Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập Hệ thống thông tin ĐÀI PHÁT THANH và TRUYỀN HÌNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.68 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đơn vị thực tập:
ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Lâm Oanh
Lớp: K50S3
MSV: 14D190181

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................................................iii
2.4. Đánh giá và đề xuất định hướng khóa luận......................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................1
B. HẠ TẦNG KỸ THUẬT CNTT...............................................................................................................2

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT
1
2


3
4
5
6

Tên bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ
Trang
Bảng biểu 2: Tình hình sử dụng vốn lưu động, vốn cố định của Công ty
trong 2 năm 2013 – 2014
Biểu đồ 1.3: Bảng kết quả kinh doanh của Công ty DITECH qua 2
năm 2013 và 2014
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các biện pháp bảo đảm dữ liệu
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người sử dụng phần mềm bảo mật.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức
Hình 1.1: Ảnh website Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ
Ditech

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT
HTTT
TMĐT
CP
KD
LAN
WAN


Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin
Thương mại điện tử
Cổ phần
Kinh doanh
Mạng cục bộ (Local area network)
Mạng diện rộng (Wide Area Network)

CSDL
DT
NS
LNST

Cơ sở dữ liệu
Doanh Thu
Ngân sách
Lợi nhuận sau thuế

iii


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học, giúp sinh viên rút ngắn
khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Thông qua việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt
động kinh doanh của đơn vị thực tập, giúp sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực
tế và có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn.
Trong quá trình thực tập sinh viên cũng được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã
được trang bị về xây dựng, triển khai và quản lý HTTT doanh nghiệp. Từ đó sinh viên
sẽ được trực tiếp tham gia vào một hoặc một số công việc theo sự phân công của đơn
vị thực tập để rèn luyện kỹ năng thực tế và tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực thuộc

chuyên ngành đào tạo của đơn vị thực tập. Những việc đó sẽ giúp cho sinh viên phát triển
khả năng phát hiện vấn đề từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất nội
dung viết khóa luận tốt nghiệp, khảo sát thực tế chuyên sâu để phục vụ viết báo cáo thực
tập tổng hợp và khóa luận tốt nghiệp theo hướng đề xuất và được thông qua.
Bản thân em qua quá trình thực tập cũng đã ít nhiều thu được thêm những kiến
thức chuyên ngành cũng như kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho việc viết báo cáo
cũng như phát triển công việc sau này. Em đăng ký thực tập tại: Đài phát thanh và
truyền hình Thanh Hóa. Cụ thể em đã được phân vào phòng kỹ thuật phát và trực tiếp
tham gia vào quá trình triển khai phần mềm chuyên dụng của công ty tới các đối tác
khách hàng. Qua 1 tháng thực tập em đã nắm được một số thông tin hoạt động của
công ty, đặc biệt em cũng hiểu rõ được quy trình triển khai phần mềm tới các đối tác từ
đó có những hướng cụ thể cho đề tài và hoàn thành được bản báo cáo này.
Tuy nhiên do đây là lần đầu em được tiếp xúc với công việc thực tế nên vẫn
còn những hạn chế và thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về
Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa nên rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn !

iv


PHẦN NỘI DUNG

I. Giới thiệu chung
1.1. Thông tin chung về đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa
Tên công ty: ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA
Tên tiếng Anh: THANH HOA RADIO ANH TELEVION STATION
Tên viết tắt: TTV
Trụ sở chính: 08 Hạc Thành, Phường Tân Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hoá
Điện thoại: 02373858885

Website:
Mã số thuế: 2800230447
Người đại diện pháp lý: Cao Cường Đệ
Ngày thành lập: Ngày 26 tháng 9 năm 1956
Loại hình công ty: Là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa.
Vốn điều lệ: Là đơn vị sự nghiệp công
Ngành nghề kinh doanh chính: Hoạt động phát thanh, truyền hình
1.2. Quá trình thành lập và phát triển
Ngày 26/9/1956, Đài Truyền thanh Thanh Hóa được thành lập, với nhiệm vụ tiếp
âm chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ những ngày đầu mới thành lập, hoạt
động trong điều kiện khó khăn, Đài Truyền thanh Thanh Hóa luôn nỗ lực cố gắng, giữ
cho tiếng loa không bao giờ tắt; góp phần cùng quân và dân cả nước đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược.
Bằng sự nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ, đến nay Đài PTTH Thanh Hóa đã có
những chuyển động mạnh mẽ, kịp thời, từng bước khẳng định bản sắc, thương hiệu
riêng của TTV. Đến nay, Đài PTTH Thanh Hóa đang phát triển theo hướng cơ quan
truyền thông đa phương tiện, đưa sóng phát thanh và truyền hình Thanh Hóa phủ khắp
địa bàn trong tỉnh, trong nước và khu vực, với nhiều bản tin bằng các thứ tiếng khác
nhau; phục vụ 19 giờ truyền hình/ngày; 14 giờ phát thanh/ngày. Đáp ứng rộng rãi nhu
cầu thông tin, văn hóa, giáo dục, giải trí của khán thính giả trong và ngoài tỉnh.
Với mục tiêu phấn đấu xây dựng Đài PT-TH Thanh Hóa trở thành cơ quan truyền
thông đa phương tiện có thương hiệu trong ngành PT-TH cả nước. Đài chủ trương

1


nâng cao chất lượng các chương trình Phát thanh, Truyền hình, đặc biệt là các chương
trình mang bản sắc xứ Thanh luôn được các thế hệ lãnh đạo Đài PT-TH Thanh Hóa đề
ra và tổ chức thực hiện. Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay, Đài PT-TH Thanh Hóa đã xây
dựng một lộ trình phát triển cụ thể, hướng tới một cơ quan truyền thông đa phương

tiện có uy tín, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của tỉnh và đáp ứng nhu cầu
nghe, xem của khán, thính giả.
Trong thời gian tới, về nội dung, Đài tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện các
chương trình theo hướng phát thanh và truyền hình hiện đại, đồng thời chú trọng và
đầu tư đổi mới cách thức sản xuất các bản tin Thời sự; các chương trình giải trí; game
show mang bản sắc văn hóa xứ Thanh; sản xuất ký sự, phim tài liệu mang đậm dấu ấn
của vùng đất, con người Thanh Hóa; nâng cao chất lượng các chương trình Phát thanh
tương tác. Cùng với đó là đầu tư đổi mới, nâng cấp Website Truyenhinhthanhhoa.vn
theo hướng hiện đại. Ngoài ra là tổ chức các sự kiện cho các đơn vị gắn với hoạt động
truyền thông mang bản sắc PT-TH Thanh Hóa.
Về mặt kỹ thuật, Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa đã hoàn thành việc
đầu tư thiết bị sản xuất và phát sóng theo chuẩn HD; đang tiến hành hoàn thiện trung
tâm sản xuất chương trình mới với trường quay 600 chỗ, các studio hiện đại, tòa nhà
làm việc rộng rãi, có thể bố trí các khu vực ghi hình ngoài trời. Tổng diện tích trụ sở
làm việc mới của Đài có quy mô 15ha.
Đây là điều kiện hết sức quan trọng để Đài PT-TH Thanh Hóa tiếp tục nâng cao
chất lượng các chương trình Phát thanh - Truyền hình theo hướng hiện đại, phấn đấu
trở thành một cơ quan truyền thông uy tín và có nhiều chương trình hấp dẫn.
1.3. Tổ chức nhân sự
1.3.1. Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá:
a. Ban giám đốc: Gồm có Giám đốc là Tổng biên tập; 2 Phó giám đốc là Phó
tổng biên tập; 1 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật; 1 Phó giám đốc phụ trách dịch vụ
quảng cáo.
b. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Gồm 13 phòng và 1 tổ chuyên môn:
- Phòng Thời sự chính trị
- Phòng Chuyên đề, chuyên mục
- Phòng Biên tập chương trình
- Phòng Phát thanh


2


- Phòng Văn nghệ - Thể thao
- Phòng Bạn nghe đài – bạn xem truyền hình
- Phòng Khai thác chương trình
- Phòng Tiếng dân tộc
- Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình
- Phòng Kỹ thuật phát sóng - truyền dẫn
- Phòng Kế hoạch - Tài vụ
- Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phòng Thông tin quảng cáo
- Tổ quay phim và đạo diễn ( trực thuộc Ban giám đốc)
c. Đơn vị trực thuộc: Gồm 3 đơn vị.
- Trường Trung cấp nghè Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa
- Trung tâm Dịch vụ Phát thanh và truyền hình và Tổ chức sự kiện
- Trung tâm Triển lãm – Hội chợ - Quảng cáo.
1.3.2. Nhân sự
Đài PT – THtỉnh Thanh Hóa có tổng số 183 cán bộ, công chức, phóng viên đã
được đào tạo cơ bản, vững vàng về chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên
nâng cao trình độ theo hướng đổi mới công tác phát thanh – truyền hình hiện đại.
- Tổng số nhân viên: 183 nhân viên
- Tuổi trung bình: 30,8 tuổi
- Tỷ lệ nam / nữ: 60,8% / 39,2%
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của Đài
Trình độ
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng –trung cấp
Tổng


Năm 2015
Số
Tỉ lệ
lượng
%
(người)
30
0,66
50
52,23
75
47,11
155
100

3

Năm 2016
Năm 2017
Số
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
lượng
%
(người)
%
(người)
38
0,66
43

0,76
56
53,15
60
53,78
78
46,19
80
45,46
172
100
183
100
(Nguồn:Phòng tổ chức hành chính)


1.3.3. Tăng trưởng nhân sự
Với mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân sự có trình độ và chuyên nghiệp, Đài thực
hiện các chính sách nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và dành các cơ hội tốt nhất cho
người lao động. Thông qua đó nhân sự của Đài tăng trưởng đều qua các năm và đạt
được sự ổn định cả về lượng và chất.
1.4. Năng lực tài chính
1.4.1. Tài chính lành mạnh
Trải qua hơn 60 năm hoạt động, tình hình tài chính của Đài phát thanh và truyền
hình Thanh Hóa luôn được cơ quan Nhà nước đánh giá là lành mạnh, thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Ngân sách nhà nước cấp hàng năm rơi vào khoảng 20 tỷ/ năm. ( Số liệu thống kê
từ phòng kế hoạch tài vụ của Đài).
1.4.2. Tăng trưởng ổn định
Tình hình doanh thu của Đài PT-TH Thanh Hóa luôn tăng trưởng ở mức ổn định,

cụ thể qua 2 nguồn thu chính là nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu dịch vụ
từ các quảng cáo trên sóng phát thanh truyền hình.
Đơn vị tính: nghìn VNĐ

Biểu 2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu

4


Tình hình kinh doanh của Đài trong 3 năm gần đây nhìn chung khá tốt. Các
chỉ tiêu tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế đều tăng so với
năm trước. Cụ thể tổng doanh thu năm 2015 là 60 tỷ đồng, 2016 là 70 tỷ và 2017 là
62 tỷ đồng.
1.5. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin
1.5.1. Giới thiệu về website của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thanh
Hóa
- Tên miền: />
Hình ảnh website của Đài

- Các tính năng: giới thiệu các thông tin về Đài như cơ cấu tổ chức, chức năng
nhiệm vụ; các tin tức thời sự, chính trị trong và ngoài nước, giáo dục, y tế,... dưới dạng
báo viết; truyền hình trực tuyến, quảng cáo – giới thiệu về Đài.
1.5.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin
Cùng với xu hướng phát triển khoa học công nghệ nói chung và công nghệ
truyền hình nói riêng, trong thời gian qua, Đài PT-TH Thanh Hóa đã có những bước
chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ và ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực sản xuất, lưu
trữ, truyền dẫn, phát sóng và điều hành quản lý.
Trong sản xuất chương trình, là sự ứng dụng CNTT trong việc chuyển đổi công
nghệ sản xuất từ quy trình làm việc dựa trên băng từ truyền thống (analoge) trước đây
sang quy trình làm việc dựa trên file trong tất cả các công đoạn từ Tiền kỳ - Hậu kỳ Playout và Lưu trữ. Trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng, là ứng dụng trong truyền dẫn

phát sóng và điều hành kiểm soát các chương trình cùng với sự chuyển đổi từ phát
sóng tương tự sang phát sóng số trên các hệ thống truyền hình mặt đất, cáp, vệ tinh.

5


Ngoài ra, sự bùng nổ của kỷ nguyên CNTT và Internet đã dẫn tới sự hội tụ sâu
rộng và ứng dụng của CNTT vào công nghệ truyền hình với sự xuất hiện các phương
thức truyền hình mới dựa trên mạng Internet (web, IPTV, OTT, ...). Ứng dụng CNTT
trong các hệ thống của TTV đã góp phần quan trọng vào việc điều hành tác nghiệp,
quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình, nâng cao chất lượng tín hiệu phát
sóng, đơn giản hóa các quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian,
giảm chi phí cho sản xuất, phân phối và phát sóng các chương trình của Đài trên đa
nền tảng.
 Trang thiết bị phần cứng:
- Số máy chủ: 45
- Số máy trạm: 135
- Các môi trường và nền tảng: Windows Vista / XP / 2000 / 9x; Linux
- Ngôn ngữ lập trình: MS.NET; C/C; Java/Java Script; MS Visual basic; XML;
C#; HTML; Delphi; Assembler.
- Cơ sở dữ liệu: MS Access; MS SQL Server; Oracle; Foxpro.
- Mạng: LAN, WAN; Internet; Wimax, Wifi.
- Ngoại ngữ: Tiếng anh, tiếng Nga.
Công ty đảm bảo mỗi nhân viên văn phòng đều được trang bị một máy tính trong
quá trình làm việc, tỉ lệ máy tính được kết nối Internet là 100%.
 Phần mềm:
Đài sử dụng các rất nhiều phần mềm, ngoài các phần mềm hỗ trợ về tin học văn
phòng và các phần mềm hỗ trợ xử lý ảnh/ video/ dựng phim như photoshop, adobe
illustrator, after effect,… Đài còn sử dụng các phần mềm như:
Loại phần mềm

Phần mềm kế toán
Phần mềm thống kê, phân
tích dữ liệu
Phần mềm quản lý nhân sự
Phần mềm SEO
Phần mềm quản trị nội dung

Tên phần mềm
MISA
IBM
SPSS
Statistics
Bizzone 2010
SEO
power
suite
Worpress,
Joomla

6

Loại
Version 11

Nhà cung cấp
1

Version 20.0

1

3
3

Version 3.2.1

3


II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ HỆ
THỐNG THÔNG TIN CỦA CÔNG TY
2.1. Phân tích thực trạng về thông tin và HTTT
2.1.1. Phương thức thu thập thông tin của doanh nghiệp
Đối với nguồn thông tin nội bộ trong Đài:
Nhân viên trong Đài tuỳ vào từng vị trí mà phạm vi thông tin có thể cung cấp
được, trong phạm vi thông tin trong Đài PT-TH Thanh Hóa thường là những thông tin
quan trọng cần được bảo mật cực cao như danh sách nguồn nhân lực, tình hình doanh
thu. Đây là các thông tin quý giá đã qua xử lý của Đài.
Đối với luồng thông tin thu thập để viết bài, đưa tin:
Đài truyền hình luôn có đội ngũ phóng viên, cộng tác viên phủ sóng tại nhiều nơi
trong tỉnh thành và thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất ở trong và ngoài
tỉnh cũng như trên thế giới.
Trung bình mỗi ngày có khoảng 50 – 100 cuộc gọi từ các cơ quan, tổ chức hoặc
người dân địa phương gọi về đường dây nóng của Đài. Từng vụ việc đều được ghi
chép rõ thông tin, địa chỉ liên lạc, để chuyển cho phóng viên. Các phóng viên sẽ trực
tiếp xác minh thông tin để từ đó lên đường tìm kiếm thêm thông tin và thực viện các
phóng sự.
2.1.2. Phương thức xử lý thông tin
Đài luôn có đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp chuyên phụ trách
thu thập xử lý thông tin với ba tiêu chí nhanh chóng – chính xác – đầy đủ để xây dựng
các chuyên đề đưa tin trên sóng phát thanh, truyền hình.

2.1.3. Phương thức lưu trữ và truyền thông thông tin
Phương thức truyền, nhận thông tin trong nội bộ công ty sử dụng đường truyền
của mạng Lan, Wifi và Internet để truyền nhận thông tin giữa cấp trên và cấp dưới và
giữa nhân viên các phòng ban với nhau. Các tin tức nội bộ hoặc các thông báo có thể
được thông tin trực tiếp, hoặc thông qua bảng thông báo, thông qua mail của các nhân
viên. Thông tin sau xử lý được lưu trữ dưới 2 dạng: bản cứng và bản mềm. Các bản
cứng được sắp xếp theo thời gian hoặc nội dung, lưu trữ tại các tủ hồ sơ tại các phòng
ban. Tương tự với bản mềm, được lưu trữ trong máy tính tại các bộ phận do chưa có
bộ phận chuyên trách về thông tin để chuyên lưu trữ thông tin.
2.1.4. An toàn bảo mật thông tin tại Đài
Hiện nay ở công ty vấn đề an toàn bảo mật thông tin được xem xét ở khía cạnh là
vấn đề bảo mật cho hệ thống. Các biện pháp được áp dụng để đảm bảo an toàn thông
tin cho hệ thống, dữ liệu của công ty như sau:

7


- Đối với hệ thống mạng của Đài: Cài đặt Firewall cho router, giám sát dung
lượng mạng LAN, hệ thống cảnh báo và phát hiện malware, hệ thống quản lý truy cập,
các phần mềm diệt virus quản lý tập trung.
- Có ứng dụng google drive để lưu trữ những thông tin quan trọng, đề phòng
trường hợp mất mát thông tin.
- Đài đã và đang áp dụng quy trình bảo mật và có quy chế chính sách bảo mật
riêng.
- Nhân viên còn sử dụng các phần mềm không có bản quyền thông qua những
phần mềm crack hay những trang chia sẻ không an toàn trên mạng có nguy cơ lây lan
virus, spyware tới máy tính cá nhân là tương đối cao, dễ phát sinh những lỗ hổng bảo
mật khi sử dụng máy tính cá nhân truy cập mạng internet
- Ý thức bảo vệ tài khoản cá nhân khi kết nối mạng internet chưa thật sự cao,
nhân viên thường xuyên sử dụng wifi công cộng không được bảo vệ khi truy cập

những tài khoản cá nhân, để mất khẩu yếu, sử dụng chung mật khẩu cho nhiều trang
web, nhiều ứng dụng trên mạng trong thời gian dài.
Hiện tại, cho đến hiện tại Đài PT-TH Thanh Hóa chưa gặp phải vấn đề gì lớn về
vấn đề bảo mật và an ninh mạng. Tuy nhiên, các loại tội phạm trên mạng, các nguy cơ
lừa đảo trên mạng đang ngày môt gia tăng. Bởi vậy, trong tương lai Đài sẽ còn chú
trọng hơn nữa vào vấn đề bảo mật và an ninh mạng để làm nền tảng cơ sở vững chắc
cho sự phát triển của Đài – Một cơ quan ngôn luận chính thức của tỉnh Thanh Hóa.
2.1.5. Hệ thống thông tin tại Đài
Quản lý lịch sản xuất chương trình
3. - Phần mềm quản lý nhân sự
4. - Phần mềm kế toán
5. - Hệ thống đăng ký và quản lý tin tức/ bài
6. -Hệ thống sản xuất kỹ tin tức
7. - Hệ thống quản lý phát sóng ( Đây là sự tích hợp giữa 3 hệ thống gồm: Hệ
thống lập lịch, đăng ký sản xuất (Traffic); Hệ thống quản lý chương trình phát sóng
(MAM) và Hệ thống phát sóng MCS2 (Automation) ).
Đánh giá về thực trạng an toàn bảo mật tại doanh nghiệp
7.1.1. Thực trạng vấn đề an toàn bảo mật thông tin
Cùng với việc phát triển của hạ tầng và các ứng dụng CNTT, nhiều giải pháp an
ninh bảo mật mạng cũng được triển khai như hệ thống Firewall, hệ thống cảnh báo và
phát hiện malware, hệ thống quản lý truy cập, các phần mềm diệt virus quản lý tập

8


trung... . Các chính sách về an ninh bảo mật cũng được quy hoạch và ứng dụng dần
xuống các hệ thống từ quản lý điều hành đến quản lý tác nghiệp sản xuất.
Đài đã áp dụng các chính sách bảo mật cho thông tin như sử dụng ổ cứng, sao
lưu liên tục, đồng bộ lên mạng, sử dụng phần mềm diệt virut cho 100% các máy tính
trong công ty, hệ thống tường lửa, cảnh báo truy cập trái phép..

Hệ thống giám sát an ninh, camera theo dõi 24/24.



Các biện pháp bảo đảm dữ liệu trong Đài PT-TH Thanh Hóa.
Độ an toàn bảo mật của các máy tính:

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người sử dụng phần mềm bảo mật.
Nguồn:Phòng kĩ thuật

7.1.2. Đánh giá về vấn đề an toàn bảo mật thông tin của doanh nghiệp
Theo như điều tra, chỉ có 80% số máy tính cá nhân sử dụng các phần mềm miễn
phí, có thể crack trên mạng, 20% máy tính là có sử dụng phần mềm diệt virut có bản
quyền được hỗ trợ từ nhà sản xuất cho thấy mức độ chú trọng tới công tác bảo mật của
từng máy tính của nhân viên còn cao
Theo như khảo sát thì ở các máy tính của Đài đểu sử dụng các phương pháp đảm
bảo cho dữ liệu của máy tính: 20% số máy tính sử dụng ổ cứng độ bền cao cho máy
tính để đảm bảo về dữ liệu, 30% lại sử dụng giải pháp đồng bộ lên mạng còn lại 50%
sử dụng phương pháp sao lưu liên tục. Qua việc thực hiện các biện pháp có thể thấy
được rằng Đài đã có những biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh
nghiệp mình.
Hệ thống thư điện tử được cấp từ hòm mail của Đài, đảm bảo 1 địa chỉ cố định để
liên lạc với các nhân viên
Hệ thống được định kỳ bảo trì 6 tháng/lần tương đối tốt. Nội dung bảo trì bao
quát và có trọng tâm trọng điểm
7.2. Vấn đề về quản trị HTTT tại Đài PT-TH Thanh Hóa
7.2.1. Quản trị mạng

9



Đài có bộ phận về quản trị mạng máy tính, quản trị viên là người nắm giữ toàn
bộ thông tin của hệ thống, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm
được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker, đảm
bảo sự ổn định của hệ thống tường lửa, phát hiện và sửa các lỗi trên hệ thống mạng, kiểm
tra, giám sát hệ thống nhằm phát hiện những tấn công trái phép từ bên ngoài.
Kiến trúc mạng được mô tả rõ ràng: mạng LAN, được bố trí theo kiểu hình nhánh.
Các thiết bị mạng được đặt tại địa điểm an toàn: có phòng máy riêng. Trong đó có máy
chủ và các thiết bị mạng. Chỉ những người có nhiệm vụ mới được phép ra vào, tủ đặt máy
chủ có khóa. Các phần mềm mạng được cập nhật bản nâng cấp, sửa lỗi mới nhất.
7.2.2. Quản trị Website
Đài có nhân viên chuyên quản trị website, cập nhật, đăng tải tin tức hàng ngày
trên trang web.
7.2.3. Quản trị CSDL, phần cứng, phần mềm
CSDL về quản lý lương, quản lý nhân sự, quản lý khách hàng được lưu trữ trong
các phần mềm tại các bộ phận triển khai ứng dụng phần mềm.
Hệ thống SERVER chứa dữ liệu toàn bộ công ty như thông tin về kế toán- tài
chính, văn phòng, ban dự án, ban kiểm soát.
Hạ tầng phần cứng, phần mềm của công ty đáp ứng được nhu cầu quản lý CSDL
của công ty. Tuy nhiên, những hạ tầng về phần cứng phần mềm này cũng cần được bảo
trì nâng cấp liên tục.
Về lâu dài Đài cần các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có dung lượng lớn và hỗ trợ
nhiều hơn đảm bảo trong việc lưu trữ và quản lý CSDL đáp ứng nhu cầu sử dụng của
các phòng ban khác nhau trong Đài.
7.2.4. Quản trị nhân lực HTTT
Đài luôn chú trọng công tác đào tạo nâng cao khả năng cho các cán bộ nhân viên
CNTT của công ty và có chính sách đãi ngộ hợp lí để thu hút, đào tạo, phát triển và
duy trì nguồn nhân lực hiểu biết CNTT nói chung và HTTT nói riêng, nhằm đạt
được kết quả tối ưu cho cả công ty lẫn nhân viên.
Là cơ quan ngôn luận của tỉnh Thanh Hóa vì vậy mà luôn đề ra các chính sách

tuyển dụng đúng người, đúng năng lực để đảm bảo hoàn thiện tốt các ứng dụng về
HTTT trong công việc.
Các nhân viên đảm bảo 100% có chứng chỉ tin học tuy thuộc các phòng ban bộ
phận khác nhau nhưng cũng được đào tạo tìm hiểu về CNTT, HTTT mà Đài đã và
đang sử dụng đảm bảo trong quá trình làm việc không có vấn đề xảy ra.

10


2.4. Đánh giá và đề xuất định hướng khóa luận
Sau quá trình thực tập tại Đài, cùng với việc điều tra, tổng hợp số liệu về công ty
từ đó phân tích các dữ liệu thu thập được trong thời gian thực tập, tìm ra những điểm
vướng mắc trong quá trình ứng dụng CNTT của Đài phát thanh và truyền hình Thanh
Hóa. Với những kiến thức, kỹ năng và qua sự nghiên cứu, tìm hiểu của mình và giải
quyết các vấn đề mà Đài đang mắc phải. Em xin đề xuất một số hướng đề tài khóa
luận tốt nghiệp nhằm giải quyết vấn đề của Đài như sau:
Đề tài 1: Một số giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, nâng cao tính bảo
mật, an toàn dữ liệu lưu trữ tại Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa.
Đây là đề tài mà em nghĩ là mình có kiến thức vững nhất sau đợt thực tập hơn
nữa đây cũng là một việc rất quan trọng để góp phần tạo nên thương hiệu cũng như sự
phát triển của Đài. Do đó em đề xuất đề tài này là đề tài chính mà em sẽ nghiên cứu
trong quá trình là khóa luận.
Đề tài 2 : Hoàn thiện và ứng dụng quản lý nhân sự của Đài phát thanh và
truyền hình Thanh Hóa.
Bởi 1 trong những mục tiêu đề ra của Đài là từ năm 2018 – 2020 sẽ hoàn thiện hệ
thống quản lý nhân sự trong điều hành quản lý. Chính vì thế việc lựa chọn đề tài hoàn
thiện hệ thống quản lý nhân sự của Đài là 1 đề tài tương đối hay và cũng khá phù hợp,
thuận lợi cho em.

11



LỜI KẾT
Qua 4 tuần thực tập tại Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa em phần nào
nắm được tình hình phát triển của Đài và cũng hiểu được một số những công việc cho
ngành mà mình đang theo học. Em thấy đây là một công việc tuy có nhiều khó khăn và
thử thách nhưng lại rất thú vị và có tính phát triển cao. Cũng nhờ quá trình thực tập mà
em đã có thêm được những kinh nghiệm thực tế, đã được tiếp cận với môi trường làm
việc thực tế từ đó em đã có những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển sự nghiệp
trong tương lai.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô khoa Hệ thống
thông tin kinh tế và Thương mại điện tử cùng Đài phát thanh và truyền hình Thanh
Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện báo cáo này!
Em xin chân thành cảm ơn!

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính năm 2013, 2014 (Phòng kế toán- Đài phát thanh và truyền
hình Thanh Hóa)
2. Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý (Bộ môn Công nghệ thông tin- Khoa
HTTT Kinh tế- Đại học Thương Mại).
3. Bài giảng Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp (Bộ môn Công nghệ thông
tin- Khoa HTTT Kinh tế- Đại học Thương Mại).
4. Tài liệu hướng dẫn thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
5. Website:


PHỤ LỤC: PHIẾU ĐIỀU TRA

TẠI ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH THANH HÓA
(Lưu ý: Em cam kết giữ bí mật các thông tin riêng của công ty và chỉ dùng thông tin
cung cấp tại phiếu điều tra này cho mục đích làm khóa luận tốt nghiệp)
A.
1)
2)
3)
4)

THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp ………..………………………………………………………
Trụ sở chính doanh nghiệp ……………………………………………………...
Năm thành lập doanh nghiệp:................................................................................
Thông tin liên hệ của người điền phiếu
Họ và tên:
Nam/Nữ:
Năm sinh:
Dân tộc:
Quốc tịch:
Vị trí công tác: …………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………......................................................................
Email: ……………………………………………..............................................
Trình độ bản thân: ……………………………………………………………

5) Số lượng nhân viên
Dưới 30 người
Từ 100 – 300 người
6) Vốn điều lệ (VND):

Từ 30 – 100 người

Trên 300 người

Dưới 1 tỷ
Từ 5- 10 tỷ
Từ 50- 200 tỷ
7) Loại hình doanh nghiệp

Từ 1-5 tỷ
Từ 10- 50 tỷ
Trên 200 tỷ

Công ty THHH
Công ty Cổ phần
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Loại hình khác...............................................................................
8) Ngành sản xuất kinh doanh chính
Cơ khí, xây dựng
Công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng
Nông lâm thuỷ sản
Thủ công mỹ nghệ
Thiết bị điện tử và viễn thông
Thương mại, dịch vụ
Ngành sản xuất khác (Nếu có ghi cụ thể): ...................................
B.

HẠ TẦNG KỸ THUẬT CNTT

1. Số lượng máy trạm: .........(chiếc)
2. Số lượng máy chủ: ........... (chiếc)

3. Tổng số máy tính có kết nối Internet băng rộng:……….(chiếc)
4. Số lượng cán bộ có bằng đại học hoặc cao đẳng CNTT trở lên: ........... người.
- Phần cứng:……………người
- Phần mềm:


+ Dịch vụ: …….người
+ Phát triển phần mềm: ……..người
5. Đài đã có HTTT ( tự động) hay chưa? Nếu có thì đang áp dụng mô hình
nào?.........................................................................................................................


Chưa

.
6. Mạng cục bộ của cơ quan (LAN) đã có hệ thống an ninh mạng chưa? (tường
lửa, phòng chống virus, bảo mật, v.v…):
Đã có
Chưa có
7. Mạng cục bộ của cơ quan (LAN) đã có hệ thống an toàn dữ liệu chưa?
Đã có
Chưa có
Nếu có, hãy cho biết tên giải pháp bảo mật an toàn dữ liệu?
Băng từ
Tủ đĩa
SAN
NAS
DAS
Giải pháp khác (nêu rõ)......................
8. Công ty đã sử dụng những phần mềm nào?

Hệ điều hành Windows
Phần mềm Văn phòng MS Office
Phần mềm tài chính kế toán
Phần mềm khác (ghi rõ)

Hệ điều hành khác
Phần mềm quản lý nhân sự
Phần mềm quản lý khách hàng

…………………………………………………….....................................................
.............................................................................................................................


9. Các phần mềm của công ty hiện đang sử dụng là mua ngoài hay tự sản xuất?
Mua ngoài
Tự sản xuất
10. Máy tính cá nhân sử dụng phần mềm bản quyền hay phần mềm không bản
quyền?
Bản quyền
Không bản quyền
11. Công ty có cán bộ, phòng ban chuyên trách về CNTT không?

Chưa
12. Công ty có dự định đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT không? Đầu tư như
thế nào?
..............................................................................................................................
13. Hệ thống của DN đã từng bị tấn công mạng hay không?
Không biết
Có bị tấn công nhưng không rõ số lần
14.


Không bị tấn công
Có bị tấn công và được theo dõi đầy đủ

Nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT?
Không có nhu cầu
Bình thường

Nhu cầu lớn
Khác.................................

15. Công ty đã ứng dụng TMĐT chưa ? Nếu rồi thì qua những giao dịch gì ?
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Người lập phiếu
Sinh viên
Lê Thị Lâm Oanh



×