Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phạt vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.76 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
Mã ngành : 83.38.01.07

PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ SỸ ANH

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ SỸ ANH

PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã ngành: 83.38.01.07

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS : ĐINH VĂN THANH


Hà Nội, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Đại học Mở Hà
Nội, đến nay tôi đã hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp. Để có được
kết quả đó, trước hết tôi vô cùng cám ơn PGS- TS Đinh Văn Thanh, là
người tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình lựa chọn đề tài , xác định
hướng nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo của Khoa sau Đại
học – Viện Đại học Mở Hà Nội, các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Luận văn là công trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học của bản
thân, nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của
các thầy cô, các đóng góp của các độc giả quan tâm đến vấn đề này để
luận văn của tôi hoàn thiện hơn nữa
Tôi xin chân thành cám ơn !

Ký tên

Lê Sỹ Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và trích dẫn trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu của Luận văn không trùng với các công trình khoa học
khác đã công bố.


Người cam đoan

Lê Sỹ Anh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………...……1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM
HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI……………………………………....7
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh
thương mại ....................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại………….7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại…...10
1.1.3. So sánh chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng kinh doanh thương mại………………………………………………………...12
1.2. Lý luận pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại .........
1.2.1. Phạt vi phạm hợp đồng là một biện pháp chế tài pháp luật ...............................14
1.2.2. Điều kiện áp dụng và nội dung chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo quy định
của pháp luật ..................................................................................................................9
1.2.3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm phạt hợp đồng kinh doanh thương
mại…………………………………………………………………………………...23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀPHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY……………………………………………………………………33
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh
thương mại ...................................................................................................................33
2.1.1. Các quy định của Bộ luật Dân sự liên quan đến phạt vi phạm hợp đồng kinh
doanh thương mại ........................................................................................................33
2.1.2 Các quy định của Luật Thương mại liên quan đến phạt vi phạm hợp đồng kinh
doanh thương mại .......................................................................................................38

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh
thương mại ở Việt Nam…………………………………………………………….41
2.2.1. Thực tiễn tình hình phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại ở Việt Nam
thời gian qua ………………………………………………………………………...41


2.2.2. Những hạn chế, bất cập qua áp dụng pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh
doanh thương mại và những nguyên nhân...........…………………………………...50
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM…..60
3.1. Định hướng chung trong hoàn thiện pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng
kinh doanh thương mại…………………………………………………………….60
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại……………………….……..65
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………77


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

LTM

Luật Thương mại

CƯV


Công ước Viên

PICC

Principles of International Commercial

BTTH

Bồi thường thiệt hại

HĐKDTM

Hợp đồng kinh doanh thương mại

SKBKK

Sự kiện bất khả kháng



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bước sang nền kinh tế thị trường, do được thiết lập trên nền tảng pháp lý của
quyền tự do kinh doanh, quan hệ thương mại và đầu tư có phương thức hình thành
chủ yếu là thông qua quan hệ hợp đồng. Sự thoả thuận, thống nhất ý chí một cách tự
nguyện, bình đẳng giúp cho các bên cùng có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện
các mục tiêu nghề nghiệp của mình. Pháp luật hợp đồng với sứ mệnh là nền tảng
pháp lý của mọi sự thoả thuận tự nguyện luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết
lập các quan hệ hợp đồng bình đẳng, an toàn cùng có lợi cho tổ chức, cá nhân.
Từ khi Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005 (hiện nay là

Bộ luật Dân sự năm 2015) được ban hành, sự điều chỉnh đối với các quan hệ hợp
đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng đã có sự thay đổi
căn bản. Pháp luật đã quy định rõ nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các điều
khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu một bên có hành vi vi phạm gây thiệt hại
cho bên kia thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. Việc quy định các hình
thức chế tài trong thương mại có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo ổn định các quan
hệ hợp đồng, trật tự pháp luật, khôi phục lợi ích của bên bị vi phạm, giáo dục ý thức
pháp luật về hợp đồng.
Trong nội dung hợp đồng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, nên không thể
điều khoản về chế tài khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Biện
pháp chế tài đó có thể là buộc thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt hợp đồng
hoặc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nghiên cứu về hợp đồng nói chung và nghiên
cứu về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại cần được nghiên cứu
tổng thể trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng đang còn
nhiều vướng mắc, bất cập như: Chưa có quy định về hình thức lỗi trong trường hợp
miễn trách nhiệm do lỗi của bên có quyền, lỗi vô ý, lỗi cố ý trong việc dẫn đến miễn
trách nhiệm có một vai trò quan trọng xác định trách nhiệm của các bên; quy định về
phạt vi phạm hợp đồng chưa phù hợp các quy định của Công ước Viên về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, do đó, khi hội nhập gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế áp

1


dụng cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến các căn cứ phạt vi phạm hợp
đồng. Những quy định về căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng còn
mang tính chất sơ sài, chung chung và thiếu tính chi tiết. Bên cạnh đó, những quy
định về miễn trách nhiệm pháp lý, về mức phạt hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm
2015 và Luật Thương mại năm 2005 còn nhiều những vấn đề chưa thống nhất và cụ
thể, gây khó khan cho quá trình soạn thảo điều khoản chế tài do vi phạm nghĩa vụ

theo hợp đồng cũng như thực tiễn áp dụng.
Vì các lý do đã phân tích ở trên, với mong muốn hoàn thiện các quy định pháp
luật cũng như nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh, thương mại, nên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phạt vi
phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật
học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng nói chung, và các biện pháp chế tài
đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại nói riêng đã được
nhiều công trình nghiên cứu trong những năm qua đề cập. Có thể dẫn ra các công
trình là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp như:
- Lê Thành Tín (2013), “Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng theo pháp luật Việt
Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội;
- Nguyễn Thị Nhàn (2013), “Phạt vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương
mại Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội;
- Nguyễn Thị Thúy (2013), “Chế tài trong thương mại theo pháp luật thương
mại Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội;
- Nguyễn Thị Thu Nga (2018) “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
kinh doanh, thương mại”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Học viện Khoa học
Xã hội;
- Khúc Thị Trang Nhung (2014) “Những vấn đề về miễn trách nhiệm pháp lý
do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;

2


- Nguyễn Thị Hoàng Yến (2015), “Pháp luật về phạt vi phạm và bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng thương mại - Thực tiễn áp dụng”, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Nguyễn Hải Long (2016), “Các chế tài đối với vi phạm hợp đồng song vụ
theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Học viện Khoa học
Xã hội;
- Lê Thị Tuyết Hà (2016), “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương
mại ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ luật học, Khoa Luật, Học viện Khoa học
Xã hội…
Cùng với các công trình là luận án, luận văn…, còn có các bài viết đăng trên
báo và tạp chí chuyên ngành như:
- Bài viết “Quy định về chế tài trong Luật Thương mại 2005 - Một số vướng
mắc và kiến nghị” của tác giả Lê Văn Sua, Tòa án quân sự Khu vực 1 – Quân khu 9
đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Bài viết “Bàn về hình thức chế tài phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của Luật sư Đặng Bá Kỹ trên Thời báo Kinh tế
Sài Gòn;
- Bài viết “Phân tích về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
thương mại”trên ;
- Bài viết “Phạt vi phạm hợp đồng: Đầu xuôi, đuôi không lọt” trên báo Đầu tư
chứng khoán;
- Bài viết “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2005”
của tác giả ThS. Nguyễn Việt Khoa, giảng viên Khoa Luật Kinh tế, Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát;
- Bài viết “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định
của pháp luật Việt Nam” của các tác giả PGS.TS. Dương Anh Sơn và PGS.TS. Lê
Thị Bích Thọ trên ...
Các công trình trên đây đều đề cập nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý đối với
các chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại,
tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về phạt vi phạm hợp đồng

3



trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Trong chế tài phạt hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh thương mại, điều quan trọng là các bên phải có thỏa thuận trong hợp đồng
và thỏa thuận về mức phạt hợp lý phù hợp các quy định của pháp luật. Vì vậy, rất cần
một nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý luận, nêu ra thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng, để từ đó, chỉ ra hướng hoàn thiện biện pháp chế tài phạt vi phạm hợp
đồng,đặc biệt là hợp đồng kinh doanh, thương mại. Bởi vậy, việc nghiên cứu và làm
rõ các vấn đề qua đề tài “Phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh thương mại”không
có sự trùng lặp với các công trình kể trên.Tuy nhiên, các công trình đã công bố sẽ là
nguồn tư liệu quý báu để tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thiện Luận văn của
mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân
tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phạt vi phạm
hợp đồng kinh doanh thương mại ở Việt Nam, từ đó, đề xuất phương hướng và giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh
doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục đích ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được xác định là:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh
doanh thương mại; khảo cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về vấn đề này.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về
phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay.
- Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại ở Việt
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, thực tiễn và hệ thống

quy định của pháp luật Việt Nam về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại...

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại; các quy định pháp luật của
Việt Nam về vấn đề này và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại.
Về không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng việc áp dụng chế tài
phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại tại Việt Nam.
Về mặt thời gian: Tác giả nghiên cứu những vấn đề phát sinh từ khi Luật
Thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin, kết hợp các phương pháp
nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hóa
trong khi tìm hiểu, đánh giá pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương
mại tại Việt Nam hiện nay nhằm tìm ra những hạn chế và đề xuất định hướng hoàn
thiện phù hợp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Trên cơ sở nghiên cứu góp phần làm rõ các vấn đề lý luậnpháp luậtvề phạt vi
phạm hợp đồng kinh doanh thương mại, luận văn đánh giá đúng vai trò của chế tài
pháp luật phạt vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại.
- Góp phần làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng

kinh doanh thương mại ở Việt Nam, qua đó, tác động đến các chủ thể kinh doanh,
thương nhân trong việc nhận thức tầm quan trọng của thỏa thuận điều khoản trong
hợp đông và áp dụng pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại ở
Việt Nam hiện nay.

5


- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết nhược điểm của pháp luật hiện hành,
hoàn thiện các quy định pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại,
bảo đảm tính khách quan, toàn diện, phù hợp thực tiễn và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng kinh
doanh thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về phạt vi phạm hợp
đồng kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phạt vi phạm
hợp đồng kinh doanh thương mại ở Việt Nam

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phạt vi phạm hợp đồng kinh
doanh thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng kinh doanh thương mại

Quan hệ kinh doanh thương mại được xác lập và thực hiện thông qua hình
thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng. Theo pháp luật về doanh nghiệp và thương mại,
hợp đồng kinh doanh thương mại có bản chất của hợp đồng nói chung, là sự thỏa
thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ
thương mại.Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại của Việt Nam không đưa ra định
nghĩa về hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại, song có thể xác định bản
chất pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại trên cơ sở quy định của Bộ
luật Dân sự về hợp đồng. Từ đó cho thấy, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là
một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Có thể xem xét hợp đồng kinh doanh thương
mại trong mối liên hệ với hợp đồng dân sự theo nguyên lý của mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng. Nhiều vấn đề về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được
điều chỉnh bởi pháp luật không có sự khác biệt với các hợp đồng dân sự, như: Giao
kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu… Bên cạnh đó, xuất phát
từ yêu cầu của hoạt động thương mại, một số vấn đề về hợp đồng trong kinh doanh,
thương mại được quy định trong pháp luật thương mại có tính chất là sự phát triển
tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về hợp đồng (như chủ thể, hình
thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng...).
Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ thương mại, hợp đồng trong kinh doanh,
thương mại có những đặc điểm nhất định để nhận biết và phân biệt với các loại hợp
đồng khác. Cụ thể là:
- Về chủ thể, hợp đồng kinh doanh, thương mại được thiết lập chủ yếu giữa
các chủ thể kinh doanh (chủ yếu là thương nhân). . Theo quy định của Luật Thương

7


mại, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động kinh doanh thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh. Điểm mấu chốt là tất cả chủ thể của quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại
đều phải có đăng ký kinh doanh, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân

nước ngoài.
- Về hình thức, hợp đồng kinh doanh, thương mại có thể được thiết lập dưới
hình thức văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong
những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng kinh
doanh, thương mại bằng hình thức văn bản (như hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế,
hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại...). Luật
Thương mại cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hình thức thức văn bản bằng
các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị tương
đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.
- Về mục đích, các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh, thương mại là
hướng tới mục tiêu lợi nhuận.
- Về nội dung,hợp đồng kinh doanh thương mại cũng chứa đựng các điều
khoản cụ thể về chủ thể; đối tượng; quyền và nghĩa vụ của các bên; các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụhợp đồng; các biện pháp chế tài khi vi phạm nghĩa vụ; điều
khoản về giải quyết tranh chấp… Hợp đồng kinh doanh, thương mại bao gồm các loại
chủ yếu như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ; những hợp đồng trong
các hoạt động đầu tư thương mại đặc thù khác (hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, hợp
đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp...).
1.1.1.2. Khái niệm vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại
Khi một hợp đồng kinh doanh thương mại được xác lập và có hiệu lực pháp
luật thì quyền và nghĩa vụ của các bên thỏa thuận trong hợp đồng luôn được pháp luật
thừa nhận và bảo vệ. Hành vi vi phạm hợp đồng được hiểu là "việc một bên không
thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa
thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”1. Hành vi vi phạm hợp đồng

1

Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005


8


kinh doanh thương mại là xử sự của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các
nghĩa vụ đã thỏa thuận và cam kết theo hợp đồng. Đó làhành vi không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng, đồng
thời đó chính là căn cứ xácđịnh yếu tố lỗi của chủ thể hợp đồng. Xác định lỗi của chủ
thể là tổ chứcvi phạm hợp đồng thì cần căn cứ vào lỗi của người đại diện cho tổ
chứcđã giao kết và thực hiện hợp đồng đó. Ngoài ra, phạm vi ràng buộc các hành vi
vi phạm hợp đồng không chỉ có trong hợp đồng các bên ký kết và trong các quy định
của Luật Thương mại năm 2005, mà còn được quy định tại các văn bản pháp luật liên
quan khác. Như vậy, xác định hành vi vi phạm hợp đồng (xác định yếu tố lỗi) không
căn cứ vào hậu quả đã xảy ra hay chưa, thiệt hại đã có hay chưa, mà căn cứ vào hành
vi của chủ thể hợp đồng thực hiện hay không thực hiện những điều khoản về nghĩa vụ
đã cam kết trong hợp đồng.
Căn cứ xácđịnh hành vi vi phạm hợp đồng nhằm giúp cho việc áp dụng các
biện pháp chế tài nói chung và chế tài phạt vi phạm nói riêng. Việc xác định, chứng
minh hành vi vi phạm hợp đồng có ý nghĩa quan trọng, quyết định trong việc áp dụng
chế tài đối với bên vi phạm. Điều này dựa trên việc xem xét đề hành vi vi phạm hợp
đồng là vi phạm cơ bản hay không cơ bản. Luật Thương mại năm 2005 cũng đưa ra
khái niệm: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy
đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy
định của Luật này”2. Ngoài ra, Luật Thương mại năm 2005 còn quy định: “Vi phạm
cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm
cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”3. Tuy nhiên, về
mặt pháp lý, hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc phải là vi phạm cơ bản thì mới
phát sinh trách nhiệm phạt vi phạm. Do đó, bên bị vi phạm hoàn toàn có quyền yêu
cầu bên vi phạm trả tiền phạt vi phạm cho dù đó không phải là vi phạm cơ bản. Quan
điểm của tác giả là ùng hộ việc phạt vi phạm chỉ khi đó là vi phạm cơ bản. Vì khi một
vi phạm mà không ảnh hưởng tới mục đích của việc giao kết hợp đồng, không có

thiệt hại thì theo nguyên tắc thiện chí, hợp tác của Bộ luật Dân sự, các bên nên tiếp

2
3

Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005
Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005

9


tục cùng nhau thực hiện hợp đồng thay vì “chăm chăm” tìm cách phạt tiền lẫn nhau,
ảnh hưởng tới sự bền vững trong quan hệ của hai bên tham gia ký kết hợp đồng.
Theo quy định của Công ước Viên 1980, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi
phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố là: Phải có sự vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng, sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một
bên mất đi điều mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng và thứ ba là bên vi
phạm hợp đồng không thể nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó.
Như vậy, hợp đồng kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận mang tính bắt
buộc giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong
quan hệ kinh doanh thương mại. Nhằm đảm bảo các thỏa thuận trong hợp đồng được
thực thi trên thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền, thì bên có
nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ. Nếu các bên vi phạm nghĩa vụ đã cam kết
theo hợp đồng, thì tùy tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm sẽ
phải chịu những biện pháp chế tài cụ thể trong đó có biện pháp chế tài về phạt hợp
đồng.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh thương
mại
Phạt vi phạm hợp đồng không chỉ đơn giản là biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ hay hình thức trách nhiệm hợp đồng, hơn thế nữa nó là công cụ pháp lý linh

hoạt và hữu hiệu đấu tranh cho việc thi hành đúng và đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng, là
công cụ có thể sử dụng ngay tức khắc mà không cần đợi đến khi có thiệt hại xảy ra.
Điều đó lý giải tại sao phạt vi phạm được áp dụng khá phổ biến trong hợp đồng
thương mại quốc tế”4.
Phạt vi phạm” hay còn gọi là “phạt vi phạm hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Việc phạt vi phạm hợp đồng không mang tính bắt buộc, mà do các bên thỏa thuận với
nhau. Tuy nhiên thỏa thuận này (nếu có), thì phải thể hiện rõ trong hợp đồng. Nếu
trong hợp đồng không có nội dung này, thì xem như hai bên không thỏa thuận.

4

O.S.Ioffe: Luật Trái vụ, NXB Pháp lý, Matxcơva, 1975, p160, 163.

10


Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ, được áp dụng phổ biến đối với tất cả các
hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng, không cần tính đến hành vi đó đã gây
ra thiệt hại hay chưa gây thiệt hại. So với chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”,
chế tài phạt hợp đồng cứng rắn hơn và có chức năng chủ yếu là trừng phạt, phòng
ngừa vi phạm hợp đồng, đề cao ý thức tôn trọng pháp luật nói chung và pháp luật hợp
đồng nói riêng.
Mục đích chủ yếu mà bên bị viphạm hướng tới khi áp dụng hình thức chế tài
này không phải là “hành vi” giống như buộc thực hiện đúng hợp đồng, mà là khoản
tiền phạt mà bên vi phạm phải trả. Khi giao kết hợp đồng, các bên có thể thoả thuận
về một khoản tiền phạt hợp đồng, nếu xảy ra vi phạm, bên bị vi phạm có quyền đòi
khoản tiền phạt mà không được quyền đòi bồi thường thiệt hại. Với thực tế như vậy,
chế tài phạt vi phạm dường như được áp dụng nhằm đồng thời hai mục đích: (i) Răn
đe, ngăn chặn vi phạm hợp đồng (trong trường hợp có vi phạm thì bên vi phạm sẽ

phải nộp "phạt" không phụ thuộc vào việc thực tế vi phạm đó có gây ra thiệt hại cho
bên kia không); (ii) Bồi thường thiệt hại theo mức định trước (tức là nếu có vi phạm
gây thiệt hại thì bên bị thiệt hại không được quyền đòi bồi thường thiệt hại theo mức
thiệt hại thực tế mà chỉ được đòi khoản tiền đã xác định trước mặc dù thực tế không
có thiệt hại hoặc thiệt hại có thể là thấp hơn hoặc cao hơn mức quy định này).
Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi pháp luật (các bên có quyền
thỏa thuận về mức phạt nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy
định). Quan điểm của các nước trên thế giới về chế tài phạt vi phạm đều cho rằng,
phạt vi phạm là tiền bồi thường ước tính (tính trước). Như vậy, điều quan trọng là các
bên phải có sự thỏa thuận, dự kiến trước về mức phạt trong hợp đồng mua bán. Tuy
nhiên, các nước lại có quy định khác nhau về mối quan hệ giữa thiệt hại và số tiền
phạt vi phạm. Luật Anh - Mỹ cho rằng, trong trường hợp bên bị vi phạm không có
thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai bên hoàn toàn quyết định. Nếu bên bị vi phạm có
thiệt hại thực tế thì tiền phạt phải thấp hơn thiệt hại thực tế (đây là quy phạm bắt
buộc, nếu cao hơn thì chế tài này không có giá trị). Luật của Cộng hòa Pháp thì quy
định rằng, trong trường hợp bên bị vi phạm không có thiệt hại thực tế thì mức phạt do
hai bên thỏa thuận. Còn khi có thiệt hại thực tế, theo nguyên tắc, tiền phạt phải thấp

11


hơn thiệt hại thực tế. Nhưng trên thực tế, các cơ quan tư pháp vẫn thừa nhận trường
hợp mà tiền phạt cao hơn giá trị thiệt hại thực tế (quy phạm tùy ý). Riêng Luật của
Cộng hòa Liên bang Đức lại cho rằng, đã phạt là trừng phạt, do đó, khi bên bị vi
phạm có thiệt hại thực tế thì tiền phạt vi phạm luôn cao hơn thiệt hại thực tế. Các
nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam thì thừa nhận tiền phạt là tiền bồi
thường tính trước. Nếu bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế cao hơn so với tiền phạt vi
phạm đã thỏa thuận thì cho phép bên bị vi phạm được quyền lựa chọn hoặc là đòi tiền
phạt, hoặc là đòi tiền bồi thường thiệt hại5.
1.1.3. So sánh chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do vi

phạm hợp đồng
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hai chế tài khá phổ
biến trên thực tế hiện nay, được quy định trong khá nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau, nổi bật nhất là Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Bộ luật Dân sự
quy định: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi
phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”6. Còn Luật Thương mại
quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản
tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp
miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”7. Như vậy, định nghĩa về phạt
vi phạm của cả hai văn bản pháp luật là giống nhau, đều chỉ một khoản tiền mà bên vi
phạm nghĩa vụ trả cho bên kia nếu cả hai bên có thoả thuận điều này.
Bộ luật Dân sự không có định nghĩa về bồi thường thiệt hại.Trong khi đó,
Luật Thương mại thì định nghĩa “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường
những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”8. Vận dụng
các quy định có liên quan trong Bộ luật Dân sự thì khái niệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng thương mại của Luật Thương mại cũng tương tự như bồi thường thiệt
hại cho các hợp đồng dân sự, đều chỉ nghĩa vụ phải bù đắp những tổn thất do việc vi

5

Dẫn theo Hoàng Thị Thu Thủy (2017) “Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
hàng hóa theo pháp luật thương mại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Học viện Khoa học Xã
hội, tr. 26.
6
Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015.
7
Điều 300 Luật Thương mại năm 2005.
8
Khoản 1Điều 302 Luật Thương mại năm 2005.


12


phạm hợp đồng gây ra. Tuy nhiên, cần phải làm rõ sự khác biệt của giữa phạt vi phạm
và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng kinh doanh thương mại.
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài khác nhau. Bên bị vi phạm
chỉ được phạt vi phạm khi có thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, bên bị vi phạm
được bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có thỏa thuận.
Về phạt vi phạm, chế tài này chỉ được áp dụng khi khi thỏa thuận được cụ thể
hóa thành điều khoản trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức
phạt vi phạm và thể hiện chi tiết nội dung này trong hợp đồng. Đây là căn cứ để bên
vi phạm trả tiền phạt vi phạm cho bên bị vi phạm. Trường hợp các bên chỉ quy định
trong hợp đồng về phạt vi phạm nhưng không nêu mức phạt cụ thể hoặc mức phạt
vượt quá mức này khi có tranh chấp xảy ra, mức phạt hợp đồng sẽ được các cơ quan
có thẩm quyền xem xét áp dụng.
Đối với bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh dù
không có thỏa thuận giữa các bên, khi hội tụ đủ các yếu tố: Có hành vi vi phạm hợp
đồng, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm về thiệt
hại trên thực tế xảy ra. Pháp luật không giới hạn mức tối đa bên vi phạm phải bồi
thường mà chỉ quy định mức bồi thường phải bao gồm tổn thất thực tế, trực tiếp mà
bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, pháp luật cũng
quy định các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
Nếu một hợp đồng kinh doanh thương mại có quy định điều khoản phạt vi
phạm và khi vi phạm và có thiệt hại xảy ra, bên bị vi phạm có thể áp dụng cùng lúc cả
hai chế tài: Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của
mình khi ký kết hợp đồng, các bên cần lưu ý xây dựng điều khoản phạt vi phạm trong
hợp đồng.
Trong thực tế giải quyết tranh chấp, các bên thường có sự nhập nhằng giữa
khoản tiền bồi thường thiệt hại và tiền phạt vi phạm. Về mặt khái niệm, phạt vi phạm

chỉ một khoản tiền mà bên vi phạm nghĩa vụ phải trả cho bên kia. Khoản tiền này
không liên quan gì đến tổn thất mà bên kia phải chịu. Còn bồi thường thiệt hại chỉ
việc bồi đắp những tổn thất mà bên vi phạm nghĩa vụ phải làm.

13


Về nguyên tắc, phải có thiệt hại mới phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Còn với phạt vi phạm, không có thiệt hại thì vẫn phát sinh nghĩa vụ trả tiền.Về mục
đích, phạt vi phạm được đặt ra để răn đe bên kia cố gắng tuân thủ hợp đồng. Còn bồi
thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu.Về căn cứ xác
định trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi hội
tụ đủ bốn yếu tố sau: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng, (ii) Lỗi, (iii) Có thiệt hại thực
tế xảy ra, (iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
xảy ra. Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ nếu các bên thoả thuận khác.
Trách nhiệm phạt vi phạm phát sinh chỉ cần hai yếu tố: Có hành vi vi phạm
hợp đồng và lỗi. Thực tế, đôi khi một bên có lỗi và hành vi vi phạm hợp đồng nhưng
không có thiệt hại xảy ra. Lúc này sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng, còn trách nhiệm trả tiền phạt vi phạm sẽ phát sinh nếu hai bên có
thoả thuận về điều này. Cần lưu ý là chỉ khi có thoả thuận về phạt vi phạm thì mới
phát sinh trách nhiệm phạt vi phạm. Còn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì dù
trong hợp đồng, hai bên không thoả thuận về điều này thì khi hội tụ đủ bốn yếu tố
trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn xảy ra.
1.2. Lý luận pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng kinh doanh
thương mại
1.2.1. Phạt vi phạm hợp đồng là một biện pháp chế tài pháp luật
Khi một hợp đồng kinh doanh thương mại đã được giao kết hợp pháp và phát
sinh hiệu lực pháp luật, thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa
thuận trong hợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả
bên vi phạm phải chịu các hình thức trách nhiệm – chế tài. Đó là các biện pháp tác

động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi
phạm cam kết hợp đồng kinh doanh thương mại. Nếu một bên vi phạm hợp đồng thì
phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do hành vi vi phạm đó gây ra.
Theo Luật Thương mại Việt Nam, các chế tài do vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh thương mại mà bên bị vi phạm có quyền được lựa chọn áp dụng hoặc yêu cầu
áp dụng chế tài, bao gồm các loại sau9:

9

Điều 292 Luật Thương mại năm 2005.

14


- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài,theo đó, bên bị vi phạm
yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp
đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
- Phạt hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó, bên vi
phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định do pháp luật
quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở của pháp luật.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong thương mại là việc một bên tạm thời
không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng trong thương mại bị tạm
ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng trong thương mại là việc một bên chấm dứt thực
hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi hợp đồng trong thương mại bị đình chỉ thực hiện,
thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình
chỉ.Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng
- Hủy bỏ hợp đồng trong thương mại là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm
cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ và không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ

hợp đồng có thể là hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng. Khi
hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng đó được coi là không có hiệu lực kể từ thời
điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong
hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và những
thỏa thuận để giải quyết tranh chấp.
Phạt vi phạm là một trong loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa
như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao
ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên. Phạt vi phạm là một biện pháp có ý nghĩa
nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng và ràng buộc trách nhiệm giữa các bên,
song để tránh việc các bên có thể thỏa thuận mức phạt “trên trời”, pháp luật ấn định
giới hạn mức phạt, qua đó giúp hình thức này phát huy được đầy đủ ý nghĩa.
Vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng được pháp luật Việt Nam đề cập đến tại Bộ
luật Dân sự và Luật Thương mại. Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, “phạt vi phạm là sự
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một

15


khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường
hợp luật liên quan có quy định khác. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa
phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa
thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và
vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm".
Theo Luật Thương mại Việt Nam, phạt vi phạm hợp đồng trong kinh doanh,
thương mại là hình thức chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng, theo đó
bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng có mục đích chủ
yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý
thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng.

Với mục đích như vậy, phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng một cách phổ
biến đối với các vi phạm hợp đồng. Chế tài phạt vi phạm được áp dụng khi có các căn
cứ: (i) Các bên có thoả thuận về việc áp dụng chế tài này; (ii) Có hành vi vi phạm hợp
đồng. Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi pháp luật (các bên có quyền
thoả thuận về mức phạt nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy
định). Theo Luật Thương mại, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong
kinh doanh, thương mại hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả
thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm.
Căn cứ vào các quy định này, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong
hợp đồng, theo đó bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Tuy
nhiên, trong khi Bộ luật Dân sự không quy định một giới hạn tối đa cho số tiền phạt
vi phạm10 thì Luật Thương mạilại quy định hạn mức cho số tiền này là không quá 8%
trên giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm (Điều 301 Luật Thương mại). Nói cách khác,
trong khi Bộ luật Dân sự cho phép các bên tự do thỏa thuận một số tiền phạt vi phạm
không phụ thuộc vào mức độ tổn thất, thì Luật Thương mại lại khống chế mức trần
nhằm không cho phép số tiền phạt vi phạm tăng quá cao so với thiệt hại thực tế xảy

10

Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015.

16


ra. Về vấn đề này, pháp luật dân sự về hợp đồng của Nhật Bản có quy định tương
đồng với Bộ luật Dân sự Việt Nam. Cụ thể, Điều 420 Minpo nói rằng, các bên trong
hợp đồng được quyền thỏa thuận về số tiền phạt vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp
này, Tòa án không được quyền tăng lên hoặc hạ xuống số tiền phạt đã thỏa thuận.
Với quy định này, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền

phạt cao hơn thiệt hại thực tế xảy ra. Và khi yêu cầu về nộp tiền phạt do vi phạm hợp
đồng, bên bị vi phạm không có nghĩa vụ phải chứng minh mình phải hứng chịu bất kỳ
tổn thất nào. Có thể thấy rằng, quy định này thể hiện rõ nguyên tắc tự do thỏa thuận
trong giao kết hợp đồng, một nguyên tắc cơ bản trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên,
theo pháp luật Nhật Bản, nếu điều khoản về phạt vi phạm này không công bằng thì
điều khoản này có thể bị tuyên bố vô hiệu. Thực tế xét xử tại Nhật Bản cho thấy rằng,
nếu số tiền phạt quá cao hoặc quá thấp thì điều khoản về phạt vi phạm bị xem là trái
với trật tự công (Điều 90 Minpo). Bên cạnh đó, quy định về hạn chế hiệu lực của điều
khoản về phạt vi phạm cũng được tìm thấy ở một số quy định trong văn bản luật
chuyên ngành khác như Điều 9 và Điều 10 Luật Hợp đồng tiêu dùng của Nhật Bản.
Những điều khoản này đều hạn chế việc quy định tiền phạt vi phạm quá cao so với
thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra11.
Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng, Bộ luật Dân sự Việt Nam còn quy định các
bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà
không phải bồi thường thiệt hại, hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi
thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu các bên chỉ có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng
không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại
thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Điều này trái hẳn hoàn toàn với
quy định tại Điều 307 Luật Thương mại. Cụ thể, theo quy định này, nếu các bên
không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại; còn nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có
quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Nói cách khác,
11

Một số quy định về vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam - So sánh với pháp luật Nhật
Bản, Nguyễn Thị Hồng Nhung (Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh) trên Tạp chí Công thương điện tử (tapchicongthuong.vn/mot-so-quy-dinh-ve-vi-pham-nghia-vu-tronghop-dong-theo-phap-luat...)

17



×