Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập Hệ thống thông tin Công ty cổ phần công nghệ số bách khoa BKC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.72 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................vi
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH KHOA
BKC.......................................................................................................................... 1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...................................................1
1.1.1.

Giới thiệu chung về Công ty........................................................................1

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.....................................................................................1
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh.................................................................................2
1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển................................................................4
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị...................................................5
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa
BKC.......................................................................................................................... 5
1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Công Nghệ
Số Bách Khoa BKC qua 2 năm 2015-2016............................................................8
II. TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH KHOA BKC............................................10
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị...............................................................10
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị.............10
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán............................................................12
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế................................................................16
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích kinh
tế.............................................................................................................................. 16
2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích..............................16
2.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích..............................................................18
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH KHOA BKC................20


3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty cổ phần Công Nghệ Số
Bách Khoa BKC....................................................................................................20

i


3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................20
3.1.2. Hạn chế.........................................................................................................21
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của Công ty cổ phần Công
Nghệ Số Bách Khoa BKC.......................................................................................21
3.3.1. Ưu điểm.........................................................................................................21
3.3.2. Hạn chế.........................................................................................................22
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP...............................23
KẾT LUẬN............................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................25
PHỤ LỤC

ii


LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không những phải năng động sáng tạo, tận
dụng các biện pháp kinh tế khéo léo linh hoạt có hiệu quả mà còn phải xây dựng
một hệ thống kế toán vững mạnh có chất lượng tốt.
Kế toán với chức năng của mình trong việc phản ánh đầy đủ về sự hiện hữu,
phát sinh cũng như sự biến động của tài sản thông qua việc ghi chép, thu thập và xử
lý các thông tin để cung cấp một cách kịp thời, chính xác, toàn diện, khách quan từ
đó doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình tài chính hiện có của mình, giúp cho các
nhà quản lý có được những quyết định đúng đắn, hợp lý, kịp thời trong việc ra các

quyết định. Kế toán không chỉ phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý kinh tế tài
chính của nhà nước, góp phần tạo hiệu quả cho công tác này, mà còn là công cụ
quan trọng để các doanh nghiệp tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh.
Chính vì thế, bộ máy kế toán là một trong những bộ phận không thể thiếu
trong mỗi doanh nghiệp nhất là trong thời kì hiện nay. Việc xây dựng một hệ thống
kế toán hiệu quả cũng là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt
được, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài. Với tư cách là một sinh
viên chuyên ngành Kế toán, em nhận thấy việc học hỏi về thực tế kế toán trong các
doanh nghiệp là một nhiệm vụ cấp thiết. Vì vậy em xin thực tập tại Công ty cổ phần
Công Nghệ Số Bách Khoa BKC.
Trong thời gian thực tập, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị trong
ban quản lý và đặc biệt trong phòng kế toán tại Công ty cổ phần Công Nghệ Số
Bách Khoa BKC cũng như các phòng ban khác đã giúp em hoàn thành kỳ thực tập.
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong
quá trình tìm hiểu, đánh giá về Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC
nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo.
Báo cáo thực tập bao gồm 4 phần chính:
I. Tổng quan về Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC
II. Tổ chức công tác kế toán, phân tích BCTC tại Công ty cổ phần Công Nghệ
Số Bách Khoa BKC

iii


III. Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích BCTC của Công ty cổ phần
Công Nghệ Số Bách Khoa BKC
IV. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.

iv



DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

VCĐ

Vốn cố định

2

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

3

TSCĐ

Tài sản cố định

4

VNĐ


Việt nam đồng

5

BHXH

Bảo hiểm xã hội

6

BCTC

Báo cáo tài chính

7

DN

Doanh nghiệp

8

BH

Bán hàng

9

KKTK


Kê khai thường xuyên

10

TK

Tài khoản

11

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

12

GTGT

Giá trị gia tăng

13



Hóa đơn

14

KQHĐKD


Kết quả hoạt động kinh doanh

15

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1 : Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa
BKC.......................................................................................................................... 2
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Công Nghệ
Số Bách Khoa BKC qua 2 năm 2015-2016...............................................................8
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Công
Nghệ Số Bách Khoa BKC năm 2015 và năm 2016.................................................18

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy Công ty cổ phần công nghệ số bách khoa BKC.............6
Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC........10
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung.............................15

vi


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH

KHOA BKC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty.
- Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Công Nghệ số Bách Khoa BKC
- Tên viết tắt: BKC
- Mã số thuế : 0104911261
- Địa chỉ: Lô 1,2 LK4, Khu đô thị Văn Khê, Phường La Khê, Quận Hà Đông,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Người đại diện theo pháp luật: Trần Phú Hải
- Điện thoại(84) :(04)35148999
- E-mail:
- Website : www.bkc.vn
- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng Việt Nam).
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.
* Chức năng:
- Sản xuất và mua bán phần mềm, máy tính, linh kiện máy tính, đồ điện, điện
tử, điện lạnh, thiết bị viễn thông, thiết bị giáo dục và các sản phẩm cơ khí.
- Mua bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây dựng.
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa. Nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh
doanh.
- Mua bán, tư vấn cài đặt, sửa chữa sản phẩm tin học.
- Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại, bán buôn thiết bị và linh kiện
điện tử, điện thoại viễn thông, máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
* Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu nắm bắt nhu cầu khách hàng về lĩnh vực điện tử tin học trong nước
cũng như thế giới để từ đó có phương án và chiến lược kinh doanh cụ thể.
- Tổ chức tiến hành xây dựng kế hoạch về nhu cầu nhân lực, nhu cầu hàng
hóa, thiết bị đảm bảo quá trình kinh doanh của công ty.

- Đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách, thuế cho Nhà nước, tạo công
ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
1


Bảng 1.1 : Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Công Nghệ Số
Bách Khoa BKC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21


Tên ngành
Mã ngành
Hoạt động của các cơ sở thể thao
9311
Chi tiết: Sân vận động bóng đá
Hoàn thiện công trình xây dựng
4330
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
4210
Xây dựng nhà các loại
4100
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
8230
Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
7320
Quảng cáo
7310
Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng
2640
Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi
2620
tính
Sản xuất linh kiện điện tử
2610
Sửa chữa thiết bị liên lạc
9512
Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi
9511
Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ

6209
khác liên quan đến máy vi tính
Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
6202
Đai lý, môi giới, đấu giá
Chi tiết: Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
4610
Môi giới thương mại ( không hoạt động đấu giá )
Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên
4742
doanh
Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và
4741
thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ khác trong các của hàng kinh doanh tổng hợp
4719
Chi tiết: Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Chi tiết: Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, điện
4652
thoại, viễn thông
Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
4651
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
4649
Chi tiết:
- Bán buôn máy, thiết bị y tế loại sử dụng trong gia
đình như: máy đo huyết áp, máy trợ thính…
- Bán buôn nước hóa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm
vệ sinh

- Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện
- Bán buôn giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội thất
2


tương tự
- Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm…
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ
nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia
đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa
22

hàng chuyên doanh
Chi tiết:
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện trong

4759

các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội thất
23

tương tự trong các cửa hàng chuyên doanh
Giáo dục nghề nghiệp
Chi tiết: dạy nghề

8532

(Nguồn: Giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty)
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại

vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.

3


1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC thuộc hình thức công ty cổ
phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ngày 28 tháng 10/2010 theo quyết định của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hà
Nội, Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC được thành lập dưới loại hình công
ty cổ phần và lấy tên giao dịch chính thức. Giấy đăng ký kinh doanh số 0104911261 do Sở
Kế hoạch Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 28 tháng 10 năm 2010.
Tên Công ty: Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC
Tên viết tắt: BKC BACH KHOA DIGITAL TECHNOLOGI CORPORATION
Trụ sở chính: Số 159 Thái Hà, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,Thành phố
Hà Nội.
Phòng bảo hành: Số 70, Chùa Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa - Hà Nội
Ngoài ra công ty còn có các văn phòng trong và ngoài nước khác.
Hệ Thống showroom tại Siêu Thị Co.op Sài Gòn, Siêu Thị BigC Thăng Long,
Long Biên, Mê Linh, Vĩnh Phúc, Vinh, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng và Trung
Tâm Thương Mại INDOCHINA PLAZA Hà Nội.
Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC được thành lập từ năm
2001 nhưng hoạt động dưới tư cách là một cửa hàng có tên Bách Khoa Computer để
trưng bày sản phẩm và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty TNHH Bách Khoa S.G.
Tới tháng 1 năm 2006, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập Chi
Nhánh Công ty TNHH Bách Khoa S.G hoạt động hoàn toàn độc lập với Công ty
TNHH Bách Khoa S.G.
Tới tháng 10 năm 2010 công ty được đổi tên từ Chi Nhánh Công ty TNHH
Bách Khoa S.G sang thành Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC với

vốn điều lệ là 20.000.000.000 đồng ( Hai mươi tỷ đồng Việt Nam).
Ngày 13 tháng 12 năm 2017 công ty thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ: Số 159
Thái Hà, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội sang Lô 1,2 LK4,
Khu đô thị Văn Khê, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt
Nam.( Phụ lục 04)
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Công ty Cổ phần Công nghệ số Bách Khoa BKC là một trong những công ty
tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị máy tính tại thị trường Việt Nam. Với
bề dày hơn 10 năm hoạt động, hơn 85 chi nhánh, cửa hàng bán lẻ trên khắp 3 miền

4


cả nước. Nhân sự trong công ty là tập hợp các kỹ sư và kỹ thuật viên trẻ năng động
có năng lực chuyên môn cao và tận tâm với công việc. Công ty không chỉ cung cấp
kịp thời cho khách hàng các sản phẩm công nghệ thông tin có chất lượng cao với
giá hợp lý mà còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hậu mãi tin cậy nhất.
BKC hiện đang là đối tác nhập khẩu và phân phối tin cậy của các hãng sản
xuất máy tính lớn trên thế giới như: IBM – Lenovo, JVJ, 2Good, Acer, MMX,
TOSHIBA, Dell, TP – Link, Linksys, HP, CENIX, SAFA…
Với vai trò là đại diện chính thức được ủy quyền từ các hãng máy tính, điện
thoại và thiết bị số hàng đầu trên thế giới, định hướng phát triển Bách Khoa
Computer là xây dựng và phát triển hệ thống chuỗi siêu thị máy tính hiện đại rộng
nhất, rộng khắp và đứng đầu Việt Nam.
Công ty luôn coi trọng vấn đề nhân lực, liên tục đào tạo nâng cao trình độ và
tay nghề cho mọi thành viên trong công ty. Đến với BKC, khách hàng sẽ được sự
hậu mãi tốt với đội ngũ Kỹ sư và Kỹ thuật viên giỏi, nhiệt tình và nhiều kinh
nghiệm. Tất cả mọi hành động, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty đều hướng tới
mục đích phục vụ khách hàng tốt nhất. “Đến với Bách Khoa - Đến với niềm tin”.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách

Khoa BKC
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung phụ
thuộc rất nhiều vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý. Một trong những
nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắp xếp bố trí
công nhân viên trong cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với năng lực và sở trường của
mỗi người. Từ việc sắp xếp cơ cấu tổ chức đó cho kết quả hoạt động và sự phối hợp
đồng bộ, nhịp nhàng, phản ứng kịp thời với những biến động có thể xảy ra trong
quá trình vận hành bộ máy nhân sự. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
phải đảm bảo tính nguyên tắc, nhất quán, thống nhất trong chỉ đạo công việc và duy
trì đều đặn. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần công nghệ số bách khoa
BKC được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy Công ty cổ phần công nghệ số bách khoa BKC

5


Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Kinh Doanh
tổng hợp

Phòng Hành
chính nhân sự và
tổng hợp

Phòng Kế toán Tài

chính

Phòng Kỹ
thuật phần
mềm

Phòng
giao
vận

Phòng sản xuất
và kho

Phòng Kỹ
thuật hệ
thống

Cửa hàng
trưng bày và
bán lẻ

( Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC)
Cơ cấu nhân sự và chức năng của từng bộ phận như sau:
+ Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, giám đốc phụ trách chung toàn công ty nhưng
phụ trách trực tiếp 03 phòng là phòng kinh doanh tổng hợp, phòng kế toán tài chính,
phòng sản xuất và kho.
+ Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc và được giám đốc ủy quyền quản lý
quá trình hoạt động của nhân sự và hoạt động của các phòng ban.

Ban giám đốc họp thường kỳ 1 tháng 1 lần để đánh giá tình hình hoạt động
của công ty và đưa ra phương hướng hoạt động kế tiếp, rút kinh nghiệm điều chỉnh
kế hoạch chi tiết nếu cần thiết.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: Xây dựng các phương án, lập kế hoạch kinh
doanh, nghiên cứu điều tra nhu cầu thị trường, khuyếch trương thương hiệu và hình
ảnh công ty.
Tiếp thị bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm đến các cá nhân đơn vị quan tâm,
tạo được ấn tượng tốt của khách hàng.
Tìm kiếm phát hiện các nhu cầu mua hàng, tiếp cận đàm phán với đại lý lớn.

6


Đàm phán tiếp cận mua bán trực tiếp với chủ đầu tư.
Phân tích thông tin, cập nhật thông tin để tiếp cận, tạo dựng cơ hội đàm phán
mua bán với khách hàng. Báo cáo thị trường: Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình
hình khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Báo cáo tháng được báo cáo tại cuộc họp cuối
tháng của phòng.
Quan hệ đối ngoại: Với khách hàng tiếp cận các thông tin phục vụ công việc,
quan hệ với đối tác cạnh tranh (mục đích, hình thức, báo cáo lại kết quả).
+ Phòng Kế toán tài chính: Tổ chức hoạt động tài chính kế toán của doanh
nghiệp theo quy định thống nhất của Bộ tài chính, cung cấp số liệu đầy đủ kịp thời
cho ban giám đốc, đề xuất phương án tài chính đáp ứng yêu cầu kinh doanh của
công ty.
+ Phòng sản xuất và kho: Hàng hóa được nhập về chưa hoàn thiện được qua
sơ chế kiểm tra và xuất vào kho lưu đảm bảo đủ hàng hóa bán ra cho bộ phận kinh
doanh.
+ Phòng Hành chính – Nhân sự và Tổng hợp: Là phòng quản lý nội bộ công ty
trong lĩnh vực hành chính, quản lý con người, tổ chức các hoạt động tinh thần cho
cán bộ công nhân viên, điều hành bố trí công việc, giám sát công cộng nhằm phục

vụ một cách tốt nhất các hoạt động nội bộ và đối ngoại của công ty, tổ chức nhân sự
tham mưu cho giám đốc về quản trị nhân lực.
+ Phòng kỹ thuật phần mềm: Có chức năng thiết kế và lập trình trang web,
nhằm đưa lên mạng được những thông tin mới nhất, tính năng của sản phẩm, những
yêu cầu tuyển dụng, đối thoại…
+ Phòng giao vận: Có chức năng chủ yếu là chuyên chở hàng theo yêu cầu
làm sao cho nhanh và hiệu quả nhất.
+ Phòng kỹ thuật hệ thống: Là phòng có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và kỹ
thuật mới trong vận hành, sửa chữa và đầu tư trang thiết bị máy móc cho hoạt động
kinh doanh của công ty, có kế hoạch cung ứng vật tư và có trách nhiệm đảm bảo
đầy đủ những yêu cầu thắc mắc của khách hàng về chức năng của từng sản phẩm
cũng như tính năng của chúng.
1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Công
Nghệ Số Bách Khoa BKC qua 2 năm 2015-2016

7


Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Công
Nghệ Số Bách Khoa BKC qua 2 năm 2015-2016
So sánh
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi
vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
15. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế
TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp

Năm 2015
129.548.218.404

Năm 2016


Tỷ
lệ(%)

Số tiền

105.824.755.692 (23.723.462.712)

317.004.471

130.272.747

(186.731.724)

(18,31)
(58,91)

129.231.213.933

105.694.482.945 (23.536.730.988)

(18,21)

104.746.780.505

84.073.124.138

(20.673.656.367)

(19,74)


24.484.433.428

21.621.358.807

(2.863.074.621)

(11,69)

99.482.847

6.103.785

(93.379.062)

(93,86)

436.513.333

462.598.814

26.085.481

5,98

20.934.667.719

16.798.235.403

(4.136.432.316)


(19,76)

4.399.855.354

4.195.559.653

(204.295.701)

(4,64)

(1.187.120.131)

171.068.722

1.358.188.853

(114,41)

498.697.573
725.805.669
(227.108.096)

288.768.023
235.598.192
53.169.831

(209.929.550)
(490.207.477)
280.277.927


(42,09)
(67,54)
(123,41)

(1.414.228.227)

224.238.553

1.638.466.780

(115,86)

(52.568.887)

(100)

1.691.035.667

(115,29)

52.568.887

(1.466.797.114)

224.238.553

(Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC năm
2015,2016)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình chi phí, lợi nhuận của DN năm 2016 so
với năm 2015 có nhiều chuyển biến tốt, do công ty đã có những chính sách, kế


8


hoạch cụ thể và quản lý chặt chẽ hơn, cụ thể:
Tổng chi phí năm 2016 là 21.456.393.870 VNĐ, còn năm 2015 là
25.771.036.406 VNĐ, giảm 4.314.642.536 VNĐ; tương ứng giảm 16,74 %, cụ thể là:
+ Chi phí tài chính năm 2016 so với năm 2015 tăng 26.085.481 VNĐ tương
ứng tỷ lệ tăng 5,98%.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 so với năm 2015 tăng 204.295.701
VNĐ tương ứng với tỷ lệ 4,64%.
+ Chi phí bán hàng năm 2016 so vói năm 2015 giảm 4.136.432.316 VNĐ
tương ứng với tỷ lệ 19,76%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2016 là 224.238.553 VNĐ còn năm 2015 là
(1.414.228.227) VNĐ. Lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 1.638.466.780 VNĐ
so với năm 2015, tương ứng với tỷ lệ tăng 115,86%. Lợi nhuận trước thuế năm
2016 tăng so với năm 2015 chủ yếu do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
và lợi nhuận khác tăng so với năm 2015 tăng và tổng chi phí năm 2016 giảm so
với năm 2015. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng chưa tốt nên trong 2 năm 2015 và
2016 phát sinh các khoản giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại.
Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 224.238.553 VNĐ còn năm 2015 là
(1.466.797.114) VNĐ. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng 1.691.035.667 VNĐ so
với năm 2015 cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt,
doanh nghiệp cần tiếp túc đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy tăng doanh thu bán
hàng hơn nữa, cụ thể là tăng sản lượng bán ra, đồng thời thực hiện tiết kiệm, sử
dụng một cách có hợp lý chi phí để lợi nhuận ngày càng tăng cao, thực hiện mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

9



II. TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ BÁCH KHOA BKC
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC:
Kế Toán Trưởng

Bộ
phận
kế toán
TSCĐ
và đầu
tư dài
hạn

Bộ
phận
kế
toán
vật tư
hàng
hoá
tồn
kho

Bộ
phận
kế toán

tiền
lương

BHXH

Bộ phận
tập hợp
chi phí
và tính
giá
thành
sản
phẩm

Bộ
phận
KT
bán
hàng

phân
phối
LN

Bộ
phận
kế
toán
thanh
toán


Bộ
phận
kế toán
tổng
hợp
kiểm
tra

Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC
( Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa BKC)
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
+ Kế toán trưởng: Ông Trịnh Đức Hà - là người trực tiếp phụ trách phòng kế
toán theo chức năng, chuyên môn, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý sử dụng vật tư,
tiền vốn trong toàn Công ty theo đúng chế độ kế toán tài chính của Nhà nước ban
hành. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý tài chính
cấp trên và Giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính cũng
như công tác kế toán tại công ty.
+ Bộ phận kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn: Theo dõi tình hình tài sản cố định
và đầu tư dài hạn của công ty, định kỳ hoặc thường xuyên kiểm kê TSCĐ, có số liệu
chính xác về thực trạng TSCĐ trong công ty, lập bảng trích khấu hao TSCĐ, Bộ
phận kế toán này theo dõi trên các TK sau: 211, 214, 221, 222, 228, 241, 242, 244.

10


+ Bộ phận kế toán vật tư hàng hoá tồn kho: Hằng ngày mở sổ theo dõi vật tư
hàng hoá nhập, tập hợp và tính giá thành chi tiết vật tư công ty tự làm, lập bảng
phân bổ vật liệu, cuối kỳ lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho, Bộ phận này theo dõi trên
các TK sau 152, 153, 154,156

+ Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi các hợp đồng khoán lương
sản phẩm, thanh toán lương cho CBCNV và các khoản trích theo lương, theo dõi
lương thời gian, lương nghỉ ốm của CBCNV toàn công ty, cuối tháng lập bảng phân
bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bộ phận này theo dõi trên các TK sau
334, 338, 3382, 3383, 3384, 138.
+ Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi tập
hợp chi phí và tính giá thành thực tế của các sản phẩm xuất xưởng, theo dõi sản
phẩm làm dở, tham mưu trực tiếp với phòng kinh doanh và kỹ thuật về quản lý hồ
sơ chứng từ sản phẩm hoàn thành đã bàn giao, bộ phận này theo dõi trên các TK sau
154, 632.
+ Bộ phận kế toán bán hàng và phân phối lợi nhuận: Giúp kế toán trưởng
kiểm tra, theo dõi, quản lý kho thành phẩm, doanh thu bán hàng, kết quả sản xuất
kinh doanh, bộ phận này theo dõi trên các TK sau 131, 511, 632, 635, 641, 421,
711,811, 8211, 911.
+ Bộ phận kế toán thanh toán: Kiểm tra xem xét tính hợp lý của chứng từ thu
chi tiền mặt, tiền gửi và tiền vay, hàng ngày viết phiếu thu chi, cuối ngày đối chiếu
với thủ quỹ, cuối tháng đối chiếu số dư với ngân hàng, bộ phận này theo dõi trên
các TK sau: 111, 112, 131, 331.
+ Bộ phận kế toán tổng hợp kiểm tra: Chịu trách nhiệm ghi sổ tổng hợp, xử lý
số liệu kế toán hàng tháng trước khi khoá sổ kế toán, chịu trách nhiệm về tính chính
xác của số liệu và tiến độ báo cáo.
2.1.1.2. Chính sách kế toán tại đơn vị
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng theo các Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam đã ban hành, Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 Bộ tài chính,
- Hình thức kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký Chung,

11



- Đồng tiền sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ), nguyên tắc quy đổi theo tỷ giá
thực tế
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 (tính theo năm
dương lịch)
- Kế toán tổng hợp hàng tồn kho hạch toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Kế toán chi tiết hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá
vốn. Giá vốn hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan tực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
- Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp bình quân
gia quyền cuối kỳ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu.
Công ty căn cứ vào đặc điểm hoạt động mà lựa chọn chứng từ sử dụng trong
kế toán. Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm
theo thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014.
Các loại chứng từ mà Công ty đang sử dụng: (Phụ lục 05)
- Chứng từ thanh toán như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy đề nghị tạm
ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê quỹ, ủy nhiệm chi.
- Chứng từ vật tư hàng tồn kho như: hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm
nghiệm, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, bảng
kê phiếu nhập, bảng kê phiếu xuất...
- Chứng từ tiền lương như: bảng chấm công; bảng phân bổ tiền lương và
BHXH, bảng thanh toán lương và BHXH, chứng từ chi tiền thanh toán cho người
lao động, bảng làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán....
- Chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên
bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, thẻ TSCĐ.

- Chứng từ bán hàng: hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT.
Luân chuyển chứng từ kế toán: tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán quy
định là kiểm tra tính đúng đắn, trung thực, hợp lệ… các yếu tố ghi chép trên chứng
12


từ kế toán. Sau đó kế toán từng đội sắp xếp phân loại chứng từ kế toán, hàng tháng
nộp lên phòng kế toán công ty, phòng kế toán công ty kiểm tra lại một lần nữa rồi
mới tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán.
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán,
- Hệ thống tài khoản kế toán : Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế
toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Căn cứ vào quy mô và nội dung nghiệp vụ
phát sinh tại đơn vị mình, kế toán Công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản cụ thể và
phù hợp và chi tiết các tài khoản thành các tài khoản hợp với nhu cầu thông tin và
quản lý tài chính. Để phù hợp với điều kiện kinh doanh Công ty đã mở thêm các tài
khoản cấp 2, cấp 3 để tiện theo dõi, hạch toán, tăng hiệu quả công tác kế toán. (Phụ
lục 06, 07)
Một số nghiệp vụ chủ yếu tại Công ty cổ phần Công Nghệ Số Bách Khoa
BKC:
1. Ngày 27/10/2017 công ty thanh toán tiền mua dầu cho công ty TNHH xăng
dầu An Bình bằng tiền mặt 504.350 VNĐ. Căn cứ phiếu chi số PC-BK/T528-053VPT (phụ lục 08)
Nợ TK 6417: 458.500
Nợ TK 1331: 45.850
Có TK 1111: 504.350
2. Ngày 24/11/2017 căn cứ theo HĐ số 4290 và phiếu thu số CTXBK/0004290, bán hàng cho anh Phạm Quang Duy, khách hàng trả tiền ngay: (phụ
lục 09)
Nợ TK 111: 131.000
Có TK 511: 119.090
Có TK 33311: 11.909
3. Ngày 15/01/2017 công ty nộp tiền thuế môn bài 2017 theo giấy nộp tiền vào

ngân sách nhà nước số tiền phải chi 3.000.000 VNĐ
Nợ TK 3338: 3.000.000
Có TK 112: 3.000.000
2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để xử lý
thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính
và báo cáo quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ
vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung đồng thời
13


những nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ thẻ kế
toán chi tiết có liên quan. Định kỳ từ sổ nhật ký chung ghi các nghiệp vụ kinh tế vào
Sổ cái. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết, đối
chiếu bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối tài khoản, sau khi khớp số liệu giữa 2
bảng tiến hành lập báo cáo tài chính. Áp dụng hình thức này, công việc kế toán
được dàn trải trong tháng và thông tin kế toán được cung cấp kịp thời. Tất cả các tài
liệu kế toán được đưa vào lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, được phân loại sắp xếp theo
trình độ thời gian, mỗi niên độ kế toán. Nhân viên kế toán được phân công quản lý
phần hành kế toán nào thì có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán phát sinh
liên quan đến phần hành đó. Hệ thống sổ tổng hợp, chi tiết được trình bày khoa học,
phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Tài chính.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký
đặc
biệt


SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

SỔ CÁI

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

14
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH


Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống BCTC
Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam
ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính
hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định số 15/2006/QD-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Kỳ lập báo cáo tài chính là

báo cáo tài chính năm, ngày kết thúc niên độ là này 31/12 hằng năm.
Về hệ thống báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy
định, bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DN):Lập định kỳ quý, năm.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh( Mẫu số B02-DN): Lập định kỳ quý, năm.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) : Lập định kỳ năm.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính( Mẫu số B09-DN): Lập định kỳ năm.
Căn cứ báo cáo họat động kinh doanh của năm trước, sổ kế toán tổng hợp và
sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để lập báo
cáo kết quả kinh doanh.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế

15


2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành và nguồn dữ liệu phân tích
kinh tế
Hiện nay, Công ty có tiến hành phân tích kinh tế tuy nhiên không có bộ phận
riêng mà do bộ phận kế toán tiến hành phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng
thanh toán của Công ty, và Công ty thường tiến hành phân tích kinh tế vào cuối kỳ kế
toán, khi đã lên các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính.
2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Với: Vốn kinh doanh = Vốn cố định + Vốn lưu động
Hệ số doanh thu trên

Tổng doanh thu
Vốn kinh doanh bình quân


=

vốn kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, khả năng tạo ra doanh thu của
đồng vốn kinh doanh bình quân hay một đồng vốn kinh doanh bình quân bỏ ra thì
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hệ số lợi nhuận trên

Lợi nhuận thuần
= Vốn kinh doanh bình quân

vốn kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, một đồng
vốn kinh doanh bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
Với: VCSH bình quân = (VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ)/2
Hệ số doanh thu trên

=

Tổng doanh thu
Vốn chủ sở hữu bình quân

vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, khả năng tạo ra doanh thu của
đồng vốn chủ sở hữu bình quân hay một đồng vốn chủ sở hữu bình quân bỏ ra thì
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hệ số lợi nhuận trên

=


Lợi nhuận thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân

vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, một đồng
vốn chủ sở hữu bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Với: Vốn lưu động bình quân
16


(TSNH-NPTngắn hạn)đầu kỳ+(TSNH-NPT ngắn
Vốn lưu động bình quân=

Hệ số doanh thu trên

hạn)cuối kỳ
2
Tổng doanh thu
Vốn lưu động bình quân

=

vốn lưu động
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, khả năng tạo ra doanh thu của
đồng vốn lưu động bình quân hay một đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hệ số lợi nhuận trên


Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân

=

vốn lưu động
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng lưu động, một đồng vốn lưu
động bình quân bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Với: Vốn cố định bình quân = (TSDH cuối kỳ +TSDH đầu kỳ)/2
Hệ số doanh thu trên

=

Tổng doanh thu
Vốn cố định bình quân

vốn cố định
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, khả năng tạo ra doanh thu của
đồng vốn cố định bình quân hay một đồng vốn cố định bình quân bỏ ra thì thu được
bao nhiêu đồng doanh thu.
Hệ số lợi nhuận trên

=

Lợi nhuận thuần
Vốn cố định bình quân

vốn cố định
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn cố định, một đồng vốn cố

định bình quân bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
=> Các chỉ tiêu trên càng lớn thì càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các nguồn
vốn của doanh nghiệp là càng cao, càng tốt cho doanh nghiệp.
2.2.3. Tổ chức công bố báo cáo phân tích
Dựa trên số liệu từ các báo cáo kế toán bộ phận kế toán tiến hành phân tích
một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sau đó báo cáo lên ban
quản lý. Ta thu được bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần
Công Nghệ Số Bách Khoa BKC năm 2015 và năm 2016
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016
17

So sánh


1.Doanh thu
2.Lợi nhuận sau thuế
3.Vốn kinh doanh bình quân
4.Vốn lưu động bình quân
5.Vốn cố định bình quân
6.Vốn chủ sở hữu bình quân
7. Hiệu suất sử dụng vốn
kinh doanh
7.1. Hệ số doanh thu trên
vốn kinh doanh (=1/3)
7.2. Hệ số lợi nhuận trên vốn

kinh doanh (=2/3)
8. Hiệu suất sử dụng vốn lưu
động
8.1 Hệ số doanh thu trên vốn
lưu động (=1/4)
8.2. Hệ số lợi nhuận trên vốn
lưu động (=2/4)
9. Hiệu quả sử dụng vốn cố
định
9.1. Hệ số doanh thu trên
vốn cố định (=1/5)
9.2. Hệ số lợi nhuận trên vốn
cố định (=2/5)
10.Tỷ suất sinh lời của
VCSH (10=2/6)

Chênh lệch
129.231.213.933 105.694.482.945 (23.536.730.988)
(1.466.797.114) 224.238.553
1.691.035.667
21.449.659.554 19.094.521.117 (2.355.138.437)
18.777.073.640 12.786.107.525 (5.990.966.115)
2.672.585.914
6.308.413.592
3.635.827.678
19.802.531.455 19.094.521.117
(708.010.338)

6,02


5,54

(0,07)

0,01

6,88

8,27

(0,08)

0,02

48,35

16,75

(0,55)

0,04

(0,07)

0,02

Tỷ lệ
(18,21)
(115,29)
(10,98)

(31,91)
136,04
(3,58)

(0,48)

(7,97)

0,08

(114,29)

1,39

20,20

0,1

(125)

(31,6)

(65,36)

0,59

(107,27)

0,09
(128,57)

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và BCĐKT năm 2014 và 2015)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
tương đối tốt. Hệ số lợi nhuận trên vốn đều tăng, cụ thể: hệ số lợi nhuận trên vốn
kinh doanh bình quân năm 2016 so với 2015 tăng 0,08 tương ứng tăng 114,29%; hệ
số lợi nhuân trên vốn cố định bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 0,59 tương
ứng tăng 107,27%; hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân năm 2016 so với
2015 tăng 0,1 tương ứng tăng 125%. Hệ số doanh thu trên vốn lưu động năm 2016
so với 2015 tăng 1,39 lần hay 20,20%.
Tuy nhiên ta thấy hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân, vốn cố định
bình quân giảm:

18


- Hệ số doanh thu trên VCĐ bình quân năm 2015 là 48,35 lần. Sang năm 2016,
hệ số này là 16,75 lần; tương ứng giảm 31,6 lần tương ứng với tỷ lệ 65,36%.
Nguyên nhân là do doanh thu năm 2016 so với năm 2015 giảm 18,21% mà vốn cố
định năm 2016 so với năm 2015 tăng 136,04%.
- Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân năm 2015 là 6,02 lần. Sang
năm 2016 hệ số này là 5,54 lần; tương ứng giảm 0,48 lần tương ứng với tỉ lệ 7,97%
nhưng chỉ giảm nhẹ đây là vấn đề công ty cần tìm ra giải pháp để đồng thời hệ số
doanh thu và lợi nhuận trên vốn đều tăng; từ đó để giúp doanh nghiệp sử dụng vốn
một cách hiệu quả nhất.

19


×