Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

trac nghiem chuong 5 lop 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.4 KB, 2 trang )

Trường THPT Nguyễn Huệ
Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ
KINH NGHIỆM VỀ ÔN TẬP LUYỆN THI TỐT NGHIỆP
MÔN HÓA HỌC
Để ôn tập tốt cho học sinh , cần phải có :
- Đề cương ôn tập
- Cách tổ chức ôn tập
- Cách giảng dạy của thầy cô và học tập của học sinh.

1/ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP :
Hiện nay , các đề cương ôn tập của bộ cũng đã phát hành đến từng trường (Trắc
nghiệm 4 môn lý – hóa – sinh – ngọai ngữ của Cục khảo thí và kiểm định chất
lượng giáo dục ) ,song số lượng bài tập trong đó quá ít ,nên tôi nghĩ mỗi trường cần
nên có một bộ đề cương ôn tập biên sọan thêm dựa vào đề cương thống nhất của
bộ giáo dục – đào tạo .
Nội dung cần bao quát hết kiến thức lớp 12 ,nhưng cần phải có thêm một phần của
hóa hữu cơ lớp 11 để việc ôn tập có tính hệ thống .
Đề cương ngòai việc biên sọan theo từng chương ,cần sọan hệ thống bài tập theo
các dạng .
Đầu mỗi chương có thể có phần tóm tắt những kiến thức cơ bản trong chương rồi
đến phần bài tập trắc nghiệm .Cuối mỗi phần hữu cơ – vô cơ có phần tổng hợp .
Phần biên sọan này có thể làm trước khi thời gian ôn tập bắt đầu ,do tổ bộ môn
phân công nhau biên sọan ,để khi biết chính thức có thi môn hóa , thì kịp phát
hành.
2/ CÁCH TỔ CHỨC ÔN TẬP
Điều này còn tùy thuộc vào điều kiện mỗi trường , có trường ngay từ đầu
năm lớp 12 đã được học đón trước khi biết môn thi, có trường ôn từ đầu học kỳ II ,
nhưng có những trường thời gian ôn chỉ vỏn vẹn 6 tuần , một chương trình quá
nặng so với sức học của học sinh trong một thời gian quá ngắn.
Tôi xin nói về việc cần tổ chức ôn tập như thế nào trong thời gian ngắn : nên
chia lớp theo kết quả học kỳ I , phân luồng học sinh , tăng tiết ở các lớp quá yếu


( việc này cũng còn do quan điểm của lãnh đạo mỗi trường ) .Cần có sự thống nhất
trong tổ bộ môn về phân phối chương trình.
3/CÁCH GIẢNG DẠY CỦA THẦY CÔ VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH :
Thầy cô cần thông báo cho các em phân phối chương trình của thầy cô , yêu
cầu các em ôn tập ở nhà cũng nên theo trình tự phân phối thời gian như thế ( có rất
nhiều học sinh không biết các học đã ôn tràn lan,không hệ thống nên có khi gần hết
thời gian ôn tập mà chưa được bao nhiêu bài cả).Nên dành ra khỏang 1 phần 4 thời
gian ôn dành để tổng hợp kiến thức, giải 1 số đề thi các năm trước, làm đề thi thử.
Thầy cô cần giao khóan cho các em phần nội dung ôn tập theo từng tuần
bằng cách yêu cầu làm bài tập nào,ôn lí thuyết bài nào,nên kiểm tra vài em trước
khi ôn qua tuần khác (làm bài kiểm tra nhanh trên giấy),kịp thời nhắc nhở, uốn nắn
về cách học tập.
Do thời gian ôn tập trên lớp ngắn nên giáo viên cần chắt lọc những kiến thức
trọng tâm để ôn cho các em , chắt lọc nên sửa những bài tập nào, các dạng bài tập
cần sửa 1 họăc 2 bài , cho các em nhận ra những bài đồng dạng , những bài đồng
dạng nhưng có biến cách …hướng dẫn sơ để các em tiếp tục làm bài ở nhà.
Cần phát huy vai trò của các học sinh học khá,giỏi –giao làm nhóm trưởng
của các nhóm học tập ở nhà (phối hợp với giáo viên chủ nhiệm ) ,có một số vấn đề
học sinh thắc mắc,do không có thời gian trên lớp để giải đáp,thầy cô có thể giải
đáp cho các em nhóm trưởng này vào giờ ra chơi , hay thấy cô chịu khó giái đáp
trên giấy , giao cho các nhóm trưởng…
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình ôn thi một
số năm qua , có thể phù hợp trong điều kiện đối tượng học sinh là yếu kém,điều
kiện thời gian ôn không nhiều .Ý kiến của thầy cô ở các trường có thể còn hay
hơn , có những cách sáng tạo hơn ,xin ý kiến đóng góp của quí thầy cô .Xin cám
ơn!
Lagi ngày 25 tháng 7 năm 2009
Nguyễn Thị Kiều Oanh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×