Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.4 KB, 82 trang )

HIỂU
ĐÀO CÔNG HIẾU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH HÓA CHẤT

ĐÀO CÔNG HIỂU

2015 - 2017
HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH HÓA CHẤT
ĐÀO CÔNG HIỂU
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Đào Công Hiểu, học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Viện Đại học
Mở Hà Nội. Tôi xin cam đoan rằng: Toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu và nội
dung trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày……tháng……năm 2017
Tác giả

Đào Công Hiểu


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau Đại học, tập thể
giảng viên khoa Luật Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội, luôn dành cho tôi những
điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và chân thành biết ơn PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy
đã nhận lời hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy phản biện, quý thầy trong hội
đồng chấm luận văn đã đồng ý đọc, duyệt và đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh luận
văn và nghiên cứu trong tương lai.


MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH HÓA CHẤT VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT.................... 6
1. 1. Khái quát về hóa chát và hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ............... 6
1.1.1. Hóa chất và những ảnh hưởng bất lợi tới kinh tế, môi trường, sức khỏe
con người. ........................................................................................................... 6
1.1.2. Khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ............................ 9
1.1.3. Thực trạng bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất tại
Việt Nam........................................................................................................... 13
1.2. Khái quát về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hóa chất ...................................................................................................... 15
1.2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất. ............................................... 15
1.2.2. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hóa chất. ................................................................................................. 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT TẠI VIỆT NAM.............................. 23
2.1. Các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa
chất ........................................................................................................................ 23
2.1.1. Các quy định về bảo vệ môi trường đối với các dự án sản xuất, kinh
doanh hóa chất. ................................................................................................. 23
2.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
hóa chất. ............................................................................................................ 25
2.1.3. Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong sản
xuất, kinh doanh hóa chất. ................................................................................ 39



2.2. Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh hóa chất
thại Việt Nam ........................................................................................................ 44
2.2.1. Ưu điểm. ................................................................................................. 44
2.2.2. Hạn chế. .................................................................................................. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 61
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CH ẤT TẠI VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 62
3.1. Định hướng đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ nôi trường trong
sản xuất, kinh doanh hoá chất. .............................................................................. 62
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hóa chất phải đảm bảo định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh hóa
chất bền vững.................................................................................................... 62
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hóa chất phải bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
của con người. .................................................................................................. 63
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hóa chất phải đảm bảo yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế................ 64
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất ....................................... 65
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật. ....................................................... 65
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ............................ 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 73


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ


VIẾT TẮT
BCT

:

Bộ Công thương

BLHS

:

Bộ luật Hình sự

BNNPTNT

:

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên môi trường

BVTV

:


Bảo vệ thực vật

HCBVTV

:

Hóa chất bảo vệ thực vật



:

Nghị định

TNHS

:

Trách nhiệm hình sự

TT

:

Thông tư

UBND

:


Ủy ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đang phát triển mạnh
trong thời gian gần đây. Hầu hết doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công
nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, chế biến thuốc lá,
sản xuất sản phẩm dệt, may mặc, da và giả da... đều sử dụng hóa chất. Qua công tác
kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp đang hoạt động có liên quan đến hóa chất hiện
nay cho thấy, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm công
tác đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất. Nhiều doanh nghiệp chưa cập nhật
thông tin về phiếu an toàn hóa chất chưa đầy đủ, không có nhãn mác, không sử
dụng bảo hộ lao động trong sản xuất, bố trí kho chưa ngăn nắp…Đặc biệt, việc rò rỉ
các hóa chất độc hại ra môi trường còn làm ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất,
không khí, ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người và các hệ động, thực vật..
Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2012, tại lưu vực sông
Cầu có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh tập
trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nặng như sản xuất luyện cán thép, giấy,
hóa chất, khai khoáng... Do đó, nước thải thường có hàm lượng TSS, kim loại nặng
và dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD5, COD). Nước thải công
nghiệp hình thành do quá trình sử dụng nước trong sản xuất và điều kiện hình thành
nước thải, lưu lượng, thành phần nước thải rất khác nhau. Thành phần và tính chất
của nước thải từ các ngành sản xuất cũng có tác động khác nhau tới chất lượng
nước. Bên cạnh đó, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân thường sử
dụng nhiều loại phân bón để tăng năng suất cây trồng cũng như nhiều loại hóa chất
trừ sâu, diệt cỏ, đây là một trong những nguồn nghiêm trọng gây ô nhiễm nước, đất,
không khí….
Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trước những ảnh hưởng của hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất là yêu cầu bức xúc tại Việt Nam hiện nay. Việc

ban hành và thực thi các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh hóa chất đã

1


được chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này còn những hạn chế nhất
định, cần phải khắc phục. Vì vậy, tôi chọn vấn đề nghiên cứu: “Pháp luật về về bảo
vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất” làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Sản xuất, kinh doanh hóa chất nói riêng và công nghiệp hóa chất nói chung
là lĩnh vực đã được nghiên cứu trong nhiều năm nay tại Việt Nam. Nghiên cứu
chung về quản lý hóa chất và sản xuất, kinh doanh hóa chất, có thể kể đến một số
công trình như: Cuốn sách Những điều cần biết về sản xuất, kinh doanh hóa chất và
sử dụng hóa chất trong ngành công nghiệp của Bộ Công thương, NXB Công
thương, 2009; cuốn sách Phòng chống nhiễm độc trong công nghiệp hoá chất của
tác giả Nguyễn Hữu Cường, NXB Kỹ thuật. Hà Nội. 1992; Nguyễn Bin, Đỗ Văn
Đài, Đinh Văn Huỳnh, Nguyễn Trọng Khuơng, Sổ tay quy trình và thiết bị công
nghệ hóa chất. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 1999. Ngoài ra, còn một số bài
viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành hóa chất hoặc bảo vệ môi trường
như:Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý hóa chất của Dương Văn Long đăng
trên Tạp chí hóa học và công nghiệp hóa chất, số 6/2000. Bài viết của tác giả
Trương Mạnh Tiến với tiêu đề: Vấn đế môi trường đối với sức cạnh tranh của
doanh nghiệp và việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia quản lý môi trường, Tạp
chí Bảo vệ môi trường, số 1/2001; bài viết Thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm
nước từ hóa chất và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm nước củaNguyễn Thị
Thúy Hà đăng trên Tạp chí Môi trường số 11 – 2015.
Dưới góc độ pháp lý, về lĩnh vực này hiện chưa có nhiều công trình nghiên
cứu được thực hiện. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường của trường Đại học luật Hà Nội năm 2010 Pháp luật môi

trường trong kinh doanh; một số bài viết của tác giả Vũ Thị Duyên Thủy đăng trên
tạp chí chuyên ngành như: Xây dựng các quy định pháp luật về sản xuất sạch hơn
ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (11/2011) - Viện Nhà nước và pháp
luật; Đánh giá thực trạng pháp luật về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam,

2


Tạp chí Luật học - Trường Đại học Luật Hà nội (1/2013); Pháp luật về sử dụng, tiêu
hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật (5/2015) – Bộ Tư pháp… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chỉ đề cập
chung đến khía cạnh pháp lý của quản lý hóa chất hay quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- một hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất mà chưa nghiên cứu một cách tổng
thể về các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Vì vậy, luận văn là công trình đầu
tiên nghiên cứu toàn diện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất tại Việt Nam.
3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
- Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các sự việc, hiện tượng trong
mối quan hệ tương quan với các thành phần và hiện tượng khác.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp, thống kê và đánh giá
dữ liệu, thông tin thu thập được.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số nhà nghiên cứu liên
quan đến quản lý hóa chất, sản xuất kinh doanh hóa chất và pháp luật về bảo vệ môi
trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hóa chất của Việt Nam trên các lĩnh
vực kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường do sản xuất, kinh doanh hóa chất; phòng
ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong
sản xuất, kinh doanh hóa chất.
- Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh
doanh hóa chất tại Việt Nam.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
trong sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khoản thời gian từ từ 2007 đến nay.
- Về không gian: Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường

trong sản xuất, kinh doanh hóa chất trên phạm vi cả nước.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi
trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất qua thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ
môi trường biển tại Việt nam. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên tác giả đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của
luận vănlà:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về sản xuất kinh doanh hóa chất và
pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật bảo
vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất trên phạm vi cả nước để chỉ ra

những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế;
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất qua thực tiễn thi hành tại Việt nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Việc nghiên cứu đề tài: "Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất." đóng góp những nội dung mới trong hệ thống lý luận về
pháp lý ở Việt Nam và thực tiễn, cụ thể là:
Thứ nhất, đề tài góp phần xây dựng và phát triển hệ thống lý luận khoa học về
pháp luật bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất ở Việt Nam.
Thứ hai, mô tả một cách khá toàn diện, đầy đủ các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất. Chỉ ra những bất cập, những

4


lỗ hổng trong hệ thống pháp luật này, đánh giá về sự không phù hợp giữa quy định
pháp luật hiện hành với thực tế áp dụng.
Thứ ba, xây dựng quan điểm khoa học và đưa ra các giải pháp về hoàn thiện
pháp luật bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất đáp ứng yêu cầu
thực tiễn, phù hợp với các điều ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia; đóng góp một số biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong
thực tiễn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn bao gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
và pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hóa chất tại Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi

trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất.

5


CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH
HÓA CHẤT VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT
1. 1. Khái quát về hóa chát và hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
1.1.1. Hóa chất và những ảnh hưởng bất lợi tới kinh tế, môi trường, sức khỏe con
người.
Hóa chất là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có nguồn gốc từ
tự nhiên hay được con người tổng hợp tạo thành. Dưới góc độ pháp lý, hóa chất
được hiểu là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra
từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo (Điều 1 Luật Hóa chất).Hóa
chất có thể được phân loại theo 2 cách (theo Thông tư số 04/2012/TT-BCT của Bộ
Công thương : Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất):
Một là: Phân loại hoá chất theo nguy hại vật chất. Nguy hại vật chất được
phân loại theo các nhóm hoá chất và các đặc tính: Chất nổ; Khí dễ cháy; Sol khí dễ
cháy; Khí oxy hoá; Khí chịu nén;Chất lỏng dễ cháy; Chất rắn dễ cháy; Hợp chất tự
phản ứng; Chất lỏng dẫn lửa; Chất rắn dẫn lửa; Chất rắn tự phát nhiệt;Hợp chất tự
phát nhiệt; Hợp chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước;Chất lỏng oxi
hoá;Chất rắn oxi hoá;Peroxit hữu cơ; Ăn mòn kim loại.
Hai là:Phân loại hoá chất theo mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người và môi trường
- Các nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: Độc cấp tính; Ăn mòn
da; Tổn thương mắt; Tác nhân nhạy hô hấp hoặc da; Khả năng gây đột biến tế bào
mầm; Khả năng gây ung thư; Độc tính sinh sản.
- Nguy hại ảnh hưởng đến môi trường: Môi trường nước;Ảnh hưởng đến

tầng Ozôn.
Hóa chất có rất nhiều lợi ích song cũng tiềm ẩn không ít các nguy cơ. Đa số
hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận chuyển,

6


sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám cháy nhỏ
tới tham họa thiệt hại lớn về người và tài sản. Sự cháy cần 3 yếu tố: nhiên liệu (chất
cháy), ôxy và một nguồn nhiệt với tỷ lệ thích hợp. Những yếu tố này phơi ở trong
một tỷ lệ, hoàn cảnh thích hợp trước khi bắt lửa và gây cháy, nhiên liệu bắt đầu
cháy ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy. Nổ: hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ
nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng độ. Giới hạn mà ở đó một chất sẽ nổ tính
theo nồng độ so với ôxy (hoặc không khí) được gọi là giới hạn nổ trên và dưới và
thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất. Một vài loại khí được đánh giá là
nguy hiểm nổ tức là có khả năng nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia
của ôxy.Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùy theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không
cháy, áp lực và nhiều yếu tố khác. Hóa chất có khoang cách giữa giới hạn nổ dưới
và trên càng lớn thì càng nguy hiểm. Bên cạnh đó, sự ăn mòn hóa học cũng có thể
phá hủy dần các kết cấu xây dựng và các dạng vật chất khác như máy móc, thiết bị,
đường ống v.v . có thể gây bỏng, ăn da người và súc vật. Sự ăn mon gây thiệt hại rất
nghiêm trọng về kinh tế.
Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều là ảnh
hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động. Nhiều hóa
chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến
bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Các yếu tố
quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính vật lý của hóa
chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân
và tác hại tổng hợp của các yếu tố này.
Hoá chất có thể ảnh hưởng lên mọi hệ thống của cơ thể người. Nếu hoá chất ở

trạng thái vật lý, nó có thể xâm nhập vào cơ thể người một cách dễ dàng và với
lượng/liều đủ lớn, sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cơ thể. Ảnh hưởng cấp tính của
hoá chất như ngộ độc hoặc chết người dựa vào tính chất tiếp xúc đơn chất đã được
biết từ lâu so với tiếp xúc với lượng nhỏ, trong thời gian dài, lặp đi lặp lại. Một
trong những khó khăn khi xác định mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ tại nơi làm việc
liên quan đến tiếp xúc hoá chất là thiếu thông tin về dạng ảnh hưởng và thời gian ủ

7


bệnh trước khi ảnh hưởng đó được phát hiện ra. Tìm ra mối liên hệ giữa tiếp xúc
hoá chất từ 20 năm về trước với bệnh ung thư vừa phát hiện ra là rất khó vì thiếu
thông tin về sự ảnh hưởng do tiếp xúc hoá chất cũng như những ghi chép về sự tiếp
xúc không được lưu giữ.
Ảnh hưởng của tiếp xúc hoá chất lên người lao động khi đã bị bệnh là vô cùng
lớn. Người lao động khi đã mắc bệnh, họ không có khả năng làm việc, không còn
khả năng nuôi sống bản thân và gia đình họ. Ảnh hưởng của bệnh tật còn tác động
lên chất lượng sống và duy trì các hoạt động thường ngày của họ. Trường hợp
người bệnh chết, ngoài việc gia đình họ mất đi người thân yêu, họ còn mất đi nguồn
thu nhập và sự ổn định. Doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng vì người bệnh thông qua
việc mất năng suất lao động, nghỉ việc và các chương trình bồi thường. Tổng số tiền
chi trả cho bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc hoá chất là rất lớn. Mặc dù gánh nặng
bệnh tật do hoá chất là chưa biết hết bởi không phải tất cả đã được đánh giá trên
phạm vi toàn cầu, nhưng tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đã lưu hành thông báo
về gánh nặng bệnh tật do hoá chất vào tháng 9. 2012 tại một hội nghị quốc tế về
quản lý hoá chất. Trong thông báo cũng khuyến khích việc tiếp tục nghiên cứu về
chi phí kinh tế và xã hội do quản lý hoá chất chưa tốt. Trong phụ lục cũng đưa vào
tổng quan về gánh nặng bệnh tật, đã biết và chưa biết do tiếp xúc hoá chất [28].
Trong báo cáo tổng quan dựa vào các thông tin đã có về gánh nặng bệnh tật
liên quan đến hoá chất thông qua môi trường khí, nước, tiếp xúc nghề nghiệp và ăn

uống trực tiếp. Các số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng năm 2004 trên toàn cầu có 4,9
triệu người chết ( chiếm 8.3%) và 86 triệu năm sống tàn tật quy đổi, gọi là chỉ số
DALY (Disability – Adjusted Life Years) (chiếm 5,7%) do tiếp xúc và quản lý đối
với một số loại hoá chất. Những số liệu này cũng bao gồm cả việc do tiếp xúc nghề
nghiệp và không do nghề nghiệp, ví dụ: khói trong nhà do đốt nhiên liệu rắn, ô
nhiễm không khí ngoài nhà, hút thuốc thụ động khiến lần lượt là 2,0 ; 1,2 và 0,6
triệu người chết mỗi năm. Tiếp xúc với bụi nghề nghiệp, ngộ độc hoá chất cấp tính
và ngộ độc thuốc trừ sâu cũng gây chết, lần lượt là: 375.000; 240.000 và 186.000
người mỗi năm. Nghiên cứu này cũng chỉ dựa vào các số liệu có sẵn trong một số

8


ngành công nghiệp và nông nghiệp. Theo số liệu này, gánh nặng bệnh tật trên toàn
cầu lên tới 1,7% và 2,0% tổng số người lao động chết .
Hoá chất không gây ra tất cả các loại bệnh nghề nghiệp nhưng tiếp xúc với
hoá chất là yếu tố chủ yếu gây nên bệnh nghề nghiệp. Đạt được môi trường làm việc
lành mạnh là phải phòng ngừa được bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc hoá chất. Tổ
chức lao động quốc tế ước tính mỗi năm có khoảng 2,34 triệu người lao động chết
vì tai nạn lao động và bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Trong số này, khoảng 2,02
triệu là do bệnh nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Số người chết vì
không liên quan đến nghề nghiệp khoảng 160 triệu người. Ngoài ra, bệnh nghề
nghiệp còn ảnh hưởng không thể tính được đến nạn nhân và gia đình trong đó có cả
những tổn thất về kinh tế đối với doanh nghiệp và xã hội do giảm năng suất lao
động và năng lực làm việc. Ước tính thế giới mất khoảng 4% GDP, tương đương
2,8 tỷ tỷ USD do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp , kể cả chi phí trực tiếp và
gián tiếp.
Năm 2013 báo cáo của Ngày thế giới về an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc
đề cập đến việc phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Dù rằng trọng tâm không chỉ hạn
chế đối với tiếp xúc hoá chất nhưng chủ đề chính của báo cáo vẫn là an toàn sức

khỏe trong sử dụng hoá chất. Số lượng các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và tâmsinh lý ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động không ngừng tăng lên. Vì vậy, đã có
những phản ứng tích cực bằng việc đưa ra danh mục chi tiết bệnh nghề nghiệp;
danh mục này đã được thường xuyên xem xét lại thông qua các cuộc họp ba bên của
các chuyên gia. Danh mục này cũng phản ánh hiện trạng về nhận diện và xác nhận
các bệnh nghề nghiệp; nó còn giúp các nước trong việc phòng ngừa, ghi nhận, thông
báo và nếu có thể thì bồi thường bệnh nghề nghiệp. Phần lớn các bệnh nghề nghiệp
trong danh mục này gây ra bởi hoá chất. Phòng ngừa bệnh nghề nghiệp gây ra bởi
tiếp xúc hoá chất sẽ cứu được tính mạng con người, nâng cao chất lượng cuộc sống
và giảm chi phí cho xã hội .
1.1.2. Khái quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Sản xuất, kinh doanh hoá chất là ngành sản xuất, kinh doanh tương đối trẻ,

9


phát triển nhanh từ cuối thế kỉ XIX do nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các ngành
kinh tế và do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật. Sản xuất, kinh doanh
hoá chất là tập hợp của nhiều phân ngành mà quy trình công nghệ chủ yếu dựa trên
các phản ứng hoá học phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm 3 phân ngành chính với
rất nhiều các sản phẩm khác nhau. Đó là:
- Phân ngành hoá tổng hợp hữu cơ bao gồm các sản phẩm chính là sợi hoá
học, cao su tổng hợp, các chất dẻo, nhựa PVC, các chất thơm, phim ảnh… Sợi hoá
học được sử dụng nhiều trong sản xuất, kinh doanh dệt để thay thế một phần nguyên
liệu sợi tự nhiên. Cao su tổng hợp chủ yếu để sản xuất săm lốp xe máy, ô tô, máy
bay… Về sản xuất cao su tổng hợp, so với sản lượng của thế giới (9,5 triệu tấn),
Hoa Kỳ chiếm 25%, Nhật 16,7%, Nga 7,8%, Trung Quốc 7,7%, CHLB Đức
7,6%…
- Phân ngành hóa tổng hợp hữu cơ tập trung ở các nước sản xuất, kinh doanh
phát triển và một số nước sản xuất, kinh doanh mới (Braxin, Ấn Độ, Trung
Quốc…). Nhuộm, các chất tẩy rửa (được sử dụng rộng rãi trong các ngành công

nghiệp, nhất là sản xuất, kinh doanh dệt); phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật được
phân bố ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
- Phân ngành hoá dầu bao gồm các sản phẩm hoá lọc dầu từ dầu thô như
xăng, dầu hoả, dầu bôi trơn; các loại dược phẩm, mỹ phẩm. Nói chung phân ngành
này tập trung chủ yếu ở các nước phát triển có trình độ kỹ thuật công nghệ cao và
có vốn đầu tư lớn như Hoa Kỳ, Nhật, LB Nga, Anh, Pháp, CHLB Đức…[28]
Hiện nay, sản xuất, kinh doanh hoá chất được coi là ngành mũi nhọn trong hệ
thống các ngành sản xuất, kinh doanh trên thế giới. Hoạt động này có một số đặc
điểm sau:
Thứ nhất: Sản xuất, kinh doanh hoá chất sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu
khác nhau.
Sản xuất, kinh doanh hoá chất sử dụng tổng hợp các nguồn nguyên vật liệu
tự nhiên, các phế liệu và chất thải của các ngành sản xuất và đời sống để tạo ra
nhiều sản phẩm mới mà các đặc tính của chúng nhiều khi lại không có trong tự

10


nhiên, góp phần vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có giá trị sử
dụng cao trong đời sống xã hội trên cơ sở sử dụng tài nguyên hợp lý và tiết kiệm
hơn. Sản xuất, kinh doanh hoá chất sử dụng nhiều loại nguyên liệu, khoáng sản, kể
cả phế liệu của các ngành sản xuất khác để chế tạo ra nhiều loại hoá phẩm. Chẳng
hạn như từ muối ăn có thể sản xuất xút và clo, từ vôi và than đá chế tạo ra cacbua
canxi, từ apatít, phôtphoric sản xuất ra phân lân, tận dụng xỉ lò cao để sản xuất
benzen, phênol, hay từ cành, ngọn cây có thể chế ra rượu… Đây cũng là ngành có
nhu cầu rất lớn về nhiên liệu, năng lượng và nguồn nước. (Ví dụ để sản xuất ra 1 tấn
sợi nhân tạo, phải cần từ 7 đến 10 tấn nhiên liệu, 8.000 đến 15.000 kwh điện và từ
1.200 đến 2.000 m3 nước).
Thứ hai: Sản xuất, kinh doanh hoá chất thường được phân bố ở nhiều nơi.
Sản xuất, kinh doanh hoá chất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng

như trong đời sống của nhân dân. Nó cung cấp nguyên liệu ban đầu hoặc bán thành
phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh nhẹ.
Đối với nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh hoá chất là đòn bẩy để thực hiện quá
trình hoá học hoá, góp phần tăng trưởng sản xuất với năng suất cao, chất lượng sản
phẩm tốt. Sản xuất, kinh doanh hoá chất cung cấp những vật tư chiến lược cho nông
nghiệp như phân hoá học, thuốc trừ sâu, các loại thuốc chống dịch bệnh, kích thích
sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi… Do vậy, ngành sản xuất, kinh
doanh hoá chất thường được phân bố ở nhiều nơi.
Thứ ba: Đặc điểm về sản phầm và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Một số sản phẩm của ngành sản xuất, kinh doanh hoá chất là những chất độc
hại, chuyên chở xa nguy hiểm và bất tiện (như H2SO4, xút, clo) nên cần được phân
bố ngay tại vùng tiêu thụ. Bên cạnh đó, ngành sản xuất, kinh doanh hoá chất thường
được phân bố gần các trung tâm sản xuất, kinh doanh cơ khí, sản xuất, kinh doanh
nhẹ vì một số ngành này tiêu thụ nhiều hoá phẩm. Vì vậy, nguy cơ gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường nước, đất, không khí và sức khỏe cộng đồng do hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất là khá cao.

11


Thứ tư: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoá chất có mối liên hệ rất khăng
khít với nhau trong việc sử dụng thành phẩm và sản phẩm phụ của nhau. Ví dụ như
nhà máy phân lân sử dụng H2SO4 của nhà máy sản xuất H2SO4; nhà máy sơn sử
dụng xỉ quặng pyrit của nhà máy phân lân… Trong nhiều trường hợp, các nhà máy
hoá chất này sử dụng hoá phẩm của các nhà máy hoá chất khác để sản xuất ra hàng
trăm sản phẩm mới. Vì đặc điểm này, xu hướng phân bố các nhà máy hoá chất là
thành từng cụm để có điều kiện sử dụng tổng hợp nguyên liệu.
Thứ năm: Một số ngành sản xuất, kinh doanh hoá chất đòi hỏi quy trình kĩ
thuật phức tạp, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư lớn (hoá dầu, tổng hợp hữu cơ…)
thường chỉ tập trung ở các nước phát triển.

Ngành sản xuất, kinh doanh hoá chất Việt Nam bắt đầu được xây dựng trên
quy mô lớn từ năm 1954. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển nhanh chóng, công
nghiệp Việt Nam đã trở thành một nhành kinh tế kỹ thuật độc lập. Năm 1969, Nhà
nước đã quyết định thành lập Tổng cục Hóa chất Việt Nam. Những năm 1980 –
1985 sản xuất, kinh doanh hoá chất là một trong những ngành thể hiện rõ tính chủ
đạo của sản xuất, kinh doanh quốc doanh. Các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo
70% tổng giá trị sản lượng toàn ngành. Năm 1985, sản xuất, kinh doanh hoá chất
chiếm tỉ trọng cao trong toàn ngành sản xuất, kinh doanh Việt Nam (10,6%). Thời
kỳ đổi mới, từ 1986, sản xuất, kinh doanh hoá chất nước ta phát triển ổn định. Tốc
độ tăng trưởng của ngành cao nhất là thời kỳ 1991-1995, đạt mức 20%/năm, cao
hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Các chuyên ngành chính của
sản xuất, kinh doanh hoá chất Việt Nam là: Phân bón; Hoá chất bảo vệ thực vật;
Hoá chất cơ bản; sản phẩm cao su, nhựa; Chất tẩy rửa; Điện hoá; Sơn, chất dẻo.
Hiện tại, ngành hoá chất được coi là một trong những ngành sản xuất, kinh doanh
mũi nhọn cho giai đoạn đến năm 2010 với tỉ trọng 8,1% tổng giá trị sản xuất của
toàn ngành công nghiệp. Cơ cấu của ngành là hoá chất cơ bản, cao su, thuốc chữa
bệnh dựa trên các thế mạnh về nguyên liệu, cơ sở vật chất- kỹ thuật, nhu cầu thị
trường trong nước và khả năng liên doanh với nước ngoài. Năm 2003, nước ta đã
sản xuất gần 1,3 triệu tấn phân hoá học, gần 400 nghìn tấn xà phòng giặt, trên 18

12


nghìn tấn thuốc trừ sâu, gần 44 nghìn tấn H2SO4, trên 80 nghìn tấn xút
(NaOH)…[10]
1.1.3. Thực trạng bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất tại Việt
Nam
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hóa chất đang đặt ra những
thách thức mới về môi trường. Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam
(Vinachem), doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

các sản phẩm hóa chất đã có sự quan tâm đặc biệt cho công tác bảo vệ môi trường
và coi đây như một biện pháp song hành với việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và
phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới,
nhưng Vinachem vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhiều sản phẩm đáp ứng
được nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Cùng với việc mở rộng, nâng cao
năng lực sản xuất, các nhà máy hóa chất của Tập đoàn đã và đang triển khai xây
dựng mới, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước, khí và rác thải, nhằm khắc phục
ô nhiễm, bảo đảm đạt quy định các dạng chất thải trước khi ra môi trường. Ngoài ra,
nhiều đơn vị còn trang bị thêm các thiết bị nhằm cải thiện điều kiện làm việc của
người lao động, thực hiện thường xuyên các hoạt động nhằm kiểm soát và giảm
thiểu ô nhiễm theo yêu cầu của cơ quan bảo vệ môi trường. Chẳng hạn:
- Công ty Xu-pe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao đã chuyển đổi công nghệ
sản xuất a-xít sun-phurich (H 2SO4 ) từ đốt py-rit sang lưu huỳnh, chuyển từ
phương pháp tiếp xúc đơn sang phương pháp tiếp xúc kép, hấp thụ kép.
- Cụm công trình nghiên cứu cải tạo lò cao và cải tiến công nghệ của Công ty
Phân lân nung chảy Văn Điển, ngoài việc nâng công suất lò từ 10 nghìn tấn/năm lên
100 nghìn tấn/năm còn mang lại lợi nhuận lớn, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi
năm. Hệ thống thu bụi xử lý khí thải, nước thải cũng giảm định mức tiêu hao than
24%, điện 20%, giải quyết triệt để bụi thải và các thành phần độc hại.
- Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cũng đã nghiên cứu thiết kế hệ
thống công nghệ xử lý xy-a-nua, H 2S (sun-phua hy-đrô) trong nước thải tuần hoàn

13


rửa khí ở xưởng khí hóa than, hoàn thiện công nghệ chưng thu hồi a-mô-ni-ắc trong
nước thải sản xuất.
- Tại các công trình đầu tư xây dựng mới như Dự án Nhà máy sản xuất phân
bón DAP (Hải Phòng), Nhà máy sản xuất phân đạm u-rê từ than cám Ninh Bình, dự

án mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc... và các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng
các đơn vị, đều được đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn công nghệ ít gây ô nhiễm,
đáp ứng các yêu cầu về môi trường của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, công nghệ và thiết bị sản xuất
trong lĩnh vực hóa chất, phân bón ở nước ta hiện nay mới đạt trình độ trung bình
của khu vực (trừ một số nhà máy mới xây dựng); giá trị của nguyên liệu, nhiên liệu,
năng lượng và công lao động thường chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm xuất
xưởng. Nhiều dây chuyền sản xuất vẫn còn sử dụng công nghệ và thiết bị cũ, lạc
hậu, khiến tỷ lệ sử dụng nhân công cao, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. Mặt
khác, kỹ thuật xử lý môi trường ở Việt Nam đôi khi vẫn chưa theo kịp với nhu cầu
phát triển của ngành hóa chất. Các dây chuyền sản xuất hoá chất hoặc có sử dụng
hoặc thiếu nhiều trang bị an toàn. Công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất hoá
chất còn chưa được áp dụng rộng rãi. Nhiều hoá chất độc hại trong dây chuyền chưa
được thay thế. Các cơ sở sản xuất còn thiếu hệ thống xử lý chất thải.
Theo số liệu điều tra của Bộ Công Thương Việt Nam và cơ quan hợp tác
quốc tế nhật bản (JICA) cả nước có 3.311 nhà máy đã được xác định là nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường. Đa số các cơ sở đóng tại khu vực dân cư. Các nguồn
gây ô nhiễm phân bố ở các ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hoá chất, vật liệu
xây dựng. Trong đó, sản xuất, kinh doanh hoá chất chiếm tỉ lệ khá cao, 432 nhà máy
(chiến 12,3%). Trong những năm qua, nhiều sự cố môi trường do rò rỉ hoá chất đã
xảy ra. Nổi bật là vụ rò rỉ khí mêtan ngày 11/01/1999 ở mỏ than Mạo Khê, Quảng
Ninh làm 19 người chết, 12 người bị thương; hay vụ ngạt khí mêtan ngày
06/07/2000 tại công ty thủy sản Cam Ranh, Khánh Hoà làm 4 người chết [10]. Vấn
đề môi trường ở các nhà máy sản xuất hoá chất thường xuyên được đặt ra. Tại mỗi

14


nhà máy cần có những đánh giá tình trạng môi trường và hiệu quả của những biện
pháp kiểm soát môi trường tại cơ sở.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác bảo vệ môi trường, Vinachem
đang xúc tiến cùng các đơn vị triển khai một số giải pháp và kế hoạch thực hiện
từng giai đoạn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo đó, Tập đoàn sẽ
kiện toàn hệ thống quản lý môi trường từ cấp Tập đoàn đến các đơn vị thành viên.
Từng đơn vị phải có phương án tổ chức sản xuất hợp lý, cải tiến quy trình vận hành,
thường xuyên sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng thiết bị; đồng thời lập kế hoạch bảo vệ
môi trường, ứng phó sự cố hóa chất và cách tổ chức thực hiện, diễn tập kế hoạch.
Phương pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong các cơ sở hóa chất đang hoạt động
và xây dựng các nhà máy mới được Tập đoàn đặc biệt khuyến khích, kết hợp tuyên
truyền, vận động, nâng cao ý thức gìn giữ môi trường đối với người lao động. Ngoài
ra, Tập đoàn cũng tập huấn đối với đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp về tầm quan
trọng của công tác bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong
sự phát triển bền vững. Lãnh đạo Vinachem đang xây dựng chính sách ưu tiên đầu
tư xử lý môi trường ở các doanh nghiệp có lượng phát thải lớn, các doanh nghiệp
nằm trong khu vực nhạy cảm, đông dân cư. Về lâu dài, Tập đoàn sẽ tiếp tục đổi mới
sản phẩm, thay đổi nguyên liệu, thu hồi triệt để các loại phế liệu, chất thải để tái sử
dụng và tạo ra sản phẩm có ích. Đồng thời, tiến tới áp dụng công nghệ, thiết bị theo
hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, đạt hiệu quả và thân thiện môi
trường như công nghệ điều khiển tự động, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ
vật liệu trong hoạt động sản xuất. Giải pháp căn cơ, lâu dài này được Vinachem ưu
tiên triển khai áp dụng rộng rãi tại các cơ sở đang hoạt động cũng như các dự án đầu
tư xây dựng mới.
1.2. Khái quát về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hóa chất
1.2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất.

15



Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
là một lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động
bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa
chất. Đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất gồm các nhóm quan hệ xã hội liên quan đến
hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất của các
chủ thể trong xã hội như: Các quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn trong sản
xuất, kinh doanh hóa chất; các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong
sản xuất kinh doanh hóa chất; các quy định về khắc phục sự cố hóa chất. Bên cạnh
đó pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
còn quy định rất cụ thể về các nguyên tắc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất, quyền và nghĩa vụ của nhà nước về bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất…
Các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh hóa chất gồm Nhà nước và các tổ chức, cá nhân tiến
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất. Nhà nước có tư cách là chủ thể đặc
biệt thực hiện việc quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa
chất, ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan
đến quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, tổ chức thực
hiện các quy định pháp luật và bảo đảm cho các quy định pháp luật đó được thực thi
hiệu quả. Các chủ thể khác được Nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất như: Các tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
hay các loại hóa chất cơ bản, các tổ chức xuất, nhập khẩu hóa chất hay các tổ chức
cá nhân buôn bán hóa chất.
Phương pháp điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất là sự kết hợp giữa phương pháp mệnh lệnh,
phương pháp thỏa thuận và phương pháp hướng dẫn. Phương pháp mệnh lệnh được
sử dụng để điều chỉnh các quan hệ quản lý môi trường, xử phạt vi phạm pháp luật


16


về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Phương pháp thỏa thuận được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc
bồi thường thiệt hại đối với môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa
chất. Phương pháp hướng dẫn được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa
chất [21].
Để đảm bảo thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh hóa chất, pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này điều
chỉnh những nội dung cơ bản sau:
Một là: Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án sản
xuất, kinh doanh hóa chất.
Theo đó, pháp luật thường điều chỉnh hai vấn đề cơ bản:
- Các quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường. Đây là hoạt động
giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi triển khai
các dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất. Làm tốt công tác đánh giá môi trường,
những rủi ro, ảnh hưởng xấu đối với môi trường và những sự cố có thể xảy ra trong
quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất sẽ được dự báo và
tương ứng với nó là các giải pháp bảo vẹ môi trường cụ thể.
- Các quy định về thực hiện một số yêu cầu bảo vệ môi trường khác: Đó
thông thường là các yêu cầu như sử dụng công nghệ bảo đảm tiêu chuẩn môi
trường, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất nguy hiểm và giảm thiểu chất thải hóa
chất hay xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc kế hoạch
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định
Hai là: Các quy định về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
hóa chất.
Các vấn đề cơ bản được điều chỉnh trong nhóm nội dung này bao gồm:
- Các quy định về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở

sản xuất, kinh doanh hóa chất.

17


Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh hóa chất, Các quy định về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm
môi trường thường điều chỉnh các vấn đề như:
+ Vấn đề đảm bảo an toàn hóa chất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa
chất: yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; yêu
cầu về chuyên môn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất;yêu cầu trong cất giữ, bảo
quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; yêu cầu về khoảng
cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm( Địa điểm sản
xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất phải
bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, di tích lịch
sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn nước sinh
hoạt...)
+ Vấn đề quản lý chất thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Thông
thường các cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất sẽ thực hiện quản lý chất thải theo
yêu cầu chung của pháp luật quản lý chất thải, giống như các cơ sở sản xuát, kinh
doanh trong các lĩnh vực khác. Đó là các yêu cầu riêng đói với quản lý chất thải
thông thường và các yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất thải nguy hại.
+ Các quy định riêng về điều kiện được sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc
danh mục sản xuất kinh doanh có điều kiện trong một số ngành, lĩnh vực đặc thù. Vi
dụ như ngành y tế, ngành công nghiệp, ngành thú y…
- Các quy định pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại các
cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Hóa chất là một trong những lĩnh vực tiền ẩn
rất nhiều nguy cơ cao gây sự cố. Mặc dù sự cố hóa chất không hoàn toàn đồng nhất
với sự cố môi trường nhưng phần lớn các sự cố hóa chất là sự cố môi trường vì hậu
quả của nó thường gây ô nhiễm, suy thoái và biến đổi môi trường nghiêm trọng. Vì

vậy, pháp luật bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh hóa chất hiện hành có
các quy định riêng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hóa chất độc và hóa
chất nguy hiểm.

18


×