tình yêu từ những ngày xưa/ Vượt qua năm tháng bây giờ đến ta”. Tình yêu
có sức mạnh vượt qua mọi ranh giới nhưng nó song hành với tuổi trẻ. Cho nên khát
vọng tình yêu bồi hồi hơn cả trong những lồng ngực trẻ trung:
“ Hãy để trẻ con nói vị ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”
( Xuân Diệu)
- Nhà thơ nêu ra quy luật bất di bất dịch của tự nhiên để nhấn mạnh đến quy luật
của tình yêu muôn đời. Khát vọng tình yêu là khát vọng vĩnh viễn của con người nhất
là con người ở tuổi trẻ. Khát vọng không hoàn toàn đồng nghĩa với ước vọng. Ước
vọng mới chỉ dừng lại ở ước và mong còn khát vọng đã là sự đam mê cháy bỏng, mãnh
liệt không giới hạn. Khát vọng của tuổi trẻ là có được tình yêu và cũng chỉ có tình yêu
mới đánh thức được tất cả những đam mê trong trái tim tuổi trẻ. Nỗi khát vọng tình yêu
xôn xao, rạo rực trong trái tim con người. Trong quan niệm của Xuân Quỳnh, đó là khát
vọng muôn đời của nhân loại, khát vọng mãnh liệt nhất của tuổi trẻ. Từ ngàn xưa con
người đã đến với tình yêu và sẽ mãi đến với tình yêu.
- Nhịp thơ nối dài liên tục như không có sự ngừng nghỉ của những con sóng, của
những trái tim khao khát yêu. Con sóng trên đại dương là sự hiện hình của những con
sóng trong lòng yêu của người thiếu nữ.
c. Khổ thơ 3: Những suy tư về cội nguồn của sóng và khởi nguồn của tình yêu
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?
- Dòng thơ “Trước muôn trùng sóng bể” cho thấy sóng đã ra tới bể, đã hoàn thành
cuộc hành trình kì công. Đối diện trước biển lớn là đối diện trước cõi vô tận, vô cùng
của một môi trường sống mới khác hẳn dòng sông nhỏ hẹp khi xưa nên niềm khát
khao cũng nảy sinh một cách tự nhiên và tất yếu. Lẽ thường ở khổ thơ này, nhà thơ
phải viết “sóng nghĩ về” nhưng nhà thơ lại viết “em nghĩ về” nhằm tạo nên sự đồng
nhất giữa sóng và em. Hành trình của sóng cũng là hành trình của em.
- Hình tượng sóng đến đây hoà nhập vào em để soi chiếu làm nổi bật những băn
khoăn của lòng em. Giọng thơ như lời thầm thì tự bạch, ý thơ được nối kết tự nhiên và
những băn khoăn của lòng em làm nên chất suy tư ngọt ngào của riêng Xuân Quỳnh.
Trước không gian rộng lớn của sóng bể, em cảm thấy mình cô đơn, nhỏ bé nên tìm về
với điểm tựa của đời mình là anh bởi chỉ có nghĩ về anh, hướng về anh, trái tim em mới
thôi thổn thức, mới vơi bớt nhớ thương. Điệp ngữ “ Em nghĩ” được lặp lại thể hiện sự
băn khoăn trăn trở, những suy tư luôn chất chứa trong trái tim mình.
- Ở khổ thơ này, em đã tách mình ra khỏi sóng để khao khát được lý giải. Xuân
Quỳnh mong muốn tìm hiểu về cội nguồn của sóng và cũng chính là để lý giải căn
13


nguyên của tình yêu. Có lẽ chính khao khát kiếm tìm, hiểu sâu về tình yêu làm cho tình
yêu trở nên thật đặc biệt:
Vì tình yêu là một bài hát hay.
Mà hát được, thực ra không phải dễ.
- Câu thơ thứ 4 là câu hỏi từng khiến bao lứa đôi băn khoăn và cũng chẳng ai có thể
trả lời được một các rõ ràng, rành mạch được. Càng say mê bao nhiêu, càng thấy tình
yêu huyền bí bất nhiêu. Người ta thường thiêng liêng hóa tình yêu của kiếp này biết
đâu lại là sự hẹn hò của kiếp sau. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng không ngoại lệ, cũng băn
khoăn, thắc mắc, trăn trở đi tìm lời giải đáp.
d. Khổ thơ 4: Câu trả lời cho cội nguồn của sóng và lý giải cội nguồn của tình
yêu

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
- Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn
nhiên, chân thành sự bất lực không lý giải được câu hỏi muôn đời ấy trong tình yêu:
“Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau”. Đây là một cách cắt nghĩa về tình
yêu rất Xuân Quỳnh, một cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm.
- Lí giải được ngọn nguồn của sóng thì dễ bởi “Sóng bắt đầu từ gió” nhưng để hiểu
“Gió bắt đầu từ đâu” thì thi nhân lại ấp úng “Em cũng không biết nữa”. Cũng như
tình yêu của anh và em nó đến rất bất ngờ và tự nhiên bởi “Tình yêu đến trong đời
không báo động”.
- Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, bâng khuâng và
phân vân.
- Đến câu hỏi “Khi nào ta yêu nhau” thì đúng là nữ sĩ đang bâng khuâng và băn
khoăn. Kì lạ quá, diệu kì quá, em và anh yêu nhau bao giờ nhỉ? Câu hỏi này muôn đời
không ai lí giải nổi nhất là những bạn trẻ đang yêu và đắm say trong men tình ái. Tình
yêu là vậy, khó lí giải, khó định nghĩa. Xuân Diệu – ông hoàng của thi ca tình yêu
cũng đã từng băn khoăn khi định nghĩa về tình yêu “Đố ai định nghĩa được tình yêu/
Có khó gì đâu một buổi chiều/Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/Bằng mây nhè nhẹ gió
hiu hiu”. Chính vì không thể lí giải rõ ngọn ngành nên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp
và là cái đích để cho muôn người đi tìm và khám phá. Tình yêu không có tuổi cũng
như “xuân không ngày tháng”. Tình yêu là một ẩn số giữa hai thế giới tâm hồn chứa
đầy bí mật.
Dù tin tưởng chung một đời một mộng
Anh là anh mà em vẫn là em
Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật
- Những tâm hồn bí mật ấy luôn khao khát giao hòa, khao khát khám phá nhưng lại
không lý giải nổi tình yêu. Bởi tình yêu là bài toán chưa có lời giải đáp, tình yêu như

bài thơ chưa có hồi kết. Vì thế tình yêu luôn đẹp, luôn mới và hấp dẫn.
14


- Với Xuân Quỳnh, tình yêu cũng giống như sóng biển,gió trời,làm sao mà hiểu
hết được.Nó rộng lớn,thẳm sâu như thiên nhiên và cũng khó hiểu, bất ngờ như thiên
nhiên.Tình yêu là một trạng thái tâm lí rất đặc biệt trong đời sống tình cảm của con
người.Trong tình yêu,cũng có lí trí nhưng chủ yếu nó là thế giới của những tình
cảm,cảm xúc phong phú và phức tạp mà nhiều khi một trí tuệ tỉnh táo không thể nào
cắt nghĩa được.Ở đây, “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu
nổi”(Pascal). Nếu có thể “hiểu nổi” và hiểu hết,có lẽ sẽ chẳng còn tình yêu.Bởi như ai
đó đã nói: Khi người ta biết rõ mình yêu vì cái gì thì đó cũng là lúc tình yêu ra đi.
- Chân lí ấy thật giản dị, đẹp đẽ. Xuân Quỳnh phát hiện ra quy luật của trái tim bằng
trực cảm nhạy bén, bằng sự đằm thắm và những trải nghiệm qua nhiều đổ vỡ của bản
thân mình. Hai khổ thơ bộc bạch thật chân thành như một lời tự thú hồn nhiên mà sâu
sắc, nữ tính. Có lẽ vì vậy mà trong bài thơ tình số 28 của thi hào Tagor đã viết rằng:
“Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”
e. Khổ thơ thứ 5: Nỗi nhớ khắc khoải trong tình yêu muôn đời
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
- Hòa cùng những con sóng: sóng thơ, sóng lòng, ta tìm về cõi sâu kín của tâm
hồn thi sĩ và cũng là của muôn kiếp “má hồng”. Bài thơ “Sóng” ra đời khi những con
sóng lòng dâng lên dữ dội, những con sóng nhớ thương, thao thức của một tâm hồn
đang yêu. Cả bài thơ là những đợt sóng nối nhau vỗ vào tâm hồn người đọc. Sóng và
nhân vật em đan quyện vào nhau để thì thầm những nỗi niềm, những tâm tư. Đây là

một khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi trong bài thơ chỉ duy nó có sáu câu. Sáu câu thơ trải
dài như nỗi thao thức, băn khoăn của tâm hồn thi sĩ trong đêm.
+ Hai câu thơ đầu với hình thức lặp cấu trúc quyện hòa cùng nghệ thuật đối “dưới
lòng sâu – trên mặt nước” tạo nên sự điệp trùng của những con sóng với nhiều dạng
thức khác nhau. Có con sóng gầm gào trên mặt đại dương nhưng cũng có con sóng
cuộn trào trong lòng biển cả. Con sóng ngầm còn mãnh liệt hơn cả con sóng trên mặt
nước. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Sóng là em, em là
sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc
lặng lẽ, êm đềm khi nồng nàn dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em, vẫn
mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt. sóng và em phân đôi, soi chiếu vào
nhau để làm sáng lên những tâm sự sâu kín trong em. Đó là một nỗi nhớ mênh mông
sâu thẳm. Con sóng trên bề mặt hay con sóng dưới lòng sâu muôn đời vỗ nhịp trong
lòng biển cả, cồn cào một hướng vào bờ dẫu có muôn nghìn cách trở. Vì thế mà biển
có khi bình yên nhưng biển không lặng yên, sóng vẫn luôn trăn trở nỗi nhớ bờ. Ý thơ
được kết nối và phát triển thật tự nhiên, những câu thơ không ngắt nhịp đặt cạnh nhau
liên tiếp như nhịp sóng miên man nhung nhớ.
15


+ Hai câu sau là nỗi nhớ bờ của sóng vượt lên cả thời gian ngày – đêm: Xuân
Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của
người phụ nữ khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ sóng, có khi nào
chẳng cồn cào, có khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở.
Sóng chẳng còn là sóng nếu tĩnh yên, lặng lẽ. Vì vậy mà sóng đã được Xuân Quỳnh
diễn tả bằng một từ ngữ rất sáng tạo “không ngủ được”. Sóng là vậy, dù lặng yên dưới
lòng biển hay dữ dội trên mặt đại dương thì ngàn đời vẫn khát khao tìm về bến bờ
tĩnh tại. Chưa đến được bờ thì nhớ thương, thương nhớ, thì thao thức một nỗi niềm.
Vì nhớ bờ “bởi hôn mãi ngàn năm không thỏa/ Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi”. Nên con
sóng đã hành trình vượt qua không gian bao la và thời gian xa thẳm. Nó bất chấp cả
thời gian “ngày đêm không ngủ được” để quyết tâm hướng vào bờ cho thỏa nỗi niềm

mong nhớ.
+ Hai câu cuối là nỗi nhớ của em dành cho anh: Xuân Quỳnh dùng chữ “lòng” rất
tinh tế. Lòng là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người. Nơi bí mật thẳm sâu của tình
yêu và nỗi nhớ. Khi Xuân Quỳnh nói “lòng em nhớ” nghĩa là chị đã phơi bày tất cả gan
ruột của mình để dốc hết yêu thương mà gửi về người mình yêu. Nỗi nhớ không chỉ có
mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ. Vị
ngọt ngào mê đắm của tình yêu lan tỏa trong cách nói nghịch lý “cả trong mơ còn
thức”.
+ Câu thơ “Cả trong mơ còn thức” lóe lên điểm sáng của nghệ thuật. Nó làm đảo
lộn nhịp sống bởi “tình yêu luôn làm cho con người khó thức ngủ theo giấc giờ điều
độ”. Nỗi nhớ không chỉ làm lòng em “bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa như ngồi
trong than” nó còn làm cho em nhớ nhung, thao thức ngay cả trong giấc ngủ. Có thể
nói, với câu thơ ấy, Xuân Quỳnh đã có thể được xem là thi sĩ tài năng bật nhất của thi
ca hiện đại Việt Nam.
- Với nhà thơ Xuân Diệu, tình yêu thiêu đốt người ta trong một nỗi nhớ cồn cào, da
diết:
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi
Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ - một trong những gam màu chủ đạo của tình yêu.
Bao kẻ nhớ người mình yêu mà đảo điên:
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em
(Xuân Diệu)
- Tố Hữu cũng từng diễn tả rất chân thành nỗi nhớ nhung da diết trong cõi lòng yêu:
“ Ước gì anh hóa thành chim
Bay theo em hót cho tim đỡ buồn”
( Mưa rơi)
Với Xuân Quỳnh nỗi nhớ là tín hiệu đồng thời cũng là một bản chất quan trọng của
tình yêu. Khi hết nhớ cũng là lúc tình yêu phai tàn.
f. Khổ thơ thứ 6: Sự chung thủy trong tình yêu của người phụ nữ

Dẫu xuôi về phương Bắc
16


Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
- Sóng và em đan quyện vào nhau. Em lặng đi để sóng trào lên. Nhưng sóng cũng
là em, sóng trào lên mang theo lớp lớp tâm tình của em. Hai câu thơ đầu như một
mệnh đề với cặp từ “dẫu” đứng ở đầu câu cùng phép điệp cấu trúc “Dẫu xuôi – Dẫu
ngược”. Các động từ “xuôi”, “ngược” và không gian địa lý Bắc – Nam đã góp phần
làm nhấn mạnh sự xa xôi cách trở, sự vất vả, gian nan.
- Thế giới của Anh và Em không giới hạn chiều dài Bắc - Nam, không khoanh vùng
địa bàn mà nơi nào cũng có nỗi nhớ thường trực của tình yêu vĩnh viễn. Xuân Quỳnh
đã tiếp nhận nỗi nhớ ấy bằng tất cả sự nhạy cảm của lứa tuổi đôi mươi và khẳng định
cho một cái tôi của con người luôn vững tin ở tình yêu.
- Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nói “Xuôi Nam, ngược Bắc” giờ đây Xuân
Quỳnh lại nói “Xuôi Bắc, ngược Nam” là cách nói ngược. Phải chăng tình yêu đã làm
cho con người bị đảo lộn phương hướng ? Nhưng có một phương mà em không thể
nào lẫn lộn, không thể nào nguôi nhớ đó là phương anh.
- “Nơi nào” – “cũng nghĩ” là cách diễn tả một cảm xúc thường trực, ám ảnh. Còn
“hướng về anh” là sự toàn tâm toàn ý. Lại thêm dấu gạch nối ở giữa và chữ “một
phương” ở cuối câu thơ.
- Xuân Quỳnh- với ngòi bút và cảm nhận tinh tế, đặt nỗi nhớ của mình ẩn sau con
sóng. Con sóng dưới lòng sâu là nỗi nhớ thầm lặng kín đáo. Con sóng trên mặt nước là
niềm xao xuyến nhớ thương nay bộc lộ ra thật rõ. Hình ảnh sóng – bờ, có cái gì quen
thuộc và gẫn gũi, hơi e thẹn nhưng cũng rất mạnh mẽ, sóng vì nhớ bờ mà thao thức hay
là em vì nhớ anh mà không ngủ cả đêm. Vẫn là người phụ nữ truyền thống với vẻ nhẹ
nhàng, tinh tế. Các từ chỉ hứng đối lập như xuôi – ngược, Bắc – Nam gợi ra sự éo le,
ngăn cách. Nhưng đó chỉ là sự giả định thi sĩ tự đặt ra để khẳng định lòng thủy chung

son sắt. Dẫu là muôn vời cách trở, dẫu là ngược Bắc xuôi Nam, em vẫn chỉ luôn hướng
về một chân trời, nơi đó có anh.
- Xuân Quỳnh buộc chặt bao “sợi nhớ, sợi thương” về phương anh:
Chỉ riêng điều được sống cùng anh
Niềm mơ ước trong em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh
Thế mới biết tình yêu của chị nồng nàn, mãnh liệt thế nào. Hướng về anh thì có
thể thay đổi nhưng với lời khẳng định chắc nịch “một phương” thì nơi em hướng về
là bất di bất dịch. Anh đã là “hệ quy chiếu” của đời em. Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi
nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có
giới hạn. Cảm thông cho cuộc đời Xuân Quỳnh, ta càng hiểu thêm tình cảm của chị:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
17


( Tự hát)
g. Khổ thơ 7: Niềm tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua mọi trở ngại,
chông gai để đến bến bờ hạnh phúc
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
- Nếu như những khổ thơ trước nhà thơ nói về niềm vui sướng dào dạt, những
nhung nhớ giận hờn thì đoạn thơ này nhà thơ lại thể hiện những băn khoăn, lo lắng.
Đó cũng là trực cảm của tình yêu.
- Đại dương: Tượng trưng cho cuộc đời rộng lớn. Muôn vời cách trở là những khó

khăn, là sự xa xôi, là những phong ba bão táp có thể gặp phải trong tình yêu.
- Ba từ “Ở ngoài kia” như cánh tay Xuân Quỳnh mềm mại đang chỉ tay về khơi
xa nơi trăm ngàn con sóng ngày đêm không không biết mỏi đang vượt qua giới hạn
không gian thăm thẳm muôn vời cách trở để hướng vào bờ ôm ấp nỗi yêu thương.
Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh.
Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm
được tới bờ như tìm về nguồn cội yêu thương, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi
khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.
- Sóng muốn về với bờ phải vượt qua giông tố, bão bùng cũng như em muốn
hướng về anh phải vượt qua những cạm bẫy của cuộc đời. Tình yêu gắn liền với đời
thương mà cuộc đời lại là dâu bể đa đoan với biết bao thử thách, gian nan đang chờ
phía trước. Nhưng người phụ nữ tin tưởng ở sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua
tất cả để tìm thấy hạnh phúc đích thực của đời mình. Cũng như cha ông xưa viết:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu đèo cũng qua
- Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt và với chị khi đã tìm thấy tình yêu đích thực của cuộc
đời là khi con người có sức mạnh để vượt qua “đại ngàn bão tố”:
“ Không sĩ diện đâu nhưng nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu ngàn lần cay đắng”
( Thơ viết cho mình và những người con gái khác)
h. Khổ 8: Quy luật bất biến của thời gian và không gian, qua đó khẳng định
quy luật vĩnh cửu của tình yêu muôn đời
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
- Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã có một nhận xét rất hay về thơ Xuân Quỳnh như
sau: “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong
nắng nôi dông bão của cuộc đời … Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh

không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa
18


khôn cùng của chúng”. Có lẽ cũng là vì Xuân Quỳnh là người phụ nữ đa cảm luôn luôn
dự cảm những giông bão cuộc đời dù lòng chị vẫn tin yêu. Trong tình yêu, Xuân Quỳnh
cũng gặp nhiều trắc trở, những khổ đau, cay đắng. Bởi vậy, tình yêu với chị đôi khi chỉ
là khoảnh khắc:
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi
(Nói cùng anh)
– Tác giả sử dụng phép so sánh: lấy cái không gian để nói cái thời gian. Xuân
Quỳnh qua khổ thơ trên đã phần nào cho người đọc nhận thức rõ về những dự cảm và
nỗi băn khoăn của chị. Những từ “tuy dài thế – vẫn đi qua – dẫu rộng” như chứa đựng ở
trong nó ít nhiều nỗi âu lo và những ngậm ngùi. Cuộc đời tuy dài nhưng tuổi trẻ của
mỗi con người là hữu hạn. Cho nên không thể ngăn nổi “năm tháng vẫn đi qua”. Giống
như biển khơi kia “dẫu rộng” vẫn nào ngăn được một đám mây bay về cuối chân trời.
Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian nên Xuân Quỳnh tiếc cho sự hữu hạn của đời
người. Ở điểm này, Xuân Diệu cũng rất đồng cảm với Xuân Quỳnh:
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
– Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân
thành của mình sẽ vượt qua tất cả. Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết, mãnh
liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu
đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử
thách đến với bến bờ hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời

gian dài đằng đẵng và mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa. Một loạt hình
ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lên dự cảm
tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu. Trong
bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” chị cũng đã từng viết:
“Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại”
- Chị thường đặt tình yêu giữa không gian bao la (biển khơi, đất trời, mây gió…) và
thời gian bất tận (mùa thu đi, ký ức, “thời gian trắng”, “thời gian ơi sao không đổi sắc
màu”…) để đi đến tận cùng xứ sở, đến tận cùng khổ đau của cuộc đời chị đã nếm trải.
Cho nên, thật dễ hiểu cái khát vọng ngày càng dâng lên mãnh liệt khôn cùng trong trái
tim người nữ thi sĩ của tình yêu và hạnh phúc đời thường

19


- Xuân Quỳnh là người nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian.Ý thức về thời gian
trong chị thường đi liền với niềm lo âu và khát khao nắm lấy hạnh phúc trong hiện
tại.Tuy lúc này thời gian với Xuân Quỳnh dường như còn ở cả phía trước,cuộc đời còn
rộng dài nhưng ý thức về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền chặt của
hạnh phúc đã hiện ra thành một thoáng âu lo.
- Xuân Quỳnh qua khổ thơ trên đã phần nào cho người đọc nhận thức rõ về những
dự cảm và nỗi băn khoăn của chị. Nếu tình yêu trong thơ Xuân Diệu luôn mang sự ám
ảnh về thời gian, tình yêu trong thơ Nguyễn Bính cho thấy ông là một kẻ si tình thì
tình yêu của Xuân Quỳnh đầy ắp những khát vọng, sự sôinổi của một người con gái
khi yêu. Bài thơ “Sóng” chính là minh chứng rõ rệt cho điều này. Chế Lan Viên đã
từng viết rằng: “Anh cách xa em như đất liền cách bể / Nửa đêm nằm lắng sóng

phương em”. Quả thật, trong tình yêu, sự trăn trở, âu lo là điều không thể thiếu. Tình
yêu trong thơ XuânQuỳnh cũng không ngoại lệ.
- Xuân Quỳnh vừa thổ lộ trực tiếp, vừa mượn hình tượng sóng để nói và suy nghĩ
về tình yêu. Những ý nghĩ này có vẻ tự do, tản mạn, nhưng từ trong chiều sâu của thi
tứ vẫn còn sự vận động nhất quán. Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật
chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được
sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa.
- Xuân Quỳnh đã không nói ra một cách trực tiếp những chiêm nghiệm của chị
nhưng đằng sau những vần thơ về cái vĩnh hằng, trường cửu của thiên nhiên, người ta
vẫn nhận ra cái hiện thực đối lập: sự hữu hạn,nhỏ bé của đời người, sự ngắn ngủi, mong
manh sương khói của tình yêu. Bình thường, sự âu lo ấy có thể dẫn con người đến
những phản ứng tiêu cực(thất vọng,chán chường hoặc sống gấp,thả trôi theo dòng đời)
nhưng cũng có thể là động lực khiến con người sống tích cực và mạnh mẽ hơn(sống hết
mình,sống mãnh liệt trong tình yêu…). Xuân Quỳnh đã chọn cho mình một cách ứng
xử thật tích cực và thật đẹp. Chị không chán nản,tuyệt vọng mà trái lại càng khao khát
được sống hết mình trong tình yêu.
i. Khổ 9: Khát vọng được hóa thân, được sống bất tử cùng tình yêu muôn đời
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
- Yêu thương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao khát hòa
tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu - tình yêu bao la, rộng lớn – để
sống hết mình trong tình yêu, để tình yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu
muôn thuở. Người con gái mong muốn hòa mình vào bể đời rộng lớn, bứt mình ra
khỏi những lo toan tính toán, để ngập chìm trong bể lớn tình yêu. Phải có mọt tình
yêu như thế nào thì mới có được một mong muốn cao cả đến chừng ấy. Khát vọng
tình yêu cũng là khát vọng sống mãnh liệt đủ đầy. Cuộc đời còn tình yêu thì cuộc đời
còn tươi đẹp và đáng sống và sống trong tình yêu là một điều hạnh phúc. Xuân
Quỳnh mong ước được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu.


20


- Cụm từ “tan ra” không phải mất đi mà trường tồn đến ngàn năm vì Xuân Quỳnh
biết chọn biển lớn tình yêu mà vỗ sóng. Biển lớn là hình ảnh cường tráng của điểm tựa
tình yêu, tình người khiến bài thơ ấm và chắc. Sức hút của bài thơ là sức hút của người
con gái biết yêu chủ động, mãnh liệt, biết dành hết mình cho tình yêu. Tình yêu của cá
nhân con người chỉ có thể trở thành vĩnh cửu và bất tử khi tình yêu đó hóa thân vào
biển lớn của tình yêu nhân loại. Xuân Quỳnh đã dám yêu và dám thổ lộ tất cả, đó là nét
mới mẻ hiện đại trong tình yêu.
- Cuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hòa lẫn
cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể
tách khỏi cộng đồng. Sóng không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ và cô
đơn như thơ lãng mạn. Khát vọng lớn nhưng trong cách nói Xuân Quỳnh lại rất
khiêm nhường : trăm con sóng nhỏ như là sự tổng hòa những vẻ đẹp khác nhau để tạo
thành biển lớn. Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng
để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ
muôn điệu yêu thương "Người yêu người, sống để yêu nhau" (Tố Hữu).. Phải chăng
đó là khát vọng muốn bất tử hóa tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh? Vâng! Đó không
chỉ là tinh thần của con người thời đại chống Mỹ mà còn là âm vang của một tấm
lòng luôn tha thiết với sự sống, với tình yêu.
- Những từ “ biển lớn”, “ ngàn năm” diễn tả những khái niệm không gian, thời
gian rộng lớn, vô cùng thể hiện khát vọng vừa nồng nàn, thiết tha, vừa cao cả vĩnh
hằng.
- Mơ ước tình yêu là vĩnh cửu, đến mơ ước cũng mang hình bóng của người tình
nhân đắm say. Ở đây, Xuân Quỳnh có gì rất gần với “Biển” của Xuân Diệu. Chất đam
mê mãnh liệt toát ra từ từng câu chữ khi Xuân Diệu viết:
“Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt”
Nhưng Xuân Diệu thì còn có một ngày sẻ “thôi dào dạt” còn Xuân Quỳnh thì
“ngàn năm còn vỗ”. Vân cái chất đam mê mãnh liệt ấy nhưng thêm vào đó là sự lắng
đọng suy tư. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh có thêm chiều sâu của sự hoà nhập
tuyệt đối. Như vậy, ai dám bảo tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh non nớt, giản đơn,
ngọt ngào? Tình yêu trong thơ chỉ là nỗi khát khao, là sự kiếm tìm đến cái thánh thiện
cảu mình. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh chất chứa chiều sâu tâm hồn, là tình yêu
hạnh phúc với cuộc sống chung. Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng là tình yêu sâu lắng
của bao người khác đã yêu, đang yêu và sắp yêu.
- Như vậy,hành trình của sóng,của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu có một sự
vận động rất nhất quán dù ý thơ đôi chỗ có vẻ tự do,tản mạn. Đó là “cuộc hành trình
mà khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội,nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la,rộng
lớn,cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu,muốn hóa thân vĩnh viễn
thành tình yêu muôn thuở”(Trần Đăng Suyền).Trước sau,Xuân Quỳnh vẫn là nhà thơ
của những khát vọng tình yêu và hạnh phúc cao đẹp,đáng trân trọng:
21


“ Quỳnh cứ mãi dạt dào, thắm thiết
Khao khát và mê say
Lam lũ chắt chiu từng tháng từng ngày
Và khao khát một tình yêu trọn vẹn”
5. Nghệ thuật
5.1. Thể thơ, âm điệu
- Xuân Quỳnh sử dụng thể thơ 5 chữ ngắn, khỏe, dễ diễn tả âm hưởng mạnh, gấp
như sóng biển. Thể thơ ngũ ngôn với những câu thơ ngắn không ngắt nhịp, rất phù hợp
với việc miêu tả hình tượng sóng. Nhịp thơ êm đềm, du dương và sâu sắc, mang âm
hưởng cùa nhịp sóng tự nhiên, gợi nhịp tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. Thể thơ năm
chữ cùng với sự linh hoạt,phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm đã gợi lên thật ấn tượng

nhịp sóng biển,và nhịp sóng lòng đồng điệu, tha thiết,sôi nổi,mãnh liệt.
- Âm điệu, nhịp điệu trong bài thơ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu
của thi ca, gây ấn tượng trực tiếp , đầu tiên đối với người đọc. Người đọc bị cuốn hút,
ảnh hưởng bởi độ ngân vang của từ ngữ, nhịp điệu câu thơ. Và tất nhiên , chi phối âm
điệu thơ bao giờ cũng là trạng thái, cảm xúc của nhà thơ.
- Âm điệu, nhịp điệu của bàn thơ Sóng là âm điệu của những con sóng trên biển cả,
nhịp điệu của những con sóng liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn, khi dạt dào sôi nổi,
lúc dịu êm sâu lắng, lúc dữ dội thét gào..
- Bài thơ “Sóng” đa dạng về cách ngắt nhịp 2/3, 1/4, 3/2, lại được hai thanh B – T
không chỉ ở câu trên với câu dưới mà còn ở các vế trong một câu, giữa khổ thơ này với
khổ thơ khác.
- Bài thơ có cái êm đềm, nhịp nhàng, du dương, sâu lắng, lại có cả sự dào dạt miên
man của nhịp thơ làm người ta hình dung tới nhịp sóng. Những âm tiết cuối hiệp vần
với nhau liên tiếp hoặc gián tiếp (bể - thế, trẻ - bể...). Từ nhịp sóng, người đọc có thể
lắng nghe trong bài thơ nhịp tâm hồn, tiếng sóng lòng, sóng tâm trạng bị khuấy động
cồn cào bởi tình yêu, bởi những khát khao yêu thương mãnh liệt và tha thiết lúc dạt
dào, lúc da diết lắng sâu. Âm điệu bài thơ vì thế dìu dặt, dịu êm nhưng không đơn điệu.
Nó góp phần thể hiện rõ cái nét riêng của thơ tình Xuân Quỳnh. Đó là sự nồng nàn tha
thiết, đúng như nhận xét của Lưu Khánh Thơ: "Trước Xuân Quỳnh, có lẽ chưa có
người phụ nữ nào làm thơ đã nói về tình yêu bằng những lời cháy bỏng tha thiết và
nồng nàn".
5.2. Kết cấu bài thơ:
- Bài thơ với 9 khổ thơ 5 chữ có cấu trúc đặc biệt:
+ Nếu theo chiều ngang: 4 khổ thơ đầu được kết cấu 4 câu thơ mỗi khổ, khổ 5 là
khổ duy nhất toàn bài có 6 câu thơ, 4 khổ sau lại quay trở về kết cấu bởi 4 câu thơ. Như
vây bài thơ giống như hình của một con sóng biển dập dềnh giữa biển khơi.
+ Nếu theo chiều dọc: Bài thơ có cấu trúc hình giọt nước, càng về cuối càng lắng
đọng và để lại những dư âm, những nỗi niềm trăn trở trong tâm thức bạn đọc.
- Xuyên suốt 9 khổ thơ, để hiểu nội dung từng khổ chỉ cần khoanh trò vào một số từ
ngữ chính trong từng khổ: Khổ 1 “tìm ra”, khổ 2 “ khát vọng, bồi hồi”, khổ 3 “ nghĩ

về”, khổ 4 “ không biết nữa”, khổ 5 “ nhớ”, khổ 6 “ hướng về”, khổ 7 “ tới bờ”, khổ 8 “
22


vẫn đi qua”, khổ 9 “ làm sao”. Phép cộng của những từ ngữ này chính là sắc thái muôn
màu của tình yêu.
- Cấu trúc của bài thơ cũng được xác lập theo cách đan cài, xen kẽ hai hình tượng:
sóng - bờ, sau đó là em - anh (khổ 5) rồi lại em - anh (khổ 6), sóng - bờ (khổ 7). Và sau
lớp lớp sóng đan xen, lui tới, miên man, vỗ về, biển như lặng dần đi nhường chỗ cho
những suy tư xa rộng về cuộc đời, năm tháng, về quy luật vĩnh hằng của tự nhiên
(Phạm Đình Ân) và kết thúc trong niềm hóa thân, giao kết vĩnh viễn như trăm nghìn
con sóng tan biến giữa đại dương - biển lớn cuộc đời.
5.3. Ngôn ngữ thơ
- "Xuân Quỳnh có cách nói tự nhiên, không khoa trương, không lạm dụng kĩ xảo.
Đọc thơ chị, ta như gặp một con người với những lo âu, suy nghĩ, nỗi buồn gần gũi".
Điều đó được biểu hiện ở một thứ ngôn ngữ bình dị đối với những so sánh, quen thuộc
nhưng lại chứa đựng trong đó tình cảm mãnh liệt mà nồng nàn tha thiết. Ví dụ: Trong
câu "Cả trong mơ còn thức". Một từ "thức" giản dị, đơn sơ mà hàm chứa bao nhiêu xúc
cảm, trăn trở. Cái "thức" ở đây không hiểu theo nghĩa thông thường (của sự thức - ngủ),
mà chỉ sự thao thức của tâm hồn, luôn bồn chồn, khắc khoải. Dù lặng thầm hay sôi nổi,
dù kín đáo hay bộc lộ ra thì tình yêu bao giờ cũng thường trực. Có sự sắp xếp tưởng
như rất vô tình thì các trật tự từ ngữ:
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ"
Người đọc thử làm công việc đảo lại trật tự của chúng: êm dịu - dữ dội, lặng lẽ - ồn
ào hay xếp các từ cùng tính chất thành những câu riêng dữ dội và ồn ào / dịu êm và
lặng lẽ thì ý nghĩa câu thơ sẽ không còn sâu sắc. Bởi nhà thơ (có lẽ) muốn nói rằng:
tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ mãnh liệt mà trọn vẹn nữ tính, vẫn chân thành,
đằm thắm đến cực điểm. Chị không nói ngược lại bởi chính dịu dàng và lặng lẽ mới là
bản chất nhất, là điểm trở về với "đúng nghĩa trái tim" của mọi xao động tâm hồn. Đó

là cái dịu êm của yêu thương, sự lặng lẽ có chiều sâu của tình cảm, sự bao dung, của
tâm hồn. Đối nghịch, trái ngược mà đọc lên vẫn thấy đằm thắm, dịu dàng.
Ta cũng gặp trong bài thơ cách nói ngược:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Đọc câu thơ lên cũng đủ cảm nhận được cái trắc trở, gập ghềnh của tình yêu trong
xa cách. Nó đòi hỏi sức mạnh của tình yêu thật sự mới giúp con người vượt qua thử
thách.
- Xuân Diệu có cách sử dụng từ ngữ giàu giá trị biểu cảm và thể hiện rõ những khát
vọng của người phụ nữ một cách mãnh liệt nhất. Cùng xây dựng những hình tượng về
biển để viết đề tài về tình yêu, thậm chí là sử dụng từ ngữ giống nhau cả về mặt con
chữ nhưng mỗi nhà thơ ở mỗi từ lại mang những cách cảm nhận khác nhau. Đối với
Xuân Diệu:
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
23


Anh mới thôi dào dạt...
(Biển – Xuân Diệu)
Nếu như động từ “tan” của Xuân Diệu diễn tả một tình yêu mạnh mẽ, ước muốn
cháy bỏng muốn làm tan chảy mọi thứ xung quanh, khiến người đọc cảm nhận được
tình cảm mãnh liệt của một người đàn ông với mong muốn khát khao chinh phục. Thì
đến Xuân Quỳnh, nhà thơ cũng sử dụng động từ ấy trong bài Sóng nhưng lại mang đến
cho người đọc những cách cảm hoàn toàn khác so với Xuân Diệu:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Ðể ngàn năm còn vỗ.

(Sóng – Xuân Quỳnh)
Động từ “tan” được đặt trong câu thơ: “Làm sao được tan ra”, nghe như một câu
hỏi tu từ, diễn tả ước muốn được yêu trong một tình yêu rộng lớn và vĩnh cửu. Rõ ràng
cách thể hiện của Xuân Quỳnh có phần kín đáo, nhẹ nhàng và đằm thắm hơn. Nhà thơ
hỏi để mà khẳng định ước muốn, khao khát có được tình yêu, chứ không bộc lộ một
cách trực tiếp và mạnh mẽ như thi sĩ Xuân Diệu.
5.4. Các biện pháp tu từ
- Hình thức trùng điệp từ ngữ, song hành cú pháp (sóng không hiểu. / sóng tìm ra.;
em nghĩ về.; sóng bắt đầu. gió bắt đầu.) dễ gợi liên tưởng tới những con sóng gối lên
nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc lặng lẽ, êm dịu.
- Thông qua những ẩn dụ, hoán dụ, những phép điệp tạo sự xao xuyến cho âm
hưởng thơ,
bài thơ đã thể hiện chân thực những sắc thái phong phú, phức tạp mà quyến rũ của
tình yêu, diễn tả sâu sắc, tinh tế nhịp đập của trái tim đang bồi hồi rạo rực và trăn trở,
những trạng thái tâm lí với những nét riêng đầy nữ tính trong tình yêu của người phụ
nữ.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY “SÓNG” – XUÂN QUỲNH
1. Các phương pháp vận dụng để dạy học
- Phương pháp sử dụng chủ yếu là dạy học dự án:
Phân lớp ra thành các nhóm nhỏ tùy theo khả năng và chia theo nhiệm vụ được giao
cho từng nhóm chuẩn bị kiến thức ở nhà trước, cùng bàn bạc và sẽ thể hiện ở lớp trong
các tiết học:
+ Những học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, giọng đọc tốt, giọng ngâm sẽ có
nhiệm viết lời bình, cảm nhận về bài thơ, các khổ thơ theo tìm hiểu của mình.
+ Những học sinh có khả năng văn nghệ, hát hay, biểu diễn ấn tượng sẽ đăng kí
tham gia hát, phổ nhạc bài “Sóng” – Xuân Quỳnh.
+ Những em có khả năng tổng hợp tài liệu từ sách báo, tranh ảnh có thể tham gia dự
án Phóng sự Xuân Quỳnh- Cuộc đời và thơ ca và trình chiếu trước thầy cô và các bạn.
- Cuối mỗi tiết học, thầy cô là người nhận xét, tổng hợp vấn đề của các bạn đã trình
bày dưới dạng sơ đồ hóa, các phần phân tích, bình giảng, GV cho HS photo tài liệu đọc


24


tham khảo dựa trên sơ đồ đã ghi và hiểu. HS về nhà phân tích lại vào vở theo cách hiểu,
cách cảm thụ của mình.
- Các dạng để được cung cấp dưới dạng chọn lọc: Mỗi dạng đề GV cung cấp cho HS
khoảng 1,2 đề tiêu biểu, các đề còn lại cung cấp tài liệu cho HS tự học và tự tham khảo.
2. Phân bố nội dung giữa các tiết học
2.1. Kiến thức cơ bản cần cung cấp chính khóa ( 3 tiết)
STT
Nội dung
Thời
Phương pháp
lượng
1
Tìm hiểu chung về tác 10 phút
Dự án HS + Thuyết trình GV
giả, tác phẩm:
+ Cuộc đời, sự nghiệp,
đặc điểm sáng tác thơ Xuân
Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh
viết về tình yêu.
+ Hoàn cảnh ra đời, Nhan
đề, Chủ đề bài thơ “Sóng”
2
Nội dung bài thơ
+ Khổ 1,2,3
35 phút
Dự án HS + Sơ đồ hóa GV+

Thuyết giảng GV
+ Khổ 4,5,6,7
01 tiết
Dự án HS + Sơ đồ hóa GV+
Thuyết giảng GV
+ Khổ 8,9 và nghệ thuật
01 tiết
Dự án HS + Sơ đồ hóa GV+
của bài thơ
Thuyết giảng GV
2.2. Kiến thức luyện tập trong học chuyên đề ( 6 tiết)
STT

Nội dung

Thời
Phương pháp
lượng
1
Đọc hiểu văn bản, nghị
01 tiết
HS làm việc cá nhân + GV phát
luận xã hội từ văn bản
vấn và chuẩn hóa kiến thức
2
Cảm thụ, phân tích, rút ra
3 tiết
Phát vấn + Thuyết trình + Gợi tìm
nhận xét ( Trọng tâm)
3

Nghị luận ý kiến bàn về
01
Phát vấn + Thuyết trình + Gợi tìm
tác phẩm
4
Dạng đề so sánh và giới
01
Phát vấn + Thuyết trình + Gợi tìm
thiệu một số đề thi HSG
2.3. Minh chứng phương pháp trong một phần bài học
Sau khi HS thực hiện dự án học tập thuyết trình về khổ thơ thứ nhất, GV sẽ tổng kết
lại dưới dạng sơ đồ hóa như sau:

25


×