Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT MÚA TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SÂN KHẤU CHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thúy Hƣờng

MÚA TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA SÂN KHẤU CHÈO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thúy Hƣờng

MÚA TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA SÂN KHẤU CHÈO
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu

Mã số: 9210221
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Đình Ngôn
PGS. TS. Đinh Quang Trung

Hà Nội 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Múa trong sự phát triển của sân
khấu chèo” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố. Các
trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Thúy Hƣờng


ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BĐM

Biên đạo múa

ĐD


Đạo diễn

ĐH

Đại học

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GS

Giáo sư

PGS

Phó giáo sư

NCS

Nghiên cứu sinh

NHC

Nhà hát chèo

NNC

Nhà nghiên cứu


NSND

Nghệ sĩ nhân dân

NSƯT

Nghệ sĩ ưu tú

Nxb

Nhà xuất bản

SKCN

Sân khấu chuyên nghiệp

Tg

Tác giả

ThS

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ

TW


Trung ương

Tr

Trang

VHTT

Văn hóa thông tin


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.......................... ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT CHÈO ……………… .. 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 6
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu……………………………………………17
1.3. Khái quát về các thành tố nghệ thuật trong chèo …………...…..…..26
Tiểu kết………………………………………………………………...……34
Chƣơng 2. MÚA TRONG SÂN KHẤU CHÈO TRUYỀN THỐNG .......... 36
2.1. Khái quát về múa chèo .......................................................................... 36
2.2. Vai trò của múa trong chèo ................................................................... 49
2.3. Giá trị của múa trong chèo.................................................................... 71
2.4. Múa trong mối quan hệ với các thành tố nghệ thuật chèo…….....…77
Tiểu kết………………………………………………………………..….....81
Chƣơng 3. MÚA TRONG SÂN KHẤU CHÈO HIỆN ĐẠI VÀ XU

HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MÚA TRONG CHÈO HIỆN NAY .......... 83
3.1. Khái quát sự phát triển của múa trong sân khấu chèo hiện đại ....... 83
3.2. Múa trong các vở diễn về đề tài hiện đại, đề tài dân gian huyền thoại, đề
tài lịch sử ......................................................................................................... 98
3.3. Thành công và hạn chế …...……...…………………………...….…..116
3.4. Xu hƣớng phát triển và biện pháp kế thừa, phát huy múa trong chèo
hiện nay……………………...…………………………………………….122
Tiểu kết……………………………...……………………………………..133
KẾT LUẬN .................................................................................................. 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ......... 138


iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 139
PHỤ LỤC………………………………………………………….………151


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát, múa, nhạc, kịch mang
tính nguyên hợp. Trong đó, múa vốn đã tồn tại trong chèo như một thành
phần tất yếu. Múa trong chèo không chỉ thuần túy đơn giản mà nó hàm chứa
hệ thống những giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật, giá trị sáng tạo và thẩm
mỹ. Những giá trị ấy góp phần làm cho phong phú hơn, là một trong những
thành phần không thể thiếu của nghệ thuật chèo.
Lĩnh vực múa chèo nói chung đã có một số công trình, luận văn đề cập.
Nhưng đề cập đến múa trong sự phát triển của sân khấu chèo thì chưa có một
chuyên đề nào, hoặc có nói đến nhưng chỉ dừng ở mức độ hạn hẹp chưa sâu.

Trong khi múa chèo có vai trò, giá trị rất quan trọng. Đặc biệt các dạng thức
múa trong nghệ thuật chèo góp phần tạo nên đặc trưng và giá trị của nghệ
thuật chèo.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, từ có múa trong các vở chèo cổ đến
việc bỏ múa diễn theo lối Kịch thái Tây của Nguyễn Đình Nghị, đến nay múa
trong sân khấu chèo hiện đại được các biên đạo khai thác ở nhiều khía cạnh,
từ múa minh họa, múa tập thể đông người, múa solo, múa duo... cho đến việc
chèo hóa các động tác múa phương Tây đưa vào chèo. Cùng với sự phát triển
xã hội trong thời hiện đại, nghệ thuật chèo đang trong đà phát triển, các thành
tố trong nghệ thuật chèo cũng phải biến đổi theo để phù hợp với xã hội hiện
đại. Múa trong chèo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, múa trong
sân khấu chèo được các biên đạo, đạo diễn sử dụng tùy tiện và làm giảm giá
trị đích thực của thành tố này.
Xuất phát từ những giá trị nêu trên và muốn kế thừa các nhà nghiên cứu
đã đi trước nên NCS đi sâu vào nghiên cứu: “Múa trong sự phát triển của sân
khấu chèo”, việc nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp làm sáng tỏ thêm giá trị và


2

truyền thống văn hóa độc đáo của nghệ thuật chèo, trong đó có múa là một
thành tố của nghệ thuật chèo. Đây là một đề tài mà NCS xét thấy hết sức cần
thiết cho sự phát triển của nghệ thuật chèo trong thời đại mới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Múa trong sự phát triển của sân khấu chèo tức là khảo
sát quá trình phát triển của múa trong sân khấu chèo từ chèo truyền thống cho
đến chèo hiện đại. Tiếp đó, nghiên cứu vai trò, giá trị của múa qua các vở
chèo truyền thống, hiện đại tiêu biểu, qua đó rút ra những nhận định về thực
trạng và xu hướng phát triển của múa trong chèo hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những thành tố tạo nên nghệ thuật chèo.
- Khái quát những vấn đề cơ bản của múa trong nghệ thuật chèo.
- Phân tích đặc điểm, vai trò và giá trị múa trong chèo.
- Khái quát quá trình phát triển của múa trong sân khấu chèo hiện đại.
- Đề xuất những biện pháp bảo tồn, kế thừa, phát huy múa trong sân
khấu chèo hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vở chèo cổ đã từng hiện diện trong chèo từ
xưa đến nay và chèo hiện đại thì chỉ giới hạn ở các vở tham gia Hội diễn, liên
hoan sân khấu chèo chuyên nghiệp.
Nghiên cứu các lớp múa trong một số tích diễn, trò diễn từ những vở
chèo truyền thống tới các lớp múa trong những vở chèo hiện nay, nghiên cứu từ
nội dung diễn tả đến ngôn ngữ thể hiện của thành tố múa trong các vở diễn đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào múa trong chèo truyền
thống và quá trình phát triển của múa trong sân khấu chèo hiện nay, không đề


3

cập tới những phương diện khác của múa chèo mà các công trình của những
người đi trước đã từng nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài tác giả lựa chọn một số phương pháp
nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp liên ngành
NCS cho rằng nghiên cứu múa trong sự phát triển của sân khấu chèo là
một vấn đề mới trong nghiên cứu lý luận về nghệ thuật chèo. Nghệ thuật chèo

trong đó có múa chèo là một thành tố trong văn hóa dân gian có liên quan tới
nhiều ngành lịch sử, bảo tồn di sản văn hóa, văn hóa học, nghệ thuật học,...
nên cần thiết phải vận dụng phương pháp liên ngành chủ đạo là nghệ thuật
học kết hợp với văn hóa học và xã hội học để nghiên cứu đề tài.
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho việc
nghiên cứu đề tài. Đồng thời nghiên cứu các băng đĩa về các vở diễn chèo,
trong đó múa chèo có giá trị nhất định để phân tích, tổng hợp rút ra những luận
điểm khoa học.
4.3. Phương pháp điền dã
Điền dã là một phương pháp rất quan trọng. NCS có nhiều đợt đi điền
dã tại các đơn vị nghệ thuật chèo, gặp và phỏng vấn trực tiếp các đạo diễn,
các tác giả, biên đạo múa chèo, các nghệ sĩ, khán giả chèo. Khảo sát hoạt
động thực tiễn của họ qua các vở diễn để thấy được tính sáng tạo và biến đổi
của chèo, xu hướng phát triển múa chèo hiện nay như thế nào? Vai trò của
múa trong các vở chèo mới hiện nay ra sao? từ đó ghi chép, quay phim, chụp
ảnh, khảo tả các tư liệu liên quan đến vấn đề của luận án..
4.4. Phương pháp khảo tả
NCS vận dụng để miêu tả tỉ mỉ các động tác, tư thế, hình thức và mô
hình múa trong sân khấu chèo. Qua các tác phẩm khảo tả, những dẫn chứng


4

cụ thể sẽ giúp cho các nhận định về múa chèo có sức thuyết phục cao.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Trong quá trình kế thừa và biến đổi, múa trong sân khấu chèo hiện nay
đã phát triển như thế nào?
- Ưu điểm, hạn chế của múa trong các vở diễn chèo hiện nay và xu

hướng phát triển?
5.2. Giả thuyết khoa học
Múa góp phần tạo nên giá trị độc đáo của sân khấu chèo. Múa có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị tạo hình và giá trị biểu hiện của
nghệ thuật chèo.
Trong quá trình kế thừa, múa trong chèo đã có nhiều biến đổi, việc phát
triển múa trên cơ sở múa chèo có tiếp nhận, chèo hóa múa mới và lấy chất
liệu động tác, đường nét từ trong hiện thực đời sống mới, con người mới là
một tất yếu. Sự tiếp nối và phát triển múa trong chèo hiện đại giúp quá trình
chuyển hóa từ các mô hình nhân vật chèo truyền thống sang mô hình nhân vật
chèo hiện đại mà không bị mất đi đặc trưng của chèo. Trong xu hướng tiếp
thu có chọn lọc, múa chèo đã tiếp nhận một số nét của múa cổ điển châu Âu,
múa hiện đại, múa đương đại làm phong phú thêm ngôn ngữ múa thể hiện
trong chèo.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Công trình nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo về lý luận giúp
cho những nghệ sĩ chèo, những nhà nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn về vai
trò của múa khi dàn dựng các vở chèo hiện đại.
Sau khi nghiên cứu đề tài sẽ có được những đóng góp sau:
- Việc nghiên cứu múa trong sự phát triển của sân khấu chèo sẽ có được
những đóng góp cấp thiết cho việc kế thừa, bảo tồn và phát huy múa trong sân
khấu chèo hiện nay.


5

- Nghiên cứu này còn giúp cho những người làm chèo có cách nhìn
đúng đắn về vai trò cũng như giá trị của múa chèo và coi trọng việc sáng tạo
múa khi dàn dựng các vở chèo hiện đại để không bị mất đi bản sắc độc đáo
của nghệ thuật chèo.

7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (11
trang), phụ lục (31 trang), luận án được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái
quát về nghệ thuật chèo (30 trang).
Chương 2: Múa trong sân khấu chèo truyền thống (47 trang).
Chương 3: Múa trong sân khấu chèo hiện đại và xu hướng phát triển
của múa trong chèo hiện nay (52 trang).


6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT CHÈO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ lâu, chèo đã là đối tượng nghiên cứu của các ngành dân tộc học,
nghệ thuật học, văn hóa học… với các hướng tiếp cận khác nhau và đạt được
nhiều thành tựu. Về nghệ thuật chèo nói chung có nhiều công trình được công
bố và có thể phân ra các nhóm công trình sau đây:
1.1.1. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của chèo
Qua các công trình Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật
chèo (1964) của Hà Văn Cầu [13]; Về nghệ thuật chèo (1996) của Trần Việt
Ngữ [87], Lịch sử nghệ thuật chèo của Hà Văn Cầu [15], các tiểu mục viết về
chèo trong Lịch sử sân khấu Việt Nam - Công trình nghiên cứu khoa học cấp
Bộ của Viện Sân khấu (2002)... cho thấy, trước thế kỷ XX, các công trình lý luận,
công trình nghiên cứu về nghệ thuật chèo còn hạn chế. Theo tư liệu của tác giả
Đinh Quang Trung:
Các tác giả trên chỉ có một số tài liệu chính như: Hý phường phả
lục, Đả cổ lục, Giáo phường thể lệ là những tài liệu chép tay được

các nhà nghiên cứu sưu tầm trong dân gian. Nội dung các sách này
nói về các vị tổ ngành chèo và đề cập đến một số nguyên tắc cơ bản
trong nghệ thuật biểu diễn chèo, như luật tứ tương, ngũ kị, hay
những thể lệ xin trò vào đám... Tuy nhiên những tài liệu này chưa
được xác định về văn bản văn học [127, tr.16].
Về nguồn gốc của nghệ thuật chèo có nhiều cách lý giải khác nhau, với
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như các công trình:
Chèo và Tuồng của Hoàng Ngọc Phách và Huỳnh Lý (1958): “Chỉ đối
chiếu hình thái diễn chèo cổ truyền và trình độ văn hóa của dân tộc ta thời Lý


7

Trần cũng có thể thấy rằng, nghệ thuật diễn chèo là thuần túy dân tộc, có từ lâu
đời và được xây dựng từ các hình thái diễn trò thấp nhất từ cổ sơ, chứ không
phải là môn nhập cảng” [93]. Có thể nói, cuốn sách là công trình có giá trị về
mặt lịch sử, là tiền đề, cơ sở để tham khảo, định hướng cho các nghiên cứu về
chèo sau này.
Tìm hiểu sân khấu chèo của Vũ Khắc Khoan (1974): “Nguồn gốc của
chèo là một nền ca vũ cơ sở của dân tộc, thường được biểu diễn trong những
dịp tang lễ thời trước, lời ca than vãn, điệu vũ hình dung những động tác chèo
thuyền, chiếc thuyền thần thoại chở linh hồn người chết sang thế giới bên kia”
[42, tr.58 - 59].
Bước đầu tìm hiểu sân khấu chèo của Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều:
Chèo bắt nguồn từ những hình thức cổ sơ, có từ thời Đinh, Lê, Lý
bao gồm những làn dân ca, những điệu dân vũ đầy màu sắc và sức
sống (hãy còn mang nhiều vết tích tôn giáo) và những làn hát, kể
chuyện phong phú, sinh động của những đội hát rong. Chèo được
hình thành với hai tính chất chủ yếu là tích diễn và tích ứng diễn để
trở thành một loại sân khấu độc đáo, tuy còn thô sơ, vào khoảng thế

kỷ XIV cuối đời Trần [84, tr.204].
Ngoài ra, ý kiến của Đặng Văn Lung và Nguyễn Hữu Thu cho rằng:
Chữ chèo để chỉ một hình thức sân khấu cổ truyền, xuất phát từ chữ
chèo gắn với các động tác lao động chèo thuyền trên sông nước ở
vùng đất phát triển nghề trồng lúa nước. Con thuyền được chuyển
hóa từ suy nguyên luận tự nhiên sang suy nguyên luận đạo đức, làm
cho hình ảnh con thuyền từ cụ thể đến trừu tượng để thêm một bước
phát triển hơn nữa, hiện ra chèo sân khấu [54].
Qua các công trình trên đưa ra khái luận về chèo, sự hình thành, kế thừa
và phát huy nghệ thuật chèo, bước đầu tìm hiểu về nghệ thuật chèo, đề cập


8

các nguyên tắc trong chèo. Trong chừng mực nào đó, các công trình nghiên
cứu này sẽ góp phần về lý luận cho đề tài.
Một số quan điểm của các tác giả trên là cơ sở cho NCS tiếp cận giải
thích, nhận định sâu sắc hơn để lý giải theo cách mới về nguồn gốc của múa
chèo. Từ những lý giải trên về nghệ thuật chèo, nguồn gốc của chèo tuy
không đồng nhất nhưng có cùng chiều hướng, NCS rút ra được điều chung
nhất, đó là: chèo là hình thức sân khấu dân gian bắt nguồn từ dân ca vũ dân
gian và lễ hội tín ngưỡng dân gian có lịch sử từ ngàn năm trở lên...
1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm của nghệ thuật chèo
Đến nay, có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm của nghệ thuật
chèo, trong đó nhiều quan điểm giống nhau, nhưng có một vài quan điểm
chưa đồng nhất. Dưới đây là một số ý kiến của các nhà nghiên cứu có công
trình liên quan đến vấn đề đặc điểm, tính chất của nghệ thuật chèo:
Trong công trình Tìm hiểu sân khấu chèo của Vũ Khắc Khoan [42].
Tác giả đã dựa vào nội dung và hình thức của chèo để nêu ra 3 đặc tính là:
+ Đặc tính tự sự

+ Đặc tính hài hước
+ Đặc tính giáo dục phụ nữ
Công trình Khái luận về chèo của Trần Bảng [4] mặc dù không đặt vấn
đề về đặc điểm, tính chất của nghệ thuật chèo, nhưng công trình cũng đưa ra 3
tiêu đề trong các chương 2, 3, 4:
+ Chèo - sân khấu tự sự
+ Chèo - sân khấu ước lệ
+ Chèo - Nghệ thuật diễn ngẫu hứng
Có thể thấy, hai công trình trên nghiên cứu khá đầy đủ và chi tiết về
đặc điểm của nghệ thuật chèo, là nguồn tư liệu giúp chúng tôi bàn luận thêm
về những đặc điểm của nghệ thuật chèo.


9

Bên cạnh đó, nghiên cứu về đặc điểm của nghệ thuật chèo một cách qui
mô nhất là công trình Về nghệ thuật chèo của Trần Việt Ngữ [87, tr.324]. Với
tiêu đề Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ ở phần 3, chương 2, tác giả đã
đưa ra 6 đặc điểm của chèo:
+ Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức.
+ Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát - múa - nhạc - kịch
mang tính nguyên hợp.
+ Chèo thuộc loại kịch hát bi - hài hay là sự kết hợp giữa cái bi và cái
hài thành nguyên tắc kịch thuật của chèo (cổ).
+ Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện (Việt Nam), hay nói rõ hơn loại
sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc.
+ Chèo thuộc sân khấu ước lệ - cách điệu.
+ Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng đã bộc lộ quy luật phát triển của
chèo (cổ).
Các công trình trên đều nghiên cứu độc lập và ở những thời điểm khác

nhau, nhưng về căn bản, các tác giả đều có cái nhìn tương đối giống nhau về
đặc điểm của nghệ thuật chèo. Tập hợp các ý kiến trên tác giả Đinh Quang
Trung đã đưa ra các nhóm quan điểm sau:
+ Đặc tính tự sự, sân khấu tự sự, sân khấu kể chuyện
+ Đặc tính hài hước, kịch hát bi - hài
+ Đặc tính giáo dục phụ nữ, sân khấu giáo huấn đạo đức
+ Sân khấu ước lệ, sân khấu cách điệu
+ Nghệ thuật ngẫu hứng
+ Kịch hát mang tính nguyên hợp
+ Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng [127, tr.19-20].
Thật ra, sự xác định đặc điểm thể loại chèo của các công trình này có
điểm đúng và chưa đúng. Theo NCS, một số tác giả đã nhầm lẫn giữa đặc trưng
thể loại chèo với những nguyên tắc cấu thành phương pháp thể loại của chèo.


10

Ví dụ: tự sự, ước lệ, cách điệu, ẩn dụ, lạ hóa, đối sánh, huyền thoại hóa... là
những nguyên tắc cấu thành phương pháp thể loại của chèo chứ không phải đặc
trưng của chèo, sau đây NCS tổng hợp lại đặc điểm của chèo là:
- Thể loại kịch hát dân gian dân tộc mang tính nguyên hợp;
- Chèo là sân khấu của hiện thực đời sống tam nông: nông nghiệp, nông
dân và nông thôn.
- Sân khấu chèo hướng tới trình thức hóa - mô hình hóa (hình tượng
của nhân vật).
- Nghệ thuật sân khấu đồng cảm: đó là sự kết hợp tinh tế, nhuần nhuyễn,
điêu luyện và hài hòa giữa gián cách và hòa cảm, giữa khách quan và chủ quan,
giữa thực và hư trong quá trình thể hiện đời sống nhân vật trên sân khấu.
- Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu luôn kết hợp hài hòa giữa (yếu
tố) bi và hài.

- Khán giả đồng sáng tạo với nghệ sĩ trên sân khấu, nhờ vào mối quan
hệ giao lưu khơi gợi, kích động sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo
và trình diễn.
So với một số hình thức nghệ thuật khác, những đặc điểm trên cũng chỉ
là tương đối nhưng nó giúp luận án xác định phương pháp nghệ thuật để tiếp
cận trong quá trình nghiên cứu sáng tạo, đồng thời cho phép NCS nhận diện
những nét khác biệt của chèo so với các hình thức nghệ thuật sân khấu khác.
1.1.3. Một số quan điểm về kế thừa và biến đổi nghệ thuật chèo
Nghệ thuật chèo từ khi ra đời, qua quá trình phát triển, cho tới nay đã
chịu sự ảnh hưởng, chịu sự chi phối của quá trình tiếp biến văn hóa theo dòng
lịch sử dân tộc. Vì vậy, quá trình phát triển chèo là quá trình kế thừa và biến đổi
để thích ứng và tồn tại trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân qua các
thời đại.
Ngay từ ngày đầu của nền nghệ thuật sân khấu chèo cách mạng, vấn đề
kế thừa và biến đổi của nghệ thuật chèo đã là câu hỏi được đặt ra đối với các


11

nhà quản lý, các tác giả chèo, đạo diễn, các nhà nghiên cứu tâm huyết với
chèo. Mặc dù chưa có công trình nào chính thức đặt vấn đề nghiên cứu về vấn
đề này song trong những hội thảo khoa học về chèo hoặc trên các tạp chí
chuyên ngành, chúng ta cũng có thể bắt gặp nhiều bài báo, tạp chí hoặc các
công trình nghiên cứu có liên quan đến việc kế thừa và biến đổi chèo. Trong
đó, phải kể đến một số công trình, tập san, hội nghị, hội thảo như:
Hội nghị tranh luận sân khấu Việt Bắc (1950) có nhiều ý kiến, quan điểm
như Tố Hữu, Thế Lữ, Nguyễn Đình Thi, Trần Huyền Trân, Thiều Quang... đều
có nhận định tích cực về chèo. Theo Đoàn Phú Tứ: “cuộc sống của chúng ta
ngày nay có nhiều biến chuyển, con người cũng biến đổi theo và phương thức
biểu hiện của chèo với tất cả nhịp điệu, dáng dấp của nó cũng thay đổi...

tuồng, chèo chưa phải là hết thời. Cần giữ tuồng, chèo bằng cách phát triển
nó...” [76, tr.5]. Đây là hội nghị đầu tiên bàn về định hướng cho sự bảo tồn và
phát triển nghệ thuật chèo.
Năm 1995, Viện Sân khấu in tập sách Mối quan hệ sân khấu Việt Nam Trung Quốc [77], công trình này có nhiều bài viết, trong đó bài viết Mối quan hệ
giữa sân khấu chèo với văn hóa Trung Quốc, nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ
đã chỉ ra những khuôn diễn kết hợp với những động tác có vay có trả, có đối
xứng trên dưới, phải trái, trong ngoài; về những bộ múa kết hợp múa đuổi
ngón với múa cổ tay... Tất cả gợi nhắc một điều mang tính triết mỹ âm dương - ngũ - hành của phương Đông. Tác giả còn khẳng định chèo là nghệ
thuật thuần túy và độc đáo Việt Nam. Với những nội dung bàn luận về quy luật
của múa chèo, bài viết là cơ sở cho NCS tham khảo trong phần viết về quá
trình phát triển của múa trong sân khấu chèo.
Trong đó nổi bật là công trình Nghệ thuật chèo hiện đại - kế thừa và biến
đổi của Đinh Quang Trung đã góp phần vào việc tìm hiểu rút ra những nguyên
nhân thành bại của cuộc cách tân chèo thế kỷ XX, tác giả đưa ra những luận


12

điểm khoa học về việc kế thừa và biến đổi chèo, gợi mở hướng đi cho nghệ
thuật chèo thế kỷ XXI. Có thể nói, công trình là nguồn tư liệu quý giúp cho
NCS có hướng đi đúng khi nghiên cứu quá trình biến đổi của múa trong sân
khấu chèo hiện đại.
1.1.4. Nghiên cứu về nghệ thuật biểu diễn chèo
Trong cuốn Giáo trình kỹ thuật biểu diễn chèo của Trần Bảng đưa ra
hai phần: Những bài kỹ thuật biểu diễn chèo, thông qua quan sát, trò nhại,
tưởng tượng để xây dựng các động tác chèo; Về sáng tạo hình tượng nhân vật,
thông qua những sự việc- sự kiện, đánh giá các sự việc - sự kiện, từ đó tìm ra
cách giải quyết để sáng tạo hình tượng nhân vật. Có thể nói, đây là công trình
nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn [5].
Chương IV công trình Khái luận về chèo, tác giả Trần Bảng có đề cập

vấn đề: Chèo - nghệ thuật biểu diễn ngẫu hứng (gọi tắt là hứng diễn). Nghệ
thuật ngẫu hứng được sử dụng trong quá trình biểu diễn các vai chèo, các mảnh
trò của nghệ sĩ. Với lối diễn ngẫu hứng đã tạo nên phong cách phóng khoáng
tự do, làm nên những sáng tạo bất ngờ, tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa
diễn viên và khán giả qua những lời đối đáp qua lại ngẫu hứng và đầy lý thú.
Cùng với công trình của Trần Bảng còn có công trình về Nghệ thuật
biểu diễn chèo truyền thống của Trần Đình Ngôn [72], tác giả cố gắng đi sâu
vào những nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật biểu diễn chèo truyền thống.
Dù chỉ nói về lý luận cơ bản, không nghiên cứu trình bày về kỹ thuật nhà
nghề, song các thủ pháp của nghệ thuật diễn chèo vẫn đưa ra ở mức độ cần
thiết để làm sáng tỏ các nguyên tắc cơ bản.
Bên cạnh những công trình kể trên, còn có cuốn sách về Cơ sở văn hóa
của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam của tác giả Trần Trí Trắc [123]. Cuốn sách
được bố cục thành 5 chương cơ bản: thời tiền sử, thời sơ sử, thời Bắc thuộc,
thời trung - cận đại và thời hiện đại. Riêng chương 4 thời trung - cận đại được
phân theo từng giai đoạn: Đinh - Lê, Trần - Lê, Nguyễn. Công trình được lý


13

giải bằng những vấn đề có tính hệ thống, cơ bản về nghệ thuật biểu diễn và
được tiếp cận dưới góc độ thẩm mỹ văn hóa rồi quy nạp thành những đặc tính,
quy luật vận động của cơ sở văn hóa trong nghệ thuật biểu diễn Việt Nam
theo không gian mở (trong đó có nghệ thuật chèo). Theo NCS, đây là công
trình khoa học công phu, đã thể hiện tâm huyết, trí tuệ và sự tích lũy vốn
sống, vốn nghề của một nghệ sĩ, một nhà lý luận. Công trình giúp người đọc
nhận thức được cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam trong mối
quan hệ thống nhất biện chứng giữa lịch đại và đồng đại.
1.1.5. Nghiên cứu về múa chèo
Trong cuốn Tổng luận nghệ thuật chèo nửa sau thế kỷ 20 của Lê Thanh

Hiền sưu tầm và khảo cứu, tác giả đã chỉ ra múa chèo được ra đời từ thế kỷ X
đến thế kỷ XIV từ thời Trần. Chèo là nghệ thuật dân gian được xây dựng trên
cơ sở trò nhại, hát và múa dân gian. Căn cứ vào tiểu sử các vị tổ sư ngành
chèo như Phạm Thị Trân, Đào Văn Só, Sái Ất, Chính Vĩnh Càn, Đào nương,
Từ Đạo Hạnh, Đặng Hồng Lân đã phổ biến hình thức hát múa trong dân gian
ngay từ thời kì tự chủ. Tiêu biểu cho các nghệ sĩ hát múa dân gian là bà Phạm
Thị Trân:
Hai tay đưa lên như muốn hái quả bàn đào
Cất tiếng hát như ruổi mây giục gió
Kêu van làm rơi lệ quần sinh
Thét mắng làm bở vía kẻ khác... [28].
Theo nhà nghiên cứu Lê Thanh Hiền: “Hình thức hát múa và trò nhại
xuất hiện từ bao giờ theo tài liệu để lại chưa thể biết được nhưng chắc chắn
rằng sau thời kì tự chủ, nghệ thuật hát múa và trò nhại đã bị phân hóa thành
hai dòng: dòng cung đình và dòng dân gian” [28, tr.51].
Về múa chèo, đã có những tài liệu sau đây:
+ Bài viết Tìm hiểu múa chèo của tác giả Cao Kim Điển đi sâu phân
tích động tác, tư thế múa của các nhân vật chính trong một số vở chèo cổ, như


14

Quan Âm Thị Kính; Kim Nham; Lưu Bình - Dương Lễ; Tuần Ty - Đào Huế
[19]. Bài viết là nguồn tư liệu tham khảo và gợi ý cho NCS về những đường
nét múa của các nhân vật trong chèo cổ.
+ Giáo trình múa chèo của Trần Thị Ngọc [65]; Kịch bản múa chèo
của Trần Thị Ngọc [66], Nghệ thuật múa chèo của Lê Ngọc Canh [11], Múa
tín ngưỡng dân gian Việt Nam của Lê Ngọc Canh [10]. Các công trình này đã
hệ thống, liệt kê các động tác múa trong chèo cổ, xây dựng những bài múa
của vai mẫu. Đây là nguồn tư liệu giúp NCS tiếp cận với giá trị của múa chèo

chuẩn xác hơn.
+ Nghệ thuật múa chèo truyền thống của Trần Lan Hương, trình bày về
vai trò của múa trong sân khấu chèo, tính chất cơ bản của múa chèo, những
nguyên tắc cơ bản trong các dạng thức múa chèo truyền thống [35].
Nhóm những công trình nghiên cứu trên đề cập tới khái niệm và các
quy tắc về múa chèo, sử dụng một số trích đoạn chèo truyền thống để đưa ra
đặc trưng của múa chèo. Một số nội dung của những công trình trên là tư liệu
tham khảo thiết thực sẽ được kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài.
+ Múa tính cách trong chèo luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thúy Hường đã
phân tích vai trò của múa tính cách, làm rõ tính cách của các loại hình nhân vật
trong chèo [36]. Đề tài là công trình do NCS nghiên cứu về múa tính cách trong
chèo. Công trình vẫn còn hạn chế khi chưa phân biệt rõ ranh giới giữa kịch bản,
diễn xuất và sự có mặt của múa, nên chưa thấy được hạn chế của múa trong chèo
cổ. Đây là tiền đề giúp NCS thấy được những hạn chế của múa trong chèo cổ từ
đó tìm ra sự biến đổi và phát triển của múa trong sân khấu chèo hiện nay.
Bên cạnh đó còn một số bài viết đăng trên tạp chí của tác giả Phạm
Duy Khuê viết về Kịch hình thể ở Việt Nam và Múa - ngôn ngữ hình thể trong
chèo. Đây là công trình giúp cho NCS có cách nhìn sâu sắc hơn về múa trong
nghệ thuật chèo [45].


15

Đã có một số bài nghiên cứu trao đổi trong các hội nghị, hội thảo, tạp
chí, tập san, đề cập đến nghệ thuật chèo nói chung, múa trong nghệ thuật chèo
nói riêng. Song vẫn chưa có công trình, bài viết nào khai thác chuyên sâu về
sự phát triển của múa trong sân khấu chèo hiện nay.
Nói chung, nhóm nghiên cứu về một số lĩnh vực của múa trong chèo
mới chỉ quan tâm nghiên cứu về hình thức diễn tả, chưa phân biệt rõ ranh giới
giữa kịch bản, diễn xuất và sự có mặt của múa nên đã không thấy được những

hạn chế của múa trong chèo cổ. Có thể nói, các công trình trên chưa khảo sát
về quá trình phát triển của múa trong nghệ thuật chèo, nếu có chỉ là nhắc tới,
không nghiên cứu chuyên sâu về các giai đoạn phát triển của múa trong sân
khấu chèo. Trong đó, sự tồn tại của múa trong nghệ thuật chèo đóng vai trò
quan trọng, là một trong những yếu tố không thể thiếu của nghệ thuật chèo.
1.1.6. Nghiên cứu về sự biến đổi của múa trong sân khấu chèo hiện đại
Kế thừa luôn đi đôi với phạm trù biến đổi và phát triển. Theo lý luận
cơ bản, để có được những phương hướng phát triển lâu dài, bao giờ cũng cần
tìm một hình thức mới thích hợp không bị gò ép nội dung mới vào hình thức
cũ. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa tinh hoa vốn cổ, nghệ thuật chèo nói chung,
múa trong chèo nói riêng đều phát huy thế mạnh của mình để không bị mất đi
bản sắc riêng mà lạc đường sang một kịch chủng khác.
Theo tác giả Đinh Quang Trung:
Mặc dù múa không phải là yếu tố quyết định đặc trưng của nghệ
thuật chèo, nhưng trong một chỉnh thể nguyên hợp múa là thành
phần không thể thiếu trong mỗi tác phẩm chèo, nó góp phần xây
dựng nên tính cách, hình tượng nhân vật. Bởi vậy, nghệ thuật múa
cũng biến đổi cùng với thăng trầm của các tác phẩm chèo mới
[127, tr.210].
Năm 2013 tác giả Bùi Thúy Hiền đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Múa
chèo - kế thừa và biến đổi. Luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1:


16

Khái lược về múa trong chèo truyền thống. Chương 2: Sự kế thừa về múa trong
chèo hiện đại. Chương 3: Biến đổi về múa trong chèo hiện đại. Trong mỗi
chương, tác giả phân tích rất chi tiết những đặc trưng cơ bản của múa chèo,
giá trị về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của múa chèo truyền thống, những
biến đổi của múa trong chèo hiện đại. Đây là công trình nghiên cứu khá đầy

đủ và chi tiết, là nguồn tư liệu giúp NCS bàn luận thêm về quá trình kế thừa
và biến đổi của múa trong chèo hiện đại [27].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu kể trên, còn có những bài viết
tham luận về múa trong chèo truyền thống. Bài viết “Tìm hiểu nghệ thuật múa
trong sân khấu chèo ở Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội” của tác giả Lâm Tô
Lộc khi viết về múa trên sân khấu chèo Hà Nội cũng là nhận định về múa
chèo nói chung [53].
Tác giả Tất Thắng viết về vở chèo Sợi tơ vàng đã phân tích rất chi tiết
sự thành công của một lớp múa trong nghệ thuật chèo hiện đại, vì thế phần
nào làm sáng tỏ xu hướng: muốn có được bất kỳ sự sáng tạo nào được ghi
nhận, rất cần sự hiểu biết về vốn cổ để kế thừa. Trên cơ sở biến đổi và kế
thừa, người biên đạo sẽ tìm ra những màn, những lớp được thừa nhận đúng là
chèo mà không phải là hình thức ca kịch nào khác và sự biến đổi này là phù
hợp với kế thừa [111].
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Anh hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật
với đề tài Múa trong các vở diễn đề tài lịch sử của nhà hát chèo Hà Nội năm
2000 - 2016, công trình đã khái quát về múa trong các vở chèo đề tài lịch sử
của Nhà hát chèo Hà Nội. Phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế
của múa về đề tài lịch sử qua khảo sát một số vở diễn của Nhà hát từ năm
2000 đến 2016. Đây là nguồn tư liệu quý giúp NCS xác định vai trò cũng như
giá trị của múa trong sự phát triển của sân khấu chèo hiện nay [2].
Ngoài ra còn một số công trình, bài viết, tham luận về kế thừa và biến đổi
múa chèo của tác giả Đình Quang, tác giả Trần Bảng, tác giả Trần Đình Ngôn


17

cũng là những tài liệu tham khảo quý đối với NCS.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài

- Múa chèo là những luật động, động tác múa thông qua diễn xuất của
người diễn viên chèo. Động tác múa chèo có nguồn gốc từ múa dân gian dân
tộc Việt vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Những động tác múa có tính cơ
bản được hệ thống tương đối đầy đủ, thông qua các nghệ nhân, chuyên gia
múa và xây dựng thành những khuôn múa mẫu.
- Múa trong chèo:
Múa trong chèo là một thành tố quan trọng không thể thiếu vắng
trong quá trình diễn biến của mỗi tích diễn, bản trò, đoạn diễn. Phần
diễn múa luôn hiện diện để khắc họa tính cách, nội dung diễn của
chèo... nó đóng vai trò minh họa cho lời hát, hành động kịch của vai
diễn, vở diễn. Hoặc tham gia múa chuyển đoạn, chuyển phần diễn,
mà chèo gọi là “lưu không”, cũng có người gọi là múa “trang trí”
[11, tr.30].
- Chèo truyền thống: “là chèo cổ được kế thừa và phát triển trên
nguyên tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật
của chèo cổ. Các vở diễn chèo truyền thống trước hết là các vở diễn theo các
tích chèo cổ, được tiếp nhận qua quá trình truyền nghề của các nghệ nhân,
được chỉnh lý, nâng cao qua diễn xuất của các nghệ sĩ đương đại [73, tr.90].
- Chèo hiện đại: “là các vở chèo do các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ thời
kỳ hiện đại đồng sáng tạo, đã ra đời và tồn tại trong thời kỳ hiện đại phục vụ
cho người xem đương thời. Như vậy, các vở chèo hiện đại bao gồm tất cả các
tác phẩm có đề tài khai thác từ cổ tích, dân gian, dã sử, lịch sử và đề tài hiện
đại” [74, tr.47].
- Chèo về đề tài hiện đại: là những vở chèo có nội dung phản ánh đời
sống hiện thực của xã hội đương đại.


18

- Chèo về đề tài dân gian huyền thoại: là những vở chèo được sáng tác

phỏng theo truyện dân gian, truyền thuyết dân gian hoặc huyền thoại.
- Chèo về đề tài lịch sử: là những vở chèo được sáng tác dựa trên
những câu chuyện, nhân vật lịch sử có thật.
1.2.2. Cơ sở l thuyết nghiên cứu
Để công trình nghiên cứu khoa học đạt chất lượng cao, có giá trị khoa
học, đối với mọi đề tài nghiên cứu đều phải có cơ sở lý luận tương ứng, thích
hợp. Đó là những lý thuyết chỉ đạo và được áp dụng trong quá trình nghiên
cứu. Trên thực tế, có những công trình nghiên cứu đạt chất lượng thấp, không
khám phá phát hiện bản chất của đối tượng nghiên cứu, đưa ra những kiến
giải mù mờ hoặc sai lệch. Kết quả đó một phần do năng lực hạn chế của
người nghiên cứu, mặt khác nhiều trường hợp không xác định được cơ sở lý
luận, không áp dụng những lý thuyết thích hợp với đề tài. Vì vậy, chúng tôi
nhận thấy cần xác định cơ sở lý luận và một số lý thuyết cần thiết áp dụng vào
việc nghiên cứu đề tài “Múa trong sự phát triển của sân khấu chèo”.
1.2.2.1. Lý thuyết về bảo tồn di sản văn hóa
Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ
phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Chúng luôn gắn bó
mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc
lập tương đối, trong đó:
- Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất,
chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của
các nền văn hóa, văn minh nhân loại.
- Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu
hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề
nghiệp khác.
Phần lớn di sản văn hóa phi vật thể chỉ có thể biểu hiện các mặt giá trị
thông qua các cử chỉ, hoạt động trình diễn của các nghệ nhân dân gian – những


19


chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu các di sản.
Theo tác giả Đặng Văn Bài:
Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ gắn bó với các chủ thể văn hóa
mà còn hòa quyện vào không gian sinh thái - nhân văn, nơi chúng
được sáng tạo ra và đang hiện diện, tiến diễn trong đời sống đương
đại của cộng đồng. Điều đó có nghĩa là, di sản văn hóa phi vật thể
không “nhất thành bất biến”, chúng nhất định phải hàm chứa những
nhân tố mang tính lịch sử, đồng thời lại phải mang hơi thở của thời
đại mà chủ thể văn hóa cũng như chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật
thể đang sống, làm việc và sáng tạo… và chuyển giao qua nhiều thế
hệ là cả một quá trình sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ [140].
Liên hệ với đề tài, NCS vận dụng lý thuyết bảo tồn di sản văn hóa để
tìm hiểu về quá trình bảo tồn, kế thừa và phát huy múa trong sân khấu chèo,
đó là:
Nghệ thuật chèo là loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu mà
chúng ta hiện có, trong đó múa trong chèo hàm chứa những dấu ấn sáng tạo
qua nhiều giai đoạn lịch sử chứ không thể còn nguyên như lúc chúng mới
được sáng tạo. Trong quá trình phát triển, sáng tạo hay còn gọi là “cải biên”
múa chèo đã có lúc bị lược bỏ, nhưng điều đó không tồn tại được lâu.
Về múa chèo, việc áp dụng lý thuyết bảo tồn di sản văn hóa trước hết
đề tài của luận án tìm hiểu quá trình phát triển của múa chèo trong tiến trình
lịch sử của nghệ thuật chèo để từ đó có cái nhìn sâu sắc, nhiều khía cạnh về
giá trị của múa chèo. Đồng thời áp dụng lý thuyết bảo tồn di sản văn hóa còn
giúp cho NCS thấy rõ múa chèo đã được bảo tồn và phát triển như thế nào
trong quá trình nghiên cứu về chèo của các học giả.
Như vậy, nghiên cứu về múa trong sân khấu chèo rất cần quan tâm đến
lý thuyết này bởi đối tượng nghiên cứu của luận án được tạo thành từ sự tác



×