Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ thực tiễn tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH

NGUYỄN VĂN HÙNG

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã ngành: 8.38.01.07

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUÝ TRỌNG

Hà Nội – Năm 2018
1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập, rèn
luyện là nhờ sự giảng dạy, động viên và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô
trong Khoa sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội cùng cơ quan, gia đình và
bạn bè. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến Ban
giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo đã chỉ dẫn để tôi có
những kiến thức vô cùng quý giá giúp tôi có thể trưởng thành một cách vững
vàng.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Bộ
môn Luật Kinh tế, đặc biệt là thầy giáo TS. NGUYỄN QUÝ TRỌNG là người
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này.


Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Thái Bình, các Sở, Ban, Ngành
cùng một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã tạo điều
kiện cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết để làm sáng tỏ mục
tiêu của đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội , ngày tháng 12 Năm 2018
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HÙNG

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của tôi. Tất cả các nội dung và số liệu trong đề tài này do tôi tự tìm hiểu, nghiên
cứu và xây dựng, các số liệu thu thập là đúng và trung thực. Các giải pháp đề
xuất là do tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Bình mà bản thân tôi được
tiếp xúc và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước
Nhà trường và những quy định pháp luật.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HÙNG


3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................3
MỤC LỤC .................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................6
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................7
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VÀ HỖ TRỢ PHÁP
LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...................................................15
1.1. Nhận diện doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................ 15
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................... 15
1.1.2. Phân tích về các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 25
1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................... 33
1.3. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................... 38
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của hỗ trợ pháp lý ........................................... 38
1.3.2. Vai trò của hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp DNNVV ........................ 41
1.3.3. Nội dung hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa............................... 42
Chương 2 .................................................................................................................45
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA – TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH THÁI BÌNH.......45
2.1. Các quy định của pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV ................... 45
2.1.1. Các nguyên tắc hỗ trợ pháp lý cho DNNVV ........................................ 45
2.1.2. Đối tượng của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp .................... 49
2.1.3. Phương thức, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. ................... 51

4



2.1.4. Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác hỗ trợ pháp lý ................. 59
2.2. Thực tiễn áp dụng công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tại tỉnh Thái Bình
......................................................................................................................... 60
2.2.1. Một số nét về doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Bình ................ 60
2.2.2. Một số kết quả đạt được ........................................................................ 64
2.2.3. Những bất cập, hạn chế trong hỗ trợ pháp lý cho DNNVV và nguyên
nhân của nó...................................................................................................... 70
TIỂU KẾT LUẬN CHƯƠNG ........................................................................ 77
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .80
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 80
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................................................................... 82
TIỂU KẾT LUẬN CHƯƠNG ........................................................................ 94
KẾT LUẬN .............................................................................................................96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

2

DN

Doanh nghiệp

3

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

4

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


6

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

7

GTSX

Giá trị sản xuất

8

HTPL

Hỗ trợ pháp lý

9

HĐND

Hội đồng nhân dân

10

KH

Kế hoạch


11

KT - XH

Kinh tế - xã hội

12

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

13

QPPL

Quy phạm pháp luật

14

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

15

TTPBPL

Tuyên truyền phổ biến pháp luật


16

UBND

Ủy ban nhân dân

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, DNVVN là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong
nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong tạo việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho
đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Nhà nước xác định mục tiêu phát triển
DNVVN giai đoạn 2011-2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và phấn
đấu đến ngày 31-12-2015, cả nước sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt
động. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực DNVVN chiếm 25% tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước
(NSNN); tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015… Số
tiền thuế và phí mà các DNVVN đã nộp cho Nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10
năm. Sự đóng góp của DNVVN đã góp phần khá lớn cho việc chi tiêu của nhà
nước vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác nên đã tạo ra
40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả, huy động các khoản tiền
đang phân tán, nằm trong dân cư để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản
xuất, kinh doanh trong bối cảnh thiếu vốn hiện nay1. Theo Hiệp hội Doanh
nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) , có đến 96% doanh nghiệp đăng
ký ở Việt Nam là DNVVN. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội,
tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho

nguồn lao động chưa qua đào tạo. Trong nhiều năm tới, khối DNVVN vẫn là
động cơ chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam.

1

, truy cập ngày 05/03/2018.

7


Để thúc đẩy sự tồn tại và phát triển bền vững của các loại hình doanh
nghiệp nói chung, trong đó có DNNVV, Nhà nước đã xây dựng và ban hành
nhiều văn bản pháp luật. Để tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát
triển của doanh nghiệp, trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành mới nhiều
đạo luật quan trọng: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Doanh
nghiệp 2014; Luật Đầu tư 2014, Luật Hợp tác xã 2012, Luật Thương mại 2005,
Luật Cạnh tranh 2014, Luật Phá sản 2014, Luật hỗ trợ DNNVV (2017), Nghị
định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ
DNNVV. Bên cạnh đó, một số chương trình hỗ trợ DNNVV, như Chương trình
585 (Ngày 19/9/2014, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 238/BC-BTP về kết quả
thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai
đoạn 2010-2014 gửi Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống các văn bản pháp luật đã
tạo nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trong nền kinh tế thị
trường.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt
động DNNVV vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ trên phương diện lý luận và thực tiễn
áp dụng trên phương diện khu vực, địa giới hành chính, trong đó có tỉnh Thái
Bình. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về hỗ trợ DNNVV vẫn bộc lộ
một số bất cập như: hiệu lực thi hành chưa cao, nhiều chính sách vẫn chung

chung chưa cụ thể, chủ yếu mang tính khuyến khích, cơ chế điều phối giữa các
cơ quan, tổ chức, chưa đồng bộ, thống nhất dẫn đến hiệu quả hỗ trợ DNNVV
chưa cao, nhiều chính sách hỗ trợ chưa đi vào cuộc sống. Vì vậy, để đáp ứng
yêu cầu chủ động hội nhập sâu rộng quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các
DNNVV phát huy lợi thế cạnh tranh, phát triển minh bạch và hiệu quả về hỗ

8


trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay là một
vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả chọn đề tài: “Hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sự hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ pháp lý
không phải là một vấn đề mới mẻ trên thế giới. Vì vậy, vấn đề này cũng dành
được sự quan tâm không chỉ từ phía Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách,
nhà khoa học pháp lý cũng như chính cộng đồng doanh. Trên thế giới và Việt
Nam có khá nhiều công trình khoa học tiếp cận về sự hỗ trợ nói chung, hỗ trợ
pháp lý nói riêng đối với đối với các doanh nghiệp ở những góc độ khác nhau,
phương diện khác nhau. Chủ yếu có thể kể tên một số công trình sau:
- Cuốn sách: SME Guidebook Towards the AEC 2015, The ASEAN
Secretariat Jakarta (Sách hướng dẫn DNNVV hướng tới AEC 2015) của
ASEAN như một phần nỗ lực không ngừng nghỉ của ASEAN chuẩn bị
cho DNNVV.
- Sách, “Small is beautiful” E.F.Schumacher (1973); “A comparison of
small and medium sized enterprises in Europe and in the USA, European
Capital Markets Institute (2001); “Is small beautiful and worthy of subsidy? Literature review”, Tyler Biggs (2002)
- Báo cáo: “The impact of the global crisis on SME and entrepreneurship

financing and policy responses”, OECD (2009)
- Đạo luật: “Act on Facilitation of Purchase of Small and Medium
Enterprises – Manufactured Products and Support for Development of their

9


Markets”của Hàn Quốc (tạm dịch là Đạo luật về Hỗ trợ mua bán cho DNNVV
- Hàng hoá sản xuất và hỗ trợ phát triển thị trường) sửa đổi, bổ sung năm 20112.
- Nguyễn Thiện Phong: “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh khu vực đồng bằng sông cửu long”, Luận
án tiến sĩ, 2007.
- Lê Quang Mạnh: “Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, 2011.
- Nguyễn Thị Ngọc Mai: “Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sỹ, Bảo vệ
tại Đại học ngoại thương, 2008.
- Dương Đăng Huệ: “Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và tổ
chức đại diện doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp”, Dân chủ
và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số chuyên đề 11/2017.
- Trần Minh Sơn: “Các tổ chức đại diện doanh nghiệp trong công tác hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp” Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên
đề 1/2009.
- Hoàng Văn Hoan (2011): “Vai trò của nhà nước trong phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1.
2.2. Một số nhận xét
Từ quá trình khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy
hoạt động nghiên cứu của các học giả đã đạt được các kết quả cơ bản sau:


2

/>
10


Thứ nhất, có rất nhiều cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau từ góc độ triết
học, kinh tế, góc độ pháp lý, góc độ xã hội học,..về hỗ trợ của nhà nước đối với
DNNVV. Tuy nhiên, dù được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, quan điểm,
khái quát hay cụ thể, các tác giả đều khẳng định: hỗ trợ đối với DNNVV là một
trong những nội dung cơ bản của chính sách pháp luật về doanh nghiệp, là một
yêu cầu tất yếu của đời sống xã hội. Sự hỗ trợ đối với cộng đồng doanh nghiệp
nói chung, với DNNVV nói riêng đảm bảo quyền tự do kinh doanh và sự bphats
triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ hai, vấn đề xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các tiêu chí
như thế nào cũng được các học giả quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau.Việc
xác định doanh nghiệp nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như việc phân loại
các DNNVV là cơ sở quan trọng để xây dựng khung pháp lý đồng bộ, thống
nhất.
Thứ ba, các tác giả đều cho rằng: hỗ trợ đối với DNNVV, trong đó có hỗ
trợ pháp lý mang tính chính trị pháp lý và có một lịch sử phát triển lâu dài. Sự
hỗ trợ đối với DNNVV thể hiện quyền năng của Nhà nước đối với doanh nghiệp
thông qua việc xây dựng, ban hành và bảo đảm thực thi hiệu quả của sự hỗ trợ
ấy đối với doanh nghiệp trong thực tiễn. Tuy nhiên, cũng nhấn mạnh rằng:
doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng không chỉ trông chờ hay ỷ lại
vào sự hỗ trợ từ phía Nhà nước hay Chính phủ mà cần phải hoạch định chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh doanh mottj cách minh bạch, hiệu quả; tận dụng
tối đa và phát huy sự hỗ trợ của nhà nước vì mục tiêu phát triển bền vững của
cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia.
Thứ tư, từ các độ tiếp cận và nghiên cứu khác nhau các học giả đều cho

rằng: hỗ trợ đối với DNNVV là cơ sở, nền tảng và là một nội dung quan trọng
trong việc xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Chính sách
11


hỗ trợ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với nhà nước và giữa các
doanh nghiệp với nhau, góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh hướng tới
một xã hội ổn định và phát triển.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về hỗ trợ, hỗ trợ
pháp lý đối với DNNVV và thực trạng pháp luật về vấn đề này tại tỉnh Thái
Bình. Qua đó, chỉ rõ, đánh giá những kết quả đạt được và những bất cập, tồn tại
trong thực tiễn thi hành pháp luật về hỗ trợ pháp lý đối với DNNVV hiện nay.
Trên cơ sở đó xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp
luật về về hỗ trợ, hỗ trợ pháp lý đối với DNNVV.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được được xác định trên
những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiêu
chí xác định và phân loại loại doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về hỗ trợ nói chung và hỗ trợ
pháp lý nói riêng đối với DNNVV và pháp luật về hỗ trợ DNNVV. Phân tích
làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về hỗ trợ đối với DNNVV, tìm ra
những điểm tiến bộ cũng như hạn chế, bất cập và xác định nguyên nhân của các
hạn chế về vấn đề này.
- Làm rõ những yếu tố quyết định đảm bảo sự hỗ trợ đối với DNNVV
nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả vai trò hỗ trợ đối với DNNVV.

12



- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thái Bình về
sự hỗ trợ đối với nghiệp nhỏ và vừa; chỉ ra những bất cập, khó khăn, vướng mắc
và nguyên nhân.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn
thiện pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giai
đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về hỗ trợ, trong đó chủ
yếu về hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phương diện lý luận
và thực tiễn thi hành. Thực tiễn áp dụng về hỗ trợ pháp lý đối với DNNVV tại
tỉnh Thái Bình, chỉ rõ những kết quả và các hạn chế bất cập. Xác định rõ nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập đó trong điều kiện hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật hiện hành về hỗ
trợ pháp lý đối với DNNVV, đặc biệt là các quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV
năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: Lịch sử, lôgíc, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh, đánh giá,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
13



- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu giúp các
cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên
cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo luật học.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hỗ trợ và hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thái Bình
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

14


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VÀ HỖ TRỢ PHÁP
LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Nhận diện doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1.1. Khái niệm
Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng, khái niệm
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam.
Vấn đề tiêu chí doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc
tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong nhiều năm qua. Thông thường
các tiêu chí đó là về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu..., các tiêu chí này
thay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát triển khác nhau. Việc xác

định khái niệm DNNVV có ý nghĩa trong việc tìm ra các đối tượng thuộc diện
DNNVV được áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.
Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh
nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao
động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động.
Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
nước mình.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hay SMEs (Small and medium
enterprises) nói chung là loại doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở một
giới hạn nào đó. SMEs được dùng phổ biến ở các nước cộng đồng Châu Âu và
các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), Liên hiệp quốc

15


(United Nation), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, SMEs được
sử dụng nhiều nhất ở Hoa Kỳ3.
Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định nghĩa riêng
của họ, ví dụ ở Đức thì SMEs được định nghĩa là doanh nghiệp có số lao động
dưới 500 người, trong khi đó ở Bỉ là 100 người. Tuy nhiên hiện nay việc định
nghĩa về SMEs của Liên minh Châu Âu (EU) cụ thể, rõ ràng hơn. Doanh nghiệp
có dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ, ngược lại doanh nghiệp có trên 250
lao động được xác định là doanh nghiệp vừa. Trong khi đó ở Mỹ thì doanh
nghiệp có dưới 100 lao động là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp dưới 500 lao
động là doanh nghiệp vừa.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: DNNVV là những doanh
nghiệp có quy mô nhỏ bé về vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ
và vừa có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô, đó là : Doanh nghiệp siêu
nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Như vậy, có thể nhận thấy các khái niệm về DNNVV được tiếp cận, nghiên

cứu ở các góc độ khác nhau về kinh tế, pháp lý, xã hội nhưng việc xác định
DNNVV chủ yếu được xác định dựa theo các tiêu chí nhất định như: tiêu chí
về lao động, tiêu chí về vốn và tiêu chí về lĩnh vực kinh doanh.
Ở Việt Nam, vấn đề định nghĩa về DNNVV theo thời gian lịch sử và cách
thức nhìn nhận về loại doanh nghiệp này có sự thay đổi. Tại Công văn số 681
/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh
nghiệp có số công nhân dưới 200 người , số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng
(tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban
hành công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các

3

/>
16


DNNVV ở Việt Nam và chủ yếu đó là quy ước hành chính phục vụ cho việc
hoạch định chính sách hỗ trợ các DNNVV. Trên thực tế tiêu chí này không cho
phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ nhưng đây được coi là
mốc thời gian quan trọng vì công văn này có thể hiểu là hướng dẫn đầu tiên về
DNNVV ở Việt Nam, tuy nhiên nó lại không phải là văn bản pháp luật chính
thức.
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp Doanh nghiệp
nhỏ và vừa đã chính thức đưa ra định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng
hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Nghị định này
áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: (i) các doanh nghiệp
thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (năm 1999); (ii) các doanh
nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (1995); (iii)

các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã (1996); (iv) các hộ
kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000
của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh. Cũng theo Nghị định này, các doanh
nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ
10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.
Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
20 tháng 8 năm 2009 và thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng
11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP, định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa
được quy định cụ thể như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh
đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu
nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng
17


tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên),
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức được Quốc hội Khóa
XIV thông qua tại phiên họp sáng ngày 12/6/2017. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đề cập đến doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định: Doanh
nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh
nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá
200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Như vậy, DNNVV bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và
doanh nghiệp vừa xác định theo các tiêu chí về số người lao động đóng bảo
hiểm và tổng nguồn vốn hoặc tổng doanh thu. Ví dụ, doanh nghiệp siêu nhỏ
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây

dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10
người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch
vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người
và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 3 tỷ đồng4.
1.1.1.2. đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa với tư cách là một doanh nghiệp, do đó DNNVV

4

Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ

18


mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp. DNNVV là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích kinh doanh5. Bên cạnh đó, DNNVV mang những đặc
điểm riêng thể hiện bản chất pháp lý của nó.
Thứ nhất, DNNVV có quy mô vốn nhỏ và số lượng lao động ít.
Tiêu chí về quy mô nhỏ và số lượng lao động ít là những tiêu chí quan
trọng để nhận diện đó có phải là DNNVV hay không?. Tuy nhiên, sự phân loại
doanh nghiệp theo quy mô hay số lao động thường chỉ mang tính tương đối và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình
độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên. Ví dụ như một doanh
nghiệp có 400 lao động đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không được coi là
doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng lại được tính là SMEs ở CHLB Đức. Ở một số
nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân

loại doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thấp hơn so với các nước phát triển. Tính chất
ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều lao động như
dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hoá chất, điện...
Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại các
SMEs giữa các ngành với nhau. Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng
phổ biến nhất là số lao động. Còn một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều
kiện từng nước.
Tại Việt Nam, theo quy định của Nghị định 56/2009/NĐ-CP việc xác
định doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa chủ yếu theo tiêu chí tổng vốn và số
lao động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ có tổng vốn từ 10-20 tỷ đồng
trở xuống và số lao động từ trên 10 người đến 200 người, Doanh nghiệp vừa có

5

Xem thêm Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

19


tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng với số lao động từ trên 50
đến 300 người. So với Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì mức vốn của doanh
nghiệp được quy định ở Nghị định 56/2009/NĐ-CP đã tăng lên gấp 10 lần.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do tác động từ kinh tế - xã hội của đất
nước, sau 8 năm kể từ khi ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP, kinh tế Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp lớn mạnh không
ngừng. Do vậy, nếu vẫn giữ mức quy định vốn như Nghị định cũ thì không phù
hợp với tình hình phát triển chung của doanh nghiệp Việt Nam và sẽ khó hỗ trợ
tích cực cho các DNNVV. Trong tương lai khi nền kinh tế tiếp tục phát triển,
các quy định này cũng sẽ thay đổi theo để đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình
hình mới.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
(HTDNNVV) xác định DNNVV là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân không quá 200 người/năm. Đồng thời đáp ứng một trong
hai tiêu chí về vốn: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc Tổng doanh
thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng6.
Tài sản hay vốn có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn) cố
định, giá trị tài sản còn lại; Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá
trị gia tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này). Đối với tiêu chí số
người lao động đóng bảo hiểm xã hội (không quá 200 người) là tiêu chí “cứng”,
còn tiêu chí về vốn hay doanh thu mang tính “mở”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, với đặc điểm về mức vốn, sử dụng ít lao động sẽ mang lại những lợi thế
cho DNNVV trong vấn đề đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi
ro cao. Các doanh nghiệp loại này có mức vốn đầu tư nhỏ, sử dụng ít lao động

6

Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.

20


nên sẵn sàng gánh chịu rủi ro trong kinh doanh nếu cần thiết. Trong trường hợp
thất bại thì cũng không bị thiệt hại nặng nề như các doanh nghiệp lớn, có thể
làm lại từ đầu được. Bên cạnh đó các DNNVV có động cơ để đi vào các lĩnh
vực mới này: do tính chất nhỏ bé về quy mô nên khó cạnh tranh với các doanh
nghiệp lớn trong sản xuất dây chuyền hàng loạt. Họ phải dựa vào lợi nhuận thu
được từ các hoạt động kinh doanh mạo hiểm.
Tuy nhiên, cũng xuất phát từ đặc điểm về vốn thấp và số lượng lao động
ít mà các DNNVV hạn chế trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng, nguồn vốn
xã hội. Điều này rất dễ thấy và nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành

và phát triển của các DNNVV. Do tài sản cầm cố, thế chấp ít nên các DNNVV
rất khó vay được các khoản vay lớn từ các tổ chức tín dụng và các quỹ tín dụng.
Trong khi đó phần lớn các DNNVV đều rất hạn chế về vốn tự có vì vậy nhu
cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn và việc hình thành một nguồn vốn
cho khu vực doanh nghiệp này là yêu cầu cấp thiết.

Bên cạnh đó, do

nguồn vốn ít nên các chủ DNNVV không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp lớn trong việc thuê những người lao động có tay nghề cao. Bản thân
người lao động không thường xuyên được đào tạo, đào tạo lại do kinh phí hạn
hẹp vì vậy trình độ tay nghề và kỹ năng của người lao động trong DNNVV
thấp.
Theo kết quả khảo sát tại 1.200 DNViệt Nam của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật
Cộng hòa liên bang Đức (GTZ), năm 2008, chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hằng
năm của DN được dành cho đổi mới công nghệ. Tại TP Hồ Chí Minh Ban quản
lý các KCN-KCX (Heppza) đã phối hợp với Sở Khoa học &Công nghệ
TP.HCM tiến hành khảo sát công nghệ của các DN tại các KCN-KCX tại TP.
Hồ Chí Minh cho thấy số DN có trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm đa
số. Trong số 429 DN được kháo sát thì có chỉ có 3 DN trong tổng số các DN
21


được khảo sát đạt trình độ tiên tiến chiếm tỷ lệ 1%. Tương tự như vậy tại các
KCN-KCX các DN đạt trình độ công nghệ tiên tiến chỉ chiếm số lượng rất
khiếm tốn, khoảng 2% ở các KCN Vĩnh Lộc và Tân Tạo, 1% ở KCN Tân Bình.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có đến 10% các DN tại các KCN-KCX nói trên
mua lại thiết bị với giá trị kỹ thuật chỉ còn dưới 50%7. Nguyên nhân chính của
tình trạng trên là do khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ khá khó khăn hoặc chưa
thực sự quan tâm đầu tư đúng mức cho việc đổi mới công nghệ.

Thứ hai, DNNVV được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp là những doanh nghiệp được thành
lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình
kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. Khởi nghiệp (startup) cũng
có nghĩa là tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp,
cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước.
Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và
dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội. Khời
nghiệp có thể hiểu một người vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn có
thể tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm.
Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ. Và khởi nghiệp cũng
chính là một công việc kinh doanh của bạn vì nó liên quan đến việc tạo ra sản
phẩm và bán ra thị trường để bạn có thu nhập. Chính vì vậy người ta thường
gọi là khởi nghiệp kinh doanh.
Doanh nghiệp mới sáng lập hoặc trong những giai đoạn đầu phát triển.
Không có độ dài thời gian cụ thể nào để xác định khi nào thì doanh nghiệp hết
được gọi là khởi nghiệp, trừ khi doanh nghiệp không còn coi mình là khởi

7

Lê Phương: “ Nghiên cứu Chính sách và Quản lý”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Số 2 (2016) 75-82,

22


nghiệp nữa8. Thực tế cho thấy, nhiều công ty startup không sáng chế ở khía
cạnh sản phẩm, mà sử dụng các sáng chế khác: điều chỉnh những công nghệ
hiện tại cho mục đích mới, đặt ra một mô hình kinh doanh mới để mở ra các giá
trị trước đây chưa được tìm ra, hoặc thậm chí mang sản phẩm hay dịch vụ đến
một địa điểm mới hoặc nhóm khách hàng trước đây chưa được phục vụ. Trong

tất cả các trường hợp này, sự sáng tạo đổi mới là chìa khóa đưa đến thành công
cho công ty9.
Đặc điểm này cho phép DNNVV có thể thuận lợi trong khởi sự, bộ máy
quản lý gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường. Bộ máy tổ
chức gọn nhẹ linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định. Đồng thời, do tính chất linh
hoạt cũng như quy mô nhỏ của nó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện thay
đổi nhu cầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh, phát
huy tính năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thị trường cũng
như loại hàng hóa, sản phẩm. Điều đó có thể giúp cho doanh nghiệp sẽ tạo ra
sự sống động trong phát triển kinh tế.
Đối với DNNVV do phụ nữ làm chủ có thể do một hoặc nhiều người thành
lập chiếm từ 51% vốn điều lệ trở lên. Đây là một tư duy mới trong việc xác định
mô hình kinh doanh. Trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng
thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung
hỗ trợ theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có thể được lựa chọn mức
hỗ trợ có lợi nhất đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu có nhiều DNNVV
cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của pháp luật thì ưu tiên lựa chọn
doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng
nhiều lao động nữ hơn. Quy định này không tạo ra các rào cản pháp lý nhằm

8

/>
9

/>
23


tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, chủ yếu khuyến khích các

DNNVV sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là các lao động nữ giới.
Thứ ba, DNNVV là loại doanh nghiệp được hoạt động ở nhiều lĩnh vực
khác nhau như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng, lĩnh vực thương mại, dịch vụ,…DNNVV hoạt động ở nhiều lĩnh vực thể
hiện tính đa dạng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời cho
phép lựa chọn lĩnh vực hoạt động phù hợp, mô hình DNNVV với số người lao
động và mức vốn khác nhau. Đồng thời, điều đó cho phép DNNVV linh hoạt,
uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường. Ví dụ, doanh nghiệp
vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá
300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Đối với Doanh nghiệp
siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm
xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không
quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng10. Như vậy, DNNVV
sẽ có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn mô hình DNNVV, đổi mới trang thiết bị,
đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp.Doanh nghiệp
có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tư vào các tài sản cố định cũng ít, do đó dễ
tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phép. Đồng thời doanh nghiệp
tận dụng được lao động dồi dào để thay thế vốn. Với chiến lược phát triển, đầu
tư đúng đắn, sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các DNNVV có thể đạt
được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng như có thể sản xuất được hàng hoá có
chất lượng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi điều kiện sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, Xuất phát từ

10

Điều 6, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017

24



đặc điểm này đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý của các nhà quản lý trong
doanh nghiệp, hạn việc các chủ doanh nghiệp thường vừa quản lý, vừa tham gia
trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong tổ chức, quản lý không
cao.
1.1.2. Phân tích về các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1. Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo những tiêu chí nhất định nhằm
xác định rõ hơn DNNVV. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa là nội dung quan
trọng nhằm xác định cụ thể từng loại doanh nghiệp để có thể được hưởng hỗ
trợ theo quy định của pháp luật. Việc tăng hay giảm các tiêu chí trong phân loại
doanh nghiệp sẽ làm tăng hoặc giảm số lượng đối tượng được hưởng hỗ trợ.
Việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng cần phải căn cứ vào khả năng, nguồn lực
của nhà nước. Tuy việc sử dụng tiêu chí phân loại DNNVV ở các quốc gia khác
nhau song có 5 tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là: vốn, tổng tài sản, doanh
thu, doanh số bán hàng, số lao động sử dụng. Một số nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc,… sử dụng tiêu chí vốn nhưng các yếu tố cấu thành tiêu chí vốn có sự
khác nhau. Ở nhiều nước khác thuộc Cộng đồng chung châu Âu, Thái Lan,
Philippines, Colombia, Bolivia,… sử dụng tiêu chí tổng tài sản.11
Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay được phân theo quy mô
bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa giống
như mô hình DNNVV của Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng đã chia SMEs ra thành

11

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Báo cáo Tổng hợp ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân góp ý Dự thảo

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”

25



×