Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận xây dựng tác phong nêu gương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.2 KB, 14 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ,
ĐẢNG VIÊN Ở BỆNH VIỆN TÂM THẦN THANH HÓA

Học viên:
Lớp: B3 Trung cấp LLCT-HC (2017- 2018)
Đơn vị công tác: Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa

THANH HÓA, THÁNG 5 NĂM 2018
A. MỞ ĐẦU

1


Suốt quá trình 88 năm thành lập, rèn luyện và phát triển, Đảng Cộng sản
Việt Nam đặc biệt coi trọng vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Vậy thì nêu gương là gì? Nói một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất: Nêu
gương là làm việc tốt để mọi người noi theo. Phạm vi nêu gương không chỉ bó
hẹp trong công việc mà nó được thể hiện ở mọi mặt, từ tu dưỡng, rèn luyện bản
thân; có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, khoan dung, độ lượng, thật thà,
không dối trá, lừa lọc đối với mọi người; trong công việc phải cần, kiệm, liêm
chính, chí công vô tư. Nêu gương phải thường xuyên, từ việc nhỏ đến việc lớn,
nêu gương gắn với thực hiện nói đi đôi với làm.
Nhắc đến vấn đề nêu gương của cán bộ, đảng viên, chúng ta không thể
không nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh và phong cách nêu gương của Người.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Là người sáng lập và rèn
luyện Đảng ta, Người thường xuyên căn dặn, chỉ dẫn cho toàn Đảng bằng cả lý


luận và thực tiễn, bằng cả cuộc sống và sự nghiệp cách mạng của mình. Những
lời căn dặn và những việc làm của Người đã trở thành bài học lớn xuyên suốt mà
mỗi cán bộ, đảng viên đều phải học tập và noi theo.
Trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với
những yếu tố tiêu cực của hội nhập quốc tế đã dẫn đến thực trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì vậy,
quán triệt và nêu cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên là một trong
những yêu cầu cấp bách, biện pháp chủ đạo trong hệ thống biện pháp nhằm nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, chính vì thế
tôi xin chọn vấn đề “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên ở bệnh
viện Tâm thần Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.

B. NỘI DUNG

2


I. Nhận thức chung về vấn đề cần nghiên cứu
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nêu gương trong cán bộ, đảng
viên, Đảng ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Quy định và đề ra các biện pháp, yêu
cầu cụ thể trong vấn đề này. Trong giai đoạn 2006 - nay, Đảng ta đã liên tiếp ban
hành nhiều Chỉ thị của Bộ Chính trị: Chỉ thị số 06 -CT/TW ngày 07/11/2006 về
tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Chỉ thị số 03 - CT/TW ngày 14/5/2011 tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 15/5/2016
về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh… Đồng thời, Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã ban hành Quy định số
101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,
nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Năm 2016, Bộ Chính trị ban hành Quy
định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 về một số việc cần làm ngay để tăng cường

vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên (Quy định 55).
Tư tưởng của Bác về nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi
công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm.
Trước hết, cần nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người
đối với việc. Đối với mình phải không tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập
cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản
thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với người, luôn giữ thái
độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung,
độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi
thượng” (để việc công lên trên, lên trước việc tư).
Sinh thời, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước
nạn đói đang đến gần, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một
hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người
bị đói và chính Người đã làm gương thực hiện trước. Hồ Chí Minh đã tiếp thu
truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc, nâng lên thành
triết lý hành động cách mạng vì dân, vì nước trong mỗi con người.
3


Thứ hai, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm và trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chỉ tịch Hồ Chí Minh luôn
là một tấm gương đạo đức mẫu mực cho mọi người học tập và noi theo. Ở
Người đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữ nói và làm, giữa giáo dục đạo đức
và nêu gương đạo đưc, đạt tới sự nhất quán giữa công việc và đời tư, giữa đạo
đức vĩ nhân và đạo đức đời thương.
Thứ ba, để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương:
“lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong
những cách tốt nhất để xây dựng Đáng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây
dựng con người mới, cuộc sống mới”….

Theo Hồ Chí Minh, Ngành y tế cũng như các thầy thuốc Việt Nam phải
chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh.
Ngay từ những năm đầu sau khi nước ta giành được độc lập, trong Thư gửi Hội
nghị Quân y, tháng 3-1948, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳng
những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những
người ốm yếu”. Khi gặp “một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, người
thầy thuốc “nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa họ.
Người ta có câu “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng
thời phải là một người mẹ hiền”(1). Nhiệm vụ của ngành y tế và phẩm chất của
người thầy thuốc được Hồ Chí Minh viết trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế
toàn quốc, tháng 6-1953. Người cho rằng: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị
bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như
anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh: “Lương
y phải kiêm từ mẫu”(2). Hồ Chí Minh yêu cầu đối với đội ngũ thầy thuốc, về
chuyên môn, cần thường xuyên “học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ”; về
chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân
chủ như “yêu nước, yêu dân, yêu nghề… thi đua học tập, thi đua công tác”(3).
Tại Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27-2-1955, Hồ Chí Minh đã gửi thư “góp vài ý
kiến” để các đại biểu thảo luận. Bức thư này thể hiện một cách khá toàn diện và
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế. Vấn đề y đức, một lần nữa, tiếp tục
4


được Người nhấn mạnh, cán bộ y tế phải thương yêu người bệnh, bởi, “Người
bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú (cán bộ y tế - người trích).
Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho
đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”. “Vì vậy, cán bộ cần phải thương
yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng
như mình đau đớn”(4). Điểm cốt lõi trong tư tưởng y đức của Hồ Chí Minh là
người thầy thuốc phải như một mẹ hiền. Nghĩa là các thầy thuốc phải có lương

tâm và nghĩa vụ cao cả như của người mẹ hiền đối với bệnh nhân. Có lương tâm
với người bệnh là cơ sở để hình thành những đức tính cần thiết của người thầy
thuốc. Theo Hồ Chí Minh, người thầy thuốc vừa phải có đức, vừa phải có tài,
trong nghề y, lòng nhân ái, yêu thương bệnh nhân là cơ sở, là động lực thôi thúc
người thầy thuốc tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và
kỹ năng nghề nghiệp. Khi trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của
người thầy thuốc vững vàng, tác động trở lại y đức của người thầy thuốc. Hồ
Chí Minh chủ trương xây dựng một nền y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Người căn dặn đội ngũ cán bộ y tế phải giúp đồng bào, giúp
Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của dân tộc ta. Người
cán bộ y tế cần quán triệt nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng, tức là phải
xây dựng nền y tế Việt Nam vừa mang tính truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu
được tinh hoa y học của thời đại. Ở đây yếu tố dân tộc và thời đại hòa quyện vào
nhau, bổ sung cho nhau, thành một chỉnh thể thống nhất nhằm phục vụ nhân dân
tốt nhất. Hồ Chí Minh nhắc nhở: Ông cha ta, ngày trước có nhiều kinh nghiệm
quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc, vì thế, các cô, các chú là
những người làm thuốc chữa bệnh cần phải nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông
và thuốc Tây. Cho nên, các thầy thuốc tây y phải học đông y, các thầy thuốc
đông y cũng phải học tây y, cả thầy thuốc đông y và tây y đều phục vụ nhân dân,
như người có hai tay cùng làm việc thì tốt. Người thầy thuốc phải coi trọng việc
phòng bệnh cũng cần thiết như chữa bệnh. Để chống lại bệnh tật, đau yếu, cán
bộ y tế phải đặc biệt quan tâm từ những vấn đề nhỏ về vệ sinh môi trường như
nước sạch, hố xí, vệ sinh diệt ruồi, diệt muỗi… Hồ Chí Minh thường xuyên căn
5


dặn cán bộ, nhân viên y tế cùng với các cơ quan, đoàn thể, ban ngành phải tích
cực quan tâm xây dựng đời sống mới cho nhân dân, nâng cao thể lực cho nhân
dân và đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe.
Và chính Người là một tấm gương sáng mẫu mực của ý chí rèn luyện nâng cao

thể lực cho toàn dân học tập, làm theo.
Ngành y tế nói chung, các thầy thuốc nói riêng phải "thật thà đoàn kết".
Quan hệ giữa những người thầy thuốc là một trong những mối quan hệ cơ bản
của hoạt động có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu
người. Mỗi người thầy thuốc phải học và biết cách phối hợp trí tuệ, tài năng và
hành động một cách kịp thời, chính xác để cứu chữa người bệnh sao cho được
hiệu quả cao nhất. Tại thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế, tháng 2-1955, Người nhấn
mạnh: “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những
người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các
anh em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào
cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân"(5).
Đoàn kết trong y đức là mối quan hệ đồng nghiệp, giữa cán bộ cũ và cán
bộ mới, giữa những nhân viên trong ngành y tế cùng nhằm tới mục đích vì sức
khỏe con người. Đoàn kết trong ngành y là yêu cầu cần thiết để tạo nên sức
mạnh, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
Từ việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa đã triển khai thực hiện trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt với những nội
dung sau: Về tư tưởng chính trị; Về đạo đức, lối sống, tác phong; Tự phê bình,
phê bình; Về quan hệ với nhân dân; Về trách nhiệm trong công tác; Về ý thức tổ
chức kỷ luật; Về đoàn kết nội bộ.
II. Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên ở
bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa
2.1 Khái quát về bệnh viện
* Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá được chính thức thành lập ngày
14/6/1972 trên cơ sở khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Tỉnh vào thời điểm mà
6


cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ II của đế quốc Mỹ vào Miền Bắc địa điểm ban

đầu tại hang Chùa Chặng - xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm Thuỷ. Từ 1977 - 1985 sau
một thời gian sắp xếp, ổn định cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc ở cơ sở
mới gần Cầu Voi thuộc thôn Trường Sơn, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương
(nay thuộc xã Quảng Thắng - Thành phố Thanh Hoá), từ 01 năm 01 năm 1977,
Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá đã chính thức đi vào hoạt động bình thường để
khám và tiếp thu bệnh nhân mới vào điều trị thực hiện chỉ tiêu 50 giường bệnh
nội trú và 50 giường ngoại trú.
Đến nay với sự nỗ lực của tập thể cán bộ viên chức, chịu khó vượt mọi
gian nan, thử thách vươn lên làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần trên
địa bàn của tỉnh. Hiện nay bệnh viện có 19 khoa phòng, bộ phận với 350 giường
bệnh thực kê; 250: Biên chế 203, hợp đồng 47; trong đó tiến sỹ: 01; thạc sỹ: 02;
BSCKII: 07; BSCKI: 24, bác sỹ 12; ĐH và CĐ điều dưỡng: 64; ĐDTC và KTV
TC: 68; DS chuyên khoa I: 2; DS Đại học: 2; DS trung học 9; Đại học khác 23;
người lao động khác 41. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất được đầu
tư xây dựng theo hướng hiện đại hoá. Những năm qua công tác khám và điều trị
của Bệnh viện đã đạt được nhiều kết quả tốt theo hướng đa khoa hoá, đa dạng
hoá. Bệnh viện cũng đã theo dõi và quản lý tốt bệnh nhân tuyến cơ sở, tăng
cường chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng… Kết quả trên đã được nhà
nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III, II; Bộ Y tế, UBND Tỉnh
tặng cờ và nhiều bằng khen cho tập thể và cá nhân Bệnh viện.
Ngày 17 tháng 8 năm 2012 bệnh viện vinh dự được UBND Tỉnh nâng
hạng bệnh viện lên Bệnh viện hạng I.
*Chức năng nhiệm vụ
- Chức năng:
+ Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh
tâm thần ở tuyến cao nhất.
+ Là cơ sở tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành tâm thần, chỉ đạo tuyến.

7



+ Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ
thuật hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới để phục vụ sức
khoẻ nhân dân.
- Nhiệm vụ:
+ Trực tiếp khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho
người bệnh tâm thần các tỉnh, thành phố từ Huế trở ra ở tuyến cao nhất.
+ Đào tạo cán bộ.
+ Nghiên cứu khoa học.
+ Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật.
+ Hợp tác quốc tế.
+ Quản lý bệnh viện.
* Bệnh viện được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao theo phân cấp của Bộ y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ y tế
và trước pháp luật về hoạt động của mình.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về cải
cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại
bệnh viện đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo
mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng
yêu cầu thời kỳ đổi mới. Cơ quan đã triển khai cuộc vận động xây dựng người
cán bộ viên chức "Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu" đến cuộc vận
động "Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm thực thi
công vụ của cán bộ, viên chức" đã làm chuyển biến trong nhận thức, ý thức
trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, sáng tạo, năng động; việc học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã trở thành nhu cầu cần thiết của cán
bộ, viên chức trong cơ quan, giúp cho việc khám, chữa bệnh được chính
xác, nhanh chóng đem lại hiệu quả cao hơn trong công việc, góp phần quan
trọng vào thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện. Mỗi khoa, phòng
đều có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện hết chức năng nhiệm vụ
được giao cùng với chất lượng phục vụ tốt, trong nhiều năm qua, bệnh viện tâm

thần Thanh Hóa luôn là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi người bệnh.
8


2.2 Thực hiện “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên ở bệnh
viện Tâm thần Thanh Hóa”
Thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Quy
định số 101- QÐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về “Trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, vừa
qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã ban hành Quy chế nêu
gương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của cán
bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy và cơ quan, đơn vị.
Toàn Đảng bộ Bệnh viện Tâm thần đã tạo được sự hưởng ứng, tham gia
tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và đã đạt được những kết quả quan
trọng. Kết quả thực hiện Chỉ thị 03 đã khẳng định, việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa cấp bách, trước mắt, vừa có ý nghĩa
cơ bản, lâu dài. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trở thành
sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ cơ quan. Một vấn đề được Đảng
bộ bệnh viện đặc biệt coi trọng đó là việc “làm theo” tấm gương đạo đức của
Người và gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân cán bộ, đảng viên và người
lao động. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự quản lý, điều hành của
chính quyền, nội dung hoạt động của các tổ chức đoàn thể có bước đổi mới,
quan tâm, chăm lo đến lợi ích chính đáng của người lao động và giúp cho tổ
chức Đảng có thêm biện pháp để quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên ngày một
tốt hơn. Trong xây dựng Đảng, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối
sống, phong cách Hồ Chí Minh cho các cán bộ, đảng viên được đảng bộ chú

trọng. Đặc biệt, quan tâm đến công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng
viên trong việc tự phê bình và phê bình, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thực
hiện thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Mỗi cán bộ, đảng
viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt thể hiện tính gương mẫu trong việc rèn
9


luyện phẩm chất đạo đức, tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lãnh
đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là một trong những giải pháp cơ
bản để lôi cuốn, nêu gương sáng trong việc học tập và làm theo Bác.
Trong những năm qua tập thể Cán bộ, nhân viên Bệnh Viện Tâm Thần
Thanh Hóa đã Thực hiện tốt Quyết định số 2151/QĐ - BYT ngày 04 tháng 6
năm 2015 của Bộ Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện cuộc
vận động “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài
lòng của người bệnh”. Các khoa, phòng trong bệnh viện luôn thực hiện tốt câu
khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu
đáo”. BỆNH VIỆN XANH SẠCH ĐẸP
Bên cạnh đó, Ban chấp hành Đảng bộ tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí. Thường xuyên phát động
các phong trào học tập và làm theo lời Bác như: tặng quà cho các cháu thiếu nhi
là con cán bộ, nhân viên nhân dịp 1/6, tết trung thu... Phối hợp với các địa
phương tổ chức chương trình khám bệnh phát thuốc miễn phí, tặng quà cho gia
đình chính sách, gia đình có công với cách mạng và gia đình có hoàn cảnh khó
khăn của huyện Bá Thước, Quan Hóa, Lang Chánh…Phong trào hiến máu tình
nguyện hàng năm được cán bộ, nhân viên tham gia hưởng ứng tích cực.
Hàng năm, Đảng bộ bệnh viện luôn chủ động xây dựng, bổ sung để hoàn
thành hệ thống quy chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới, phát huy tính chủ
động, sáng tạo và chuyên sâu trong công tác chuyên môn, góp phần đổi mới
công tác quản lý điều hành. Qua đó xây dựng môi trường làm việc, nâng cao
nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người lao động trong

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo ra môi trường, điều kiện bảo đảm thực
hiện tốt các nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Trong điều hành, xử lý
công việc, lãnh đạo bệnh viện luôn có thái độ nhiệt huyết để khơi dậy tinh thần
làm việc cho nhân viên, có ý thức nâng cao trình độ, sâu sát và trách nhiệm
trong công việc…
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một thực tế: còn một số cán bộ, đảng viên
và người lao động trong cơ quan hiện nay làm việc với tinh thần trách nhiệm
10


chưa chủ động, tích cực, thể hiện ở chỗ: Một số cán bộ, đảng viên bảo thủ trong
cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm việc
quan liêu, hành chính hoá, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái
độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, nói nhưng không làm,…
3. Một số giải pháp nâng cao “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ,
đảng viên ở bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa”
Thứ nhất, là người đứng đầu cấp ủy và đơn vị bệnh viện Tâm thần phải
nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tu dưỡng, rèn
luyện, tự giác, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh;
Thứ hai, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ. Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên phải theo phương
châm “Trên trước, dưới sau”, “Trong trước, ngoài sau”, “Học đi đôi với làm
theo”; cấp ủy viên nêu gương cho đảng viên, đảng viên nêu gương cho quần
chúng; cán bộ cấp trên nêu gương cho cán bộ cấp dưới; thủ trưởng đơn vị nêu
gương cho công chức, viên chức và người lao động.
Thứ ba, việc nêu gương của cán bộ, đảng viên được thể hiện toàn diện
trên các mặt về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong; tự phê bình và

phê bình; quan hệ với Nhân dân; trách nhiệm trong công tác; ý thức tổ chức kỷ
luật và đoàn kết nội bộ... Trong đó, nội dung nêu gương về trách nhiệm trong
công tác, cần nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu
quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động,
công tác.
***thêm giải pháp y đức vào ý này***
Thứ tư, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm. Hiểu và thực hiện đúng

11


chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương,
có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc;
Thứ năm, chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp,
chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ,
bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm”.
Đặc biệt:
- Đối với người đứng đầu cấp ủy và đơn vị, ngoài nội dung nêu gương
theo các mặt trên, thêm yêu cầu đảng viên là người đứng đầu cấp ủy và cơ quan,
đơn vị phải có năng lực tham gia, quyết định và tổ chức thực hiện tốt những
nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của mình; có bản lĩnh chính trị
vững vàng; năng lực điều hành, tập hợp quần chúng, biết sử dụng nhân tài, phối
hợp công tác; có khả năng đúc rút kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn; có phong
cách làm việc khoa học, nói đi đôi với làm, sâu sát thực tế; biết lắng nghe, nhạy
bén, có năng lực dự báo nắm bắt thời cơ, biết quyết đoán, biết làm, dám chịu
trách nhiệm, có năng lực làm công tác tư tưởng và công tác vận động quần
chúng.
- Đối với cấp ủy các chi bộ ở các phòng, khoa có trách nhiệm lãnh đạo

cán bộ, đảng viên ở các chi bộ mình nâng cao nhận thức, nắm vững về ý nghĩa,
mục đích, yêu cầu; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cấp ủy, trước hết là
của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên. Cấp ủy cơ sở tùy theo đặc thù, tình
hình, điều kiện của đơn vị, xác định rõ những nội dung đột phá nhằm làm
chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, nhất là đổi mới phong cách, tác phong công tác gần dân, sát dân, lắng
nghe, đối thoại với Nhân dân; chống bệnh thành tích, hình thức; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; nâng cao tinh thần trách nhiệm,
quyết liệt trong công việc, “nói đi đôi với làm”. Chủ động phát hiện, ngăn ngừa,
đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện tiêu cực về tư tưởng và hành động
(nói, viết, làm) trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

12


của Nhà nước. Kịp thời đấu tranh phòng, chống sự suy thoái về đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên.
Thứ sáu, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý; xây dựng mối
đoàn kết thống nhất cao, chống trì trệ, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt trong đơn vị; phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Thứ bảy, để nâng cao hiệu quả trong việc nêu gương, đảng ủy bệnh viện
cần phân công cấp ủy của các khoa, phòng hoặc đảng viên phụ trách cụ thể các
lĩnh vực công tác trong cơ quan, đơn vị, trong các tổ chức đoàn thể; tăng cường
lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng; chủ động xây dựng
chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát và tiến hành kiểm tra, giám sát theo
quy định; tổ chức thẩm tra xác minh, kết luận kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền giải quyết, không để tồn đọng, kéo dài. Xử lý nghiêm minh,

kịp thời những cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các hiện tượng
biểu hiện quan liêu, thiếu dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ và trù dập người đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

13


C. KẾT LUẬN

Việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và
thực hiện “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên ở bệnh viện Tâm thần
Thanh Hóa” có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là cơ sở để cho bản thân mỗi
cán bộ, đảng viên có được nhận thức đúng đắn về giữ gìn, không ngừng tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân
tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể. Đồng thời, có ý thức nghiêm túc
khắc phục những khuyết điểm trong phong cách làm việc, phong cách sống, thói
quen làm việc, sinh hoạt... làm ảnh hưởng đến đơn vị cũng như đối với bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân (nhân dân). Qua việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Bác đã xuất hiện nhiều tấm gương bình dị, gần gũi với việc
làm thiết thực, từ đó xây dựng thái độ chính trị vững vàng và vận dụng hiệu quả
vào thực thi nhiệm vụ cũng như việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Dân chủ
trong Đảng từng bước được củng cố và mở rộng; kỷ cương, kỷ luật trong sinh
hoạt chi bộ được nâng lên và thực hiện một cách nghiêm túc. Việc tự giác làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn đảng bộ bệnh viện đã thực sự
trở thành phong trào rộng lớn, thường xuyên của tập thể và mỗi cá nhân, tạo
nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để bệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị
và công tác xây dựng Đảng, góp phần xây dựng bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa
ngày càng phát triển./.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Học viên


Mai Văn Tiệp

14



×