Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI VBI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 74 trang )

`

TR

U N T NH PH TH
N
ỌC
N V

BÁO CÁO TỔN
Ề TÀ K OA

T

ỢP

ỌC VÀ CÔN

P ÁT TR ỂN DỊC

VỤ BẢO

N

N

ỂM P

Ệ CẤP C

SỞ



N ÂN T Ọ

CÔN TY TN
MỘT T ÀN V ÊN BẢO
N ÂN ÀN T
N M CỔ P ẦN
CÔN T
N V ỆT NAM

ỂM

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Phương Thảo
Cộng tác viên: Ths. Trần Thị Bích Nhân

Ph Thọ 2017


TR

U N T NH PH TH
N
ỌC
N V

BÁO CÁO TỔN
Ề TÀ K OA

ỌC VÀ CÔN


P ÁT TR ỂN DỊC
T CÔN TY TN
N ÂN ÀN
CÔN

N

ỢP
N

Ệ CẤP C

SỞ

VỤ BẢO ỂM P N ÂN T Ọ
MỘT T ÀN V ÊN BẢO ỂM
T
N M CỔ P ẦN
T

N

V ỆT NAM

Ph Thọ 2017


MỤC LỤC
Phần . MỞ ẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 1
1.2.1. Về mặt lý luận........................................................................................................ 1
1.2.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................... 2
1.3.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.4. Kết cấu của đề tài………………………………………………………..………..…2
Phần . TỔN QUAN VẤN Ề N
ÊN CỨU ...................................................... 3
2.1. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................... 3
2.2. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................................... 5
Phần . NỘ DUN VÀ P
N P ÁP N
ÊN CỨU ................................... 6
3.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 6
3.1.2. Phương pháp xử lý tài liệu ..................................................................................... 6
3.1.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp .......................................................................... 6
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 6
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
Phần V. KẾT QUẢ N
ÊN CỨU
T
ỢC ..................................................... 7
C
N 1: C SỞ LÝ LUẬN VỀ P ÁT TR ỂN DỊC VỤ BẢO
ÊM P
N ÂN T Ọ.................................................................................................................... 7
1.1. ảo hiểm phi nhân thọ .............................................................................................. 7

1.1.1. Khái niệm bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ ......................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ ........................................................................... 8
1.1.3. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ .......................................................................... 9
1.2. ịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ............................................................................... 12
1.2.1. Quan điểm về dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ..................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ..................................................... 13
1.2.3. Các nhóm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu ............................................. 14
1.2.4. Các kênh phân phối của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ..................................... 17
1.3. Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ............................................................... 18
1.3.1. Quan điểm về việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ............................. 18
1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ................ 19
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ .......... 22
1.4. ài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ........................ 28
i


1.4.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ở một số nước trong khu
vực ................................................................................................................................. 28
1.4.2. ài cho việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ................... 30
C

N

2: T ỰC TR N

P ÁT TR ỂN DỊC

VỤ BẢO

ỂM P


N ÂN

T ỌT
CÔN TY TN
MỘT T ÀN V ÊN BẢO
ỂM N ÂN ÀN
T
N M CỔ P ẦN CÔN T
N V ỆT NAM ................................... 32
2.1. Khái quát về công ty TNHH một thành viên bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam ......................................................................................... 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 32
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ........................................................................................ 33
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ........................................................................... 34
2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016 ........................... 35
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH một thành
viên bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ....................... 37
2.2.1. Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc............................................................ 37
2.2.2. Phát triển mạng lưới bán hàng ............................................................................. 42
2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng .................................................................. 44
2.2.4. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm theo phân khúc khách hàng mục tiêu ............ 45
2.2.5. Phát triển quy mô thị phần bảo hiểm ................................................................... 48
2.2.6. Công tác kiểm soát rủi ro và bồi thường ............................................................. 51
2.2.7. Tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ............ 51
2.3. Đánh giá về việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH một
thành viên bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ............. 53
2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................................. 53
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................... 54
C

N 3: MỘT SỐ
Ả P ÁP P ÁT TR ỂN DỊC VỤ BẢO
ỂM P
N ÂN T Ọ T
CÔN TY TN
MỘT T ÀN V ÊN BẢO
ỂM N ÂN
ÀN T
N M CỔ P ẦN CÔN T
N V ỆT NAM ...................... 56
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH một thành
viên bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ....................... 56
3.1.1. Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh .................................................... 56
3.1.2. Định hướng cụ thể cho phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ...................... 56
3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH một
thành viên bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ............. 57
3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính của công ty ............................................................. 57
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá xây dựng hình ảnh của công ty ...... 58
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối và chính sách kênh phân phối .................. 59
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng mạng lưới kinh doanh ................................. 61
ii


3.2.5. Nâng cao chất lượng bồi thường và tăng cường quản trị rủi ro .......................... 62
Phần V. KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
DAN

MỤC TÀ L ỆU T AM K ẢO ................................................................... 66

iii



DAN

MỤC TỪ V ẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Diễn giải

1

BIC

Tổng Công ty Cổ phần ảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam

2

BSH

Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội

3

MIC

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội


4

MTV

Một thành viên

5

TMCP

Thương mại cổ phần

6

TNDS

Trách nhiệm dân sự

7

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

8

VBI

Công ty TNHH MTV

thương Việt Nam

iv

ảo hiểm Ngân hàng TMCP Công


DAN
STT

Số hiệu

MỤC BẢN

ÌN

Tên bảng

Trang

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của V I giai đoạn
2014-2016

35

1

ảng 2.1

2


ảng 2.2

3

ảng 2.3

Một số sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của
VBI, BIC, MIC

45

4

ảng 2.4

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

51

5

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của V I

33

6


Hình 2.2

Cơ cấu doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm gốc

38

7

Hình 2.3

Phát triển mạng lưới bán hàng

42

8

Hình 2.4

Thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc của V I 20122016

49

9

Hình 2.5

Thị phần một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
2016

50


10

Hình 2.6

Thị phần một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
thuộc ngân hàng

50

11

Hình 2.7

Tỷ lệ bồi thường theo nghiệp vụ bảo hiểm gốc

52

12

Hình 3.1

Mô hình kiểm soát rủi ro 3 lớp phòng vệ

63

oanh thu một số dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ

v


37


Phần I. MỞ ẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là
một trong những thị trường tiềm năng của các nước Đông Nam Á. Theo thống kê
(Niên giám bảo hiểm năm 2016 - Cục quản lý giám sát bảo hiểm) thì mức độ thâm
nhập bảo hiểm phi nhân thọ của các thị trường mới nổi mới là hơn 1% và của các thị
trường phát triển đang ở mức bão hòa là 2,3%. Điều này chứng tỏ vẫn còn rất nhiều
phân khúc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ còn chưa được khai thác hết. Mặt
khác trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều bước tăng
trưởng đột phá, kéo theo nhu cầu về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói
riêng cũng sẽ tăng lên, điều này sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo
hiểm phi nhân thọ càng có cơ hội phát triển hơn nữa.
ắt kịp được xu hướng phát triển của thị trường, trong những năm trở lại đây
công ty TNHH một thành viên bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam (V I) đã chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào việc phát
triển các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ một cách toàn diện, hướng tới mục tiêu dẫn
đầu phân khúc bán lẻ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam.
Trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, VBI đã nỗ lực không ngừng để
vươn lên top 10 công ty bảo hiểm uy tín trên thị trường và là một trong số những công
ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 2013-2017. Tuy nhiên
bên cạnh những thành tựu đạt được thì VBI vẫn còn tồn tại một số hạn chế cố hữu
như: các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ còn khá đơn giản và chưa đa dạng,
phong phú; mạng lưới kinh doanh còn hạn chế và chủ yếu tập trung tại các thành phố
lớn; công tác quản trị rủi ro và bồi thường còn chưa chặt chẽ, năng lực tài chính còn
chưa cao,...điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của
công ty mặc dù có dấu hiệu khởi sắc nhưng chưa cao.Chính vì vậy để có thể nâng cao
năng lực cạnh tranh từ đó làm gia tăng thêm nguồn lợi nhuận cho công ty thì đòi hỏi

công ty phải phát triển các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ để có thể ngày càng phát
triển bền vững trên thị trưởng bảo hiêm phi nhân thọ Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên nhóm tác giả đã lực chọn đề tài “Phát triển
dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty TNHH một thành viên ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Về mặt lý luận
Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về phát triển các dịch vụ bảo hiểm
phi nhân thọ trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm.
1


1.2.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua việc phân tích, đánh giá các hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
và phát triển các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại VBI trong thời gian qua, giúp cho
Công ty xây dựng những mục tiêu và giải pháp cụ thể để phát triển các dịch vụ bảo
hiểm phi nhân thọ trong thời gian tới.
1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu chung
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Phản
ánh, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại VBI. Từ đó chỉ ra
những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân tồn tại và đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại VBI.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại
VBI. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân tồn
tại;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại
VBI.

1.4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ;
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty
TNHH một thành viên bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt
Nam;
Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công
ty TNHH một thành viên bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt
Nam.

2


Phần II. TỔNG QUAN VẤN Ề N

ÊN CỨU

2.1. Lịch sử nghiên cứu
2.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Achieving Healthy Growth in the Non - life Insurance market (2013) do Hiệp hội
bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản, Học viện bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản phối hợp
với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam tổ chức. Nội dung chính của chương trình này là giới
thiệu những kinh nghiệm về phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Nhật Bản
như việc đào tạo đại lý, đa dạng hóa sản phẩm, tự do hóa thị trường, định phí bảo
hiểm, phòng chống trục lợi bảo hiểm... Đây cũng là nội dung bổ ích, có thể tham khảo
để phục vụ cho việc xây dựng những chính sách phát triển hoạt động bảo hiểm phi
nhân thọ tại Việt Nam nói chung và cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.
Gupta (2007), Fundametal of Insurance. Nghiên cứu đề cập đến việc quản lý,
kiểm soát rủi ro và những nội dung cơ bản về bảo hiểm. Ngoài ra nghiên cứu cũng

phân tích về môi trường kinh doanh và môi trường pháp luật trong kinh doanh bảo
hiểm, quy trình và các phương thức bảo hiểm. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại
ở các nội dung cơ bản của bảo hiểm nói chung.
Gupta (2008), Principles and Practice of Non-Life Insurance. Một nghiên cứu
khác của Gupta, nhưng nội dung chính của nghiên cứu này đã đề cập sâu hơn về bảo
hiểm phi nhân thọ như nguyên tắc và thực tiễn của các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ
bao gồm: bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm trộm cắp,
bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm xây dựn, bảo hiểm tài sản và trách
nhệm, tái bảo hiểm,….Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ đề cập đến thực tiễn hoạt động
của các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ này như thế nào, kết quả hoạt động (doanh
thu, chi phí, lợi nhuận) ra sao chứ chưa đề cập đến phải làm sao để phát triển các loại
hình bảo hiểm phi nhân thọ này.
Hanspeter Schmidli (2008), Stochastic Control in Insurance. Nội dung nghiên
cứu đề cập đến lý thuyết rủi ro, quy trình kiểm soát rủi ro trong bảo hiểm nhân thọ.
ên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập đến các hợp đồng bảo hiểm liên kết và tái bảo
hiểm.
Matthew và cộng sự (2014), Modernizing Insurance Regulation. Nghiên cứu nói
về tầm quan trọng của bảo hiểm đối với các gia đình ở Mỹ và bài học kinh nghiệm của
AIG về hiện đại hóa quy chế bảo hiểm. ên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra những
đánh giá về tính dễ tổn thương của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ cũng như những rủi
ro hệ thống có tác động như thế nào đến ngành bảo hiểm. Cuối cùng nghiên cứu đưa ra
những giải pháp hiện đại hóa mạng lưới an toàn cho các công ty bảo hiểm và làm sao
để bảo vệ người mua bảo hiểm trong bối cảnh khủng hoảng.
3


Tóm lại, mặc dù có khá nhiều nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên hầu hết các
nghiên cứu mới chỉ tiếp cận riêng lẻ các khía cạnh khác nhau như đánh giá rủi ro hay
các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng.
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Việc phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm đang là
một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đặt ra trong bối cảnh phát triển kinh tế và
hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực bảo hiểm nói
chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
đã thực hiện gần đây như:
ùi Minh Thắng, (2015) trong luận văn thạc sỹ “Phát triển các dịch vụ bảo hiểm
tại công ty Bảo Việt Phú Thọ” - Đại học Kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Nội
dung của đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
tại công ty ảo Việt Phú Thọ. Tuy nhiên đề tài lại đi sâu vào phân tích về kết quả kinh
doanh dịch vụ bảo hiểm (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) chứ chưa thực sự đánh giá
được việc phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty như thế nào và đánh giá ra sao.
Đinh Công Hiệp, (2014) trong luận án tiến sỹ “Phát triển thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” - Học viện Tài chính. Nội dung
của đề tài tập trung nghiên cứu về việc phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài đã chỉ rõ được các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và vận dụng vào điều kiện thực tế Việt Nam.
Hồ Công Trung (2015), trong luận án Tiến sỹ “Phát triển hoạt động bảo hiểm
phi nhân thọ tại Việt Nam”. Nội dung nghiên cứu tập trung làm rõ những nhân tố nào
ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, sự hài lòng của
khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và làm thế nào để phát
triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu mang tính
tổng quát vì phạm vi nghiên cứu là khá rộng nên các giải pháp đưa ra còn khá chung
chung, chưa cụ thể hóa nên khó áp dụng.
Lê Thị Thân Ngọc, (2012) trong luận văn thạc sỹ “Phát triển dịch vụ bảo hiểm
bán lẻ phi nhân thọ tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam” - Đại Học Đà Nẵng. Nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu về việc phát
triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ bán lẻ tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn ở
nhóm khách hàng bán lẻ như: cá nhân, hộ gia đình, và doanh nghiệp với các giao dịch

nhỏ chứ chưa hướng tới cả nhóm khách hàng bán lẻ và bán buôn.
Trần Hùng Tiến, (2010) trong luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh
bảo hiểm phi nhân thọ trong thời gian gần đây” - Đại học Lao động xã hội. Nội dung
4


của đề tài tập trung vào đánh giá chi tiết thực trạng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ ở Việt Nam thời gian qua, đồng thời cũng xây dựng được các tiêu chí
cạnh tranh cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và so sánh được giữa các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ với nhau. Tuy nhiên đề tài chỉ đi sâu tập trung
nghiên cứu về việc nâng cao năng lực cạnh tranh của bảo hiểm phi nhân thọ, trong khi
đó yếu tố năng lực cạnh tranh chỉ là một trong những yếu tố để có thể giúp các doanh
nghiệp phát triển các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của mình.
2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Từ việc tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, tác giả nhận thấy
còn nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ, cụ thể:
- Khoảng trống về lý thuyết: đó là khái niệm phát triển dịch vụ bảo hiểm phi
nhân thọ, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ bảo hiểm phi nhân
thọ và các nhân tố ảnh hưởng.
- Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: chưa sử dụng kết hợp cả chỉ tiêu
định tính và định lượng để đánh giá sự phát triển của các dịch vụ bảo hiểm phi nhân
thọ.
- Khoảng trống về thực tiễn: Phân tích đầy đủ, toàn diện, khách quan thực trạng
phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và tại VBI nói riêng.
Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ là một chủ đề nghiên cứu được thực
hiện qua nhiều góc độ khác nhau, có thể thực hiện dưới góc độ nhà quản lý, nhà hoạch
định chính sách hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong phạm vi đề tài này tác giả tập
trung nghiên cứu việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại VBI dưới góc độ
của một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó cốt lõi là trong quan hệ giữa
doanh nghiệp bảo hiểm với chính khách hàng của mình, với nhiều nội dung nghiên

cứu như sự phát triển về quy mô thị phần khách hàng, sự phát triển về hệ thống mạng
lưới kênh phân phối, sự tăng trưởng về doanh thu phí dịch vụ, sự đa dạng hóa danh
mục sản phẩm, sự phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao và cả công tác kiểm
soát rủi ro và bồi thường trong các nghiệp vụ bảo hiểm,…Từ đó đề tài nghiên cứu
nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần vào sự phát triển của dịch vụ bảo
hiểm phi nhân thọ tại VBI.

5


Phần III. NỘ DUN

VÀ P

N

P ÁP N

ÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu là viêc thu thập những tài liệu, số liệu được
công bố và những tài liệu số liệu mới liên quan đến việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi
nhân thọ tại VBI. Việc thu thập chủ yếu là thu thập tài liệu thứ cấp.
Tài liệu thứ cấp: Chủ yếu là các văn bản, các báo cáo thường niên, báo cáo tài
chính của VBI, ,…và các sách báo, tạp chí, các luận văn, luận án đã được công bố.
3.1.2. Phương pháp xử lý tài liệu
Các số liệu thu thập được về việc phát triển dịch vụ bảo hiểm tại VBI sẽ được
đưa vào máy tính, dùng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết

như số tuyệt đối, số tương đối và tốc độ tăng trưởng bình quân.
3.1.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê so sánh: Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân
tích để xác định mức độ, xu thế biến động tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích như:
quy mô doanh thu phí bảo hiểm, lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm,… ên cạnh đó cũng
về thống kê sự thay đổi về cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu, thống
kê và so sánh để liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét thành một kết
luận hoàn thiện, đầy đủ về việc phát triển các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của V I.
3.2. ối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến việc phát triển các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của
VBI.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty TNHH một thành viên ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2014 đến 2016
- Phạm vị nội dung: Phát triển các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của VBI.

6


Phần IV. KẾT QUẢ N

ÊN CỨU

C
C

N


T

ỢC

1

SỞ LÝ LUẬN VỀ P ÁT TR ỂN DỊCH VỤ BẢO

ÊM P

N ÂN T Ọ

1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ
Trong cuộc sống cũng như sản xuất, con người luôn có nguy cơ gặp phải rủi ro
vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Và khi rủi ro xảy ra nó thường gây nên những hậu
quả khó lường làm ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất và sức khỏe của con người. ởi
vậy, ngay từ khi xã hội loài người bắt đầu thì nhu cầu an toàn đối với con người cũng
xuất hiện và nó là một trong những nhu cầu vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm
cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro bằng nhiều cách
khác nhau, trong đó có bảo hiểm. Lịch sử của bảo hiểm có từ rất sớm trong quá trình
phát triển của xã hội loài người và càng ngày vai trò của bảo hiểm càng trở nên quan
trọng với các hình thức bảo hiểm phát triển ngày càng đa dạng phong phú.
Mặc dù ra đời từ khá sớm nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất
về bảo hiểm. Đứng từ mỗi góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu lại đưa ra các khái
niệm khác nhau. Nguyễn Văn Định (2012) đã tổng kết một số khái niệm về bảo hiểm
như sau:
Dưới góc độ tài chính: bảo hiểm được định nghĩa“Bảo hiểm là một hoạt động
dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi”.

Dưới góc độ pháp lý: bảo hiểm được định nghĩa“Bảo hiểm là một nghiệp vụ
mà qua đó một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền (phí bảo
hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để
trong trường hợp rủi ro xảy ra, thì sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên
là người được bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù các
thiệt hại theo luật thống kê”.
Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm:các công ty, tập đoàn bảo hiểm thương mại
trên thế giới đã đưa ra khái niệm“Bảo hiểm là một cơ chế mà theo cơ chế này thì một
người, một doanh nghiệp hay một tổ chức sẽ chuyển nhượng rủi ro cho các công ty
bảo hiểm và công ty sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm
vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”.
Mặc dù có sự khác biệt trong các khái niệm về bảo hiểm, nhưng nhìn chung các
khái niệm đều mô tả được tính chất san sẻ rủi ro của bảo hiểm, chuyển giao rủi ro
thông qua cơ chế phí bảo hiểm. o đó một cách khái quát khái niệm bảo hiểm có thể
được định nghĩa như sau:“Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính mà thông qua
7


đó có một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền
bồi thường nếu có các rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản tiền đóng
góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả
này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước các rủi ro hay các sự
kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo luật thống kê”.
Theo khoản 18 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày
09/12/2000 có đưa ra định nghĩa:“Bảo hiểm phi nhân thọ là một loại hình bảo hiểm
trong đó đối tượng bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự và nghiệp vụ bảo hiểm
khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”.
1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là để góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất
cho những người tham gia và kiến tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế và xã hội nên

bảo hiểm mang những đặc điểm sau đây:
Một là, rủi ro là nguồn gốc của bảo hiểm. Để đối phó với rủi ro con người luôn
phải tìm cách tự phòng vệ, và bảo hiểm là một trong những cách để khắc phục hậu quả
của rủi ro một cách hiệu quả nhất.
Hai là, cơ chế chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm được thực hiện giữa bên tham
gia bảo hiểm và bên bảo hiểm thông qua các cam kết bảo hiểm. Theo nguyên tắc này,
bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí, bên bảo hiểm cam kết bồi thường, chi trả
khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Ba là, phí bảo hiểm mà bên tham gia bảo hiểm phải nộp trước khi có sự kiện bảo
hiểm xảy ra. Ngược lại khoản chi trả của bên bảo hiểm đối với bên tham gia chỉ thực
hiện sau khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Bốn là, việc san sẻ, bù đắp tổn thất trong bảo hiểm được bên bảo hiểm tính toán
và quản lý dựa vào số liệu thống kê rủi ro và tình hình tổn thất cũng như quỹ bảo hiểm
mà họ thiết lập được dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít.
Năm là, bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải hoạt động
kinh doanh sản xuất. Chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hóa rất cụ thể và
vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng và không thể thiếu được
với mỗi quốc gia.
Ngoài những đặc điểm chung của bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ còn có một
số đặc điểm riêng biệt như sau:
Thứ nhất, bảo hiểm phi nhân thọ chỉ nhận bảo hiểm những rủi ro mang tính
chất thiệt hại mà không có tính tiết kiệm như trong bảo hiểm nhân thọ. Tức là chỉ khi
rủi ro bảo hiểm xảy ra thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm thì mới nhận được bồi thường
bảo hiểm. Khoản phí bảo hiểm sẽ không được hoàn lại nếu rủi ro không xảy ra và phí
bảo hiểm không được xem là một khoản tiết kiệm.
8


Thứ hai, thời hạn tham gia bảo hiểm phi nhân thọ thường ngắn, thường từ một
năm. Đôi khi bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong thời gian một vài tháng, vài tuần hay

thậm chí vài giờ như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm du lịch hay bảo
hiểm hành khách. Điều này khác với bảo hiểm nhân thọ thường có thời hạn bảo hiểm
dài 5 năm, 10 năm hay nhiều hơn nữa.
Thứ ba, bảo hiểm phi nhân thọ sử dụng kỹ thuật phân chia trong việc quản lý
quỹ bảo hiểm, khác với bảo hiểm nhân thọ sử dụng kỹ thuật tồn tích. Phương pháp
trích lập dự phòng của bảo hiểm phi nhân thọ là phương pháp lập dự phòng phí khác
với bảo hiểm nhân thọ lập dự phòng theo phương pháp dự phòng toán học.
Thứ tư, người tham gia bảo hiểm có tâm lý không thích được thụ hưởng dịch vụ
bảo hiểm. Sở dĩ như vậy vì tâm lý chung của mọi người không muốn rủi ro xảy ra cho
mình. Họ mua sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ là mua sự an tâm, đồng thời mong
muốn được chia sẻ rủi ro với người khác.
1.1.3. Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.3.1. Căn cứ theo hình thức tham gia
Nếu căn cứ theo hình thức tham gia thì bảo hiểm phi nhân thọ có hai loại là: (1)
bảo hiểm bắt buộc và (2) bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm bắt buộc
Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các
vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Các hoạt động nguy hiểm
có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân
sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này như: bảo hiểm trách nhiện
dân sự chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của thợ săn... Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là
bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu.
Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên vì người
được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình.
Bảo hiểm tự nguyện
Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa hoàn toàn trên sự cân
nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm. Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm
thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt
con người.
1.1.3.2. Căn cứ theo đối tượng được bảo hiểm

Nếu căn cứ vào đối tượng được bảo hiểm thì ta có thể chia bảo hiểm phi nhân thọ
thành ba nhóm: (1) ảo hiểm tài sản; (2) bảo hiểm trách nhiệm dân sự và (3) bảo hiểm
con người phi nhân thọ.
Bảo hiểm tài sản
9


ảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra
rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách
nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức
độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng: bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa...
Bảo hiểm tài sản áp dụng các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bồi thường: là nguyên tắc áp dụng khi thanh toán tiền chi trả bảo
hiểm. Số tiền bồi thường trong mọi trường hợp của người được bảo hiểm không vượt
quá thiệt hại thực tế mà rủi ro xảy ra. Trong trường hợp xe cơ giới được bảo hiểm gặp
tai nạn mà giá trị thiệt hại là A xác định được thì trong mọi trường hợp số tiền bồi
thường chủ xe nhận được không được vượt quá A.
- Nguyên tắc “thế quyền hợp pháp” là nguyên tắc khi xuất hiện người thứ ba có
lỗi và do đó có trách nhiệm với thiệt hại của người được bảo hiểm. Theo nguyên tắc
này sau khi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng với bên tham gia bảo hiểm gặp rủi ro,
tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay quyền của người được bảo hiểm thực hiện
việc truy đòi trách nhiệm của bên thứ ba có lỗi, chống lại việc rũ bỏ trách nhiệm của
bên thứ ba có lỗi, đồng thời đảm bảo cả nguyên tắc bồi thường. Tuy nhiên cũng có một
số ngoại lệ áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp. Đó là trường hợp gây lỗi là trẻ
em, con cái, vợ/chồng hoặc cha/mẹ của người được bảo hiểm.
- Nguyên tắc về bảo hiểm trùng: Trong bảo hiểm tài sản nếu một đối tượng bảo
hiểm đồng thời được đảm bảo bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một loại rủi ro
với những doanh nghiệp khác nhau, có điều kiện bảo hiểm giống nhau, thời hạn bảo
hiểm trùng nhau và tổng số tiền bảo hiểm từ tất cả những hợp đồng bảo hiểm lớn hơn
giá trị của đối tượng bảo hiểm thì được gọi là bảo hiểm trùng. Trong trường hợp của

bảo hiểm trùng, tùy thuộc vào nguyên nhân xảy ra để giải quyết. Thông thường bảo
hiểm trùng liên quan đến việc gian lận của người tham gia bảo hiểm nhằm trục lợi bảo
hiểm. o đó về nguyên tắc doanh nghiệp có thể hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm có gian
lận. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp bồi thường thì lúc này trách nhiệm của mỗi công ty
bằng tỷ lệ trách nhiệm của họ đảm nhận với tổn thất. Trong thực tế một số doanh
nghiệp bảo hiểm cấp bảo hiểm trùng có thể đứng ra bồi thường sau đó sẽ đòi lại phần
trách nhiệm của các đơn vị khác.
Có ba chế độ bồi thường đối với bảo hiểm tài sản là (1) bảo hiểm theo mức miễn
thường, (2) bảo hiểm theo tỷ lệ và (3) bảo hiểm theo rủi ro đầu tiên.
(1) Chế độ bảo hiểm theo mức miễn thường: là doanh nghiệp chỉ chịu trách
nhiệm với những tổn thất mà giá trị thiệt hại của nó vượt quá một mức nào đó theo
thỏa thuận gọi là mức miễn thường. Việc áp dụng bảo hiểm theo mức miễn thường có
thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo
hiểm thỏa thuận sẽ không bồi thường với những thiệt hại nhỏ hơn mức miễn thường
10


trên cơ sở tự nguyện thì phí bảo hiểm được giảm bớt phụ thuộc cụ thể vào mức miễn
thường. Trong trường hợp miễn thường là bắt buộc, phí bảo hiểm sẽ vẫn được giữ
nguyên.
Có hai loại miễn thường là miễn thường có khấu trừ và miễn thường không có
khấu trừ. Trong trường hợp áp dụng miễn thường có khấu trừ, giá trị bồi thường sẽ
được tính bằng giá trị thiệt hại trừ đi mức miễn thường. Trong trường hợp áp dụng
miễn thường không có khấu trừ thì giá trị bồi thường được tính bằng giá trị thiệt hại
thực tế khi giá trị thiệt hại vượt quá mức miễn thường.
(2) Chế độ bảo hiểm theo tỷ lệ: Có hai loại tỷ lệ được áp dụng là Tỷ lệ số tiền bảo
hiểm/giá trị bảo hiểm và Tỷ lệ số phí đã nộp/số phí lẽ ra phải nộp. Tỷ lệ số tiền bảo
hiểm/giá trị bảo hiểm được áp dụng trong trường hợp bảo hiểm dưới giá trị. ảo hiểm
theo Tỷ lệ phí đã nộp/số phí lẽ ra phải nộp được áp dụng trong những trường hợp có sự
khai báo không chính xác rủi ro của bên tham gia bảo hiểm.

(3) Chế độ bảo hiểm theo rủi ro đầu tiên: Theo chế độ này doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ trả số tiền bảo hiểm theo một giới hạn đã thỏa thuận. Các tổn thất của người
nằm trong giới hạn này gọi là tổn thất đầu tiên. Còn tổn thất bảo hiểm vượt quá giới
hạn của thỏa thuận sẽ được bảo hiểm bằng một đơn bảo hiểm vượt quá. Chế độ bảo
hiểm này thường được áp dụng trong bảo hiểm trộm cắp. Người ta lý luận rằng hiếm
khi tài sản bị mất trộm, do vậy chủ tài sản thường chỉ muốn bảo hiểm cho phần tổn
thất có thể nhất và đó được gọi là tổn thất đầu tiên.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
ảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự
của người được bảo hiểm đối với một bên thứ ba theo quy định của pháp luật: bảo
hiểm trách nhiệm của chủ phương tiện, trách nhiệm của chủ lao động, bảo hiểm trách
nhiệm sản phẩm...
Trách nhiệm bảo hiểm dân sự của một chủ thể được hiểu là trách nhiệm bồi hoàn
về các thiệt hại tài sản, con người, vv gây ra cho người khác do lỗi của chủ thể đó.
Trách nhiệm dân sự có thể là trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, trách nhiệm dân sự
ngoài hợp đồng. Thông thường doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự đảm bảo cho các
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp, người tham gia bảo hiểm và bên thứ ba
khác. Người được bảo hiểm không phải là người thụ hưởng, người tham gia bảo hiểm
là người được bảo hiểm, người thụ hưởng lại là bên thứ ba khác bị thiệt hại (tài sản,
con người). Người thứ ba có quan hệ trách nhiệm dân sự với người được bảo hiểm
nhưng không có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp bảo hiểm.
ảo hiểm trách nhiệm dân sự được xếp vào loại bảo hiểm thiệt hại, do đó áp
dụng quy tắc bồi thường trong bảo hiểm.
11


Bảo hiểm con người phi nhân thọ
ảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm con người, vừa là loại bảo
hiểm phi nhân thọ nên mang một số đặc điểm sau:

ảo hiểm con người phi nhân thọ mang đầy đủ đặc điểm của bảo hiểm con người
có đối tượng là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khỏe của con người hoặc các sự kiện
liên quan đến cuộc sống con người, cụ thể:
Hậu quả của rủi ro mang tính chất thiệt hại vì rủi ro ở đây là tai nạn, bệnh tật, ốm
đau, thai sản liên quan đến thân thể và sức khỏe của con người. Những rủi ro ở đây
khác với sự kiện “sống” và “chết” trong bảo hiểm nhân thọ và vì thế tính chất rủi ro
được bộc lộ khá rõ còn tính tiết kiệm không được thể hiện.
Người được bảo hiểm thường được quy định trong một độ tuổi nào đó, các công
ty bảo hiểm thường không chấp nhận bảo hiểm cho người có độ tuổi quá thấp hoặc quá
cao.
Thời hạn bảo hiểm con người phi nhân thọ thường ngắn hơn bảo hiểm nhân thọ
và thường là 1 năm hoặc ít hơn như: bảo hiểm tại nạn 24/24, bảo hiểm trợ cấp nằm
viện, trợ cấp phẫu thuật...
Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ thường được triển khai kết hợp
với các nghiệp vụ bảo hiểm khác trong cùng một hợp đồng.
Trong bảo hiểm con người phi nhân thọ áp dụng “nguyên tắc khoán”. Tức là khi
sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả một khoản tiền
dựa vào số tiền bảo hiểm đã được thỏa thuận chọn khi ký kết hợp đồng mà không dựa
vào thiệt hại thực tế. Việc thanh toán bảo hiểm chỉ là sự trợ giúp về mặt tài chính cho
người được bảo hiểm và thân nhân.
Trong bảo hiểm con người phi nhân thọ không áp dụng quy tắc “bảo hiểm trùng”
đối với đối tượng bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra người được bảo hiểm sẽ
được chi trả tiền bảo hiểm theo từng hợp đồng đã ký kết.
Trong bảo hiểm con người phi nhân thọ cũng không áp dụng sự thế quyền hợp
pháp của người bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là người bảo hiểm sau khi đã thanh toán,
chi trả số tiền bảo hiểm không được phép thế quyền người tham gia bảo hiểm hay thụ
hưởng quyền lợi của bảo hiểm để khiếu nại người thứ ba để đòi số tiền bồi thường
tương ứng. Nói cách khác là một người có thể đồng thời nhận được số tiền bảo hiểm
chi trả và những khoản bồi thường do bên gây tai nạn, thiệt hại gây ra.
1.2. Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.1. Quan điểm về dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Ở góc độ chung nhất về thống kê kinh tế dịch vụ được coi là một lĩnh vực kinh
tế không bao gồm các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Trong kinh tế học dịch vụ
được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng phi vật chất.
12


Trong marketing, Philip Kotler định nghĩa về dịch vụ như sau: “Dịch vụ là mọi
hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia chủ yếu là vô hình và
không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể hoặc không gắn liền
với sản phẩm vật chất”.
Từ điển ách khoa Việt Nam (Trang 167) giải thích: “Dịch vụ là các hoạt động
phục vụ , nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt”.
Vậy từ hai khái niệm “dịch vụ” và “bảo hiểm phi nhân thọ” thì ta đưa ra được một
quan điểm thống nhất về “ ịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ” như sau: “Dịch vụ bảo hiểm
phi nhân thọ là hoạt động cung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ
nhằm thỏa mãn nhu cầu về sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của khách hàng”.
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
ảo hiểm phi nhân thọ là một dịch vụ bởi vậy nó mang đầy đủ đặc trưng của
một dịch vụ là: (1) tính vô hình, (2) tính không tách rời, (3) tính không đồng nhất và
(4) không thể cất trữ được ( itner và cộng sự, 1993).
Một là, tính vô hình của dịch vụ. ịch vụ không có hình khối cụ thể, không thể
cân đo, đong đếm, sờ, nếm hay ngửi. Trải nghiệm về dịch vụ của khách hàng ảnh
hưởng tới cách họ nhận thức. Chính tính vô hình được coi là một đặc điểm để phân
biệt dịch vụ và các hàng hóa hữu hình khác, tạo ra khó khăn cho khách hàng khi nhận
biết về dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ.
Hai là, tính không tách rời. ịch vụ không thể tách rời giữa quá trình phân phối
và tiêu thụ, nó luôn diễn ra đồng thời với nhau. Điều này không đúng với sản phẩm
hữu hình được xuất, nhập thông qua nhiều bước trung gian phân phối. Đối với hàng

hóa, khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, còn đối với dịch vụ,
khách hàng đồng thời sử dụng trong suốt quá trình tạo ra dịch vụ.
Ba là, tính không đồng nhất. o tính không thể tách rời, việc thực hiện dịch vụ
phụ thuộc vào nhiều nhân tố: cách thức phục vụ, nhà cung cấp, người phục vụ, thời
gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ và đối tượng phục vụ nên dịch vụ có tính không đồng
nhất. Một khách hàng có thể cảm thấy nhận được dịch vụ rất tốt trong ngày hôm qua
không có nghĩa họ tiếp tục đánh giá cao dịch vụ này trong lần sử dụng tiếp theo bởi
nguyên nhân từ người phục vụ hoặc do chính khách hàng do sự ảnh hưởng của sức
khỏe, cảm xúc...
Bốn là, tính không thể cất trữ. ịch vụ không thể cất trữ, lưu kho rồi đem bán
như hàng hóa khác. Chúng ta có thể ưu tiên thực hiện dịch vụ theo thứ tự trước sau
nhưng không thể đem cất dịch vụ rồi sau đó đem ra sử dụng vì dịch vụ thực hiện xong
là hết, không thể để dành cho việc tái sử dụng hay phục hồi lại. Chính vì vậy, dịch vụ
là sản phẩm được sử dụng khi tạo thành và kết thúc ngay sau đó.
13


1.2.3. Các nhóm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu
1.2.3.1. Bảo hiểm xe cơ giới
ảo hiểm xe cơ giới là cụm từ được sử dụng để gọi chung các gói bảo hiểm dành
cho các loại xe con, xe khách, xe chở hàng (xe tải), xe ô tô chuyên dụng (xe bảo ôn, xe
trộn bê tông, xe ô tô cẩu, xe chở xăng dầu…), xe taxi, xe đầu kéo rơ móc, xe buýt,.. tới
các loại xe máy chuyên dùng trong công trình, bến cảng, …
ảo hiểm xe cơ giới gồm các loại hình sản phẩm cơ bản sau:
1. ảo hiểm bắt buộc TN S của chủ xe cơ giới
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc được thực hiện theo Quy tắc bảo hiểm TNDS
của chủ xe cơ giới.
2. ảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe
a/ Đối tượng bảo hiểm: Lái xe, phụ xe và những người khác được chở trên xe cơ giới.
b/ Phạm vi bảo hiểm

- Tai nạn người ngồi trên xe: Là những thiệt hại về thân thể do tai nạn khi đang ở
trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
- Tai nạn lái phụ xe: Thiệt hại về thân thể lái xe và phụ xe do tai nạn liên quan
trực tiếp đến việc sử dụng chiếc xe đó.
3. ảo hiểm thiệt hại vật chất xe
a/ Đối tượng bảo hiểm: Là vật chất (thân vỏ, máy móc) của xe cơ giới.
b/ Phạm vi bảo hiểm:
- Các thiệt hại vật chất xe tham gia bảo hiểm gây ra do:
- Đâm va, lật đổ;
- Hoả hoạn, cháy, nổ;
- Những tai hoạ bất khả kháng do thiên nhiên như: bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh,
động đất, mưa đá;
- Vật thể từ bên ngoài tác động lên xe cơ giới ;
- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe;
4. ảo hiểm TN S của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe
Phạm vi trách nhiệm: là TN S của Chủ xe đối với hàng hoá của Chủ hàng (bên
thuê vận chuyển) theo Luật ân sự.(Không áp dụng đối với hàng hoá chở trên xe
khách.)
1.2.3.2. Bảo hiểm con người
ảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm chính là tính
mạng, sức khỏe và khả năng lao động của con người. ảo hiểm nhân thọ có khả năng
cung cấp những khoản thanh toán, cung cấp trợ cấp cho người mua bảo hiểm (người
được hưởng bảo hiểm) khoản tiền tương ứng với giá trị bảo hiểm khi xảy ra những
trường hợp tác động đến bản thân người hưởng bảo hiểm.
14


Người mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm con người phi nhân thọ cho chính
mình hoặc mua cho người thân. Sau một thời gian được quy định đăng kí mua bảo
hiểm và đóng phí cụ thể định kì, nếu có vấn đề về tai nạn, bệnh tật… bên bảo hiểm sẽ

phải chi trả cho người thụ hưởng một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận. Cụ thể bên
bảo hiểm sẽ dựa vào các chi phí như cấp cứu, điều trị, bồi dưỡng, phí cấp cứu, xét
nghiệm, X-quang, truyền máu, phẫu thuật… trong một số ngày nhất định (thường từ
90 ngày).
ảo hiểm phi nhân thọ con người chỉ đảm bảo về tính mạng con người chứ
không đảm bảo về mặt tài sản, vật chất khác. Chẳng hạn như trong một vụ tai nạn hỏa
hoạn mà có xảy ra thiệt hại về cả người và của, thì những phần thiệt hại về cơ thể con
người như tử vong, nằm viện… sẽ được bồi thường, hỗ trợ khoản phí tương ứng,
nhưng thiệt hại về tài sản không được ước tính kèm theo.
Bảo hiểm con người phi nhân thọ có những đặc điểm sau:
- Rủi ro được nhắc đến trong bảo hiểm là các trường hợp bị tai nạn, bệnh tật, ốm
đau thai sản… ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Người được nhận bảo hiểm con người phi nhân thọ phải ở trong khoảng tuổi
nào đó, không chấp nhận đối tượng người nhận bảo hiểm quá thấp (dưới 12 tháng tuổi)
hoặc quá cao tuổi (trên 65 tuổi).
- Thời hạn bảo hiểm con người phi nhân thọ thường ngắn hạn, chỉ thường trong
khoảng 1 năm. Một số loại bảo hiểm thường là: bảo hiểm tai nạn 24/24, bảo hiểm trợ
cấp nằm viện phẫu thuật…
- Có thể kết hợp chọn lựa các loại hình bảo hiểm có tích hợp đặc điểm của bảo
hiểm con người phi nhân thọ trong cùng 1 hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ như mua bảo
hiểm tai nạn đính kèm trong bảo hiểm nhân thọ… giúp giảm thiểu chi phí đóng bảo
hiểm.
- Các loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ:
+ Bảo hiểm tai nạn: Người được bảo hiểm khi có các vấn đề về tai nạn, thương
tật thân thể, bên bảo hiểm sẽ thanh toán cho người thụ hưởng chi phí tương ứng với
giá trị bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng.
Với các loại bảo hiểm tai nạn:

ảo hiểm tai nạn con người 24/24.


ảo hiểm tai nạn thuyền viên.

ảo hiểm tai nạn người sử dụng điện.

ảo hiểm tai nạn thân thể học sinh.

ảo hiểm khách du lịch trong nước.
 …
15


+ Bảo hiểm sức khỏe (Bảo hiểm chi phí y tế): Thanh toán khoản trợ cấp chi
phí y tế cho người nhận bảo hiểm khi bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn… cần phải thực hiện
điều trị trong bệnh viện.
+ Bảo hiểm kết hợp: Có thể kết hợp nhiều loại hình bảo hiểm như bảo hiểm tai
nạn và bảo hiểm sức khỏe, thanh toán chi phí khi người được bảo hiểm bị thương tật,
tử vong do tai nạn, nằm viện, tử vong do ốm đau…
Với các loại hình:



ảo hiểm tai nạn con người.
ảo hiểm chi phí y tế.



ảo hiểm sinh mạng kết hợp con người.
ảo hiểm học sinh.




ảo hiểm du lịch.



1.2.3.3. Bảo hiểm trách nhiệm
ên cạnh các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản còn có các nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự như: bảo hiểm TN S của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TN S của chủ lao
động, ảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, …Theo luật
dân sự, trách nhiệm dân sự của một chủ thể (như chủ tài sản, chủ doanh nghiệp, chủ
nghề nghiệp…) được hiểu là trách nhiệm phải bồi thường các thiệt hại về tài sản, về
con người… gây ra cho người khác do lỗi của người chủ đó. Trách nhiệm dân sự bao
gồm trach nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Thông
thường các dịch vụ bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm cho các trách nhiệm dân sự ngoài
hợp đồng.
Vì đối tượng được bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phát sinh của người
được bảo hiểm đối với người bị thiệt hại (một người thứ ba khác) nên trong loại bảo
hiểm này người được bảo hiểm là người có trách nhiệm dân sự cần được bảo đảm và
cũng thường là người tham gia bảo hiểm. Còn người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm lại
là những người thứ ba khác. Người thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự là những
người có tính mạng, tài sản bị thiệt hại trong sự cố bảo hiểm và được quyền nhận bồi
thường từ người bảo hiểm với tư cách là người thụ hưởng. Người thứ ba có quan hệ về
mặt trách nhiệm dân sự với người được bảo hiểm nhưng chỉ có mối quan hệ gián tiếp
với người bảo hiểm.
Cần chú ý trong một số nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, người thụ hưởng
có thể xác định cụ thể hơn tên gọi của nghiệp vụ. Ví dụ, đó là người lao động gặp tai
nạn lao động trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ lao dộng đối với người lao động.
Mặc dù, đối tượng được bảo hiểm của loại bảo hiểm này là một khái niệm trừu
trượng khi hợp đồng được ký kết. Tuy vậy, trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm vẫn
căn cứ vào các thiệt hại thực tế xảy ra cho người thứ ba. Vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm

16


dân sự cũng được coi là bảo hiểm thiệt hại như bảo hiểm tài sản và cũng áp dụng một
số nguyên tắc như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền hợp pháp.
1.2.4. Các kênh phân phối của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Kênh phân phối dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ là một tập hợp bao gồm các
công ty bảo hiểm và các cá nhân tham gia vào quá trình lưu chuyển các sản phẩm bảo
hiểm từ các công ty bảo hiểm đến những người có nhu cầu mua bảo hiểm.
1.2.4.1. Kênh phân phối trực tiếp
Các dịch vụ bảo hiểm được phân phối trực tiếp bởi các công ty bảo hiểm, không
qua các trung gian, bằng cách sử dụng các biện pháp marketing trực tiếp. Kênh này có
thể chia ra như sau:
- Nhân viên: công ty sở hữu một đội ngũ bán hàng hoạt động tại các mạng lưới
chi nhánh. Kênh phân phối này với ưu điểm là lực lượng bán hàng có kinh nghiệm và
sự am hiểu đối với các sản phẩm bảo hiểm, điều này giúp tạo được sự tin tưởng cho
khách hàng khi sử dụng dịch vụ hay mua sản phẩm của công ty bảo hiểm. Mặt khác
đối với kênh phân phối này thì công ty bảo hiểm chỉ phải chi trả một khoản lương cố
định cho nhân viên hoặc một khoản thưởng hàng năm tủy theo chính sách của công ty,
giảm bớt được gánh nặng tiền hoa hồng. Tuy nhiên kênh phân phối này lại có nhược
điểm là cần phải có một khoản chi phí đào tạo nhân viên lớn.
- Bán hàng từ xa: bán hàng qua điện thoại, internet hoặc qua email,…Kênh
phân phối này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí sản xuất bảo hiểm, giảm được chi
phí bán hàng và chi phí tiếp thị, giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch, đồng thời
cũng giảm được các khoản chi phí đào tạo và giám sát nhân sự, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ tham gia thị trường và thúc đẩy thị trưởng bảo hiểm phát
triển. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì kênh phân phối này cũng bộc lộ những
hạn chế nhất định như: thiếu sự tương tác trực tiếp giữa bên bán và bên mua, mặt khác
do ý thức của một số bộ phận người dân về kênh phân phối này còn thấp nên chủ yếu
kênh phân phối này mới chỉ áp dụng chủ yếu cho các sản phẩm bảo hiểm đơn giản, có

giá trị thấp, chứ chưa thực sự mở rộng cho các sản phẩm phức tạp và có sự đa dạng
hóa sản phẩm,…
1.2.4.2. Kênh phân phối trung gian
Các đại lý bảo hiểm
Là các tổ chức hoặc cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở
hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm theo Luật kinh
doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động của đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu
xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng
bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
17


Môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm là một nhà môi giới độc lập, là người tìm kiếm các khoản
bảo hiểm với mức giá tốt nhất cho khách hàng của họ. Nhà môi giới bảo hiểm không
lamg việc cho công ty bảo hiểm mà cho những người mua các sản phẩm bảo hiểm.
Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin tư vấn cho bên mua
bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm và các điều kiện liên quan đến đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo
hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Kênh phân phối qua ngân hàng (bancassurance)
Là kênh cung cấp các sản phẩm bảo hiểm bởi ngân hàng hoặc các định chế cho
vay. Ngân hàng hoặc các định chế cho vay có thể hoạt động như một đại lý bảo hiểm,
một nhân viên ngân hàng hoặc một môi giới bảo hiểm.
Hiện nay tại Việt Nam có các kênh phân phối bán hàng trực tiếp qua nhân viên
công ty bảo hiểm, bán hàng từ xa qua internet, kênh đại lý bảo hiểm, môi giới bảo
hiểm và kênh phân phối qua ngân hàng (bancassurance).
1.3. Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1.3.1. Quan điểm về việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ

Quan điểm về việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ có thể được hiểu là
việc mở rộng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ về quy mô đồng thời gia tăng chất lượng
dịch vụ. Nghĩa là: Phát triển về chiều rộng và phát triển cả về chiều sâu. Trong đó,
phát triển về chiều rộng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Phát
triển theo chiều sâu đồng nghĩa với việc gia tăng về danh mục sản phẩm dịch vụ kết
hợp với nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Do
đó muốn đưa ra được quan điểm thống nhất về phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân
thọ thì cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh:
Đối với khách hàng: phát triển phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng, mang
lại lợi ích cho khách hàng, bảo vệ khách hàng trong một số trường hợp đã thỏa thuận
trong hợp đồng.
Đối với công ty bảo hiểm: phải đảm bảo trách nhiệm về sản phẩm triển khai, đảm
bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của
công ty (mang lại sự gia tăng về doanh thu lợi nhuận cho công ty).
Đối với nhà nước: phải đảm bảo tuân theo các quy định, sự quản lý của nhà
nước.
Như vậy việc phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ là sự tăng tiến, toàn diện,
mọi mặt của hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó bao gồm cả quá trình tăng
trưởng về quy mô của hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, gia tăng thị phần, sự thay đổi
theo chiều hướng tích cực trong cơ cấu nghiệp vụ mà vẫn phải đảm bảo chất lượng
18


×