Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Một số khía cạnh pháp lí và thực tiễn liên quan đến vấn đề đảm bảo quyền lợi việc làm cho người khuyết tật ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.8 KB, 72 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:
Việt Nam là một trong những nước có nguồn nhân lực dồi dào, chính vì
thế việc đảm bảo việc làm cho người lao động luôn là một trong những ưu tiên
hàng đầu của Đảng và nhà nước. Bên cạnh việc đề ra nhiêù chính sách pháp luật
về việc làm được thực thi với mục tiêu tạo ra nhiều điều kiện và cơ hội để mọi
lao động có việc làm, có thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia
đình đồng thời đóng góp cho xã hội, Đảng và nhà nước còn đặc biệt quan tâm
tới những người lao động yếu thế trong xã hội, cụ thể là đối tượng người khuyết
tật (NKT) nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao
động, ổn định cuộc sống, vượt các rào cản và hòa nhập với cuộc sống.
Các chính sách về việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người khuyết tật
là tiền đề giúp hình thành nên nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp
lý đảm bảo những quyền cơ bản của con người, tham gia vào đời sống và sự
phát triển của xã hội.
Sau nhiều năm thực hiện các chính sách pháp luật về người khuyết tật đặc
biệt là chính sách việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nhà nước đã tạo ra hành
lang pháp lý giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, cải thiện đời sống;
đồng thời giúp các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước hỗ trợ
giúp đỡ người khuyết tật. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng, kết quả đạt được
từ những chính sách pháp lệnh về người khuyết tật, đặc biệt trong lĩnh vực việc
làm vẫn còn nhiều hạn chế bất cập. Theo thống kê của Bộ lao động thương binh
và xã hội, hiện vẫn còn hơn 50% người khuyết tật ở Việt Nam chưa có việc làm,
số có việc làm thì thu nhập thấp, không ổn định.Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều
vấn đề nan giải trong việc đào tạo việc làm, đào tạo nghề cho người khuyết tật
cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội.Cơ hội để người khuyết tật tham
gia hòa nhập cộng đồng cũng đang gặp thách thức lớn.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết thiết trên, nhóm đã chọn đề tài nghiên
cứu “Một số khía cạnh pháp lí và thực tiễn liên quan đến vấn đề đảm bảo
1



quyền lợi việc làm cho người khuyết tật ở việt nam” với nội dung nghiên cứu
đưa ra một số khía cạnh pháp lí về đảm bảo quyền lợi việc làm cho người khuyết
tật và liên hệ thực tiễn để tìm ra những điểm được và chưa được của việc đảm
bảo quyền lợi việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam. Nghiên cứu này chú
trọng vào một số nội dung chủ yếu sau:
1.

Đưa ra các khái niệm về người khuyết tật, một số quy định pháp lí về

người khuyết tật.
2.

Tìm hiểu chế độ việc làm theo quy định của pháp luật hiện hành đối với

người khuyết tật
3.

Chỉ ra điểm mạnh và hạn chế của pháp luật hiện hành đối với người

khuyết tật
4.

Việc đảm bảo quyền lợi việc làm cho người khuyết tật ở việt nam đã thực

hiện tốt hay chưa? Cần đưa ra các giải pháp gì để giải quyết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đề tài là:
- Bổ sung kiến thức cơ bản về người khuyết tật vào vốn hiểu biết của bản
thân

- Tìm ra những điều còn chưa rõ về pháp lí trong việc đảm bảo quyền lợi
việc làm cho người khuyết tật.
- Liên hệ với thực tế về việc đảm bảo quyền lợi việc làm cho người
khuyết tật ở Việt Nam hiện nay
- Đề ra các giải pháp giải quyết góp phần đảm bảo thực hiện quyền lợi
việc làm của người khuyết tật cũng như các quyền lợi cơ bản khác, tạo điều kiện
và cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các quy định pháp luật về vấn

đề việc làm cho người khuyết tật ở việt nam và thực trạng áp dụng các quy định
đó
-

Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của đề tài được xác định là:
2




Phạm vi về thời gian : từ năm 2005 đến nay



Phạm vi về đối tượng : người khuyết tật




Phạm vi về không gian : Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu.
-

Phương pháp quan sát : quan sát thực trạng việc làm của người

khuyết tật trên thực tế sử dụng để phân tích những tích cực, bất cập chưa giải
quyết được trong thực tế…
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nghiên cứu trên sách, báo, tài

liệu, tạp chí về người khuyết tật sử dụng để đánh giá về thực tế việc đảm bảo
quyền lợi người khuyết tật
-

Phương pháp thu thập thông tin: thu thập số liệu thống kê những

năm gần đây về người khuyết tật để lập bảng phân tích số liệu thực trạng việc
làm người khuyết tật.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu những vấn đề pháp lý về pháp luật liên quan đến việc

làm cho người khuyết tật ở Việt Nam. Hệ thống hóa kiến thức khái niệm về
người khuyết tật, phân tích vai trò thực hiện các chính sách chế độ việc làm cho
người khuyết tật.
-


Phân tích đánh giá thực trạng và hoạt động việc thi hành các chính

sách đảm bảo quyền lợi về việc làm trong lao động của người khuyết tật, những
ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân để khắc phục.
-

Đưa ra quan điểm và các giải pháp tổng thể đảm bảo cho việc hoạt

động đảm bảo quyền lợi việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam.

3


CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI
KHUYẾT TẬT VÀ YÊU CẦU ĐẢM BẢO VIỆC LÀM VÀ
THU NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM
1.

Khái quát chung về người khuyết tật

1.1.

Định nghĩa về người khuyết tật

Trong thế kỷ trước, xã hội loài người đã chứng kiến một cuộc cách mạng
lớn về vấn đề người khuyết tật, qua đó thay đổi cách đề cập, nhìn nhận, tương
tác và hỗ trợ đối với họ.Trong suốt thời gian dài vấn đề người khuyết tật được
xem là vấn đề phúc lợi xã hội, theo đó một quan niệm phổ biến là người khuyết
tật cần được hỗ trợ, chăm sóc và họ không thể và không đủ khả năng chăm lo

cho cuộc sống của mình. Nói cách khác, người khuyết tật bị coi là các đối tượng
của phúc lợi xã hội mà không phải là các chủ thể có quyền như một công dân
bình thường. Các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến quyền con người được
các nước phê chuẩn từ những năm 1940 đến năm 1960 (ví dụ: Tuyên ngôn toàn
thế giới của Liên hợp quốc về Quyền con người năm 1948, Công ước của Liên
hợp quốc về Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966 và Công ước của Liên
hợp quốc về Quyền dân sự và chính trị năm 1966…) đều không đề cập trực tiếp
đến người khuyết tật. Đến năm 1970, xuất phát từ Hoa Kỳ – bằng nhiều hình
thức khác nhau, người khuyết tật và các hiệp hội của họ đã minh chứng rằng họ
hoàn toàn có khả năng và có quyền được sống và lao động như những người
bình thường. Sự nỗ lực bền bỉ của họ cùng với sự thay đổi về nhận thức trong xã
hội đã dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ về chính sách và pháp luật của Hoa Kỳ
về người khuyết tật. Đến những năm 1980, những quan niệm nhân quyền tiến bộ
của Hoa Kỳ về người khuyết tật được phổ biến ở nhiều nước như Thụy Điển,
Nhật Bản, Brazin…và gần đây là Hàn Quốc, Thái Lan… Tư tưởng cốt lõi của
nhận thức mới này là các vấn đề về người khuyết tật được xem xét dưới góc độ
quyền con người, dựa trên quan điểm tất cả mọi người đều có quyền được sống
một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn
4


thế giới về quyền con người năm 1948. Tuy nhiên, quá trình chuyển nhận thức
về người khuyết tật như một vấn đề phúc lợi xã hội sang nhận thức coi vấn đề
khuyết tật là một vấn đề bình thường trong xã hội đồng thời coi trọng khả năng,
năng lực của người khuyết tật đã diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài
cũng như còn chưa hết sự khác biệt.
Thực tiễn quá trình này cho thấy đã tồn tại các quan điểm khác nhau về
khái niệm người khuyết tật, trong đó có hai quan điểm chính: Quan điểm khuyết
tật cá nhân và quan điểm khuyết tật xã hội.
-


Quan điểm khuyết tật cá nhân (cá thể) hay quan điểm khuyết tật

dưới góc độ y tế (y học) cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, là ở chính
con người đó, chú trọng rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố về môi trường xã
hội và môi trường vật thể xung quanh người khuyết tật. Theo phân loại của Tổ
chức Y tế Thế giới WHO năm 1999, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết
(impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến
sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm sinh
lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự
khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người
mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng
khuyết tật của họ.
Như vậy, mô hình cá nhân (cá thể) hay y tế nhìn nhận người khuyết tật
như những người có vấn đề về thể chất và cần phải chữa trị. Khi bị khuyết tật
những người này cần phải thay đổi chứ không phải xã hội hay môi trường xung
quanh phải thay đổi.
-

Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội: Mô hình xã hội là mô hình có

cơ sở lý thuyết và có quy tắc riêng được coi là nền tảng của những biến chuyển
của vấn đề người khuyết tật.
Trong mô hình xã hội, khuyết tật được nhìn nhận là hệ quả bị xã hội loại
trừ và phân biệt. Nó thể hiện khuyết tật là lát cắt ngang các vấn đề xã hội và
chính sách cơ bản làm thay đổi tình trạng và hoàn cảnh mà người khuyết tật bị
hạn chế hay ngăn cản tham gia đầy đủ như một công dân bình đẳng như:
5



i/Thái độ: Thể hiện sự sợ hãi, sự thiếu hiểu biết và ít kỳ vọng (ảnh hưởng
bởi văn hóa và tín ngưỡng);
ii/ Môi trường: Dẫn đến việc không tiếp cận về vật chất, ảnh hưởng đến
tất cả các mặt của đời sống (trường học, cửa hàng, tòa nhà công cộng, giao
thông…);
iii/ Thể chế: Là những phân biệt mang tính pháp lý (ví dụ như không được
lập gia đình hay có con, không được nhận vào trường học…).
Mô hình xã hội khuyết tật coi xã hội là vấn đề, giải pháp đưa ra là phải
thay đổi xã hội. Chính xã hội và chính sách cần phải cải tổ chứ không phải
người khuyết tật. Tuy nhiên, mô hình xã hội không phủ nhận tầm quan trọng
cũng như sự khác nhau của khiếm khuyết. Vì mô hình xã hội phân biệt những
rào cản khuyết tật và khiếm khuyết nên nó tạo điều kiện cho người khuyết tật chỉ
tập trung vào khả năng và những điều cần làm là loại bỏ các yếu tố rào cản trợ
giúp cho các khiếm khuyết để họ đối xử như những người khác. Điều đó cũng
có nghĩa là chính người khuyết tật cũng phải nhận thức được đầy đủ các nghĩa
vụ của mình với tư cách là một công dân trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế,
chính trị, xã hội mà mình tham gia.
Nhiều nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những điểm khác biệt và tương đồng,
mối quan hệ giữa quan điểm y tế và quan điểm xã hội từ đó xác định vị trí và
vai trò của từng mô hình nói trên.Ta có bảng sau:

Mô hình

Y tế
Xã Hội
Cá nhâ
Xã hội
Tập trung vào khiếm Tập trung vào những rào
khuyết cá nhân


Bản chất

 Bản chất là sự suy
giảm về thể chất,

Thuật ngữ

cản mà NKT phải đối mặt
 Bản chất là những
rào cản

cảm giác trí tuệ
Tiên lượng bệnh, chẩn Áp bức , phân biệt, tương
đoán, tai nạn,kê đơn,…
6

đồng – khác biệt, rào cản,


quyền công đân
Tìm cách chữa trị, khắc Tập trung xác định lý do
Mục tiêu

phục tốt hơn

NKT khó tiếp cận xã hội
và tìm ra cách thích nghi1

Như vậy, mỗi quan niệm nói trên có những điểm mạnh và hạn chế nhất
định. Quan điểm khuyết tật cá nhân hoặc y tế có tác dụng tốt trong một số lĩnh

vực cụ thể như y tế phục hồi chức năng và bảo đảm xã hội. Quan điểm khuyết
tật theo mô hình xã hội là công cụ quan trọng để giải quyết các nguyên nhân gốc
rễ của người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sống chung. Vấn đề về những bất
lợi và vấn đề phân biệt đối xử. Mô hình xã hội ghi nhận rằng câu trả lời cho câu
hỏi liệu một ai đó có bị xếp vào danh sách người khuyết tật hay không có liên
quan chặt chẽ đến các yếu tố như văn hóa, thời gian và môi trường.
Khái niệm người khuyết tật là cơ sở pháp lý để công nhận ai là người
khuyết tật và từ đó được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên quan. Nó phụ thuộc
rất nhiều vào mục tiêu mà luật hoặc chính sách cụ thể theo đuổi. Do vậy, không
có một khái niệm chung về người khuyết tật áp dụng chung cho các nước.
Tương ứng với các quan điểm đã nói đến ở trên, có những định nghĩa
khác nhau về người khuyết tật theo quy định pháp luật của các nước.
- Theo quan điểm y tế :
 Ở Trung Quốc: Luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về
bảo vệ người khuyết tật ban hành năm 1990, Điều 2 quy định:
“Người khuyết tật là một trong những người bị bất thường, mất
mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lý hay sinh lý,
hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc
một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình
thường.“Người khuyết tật” là những người có thính giác, thị giác,
lời nói hoặc khuyết tật về thể chất, chậm phát triển tâm thần, rối
loạn tâm thần, khuyết tật nhiều và / hoặc khuyết tật khác”.

7


 Ở Ấn Độ: Luật về người khuyết tật ban hành năm 1995 (về cơ hội
bình đẳng, bảo vệ quyền và đảm bảo cho người khuyết tật tham gia
mọi hoạt động xã hội) định nghĩa khuyết tật bao gồm những tình
trạng bị mù, nghe kém, lành bệnh phong; thị lực kém; suy giảm khả

năng vận động; chậm phát triển trí óc và mắc bệnh về tâm thần.
Trong khi đó định nghĩa về người khuyết tật lại được nêu “một
người bị bất kỳ một khuyết tật nào không dưới 40% theo xác nhận
của cơ quan y tế có thẩm quyền”

 Ở Philipine Theo đạo luật số 7277 với tên gọi là “Đạo luật tạo nên
sự phục hồi chức năng, tự phát triển và tự tin cho người khuyết tật
và hòa nhập người khuyết tật vào xã hội và các mục đích khác”
được thông qua bởi Thượng nghị viện và Hạ nghị viện của Quốc
hội Phillipines vào ngày 12 tháng 7 năm 1991; quy định: “Người
khuyết tật – là người có sự khác biệt về khả năng và hạn chế do
khiếm khuyết về giác quan, vận động, và tâm thần để thực hiện một
hoạt động được coi là bình thường”.
-

Theo quan điểm xã hội:

 Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm
của người khuyết tật (năm 1983), khoản 1, Điều 1 quy định: “Người
khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù
hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng
kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được
thừa nhận”

 Công ước về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc (năm
2006), Điều 1 quy định: “Người khuyết tật bao gồm những người bị
suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian
dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự
tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở
bình đẳng với những người khác”.

8


 Ở Đức, sách số chín của Bộ luật xã hội định nghĩa: “Người khuyết tật là
người có các chức năng về thể lực, trí lực hoặc tâm lý tiến triển không
bình thường so với người có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và
sự không bình thường này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế
tham gia vào cuộc sống xã hội”

 Luật bình đẳng về việc làm của Nam phi định nghĩa người khuyết tật là
“người bị suy giảm khả năng về thể lực hoặc trí lực trong một thời gian
dài hoặc tiếp diễn nhiều lần, khiến người đó bị hạn chế đáng kể về khả
năng tham gia hoặc phát triển nghề nghiệp”.
 Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA – Americans
with Disabilities Act of 1990) định nghĩa “người khuyết tật là người có sự
suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay
nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống”. Cũng theo ADA những ví
dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói
và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết
cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu
đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu
chứng hoặc không có triệu chứng).

 Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật Người khuyết tật,
có hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “người khuyết
tật” thay cho khái niệm “người tàn tật”, phù hợp với khái niệm và xu
hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định tại
khoản 1, Điều 2 của Luật này thì “Người khuyết tật là người bị khiếm
khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được
biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó

khăn.”
Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị
khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh,..
Như vậy, luật Người khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người khuyết tật
9


dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái niệm trong
Công ước về quyền của người khuyết tật.
Thông qua quy định của các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy việc
nghiên cứu để đưa ra một định nghĩa quốc tế về người khuyết tật là một thách
thức do những mô hình của khuyết tật chịu ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, điều
kiện kinh tế – xã hội và các tiêu chí xác định khuyết tật. Tuy nhiên, cũng cần
khẳng định rằng định nghĩa về người khuyết tật, dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ
nào, nhất thiết phải phản ánh một thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào
cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt
động kinh tế, chính trị, xã hội. Và họ phải được đảm bảo rằng, họ có quyền và
trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào
với tư cách là các quyền của con người. Với cách tiếp cận đó, có thể đưa ra khái
niệm về người khuyết tật như sau: ” Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết
một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn
chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động
xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác”.
1.2 Đặc điểm người khuyết tật
Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mang những đặc
điểm chung về mặt kinh tế – xã hội, đặc điểm tâm sinh lý như mọi người khác
trong xã hội. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật ,
nhóm người khuyết tật nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người
không khuyết tật và mỗi nhóm người khuyết tật dạng này lại có nét đặc thù
tương đối so với nhóm người khuyết tật dạng khác.

1.1.1. Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế – xã hội.
Trước hết người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt phải chịu thiệt thòi về
mặt kinh tế – xã hội và nhân khẩu học. Những gia đình có người khuyết tật có
xu hướng hoặc là thiếu nhân lực lao động (vì vậy có năng lực sản xuất thấp)
hoặc có quá nhiều người sống phụ thuộc (gánh nặng về kinh tế). Học vấn của
các thành viên trong những gia đình người khuyết tật thường không cao (chất
10


lượng lao động thấp), nhiều chủ hộ gia đình lại chính là người khuyết tật có sức
khỏe yếu. Tài sản của gia đình người khuyết tật thường nghèo nàn, thu nhập ở
mức thấp – vì vậy, điều kiện sống và sinh hoạt là không tốt, ảnh hưởng xấu đến
cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, người
khuyết tật từ 15 tuổi trở lên rất khó có việc làm, hầu hết người khuyết tật hoặc
chưa bao giờ đi làm hoặc đã từng đi làm nhưng lại bị thất nghiệp. Khuyết tật là
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp của họ.
Mặt khác, vì tình trạng do khuyết tật gây ra, người khuyết tật phải gánh
chịu rất nhiều thiệt thòi trong mọi mặt cuộc sống. Khuyết tật là nguyên nhân
chính gây ra nhiều khó khăn cho người khuyết tật trong việc thực hiện các công
việc sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, kết
hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội. Để khắc phục những khó khăn
này, người khuyết tật chủ yếu dựa vào gia đình, nguồn giúp đỡ chính đối với họ.
Những khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng
đối với người khuyết tật.
Quan niệm của xã hội về người khuyết tật còn tiêu cực, dẫn đến sự kì thị
và phân biệt đối xử. Điều này diễn ra dưới nhiều hình thức, ở nhiều bối cảnh
khác nhau (gia đình, cộng đồng, trường học, bệnh viện, nơi làm việc và các tổ
chức ở địa phương). Trong cộng đồng, nhiều dân cư coi người khuyết tật là
“đáng thương”, không có cuộc sống “bình thường”, là “gánh nặng” của xã
hội… Về nhận thức pháp luật, nhiều người không hề biết đến quy định của pháp

luật về người khuyết tật. Từ đó dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử và nó diễn ra
ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực: gia đình, nơi làm việc, giáo dục, hôn nhân gia đình,
tham gia hoạt động xã hội, thậm chí sự kì thị từ chính người khuyết tật (hầu hết người
khuyết tật cho rằng mình kém cỏi hơn, mặc cảm, thấy khó hòa nhập cộng đồng).
Hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy
có sự khác biệt lớn giữa nhu cầu của người khuyết tật và những giúp đỡ mà họ
nhận được. Sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng mang tính từ thiện nhiều hơn
là phát triển con người. Hầu hết người khuyết tật được hỗ trợ như bảo hiểm y tế,
11


bảo hiểm xã hội, lương thực… nhưng lại ít được trợ giúp trong việc làm, dạy
nghề và tham gia hoạt động xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức độ
khuyết tật.
Khuyết tật được phân loại dựa theo các quan điểm khác nhau của các nhà
nghiên cứu nhưng nói chung thường dựa trên tiêu chí của sự khiếm khuyết bộ
phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng. Ở Việt Nam, việc phân loại người khuyết
tật dựa trên quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật.
-

Khuyết tật vận động: Là những người có cơ quan vận động bị tổn

thương, biểu hiện dễ nhận thấy là có khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm,
nắm…Do đó, người khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt
cá nhân, vui chơi, học tập và lao động. Tuy nhiên, đa số người khuyết tật vận
động có bộ não phát triển bình thường nên họ tiếp thu được chương trình học
tập, làm được việc có ích cho gia đình, bản thân và xã hội. Người khuyết tật về
vận động cần được sự hỗ trợ về phương tiện đi lại (xe lăn, gậy chống…) và đặc
biệt là không gian cần thiết, thuận tiện, phù hợp để di chuyển khi làm việc, đảm

bảo các nhu cầu cuộc sống bình thường của con người và tham gia các hoạt
động xã hội.
-

Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật ngôn ngữ): Người khuyết tật nghe,

nói là người có khó khăn đáng kể về nói và/hoặc về đọc viết làm ảnh hưởng tiêu
cực đến quá trình giao tiếp và học tập. Khó khăn về nói, nghe, đọc của người
khuyết tật ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp từ đó làm hạn chế sự làm
việc, học tập, hòa nhập cộng đồng của họ. Điều này làm họ dễ cảm thấy mất tự
chủ, thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh – nếu như khiếm khuyết
của họ thay vì nhận được sự cảm thông lại vấp phải thái độ giễu cợt hoặc thiếu
kiên nhẫn của người nghe.
-

Khiếm thính: Theo quan điểm y tế (lâm sàng) thì người khiếm thính

là những người bị mất hoặc suy giảm về sức nghe kéo theo những hạn chế về
phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp. Đặc điểm của những người
khó khăn về nghe (khiếm thính) là những người bị phá hủy cơ quan thính giác ở
12


các mức độ khác nhau dẫn đến việc người khiếm thính không có khả năng tri
giác thế giới âm thanh đặc biệt ngôn ngữ âm thanh. Hỗ trợ cần thiết với họ là
phát hiện, chẩn đoán, chữa trị sớm; cung cấp phương tiện trợ giúp (máy trợ
thính); giao tiếp tổng hợp.
-

Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị): Là những người có


tật về mắt như: hỏng mắt, không đủ sức nhận biết thế giới hữu hình bằng mắt
hoặc nhìn thấy không rõ ràng. Tổ chức y tế thế giới (1992) còn đưa ra các khái
niệm để phân biệt mức độ khuyết tật nhìn khác nhau: Khiếm thị, nhìn kém, mù
(hoàn toàn). Người khuyết tật nhìn có trí tuệ phát triển bình thường, có hai cơ
quan phân tích thường rất phát triển: thính giác và xúc giác, nếu được huấn
luyện sớm và khoa học hoàn toàn có thể thay thế cơ quan thị giác bị phá hủy.
Ngôn ngữ, tư duy, hành vi, cách ứng xử của những người này cũng giống người
bình thường. Tuy nhiên, cũng có những tồn tại nhất định như ngôn ngữ thiếu
hình ảnh, không thể viết và đọc bằng chữ phẳng. Ít di chuyển nên thể lực giảm
sút, cơ bắp thiếu linh hoạt nên dễ tự ty và thiếu niềm tin ở bản thân. Môi trường
cần thiết với họ là tránh tiếng ồn, đảm bảo đủ ánh sáng, dùng những màu tương
phản, hợp lý trong sinh hoạt và các hoạt động khác, cung cấp thiết bị phóng đại hình
ảnh, công cụ di chuyển hỗ trợ thông minh, lối đi thuận tiện và dễ nhận biết…
-

Khuyết tật trí tuệ: Xét về mức độ, đây là nhóm khuyết tật thường

chịu nhiều sự thiệt thòi và khó khăn trong cuộc sống. Khuyết tật về trí tuệ được
xác định khi:
 Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình (chỉ số thông minh đạt gần
70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân)
 Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành
vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng
xã hội/cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, tự định
hướng, kỹ năng học đường, làm việc, giải trí, sức khỏe và an toàn;
tật xuất hiện trước 18 tuổi.

13



Người khuyết tật về trí tuệ có nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến cuộc sống
bình thường của họ và người thân cả về trí tuệ (phần lớn chỉ dùng ở mức độ tư duy
trực quan cụ thể, mức độ, nhịp độ tư duy của các thành phần không giống nhau):


Về trí nhớ : gặp khó khăn về trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn, khó

khăn trong việc nhớ những gì mang tính trìu tượng hay có quan hệ logic, dễ
quên những gì gần gũi với cuộc sống và không gắn với nhu cầu bản thân.


Về chú ý : phần đông người khuyết tật có khó khăn khi phải tập

trung và duy trì sự chú ý vào một công việc nào đó, đặc biệt là chú ý đến lời nói.
Do duy trì chú ý kém nên việc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin của người
khuyết tật thường gặp khó khăn.


Về kỹ năng giao tiếp xã hội : đa phần người khuyết tật trí tuệ yếu

kém về các kỹ năng xã hội, rất ít thậm chí không có nhu cầu giao tiếp.


Về hành vi : người khuyết tật trí tuệ thường có những hành vi làm

cho họ khó hòa nhập: hành vi tự lạm dụng, quá hiếu động, quá ù lì…
Trên đây là những nhóm người khuyết tật chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng
số người khuyết tật. Ngoài các nhóm trên còn có những nhóm người khuyết tật
như: người bị rối loạn hành vi cảm xúc, người mắc hội chứng tự kỉ, người bị rối

loạn ngôn ngữ, người đa tật… Xét ở góc độ đặc điểm về tâm, sinh lý cho thấy
tính đa dạng của khuyết tật và rõ ràng việc đảm bảo các quyền của họ dưới
phương diện pháp lý cũng cần tính đến yếu tố đặc thù của các dạng khuyết tật
khác nhau.
2. Tình hình người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam là nước có số lượng người khuyết tật nhiều thứ tư trong khu vực
các nước Châu Á – Thái Bình Dương. Giải quyết việc làm cho đông đảo số
lượng lao động người khuyết tật luôn là vấn đề làm khó dễ đối với hầu hêt các
nhà lãnh đạo trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hiện nay chưa có
một cuộc điều tra quốc gia nào có thể cung cấp số liệu đáng tin cậy về tỷ lệ
người khuyết tật cũng như người lao động khuyết tật của cả nước. Rất nhiều tổ
chức trong nước và quốc tế tham gia liên quan tới các cuộc điều tra về thực
trạng người khuyết tật ở Việt Nam, tuy nhiên hầu hết các cuộc điều tra chỉ tập
14


trung trong phạm vi nhất định, cách thức tìm hiểu hay chỉ tiêu, đối tượng tìm
hiểu cũng khác nhau nên kết quả từ những báo cáo cũng khác nhau và rất khó để
kiểm chứng. Chúng ta rất khó có thể giải quyết được tất cả những khó khăn hay
hạn chế để có được một ước lượng hoàn toàn tin cậy về tỷ lệ người khuyết tật
trên toàn quốc. Dù sao đi nữa thì các tài liệu và số liệu hiện có đã và đang là
những dữ liệu quan trọng quý báu giúp chúng ta tìm hiểu sâu sắc hơn về các vấn
đề liên quan đến người khuyết tật.
2.1. Khái quát chung về tỷ lệ người khuyết tật:
Dựa theo báo cáo nghiên cứu năm 2011 do Viện nghiên cứu phát triển xã
hội thực hiện với sự hỗ trợ về tài chính của AusAid ( Cơ quan phát triển quốc tế
Úc), người khuyết tật chiếm hơn 6% trong đó hơn một phần ba dân số trưởng
thành từ 15 tuổi trở lên có khó khăn trong việc nhìn, nghe, vận động, nhận thức,
tự chăm sóc bản thân hoặc giao tiếp. Khuyết tật về thị giác (nhìn) là dạng khuyết
tật phổ biến nhất, sau đó đến khuyết tật về vận động và nhận thức. Tình trạng đa

khuyết tật là khá phổ biến trong cộng đồng người khuyết tật .Kết quả từ cuộc
điều tra này cho thấy khoảng một phần tư số người trưởng thành hoặc hơn một
nửa (58%) số NKT có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất từ hai chức năng trở
lên. Các kết quả trên đây rất tương đồng với kết quả phân tích số liệu Tổng điều
tra Dân số và Nhà ở năm 2009.
Bảng 2.1.1 Tỷ lệ người khuyết tật theo dạng khuyết tật và mức độ khó
khăn
Dạng khuyết tật

Mức độ khó khăn
Khó khăn trở lên

Rất khó khăn trở Không thể thực

Nhìn
Nghe
Vận động
Nhận thức
Tự chăm sóc bản

27,1
12,5
20,3
16,6
3,5

lên
3,8
2,3
5,7

2,4
2,2

hiện được
0,0
0,3
0,8
0,5
1,1

thân
Giao tiếp

4,5

1,5

0,5

15


Ít nhất 1 trong 4 38,4

9,6

1,2

dạng
Tất cả 6 dạng

38,5
9,7
1,6
Đa khuyết tật
23,0
4,1
0,9
Nguồn: Báo cáo người khuyết tật của AusAID VN 2011.
Khuyết tật là hiện tượng chủ yếu phổ biến ở người cao tuổi. Tỷ lệ người
khuyết tật ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) khá cao, chiếm tới 75,1% số
người được hỏi. Trong khi đó, tỷ lệ này trong nhóm trung niên từ 25 đến 59 tuổi
chỉ là 35,5% và trong nhóm thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi chỉ là 16,6%. Bên
cạnh đó,tỷ lệ người đa khuyết tật tăng dần theo độ tuổi. Tỷ lệ thanh thiếu niên có
đa khuyết tật là rất thấp trong khi đó đa số người cao tuổi khuyết tật thuộc nhóm
đa khuyết tật.
Bảng 2.2.2 Tỷ lệ người khuyết tật theo dạng khuyết tật, mức độ khó
khăn và độ tuổi.

Dạng khuyết tật
Nhìn

Nghe

Vận

Ghi nhớ Cả

động

Đa


bốn

khuyết

chức

tật

năng
Có khó khăn trở lên
Nam
15 – 24 tuổi
25 – 59 tuổi
tuổi
Nữ
15 – 24 tuổi
25 – 29 tuổi
tuổi
Chung
15 – 24 tuổi
25 – 59 tuổi
tuổi
Không thể thực hiện
Nam
15 – 24 tuổi

6,8
21.7
61,6


7,1
7,8
42,5

3,4
14,9
48,9

5,4
11,2
40,0

16,9
32,9
78,1

4,3
14,8
62,6

12,8
25,3
59,1

1,2
9,1
34,2

1,6

19,4
55,6

3,6
16,7
40,4

16,2
37,5
72,5

2,3
20,2
59,6

9,5
23,6
60.2

4,4
8,5
37,9

2,6
17,3
52,5

4,6
14,1
40,2


16,6
35,3
75,1

3,4
17,6
61,0

0,0

1.4

0,2

1,4

1,4

1,4

16


25 – 59 tuổi
0,0
0,1
0,8
0,3
0,9

tuổi
0.1
0,8
2,5
0,8
2,7
Nữ
15 – 24 tuổi
0.0
0,2
0,1
0,2
0,3
25 – 59 tuổi
0,2
0,2
0,4
0,5
1,1
tuổi
0,2
0,2
2,0
0.7
2,7
Chung
15 – 24 tuổi
0,0
0,9
0,1

0,9
0,9
25 – 59 tuổi
0,1
0,2
0,6
0,4
1,0
tuổi
0,2
0,4
2,2
0,8
2,7
Nguồn: Báo cáo người khuyết tật của AusAID VN năm 2011

0,3
0,7
0,2
0,2
0,2
0,9
0,2
0,4

Điều tra lao động – xã hội Việt Nam do Viện Khoa học lao động và các
vấn đề về an sinh xã hội về tình hình người khuyết tật ở các vùng miền có một
xu hướng đáng quan tâm ở hoàn cảnh sống của người khuyết tật đó là tuổi càng
cao thì tỷ lệ người khuyết tật sống cùng gia đình càng giảm đi và ngược lại tỷ lệ
người khuyết tật sống độc thân càng tăng lên. Điều đó cho thấy gia đình vẫn là

chỗ dựa cơ bản về cả vật chất lẫn tinh thần của người khuyết tật. Trong số những
người khuyết tật cùng sống với gia đình có một số bộ phận đáng kể vẫn có khả
năng lao động, nhiều công việc trong gia đình rất thích hợp với người khuyết tật.
Do vậy, việc tạo việc làm cho người khuyết tật tại gia đình cũng là một hướng
cần chú ý, vừa giúp đỡ người khuyết tật, vừa tạo việc làm giúp họ hòa nhập với
gia đình và cuộc sống với cộng đồng và xã hội.
Bên cạnh một số người khuyết tật được sống cùng với gia đình thì vẫn
còn một bộ phận không nhỏ người khuyết tật sống lang thang ở mọi nhóm tuổi
tuy nhiên phổ biến là ở nhóm tuổi 16 – 55 - nhóm tuổi vẫn còn khả năng lao
động. Tỷ lệ người khuyết tật lang thang thường tập trung ở thành thị nhiều hơn
so với nông thôn vì thành thị dân số đông, kinh tế phát triển hơn và có nhiều
công việc thích hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật nên nhiều
người khuyết tật kéo nhau ra đường phố ở thành thị kiếm kế sinh nhai. Đây cũng
là một vấn đề cần chú ý khi tìm phương hướng giải quyết đảm bảo việc làm cho
người khuyết tật. Nếu như có công ăn việc làm phù hợp với người khuyết tật,
17


với hoàn cảnh gia đình ổn định, được cộng đồng dân cư xã hội tạo điều kiện thì
tỷ lệ người khuyết tật lang thang sẽ giảm đi rất nhiều.
2.2 Lực lượng lao động khuyết tật và thu nhập:



Tình trạng việc làm:

Tỷ lệ người trưởng thành trong độ tuổi lao động (từ 18 đến dưới 60 tuổi
đối với nam và từ 18 đến dưới 55 tuổi đối với nữ) đang đi làm của người khuyết
tật rất gần với tỷ lệ của người không khuyết tật. Tuy nhiên, người khuyết tật do
có những khiếm khuyết về thể lực hay trí tuệ nên khả năng tham gia lao động

của họ thấp hơn so với những người lao động bình thường và tùy vào hoàn cảnh
kinh tế - xã hội nên tỷ lệ người khuyết tật có khả năng lao động ở mỗi địa
phương là khác nhau.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển xã hội thực hiện với sự hỗ
trợ về tài chính của AusAid về người khuyết tật, tại thời điểm khảo sát có
khoảng 80% số người khuyết tật cũng như người không khuyết tật trưởng thành
trong độ tuổi lao động hiện đang đi làm. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong nhóm người
khuyết tật nặng lại rất thấp và ở mức dưới 5%. Trong khi tỷ lệ nam giới trong độ
tuổi lao động có việc làm ở người không khuyết tật cao hơn nữ giới thì nam giới
có việc làm lại thấp hơn đôi chút so với nữ giới trong nhóm người khuyết tật.
Bảng 2.2.1 Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đi làm theo trình trạng
khuyết tật.

18


100%
89%
81%

80%

83%

Nam
Nữ

50%

5%

0%

Người không khuyết tật

Người khuyết tật

2%

Người khuyết tật nặng

Bên cạnh những người khuyết tật có việc làm thì lại có một phần đông bộ
phận người khuyết tật không đi làm hoặc không thể đi làm. Theo điều tra lao
động xã hội do Bộ lao động thương binh và xã hội Viện khoa học xã hội, nguyên
nhân chủ yếu để người khuyết tật không có việc làm là do không có công việc
phù hợp với thực trạng bệnh tật, do không được đào tạo dạy nghề, do hoàn cảnh
gia đình kinh tế khó khăn nên không có vốn để phát triển sản xuất hoặc không
có vốn để mở các hoạt động buôn bán kinh doanh nhỏ tại gia đình, đường phố,
trong cộng đồng dân cư. Còn theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã
hội năm 2011 thì tỷ lệ dân số khuyết tật trong độ tuổi lao động cho biết khuyết
tật là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng không đi làm của họ lại rất thấp: chỉ
có 5,1% người khuyết tật và 19,7% người khuyết tật nặng trong độ tuổi lao động
cho rằng khuyết tật là nguyên nhân chính khiến họ không đi làm. Phần đông
người khuyết tật và đặc biệt là người khuyết tật nặng trong độ tuổi lao động cho
rằng sức khỏe mới là lý do chính khiến họ không đi làm. Đối với người khuyết
tật nặng, phần đông số họ cho rằng đang làm việc nội trợ và đang đi học là hai lý
do chính khiến họ không đi làm. Đây cũng là những lý do quan trọng thứ hai và
thứ ba sau lý do sức khỏe đối với nhóm người khuyết tật. Ngoài ra sự khác biệt
về giới cũng thể hiện phần nào lý do không đi làm hoặc không có việc làm của
người khuyết tật.
19



Bảng 2.2.2 Lý do không đi làm theo tình trạng khuyết tật

100%
90%

13%
26%
20%

80%
70%

5%
3%

3%
15%

60%
50%

6%
12%

34%

40%


80%

30%

5%

20%

26%

47%

6%
Người không khuyết tật

Người khuyết tật

10%
0%

Lý do sức khỏe
Già

Đang đi học
Khuyết tật

Nghỉ hưu
Khác

Người khuyết tật nặng

Nội trợ

Nguồn: Báo cáo người khuyết tật AusAID VN năm 2011
Phân chia cơ cấu việc làm với người lao động khuyết tật tập trung nhiều
nhất vào nghề nông ngư nghiệp còn ngành nghề dịch vụ xã hội thì rất ít - thành
thị do có dân trí cao hơn nên số lao động khuyết tật làm việc cho các dịch vụ xã
hội cao hơn ở nông thôn. Khu vực việc làm, tỷ lệ người khyết tật làm cho bản
thân và cho gia đình cao hơn so với người không khuyết tật đối với cả nam lẫn
nữ. Tỷ lệ người khuyết tật làm việc trong khu vực tư nhân thấp hơn so với tỷ lệ
này trong nhóm người không khuyết tật. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy
trong khu vực Nhà nước.


Tình trạng thu nhập và trợ cấp xã hội:

Về lương:
Theo Công ước về quyền của người khuyết tật cũng như nguyên tắc bình
đẳng, người lao động khuyết tật cũng được hưởng lương như những người
không khuyết tật. Tuy nhiên mức lương của người lao động khuyết tật lại ít hơn
so với người không khuyết tật. Thậm chí có những người khuyết tật nặng hầu
20


hết đều dựa vào gia đình. Những người có khó khăn về tự chăm sóc bản thân và
thính giác có mức lương thấp hơn những người khuyết tật dạng khác nhưng
những khác biệt này không đáng kể.
Về trợ cấp xã hội:
Theo điều 16 nghị định 28/2012/NĐ – CP về quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật thì người khuyết tật sẽ được
hưởng hệ số mức hỗ trợ riêng.

1. Trợ cấp cho người khuyết
tật ( điều 16 NĐ
28/2012/NĐ- CP )
Đối tượng độ tuổi
Từ đủ 16 tuổi đến
dưới 60 tuổi
Trẻ em dưới 16
Người cao tuổi từ
đủ 60 tuổi

NKT
nặng

NKT
đặc
biệt
nặng

1.5

2.
Hỗ trợ chăm sóc hàng tháng cho người
khuyết tật nặng, đặc biệt nặng mang thai, nuôi
con dưới 36 tháng tuổi
Đối tượng độ tuổi

NKT
nặng

NKT

đặc biệt
nặng

2,0

Mang thai

1,5

1,5

2,0

2,5

1,5

1,5

2,0

2,5

Nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Mang thai và nuôi con dưới
36 tháng tuổi

2,0

2,0


2,0

2,0

Nuôi từ 2 con trở lên dưới 36
tháng tuổi
3.

4.

Hỗ trợ hộ gia đình
Đối tượng

Hệ số

Hộ gia đình trực tiếp nuôi
dưỡng chăm sóc người
khuyết tật đặc biệt

1.0

Hỗ trợ người có đủ điều kiện và nhận nuôi
dưỡng người khuyết tật đặc biệt
Đối tượng
Hệ số

- Nhận nuôi dưỡng chăm sóc 1 người
khuyết tật đặc biệt nặng


1,5

Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ 2 người
khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.

3.0

Tỷ lệ dân số khuyết tật được nhận phụ cấp hoặc trợ cấp cao hơn hẳn so
với những người không khuyết tật. Tỷ lệ này với người khuyết tật, người khuyết
tật nặng và người không khuyết tật tương ứng lần lượt là 16,4%, 53,6% và 3,9%
theo báo cáo nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã hội. Tuy nhiên,
21


không phải phần lớn mà chỉ có khoảng một nửa số người khuyết tật nặng có phụ
cấp hay trợ cấp không phải lương. Bên cạnh đó, hầu hết các khoản trợ cấp đến
từ Chính phủ nhưng quá một nửa số đó là từ các chương trình khác ngoài
chương trình hỗ trợ người khuyết tật: Chỉ có dưới 3% người khuyết tật và
khoảng 20% người khuyết tật nặng nhận được trợ cấp từ các chương trình hỗ trợ
người khuyết tật của Chính phủ. Người khuyết tật cũng đã nhận được sự quan
tâm lớn từ các chương trình không trực tiếp hỗ trợ người khuyết tật của Chính
phủ. Tiền trợ cấp cho từng cá nhân được nhận trợ cấp từ các tổ chức phi chính
phủ cho người khuyết tật cao hơn rất nhiều so với hỗ trợ từ Chính phủ, đặc biệt
là với các trường hợp người khuyết tật nặng. Điều đó cho thấy xã hội cũng có sự
quan tâm chú trọng rất nhiều đối cộng đồng người khuyết tật. Đáng tiếc là nguồn
lực của Chính phủ cho các chương trình hỗ trợ xã hội và các chương trình hỗ trợ
người khuyết tật nói riêng còn rất hạn chế cũng như mức độ đóng góp của trợ
cấp phi chính phủ cho người khuyết tật vẫn còn rất nhỏ do độ bao phủ của
nguồn trợ cấp này còn rất hạn hẹp.
-


Về thu nhập:

Tỷ lệ người khuyết tật có thu nhập, bao gồm lương và cả các khoản phụ
cấp hoặc trợ cấp ngoài lương từ Chính phủ và các tổ chức đoàn thể và các tổ
chức phi chính phủ, nhỏ hơn đáng kể so với tỷ lệ này trong nhóm người không
khuyết tật. Trong khi có gần 80% số người không khuyết tật có thu nhập thì chỉ
có khoảng 70% người khuyết tật và 60% người khuyết tật có thu nhập. Cũng
theo đó thu nhập hộ gia đình và mức độ khuyết tật có mối quan hệ nghịch chiều:
người khuyết tật sống trong các hộ gia đình nghèo hơn so với người không
khuyết tật và người khuyết tật nặng sống trong các hộ nghèo nhất.

Bảng 2.2.3 Tỷ lệ người có thu nhập, bao gồm lương và phụ cấp trợ cấp
ngoài lương

22


90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Người không khuyết tật


Người khuyết tật

Người khuyết tật nặng

Nguồn: Báo cáo người khuyết tật AusAID VN năm 2011.
3. Sự cần thiết đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật.
3.1 Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật là cơ sở để xóa
bỏ kì thị với người khuyết tật trong xã hội.
Người khuyết tật trong xã hội luôn là thành phần chịu đựng nhiều thiệt
thòi. Do khiếm khuyết về một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức
năng được biểu hiện dưới dạng tật, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn, ít tham gia hoặc không thể tham gia vào các hoạt động xã hội. Chính
vì thế nên người khuyết tật ít tiếp xúc với mọi người, không có cảm giác hòa
nhập, tự ti về bản thân. Theo công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật,
giống như tất cả người bình thường, người khuyết tật cần phải được đảm bảo sự
tự do, bình đẳng, được tôn trọng phẩm giá và được cống hiến, được khẳng định
giá trị cá nhân.
Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người khuyết tật bị đối xử bất bình
đẳng, bị kì thị xa lánh do những khác biệt về thể chất hoặc tinh thần.Người
khuyết tật phải đối mặt với rất nhiều những điều kiện khó khăn khi bị phân biệt
đối xử dưới nhiều hình thức hoặc dưới những hình thức nghiêm trọng. Trong số
đó phụ nữ và trẻ em dễ bị bạo hành, thương tổn hoặc lạm dụng, bị đối xử vô
trách nhiệm hoặc bất cẩn, ngược đãi hay bóc lột. Nhiều người khuyết tật trên thế
23


giới cũng như ở Việt Nam chưa được hưởng đầy đủ những quyền lợi cơ bản của
con người trong đời sống xã hội, gần 80% trong số họ phải sống trong điều kiện
khó khăn gian khổ. Ở Việt Nam, kết quả khảo sát của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội cho thấy, có rất nhiều người khuyết tật đang sống dựa vào gia
đình, người thân, trợ cấp xã hội hoặc các tổ chức từ thiện. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng người khuyết tật sống nghèo khổ, bị kỳ thị, xem
thường, thậm chí bị hành hạ, bị chà đạp phẩm giá... là do họ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tiếp cận việc làm và không có nguồn thu nhập cần thiết để trang
trải cho cuộc sống hàng ngày của bản thân. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho
người khuyết tật sẽ giúp dần xóa bỏ sự kỳ thị, thiếu tôn trọng đối với người
khuyết tật trong xã hội.
3.2 Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật là cơ sở xóa bỏ
sự mặc cảm của bản thân người khuyết tật.
Do những khiếm khuyết về hình thể hay tinh thần nên mặc cảm tự ti luôn
là mặc cảm tâm lý phổ biến ở người khuyết tật. Nhiều người cảm thấy vô dụng
khi là gánh nặng cho gia đình và xã hội, không thể giúp được gì cho gia đình và
xã hội. Sự mặc cảm tâm lý khiến người khuyết tật khó sống hòa đồng với xã hội,
khép kín bản thân, không muốn tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ xã
hội. Một số bất mãn, dễ cáu giận đối với mọi người xung quanh, thậm chí có
những người đã có những hành động tự hủy hoại bản thân mình. Một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý này là do họ không có việc làm và không
tạo được nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống của mình và gia đình.
Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật là cách cơ bản nhất
để người khuyết tật nhận ra những khả năng thực sự của mình, đồng thời chứng
minh được giá trị của bản thân mình trước mọi người. Ngoài ra, việc người
khuyết tật tham gia lao động, làm việc và có thu nhập nuôi sống được bản thân
và gia đình còn giúp cho họ có được địa vị bình đẳng hơn trong gia đình và xã
hội.
3.3 Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người khuyết tật giúp bổ sung
nguồn lực lao động phát triển kinh tế - xã hội.
24



Theo các nghiên cứu điều tra của các tổ chức xã hội, trung tâm nhà nước
thì số lượng người khuyết tật có khả năng lao động ở Việt Nam chiếm tỷ lệ
không nhỏ, cũng là một trong những nguồn lực lao động quan trọng của xã hội.
Tuy nhiên chỉ có số ít người lao động khuyết tật từ 15 tuổi trở lên có việc làm,
còn lại là đang thất nghiệp hoặc chưa bao giờ đi làm. Điều này cho thấy một
nguồn lực lao động lớn trong xã hội đã bị bỏ qua, không được sử dụng vào quá
trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để khắc phục tình trạng này nhà
nước đã ban lành Luật người khuyết tật 2010 để thay thế cho pháp lệnh người
tàn tật năm 1998, trong đó dành Chương V để quy định về vấn đề dạy nghề và
việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực thi những quy
định được cho là có ý nghĩa đảm bảo cơ hội việc làm cho người khuyết tật trong
Luật Người khuyết tật, thì thực tế, chúng ta chưa thực sự giúp được nhiều cho
người khuyết tật có được việc làm ổn định, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống
cho họ. Vì thế nên ra nhiều các chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo điều kiện
cho toàn bộ số người khuyết tật có khả năng lao động có việc làm ổn định thì
ngoài lợi ích mang lại cho chính bản thân người khuyết tật và gia đình họ, xã hội
cũng có thêm nguồn lực phát triển.

25


×