Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật việt nam về dịch vụ bán lẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRỊNH VĂN ANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ

TRỊNH VĂN ANH
2015 - 2017
HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ

TRỊNH VĂN ANH

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN CẢNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích
dẫn trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của
Luận văn không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố.

Người cam đoan

Trịnh Văn Anh


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Đại học Mở Hà Nội, đến
nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp. Để có được kết quả đó, trước hết
tôi vô cùng cám ơn TS Nguyễn Văn Cảnh, là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình lựa chọn đề tài, xác định hướng nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo của Khoa đào tại sau đại học Viện Đại học Mở Hà Nội, các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
Luận văn là công trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học của bản thân,
nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết
nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, độc giả quan tâm
đến vần đề này để luận văn của tôi hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ký tên


Trịnh Văn Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước……………………...2
2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước ........................................................... 2-3
2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài ............................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Luận văn .............................................. 3
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn ...................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4-5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5
6.Những đóng góp mới về khoa học của Luận văn ....................................................... 5-6
7. Kết cấu nội dung Luận văn .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ ....................................................................................................... 6
1.1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ bán lẻ.................................................................... 6
1.1.1. Khái niệmvề dịch vụ bán lẻ .............................................................................. 6-8
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ bán lẻ............................................................................... 8
1.1.3. Các loại hình dịch vụ bán lẻ ........................................................................... 8-10
1.1.4. Vai trò của dịch vụ bán lẻ ............................................................................ 11 -12
1.2. Pháp luật về dịch vụ bán lẻ ...................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm pháp luật dịch vụ bán lẻ .............................................................. 12-13


1.2.2. Vị trí, vai trò của pháp luật về dịch vụ bán lẻ trong hệ thống pháp luật thương

mại .......................................................................................................................... 14-16
1.2.3. Các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về dịch vụ bán lẻ ........ 16-18
1.3. Cam kết của Việt Nam theo GATS về mở cửa dịch vụ bán lẻ ................................. 18
1.3.1. Cam kết về hiện diện thương mại ...................................................................... 19
1.3.2. Cam kết về mặt hàng .................................................................................... 19-20
1.3.3. Cam kết về thành lập cơ sở bán lẻ ................................................................ 20-21
1.4. Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trong việc xây dựng pháp luật về dịch vụ
bán lẻ .......................................................................................................................... 21-22
1.4.1. Pháp luật Nhật Bản về dịch vụ bán lẻ........................................................... 21-24
1.4.2. Pháp luật Trung Quốc về dịch vụ bán lẻ ...................................................... 24-27
1.4.3. Pháp luật Thái Lan về dịch vụ bán lẻ ........................................................... 27-30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY ......................................................................................................................... 31
2.1. Thực trạng hoạt động bán lẻ ở Việt Nam................................................................. 31
2.1.1. Những kết quả bước đầu............................................................................... 31-34
2.1.2. Thực trạng mô hình tổ chức và phương thức quản lý bán lẻ. ....................... 34-37
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ ................................................... 37
2.2.1. Các quy định về chủ thể trong hoạt động dịch vụ bán lẻ ............................. 37-39
2.2.2. Các quy định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ
................................................................................................................................ 39-42
2.2.3. Các quy định về hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực bán lẻ ............................ 42-43
2.2.4. Các quy định về hình thức hoạt động và quản lý dịch vụ bán lẻ trên thị trường
................................................................................................................................ 44-46
2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ .......... 46-52


CHNG 3: NH HNG, GII PHP HON THIN PHP LUT VIT NAM
V DCH V BN L ...................................................................................................... 53
3.1. nh hng hon thin phỏp lut Vit Nam v dch v bỏn l................................ 53
3.1.1. Hon thin phỏp lut Vit Nam v dch v bỏn l phi da trờn nn tng hon

thin phỏp lut thng mi .......................................................................................... 53
3.1.2. Cỏc nguyờn tc c bn trong vic hon thin phỏp lut Vit Nam v dch v
bỏn l....................................................................................................................... 53-54
3.2. Cỏc gii phỏp hon thin phỏp lut Vit Nam v dch v bỏn l ............................. 54
3.2.1. Nhóm giải pháp tham khảo kinh nghiệm của các n-ớc trong
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ bán lẻ
...54- 56

3.3.2. Gii phỏp hon thin phỏp lut v gia nhp th trng, cnh tranh lnh mnh
trong lnh vc dch v bỏn l. ................................................................................. 56-57
3.3.3. Gii phỏp hon thin phỏp lut v qun lý, kim soỏt hot ng kinh doanh
dch v bỏn l .......................................................................................................... 57-63
3.3.4. Nhúm gii phỏp khỏc .................................................................................... 63-65
KT LUN ................................................................................................................... 65-66
DANH MC TI LIU THAM KHO ...................................................................... 66-72


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức thương mại thế giới

DVPP

Dịch vụ phân phối

DV

Dịch vụ


DVBL

Dịch vụ bán lẻ

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

HTPPBL

Hệ thống phân phối bán lẻ

UBND

Ủy ban nhân dân

TTTM

Trung tâm thương mại

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BTA

Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ

FTA

Khu vực mậu dịch tự do

CH

Cửa hàng

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

TFAP

Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại

ENT

Kiểm tra nhu cầu kinh tế


NT

Đãi ngộ quốc gia

NHTW

Ngân hàng trung ương

CHTL

Cửa hàng tiện lợi

TMĐT

Thương mại điện tử


ST

Siêu thị

HTX

Hợp tác xã

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

TNCs


Các công ty xuyên quốc gia

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịch vụ bán lẻ là ngành dịch vụ quan trọng trong tổng thể kết cấu của ngành dịch
vụ phân phối, nền thương mại càng phát triển, dịch vụ bán lẻ ngày càng thể hiện vai trò
của mình trong việc đóng góp vào GDP và giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động. Với việc thực hiện các chức năng lưu thông, phân phối và là các mắt xích không
thể thiếu trong hệ thống phân phối hàng hoá từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng
cuối cùng, dịch vụ bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện tái sản xuất mở
rộng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh tế và gia tăng lợi ích cho người
tiêu dùng. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng càng được cá biệt hoá
thì vai trò của dịch vụ bán lẻ nói chung và pháp luật về dịch vụ bán lẻ nói riêng càng trở
nên quan trọng. Trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO, thì pháp luật Việt Nam về dịch
vụ phân phối nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng mới từng bước hình thành. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn 2011-2020 được thông qua tại Đại hội lần thứ XI Đảng đã chỉ rõ: “Chủ
động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng
hoá Việt Nam” [58, tr.116]. Đảng và nhà nước ta xác định rõ tầm quan trọng của ngành
dịch vụ bán lẻ là hết sức quan trọng. Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ
cũng còn đơn giản, điều này sẽ không chỉ cản trở việc thực hiện các cam kết quốc tế của
Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ, mà còn có những tác động tiêu cực đến sự
phát triển của dịch vụ bán lẻ và thị trường bán lẻ của Việt Nam.

Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu pháp luật về dịch vụ bán lẻ và tìm ra các
giải pháp để hoàn thiện là cần thiết. Đây cũng chính là lý do để học viên lựa chọn vấn đề:
“Pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật
kinh tế.

1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước
2.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ bán lẻ và
pháp luật về dịch vụ bán lẻ như: ( Năm 2001, Vụ chính sách thị trường trong nước (Bộ
Thương mại) đã công bố đề tài Khoa học cấp Bộ “Các loại hình kinh doanh văn minh
hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam”. Năm 2004, Viện
Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) đã công bố công trình nghiên cứu: “Phát
triển hệ thống phân phối hàng hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế” do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản. Năm 2005, tác giả GS, TS Nguyễn Thị
Mơ trong cuốn sách chuyên khảo có tên gọi “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt
Nam mở cửa về dịch vụ thương mại” (Nhà xuất bản Lý luận Chính trị). Năm 2006,tác
giả PGS,TS Đinh Văn Thành đã công bố đề tài cấp Bộ “Đánh giá thực trạng và định
hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta” do Viện
nghiên cứu Thương mại chủ trì thực hiện.Năm 2007, Viện Nghiên cứu Thương mại
(Bộ Công thương) đã công bố công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ có tên gọi:
“Nghiên cứu các dịch vụ bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”.
Năm 2008, tác giả Phạm Hữu Thìn đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ kinh tế “Giải
pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam” thực hiện
tại Viện Nghiên cứu thương mại. Năm 2009, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GTZ)
thực hiện báo cáo nghiên cứu với tiêu đề: “Nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý
cho hệ thống phân phối ở Việt Nam”. Năm 2012, tác giả Đinh Thị Mỹ Loan đăng bài
viết có tên gọi: “Khung pháp luật về dịch vụ phân phối ở Việt Nam hiện nay –Thực

trạng và nhu cầu hoàn thiện”. Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Cảnh đã công bố bài
viết có tên gọi “Pháp luật về dịch vụ bán lẻ-Thực trạng và kiến nghị” đăng trên Tạp
chí Dân chủ và pháp luật; Bộ Tư pháp, 2014, số 262. Năm 2014, Tác giả Nguyễn Văn
Cảnh đã công bố bài viết với tên gọi “Pháp luật về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và
hướng hoàn thiện”; đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 266 ).
Các công trình trên ít nhiều nghiên cứu về dịch vụ bán lẻ và pháp luật về dịch vụ bán lẻ
2


dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, trong đó đều có quan điểm chung là để dịch vụ
bán lẻ phát triển cần phải có khung pháp luật điều chỉnh thị trường dịch vụ này nhằm
tạo thuận lợi cho thị trường dịch vụ bán lẻ phát triển.
2.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài
Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến dịch vụ bán lẻ và
pháp luật về dịch vụ bán lẻ, tiêu biểu trong số đó là: ( Công trình của tác giả Peter
Loughlim có tên gọi: “International Journal of Retail & Distribution Management”
(Thông lệ quốc tế về quản lý bán lẻ và phân phối) do Havard University, xuất bản năm
1999. Cuốn sách của tác giả Zhaoyong Zhang có tên gọi: “Internationalization of Retail
Trade” (Quốc tế hoá thương mại bán lẻ) do nhà xuất bản National University of
Singapore xuất bản năm 2002. Công trình nghiên cứu của Ngân hàng thế giới có tên gọi
“Báo cáo phát triển Việt Nam 2006: Kinh doanh” công bố năm 2006. Công trình của tác
giả Ying Fan - giảng viên Đại học Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Bắc Kinh, Trung
Quốc, cuốn sách có tên gọi: “China’s Liberalization of Trade in Distribution
Services”(Việc tự do hóa thương mại của Trung Quốc trong dịch vụ phân phối), công bố
năm 2010 ). Các công trình nghiên cứu trên đều cho rằng dịch vụ bán lẻ có tầm quan
trọng đối với nền kinh tế, như đóng góp đáng kể vào GDP, tạo công ăn việc làm, góp
phần tạo ra thị trường thương mại dịch vụ phân phối để mở cửa với quốc tế. Đây là
những nghiên cứu nền tảng để tác giả luận văn tiếp cận, kế thừa khi nghiên cứu dịch vụ
bán lẻ trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ
bán lẻ và pháp luật về dịch vụ bán lẻ đề tài nêu ra những bất cập của pháp luật Việt Nam
về dịch vụ bán lẻ, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán
lẻ.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ bán lẻ và pháp luật về dịch
vụ bán lẻ. Nghiên cứu pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới về dịch vụ
bán lẻ của để rút ra những bài học cho Việt Nam. Đánh giá thực trạng dịch vụ bán lẻ và
thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ, đặc biệt nêu bật những bất cập và
nguyên nhân bất cập của pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ. Đề xuất phương hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ nhằm một mặt tạo cơ sở pháp
lý để Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về dịch vụ bán lẻ, mặt khác để thúc
đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những vấn đề liên quan đến dịch vụ bán lẻ và
pháp luật về dịch vụ bán lẻ. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả các văn bản
pháp luật thực định của Việt Nam, của một số nước và của WTO về dịch vụ bán lẻ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Lĩnh vực pháp luật về dịch vụ bán lẻ là lĩnh vực rộng lớn và phức
tạp. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, đề tài giới hạn ở việc
phân tích các quy định về dịch vụ bán lẻ của pháp luật thực định Việt Nam.
- Về không gian: Đề tài giới hạn ở việc tìm hiểu các pháp luật về dịch vụ bản lẻ của
các nước là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Việc lựa chọn Nhật Bản vì Nhật Bản là

một nước phát triển ở Châu Á nhưng là nước có kinh nghiệm trong việc xây dựng pháp
luật về dịch vụ bán lẻ. Việc lựa chọn Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam về thể chế chính trị và thể chế kinh tế, và với Thái Lan là một nước ở Đông
Nam Á, và là thành viên của ASEAN giống như Việt Nam.

4


- Về thời gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ ở giai đoạn từ khi Việt Nam
nộp đơn xin gia nhập WTO, tức từ năm 1995 cho đến nay. Về đề xuất giải pháp, đề tài đề
xuất giải pháp từ nay đến năm 2018 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, các phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển
kinh tế trong thời kỳ đổi mới phát triển dịch vụ bán lẻ cũng là phương pháp luận nghiên
cứu của đề tài. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp dưới đây cũng được sử
dụng như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp,
phương pháp phân tích, luận giải và phương pháp so sánh luật học, cụ thể: ( Phương
pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các chương
của Luận văn. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
trong tất cả các chương của Luận văn. Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên
suốt toàn bộ Luận văn . Phương pháp so sánh luật học: Phương pháp này chủ yếu được
sử dụng tại Chương 1, Chương 3 của Luận văn ).
6.Những đóng góp mới về khoa học của Luận văn
- Luận văn đã phân tích để làm rõ một số vấn đề lý luận pháp luật về dịch vụ bán lẻ
như khái niệm, dặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hướng đến pháp luật về dịch vụ bán
lẻ.
- Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ và chỉ ra
một số bất cập của pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ. Bất cập lớn nhất là: Pháp luật
về dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam thiếu tính hệ thống, còn tản mạn, chắp vá và nằm rải rác

nhiều văn bản khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước ban hành; Pháp luật về dịch vụ bán
lẻ chưa quan tâm xử lý đầy đủ, đúng đắn giữa pháp luật dịch vụ bán lẻ và pháp luật có
liên quan đặc biệt là chưa thể hiện được một cách đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt
Nam về mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ.
- Luận văn đã luận giải sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ
5


bán lẻ và đưa ra 3 giải pháp chung và các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về dịch vụ bán lẻ, đó là đề xuất sửa đổi, bổ sung một số qui định pháp luật về dịch
vụ bán lẻ trong Luật Thương mại năm 2005, luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật
có liên quan hoặc ban hành mới một số văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý phù
hợp để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ.
7. Kết cấu nội dung Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết
tắt, danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ và phụ lục, nội dung Luận văn kết cấu thành 3
chương gồm : ( Chương 1 : Những vấn đề lý luận về dịch vụ bán lẻ và pháp luật về dịch
vụ bán lẻ. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ bán lẻ hiện nay. Chương
3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nan về dịch vụ bán lẻ ).

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH
VỤ BÁN LẺVÀ PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ BÁN LẺ
1.1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ bán lẻ
1.1.1. Khái niệmvề dịch vụ bán lẻ
Cùng với sự phát triển của thương mại dịch vụ, dịch vụ bán lẻ cũng hình thành, phát
triển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, khái niệm về dịch vụ
bán lẻ lại là vấn đề ít được nghiên cứu và chưa được pháp điển hóa.
Từ điển American Heritage định nghĩa “Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng,
thường là với khối lượng nhỏ và không bán lại” [65].
Phillip Kotler cho rằng “bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ

trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không
mang tính thương mại” [26].
Trong cuốn “Retail management”, Michael Levy định nghĩa Bán lẻ là một loạt các
hoạt động kinh doanh nhằm làm gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ được bán cho
người tiêu dùng vì mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình [11].
6


Theo Hệ thống phân loại công nghiệp Bắc Mỹ - NAICS, US năm 2002, lĩnh vực
thương mại bán lẻ (mã ngành 44-45) lĩnh vực thương mại bán lẻ, bao gồm những cơ sở
kinh doanh bán lẻ hàng hoá (thường là không có chế biến) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
cho bán hàng. Quá trình bán lẻ là bước cuối cùng trong phân phối hàng hoá, theo đó, các
nhà bán lẻ tổ chức việc bán hàng theo khối lượng nhỏ cho người tiêu dùng. Lĩnh vực bán
lẻ gồm hai loại nhà bán lẻ chính là các nhà bán lẻ qua cửa hàng và các nhà bán lẻ không
qua cửa hàng (Store and non-store Retailers). Nói cách khácbán lẻ là hoạt động cung cấp
hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Các trung gian bán lẻ bao gồm
các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ
gia đình. Có thể phân chia thành các nhà bán lẻ truyền thống (tại các chợ,...) và các nhà
bán lẻ áp dụng phương pháp hiện đại; các nhà bán lẻ độc lập và các nhà bán lẻ liên kết;
các cửa hàng bán lẻ độc lập và các doanh nghiệp bán lẻ; cửa hàng chuyên doanh và cửa
hàng tổng hợp; siêu thị chuyên doanh và siêu thị tổng hợp; đại siêu thị ...
Khái niệm bán lẻ cũng được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam, theo
Khoản 8, Điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 2
năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt
động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam: “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng”. Trong khi đó, “người tiêu dùng cuối cùng” được hiểu thế nào thì chưa có một định
nghĩa pháp lý nào. Định nghĩa “bán lẻ” như trên đã mở rộng đối tượng “người tiêu dùng
cuối cùng” trong dịch vụ bán lẻ bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, các tổ chức khác, bao gồm cả doanh nghiệp

sản xuất hàng hóa.
Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận rằng dịch vụ bán lẻ là loại hình dịch
vụ bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào
mục đích cá nhân hoặc hộ gia đình không mang tính thương mại.
Việc tìm hiểu khái niệm về dịch vụ bán lẻ cho thấy đây là hai loại hình dịch vụ có
mối quan hệ cơ hữu trong hệ thống phân phối: Không thể có bán lẻ nếu không có. Nếu
7


chỉ có thì hàng hóa khó có thể đến được người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, dịch vụ bán
lẻ là loại hình dịch vụ thương mại, theo đó hàng hóa được sản xuất ra sẽ được đưa vào
lưu thông, phân phối thông qua bán lẻ để nhà sản xuất có thể cung cấp hàng hóa đến tận
tay người tiêu dùng.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ bán lẻ
- Những người bán lẻ có thể được phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau. Ví dụ, theo những mặt hàng mà ngời bán lẻ bán, người ta chia ra cửa hàng
chuyên doanh, cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng tiện dụng... Cửa hàng chuyên doanh
bán những dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu. Cửa hàng bách hoá bày bán nhiều mặt
hàng khác nhau, mỗi mặt hàng là một quầy riêng;
- Hàng hoá, dịch vụ của các nhà phân phối bán lẻ thường là khối lượng nhỏ, chủ yếu
phục vụ cho việc bán lẻ hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì đặc
điểm này của bán lẻ mà hoạt động bán lẻ không quy định số lượng hàng hoá, dịch vụ mua
tối thiểu đối với khách hàng;
- Các loại trung gian bán lẻ khác nhau có qui mô, phương thức kinh doanh và sức
mạnh chi phối thị trường khác nhau, tất nhiên họ cũng có khả năng điều khiển hệ thống
phân phối khác nhau;
- Đối tượng khách hàng của các nhà bán lẻ thường là người tiêu dùng cuối cùng.
Các nhà cung cấp cho các nhà phân phối bán lẻ thường là các nhà bán buôn, các đại lý
vừa lẻ;
- Trong hệ thống các kênh phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu

dùng cuối cùng thì hoạt động bán lẻ chỉ thực hiện ở 3 kênh đó là kênh ngắn, kênh trung
bình và kênh dài. Đối với 2 kênh trung bình và dài, thông thường các nhà bán lẻ phải mua
hàng hoá của các nhà và từ đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.3. Các loại hình dịch vụ bán lẻ
Bán lẻ thực hiện chức năng chính là phân phối hàng hoá và trên thực tế có thể tồn tại
dưới các hình thức chủ yếu dưới đây:
8


- Chợ truyền thống: Chợ truyền thống là hình thức biểu hiện đầu tiên thực hiện dịch
vụ bán lẻ. Chợ truyền thống là chợ bán lẻ truyền thống, hình thành và phát triển gắn với lễ
hội văn hoá truyền thống và phong tục, tập quán của từng dân tộc.
- Cửa hiệu bán bán lẻ nhỏ độc lập: Những cửa hàng loại này thường tồn tại dưới
hình thức các cửa hiệu nhỏ nằm trên mặt phố, thuộc sở hữu của một người; hay là một
chuỗi các cửa hàng thuộc sở hữu của một doanh nghiệp thương mại nhỏ mà nhiều nước
gọi là các "cửa hàng liên nhánh". Các cửa hàng liên nhánh thực hiện chức năng phân phối
các hàng hoá được mua buôn bởi một trung tâm mua hàng của doanh nghiệp thương mại
đó. Những cửa hàng loại này chính là các cửa hàng bách hoá, cửa hàng tự chọn hoặc
những cửa hàng chuyên doanh quy mô nhỏ ... Chúng tạo thành một hệ thống cửa hàng
liên hoàn, thống nhất về thương hiệu, chính sách kinh doanh đặc trưng của doanh nghiệp
thương mại đó.
- Cửa hàng của hợp tác xã bán lẻ và hợp tác xã tiêu thụ: Hợp tác xã bán lẻ được
hình thành bởi một nhóm những người bán lẻ liên kết với nhau để cùng mua, bán, tổ chức
phân phối hàng hoá, quản lý và hỗ trợ, tư vấn cho các thành viên. Hợp tác xã tiêu thụ
cũng có mục đích tương tự, song là sự hợp tác giữa những người tiêu dùng muốn tự cung
ứng hàng hoá phục vụ nhu cầu hàng ngày. Điểm chung giữa 2 loại hình này là có 1 trung
tâm làm trung gian mua hàng và được tổ chức như những công ty đối nhân, trong đó các
thành viên tự góp vốn và tổ chức hoạt động song vẫn độc lập về mặt pháp lý. Hoạt động
mua và phân phối hàng giữa các thành viên dựa trên quan hệ hợp đồng cụ thể về số
lượng, chủng loại hàng hoá được phép mua từ trung tâm mua hàng, về dịch vụ, về phần

lợi nhuận trích nộp cho hợp tác xã... Tuy nhiên, các thành viên có quyền ra khỏi hợp tác
xã một cách tự do hoặc được phép tự cung ứng hàng hoá từ các nguồn ngoài hợp tác xã.
Đây là một điểm cần lưu ý khi thiết lập quan hệ phân phối với các cửa hàng của hợp tác
xã tiêu thụ và hợp tác xã bán lẻ.
- Cửa hàng kết hợp bán lẻ
Những cửa tham gia bán lẻ thuộc sở hữu của các nhà bán buôn, chuyên mua hàng
với số lượng lớn và bán cho những người mua chuyên nghiệp để bán lại hay sử dụng cho
9


mục đích nghề nghiệp nhưng ngày nay họ còn tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động
bán lẻ nữa. Thuộc loại hình này có:
Trung tâm phân phối: Hiện nay, ở Mỹ và các nước châu Âu xuất hiện các trung tâm
phân phối rất lớn (distribution center) có xu hướng kết hợp cả chức năng bán lẻ tại cùng
một điểm bán; những cửa hàng - kho, cửa hàng - nhà máy với phương thức bán hàng đơn
giản, giảm thiểu yếu tố dịch vụ và mang tính công nghiệp cao độ (bán ngay tại kho hàng
hoặc tại nhà máy)...
Trung tâm thương mại hay các đại siêu thị thực hiện bán lẻ là chủ yếu nhưng họ
cũng ngày càng tham gia tích cực trong các dịch vụ .
Cửa hàng bán buôn có thể thuộc sở hữu của một nhà bán buôn độc lập hoặc một
nhóm các nhà bán buôn liên kết với nhau dưới hình thức công ty hợp danh; hoặc thuộc sở
hữu của một nhóm những nhà bán buôn liên kết với các nhà bán lẻ mà người ta thường
gọi là các "cửa hàng chuỗi xích tự nguyện" (voluntary chains), trong đó một nhà bán
buôn nắm quyền chỉ đạo, tổ chức đối với các nhà bán lẻ - khách hàng của mình.
- Đại lý bán lẻ
Là những cửa hàng được người bán uỷ thác giao cho việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
trên cơ sở hợp đồng đại lý. Đặc điểm của loại cửa hàng này là hoạt động độc lập, hưởng
thù lao bằng một mức hoa hồng nhất định trên doanh số bán ra và có thể ký các hợp đồng
nhân danh người bán.
- Người môi giới bán lẻ

Chức năng cơ bản của người môi giới bán lẻ là đưa người mua đến với người bán
và xúc tiến ký kết hợp đồng giữa hai bên. Bên nào sử dụng người môi giới sẽ phải trả tiền
thù lao. Tuy nhiên, người môi giới thường hoạt động với tư cách cá nhân hoặc một tổ
chức trên cơ sở thư uỷ thác, không dự trữ hàng, không đứng tên trong hợp đồng và không
gánh chịu bất kỳ rủi ro nào. Người môi giới không chú trọng đến cơ sở vật chất, cửa hàng
mà chủ yếu sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.Tuy nhiên, đây cũng là một
trung gian tích cực trong mạng lưới phân phối bán lẻ.
10


1.1.4. Vai trò của dịch vụ bán lẻ
- Thông qua khâu bán lẻ, nắm vững nhu cầu thị trường mà chủ động đặt hàng với
các cơ sở sản xuất, thúc đẩy và hỗ trợ các cơ sở sản xuất cải tiến và phát triển sản xuất, đáp
ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội;
- Dịch vụ bán lẻ liên tục phát triển với tốc độ cao, nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu
của sản xuất, phục vụ tiêu dùng, phát triển xuất khẩu; góp phần vào tăng trưởng chung
của nền kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá;
- Sự phát triển của dịch vụ bán lẻ sẽ tác động làm biến đổi sâu sắc cơ cấu thương
mại, từng bước tạo ra một thị trường ngày càng cạnh tranh và hoạt động thương mại ngày
càng hiệu quả;
- Mặc dù mô hình bán lẻ truyền thống thông qua hệ thống cửa hàng khu phố, tiệm
tạp hoá tại nhà, các sạp bán lẻ ở các chợ có mặt trên khắp địa bàn cả nước vẫn đóng vai
trò quan trọng trong mạng lưới phân phối hiện nay, nhưng sự phát triển mới của thương
mại bán lẻ hiện đại sẽ làm cho các mô hình tổ chức kinh doanh phát triển ngày càng đa
dạng. Quá trình tích tụ, liên kết, liên doanh trong dịch vụ bán lẻ đã và sẽ góp phần làm
thay đổi cấu trúc, diện mạo thị trường trong nước theo hướng văn minh, hiện đại, phù
hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới;
- Vai trò của dịch vụ bán lẻ không những chỉ được thể hiện ở các khu vực thành thị,
khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn mà nó còn có vai trò điều tiết hàng hoá cho

nhu cầu ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo;
- Sự phát triển của dịch vụ bán lẻ sẽ góp phần nâng cao khả năng tự điều tiết của thị
trường trước sự tác động của thị trường thế giới, cùng với Nhà nước kiểm soát sự biến
động của giá cả tiêu dùng và là công cụ để nhà nước điều chỉnh chỉ số giá hàng tiêu dùng
phù hợp với tăng trưởng và phát triển kinh tế;
- Dịch vụ bán lẻ giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của thị trường, đó là mâu thuẫn
giữa sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn hoá với nhu cầu tiêu dùng theo khối lượng nhỏ
11


nhưng đặc biệt và đa dạng. Sở dĩ có mâu thuẫn này là do thị trường là một tập hợp gồm vô
số những người tiêu dùng với những nhu cầu và mong muốn rất khác nhau. Xã hội càng
phát triển, thu nhập của dân cư càng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng càng đa dạng, phong phú.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất phải sản xuất khối lượng lớn để đạt hiệu quả kinh
tế theo quy mô, chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm thấp. Hơn nữa, các kỹ năng sản xuất hiện
đại có thể giúp tạo ra số lượng hàng hoá và dịch vụ lớn để thoả mãn đông đảo khách hàng.
1.2. Pháp luật về dịch vụ bán lẻ
1.2.1. Khái niệm pháp luật dịch vụ bán lẻ
Là một hoạt động thương mại đặc thù với những tính chất thể hiện rất rõ nét bản
chất thương mại, hoạt động bán lẻ được điều chỉnh bởi một hệ thống các quy định pháp
luật tương đối độc lập và có những đặc điểm riêng để phân biệt được với pháp luật điều
chỉnh hoạt động thương mại khác. Có thể nói, với vai trò đã được chứng minh rõ ràng
trên thực tế của hoạt động bán lẻ đối với các đối tượng có liên quan nói riêng và đối với
nền kinh tế thị trường nói chung, pháp luật về dịch vụ bán lẻ đóng vai trò quan trọng
trong toàn bộ hệ thống pháp luật thương mại. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá các
quy định này là không thể thiếu trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật thương mại ở Việt Nam. Xuất phát từ sự cần thiết nói trên, việc đưa ra khái niệm
pháp luật về dịch vụ bán lẻ là công việc quan trọng, đặt nền móng cho việc hoàn thiện
pháp luật về dịch vụ bán lẻ nói riêng cũng như hệ thống pháp luật thương mại ở Việt
Nam nói chung. Khái niệm pháp luật về dịch vụ bán lẻ có thể được tiếp cận dưới hai góc

độ, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, pháp luật về dịch vụ bán lẻ là tập hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động bán lẻ.Tập
hợp các quy phạm pháp luật này bao gồm các nguyên tắc, các chế định, các quy định về
bán lẻ với ý nghĩa là dịch vụ thương mại.
Các quan hệ xã hội phát sinh trong suốt quá trình thương nhân tổ chức và thực hiện
việc bán lẻ bao gồm nhiều nhóm. Ngoài ra, chúng còn là các quan hệ phát sinh trong nội
12


bộ của các thương nhân trong suốt quá trình thực hiện hoạt động bán lẻ có liên quan chặt
chẽ tới hoạt động này, các mối quan hệ phát sinh giữa thương nhân tham gia hệ thống
bán lẻ và các khách hàng của hệ thống bán lẻ đó. Nói khác đi, pháp luật về dịch vụ bán lẻ
theo nghĩa rộng, là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt
động bán lẻ. Với cách hiểu này, pháp luật về dịch vụ bán lẻ là những quy định không chỉ
nằm trong hệ thống pháp luật thương mại mà còn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật
khác như: Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng .v.v. Như vậy, khái niệm pháp luật về dịch vụ bán lẻ theo nghĩa rộng là
tổng hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các bên tiến hành hoạt động bán lẻ với ý
nghĩa là dịch vụ thương mại trong lĩnh vực phân phối [19].
Theo nghĩa hẹp, pháp luật về dịch vụ bán lẻ bao gồm các quy định cụ thể điều chỉnh
trực tiếp mối quan hệ giữa các bên khi các chủ thể này tham gia vào hoạt động bán lẻ.
Với cách hiểu này, pháp luật về dịch vụ bán lẻ là một chế định của pháp luật thương mại,
quy định chi tiết, cụ thể và đặc thù đối với một hoạt động thương mại độc lập, đó là hoạt
động bán lẻ. Cùng với cách hiểu này, sự tồn tại cũng như phát triển của pháp luật về dịch
vụ bán lẻ bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối của pháp luật thương mại nói chung. Pháp luật
về dịch vụ bán lẻ là sự phát triển theo hướng cụ thể hóa những nguyên tắc chung của
pháp luật về dịch vụ thương mại trong lĩnh vực phân phối đối với những hoạt động

thương mại riêng lẻ, độc lập.
Mặc dù, sự phân chia để tiếp cận khái niệm pháp luật về dịch vụ bán lẻ theo các
nghĩa rộng và hẹp chỉ mang tính tương đối, nhưng trên một góc độ nhất định, sự phân
chia này cũng giúp định ra giới hạn của việc tìm hiểu, xem xét và đánh giá pháp luật về
dịch vụ bán lẻ trong một tổng quan pháp luật nói chung. Điều đó có ý nghĩa quan trọng
cho việc xây dựng luận cứ khoa học cũng như lựa chọn những giải pháp thích hợp nhằm
điều chỉnh hoạt động bán lẻ ở Việt Nam.

13


1.2.2. Vị trí, vai trò của pháp luật về dịch vụ bán lẻ trong hệ thống pháp luật thương
mại
Pháp luật về dịch vụ bán lẻ là bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật thương mại
nói chung và pháp luật về dịch vụ thương mại nói riêng. Không chỉ nhận sự chi phối một
chiều từ phía pháp luật thương mại nói chung mà bản thân Pháp luật về dịch vụ bán lẻ
cũng có những tác động trở lại không nhỏ tới hệ thống pháp luật thương mại, thể hiện rõ
ràng vai trò quan trọng của chế định pháp luật này trong tương quan so sánh với các chế
định pháp luật khác, cấu thành nên hệ thống pháp luật thương mại.
Một là, sự tồn tại của pháp luật về dịch vụ bán lẻ thể hiện sự thống nhất, của cả hệ
thống pháp luật thương mại.Pháp luật thương mại bao gồm tập hợp những quy phạm
pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt
động thương mại. Nói cách khác, hệ thống pháp luật thương mại, ngoài các quy phạm
mang tính chất chung, nền tảng như các quy phạm về chủ thể của hoạt động thương mại,
xác định mục đích của hoạt động thương mại, hệ thống này còn được xây dựng nên bởi
các chế định pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại đặc thù, trong đó có chế định
pháp luật về dịch vụ bán lẻ. Là một hoạt động thương mại độc lập do thương nhân thực
hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động bán lẻ đã khẳng định được vai trò
không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội nói chung. Xuất phát từ đó, pháp luật về
dịch vụ bán lẻ là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống pháp luật thương mại, thể

hiện sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật này.
Hai là, những quy phạm pháp luật về dịch vụ bán lẻ phù hợp sẽ tạo nên một chỉnh
thể đa dạng, thống nhất của hệ thống pháp luật thương mại. Cho dù, ở Việt Nam, khái
niệm về pháp luật về dịch vụ bán lẻ còn là khái niệm khá mới mẻ thì sự ra đời và phát
triển của những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại này đã góp phần
phát triển hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam. Các nhóm quy định về chủ thể của
hoạt động, hình thức của hoạt động cũng như các quy định liên quan đến nội dung của
hoạt động bán lẻ đều không nằm ngoài những chế định pháp luật chung của hệ thống
pháp luật thương mại. Sự phù hợp nằm ở bản thân sự tồn tại của mảng pháp luật về dịch
14


vụ bán lẻ khi mà hoạt động thương mại đặc thù này đã được pháp luật ghi nhận là một
hoạt động thương mại độc lập. Hơn nữa, nội dung của các quy phạm pháp luật cấu
thành hệ thống pháp luật về dịch vụ bán lẻ cũng không nằm ngoài phạm vi của pháp
luật thương mại nói chung. Đạt được sự phù hợp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn
các quy phạm trong tương quan so sánh với hệ thống pháp luật thương mại, pháp luật
về dịch vụ bán lẻ thực sự đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc góp phần hoàn thiện
pháp luật thương mại ở Việt Nam.
Ba là, tồn tại sự tương tác qua lại rất cần thiết giữa pháp luật về dịch vụ bán lẻ và
pháp luật về các mảng quan hệ thương mại khác trong hệ thống pháp luật thương mại.Với
các quy định liên quan đến đối tượng của hợp đồng bán lẻ được xây dựng trên nền tảng
của các quy định về quyền tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự, thương mại.Tuy nhiên,
một khi đã tồn tại, quy định này góp phần không nhỏ vào việc làm cho nhóm quy định về
quyền tài sản thương mại của hệ thống pháp luật dân sự và thương mại trở nên hoàn thiện
và đầy đủ hơn. Cũng như vậy, quy định liên quan đến vấn đề bảo vệ cạnh tranh lành
mạnh trong hoạt động bán lẻ cũng có những liên quan mật thiết tới pháp luật cạnh tranh,
một mảng pháp luật không thể thiếu trong hệ thống pháp luật thương mại. Từ sự liên
quan này phát sinh những tương tác cần thiết giữa pháp luật về dịch vụ bán lẻ và các
mảng pháp luật có liên quan khác thuộc hệ thống pháp luật thương mại. Chính sự tương

tác này giúp cho việc hoàn thiện các chế định pháp luật khác nhau trong hệ thống pháp
luật thương mại trở nên có hiệu quả hơn và đạt được sự hợp lý về mặt lý luận cũng như
thực tiễn.
Như vậy, sự tồn tại của pháp luật về dịch vụ bán lẻ trong hệ thống pháp luật thương
mại nói chung là sự tồn tại tất yếu. Cho dù được xác định và tiếp cận theo cách thức nào
thì cũng không thể phủ nhận được tính nhất quán, đồng bộ cũng như những mối liên hệ
chặt chẽ của pháp luật về dịch vụ bán lẻ với các bộ phận cấu thành khác của hệ thống
pháp luật thương mại. Có thể nói, một hệ thống pháp luật thương mại hoàn chỉnh và đồng
bộ phải là một hệ thống pháp luật bao gồm nhiều bộ phận phản ánh sự hoạt động, phát
triển, sáng tạo của thương nhân theo dòng chảy của tự do hoá thương mại.
15


Thứ tư, Đại hội lần thứ XI Đảng đã quán triệt quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, trong đó lĩnh vực dịch vụ phân phối cũng rất được quan tâm.
“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” được thông qua tại đã chỉ rõ: “Chủ
động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng
hoá Việt Nam” [3, tr.116]. Từ quan điểm trên có thể nhận thấy, Đảng ta đã xác định được
tầm quan trọng của ngành dịch vụ phân phối nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng. Để
thực hiện được điều này chúng ta cần có một hệ thống pháp lý phù hợp với điều kiện kinh
tế, xã hội trong nước cũng như luật chơi chung của khu vực và thế giới. Nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng, lợi ích chung của cộng đồng bên cạnh
việc bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể kinh doanh.
1.2.3. Các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về dịch vụ bán lẻ
Khi hoàn thiện pháp luật về DVBL, các yếu tố chủ yếu và quyết định tới định
hướng cũng như nội dung hoàn thiện pháp luật, bao gồm: (i) Đặc điểm nền kinh tế mà
trước hết là đặc điểm thị trường bán lẻ trong nước; (ii) Bối cảnh kinh tế quốc tế và các xu
hướng phát triển DVBL trên thế giới; (iii) Vai trò của Chính phủ mà trước hết là năng lực
quản lý vĩ mô lĩnh vực bán lẻ ; (iv) Mục tiêu của quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế
trong lĩnh vực bán lẻ và các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ của

quốc gia trong giai đoạn thực hiện hoàn thiện pháp luật. Trong đó, yếu tố hội nhập quốc
tế, thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực DVBL của quốc gia là quan trọng nhất. Sự
tác động của các nhân tố cụ thể như sau:
- Đặc điểm nền kinh tế, đặc điểm thị trường bán lẻ của quốc gia là nhân tố thứ nhất
tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về DVBL của quốc gia đó. Mỗi quốc gia trong
từng giai đoạn lịch sử cụ thể có những đặc thù và lợi thế riêng biệt để khai thác và đưa ra
pháp luật về DVBL phù hợp, hướng tới khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của
đất nước để phát triển DVBL. Đồng thời, thị trường bán lẻ của mỗi quốc gia trong mỗi
giai đoạn lịch sử cụ thể cũng có những đặc thù và lợi thế phát triển riêng biệt, với quy mô
và trình độ phát triển thị trường xác định, tập quán mua sắm và thị hiếu tiêu dùng đặc
16


×