Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 1
A.LỜI MỞ ĐẦU
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng ngoài cá nhân còn có
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Và không phải lúc nào các chủ thể đó cũng có thể tự mình tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự, lúc đó cần phải có một người thay mặt chủ thể thực
hiện các giao dịch dân sự đó. Chính vì vậy mà Bộ luật dân sự Việt Nam đã dành
một chương để quy định về đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự. Đây là một
chế định truyền thống của Luật Dân sự, thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong
cách thức tham gia quan hệ pháp luật dân sự của các chủ thế. Trong phạm vi bài
nghiên cứu, em xin trình bày một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn liên quan
đến vấn đề đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự, từ đó đưa đên những nhận
thức đúng đắn, rõ ràng về chế định này.
B.NỘI DUNG
1-Lý luận chung
a/Khái niệm đại diện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLDS 2005 thì: “Đại diện là việc một
người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau
đây gọi là người được đại diện) xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi
thẩm quyền đại diện”.
Như vậy, có thể thấy rằng đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự bao
gồm hai bên chủ thể là người đại diện và người được đại diện. Quan hệ đại diện
còn là căn cứ làm phát sinh thêm quan hệ giữa người đại diện với người thứ ba
theo ý chí của người được đại diện và vì lợi ích của người được đại diện. Mọi cá
nhân đều có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua người khác. Tuy nhiên với những giao dịch mà pháp
luật quy định cá nhân phải tự mình xác lập, thực hiện thì không được phép đại
1
Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 1
diện như không được ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc liên quan
đến yếu tố nhân thân.
b/Đặc điểm của quan hệ đại diện.
Quan hệ đại diện cũng mang đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói
chung. Đó là: Thứ nhất có sự đa dạng về chủ thể tham gia gồm cá nhân, pháp
nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Thứ hai, các chủ thể tham gia luôn quan tâm đến
những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định. Thức ba, quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Thứ tư, trách
nhiệm pháp luật mà các chủ thể phải gánh chịu liên quan đến tài sản.
Ngoài những đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, quan hệ
đại diện còn có các đặc điểm riêng sau đây:
Đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ cùng tồn tại song song: quan hệ
giữa người đại diện và người được đại diện (quan hệ bên trong) và quan hệ giữa
người đại diện với người thứ ba (quan hệ bên ngoài). Trên thực tế vẫn tồn tại
mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm giữa người được đại diện với người thứ ba
(còn gọi là mối quan hệ gián tiếp).
Người đại diện là người nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ
với người thứ ba. Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ
quan hệ do người đại diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền đại diện. Người
được đại diện có thể là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, chưa đủ năng
lực hành vi dân sự nên theo quy định của pháp luật, phải có người đại diện trong
quan hệ pháp luật. Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể ủy quyền
cho người khác là đại diện theo ủy quyền của mính. Các chủ thể khác của quan
hệ pháp luật dân sự là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác đều hoạt động thông
qua hành vi của những người nhất định có thẩm quyền đại diện cho chủ thể đó.
Mục đích của người đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba là vì lợi ích
của người được đại diện. Còn lợi ích của người đại diện, trong quan hệ đại diện
2
Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 1
theo ủy quyền, họ có thể được hưởng tiền thù lao nếu có thỏa thuận, còn trong
quan hệ đại diện theo pháp luật thì đó là nghĩa vụ của người đại diện và không
được hưởng các lợi ích vật chất cụ thể từ quan hệ này.
Quan hệ đại diện có thể được xác định theo quy định của pháp luật, có thể
được xác định theo ý chí của các chủ thể tham gia thông qua giấy ủy quyền hoặc
hợp đồng ủy quyền. Trong phạm vi thẩm quyền đại diện, người đại diện xác lập,
thực hiện các giao dịch dân sự, đem lại quyền và nghĩa vụ cho người được đại
diện.
c/ Ý nghĩa của việc quy định đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
Đại diện là một công cụ pháp lý hữu hiệu để các chủ thể thực hiện được
tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách linh hoạt và hiệu quả
nhất. Bởi không phải lúc nào chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự cũng có thể tự
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Có thể do nguyên
nhân khách quan như chưa đủ độ tuổi luật định, hay bị mắc bện tâm thần làm
mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dấn sự. Khi đó hình
thức đại diện theo pháp luật sẽ là một giải pháp giúp họ vẫn được hưởng các
quyền và lợi ích từ các giao dịch thông qua người đại diện của họ. Ngoài ra, một
số người có đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia vào các giao dịch nhưng họ
lại muốn người khác thay họ thực hiện vì lý do thời gian, sức khỏe hay kinh
nghiệm hiểu biết trong lĩnh vực giao dịch đó thông qua việc ký kết hợp đồng ủy
quyền. Còn đối với các chủ thể pháp lý (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà
quyền lợi mang tính cộng đồng thì việc tham gia giao dịch dân sự bắt buộc phải
thông qua hành vi của con người. Do đó chế định đại diện sẽ tạo điều kiện và
đem lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể khác ngoài cá nhân.
Như vậy, chế định đại diện không chỉ thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp
của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự mà còn là công cụ pháp lý hữu
hiệu để Nhà nước kiểm soát quan hệ đại diện theo một trật tự chung.
3
Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 1
d/Quy định của pháp luật về đại diện.
Chế định đại diện đã được quy định ngay từ Bộ luật Dân sự đầu tiên của
nước ta – Bộ luật Dân sự 1995. Trong BLDS 1995 thì chế định đại diện được
quy định trong chương VI, phần thứ nhất của bộ luật bao gồm 10 điều từ Điều
148 đến Điều 157.
Đến BLDS 2005 thì chế định đại diện được quy định trong chương VII,
phần thứ nhất của bộ luật, vẫn bao gồm 10 điều từ Điều 139 đến Điều 148.
Trong đó Điều 140 (đại diện theo pháp luật) và Điều 141 (đại diện theo ủy
quyền) là vẫn giữ nguyên so với quy định tương ứng tại BLDS 1995. Các điều
còn lại đều đã được sửa đổi, bổ sung.
2-Các quy định của pháp luật hiện hành về đại diện.
a/Các hình thức đại diện.
* Đại diện theo pháp luật:
Theo Điều 140 BLDS 2005 quy định “Đại diện theo pháp luật là đại diện
do pháp luật quy định hoặc do cơ quan nhà nước quyết định”.
Căn cứ hình thành: Do ý chí của nhà nước. Pháp luật quy định mối quan
hệ đại diện được xác lập dựa trên các mối quan hệ tồn tại sẵn có chứ không phụ
thuộc vào ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể.
Người đại diện theo pháp luật theo Điều 141 quy định bao gồm:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ.
- Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
- Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình.
- Tổ trưởng tổ hợp tác đối với hộ gia đình.
4
Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 1
- Những người khác theo quy định của pháp luật.
Về điều kiện đối với người đại diện và người được đại diện:
Người được đại diện nếu là cá nhân thì phải là người không có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, người mắc bệnh tâm thần hoăc bệnh khác mà không nhận
thức và làm chủ hành vi của mình, người bị Tòa án ra quyết định hạn chế năng
lực hành vi dân sự. Đây là những đối tượng mà bản thân họ không thể trực tiếp
tham gia vào bất kỳ giao dịch nào nên pháp luật quy định sẵn những chủ thể có
nghĩa vụ bảo về quyền lợi của họ trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch
dân sự. Các chủ thể còn lại là một tổ chức nên khi tham gia vào các giao dịch
dân sự bắt buộc phải thông qua người đại diện cụ thể.
Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Và để nhận biết
quan hệ đại diện theo pháp luật phải dựa vào các căn cứ:
- Đối với con chưa thành niên căn cứ vào giấy khai sinh.
- Đối với người được giám hộ căn cứ vào xác nhận của Ủy ban nhân dân xã,
phường nơi người giám hộ cư trú.
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự căn cứ vào quyết định
của Tòa án khi tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đối với pháp nhân căn cứ vào Đăng ký kinh doanh, Điều lệ hay Quyết
định thành lập pháp nhân.
- Đối với hộ gia định căn cứ vào Sổ hộ khẩu.
- Đối với tổ hợp tác căn cứ vào hợp đồng hợp tác có xác nhận của Ủy ban
nhân dân xã, phường.
* Đại diện theo ủy quyền:
Khoản 1 Điều 142 BLDS 2005 quy định “Đại diện theo ủy quyền là đại
diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện”.
5
Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 1
Căn cứ xác lập: dựa trên ý chí của hai bên chủ thể, người đại diện và
người được đại diện tự thỏa thuận với nhau về nội dung ủy quyền, phạm vi thẩm
quyền đại diện và trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền.
Điều kiện của chủ thể tham gia quan hệ đại diện theo ủy quyền: hai bên chủ
thể của quan hệ đại diện theo ủy quyền đều phải có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 BLDS “Người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp
luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực
hiện”. Đây là một điểm khác biệt so với BLDS 1995, trong BLDS 1995 quy định
“Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự không được làm người đại diện theo uỷ quyền”.
Đại diện theo ủy quyền có hai loại: đại diện theo ủy quyền của cá nhân và
đại diện theo ủy quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Đối với đại diện
theo ủy quyền của cá nhân thì trong trường hợp vì lý do chủ quan hay khách
quan, cá nhân có thể thông qua một cá nhân khác hoặc một pháp nhân để đại
diện cho họ xác lập các giao dịch dân sự. Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác: Đối với pháp nhân, theo khoản 1 Điều 143 BLDS 2005
thì “Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho
người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Đối với hộ gia đình, theo khoản
1 Điều 107 BLDS “…Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên
làm đại diện cho hộ trong quan hệ dân sự”. Đối với tổ hợp tác, khoản 1 Điều 113
BLDS quy định “Tổ trưởng tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một
số công việc nhất định cần thiết cho tổ”. Như vậy, đối với hộ gia đình và tổ hợp
tác thì người được ủy quyền chỉ có thể là thành viên trong hộ gia đình và tổ hợp
tác. Còn đối với pháp nhân thì phạm vi những người được ủy quyền cho pháp
nhân không được quy định rõ.
6
Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 1
Về hình thức ủy quyền: khoản 2 Điều 142 BLDS 2005 quy định “Hình
thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy
quyền phải được lập thành văn bản”. Hình thức ủy quyền là do các bên tự thỏa
thuận với nhau. Đó có thể là hình thức viết tay thông qua hợp đồng ủy quyền
hoặc giấy ủy quyền, có thể là hình thức miệng. So với BLDS 1995 thì BLDS
2005 quy định hình thức ủy quyền rộng hơn, nó không bắt buộc phải lập thành
văn bản như khoản 2 Điều 151 BLDS 1995. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc ủy
quyền có hiệu lực và được công nhận và để cho Tòa án có căn cứ giải quyết các
tranh chấp xảy ra thì các bên phải chứng minh quan hệ ủy quyền đó. Đối với hợp
đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền thì phải có công chứng, chứng thực. Đối với
ủy quyền bằng miệng thì phải có căn cứ chứng minh quan hệ ủy quyền đó tồn tại
hoặc tất cả các bên quan hệ đều phải thừa nhận có quan hệ ủy quyền.
Ý nghĩa: Đại diện theo ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết tạo điều
kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng nhiều
hình thức khác nhau có thể tham gia vào giao dịch dân sự một cách thuận lợi
nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể
quan tâm.
b/Phạm vi đại diện.
Phạm vi đại diện là giới hạn quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong
việc nhân danh người được đại diện xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với
một người thứ ba.
Phạm vi đại diện được quy định trong Điều 144 BLDS 2005, theo đó tùy
thuộc vào quan hệ đại diện là đại diện theo pháp luật day đại diện theo ủy quyền
mà phạm vi đại diện là khác nhau:
Đại diện theo pháp luật: “Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập,
thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện” (khoản 1 Điều
144). Như vậy, pháp luật cho phép người đại diện theo pháp luật có quyền chủ
7