Tải bản đầy đủ (.doc) (205 trang)

Dạy thêm ngữ văn 7 chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.12 KB, 205 trang )

Ngày soạn:10/09/2018

Vấn đề 1:
TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. Văn bản nhật dụng
1. Khái niệm: Văn bản nhật dụng là kiểu văn bản
- Về nội dung: Đề cập đến những vấn đề bức thiết trong xã hội, được toàn xã hội quan tâm.
- Có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau, thuộc các kiểu văn bản khác nhau:
tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận.
2. Nội dung các văn bản đã học đề cập đến:
- Vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi người
- Tình yêu thương và kính trọng cha mẹ.
- Quyền trẻ em: quyền được hưởng hạnh phúc của mái ấm g9a đình, quyền được đi học,
được bao bọc trong tình yêu thương.
B. Giá trị nổi bật của các văn bản đã học
1. Cổng trưởng mở ra
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng độc thoại nội tâm, người mẹ đã mở rộng cõi lòng mình để nói với con bằng cách
tâm sự với chính mình, làm cho:
+ Hình ảnh mẹ hiện lên một cách trực tiếp
+ Văn bản thẫm đẫm chất trữ tình
+ Giúp tác giả có khả đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để miêu tả một cách chính
xác tâm trạng lo lắng, bâng khuâng, hạnh phúc của người mẹ. Đó là những cung bậc cảm
xúc khó nói nên lời.
+ Tâm trạng người mẹ bộc lộ một cách tự nhiên, chân thực và cảm động. Người đọc
chứng kiến một đêm không ngủ của mẹ với tình cảm sâu sắc
- Miêu tả tâm trạng nhân vật rất tinh tế, chân thực, sống động, cụ thể với nhiều hình thức
khác nhau, miêu tả trực tiếp, miêu tả trong sự đối lập với người con.
- Sử dụng thời gian nghệ thuật giàu ý nghĩa: Đêm trước ngày khai trường vào lớp một của
con. Ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời mỗi người là một cái mốc vô cùng thiêng
liêng, trong đại. Vì thế cái đêm trước ngày khai trường đó bất kì người mẹ nào cũng có biết


bao nỗi niềm, cảm xúc.
b. Nội dung:
- Tình yêu thương con sâu nặng, thiết tha của người mẹ.

1


- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường cũng như ý nghĩa của việc học tập trong cuộc đời
mỗi người.
2. Mẹ tôi
a. Nghệ thuật
- Văn bản chọn hình thức viết thư. Đây là nét nghệ thuật độc đáo bởi:
+ Thư là loại văn bản bình thường để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Những tình cảm sâu sắc,
thiêng liêng thường rất tế nhị, kín đáo nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Mượn hình thức
là một bức thư, người bố đã gửi gắm được biết bao nỗi niềm, tâm trạng của mình. Đó là nỗi
buồn bã, tức giận của mình, bộc lộ được nỗi xót xa, thất vọng, đau đớn khi đứa con không
xứng đáng với sự trông đợi của bố. Đây cũng là cách bộc lộ khéo léo của tác giả. Mượn
hình thức là một bức thư, người bố còn bày tỏ tình cảm người mẹ En- ri- cô với con. Đây là
một đoạn văn hay nhất, giàu sức biểu cảm nhất, xúc động lòng ta nhất. Người bố sau khi kể
lại những việc làm, tình cảm người mẹ để đi đến khẳng định: Tình mẹ con thiêng liêng sâu
nặng. Đức hi sinh thầm lặng, tình mẫu tử cao cả vô cùng. Không chỉ có vậy, người bố còn
dự cảm bao tình huống đau đớn, xót xa, để khẳng định một chân lý, một quy luật muôn đời
về tình mẫu tử khăng khít, gắn bó, bền chặt mãi mãi.
+ Nếu nói bằng văn bản ý từ sẽ sâu sắc hơn, sự sắp xếp sẽ chặt chẽ hơn.
+ Hơn nữa nếu viết bằng thư thì chỉ riêng người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị
vừa không làm người phạm lỗi bị tổn thương.
+ Tạo cho con một thế giới riêng để con ngẫm nghĩ, đọc đi, đọc lại và thấm thía. Con có thể
xem đó là một kỉ niệm, một bài học lưu lại trong đời để không bao giờ quên.
- Chọn tình huống giả định rất đặc sắc, làm nổi bật chủ đề tư tưởng của văn bản, đó là tình yêu
thương sâu nặng của người mẹ.

b. Nội dung
- Tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ hiền.
- Nhắc nhở mỗi người: tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
Thật đáng xấu hổ, nhục nhã cho những kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
a. Nghệ thuật
* Kể chuyện đặc sắc:
- Chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất. Người kể chuyện ở đây là Thành, một đứa trẻ, người trong
cuộc trực tiếp tham gia vào câu chuyện, người chứng kiến và gánh chịu nỗi đau chia lìa.
→ Tác dụng:

2


+ Giúp tác giả thể hiện một cách sâu sắc, chân thực những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng
của nhân vật.
+ Tăng thêm tính chân thực cho câu chuyện
+ Tạo sự đồng cảm cho người đọc
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, hợp lứa tuổi.
* Xây dựng những hình ảnh đối lập đặc sắc để tô đậm chủ đề.
* Miêu tả cảnh vật tinh tế để làm nổi bật tâm trạng nhân vật. Xây dựng hình ảnh mang tính
biểu tượng, giàu ý nghĩa. Hai con búp bê cũng trong sáng, ngây thơ và tội nghiệp như hai
đứa trẻ.
b. Nội dung:
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhân hậu của hai đứa trẻ; nỗi đau tột cùng của con trẻ cũng
như nỗi thiệt thòi không gì bù đắp nổi của trẻ thơ khi gia đình tan vỡ.
- Gửi gắm thông điệp: tổ ấm gia đình vô cùng quan trọng và quý giá đối với mỗi con người.
Hãy vì trẻ thơ mà giữ lấy tổ ấm gia đình.
- Tác giả: Tấm lòng yêu thương trẻ thơ cũng như nâng niu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn non
trẻ.

C. Luyện kĩ năng làm một số dạng bài tập làm văn qua các văn bản nhật dụng
I. Cổng trưởng mở ra
1. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn cuối “Cổng trường mở ra”.
a. Cách làm bài cảm nhận đoạn thơ, đoạn văn nói chung
* Mở đoạn: Câu chủ đề:
- Gọi tên ý của toàn đoạn
- Gồm hai phần: biểu ý + biểu cảm.
* Thân đoạn:
- Triển khai các câu văn làm sáng ró câu chủ đề
Lưu ý: Cần triển khai theo một trình tự nhất định.
Nếu có các ý nhỏ thì nêu các ý nhỏ rõ ràng.
- Cần có ý đánh giá tác giả: về tài năng và tấm lòng
* Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc.
a. Cách làm cụ thể với bài này
Gợi ý:
a. Mở đoạn:

3


Cách 1: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan đã diễn tả một cách xúc động,
sâu sắc tình yêu và niềm tin của người mẹ đối với con, niềm tin vào vai trò to lớn của nhà
trường qua đoạn văn cuối bài.
Cách 2: Đoạn văn cuối trong văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan là một trong
những đoạn văn hay nhất, xúc động nhất diễn tả sâu sắc tình yêu và niềm tin của người mẹ
đối với con, niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường.
b. Thân đoạn:
* Tình yêu và niềm tin của mẹ giành cho con
- Trước hết được thể hiện qua cử chỉ của mẹ: cầm tay con, dắt tay con qua cánh cổng
trường, buông tay con ra.

+ Đó là những cử chỉ đầy âu yếm, chan chứa yêu thương thể hiện sự quan tâm chu
đáo ân cần.
+ Hành động “buông tay con ra” cho thấy sự tin cậy vào đứa đứa con yêu.
- Tình yêu và niềm tin còn được thể hiện qua lời nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên...”
+ Lời khích lệ, động viên ân cần, dịu dàng của mẹ giúp con tự tin hơn trước thế giới hoàn
toàn mới lạ.
+ Mẹ tin tưởng và hy vọng ở con rất nhiều.
* Đặc biệt, trong lời nói “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, mẹ
thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào mái trường. Bởi ở đó là cả một thế giới kỳ diệu: con
được khám phá kho báu tri thức của loài người, con được sống trong thế giới của tình yêu
thương và sự quan tâm đặc biệt toàn xã hội, nơi đó sẽ chắp cánh ước mơ cho con để những
khát vọng lớn lên sẽ mau chóng thành hiện thực.
* Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí đặc sắc qua những dòng độc thoại nội tâm, chỉ một đoạn văn
ngắn thôi, Lí Lan đã cho thấy tâm trạng xiết bao tự hào, ngập tràn hạnh phúc của mẹ khi con
được bước vào thế giới kì diệu mái trường. Qua đó, ta thấy được tình tình mẫu tử thiêng
liêng, vai trò to lớn của nhà trưòng đối với mỗi con người.
c. Kết đoạn: Đoạn văn đã cho ta thấm thía tình yêu thương của mẹ, người thầy đầu tiên
trong bước đường trưởng thành của mỗi người, đồng thời cũng gợi dậy trong ta niềm hạnh
phúc và tự hào vì được sống dưới mái trường mến yêu.
2. Cho đoạn văn:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ
sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con,
hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì
diệu sẽ mở ra”.

4


a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Văn bản có chưa đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào?

c. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào.
d. Xác định cấu tạo ngữ pháp và kiểu câu của câu văn sau: Mẹ sẽ đưa con đến trường,
cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói
e. Trình bày cảm nhận của em lời nói của người mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế
giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”
Gợi ý:
a. Mở đoạn:
Cách 1: Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan, người đọc không thể nào
quên được câu nói của người mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,
bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”
b. Thân bài:
* Trước hết, đây là lời khích lệ, động viên ân cần, dịu dàng và ngập tràn tình yêu thương của
mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên...”. §iÖp tõ “®i ®i con” nh mét lêi dôc d·, khÈn thiÕt. §éng
tõ “ h·y’’ nh mét mÖnh lÖnh, thiªng liªng, tiÕp thªm søc m¹nh cho con, giúp con tự tin hơn
trước thế giới hoàn toàn mới lạ. Đằng say lời nói với con bằng cách tự tâm sự với chính
mình ấy, ta thấy được mẹ tin tưởng và hy vọng ở con rất nhiều.
* Đặc biệt, trong lời nói “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, mẹ
thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào mái trường. Bởi ở đó là cả một thế giới kỳ diệu: con
được khám phá kho báu tri thức của loài người, con được sống trong thế giới của tình yêu
thương và sự quan tâm đặc biệt toàn xã hội, nơi đó sẽ chắp cánh ước mơ cho con để những
khát vọng lớn lên sẽ mau chóng thành hiện thực. Bước qua cánh cổng trưởng nghĩa là từ
một tuổi thơ bé bỏng, nhiều dại khờ để từng bước lớn lên, xứng đáng là người công dân tốt
sau này.
* Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí đặc sắc qua những dòng độc thoại nội tâm, chỉ một câu văn
ngắn thôi, Lí Lan đã cho thấy tâm trạng xiết bao tự hào, ngập tràn hạnh phúc của mẹ khi con
được bước vào thế giới kì diệu mái trường. Qua đó, ta thấy được tình tình mẫu tử thiêng
liêng, vai trò to lớn của nhà trưòng đối với mỗi con người.
c. Kết đoạn: Lời nói đã cho ta thấm thía tình yêu thương của mẹ, người thầy đầu tiên trong
bước đường trưởng thành của mỗi người, đồng thời cũng gợi dậy trong ta niềm hạnh phúc
và tự hào vì được sống dưới mái trường mến yêu.


5


3. Nhân vật người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra’’ là một nhân vật đã để lại
bao ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Vậy em hãy viết một bài văn bày tỏ những
cảm xúc, suy nghĩ của em về nhân vật người mẹ
a. Cách làm bài cảm nhận nhân vật nói chung
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật (chú ý tới vị trí của nhân vật đó trong tác phẩm).
- Nếu là đề cảm nhận thì nêu cảm nhận chung về nhân vật
- Nếu là đề phân tích thì không cần.
* Thân bài: cảm nhận chi tiết về nhân vật trên các phương diện sau
Ý 1: Khái quát về nhân vật: vị trí, vai trò, đặc điểm
Ý 2: Cảm nhận chi tiết về nhân vật trên các phương diện sau
- Nêu được hoàn cảnh, cuộc đời, số phận của nhân vật.
- Đặc điểm ngoại hình
Lưu ý: Nhân vật nào có sự nổi bật về ngoại hình thì mới cảm nhận ngoại hình thành một ý
riêng. Còn nếu nhà văn không miêu tả cụ thể về ngoại hình thì trong quá trình cảm nhận
không cần cảm nhận về ngoại hình.
- Đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật (tài năng, phẩm chất, tính cách, tâm trạng....)
Phải chỉ ra được đặc điểm tình cách của nhân vật, sau đó, làm rõ bằng các chi tiết trong tác
phẩm. Mỗi đặc điểm tính cách được xem là một ý.
Ý 3: Đánh giá khái quát:
- Khái quát:
+ Đặc điểm của nhân vật
+ Đánh giá xem nhân vật đó đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội
- Tác giả:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: phải chỉ ra được nhà văn xây dựng nhân vật

như thế nào? Sử dụng nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật.
+ Tình cảm, thái độ của tác giả gửi gắm qua nhân vật đó: Phải nhận xét được tác
giả là người như thế nào? Tác giả gửi gắm tình cảm gì qua nhân vật?
* Kết bài:
- Khẳng định cảm xúc về nhân vật
- Qua nhân vật, khẳng định sức sống của tác phẩm.
- Rút ra được bài học gì từ nhân vật?
b. Cụ thể với đề bài này

6


* Mở bài:
Giới thiệu: + Tác giả, tác phẩm
+ Nhân vật người mẹ
+ Cảm nhận chung nhất về người mẹ
Tham khảo: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan, hình ảnh người mẹ
trong đêm trước ngày khai trưởng của con đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng
sâu sắc.
* Thân bài: Nên triển khai theo các ý:
Ý 1: Điều đầu tiên ta cảm nhận được ở nhân vật người mẹ là một tình yêu thương con vô
cùng sâu sắc.
- Tình yêu thương ấy trước hết được thể hiện qua tâm trạng ngổn ngang, ăm ắp nỗi niềm của
mẹ: đêm trước ngày khai trưởng của con, mẹ không ngủ được, không tập trung được vào
việc gì cả. Lên giường nằm mà mẹ vẫn trằn trọc, không lo nhưng cũng không ngủ được. Lúc
này, trong lòng mẹ dạt dào bao cảm xúc: mừng vui, hồi hộp, hy vọng, xốn xang. Ngày mai
đây là ngày con được học chữ, làm quen thầy cô bạn bè mới, bao điều hay lẽ phải. Ngày con
vào lớp một là bước trưởng thành đầu tiên của con. Thử hỏi không bâng khuâng, xao xuyến sao
được?
- Tình yêu thương của mẹ còn được thể hiện qua cử chỉ, hành động. Mẹ ngắm nhìn con ngủ

bằng cái nhìn chứa chan yêu thương, âu yếm. Dường như đó là giây phút hạnh phúc nhất
trong cuộc đời của mẹ. Mẹ “đắp mền, buông mùng, ém góc”, thầm lặng chăm chút tỉ mỉ cho
giấc ngủ của đứa con yêu. Mẹ còn xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con từ chiều. Qua
những cử chỉ ấy, ta càng hiểu hơn đức hi sinh thầm lặng của người mẹ.
- Yêu thương con, nhân vật người mẹ trong văn bản mong ước cho con được đến trường, được
hưởng nền giáo dục tiên tiến nhất. Tình cảm này được thể hiện gián tiếp qua sự việc nghĩ về
ngày khai trường ở nước Nhật. Đó là ngày lễ của toàn xã hội, người lớn nghỉ việc đưa trẻ, tất cả
quan chức chia nhau dự lễ khai giảng khắp trường học. Những chính sách về giáo dục được
điều chỉnh kịp thời. Ta hình dung ngày khai trường ở nước Nhật thật sự là một ngày hội. Mong
ước của người mẹ trong “Cổng trưởng mở ra” cũng là mong ước của biết bao nhiêu bà mẹ
khác. Vì mẹ hiểu được rất rõ, rất sâu sắc về vai trò nhà trường, giáo dục với trẻ thơ. Vì mẹ hiểu
mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng tới thế hệ mai sau.
- Đặc biệt người mẹ ấy luôn động viên, khuyến khích con đi lên, đi tới thế giới diệu kì của cuộc
đời. “Đi đi con, hãy can đảm lên con, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một
thế giới diệu kì sẽ mở ra’’. Điệp từ “đi đi con” như một lời dục dã, khẩn thiết. Động từ “ hãy’’

7


như một mệnh lệnh, thiêng liêng, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực cho con trong buổi
đầu bỡ ngỡ. Lời động viên ấy cũng cho thấy, người mẹ tin tưởng và hi vọng ở con rất nhiều.
Ý 2: Không chỉ có vậy, ta còn cảm nhận được nhân vật người mẹ còn là người rất yêu quý
người thân, yêu trường học, thầy cô và rất biết nâng niu, trân trọng những kỉ niệm. Xúc
động biết bao đã xa lắm rồi cái thủa ngày đầu tiên đi học ấy, thế mà người mẹ vẫn nhớ như
in. Mẹ nhớ tiếng đọc bài trầm bổng thủa xưa; nhớ bàn tay bà ngoại ấm êm, dẫn đi trên con
đường làng dài và hẹp; nhớ sự nôn nao hồi hộp khi đến bà đi đến trường. Nhớ nỗi chơi vơi
hốt hoảng khi cổng trường đóng. Dường như những kỉ niệm ngày xưa ấy luôn khắc ghi,
luôn tươi mới nguyên vẹn trong tâm hồn mẹ. Mẹ quên sao được ngày đầu tiên đi học ấy,
quên sao được mái trường, thầy cô, bạn bè. Người mẹ quả là một người nặng sâu ân tình, ân
nghĩa với đời. Và cái chính, bằng những kỉ niệm sâu sắc, mẹ muốn ngày mai con khắc ghi

vào lòng cái giấy phút thiêng liêng, trọng đại của đời mình.
Ý 3: Đọc văn bản, ta còn trân trọng những suy nghĩ của người mẹ về vai trò và ý nghĩa của
nhà trường và giáo dục đối với mỗi con người. Đặc biệt, trong lời nói “bước qua cánh cổng
trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, mẹ thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào mái
trường. Bởi ở đó là cả một thế giới kỳ diệu: con được khám phá kho báu tri thức của loài
người, con được sống trong thế giới của tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt toàn xã
hội, nơi đó sẽ chắp cánh ước mơ cho con để những khát vọng lớn lên sẽ mau chóng thành
hiện thực.
Ý 4: Đánh giá, khái quát
- Khái quát lại nhân vật người mẹ: Người mẹ trong cổng trường mở ra là một người mẹ có
tính yêu thương con vô bờ bến và hiểu rõ vai trò nhà trường, giáo dục đối với trẻ thơ.
- Tác giả:
+ Miêu tả tâm lí nhận vật tinh tế, sâu sắc qua những dòng độc thoại nội tâm.
+ Qua nhân vật người mẹ, tác giả cũng gửi gắm sự quan tâm của mình đối với trẻ thơ, với
thế hệ tương lai.
* Kết bài: - Từ nhân vật người mẹ của Lý Lan, em nghĩ gì mẹ của mình?
- Lời hứa
4. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con,
hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi,
hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Gợi ý:

8


Mở bài: Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập
Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bao bọc của ông bà, cha mẹ nhưng không phải
lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc

nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong
câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bao bọc, chở che và phải
một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách
thể hiện tính tự lập.
Thân bài:
- Giải thích: tự lập là gì?
+ Nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự
mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác.
+ Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà
không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
- Phân tích:
+ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
+ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt,
giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu
cuộc đời bản thân.
+ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính
trọng
- Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế
- Luận mở rộng vấn đề:
+ Phê phán: Trái với tự lập là dựa dẫm. Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân
cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Ngược lại chỉ biết dựa dẫm vào người khác
sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người
không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên
ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
+ Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta
phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để
có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên,
vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
Kết bài: Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn

nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.

9


II. “Mẹ tôi”
1. Nhan đề là: “Mẹ Tôi”
- Đây là nhan đề do chính tác giả A-mi-xi đặt cho đoạn trích.
- Nội dung đề cập đến việc xẩy ra giữa mẹ – con: Tuy trong văn bản, mẹ không xuất hiện
trực tiếp những mẹ lại là tiêu điểm mà các nhân vật mà chi tiết hướng tới làm sáng tỏ.
- Từ lỗi lầm với mẹ → Thấm thía tình mẹ thiêng liêng cao cả.
- Điểm nhìn từ bố (gián tiếp) nên hình ảnh người mẹ và những phẩm chất của mẹ sẽ hiện
lên một cách khách quan.
2. Trình bày cảm nhận của em về tình mẫu tử trong văn bản “Mẹ tôi”
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Đọc kĩ đề
- Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
- Nhìn vào từ ngữ ghi trong đề để xác định:
+ Thể loại: Biểu cảm
+ Đối tượng biểu cảm: tình mẫu tử trong văn bản “Mẹ tôi”
Bước 2: Tìm ý – Lập dàn ý
a. Tìm ý: cảm xúc chỉ thể hiện một phần qua ý. Cảm xúc chủ yếu thể hiệ qua giọng điệu, lời
văn khi viết thành bài.
* Tìm ý khái quát (triển khai ở mở bài): Dựa vào đề để khái quát được:
- Đối tượng biểu cảm: tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp
- Cảm xúc của mình trước đối tượng đó: xúc động, thấm thía
Ví dụ: Đọc văn bản “mẹ tôi”, ta vô cùng xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
* Tìm ý nhỏ: Dựa vào ý khái quát chung ở trên
Lưu ý: Phải dựa vào đối tượng biểu cảm đê tìm ý, bộc lộ cảm xúc
Ví dụ: Với đề này: Dựa vào tình mẫu tử thiêng liêng thể hiện trong văn bản mẹ tôi: biểu

hiện của tình mẫu tử
Ý 1: Tình yêu thương sâu nặng, thiết tha của người mẹ hiền + Khiến ta rưng rưng, xúc động
Biểu ý

Biểu cảm

- Kỉ niệm về mẹ: một lần En-ri-cô bị ốm. Lúc đó, mẹ đã thức suốt đêm, quằn quại, khóc nức
nở vì lo sợ sẽ mất con.
- Lời khẳng định của bố: người mẹ ấy còn sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho
con một giờ đau khổ; có thể đi ăn xin, thậm chí hi sinh tính mạng vì con.

10


- Ngoài những ý trên, có thể mở rộng ý liên tưởng để bài văn sâu sắc hơn: Liên tưởng đến
bản thân, những kỉ niệm về mẹ, những lần làm mẹ buồn lòng cũng như liên tưởng đến bao
bà bà mẹ khác.
Ý 2: cách triển khai tương tự ý 1: Thực sự thấm thía sự quan trong của mẹ trong cuộc đời
mỗi người. (biểu cảm trước, biểu ý sau)
- Tình huống giả định: nỗi buồn thẩm nhất trong cuộc đời này là mất mẹ.
- Dù con khôn lớn, trưởng thành, dù con có thành danh trên con đường sự nghiệp thì con
vẫn không thể sống thiếu tình thương, ấp ủ, chở che của người mẹ hiền yêu dấu trong hành
trình dài rộng của cuộc đời.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài: Có hai cách: trực tiếp và gián tiếp
- Trực tiếp: là vào thẳng ngay vấn đề bằng 1 câu văn nếu rõ đối tượng biểu cảm và cảm xúc
chủ đạo của mình đối với đối tượng đó. (Dựa vào phần khái quát ý). Ngoài đối tượng biểu
cảm, cảm xúc, cần nêu rõ tác giả, tác phẩm.
Tham khảo: Đọc văn bản “Mẹ tôi” (trích “Những tấm lòng cao cả”) của nhà văn A-mi-xi,
người đọc vô cùng xúc động, thấm thía trước tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.

- Gián tiếp:
+ Giới thiệu: tác giả, tác phẩm (Hoàn cảnh ra đời hoặc những nét nổi nổi bật của tác phẩm
hoặc phong cách của tác giả).
+ Nêu đối tượng biểu cảm và cảm xúc chủ đạo
Tham khảo: Đọc “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn A-mi-xi, người đọc không thể quên
được toàn văn bức thư người bố gửi cho En-ri-cô qua văn bản “Mẹ tôi”. Bức thư là nỗi
lòng của người bố trước việc con phạm phải sai lầm. Qua bức thư, người đọc vô cùng xúc
động, thấm thía trước tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
* Thân bài:
- Trừ ý khái quát. Mỗi ý có thể triển kahi thành đoạn văn có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn.
Lưu ý: câu chủ đề của văn biểu cảm có hai phần: biểu ý (đối tượng) + biểu cảm (cảm xúc về
đối tượng).
- Sau khi triển khai các ý thành đoạn văn, phải có đoạn văn đánh giá tác giả về tài năng và
tấm lòng.
Tham khảo:
Ý 1: Trước hết, đọc văn bản, người đọc rưng rưng xúc động trước tình yêu thương sâu
nặng, thiết tha của người mẹ hiền. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều đó qua những kỉ niệm
người bố tâm sự với En-ri-cô về mẹ. Đó là kỉ niệm một lần En-ri-cô bị ốm. Lúc đó, mẹ đã

11


thức suốt đêm, quằn quại, khóc nức nở vì lo sợ sẽ mất con. Tình cảm của mẹ còn được thể
hiện qua lời khẳng định của bố: người mẹ ấy còn sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh
cho con một giờ đau khổ; có thể đi ăn xin, thậm chí hi sinh tính mạng vì con. Qua những lời
tâm của bố, những kỉ niệm về mẹ hiện lên thật chân thực, vô cùng cảm động giúp ta cảm
nhận được đức hi sinh cao cả, thầm lặng của mẹ. Với mẹ, con là tất cả, là phần đời, là máu
thịt thiêng liêng, con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”. Từ đó, làm cho ta càng thấm thía hơn về
tấm lòng yêu thương của người mẹ hiền.
Ý 2: Không chỉ vậy, qua văn bản, ta thực sự thấm thía sự quan trọng của mẹ trong cuộc đời

của mỗi người. Điều đó được thể hiện qua tình huống giả định mà người bố đặt ra: Ngày
con mất mẹ là ngày buồn thảm nhất trên đời. Quãng đời con không có mẹ: mong ước thiết
tha được nghe tiếng mẹ; tội nghiệp không được chở che. Bằng tình huống giả định này, bố
đã giúp En-ri-cô cũng như mỗi chúng ta nhận ra: Mẹ vô cùng quan trọng trong cuộc đời
con. Dù con khôn lớn, trưởng thành, dù con có thành danh trên con đường sự nghiệp thì
con vẫn không thể sống thiếu tình thương, ấp ủ, chở che của người mẹ hiền yêu dấu trong
hành trình dài rộng của cuộc đời.
Ý 3: Đánh giá: Bằng hình thức viết thư đầy kín đáo nhưng chứa chan cảm xúc, bằng việc
lựa chọn tình huống giả định đặc sắc, Nhà văn A-mi-xi đã nhẹ nhàng giúp chúng ta thấu
hiểu một điều: tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao cả nhất trên đời. Tình cảm ấy thật
đáng nâng niu và trân trọng.
* Kết bài:

Những ấn tương sâu sắc nhất đọng lại trong em.
Cũng có thể lây phần đánh giá làm kết bài.

Tham khảo: Dù thời gian có qua đi, dòng đời cuộn chảy, nhưng, trang nhật kí của En-ri-cô
thì vẫn lưu lại trong tâm trí người với những dấu ấn đẹp về tính mẫu tử, giúp mỗi chúng ta
biết yêu thương hơn mẹ của mình.
3. Hãy bày tỏ những tình cảm sâu sắc nhất về nhân vật người bố trong văn bản “ Mẹ tôi’’
của A- mi- xi.
A. Mở bài: “Những tấm lòng cao cả” là tác phẩm nổi tiếng khiến tên tuổi A-mi-xi trở thành
bất tử. tác phẩm là cuốn nhật ký của cậu bé En-ri-cô người Ý, 11 tuổi ghi lại những bức thư
của bố mẹ, những truyện đọc hàng ngày, những kỷ niệm sâu sắc cảm động về thầy cô, bạn
bè,… Đoạn trích “Mẹ tôi” là trang nhật kí được En-ri-cô ghi vào thứ 5, ngày 10 tháng 11.
Trong đoạn trích, hình ảnh nhân vật người bố đã để lại trong lòng người đọc những ấ tượng
sâu sắc.
B. Thân bài:

12



Ý 1: Đọc văn bản, trước hết ta cảm nhận được bố En-ri-cô là một người bố rất mực yêu
thương con.
- Vì yêu thương con nên bố đã nghiêm khắc, dày công rèn giũa, giáo dục con với mong
muốn con nên người, sống có đạo đức.
+ Chỉ một lỗi nhỏ của En- ri- cô với mẹ trước mặt cô giáo khiến người bố vô cùng đau đớn
và tức giận: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố … Bố không thể nào
nén được cơn tức giận”. Bố đã viết thư để nói rõ tội lỗi này của con mặc dù hai bố con cùng
ở trong một gia đình, một mái nhà. Nỗi tức giận cũng là biểu hiện tình yêu thương, bức thư
bố viết cũng là biểu hiện tình yêu thương.
+ Bằng tình yêu thương, sự quan tâm của mình đối với con, trong lời tâm sự, người bố đã
nghiêm khắc chỉ rõ lỗi lầm của con. Bố nhắc nhở, cảnh cáo con: “không bao giờ được tái
phạm nữa”. Bố cũng chỉ cho con cách nhận lỗi với mẹ: “Con phải xin lỗi mẹ” bằng “sự
thành khẩn trong lòng”, “Hãy cầu xin mẹ …”. Thậm chí bố còn nhấn mạnh “Thà rằng bố
không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”. Trong những lời nói ta thấy xuất hiện
nhiều cụm từ mệnh lệnh thể hiện thái độ dứt khoát của bố. Bố sẽ không tha thứ chừng nào
con chưa xin lỗi mẹ. Sự nghiêm khắc của bố là biểu hiện của tình yêu thương sâu sắc bởi bố
nghiêm khắc chỉ vì muốn con biết nhận ra lỗi lầm của mình để cư xử tốt hơn.
- Yêu thương con, người bố giáo dục con đầy nghiêm khắc nhưng cũng rất tế nhị.
+ Sự tế nhị trước hết được thể hiện qua việc bố viết thư cho En – ri – cô. Bằng cách này, bố
đã kín đáo giúp En-ri-cô tự nhận ra lỗi lầm của mình mà không phải xấu hổ trước mặt người
khác.
+ Bố nghiêm khắc và vô cùng tức giận trước lỗi lầm của En-ri-cô nhưng trong bức thư, ta
không thấy sự mắng mỏ mà chỉ là những lời tâm sự trìu mến. Bố nhẹ nhàng gợi lại kỉ niệm
sâu sắc kỉ niệm giữa mẹ và con để giúp con nhận ra tấm lòng và tình yêu con sâu nặng của
mẹ. Bố còn đặt ra tình huống giả định, phân tích mối quan hệ mật thiết, gắn bó sâu nặng
giữa mẹ và con để con thấm thía sự quan trong của mẹ trong cuộc đời con, để con thấy rằng,
tình yêu thương và kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Tất cả những điều
ấy đã làm cho những lời giáo huấn trở nên ân cần tha thiết như lời tâm tình, thủ thỉ thấm sâu

vào hồn con trẻ, khiến En-ri-cô xúc động, tự nhận ra lỗi lầm của mình hơn là những lời
mắng mỏ, những trận đòn roi.
=> Tấm lòng người bố thật đáng trân trọng biết bao. Mỗi khi đọc những trang văn ấy, tất cả
chúng ta, đặc biệt là những bậc làm cha, làm mẹ chắc sẽ không khỏi thổn thức nhìn lại cách
dạy con của chính mình.

13


Ý 2: Qua bức thư, ta còn cảm nhận, bố của En-ri-cô là một người rất coi trọng tình cảm gia
đình. Vì coi trọng tình cảm gia đình nên bố không chấp nhận được sự thiếu lễ độ của En-ricô đối với mẹ ngay trước mặt cô giáo. Cũng vì coi trong tình cảm gia đình nên bố muốn Enri-cô phải ghi nhớ công lao của mẹ, thành khẩn, trung thực trước lỗi lầm của mình để mẹ
không phải buồn.
Ý 3: Đánh giá
- Bằng hình thức viết thư với những lời tâm sự nhẹ nhàng mà sâu lắng, A – mi – xi đã cho
chúng ta thấy nhân vật người bố là một người có tình yêu con tha thiết và rất coi trong tình
cảm gia đình.
- Mượn lời người bố nhà văn muốn gửi tới thông điệp:“Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ
là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình
yêu thương đó”(A- mi-xi).
C. Kết bài: Mặc dù thời gian trôi qua nhưng hình ảnh người bố cùng với những lời tâm sự
chân thành, sâu sắc ấy sẽ luôn in dấu trong lòng bạn đọc.
4. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ
A. Mở bài: Trong văn bản “Mẹ tôi” của nhà văn A-mi-xi, mặc dù người mẹ chỉ xuất hiện
gián tiếp qua lời của người bố, nhưng cũng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng
sâu sắc.
B. Thân đoạn:
Ý 1: Trước hết, đọc văn bản, ta cảm nhận được mẹ của En-ri-cô là một người mẹ rất yêu
thương con, sẵn sàng hi sinh thầm lặng cho con.
- Người đọc có thể dễ dàng nhận ra điều đó qua những kỉ niệm người bố tâm sự với En-ri-cô
về mẹ. Đó là kỉ niệm một lần En-ri-cô bị ốm. Lúc đó, mẹ đã thức suốt đêm, quằn quại, khóc

nức nở vì lo sợ sẽ mất con. Tình cảm của mẹ còn được thể hiện qua lời khẳng định của bố:
người mẹ ấy còn sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau khổ; có thể
đi ăn xin, thậm chí hi sinh tính mạng vì con. Tất cả những kỉ niệm ấy hiện lên thật chân
thực, vô cùng cảm động giúp ta cảm nhận được tình mẫu tử thật sâu nặng không có gì so
sánh nổi; giúp ta thấm thía con là tất cả, là phần đời, là máu thịt thiêng liêng, con là “hạt
máu cắt đôi của mẹ”.
- Ta còn cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ qua tình huống giả định mà
người bố đặt ra: Ngày con mất mẹ là ngày buồn thảm nhất trên đời. Quãng đời con không
có mẹ: mong ước thiết tha được nghe tiếng mẹ; tội nghiệp không được chở che. Bằng tình
huống giả định, bố đã giúp En-ri-cô nhận ra: Mẹ vô cùng quan trọng trong cuộc đời con. Dù
con khôn lớn, trưởng thành, dù con có thành danh trên con đường sự nghiệp thì con vẫn

14


không thể sống thiếu tình thương, ấp ủ, chở che của người mẹ hiền yêu dấu trong hành trình
dài rộng của cuộc đời.
=> Tấm lòng người mẹ thật ấm áp và đáng trân trọng biết bao. Qua hình ảnh người mẹ, ta
thấu hiểu một điều: tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao cả nhất trên đời.
Ý 2: Người mẹ trong văn bản mẹ tôi còn khiến người đọc trân trọng bởi tấm lòng nhân hậu,
vị tha. Con có lỗi, mẹ sẵn sàng tha thứ, bỏ qua và không hề trách mắng.
C. Kết đoạn: Hình ảnh người mẹ trong văn bản “Mẹ tôi” mang vẻ đẹp tiêu biểu của người
phụ nữ nói chung. Bằng lời kể chân thực, cảm động, tác giả đã bày tỏ sự trân trọng, ngợi ca
đối với người mẹ. Đó cũng là tình cảm chung của tất cả chúng ta mỗi khi đọc trang văn này.
5. “... Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành
người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của
mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng
nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được
chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ
không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin

linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một
phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị
khổ hình. En-ri-cô này ! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình
cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình
thương yêu đó...”
(Trích “Mẹ tôi”- Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.10)
Đoạn trích trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương, kính
trọng cha mẹ.

15


1. Yêu cầu về kĩ năng :
Học sinh hiểu đúng vấn đề nghị luận đặt ra, có kĩ năng làm bài với kiểu bài nghị luận
xã hội. Bài viết có bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục...; không mắc lỗi
về chính tả, dùng từ, đặt câu... Lời văn chân thành, thiết thực.
2. Yêu cầu về kiến thức :
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau song về cơ bản thí sinh cần xác định được một số nội
dung sau:
a. Mở bài :
Giới thiệu vấn đề nghị luận : Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ.
b. Thân bài :
1. Giải thích :
- Yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao cả và thiêng liêng nhất :
+ Công lao không gì sánh nổi của cha mẹ : cho con cuộc sống, thương yêu dạy dỗ, chịu
đựng bao gian lao vất vả, hi sinh thầm lặng vì con.
+ Những lo toan cho tương lai, hạnh phúc của con.
+ Trong mọi buồn vui, được mất trong cuộc đời luôn có sự an ủi, động viên, vỗ về khích
lệ của cha mẹ.
2. Bình luận :

- Khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, là truyền
thống đạo lí dân tộc, phẩm chất đạo đức con người.
- Biết yêu thương kính trọng cha mẹ con người sẽ biết trân trọng cội nguồn, sống nhân
hậu, biết hi sinh.
- Từ tình yêu gia đình, yêu cha mẹ con người mới biết yêu quê hương, tổ quốc.
- Phê phán một số người chưa biết trân trọng tình cảm, công lao của cha mẹ, sống thờ ơ,
buông thả, ích kỉ, lời nói hành vi làm tổn thương đến cha mẹ..., làm mất đi những giá trị
tốt đẹp trong truyền thống đạo lí dân tộc, gây ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
3. Liên hệ :
- Biết tôn trọng đạo lí, sống xứng đáng đền đáp công ơn cha mẹ.
- Luôn tự hào, yêu thương chăm sóc cha mẹ.
c. Kết bài :
Khẳng định tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất.

III. Cuộc chia tay của những con búp bê
1. Tóm tắt truyện

16


* các sự việc chính:
- Tâm trạng của hai anh em Thành và Thủy trong đêm trước và sáng hôm sau khi mẹ giục
chia đồ chơi.
- Thành đưa Thủy đến lớp chào chia tay cô giáo cùng các bạn.
- Cuộc chia tay đột ngột ở nhà.
Tóm tắt: Hai anh em Thành và Thủy cùng sinh ra, lớn lên trong một gia đình khá giả. Cả hai
rất thương yêu nhau. Nhưng rồi, bố mẹ li dị, Thành và Thủy phải chịu cảnh xa lìa. Mẹ bắt
Thành và Thủy phải chia nhau đồ chơi. Không thể chịu nổi nỗi đau đớn, hai anh em đã khóc
và nhường nhau từng thứ đồ chơi, đặc biệt là hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Thương em,
Thành đã giành cả hai con búp bê cho thủy. Thành dẫn em đến trường để chia tay cô giáo,

bạn bè. Khi trở về nhà, chuẩn bị lên xe theo mẹ, Thủy bỗng quyết định để hai con búp bê lại
cho anh. Thành đã khóc và hứa với em sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi cách xa
nhau.
2. Cảm nhận của em về cuộc chia tay ở lớp học
A. Mở bài:
Cách 1: Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, cuộc
chia tay ở lớp học đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Cách 2: Đọc truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài,
người đọc không cầm nổi nước mắt khi phải chứng kiến cuộc chia tay ở lớp học.
B. Thân bài:
- Câu 1: khái quát: Đây là một cuộc chia tay đau đớn và cảm động
Ý 1: Đọc tác phẩm, người đọc vô cùng xúc động trước cuộc chia tay đầm đìa nước mắt.
- Trên đường và khi đến trường, Thuỷ đau đớn, lưu luyến, tiếc nuối khi phải chia tay với
mái trường: Mắt nhìn đau đáu, cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn. Em cố kìm nén
nỗi đau để khắc ghi lần cuối những kỉ niệm, những gì thân yêu nhất gắn liền với niềm hạnh
phúc tới trường.
- Ở lớp học, ta thấy được nỗi đau đớn khi phải chia tay với thầy cô, bạn bè.
+ Khi biết tin bố mẹ Thủy bỏ nhau, Thủy phải theo mẹ về quê ngoại, cô giáo “ôm em,
thương em”, hiểu cho hoàn cảnh của em; các bạn thì “ngạc nhiên, sững sờ, khóc”. Cả
cô và các bạn lòng quặn đâu vì không biết làm gì để san sẻ cùng em, gánh đỡ cùng
em nỗi đau này. Nỗi đau riêng đã trở thành nỗi đau chung, tất cả vỡ òa trong lớp học.
+ Thuỷ không được đi học, cô giáo đau đớn đến mức bàng hoàng, thảng thốt tái mặt, nước
mắt giàn giụa, kêu lên: “Trời ơi!”. Các bạn thì khóc mỗi lúc một to. Tất cả đều không thể
tin nổi sự thật phũ phàng này. Không được đến trường là nỗi thiệt thòi và bất hạnh lớn nhất

17


của trẻ thơ mà chính cô và các bạn ko bao giờ nghĩ đến. Cô không nghĩ đứa học trò bé bỏng
tội nghiệp này cùng một lúc lại gánh chịu nhiều nỗi bất hạnh khủng khiếp đến thế. =>

Những thiệt thòi không gì bù đắp nổi của trẻ thơ khi gia đình tan vỡ làm buốt nhói trái tim
chúng ta mỗi khi đọc đến đoạn truyện này.
Ý 2: Cuộc chia tay ở lớp học còn khiến người đọc cảm động bởi sự chia sẻ, đồng cảm sâu
sắc của cô giáo Tâm và bạn bè giành cho Thủy.
- Biết được bố mẹ Thủy chia tay, em phải xa lớp học, cô và các bạn đã khóc vì thương em.
- Nỗi đau đớn bàng hoàng của cô giáo tâm và các bạn khi biết tin Thủy phải bỏ học là sự
chia sẻ, đồng cảm sâu sắc nhất trước nỗi bất hạnh của em. Cuộc chia tay ở lớp học chỉ diễn
ra trong một khoảnh khắc những đã để lại trong lòng người đọc dấu ấn đậm nét về tình thầy
trò, bạn bè cao đẹp.
Ý 3: Đánh giá, khái quát
- Tài năng: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế.
- Tấm lòng: Qua cuộc chia tay ở lớp học, tác giả đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những
thiệt thòi, bất hạnh của trẻ thơ; bày tỏ sự đồng cảm, trân trọng với tình thầy trò, bạn bè sâu
sắc, cảm động. Đồng thời, rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc bảo vệ hạnh phúc gia đình.
C. Kết đoạn: Cuộc chia tay ở lớp học mãi mãi còn để lại trong lòng người đọc nhiều rung
cảm sâu xa.
3. Cảm nhận của em về tình anh em trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp
bê”
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Khánh Hoài, tác phẩm: Cuộc chia tay của những con búp bê
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm: tình anh em
- Cảm nhận chung: xúc động
Tham khảo: Đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài,
người đọc không khỏi xúc động trước tình cảm anh thắm thiết giữa Thành và Thủy.
B. Thân bài: Tìm những biểu hiện của tình cảm anh em.
Ý 1: Trước hết, ta cảm nhận được tình cảm anh em của hai đứa trẻ qua dòng hồi tưởng đầy
tâm trạng của Thành.
- Đêm qua, Thuỷ: nức nở, tức tưởi; Thành: cắn chặt môi, nước mắt cứ trào như suối, ướt
đầm cả gối và hai tay áo. Sáng hôm ấy, Thuỷ lặng lẽ đặt tay lên vai anh. Thành vuốt tóc em.
Hai anh em cùng im lặng. Những chi tiết ấy cho thấy, hai anh em rất thương nhau, hiểu

nhau, đồng cảm cao độ trước nỗi đau của nhau. Trong những giây phút đau đớn nhất, Thành
biết dồn nén nỗi đau “Cắn chặt môi” vì không muốn làm em đau lòng thêm nữa. Cậu bé

18


vuốt tóc em để an ủi, động viên em. Còn thủy, em đặt bàn tay ấm áp lên vai anh để chia sẻ
nỗi đau cùng anh. Hai anh em ngồi im lặng bên nhau, không nói với nhau một lời nào, vì
nói ra chỉ làm đau lòng nhau hơn. Dường như chúng bỗng già đi trước nỗi đau quá lớn, làm
động thấu đến nỗi lòng trắc ẩn của tất cả chúng ta.
- Không chỉ vậy, tình cảm anh em còn được thể hiện qua kỉ niệm đầy cảm động giữa hai anh
em lúc gia đình còn yên ấm: Thuỷ ra tận sân vận động vá áo cho anh. Còn Thành, chiều
nào cũng đón em đi học về, nắm tay em trò chuỵên. Hai anh em đầy yêu thương, gắn bó: cô
em gái thương anh hết mực, rất quan tâm và chăm chút cho anh; cậu anh trai cũng rất
thương em, rất quan tâm đến cô em gái của mình.
Ý 2: Tình cảm anh em càng được bộc lộ rõ nét hơn qua sự việc chia đồ chơi, chia búp bê vô
cùng xúc động. Mặc dù mẹ dục tới hai lần nhưng thủy không sao chia nổi búp bê vì lòng
đầy mâu thuẫn. Con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ là đồ chơi thân thiết, gắn với kỉ niệm đẹp của hai
anh em, gắn với những tháng ngày gia đình sum họp, hạnh phúc. Thủy không muốn chia lìa
hai con búp bê, không muốn nó phải đau đớn như mình nhưng lại muốn để con “Vệ sĩ” ở lại
với anh vì thương anh ngủ một mình không yên giấc. Giây phút chia, Thủy đã quyết định để
con vệ Sĩ ở lại gác đêm cho anh và cũng để con Em nhỏ lại để chúng không bao giờ phải rời
xa nhau. Chi tiết ấy khiến người đọc xiết bao xúc động: Trong tột cùng đau đớn, Thủy vẫn
quên mình để nghĩ về người khác, nghĩ cho anh trước khi nghĩ cho mình. Chi tiết cũng tô
đậm vẻ đẹp tuyệt vời về tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh nhường nhịn của trẻ thơ. Phải có
tình cảm anh em gắn bó thân thiết lắm, Thủy mới có được những biểu hiện đẹp đến như vậy.
Ý 3: Tình cảm anh em còn được thể hiện qua nỗi lòng của Thành khi chứng kiến cuộc chia
tay đầy đau đớn của em ở lớp học. Giây phút vừa cùng Thủy bước ra khỏi lớp học, Thành
kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Thành thấy kinh ngạc bởi em không hiểu vì sao tâm hồn mình đang giông bão, cả đất trời

như sụp đổ vì sắp phải chia tay với cô em gái bé bỏng mà bên ngoài vẫn bình yên, không có
gì đổi thay, cảnh vật vẫn êm đẹp, mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Nghệ thuật miêu tả
thiên nhiên, tạo vật đẹp đẽ, vô tư, bình thản trước cảnh ngộ bất hạnh của con người đã khắc
sâu thêm nỗi đau quá sức chịu đựng của nhân vật trước những bất hạnh, thiệt thòi của cô em
gái.
Ý 4: Xúc động nhất về tình anh em có lẽ là những chi tiết kết thúc tác phẩm. Lời dặn dò của
Thủy trước lúc lên xe: “Anh ơi, khi nào áo anh rách thì anh hãy tìm về với em, em sẽ vá
cho” và Thành “mếu máo, đứng như chôn chân xuống đất nhìn theo bóng em” đã làm cho
người đọc không sao cầm nổi nước mắt. Trong giây phút đau đớn đến tê dại ấy, hai anh em
vẫn giành hết tình yêu thương cho nhau. Xa anh nhưng cô em gái vẫn không thôi nghĩ về

19


anh, lo cho anh trong nhưng tháng ngày xa cách. Còn người anh thì vẫn luôn hướng về cô
em gái, nhìn theo em với cái nhìn đầy tiếc nuối, đớn đau. Cái nhìn ấy mãi còn để lại những
ám ảnh khôn nguôi trong lòng người đọc.
Ý 5: Đánh giá.
- Tình cảm anh em trong tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” thật sâu sắc và
cảm động. Tình cảm ấy đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhân hậu, vi
tha của trẻ thơ. Trong tột cùng đau đớn vẫn giành hết tình yêu thương cho nhau, luôn nghĩ
về nhau.
- Tác giả: Nhà văn Khánh Hoài với ngòi bút kể chuyện đặc sắc, khắc họa tâm lí nhân vật
tinh tế, phù hợp tâm lí lứa tuổi, tạo dựng tình huống độc đáo, ý nghĩa; với ngòi bút yêu
thương, trân trọng đối với trẻ thơ, đã viết nên câu chuyện về tình anh em xúc động lòng
người.
4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Thành khi ra
khỏi trường học.
Đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, chắc hẳn
người đọc sẽ không quên được chi tiết miêu tả tâm trạng của Thành khi vừa cùng em gái

bước ra khỏi trường học: tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vấn
vàng ươm trùm lên cảnh vật. Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc diễn tả sự đối lập giữa nội
tâm và ngoại cảnh. Thành thấy kinh ngạc bởi em không hiểu vì sao tâm hồn mình đang
giông bão, cả đất trời như sụp đổ vì sắp phải chia tay với cô em gái bé bỏng mà bên ngoài
vẫn bình yên, không có gì đổi thay, cảnh vật vẫn êm đẹp, mọi việc vẫn diễn ra bình thường.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tạo vật đẹp đẽ, vô tư, bình thản trước cảnh ngộ bất hạnh của
con người đã khắc sâu thêm nỗi đau, nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái bơ vơ, lạc lõng; tô đậm
hoàn cảnh bất thường của nhân vật. Qua tình huống trớ trêu ấy, nhà văn bày tỏ niềm cảm
thương đối với bất hạnh của trẻ thơ khi gia đình tan vỡ. Tâm trạng của Thành trong khoảnh
khắc ấy mãi mãi còn ám ảnh lòng người.
5. Cảm nhận của em về cuộc chia tay của hai anh em Thuỷ và Thành ở cuối truyện
“Cuộc chia tay của những con búp bê”.
A. Mở bài:
Cách 1: Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, cuộc
chia tay của hai anh em Thủy và Thành ở cuối truyện đã để lại trong lòng người đọc những
ấn tượng sâu sắc.

20


Cách 2: Đọc tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài,
người đọc không cầm nổi nước mắt khi phải chứng kiến cuộc chia tay của hai anh em Thủy
và Thành ở cuối truyện.
B. Thân bài:
- Câu 1: khái quát: Đây là một cuộc chia tay cảm động, đẫm nước mắt.
Ý 1: Cuộc chia tay cảm động: Phần cuối truyện đã thể hiện ở tình cảm hai anh em trong
phút chia ly thật cảm động, đặc biệt là tình cảm của Thuỷ giành cho Thành:
- Thuỷ dặn dò anh: khi nào áo anh rách anh tìm về chỗ em, em vá cho.
- Để búp bê lại cho anh: Thuỷ cầm con em nhỏ trèo lên xe, không đành Thuỷ chạy vào đặt
con em nhỏ cạnh con Vệ Sĩ và nói với anh: anh không bao giờ được để chúng rời xa nhau,

anh hứa đi, anh nhớ chưa?
→ Những biểu hiện ấy đã cho thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha, đức hi sinh nhường nhịn của
người em gái. Chính tình yêu thương, sự quan tâm, đức hy sinh quên mình của trẻ thơ bằng
những hành động đã làm cho người đọc xúc động không sao cầm được nước mắt.
Ý 2: Cuộc chia tay đau đớn, đẫm nước mắt: Đọc phần cuối câu chuyện, người đọc không
khỏi ngậm ngùi trước nỗi đau của con trẻ trong cuộc chia ly:
- Thành: khóc nấc lên, nhìn em qua màng nước mắt, mếu máo.
- Thuỷ: đau đớn, kinh hoàng -> tê dại, ráo hoảnh
→ Những chi tiết ấy đã tập trung khắc họa tâm trạng đau đớn đến cùng kiệt của hai anh em.
Những đứa trẻ đang đau đớn quằn quại trong phút chia ly. Nỗi đau dường như đã quá sức
chịu đựng của con trẻ làm cho người đọc không sao cầm được nước mắt. Gấp trang sách lại
rồi nhưng hình ảnh của Thủy và Thành còn mãi ám ảnh người đọc với bao xót xa thương
cảm.
- Ở đây, tác giả đã tạo nên một sự đối lập: búp bê được ở bên nhau còn hai đứa trẻ, hai anh
em ruột thịt sống chung dưới một mái nhà thì phải xa nhau mãi mãi. Nghịch cảnh đó càng
làm nổi bật nỗi đau chia ly, tô đậm hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã không đáng có để một
lần nữa người đọc phải nhói đau trong tim khi chứng kiến cuộc chia ly này.
Ý 3: Đánh giá:
- Vấn đề: Từ cuộc chia ly này, Khánh Hoài muốn xoáy vào tim người đọc một cuộc chia ly
không đáng có. Nhắc nhỏ người lớn hãy lắng nghe tiếng lòng của con trẻ mà bảo vệ hạnh
phúc gia đình.
- Tác giả:
+ Tài năng: Qua cuộc chia tay ở cuối truyện, ta thấy được ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật
tinh tế, sâu sắc hợp tâm lý tuổi thơ.

21


+ Tấm lòng: Đồng thời, cũng hiểu được tấm lòng yêu thương trẻ thơ, cảm thông sấu sắc với
bi kịch của trẻ thơ ở tác giả.


22


Ngày soạn:17/09/2018

Vấn đề 2:
TÌM HIỂU THÊM VỀ CA DAO – DÂN CA
I. Khái niệm :
- Ca dao dân ca là tên gọi chung của các loại trữ tình dân gian, kết hợp phần lời và nhạc,
diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca: là sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
- Ca dao: là lời thơ dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với
lời thơ dân ca.
II. Nội dung :
Khái quát: Ca dao - dân ca diễn tả sinh động, sâu sắc đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm
của người lao động ( trữ tình). Có ý kiến cho rằng: Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi
dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái, là
tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là
phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao động, trong gia đình, xã
hội.
1. Những câu hát yêu thương – tình nghĩa
* Nội dung: Là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với
xóm làng, quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, ông bà, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè
và dạt dào nhất là tình cảm lứa đôi.
* Những câu hát về tình cảm gia đình
- Coi trọng công ơn và tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình: cha mẹ, ông bà, tình cảm
anh em gắn bó
- Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất, cội nguồn để hình thành nên những tình
cảm cao đẹp khác

=> Những người lao động sống rất ân tình, ân nghĩa
Ví dụ: Đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên:
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

hay

Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.

* Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước.
- Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, bày tỏ niềm tự hào, mến yêu về những vùng đất,
miền quê tươi đẹp. Đó là nghĩa nặng tình sâu của người lao động với quê hương đất nước

23


- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm sâu nặng trong tim mỗi người, là nguồn cảm
hướng vô tận, là đề tài không bao giờ cũ.
2. Những câu hát than thân
* Nội dung ca dao than thân: là những tiếng hát than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực,
đắng cay. Đồng thời, bày tỏ thái độ phản kháng xã hội, phản kháng những điều ngang trái ẩn
chứa rất sâu trong đó.
* Hoàn cảnh ra đời: Ca dao than thân ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp
bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ. Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức:
Thương thay thân phận con rùa,
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
- Đặc biệt là tiếng than của người phụ nữ chịu nhiều bất công do chế độ nam quyền và lễ
giáo phong kiến gây ra:
Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm xong mới biết rằng em ngọt bùi.
- Cảnh tảo hôn, đa thê, gả bán, ....
Vợ lẽ như giẻ chùi chân,
Chùi xong lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm có chùi chân thì chùi.

hay

Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi, cho tôi mượn gàu sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.

- Than mà phản kháng, người dân lao động khi khổ thì cất tiếng than nhưng không bao giờ
để mất niềm tin:
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
* Nội dung các bài ca dao đã học

24


- Những bài ca dao kể về nỗi thống khổ, cuộc đời trăm đắng ngàn cay của người dân lao
động dưới xã hội phong kiến.

- Qua đó bày tỏ thái độ phản kháng, tố cáo xã hội.
3. Những câu hát châm biếm
- Chủ yếu tập trung phơi bày các sự việc, hiện tượng mâu thuẫn ngược đời, phê phán những
thói hư tật xấu của các hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội như: phê phán
thói lười biếng, siêng ăn nhác làm; đả kích những người hành nghề mê tín dị đoan phản
khoa học và những người đi xêm bói mê tín mù quáng ít hiểu biết và nhẹ dạ cả tin.
- Cũng như truyện cười, ca dao châm biếm trào phúng là sản phảm độc đáo của tính hài
hước - một phẩm chất đáng quí của người lao động.
III. Nhân vật trữ tình : Thường là người mẹ, vợ, chồng, con, chàng trai, cô gái, người phụ
nữ, người dân cày
IV. Đối tượng trữ tình : con người, cảnh vật, sự vật, loài vật …
V. Nghệ thuật : Có nét đặc trưng riêng, đó là những câu thơ, câu ca rất ngắn gọn viết theo
thể lục bát hoặc lục bát biến thể.Ngôn ngữ, hình ảnh mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn
nhiên, và gợi cảm (vì đó là lời ăn tiếng nói của người lao động xưa)
VI. Đặc điểm thơ ca dân gian (ca dao - dân ca) : vốn là một bộ phận của văn hóa dân
gian nói chung cho nên nó mang đầy đủ những đặc điểm của văn hóa dân gian đó là
a. Tính nhân dân : Lời ăn, tiếng nói, tâm tư, nỗi niềm, khát vọng của quần chúng nhân dân
xưa
b. Tính truyền miệng : Vì chưa có chữ viết nên ca dao chủ yếu được sáng tác theo phương
thức truyền miệng. Hát lên, ngâm lên cho người khác nghe.Sau đó lưu truyền đời này qua
đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác
c. Tính tập thể : Vì truyền miệng nên ca dao không còn là sáng tác của một cá nhân mà trở
thành sáng tác của nhiều người, nhiều thế hệ.Vì vậy cho nên những sáng tác này được đánh
giá là những hòn ngọc quý trong kho tàng văm học Việt Nam

25


×