Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

GIẢI PHẪU CHI TRÊN XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN (Kỳ 4) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.19 KB, 7 trang )

GIẢI PHẪU CHI TRÊN XƯƠNG
KHỚP CHI TRÊN
(Kỳ 4)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
1.4.2. Mô tả
Xương trụ gồm có thân xương và 2 đầu.
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
+ Các mặt (trước - sau - trong)
• Mặt trước: lõm thành rãnh, trên có cơ gấp chung nông bám, dưới phẳng
có cơ sấp vuông bám.
1. Mỏm khuỷu
2. Bờ trước xương trụ
3. Bờ sau xương trụ
4. Bờ ngoài xương trụ
5. Mỏm trâm trụ
6. Mỏm trâm quay
7. Bờ trong xương quay
8. Bờ sau xương quay
9. Hõm sigma lớn
10. Mỏm vẹt xương trụ
11. Hõm sigma bé
12. Diện khớp với xương quay

Hình 2.7. Xương trụ
• Mặt sau: ở trên có diện của cơ khuỷu bám, ở dưới có một gờ thẳng chia
mặt sau ra làm 2 phần: phần trong lõm có cơ trụ sau bám, phần ngoài lần lượt
từ trên xuống có các cơ: dạng dài ngón cái, duỗi ngắn và duỗi dài ngón cái và cơ
duỗi riêng ngón trỏ bám.
• Mặt trong: có cơ gấp chung sâu ngón tay bám ở trên và che phủ phía
dưới xương.


+ Ba bờ (trước - sau - ngoài).
• Bờ trước: rõ rệt ở trên, tròn ở dưới, trên có cơ gấp chung sâu, dưới có
cơ sấp vuông bám.
• Bờ sau: cong hình chữ S, ở trên toả ra làm hai ngành ôm lấy mỏm
khuỷu, ở dưới mờ dần rồi mất hẳn, có cơ trụ trước, trụ sau bám.
• Bờ ngoài: sắc ở trên và chia ra làm hai ngành ôm lấy hõm Sigma bé, ở
dưới nhẵn có màng liên cốt bám.
- Hai đầu xương
+ Đầu trên: có hai mỏm và 2 hõm.
• Hai mỏm là mỏm khuỷu ở sau trên mỏm vẹt ở trước dưới.
• Hai hõm là hõm Sigma nhỏ (hõm quay) để tiếp khớp với vành đài quay
của xương quay, hõm Sigma lớn (hõm ròng rọc) để khớp với ròng rọc của xương
cánh tay.
+ Đầu dưới: lồi thành một chỏm, phía ngoài tiếp khớp với xương quay,
phía trong có mỏm trâm trụ, phía sau có rãnh để gân cơ trụ sau lướt qua.
1.5. Xương quay (radius)
Là một xương dài nằm ngoài xương trụ.
1.5.1. Định hướng
Để đầu to xuống dưới, mỏm trâm quay ra ngoài, mặt có nhiều rãnh của
đầu này ra sau.
1.5.2. Mô tả
Xương quay gồm có thân và 2 đầu.
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
+ Ba mặt: (trước - sau - ngoài)
• Mặt trước: ở trên có cơ dài gấp ngón cái bám, ở dưới có cơ sấp vuông
bám, ở giữa có lỗ dưỡng cốt.
• Mặt sau: tròn ở 1/3 trên có cơ ngửa ngắn bám. Lõm thành rãnh ở dưới,
có cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái bám.
• Mặt ngoài: tròn, ở giữa có diện gồ ghề cho cơ sấp tròn, ở trên có cơ
ngửa ngắn bám.

• Đầu dưới: to hơn đầu trên, bè ra hai bên và dẹt từ trước ra sau, trông
như hình khối vuông có 6 mặt, ở mặt trên dính vào thân xương; mặt dưới có 2
diện tiếp khớp với xương cổ tay (xương thuyền và xương nguyệt); ở mặt ngoài
dưới có mỏm trâm quay xuống thấp hơn mỏm trâm trụ 1 cột. Mặt trong hơi lõm
(hõm trụ xương quay) để khớp với chỏm xương trụ; ở mặt trước có cơ sấp vuông
bám; mặt ngoài có 2 rãnh để cho gân cơ dạng dài, gân cơ duỗi ngắn ngón cái và
hai gân cơ quay lướt qua; mặt sau có nhiều rãnh từ ngoài vào trong để cho gân cơ
dài duỗi ngón cái, gân cơ duỗi riêng ngón trỏ và gân cơ duỗi chung ngón
tay lướt qua.
1. Vành khăn quay
2. Cổ xương quay
3. Lồi củ cơ nhị đầu
4. Bờ trước xương quay
5. Lỗ nuôi xương quay
6. Bờ trong xương quay
7. Mỏm trâm quay
8. Mỏm trâm trụ
9. Lỗ nuôi xương trụ
10. Bờ trước xương trụ
11. Bờ ngoài xương trụ
12. Mỏm vẹt xương trụ
13. Hõm sigma lớn
14. Mỏm khuỷu
15. Diện khớp với đầu dưới xương trụ

Hình 2.8. Xương quay

×