Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHẪU CHI TRÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.45 KB, 12 trang )

CTUMP

ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ XƯƠNG
- Bộ xương người gồm có 206 xương và được chia thành hai nhóm:
+ Xương trục: xương đầu mặt cổ, xương ức, xương sườn, xương chậu,..
+ Xương phụ: xương chi trên, xương chi dưới
- Chức năng của xương: nâng đỡ, bảo vệ, vận động, tạo máu và trao đổi chất.
- Phân loại theo hình thể:
+Xương dài: xương trụ, xương cánh tay,…
+ Xương ngắn:xương cổ tay, cổ chân,..
+Xương dẹp: xương vai, xương ức,…
+Xương bất định: xương hàm trên, xương thái dương, xương sàn,…
+Xương vừng: nằm trong gân cơ hay bao khớp
- Cấu trúc của xương:
+ Đầu xương: sụn khớp và chất xương xốp.
+ Thân xương: chất xương đặt và buồng tụy.
XƯƠNG VỪNG: là một loại xương nhỏ tròn(nhưng rất quan trọng) nằm quanh khớp hay trong gân Tăng
cường sự vững chắc của khớp và sức mạnh của gân.
-Xương vừng nằm quanh khớp: khớp của đốt bàn tay/chân-ngón tay/chân, ngón tay/chân-ngón tay/chân.
Ơ ngón tay/chân cái bao giờ cũng có 2 xương vừng ở 2 cạnh khớp.
-Xương vừng nằm trong gân: chỉ có ở chi dưới như xương bánh chè nằm trong gân của cơ tứ đầu hoặc
xương vừng của cơ bụng chân, cơ chày sau, cơ mác dài,…

XƯƠNG - KHỚP CHI TRÊN
Xương chi trên gồm có:
Các Xương ở vai gọi chung là đai vai có hai xương là xương đòn và xương vai.
Xương ở cánh tay: có 1 xương cánh tay.
Xương ở cẳng tay: xương trụ ( nằm trong theo tư thế giải phẩu) và xương quay.
Xương ở cổ tay: gồm có 8 xương xếp thành 2 hàng.
Theo tư thế giải phẩu từ ngoài vào trong có
+ Hàng trên: Thuyền – nguyệt – tháp – đậu


+ Hàng dưới:Thang - thê – cả - móc.
Xương ở bàn tay: 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. Ngón 1 (cái) có 2 đốt các ngón còn lại
mỗi ngón có 3 đốt.

A. XƯƠNG CHI TRÊN
I. Đai vai
1.Xương đòn:
- Định hướng: đặt xương nằm ngang, đầu dẹt( đầu cùng vai-diện khớp cùng vai) ra ngoài; bờ lõm của
đầu dẹt ra trước; mặt có rãnh xuống dưới.
- Thân xương gồm 2 bờ và 2 mặt.
Bờ trước và bờ sau.
Mặt trên( sờ rất rõ dưới da) và mặt dưới( phía trong có ấn của D.C sườn-đòn để D.C sườn-đòn bám
vào; phía ngoài có củ nón và đường thang để D.C nón và D.C thang bám vào; ở giữa có rãnh dọc để cơ dưới
đòn bám vào.)
- Có hai đầu:
+ Đầu tròn: đầu trong/đầu ức- diện khớp ức.3
+ Đầu dẹt: đầu ngoài/đầu cùng vai-diện khớp cùng vai.
Khi bị va chạm xương đòn thường gãy tại điểm nối giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong.
2. Xương vai.
- Định hướng: gai vai ra sau;góc có diện khớp hình xoan lên trên ra ngoài.
- Xương vai có 2 mặt:
+Mặt sườn(mặt trước): lõm gọi là HỐ DƯỚI VAI.
+ Mặt lưng(mặt sau): có gai vai chạy chếch lên trong ra ngoài- phần ngoài gọi là mõm cùng vai-diện khớp
cùng vai. Gai vai và mỏm cùng vai rất nông( có thể sờ rõ dưới da) chia mặt lưng thành: HỐ TRÊN GAI VÀ
HỐ DƯỚI GAI.
1


CTUMP
- Xương vai có 3 bờ: bờ trên,bờ trong và bờ ngoài.

- Xương vai có 3 góc: góc trên, góc dưới và góc ngoài.
Góc ngoài có ổ chảo- khớp với xương cánh tay. Phía trên và phía dưới ổ chảo có củ trên ổ chảo và
củ dưới ổ chảo.
II.Xương cánh tay.
- Định hướng: đặt xương thẳng đứng;đầu tròn lên trên hướng vào trong; rãnh(rãnh gian cũ) hướng ra
trước.
- Xương cánh tay có 3 mặt:
+ Mặt trước ngoài: mào củ lớn và lồi củ denta.
+ Mặt trước trong : mào củ bé
Giữa củ lớn và cũ bé là rãnh gian củ.
+ Mặt sau: rãnh thần kinh quay ( có dây TK quay và và ĐM cánh tay sâu).
Dây thần kinh quay rất dễ bị tổn thương khi gãy ở 1/3 giữa và 1/3 dưới của xương cánh tay.
-Xương cánh tay có 3 bờ: bờ ngoài, bờ trong và bờ trước(không thấy rõ).
Bờ trong bờ ngoài là nơi bám của vách gian cơ trong ngoài.
-Xương cánh tay có 2 đầu:
Đầu trên(Chỏm)/đầu tròn: được che phủ bỡi sụn khớp, có cổ giải phẩu(là ranh giới giữa đầu xương
và nền) và cổ phẩu thuật( Là nơi dễ gãy của xương cánh tay), củ bé,củ lớn, rãnh gian củ.
Xương cánh tay thường gãy tại cổ phẩu thuật.
Đầu dưới(đầu dẹt): có mỏm trên lồi cầu ngoài,chỏm con, ròng rọc, mỏm trên lồi cầu trong, hố quay,
hố vẹt,hố mỏm khủy. Các mỏm xương này đều có thể sờ được dưới da.
Giữa mỏm trên lồi cầu trong và ròng rọc là rãnh của thần kinh trụ có dây thần kinh trụ đi qua.
III.Xương cẳng tay.
1. Xương trụ.
- Định hướng: đặt xương thẳng đứng;đầu lớn lên trên; mặt khớp lỏm(khuyết ròng rọc) của đầu này ra
trước; cạnh sắt(bờ gian cốt) của thân xương ra ngoài.
-Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ.
+ Mặt trước: lỗ củ của xương trụ.
+ Mặt sau: có một diễn tam giác cho cơ khủy bám. Ơ dưới có một gờ thẳng chia mặt sau thành hai phần.
Phần trong lõm có cơ duỗi cổ tay trụ bám. Phần ngoài có các cơ thuộc lớp sâu của cẳng tay sau.
+Mặt trong có cơ gấp sâu các ngón tay bám ở trên.

+Bờ trước :nhẵn
+Bờ sau: hình chữ S, sờ thấy rõ
+Bờ gian cốt: mảnh và sắt.
- Xương trụ có hai đầu xương:
+Đầu trên rất to gồm 2 mỏm và 2 mặt khớp:Mỏm khuỷu, mỏm vẹt, khuyết ròng rọc, khuyết quay (tiếp
khớp với chỏm xương quay).
+ Đầu dưới: tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay bỡi một diễn khớp vòng. Phía trong có mỏm trâm
trụ.
Xương trụ dài hơn xương quay nhưng mỏm trâm quay xuống thấp hơn mỏm trâm trụ. Vì vậy khi bị gãy
xương do chống lòng bàn tay xuống thường gãy ở mỏm trâm quay.
2. Xương quay
-Định hướng: đặt xương thẳng đứng; đầu lớn ở dưới, mấu nhọn ở đầu lớn(mỏm trâm quay) ở ngoài và
mặt có nhiều rãnh phía sau.
-Thân xương quay gồm 3 mặt và 3 bờ: mặt trước, mặt sau và mặt ngoài. Bờ trước, bờ sau và bờ gian cốt.
- Xương quay gồm 2 đầu;
+ Đầu trên: có chỏm xương quay gồm:
Một diễn khớp vòng xương quay sẽ tiếp khớp với khuyết quay của xương trụ.
Mặt lỏm lên trên khớp với chỏm con xương cánh tay.
Cổ xương quay hình ống.
Lồi củ quay là nơi bám vào của cơ nhị đầu.
+Đầu dưới: có khuyết trụ xương quay. Là mặt khớp với xương cổ tay, có diễn khớp cổ tay và có mỏm
trâm ở ngay dưới cổ tay.
Xương quay có thể dễ bị gãy ở chỏm, cổ, thân, nhất là ở giữa đầu dưới và thân xương.

2


CTUMP
IV. Các xương ở cổ tay.
Xương ở cổ tay: gồm có 8 xương xếp thành 2 hàng.

Theo tư thế giải phẩu từ ngoài vào trong có
+ Hàng trên: Thuyền – nguyệt – tháp – đậu
+ Hàng dưới:Thang - thê – cả - móc.
Các xương cổ tay thường ít gẫy, nhưng khi gẫy thường là chỗ eo xương thuyền hoặc trật xương nguyệt.
V. các xương đốt bàn tay.
Gồm 5 xương dài được gọi theo số từ ngoài vào trong là từ IV.
Gồm :Thân, nền và chỏm.
Trừ xương đốt bàn tay I các đốt bàn tay còn lại đều khớp với đốt bên cạnh.
VI. Các xương ngón tay.
Gồm 5 xương ngón tay. Trừ ngón cái có hai đốt thì các ngón còn lại điều có 3 đốt theo thứ tự từ đốt bàn
tay xuống có đốt gần-đốt giữa-đốt xa.

B.KHỚP CHI TRÊN
I. Khớp vai
Khớp vai là một khớp chỏm nối giữa ổ chảo và chỏm xương cánh tay.
1.Mặt khớp: chỏm xương cánh tay-ổ chảo xương vai-sụn viền.
2.Phương tiện nối khớp:gồm có hệ thống bao khớp và các dây chằng.
- Một số dây chằng như: dây chằng quạ-cánh tay, các dây chằng ổ chảo-cánh tay.
3.Bao hoạt dịch:chứa dịch khớp giúp cử động của khớp dễ dàng hơn.
4.Biên độ: biên độ rộng và đa dạng nhất( ra trước, ra sau, khép, dạng, xoay vòng và phối hợp tất cả.
II. Khớp khuỷu
Gồm 3 khớp:
- khớp cánh tay trụ thuộc khớp ròng rọc.
- khớp cánh tay quay thuộc khớp chỏm.
-khớp quay trụ gần(khớp quay trụ dưới) thuộc khớp xoay.
1. Mặt khớp:
- Chỏm con và ròng rọc của xương cánh tay.
- khuyết ròng rọc và khuyết quay của xương trụ.
- Mặt trên của chỏm xương quay và diện khớp vòng của chỏm.
2. Phương tiện nối khớp: bao khớp và dây chằng.

-Các Dây chằng khớp cánh tay-trụ-quay ở 2 bên( D.C bên trụ, DC bên quay, DC trước và DC sau)
-Các Dây chằng ở khớp quay-trụ trên.( DC vòng quay và DC vuông).
3. Động tác:
- Gấp (1350) và duỗi giữa cánh tay và 2 xương trụ.
- Động tác xoay được thực hiện bỡi khớp quay trụ trên.
-Động tác sấp ngửa bàn tay được thực hiện bỡi khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới( là một khớp
quay khi đầu dưới xương quay lăn quay đầu dưới của xương trụ một góc 1800)
III. Khớp quay cổ tay
Là một khớp được thực hiện bỡi mặt dưới của đầu dưới xương quay với các xương ở cổ bàn tay
1.Mặt khớp: mặt dưới của đầu dưới xương quay, địa khớp và hệ thống xương ở cổ tay (thuyền,
nguyệt, tháp)
2.Phương tiện nối khớp: bao khớp và dây chằng( 4 dây chằng)
- dây chằng bên cổ tay quay.
- dây chằng bên cổ tay trụ.
- dây chằng quay cổ tay-gan tay.
- dây chằng quay cổ tay-mu tay.
3. Động tác:
Gấp ( 90)-duỗi(60)-khép(45)-dạng(30)

CƠ CHI TRÊN

3


CTUMP

GIỚI HẠN VÀ CƠ VÙNG NÁCH
I.Giới hạn:
- Phía ngoài: xương cánh tay, khớp vai, cơ denta.
- Phía trước –trong: Cơ vùng ngực và 4 xương sườn đầu tiên.

- Phía sau: vùng vai.
Tất cả các vùng giới hạn nên HỐ NÁCH- có bó mạch và thần kinh cổ xuống chi trên.
II.Các thành của hố nách:
Hố nách có hình chóp tứ giác gồm: 1 đỉnh, 4 thành bên và 1 nền( đáy tứ giác).
1. Đỉnh nách: là giao điểm giữa xương đòn và xương sườn 1( hay còn gọi là khe sườn đòn).
2. Thành trước: vùng ngực gồm 4 cơ xếp hành 2 lớp:
- Lớp cơ nông: cơ ngực lớn( bọc trong mạc ngực).
- Lớp cơ sâu: cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay. Các cơ này được bọc trong một bao chung gọi là
mạc đòn ngực.
Mạc đòn ngực:
- Phía trên dính vào xương đòn, rồi tách ra làm hai lá bao quanh cơ dưới đòn rồi dính vào nhau.
Khi đến bờ trên cơ ngực bé thì 2 lá bọc lấy cơ ngực bé. Sau đó
+ Lá nông dính vào tổ chức dưới da ở nền náchdây treo nách.
+Lá sâu đi trước cơ lưng rộng, cơ tròn lớn gắn vào xương vaimạc sâu nách
3. Thành sau: vùng vai gồm 5 cơ ( cơ dưới gai, cơ trên gai, cơ dưới vai, cơ tròn bé và cơ tròn lớn).
Tam giác cơ tròn được tạo từ cơ tròn bé, cơ tròn lớn và xương cánh tay. Đầu dài của gân cơ tam đầu chia
tam giác cơ tròn thành hai phần.
- Phần Lỗ Tứ Giác có ĐM mũ cánh tay sau và thần kinh nách đi qua.
- Phần Tam Giác Vai Tam Đầu có ĐM mũ vai(ĐM dưới vai) đi qua.
Riêng Phần Tam Giác Cánh Tay Tam Đầu có TK quay và ĐM cánh tay sau đi qua.
4. Thành trong: gồm 4 xương sườn đầu tiên và phần trên của cơ răng trước. Bọc ngoài cơ là lá mạc mỏng,
giữa cơ và lá mạc có ĐM ngực ngoài và dây TK ngực dài.
5. Thành ngoài: xương cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ denta.
Cơ denta ngăn cách với cơ ngực lớn bỡi rãnh denta ngực . Qua rãnh này có tĩnh mạch đầu nằm trong đó.
Khi sai khớp vai sẽ mất rãnh denta ngực đó là dấu hiệu của gù vai.
Vùng denta được cấp máu từ 2 nhánh của ĐM nách (ĐM nách phần kế tiếp của ĐM dưới đòn) là ĐM mũ
cánh tay trước và ĐM mũ cánh tay sau. Hai ĐM mạch này tạo thành vòng nối ĐM nhỏ quanh cổ phẩu thuật
của xương cánh tay.
Thần kinh chi phối vùng nách là nghành cùng của bó sau đám rối thần kinh cánh tay.
ĐM mũ cánh tay sau và thần kinh vùng nách đi cùng nhau qua lỗ tứ giác.

Tất cả các cơ tạo nên các thành của hố nách điều do nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay chi phối.
6. Nền nách.
Có 4 lớp từ nông đến sâu.
- Da: mềm, nhiều lông và tuyến mồ hôi.
-Tổ chức dưới da: nhiều mô mỡ.
-Mạc nông: căng từ cơ ngực lớn đến cơ lưng rộng.
-Mạc sâu: là lá sâu của mạc đòn ngực.
III. Các thành phần trong hố nách.
Gồm tổ chức mỡ, đám rối thần kinh cánh tay, động mạch và tĩnh mạch nách, các hạch bạch huyết.

GIỚI HAN VÀ CƠ VÙNG CÁNH TAY-KHUỶU
I.Vùng cánh tay trước:
1. Lớp nông:
- Da
-Tổ chức dưới da: TM đầu, nhánh cảm giác TK nách, TM nền và TK bì- cánh tay trong.
-Mạc nông:mỏng có 2 lớp là vách gian cơ trong và vách gian cơ ngoài.
2. Lớp sâu: hệ thống cơ, mạch máu và thần kinh
Lớp cơ nông: Cơ nhị đầu cánh tay: mốc quan trọng tìm bó mạch TK cánh tay.
Cơ nhị đầu cánh tay
-Nguyên ủy: đầu dài bám vào củ trên ổ chảo đi xuống rãnh gian củ. Đầu ngắn bám vào mỏm quạ xương
vai.
4


CTUMP
-Bám tận: lồi củ quay và lẫn vào mạc nông vùng cẳng tay.
Lớp cơ sâu: Cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay.
+Cơ cánh tay:
Nguyn ủy: 2/3 dưới cánh tay và hai vách gian cơ trong và vách gian cơ ngoài.
Bm tận: mặt trước mỏm vẹt xương trụ.

Động tc: gấp cẳng tay vo cnh tay
Tất cả các cơ vùng cánh tay trước đều do TK cơ bì vận động.
II. Vùng cánh tay sau
1.Lớp nông:
-Da: dầy hơn vùng cánh tay trước;
- Tổ chức dưới da: có nhánh cảm giác của thần kinh nách và thần kinh quay.
-Mạc nông: chắc dầy hơn phía trước.
2. Lớp sâu:
-Cơ tam đầu cánh tay:
+ Nguyên ủy: đầu dài bám vào cũ dưới ổ chảo, đầu ngoài/trong bám mặt sau xương quay.
+Bám tận: mặt trên mỏm khuỷu.
+Cơ Do nhánh bên của thần kinh quay vận động.
III.Vùng Khuỷu
1.Vùng khuỷu trước
Lớp nông: Da và tổ chức dưới da có hệ thống TM nông và mạc nông.
Lớp sâu: gồm 3 toán cơ.
- Toán cơ phía trong: cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp cổ tay trụ, cơ gấp chung các
ngón nông và sâu. Các cơ này có nguyên ủy bám vào mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay nên còn được
gọi là toán cơ mỏm trên lồi cầu trong.
- Toán cơ giữa: cơ nhị đầu và cơ cánh tay.
- Toán cơ ngoài: cơ giữa, cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn. Các cơ này có nguyên ủy
bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay nên còn được gọi là toán cơ mỏm trên lồi cầu ngoài.
 Ba toán cơ này tạo nên 2 rãnh: rãnh nhị đầu ngoài và rãnh nhị đầu trong cách nhau bỡi gân cơ nhị đầu.
- Đi trong rãnh nhị đầu trong có:ĐM cánh tay và thần kinh giữa.
- Đi trong rãnh nhị đầu ngoài có:ĐM bên quay và TK quay.
2. Vùng khuỷu tay sau.
a.Rãnh ngoài: là rãnh của mỏm trên lồi cầu ngoài và mỏm khuỷu
b.Rãnh trong: là rãnh của ròng rọc và mỏm trên lồi cầu trong( rãnh thần kinh trụ).
c.Mạng mạch khớp khuỷu: có 2 vòng nối ĐM là vòng nói mỏm trên lồi cầu trong và vòng nối mỏm trên
lồi cầu ngoài.


CẲNG TAY
A.VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC
1.Giới hạn:
-Nền: mặt trước xương trụ và xương quay cùng với màng gian cốt.
-Phía trong: bờ sau xương trụ
-Phía ngoài: bờ trước xương quay.
2.Lớp nông: Da; tổ chức dưới da; mạc nông
3.Lớp sâu: cơ, mạch máu, thần kinh.
Cơ được xếp thành 3 lớp
- Lớp nông[432]: cơ sấp tròn; cơ gấp cổ tay quay; cơ gan tay dài; cơ gấp cổ tay trụ. Các cơ này điều có
nguyên ủy ở mỏm trên lồi cầu trong.
Động tác: gấp và sấp cẳng tay.
-Lớp giữa: cơ gấp các ngón nông.
Nguyên ủy: mỏm trên lồi cầu trong và ½ trên bờ trước xương quay.
Bám tận: hai bên đốt ngón từ ngón IIV bỡi tám gân gân thủng.
Động tác gấp cổ tay và gấp đốt gần ngón IIV
- Lớp sâu: cơ gấp các ngón sâu; cơ gấp ngón cái dài; cơ sấp vuông. Đi từ mặt trước xương trụ và xương
quay đến bám vào xương ngón tay.
Động tác: gấp cổ tay, gấp các ngón tay và sấp cẳng tay.
5


CTUMP

B.Vùng cẳng tay sau.
1. Giới hạn:Mặt sau xương trụ xương quay và màng gian cốt.
2. Lớp nông: Da, tổ chức dưới da, mạc nông.
3. Lớp sâu:cơ, mạch máu, thần kinh.
- Cơ lớp nông: xếp thành hai nhóm là nhóm ngoài và nhóm sau.

+Nhóm ngoài gồm 3 cơ: cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay quay ngắn. Các cơ
này đều đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến bám vào mỏm trâm quay, nền xương đốt bàn 2 và 3.
Động tác: duỗi và dạng bàn tay, cổ tay.
TK vận động: nhánh sâu của TK quay.
+Nhóm sau gồm 4 cơ: cơ duỗi các ngón, cơ duỗi ngón út, cơ duỗi cổ tay trụ và cơ khuỷu. Các cơ đi từ
mỏm trên lầu cầu ngoài xương cánh tay đến bám vào mặt sau xương trụ và xương đốt ngón tay.
Động tác: duỗi cổ tay và duỗi ngón tay.
TK vận động : nhánh sâu TK quay.
-Cơ của lớp sâu:
Gồm 5 cơ: cơ dạng ngón cái dài, cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi ngón trỏ và cơ
giữa. Các cơ này đi từ mặt sau xương trụ, xương quay và màng gian cốt đến bám vào xương bàn tay, xương
ngón tay và đầu dưới xương quay.
Động tác: ngữa cẳng tay, dạng, duỗi ngón cái và ngón trỏ.
TK chi phối: Nhánh sâu của TK quay.

BÀN TAY
Bàn tay được chia làm 2 phần: gan tay và mu tay.

A.GAN TAY
I.Lớp nông.
- Da và tổ chức dưới da.
-Thần kinh nông: Nhánh bì của TK giữa ở ngoài, của thần kinh trụ ở nữa trong, dây TK quay và cơ bì ở
trên.
-Mạc nông:
+ở phía mô cái: Mạc bám từ bờ ngoài xương bàn 1bờ trước xương bàn 3 tạo nên ô mô cái.
+Ở phía mô út: Mạc bám từ bờ trước xương bàn 5 tạo nên ô mô út.
Giữa ô mô cái và mô út là ô giữa có gân các cơ gấp.
II.Lớp sâu: Mạc và cơ, mạch máu, thần kinh
Mạc và cơ
-Mạc giữ gân gấp: giúp gân gấp không bị bật ra ngoài khi gấp cổ tay.

-Các cơ gan tay:
+Cơ mô cái gồm 4 cơ: cơ khép ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ dạng ngón cái ngắn; cơ đối ngón cái;
+Cơ mô út gồm 4 cơ: cơ dạng ngón út, cơ gấp ngón út ngắn, cơ đối ngón út, cơ gan tay ngắn.
+Giữa gan tay có:
Gân của cơ gấp ngón nông (gân thủng)
Gân gấp các ngón sâu(gân xuyên)
Bốn cơ giun và cơ gian cốt gan tay.
Tất cả các cơ gan tay điều do nhánh của thần kinh trụ vận động trừ 3 cơ nông của mô cái ( dạng, gấp,
đối) và cơ giun 1,2 do thần kinh giữa vận động.
-Cân gan tay: là một dãy gân dài bắt chéo trước mạc giữ gân gấp, đến gan tay chia làm 4 dãy rộng, bám
vào nên bốn ngón tay 2 đến 5.

B.Mu tay.
1.Lớp nông: da, tổ chức dưới da, mạch máu, thần kinh, mạc nông, lớp gân:
Lớp gân gồm các gân từ khu cẳng tay sau đi xuống như: gân cơ dạng ngón cái dài, gân cơ duỗi ngón
cái ngắn, gân cơ duỗi ngón cái dài, gân duỗi ngón trỏ, gân duỗi ngón các ngón tay, gân duỗi ngón út và gân
duỗi cổ tay trụ.
2.Lớp sâu: cơ, mạch máu, thần kinh.
Cơ mu tay: có 8 cơ gian cốt nằm giữa các xương đốt bàn tay.
-Bốn cơ gian cốt mu tay: đi từ các bờ của xương bàn tay lân cận.
-Bốn cơ gian cốt gan tay: đi từ mặt trước của xương bàn 1.
 Cả 8 cơ đều bám tận vào đốt gần và gân duỗi các ngón từ 2-5.
6


CTUMP
 Cơ gian cốt và cơ giun có tác dụng : gấp khớp bàn đốt và duỗi khớp gian đốt gần và khớp gian đốt
xa.Cơ gian cốt mu tay làm dạng các ngón, cơ gian cốt gan tay làm khép các ngón.

MẠCH MÁU CỦA CHI TRÊN

A.ĐỘNG MẠCH
NGUYÊN ỦY: Bắt nguồn từ ĐM dưới đòn ngay điểm chính giữa của bờ dưới xương đòn.
BÁM TẬN: Cung ĐM ở bàn tay( cung gan tay nông và cung gan tay sâu).
Động mạch chi trên bào gồm:
- ĐM nách.
-ĐM cánh tay.
-ĐM cẳng tay.
+ĐM trụ.
+ĐM quay.
-ĐM bàn tay.
+Cung gan tay nông.
+ Cung gan tay sâu.
I.Động mạch nách
1.Nguyên ủy: là phần tiếp theo của ĐM dưới đòn, từ điểm giữa bờ dưới xương đòn.
2.Giới hạn: từ điểm giữa của bờ dưới xương đòn đến bờ dưới của cơ ngực lớn.
3.Hướng đi: xuống dưới và ra ngoài.
Cơ tùy hành của ĐM nách: Cơ quạ cánh tay.
4. Liên quan:
- ĐM nằm trong hố nách.
- Liên quan với các cơ: Cơ ngực bé , Cơ quạ cánh tay
- Liên quan với TM nách: ĐM nằm ngồi TM nách.
- Liên quan đám rối TK cnh tay :
5.Phân nhánh gồm 6 nhánh.
-ĐM ngực trên: cấp máu cho các cơ vùng ngực
-ĐM cùng vai ngực: gồm 4 nhánh cấp mu cho vùng vai và ngực.
+Nhánh đòn.
+Nhánh cùng vai.
+Nhánh đenta.
+Nhánh ngực.
-ĐM ngực ngòai:cấp máu cho thành ngực

-ĐM dưới vai: cấp mu cho thành sau hố vai cho có các nhánh:
+Nhánh mũ vai.
+Nhánh ngực lưng.
-ĐM mũ cánh tay trước.
-ĐM mũ cánh tay sau.
5. Các vòng nối ĐM.[414]
- Vòng nối quanh vai(nằm trong hố dưới gai): ĐM dưới vai-ĐM mũ vai NỐI VỚI ĐM vai trên và ĐM
vai sau của ĐM dưới đòn.
- Vòng nối quanh ngực: ĐM ngực ngoài và ĐM cùng vai- ngực của ĐM nách NỐI VỚI ĐM ngực trong
và ĐM gian sườn của ĐM dưới đòn.
-Vòng nối với ĐM cánh tay: ĐM mũ cánh tay trước và ĐM mũ cánh tay sau của ĐM nách NỐI VỚI ĐM
cánh tay sâu của ĐM cánh tay.
Vòng nối quanh vai và vòng nối quanh ngực không nối với vòng nối quanh cánh tay, nên thắt ĐM
nách ở khoảng giữa ĐM mũ và ĐM dưới vai rất nguy hiểm.
II.Động mạch cánh tay.
- Chạy trong ống cánh tay và rãnh nhị đầu trong đến khoảng 3cm dưới nếp gấp khuỷu thì chia thành
ĐM quay và ĐM trụ.
- ĐM này cho các nhánh bên cấp máu cho cánh tay, trong đó quan trọng nhất là ĐM cánh tay sâu.
7


CTUMP
-

Người ta có thể bắt mạch này ở rãnh nhị đầu trong cũng như đặt ống nghe khi đo huyết áp
* Ống cánh tay:
-Thành sau: Vách gian cơ trong
Thành trước: Cơ nhị đầu, cơ quạ ctay, cơ cánh tay
Thành trong: Mạc nông và tổ chức da
1.Nguyên ủy:tiếp nối ĐM nách

2.Giới hạn: từ bờ dưới cơ ngực lớn đến dưới nếp khuỷu 3cm.
3.Đường đi: xuống dưới, ra ngoài.Cơ nhị đầu cánh tay là cơ tùy hành của ĐM
4.Liên quan:
-Vùng cánh tay:
+ ĐM đi trong ống cánh tay, chạy dọc sau bờ trong cơ nhị đầu.
+ TK giữa đi cùng ĐM và bắt chéo trước ĐM theo hướng từ ngoài vào trong.
+ Phần trên: ĐM còn liên quan phía trong với TK trụ
- Vùng khuỷu trước: ĐM đi cùngT K giữa ở rãnh nhị đầu trong, (TKG nằm phía trong ĐM)
*Rãnh nhị đầu trong:
- Thành trong: nhóm cơ bám ở mỏm trên lồi cầu trong.
-Thành ngoài: gân cơ nhị đầu.
-Thành sau: cơ cánh tay
5.Phân nhánh.
- ĐM cánh tay sâu: chui qua tam giác cánh tay tam đầu cùng với TK quay ra mặt sau xương cánh tay
tách ra nhánh bên:
+ Nhánh delta đi lên,
+ 1 nhánh nuôi xương cánh tay,
+ tận cùng = 2 nhánh: ĐM bên quay và ĐM bên giữa
- ĐM bên trụ trên
- ĐM bên trụ dưới
6.Tiếp nối :
- Với ĐM nách (Vòng nối cánh tay): nhánh delta(của ĐM cánh tay sâu) nối với ĐM mũ cánh tay trước
và mũ cánh tay sau.
- Với ĐM quay :Vòng nối trước mỏm trên lồi cầu ngoài.
Phía trước: ĐM bên quay(ĐM cánh tay sâu) nối với Nhánh quặt ngược quay( ĐM quay)
-Với ĐM trụ:Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong:
Phía sau: ĐM bên trụ trên và ĐM quặt ngược trụ sau
Phía trước: ĐM bên trụ dướivà ĐM quặt ngược trụ trước
Vòng nối sau mỏm trên lồi cầu ngoài: Nhánh bên giữa(ĐM cánh tay sâu) nối với nhánh gian cốt
quặt ngược (ĐM gian cốt chung).

III.ĐM Quay
1.Nguyên ủy: ĐM cánh tay
2.Đường đi: ĐM quay đi từ 3cm dưới nếp gấp khuỷu, chạy xuống dưới, ở phía trước ngoài cẳng
tay,sau đó vòng dưới mỏm trâm quay ra mu tay, rồi chui qua khoảng gian cốt I (hõm lào GP) vào gan tay,
nối với nhánh gan tay sâu của ĐM trụ để tạo thành cung ĐM gan tay sâu.
3.Đường định hướng: đường nối điểm giữa nếp gấp khuỷu với rãnh mạch quay (giữa gân cơ cánh
tay quay và gân cơ gấp cổ tay quay)
Cơ tùy hành: Cơ cánh tay quay
4.Liên quan:
- Vùng cẳng tay trước
+ Đoạn 1/3 trên ĐM chạy dọc bờ trên ngoài cơ sấp tròn.
+ Đoạn 1/3 giữa ĐM đi dưới sự che phủ của cơ cánh tay quay (cơ tùy hành của ĐM). Nhánh nông
TK quay nằm ngoài ĐM.
+ Đoạn 1/3 dưới: đi trong rãnh mạch quay, giữa cơ cánh tay quay và gân cơ gấp cổ tay quay.
- Đoạn cổ và mu tay:
ĐM vòng dưới mỏm trâm quay ra sau, chạy qua hõm lào giải phẫu phía mu tay,vào khoang gian đốt
bàn tay 1, đi giữa 2 đầu cơ khép ngón cái.
5.Phân nhánh:

8


CTUMP
-

ĐM quặt ngược quay: Đi trong rãnh nhị đầu ngoài, kết nối với ĐM bên quay (nhánh của ĐM cánh
tay sâu)
- Nhánh gan tay nông: Tách từ cổ tay, chạy xuyên qua các cơ mô cái và nối kết với phần tận cùng
của ĐM trụ để tạo thành cung ĐM gan tay nông
- Nhánh gan cổ tay: chạy ngang mặt trước cổ tay rồi nối tiếp với nhánh gan cổ tay của động mạch

trụ
- Nhánh mu cổ tay: nối với nhánh cùng tên của ĐM trụ
6. Tiếp nối :
- Với ĐM cánh tay (Vòng nối trước mỏm trên lồi cầu ngoài):
ĐM quặt ngược quay nối với ĐM bên quay của ĐM cánh tay sâu.
- Nối với ĐM trụ:
+ Vòng nối cung ĐM gan tay nông: ĐM gan tay nông nối kết với phần tận cùng của ĐM trụ
+ Vòng nối cung ĐM gan tay sâu: Phần tận cùng ĐM quay nối với nhánh gan tay sâu của ĐM trụ
+ Vòng nối gan cổ tay: Nhánh gan cổ tay của ĐM quay nối với nhánh ĐM cùng tên của ĐM trụ
+ Vòng nối mu cổ tay: Nhánh mu cổ tay của ĐM quay nối với nhánh ĐM cùng tên của ĐM trụ
IV.ĐM Trụ
1.Nguyên ủy:Từ ĐM cánh tay, bắt đầu dưới nếp khuỷu 3cm.
2.Đường đi: Từ nguyên ủy, ĐM chạy xuống, dọc theo cơ gấp cổ tay trụ,và
tận hết ở gan tay
bởi cung ĐM gan tay nông. Đồng hànhvới ĐM có dây TK trụ.
3.Đường định hướng: Đường kẻ từ mỏm trên lồi cầu trong đến bờ ngoài xương đậu.
Cơ tùy hành: Cơ gấp cổ tay trụ.
4. Liên quan:
Ở 1/3 trên cẳng tay ĐM nằm sau cơ sấp tròn, cơ gấp các ngón nông và ở trước cơ gấp các ngón sâu.
Ở đoạn này TK giữa nằm phía trong ĐM, sau đó bắt chéo ĐM và được ngăn cách với ĐM bởi đầu trụ
của cơ sấp tròn.
Ở 2/3 dưới cẳng tay: ĐM trụ nằm trước cơ gấp các ngón sâu, giữa cơ gấp cổ tay trụ (ở trong) và cơ gấp
các ngón nông (ở ngoài).
TK trụ nằm dọc theo bờ trong của 2/3 dưới ĐM trụ.
- Ở cổ tay: ĐM chạy trước mạc hãm các gân gấp, ở phía ngoài x.đậu để xuống gan tay.
5.Phân nhánh: Tách 5 nhánh
- ĐM quặt ngược trụ: cho 2 nhánh
+ Nhánh trước: đi lên rãnh NĐ trong, nối với ĐM bên trụ dưới (của ĐM cánh tay)
+Nhánh sau:chạy ra sau mỏm trên lồi cầu trong, nối với ĐM bên trụ trên.
- ĐM gian cốt chung: cho 3 nhánh

+ ĐM gian cốt trước: đi trước màng gian cốt
+ ĐM gian cốt sau: đi sau màng gian cốt
+ ĐM gian cốt quặt ngược: Chạy ra sau, lên trên, nối với ĐM bên giữa (của ĐM c.tay sâu) ở phía sau
mỏm trên lồi cầu ngoài.
-Nhánh gan cổ tay: Nối với nhánh gan cổ tay ĐM quay
- Nhánh mu cổ tay: Nối với nhánh mu cổ tay ĐM quay
- Nhánh gan tay sâu: Nối với ngành cùng ĐM quay, tạo nên cung gan tay sâu.
6.Tiếp nối :
(1) Với ĐM cánh tay
- Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong:
+ Phía sau: ĐM bên trụ trên với ĐM quặt ngược trụ sau
+ Phía trước: ĐM bên trụ dưới Với ĐM quặt ngược trụ trước
- Vòng nối sau mỏm trên lồi cầu ngoài: Nhánh bên giữa với nhánh gian cốt quặt ngược của ĐM gian cốt
chung (ĐM trụ)
2.Nối với ĐM quay
+ Vòng nối cung ĐM gan tay nông: phần tận cùng của ĐM trụ nối với ĐM gan tay nông của ĐM quay
+ Vòng nối cung ĐM gan tay sâu: nhánh gan tay sâu của ĐM trụ nối với phần tận cùng ĐM quay.
+ Vòng nối gan cổ tay: Nhánh gan cổ tay của ĐM quay nối với nhánh ĐM cùng tên của ĐM trụ
+ Vòng nối mu cổ tay: Nhánh mu cổ tay của ĐM quay nối với nhánh ĐM cùng tên của ĐM trụ
V.Các cung ĐM gan tay
1.Cung ĐM gan tay nông:
9


CTUMP
- Cấu tạo: bởi nhánh tận của ĐM trụ và nhánh gan tay nông của ĐM quay
- Đường đi:
+ Nhánh tận của ĐM trụ đi vào gan tay có 2 đoạn:
Đoạn chếch chạy theo đường kẻ nối bờ ngoài xương đậu đến kẽ ngón tay 3-4
Đoạn ngang: chạy dọc theo đường kẻ qua bờ dưới ngón cái khi dạng hết cỡ

+ Nhánh gan tay nông của ĐM quay: đi xuống qua mô cái gan tay.
Liên quan: ở ngay sau cân gan tay, trước các gân gấp bàn tay
- Phân nhánh :
+ Nhánh cho bờ trong ngón 5.
+ 3 ĐM ngón tay chung chạy đến các khoảng kẽ ngón tay thứ 2,3,4.
Mỗi ĐM ngón chung chia thành 2 ĐM ngón riêng, đi vào 2 bờ ngón tay kề với mỗi khoảng kẽ.
2. Cung ĐM gan tay sâu:
Cấu tạo:
Nhánh gan tay sâu của ĐM trụ nối với nhánh tận của ĐM quay.
- Đường đi :
+ ĐM quay xuyên qua khoang gian cốt I, chui giữa 2 đầu của cơ khép ngón cái, tới gan tay, đi trước nền
các xương đốt bàn 2,3,4
+ Nhánh gan tay sâu ĐM trụ chọc qua các cơ mô út, rồi vòng ra ngoài nối với nhánh tận ĐM quay
- Liên quan :
Đi trong ô gian cốt gan tay cùng với nhánh sâu thần kinh trụ.
- Phân nhánh
+ ĐM chính ngón cái phân nhánh vào 2 bờ ngón tay cái
+ ĐM quay ngón trỏ cho bờ ngoài ngón trỏ
+ 3 ĐM gan đốt bàn tay đổ vào 3 ĐM ngón tay chung
+ Các nhánh xuyên: Tách ra từ mặt sau cung sâu và các ĐM gan đốt bàn tay về phía mu tay

B.TĨNH MẠCH
TM chi trên gồm 2 hệ thống:
1. Các TM sâu
- Đi chung và cùng tên với các ĐM như TM quay,
trụ, cánh tay, nách, dưới đòn.
- Mỗi ĐM có 2 TM đi kèm, trừ ở nách có 1 TM;
- TM nách được tạo bởi TM nền và 2 TM cánh tay
chập lại ở bờ dưới cơ tròn to.
2. Các TM nông chạy dưới da, không đi kèm với ĐM,

xuất phát từ cung TM mu tay, gồm các TM chính:
Ở ngón tay và bàn tay:
+ Các TM ngón tay và bàn tay tiếp nối với nhau và
tạo nên cung TM mu bàn tay.
+ Đầu ngoài của cung này cùng với TM ngón cái, tạo nên TM đầu (TM quay nông).
+ Đầu trong của cung này cùng với TM ngón út tạo nên TM nền (TM trụ nông).
-Ở cẳng tay và khuỷu
+ TM đầu : đi lên ở bờ quay cổ tay, chạy // với bờ trước cơ cánh tay quay, tới khuỷu tách ra nhánh TM
giữa khuỷu nối với TM nền.
+ TM đầu phụ : Xuất phát từ đám rối TM mặt sau cẳng tay, đổ vào TM đầu ở dưới nếp gấp khuỷu.
+ TM nền : đi lên dọc theo bờ cẳng tay, lên vùng khuỷu trước, ở trước mỏm trên lồi cầu trong.
+ TM giữa cẳng tay: Bắt nguồn từ đám rối TM gan tay nông, đi lên ở giữa cẳng tay đổ vào TM giữa
khuỷu. Đôi khi chia thành 2 nhánh đổ vào TM nền và TM đầu (TM giữa nền , TM giữa đầu)
- Ở cánh tay có 2 TM nông.
+ TM nền chạy lên trên, dọc theo bờ trong cơ nhị đầu cánh tay, đổ vào TM cánh tay ở nách.
+ TM đầu chạy dọc theo bờ ngoài cơ nhị đầu tới rãnh delta ngực, xuyên qua cân đòn ngực để đổ vào
TM nách, ngay dưới x.đòn.

C. BẠCH HUYẾT
1. Các mạch bạch huyết nông
Bắt nguồn từ những đám bạch huyết trong da, phần lớn chạy theo các TM nông, đỏ về các hạch ở nách.
2. Các mạch bạch huyết sâu
10


CTUMP
Chủ yếu theo các bó mạch và TK chính của chi trên, đổ về các hạch ở nách.

THẦN KINH CHI TRÊN
Chi trên được chi phối cảm giác và vận động bỡi Đám rối thần kinh cánh tay.

Cấu tạo: tạo từ các nhánh trước của dây
thần kinh sống từ cổ 5 đến ngực 1.
Các nhánh cùng:
I. Thần kinh quay(C5,C6,C7,C8,T1):
- Xuất phát từ bó sau của đám rối cánh tay thì chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu cùng với động mạch
cánh tay sâu để đi ra vùng cánh tay sau. Tại đây, thần kinh đi sát vào rãnh thần kinh quay của xương cánh
tay. Đây cũng là lý do thần kinh quay thường dễ bị tổn thương khi gãy 1/3 giữa xương này.
- Khi ra khỏi rãnh, thần kinh chọc qua vách gian cơ ngoài để lại đi ra phía trước cánh tay, trong rãnh nhị
đầu ngoài của hố khuỷu và chia làm 2 nhánh đi xuống vùng cẳng tay.
- Tại vùng cánh tay sau, thần kinh quay cho nhánh vận động cơ tam đầu cánh tay và các nhánh cảm giác
đến da vùng cánh tay ngoài và sau.
Vùng cánh tay trong do TK bì cánh tay trong cảm giác.
- Tại rãnh nhị đầu ngoài của vùng khuỷu, thần kinh quay chia thành 2 nhánh, nhánh nông và nhánh sâu
(thần kinh gian cốt sau).
+ Nhánh nông của thần kinh quay :đi xuống phía sau cơ cánh tay quay, phía trước cơ duỗi cổ tay
quay dài, ra phía sau, và ra dưới da ở khoảng 3 cm trên mỏm trâm quay để xuống cảm giác cho nửa ngoài
mu tay.ĐM quay nằm bên trong và đi cùng với TK quay ở 1/3 giữa cẳng tay.
+Nhánh sâu của thần kinh quay (hay thần kinh gian cốt sau ): đi giữa 2 lớp cơ ngửa rồi tỏa ra nhiều
nhánh giữa 2 lớp cơ của vùng cẳng tay sau để vận động cho các cơ vùng này.
Thần kinh gian cốt sau vận động cho tất cả các cơ ở vùng cánh tay sau TRỪ cơ cánh tay quay và cơ
duỗi cổ tay quay dài do các nhánh bên của thần kinh quay chi phối.
- Thần kinh quay không xuống vùng gan tay, chỉ chi phối cảm giác cho 2 ngón rưỡi ngoài của mu tay.
Tỗn thương thần kinh quayBàn tay rũ
II.Thần kinh trụ(C7,C8,T1):
-Xuất phát từ bó trong của đám rối cánh tay. Đi xuống cánh tay theo động mạch cánh tay .Đến 1/3 giữa
cánh tay, thần kinh cùng động mạch bên trụ trên chọc qua vách gian cơ trong ra vùng cánh tay sau.
- Sau đó qua rãnh thần kinh trụ ở khuỷu xuống cẳng tay.
- Ở cánh tay, thần kinh trụ không cho nhánh bên nào.
- Ở cẳng tay, thần kinh trụ đi trước cơ gấp các ngón sâu và sau cơ gấp cổ tay trụ .
-Động mạch trụ đi kèm với thần kinh trụ ở 2/3 dưới cẳng tay và nằm ngoài thần kinh trụ.

Ở phía trên cổ tay, thần kinh trụ cho nhánh vận động 1 cơ rưỡi: Cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ gấp
các ngón sâu (ngón 4 và ngón 5).
- Thần kinh trụ đi phí ngoài xương đậu và phía trước mạc giữ gân gấp để vào bàn tay.
- Thần kinh trụ đi vào bàn tay giữa xương đậu và móc xương móc, ở phía trước mạc giữ gân gấp, phía
sau cơ gan tay ngắn rồi chia làm 2 nhánh:
+Nhánh nông chi phối cảm giác cho 1 ngón rưỡi bên trong (ngón 5 và 1/2 ngón 4), và cho nhánh vận
động cơ gan tay ngắn( cơ mô út).
+Nhánh sâu vận động 3 cơ còn lại của mô út, vòng qua móc xương móc đi sâu vào bàn tay, vận động
cho tất cả các cơ còn lại của gan tay; trừ 5 cơ do thần kinh giữa chi phối: Cơ dạng ngón cái ngắn, cơ gấp
ngón cái ngắn, cơ đối ngón cái và 2 cơ giun 1, 2.
Tổn thương thần kinh trụ bàn tay vuốt trụ
III.Thần kinh giữa (C5,C6,C7,C8,T1):
- Xuất phát từ rễ trong và rễ ngoài của đám rối cánh tay, đi cùng động mạch cánh tay trong ống cánh tay.
- Ở trên, thần kinh giữa nằm phía trước ngoài của động mạch, sau đó bắt chéo phía trước động mạch để
xuống dưới nằm trong động mạch.
-Ở cánh tay, thần kinh giữa không cho nhánh nào.

11


CTUMP
- Ở vùng cẳng tay Thần kinh giữa đi từ giữa nếp khuỷu đến giữa nếp gấp cổ tay. Thần kinh đi sâu dưới cơ
sấp tròn, sâu hơn lớp cơ nông cẳng tay (gồm các cơ duỗi các ngón nông, cơ gan tay dài và cơ gấp cổ tay
quay). Thần kinh giữa bắt chéo động mạch trụ ở 1/3 trên cánh tay, vận động cho tất cả các cơ vùng cẳng tay
trước, trừ 1 cơ rưỡi của thần kinh trụ
Riêng nhánh vận động cho cơ sấp vuông được gọi là thần kinh gian cốt trước
Ở 1/3 dưới cẳng tay, thần kinh giữa đi cùng với 4 gân cơ gấp các ngón nông, nằm ngoài nhất và nông
nhất so với các gân này.
- Thần kinh giữa vào bàn tay phía sau mạc giữ gân gấp (so sánh với TK trụ ở trên). Ra khỏi ống cổ tay, thần
kinh nằm sau cân gan tay, chi phối cảm giác cho 3 ngón rưỡi ngoài của bàn tay và vận động cho năm cơ:

Cơ dạng ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ đối ngón cái và cơ giun 1, 2 (xem thêm ở TK trụ).
Tổn thương thần kinh giữa bàn tay cào
IV. Dây thần kinh cơ - bì( C5,C6,C7):
- Xuất phát từ bó ngoài của đám rối cánh tay, đi xuyên qua cơ quạ cánh tay và đi giữa 2 cơ: Cơ cánh tay
và cơ nhị đầu đến rãnh nhị đầu ngoài chọc qua mạc nông, chia làm 2 ngành cảm giác cho mặt ngoài cẳng
tay.
- Dây cơ bì cho các nhánh vận động các cơ vùng cánh tay trước (cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu và cơ cánh
tay). Như vậy, như tên gọi, thần kinh cơ - bì chi phối vận động cho các cơ cánh tay trước (cơ) và cảm giác
cho mặt ngoài cẳng tay (bì).
V. Dây thần kinh nách (C5,C6,C7,N1):
-Xuất phát từ bó sau của đám rối cánh tay, thần kinh nách đi cùng động mạch mũ cánh tay sau chui qua lỗ
tứ giác để vòng quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay chi phối cho vùng delta.
VI. Dây thần kinh bì cẳng tay trong:
Xuất phát từ bó trong của đám rối cánh tay, đi trong ống cánh tay đến 1/3 giữa cánh tay chọc qua mạc
nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay và phía trong cẳng tay.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×