GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ
KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG
DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ
1. Dạy học nhóm
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS
của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời
gian giới hạn.
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy
học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ.
mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân
công và hợp tác làm việc.
Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước
toàn lớp.
Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là
một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học.
Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương
pháp làm việc khác nhau được sử dụng.
1. Dạy học nhóm
Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4-6 HS.
Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm
nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một bài hay
một chủ đề chung.
Dạy học nhóm được áp dụng cho nhiều vấn đề, nội dung giảng
dạy của môn Địa lí.
Tuy nhiên đối với các vấn đề có cấu trúc tương tự nhau, nhưng
có liên quan với nhau về cấu trúc chung, mỗi nhóm độc lập giải
quyết một vấn đề; hoặc các vấn đề tổng hợp đòi hỏi tính khái
quát cao thì dạy học theo nhóm phù hợp hơn cả.
1. Dạy học nhóm
Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm
Ưu điểm:
1. Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm
của HS;
2. Phát triển năng lực cộng tác làm việc;
3. Phát triển năng lực giao tiếp;
4. Hỗ trợ qúa trình học tập mang tính xã hội;
5. Tăng cường sự tự tin cho HS;
6. Phát triển năng lực phương pháp;
7. Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá;
Tăng cường kết quả học tập.
1. Dạy học nhóm
Nhược điểm:
1. Dạy học nhóm đòi hỏi thời gian nhiều;
2. Công việc nhóm không phải bao giờ cũng
mang lại kết quả mong muốn;
3. Trong các nhóm chưa được luyện tập dễ
xảy ra hỗn loạn.
4. Trong một tập thể, dù nhỏ vẫn luôn có
những cá thể ỷ lại, hoặc rụt rè, nhút nhát
1. Dạy học nhóm
Những chỉ dẫn đối với giáo viên
1. Nếu muốn thành công với dạy học nhóm thì người GV phải nắm vững
phương pháp thực hiện.
2. Dạy học nhóm đòi hỏi GV phải có năng lực lập kế hoạch và tổ chức,
còn HS phải có sự hiểu biết về phương pháp, được luyện tập và
thông thạo cách học này.
3. Khi lập kế hoạch, công việc nhóm phải được phản ánh trong toàn bộ
quá trình dạy học. Ví dụ cần phải suy nghĩ xem cần sự hướng dẫn
của GV như thế nào để các nhóm có thể làm việc một cách hiệu quả.
4. Điều kiện để HS đạt được thành công trong học tập cũng là phải nắm
vững các kĩ thuật làm việc cơ bản. Thành công của nhóm còn phụ
thuộc vào việc đề ra các yêu cầu công việc một cách rõ ràng và phù
hợp.
1. Dạy học nhóm
Sau đây là các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy
học nhóm:
√ Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
√ Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau?
√ HS đã có đủ kiến thức, điều kiện cho công việc nhóm chưa?
√ Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
√ Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
√ Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
1. Dạy học nhóm
Một số chú ý trong khi thực hiện dạy học nhóm:
√
Cần luyện tập cho HS quy tắc làm việc nhóm.
√
Trao đổi về tiến trình làm việc nhóm.
√
Luyện tập về kĩ thuật làm việc nhóm.
√
Duy trì trật tự cần thiết trong làm việc nhóm.
√
GV quan sát, hỗ trợ các nhóm HS
√
Giúp ổn định các nhóm làm việc khi cần thiết.
2. Kĩ thuật XYZ
Là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong
thảo luận nhóm.
X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người
cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
Trong giảng dạy Địa lí kĩ thuật này thường sử dụng
để giải quyết các vấn đề liên quan đề giải thích, phân
tích hoặc đưa ra các ý kiến của mình về một vấn đề
địa lí tự nhiên hay kinh tế-xã hội,...
2. Kĩ thuật XYZ
Ví dụ: Kĩ thuật XYZ thực hiện như sau:
-
Mỗi nhóm 6 người,
-
mỗi người viết 2 ý kiến về giải pháp giải quyết việc
làm ở nước ta (Chủ đề Địa lí dân cư - Địa lí 9 chuẩn)
-
trên một tờ giấy trong vòng 1 phút
-
và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh, tiếp tục như
vậy cho đến khi tất cả mọi ng-ười đều viết ý kiến của
mình, có thể lặp lại vòng khác.
- Con số X-Y-Z có thể thay đổi. Sau khi thu thập ý kiến
thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
3. Kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn
Một đoạn văn có nội dung thông tin nhất định,
thông qua việc đọc kĩ một đoạn văn người đọc có thể
tìm ra nội dung cốt lõi nhất và đặt tên tiêu đề cho
đoạn văn đó.
Tìm được tiêu đề đặt tên cho đoạn văn tức là người
đọc đã hiểu được đoạn văn.
Kĩ thuật này thường dùng trong các bài, các mục có
nội dung dài viết dưới dạng văn bản, thay bằng giáo
viên giảng giải hoặc phát vấn thì GV dùng kĩ thuật
này để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong
giảng dạy.
3. Kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn
Ví dụ: Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
(Địa lí 8)
–
Thay vì GV phát vấn: Dựa vào SGK cho biết các
tính chất chất nhiệt đới gió mùa ẩm được biểu
hiện như thế nào? GV cho HS đọc cả mục đó và
cho biết mục đó nói về những đặc điểm gì của khí
hậu nước ta? Trình bày cụ thể các đặc điểm đó.
–
HS đọc đoạn văn và dễ dàng chỉ ra được đoạn
văn nói về tính chất nhiệt đới, gió mùa ẩm của
nước ta. Sau đó, HS trình bày cụ thể