Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đại 7(Tiết 40-50)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.94 KB, 37 trang )

Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

CHƯƠNG III: THỐNG KÊ
§1.THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ - TẦN SỐ
Ngày soạn:……………..
Ngày dạy :……………..
A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
- HS làm quen với bảng số liệu thống kê ban đầu, biết xác định và diễn tả dấu hiệu điều
tra, hiểu được các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của
dấu hiệu", làm quen với tần số của 1 giá trị
II. Kỹ năng:
- Biết các kí hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của 1 giá trị, biết lập các
bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được khi điều tra.
III. Thái độ:
- Thấy được ý nghĩa của thống kê trong đời sống.
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng phụ
BP1:
STT Lớp Số bao cát vác được
1 6A 17
2 6B 15
3 7A 25
4 7B 21
BP2:
Số dân
Tổng
Phân theo giới tính Phân theo tuổi tác
Nam Nữ Lớn tuổi Nhỏ tuổi


Li Tôn
Húc Nghì
La Tó
Ba Bảy
Cựp
II. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài mới.
D. Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định: (1’)
II. Bài củ: Không kiểm tra
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Tiết
41
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (3')
GV giới thiệu chương: Mở đầu cho một học kì mới là một chương mới. Chương III:
Thống kê. Thống kê là một khoa học được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh
tế, xã hội. Chẳng hạn thống kê dân số, thống kê sản lượng đạt được hàng năm của một
ngành sản xuất, của một xí nghiệp hay đơn giản là thống kê điểm kiểm tra của học sinh.
Qua nghiên cứu, phân tích các thông tin thu thập được, khoa học thống kê cùng với các
khoa học kĩ thuật khác giúp cho ta biết được tình hình các hoạt động, diễn biến của các
hiện tượng, từ đó dự đoán các khả năng có thể xảy ra, góp phần phục vụ lợi ích con
người ngày càng tốt hơn. Trong chương này, ta sẽ bước đầu làm quen với thống kê mô
tả, một bộ phận của khoa học thống kê. Bài đầu tiên ta sẽ nghiên cứu về việc thu thập số
liệu thống kê và tần số.
2. Bài học :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (7') Thu thập số liệu, bảng thống kê số liệu ban đầu

GV :Giới thiệu VD1, treo bảng phụ 1
HS: quan sát
GV: việc làm trên của người điều tra là
thu thập số liệu về vấn đề được quan
tâm. Các số liệu trên được ghi trong
một bảng gọi là bảng số liệu thống kê
ban đầu
GV: Dựa vào bảng SLTKBĐ cho biết
bảng có mấy cột ? Nội dung mỗi cột là
gì ?
HS: Cột 1 ghi STT, Cột 2 ghi lớp
Cột 3 ghi số bao cát vác được
GV: cho HS thực hành lập bảng số
liệu thống kê ban đầu của kết quả điều
tra về số con của 5 hộ gia đình ở xung
quanh nhà mình
GV: Giới thiệu VD2, dán BP2 để chỉ ra
cho HS thấy có thể lập bảng với nhiều
dạng khác nhau, không phải lúc nào
cũng 3 cột
HS: Quan sát, theo dõi để hiểu cách lập
bảng SLTK ban đầu
1. Thu thập số liệu, bảng thống kê số liệu
ban đầu:
Ví dụ1: Kết quả điều tra về số bao cát vác
được của 4 lớp trong một buổi lao động
BP1
Ví dụ 2: Kết quả điều tra về tổng số dân,
phân theo giới tính, phân theo tuổi tác của
các thôn ở xã Húc Nghì

BP2
Hoạt động 2: (15’) Dấu hiệu
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

GV: Gọi HS đứng tại chổ trả lời ?2
GV: Nội dung trong bảng một là gì?
Hay vấn đề mà ta quan tâm trong bảng
1 là gì?
HS: Số bao cát vác được
GV: Hỏi tương tự với bảng 2
GV: Từ câu trả lời của HS đưa ra khái
niệm dấu hiệu
GV: Vấn đề mà ta quan tâm trong bảng
số liệu điều tra được gọi là dấu hiệu
GV: Ghi k/n vừa nêu lên bảng
HS: ghi bài và ghi nhớ k/n
GV : Giới thiệu về đơn vị điều tra và
cho HS làm ?3 đối với bảng 1 và bảng
2 của 2 VD được nêu
HS: Bảng 1: có 4 đơn vị điều tra
Bảng 2: có 5 đơn vị điều tra
GV: nhìn vào bảng 1, cho biết số bao
cát vác được lớp 7A, 7B ?
HS: 7B: 21 cây 7A: 25 cây
GV giới thiệu giá trị của dấu hiệu và
dãy giá trị của dấu hiệu
GV: cho HS làm ?4
HS: Theo kiến thức vừa nêu trả lời ?4
GV:Các giá trị đó có khác nhau không?

HS: Có khác nhau
GV: Lưu ý cho HS: Các giá trị của dấu
hiệu trong cùng một dãyc giá trị có thể
khác nhau hoặc dấu nhau đó là tuỳ vào
kết quả điều tra
2. Dấu hiệu:
a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra:
- K/n: vấn đề hay hiện tượng mà người điều
tra quan tâm gọi là dấu hiệu.
- Kí hiệu: X, Y, ...( chữ cái in hoa)
- Mỗi lớp là một giá trị điều tra.
b. Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu
hiệu:
- Ứng với mỗi đơn vị điều tra có 1 số liệu gọi
là 1 giá trị của dấu hiệu
Kí hiệu: x
- Các giá trị khác nhau của các đơn vị điều
tra tạo thành một dãy giá trị của dấu hiệu
- Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số
các đơn vị điều tra
Ký hiệu là: N
Hoạt động 3:(9’) Tần số của mỗi giá trị
GV cho HS làm ?5, ?6 ứng với VD1,2
được cho ở phần 1
HS: Dựa vào bảng để trả lời
GV giới thiệu tần số. Vậy tần số là gì ?
HS:Số lần xuất hiện của mỗi giá trị
chính là tần số của giá trị đó
GV: Ghi đ/n tần số
GV: lưu ý cho HS: Giá trị là của dấu

3. Tần số của mỗi giá trị:
- K/n: Số lần xuất hiện của một giá trị trong
dãy giá trị của dấu hiệu gọi là tần số của giá
trị đó
Kí hiệu: n
* Chú ý: SGK
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

hiệu còn tần số là của giá trị
GV lưu ý HS phân biệt các kí hiệu x,
X, n, N.
GV cho HS làm ?7
HS: Dựa vào bảng để trả lời
GV: Vậy muốn tìm tần số của mỗi giá
trị ta làm ntn ?
HS: Tìm tần số bằng cách đếm số lần
xuất hiện của giá trị đó
GV: Kiểm tra xem tần số đúng hay
không bằng cách so sánh tổng tần số
với tổng đơn vị điều tra
GV: Nhắc HS xem phần kết luận được
đóng khung ở SGK
GV: Trình bày các chú ý
HS: Tự nghiên cứu chú ý ở SGK
Hoạt động 4:(5’) Cũng cố
GV: Tổ chức cho HS làm BT2
HS: Nghiên cứu làm BT
BT2(7 – SGK):
a, Dấu hiệu: Thời gian (phút)

Dấu hiệu có tất cả 10 giá trị
b, Có 5 giá tị khác nhau trong dãy giá trị của
dấu hiệu
c, x
1
= 21 và n
1
= 1
x
2
= 18 và n
2
= 3
x
3
= 17 và n
3
= 1
x
4
= 20 và n
4
= 2
x
5
= 19 và n
5
= 3
IV. Hướng dẫn về nhà: (5’)
- Học thuộc phần đóng khung SGK.

- BT 3, 4(8 – SGK) và BT 1, 2 SBT
HD: Bài 3 tương tự bài 2.
Bài 4 tương tự bài 3, cần xét bảng 7 xem có gì khác so với các bảng khác.
-Tiết sau luyện tập
- BT thêm: Hãy lập một bảng điều tra về số loại cây trồng và số loại con vật mà gia đình
em trồng và nuôi được
V. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

LUYỆN TẬP
Ngày soạn:……………..
Ngày dạy :……………..
A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
- Củng cố lại các khái niệm về thu thập số liệu thống kê, tần số.
II. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giải một số bài tập ở sgk và trong cuộc sống.
III. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận cho HS và áp dụng vào thực tiển.
B. Phương pháp: Vấn đáp và tự luận.
C. Chuẩn bị:

I. Chuẩn bị của GV:
- Một vài bảng như bảng 7 và các câu hỏi
II. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ và làm BT đầy đủ
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Bài cũ: lồng vào quá trình luyện tập
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề : (1’)
Tiết này chúng ta sẽ tiến hành lập bảng SLTK và dựa vào bảng SLTK để tìm ra dấu
hiệu, giá trị của dấu hiệu và tần số của mỗi giá trị
2. Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: (5’) Nhắc lại các kiến thức cần nhớ
GV: Những bảng có dạng ntn được gọi là
bảng số liệu thống kê ban đầu?
GV: Dấu hiệu là gì? Kí hiệu?
GV: Đơn vị điều tra là gì?
GV: Giá trị của dấu hiệu là gì? Lấy một vài
ví dụ về dãy giá trị của dấu hiệu?
GV: Thế nào là tần số của mỗi giá trị?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên
1. Kiến thức cần nhớ:
a. Bảng số liệu thống kê ban đầu:
b. Dấu hiệu: X, Y...
c. Đơn vị điều tra:
d. Giá trị của dấu hiệu: (x), dãy giá trị
của dấu hiệu.
Số các giá trị của dấu hiệu
e. Tần số của mỗi giá trị: (n).

Hoạt động 2:(30’) Luyện tập
Từ các bài tập đã chuẩn bị ở nhà của HS
GV: và HS cùng chữa bài tập 1. 2. Bài tập:
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Tiết
42
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

GV: thu những bài tập đã chuẩn bị của HS.
GV: cho HS làm bài tập 3
HS: đọc to đề bài tập 3
GV: Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị
của dấu hiệu đó.
GV: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
GV: Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và
tần số của chúng.
GV cho HS làm bài tập 4.
GV: Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị
của dấu hiệu đó.
GV: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
GV: Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và
tần số của chúng.
HS: Lên bảng làm BT, mỗi HS 2 câu
HS: Các HS khác nhận xét
GV: Nhận xét, sửa bài và cho điểm HS nếu
HS làm tốt
GV: Sau khi HS làm BT, GV chốt lại các
vấn đề chính
BT3(8 – SGK):
a, Dấu hiệu: Thời gian

b, Bảng 1: - Số các giá trị là: 20
- Số các giá trị khác nhau: 5
Bảng 2: - Số các giá trị là: 20
- Số các giá trị khác nhau: 4
c, Bảng 1:
- Các giá trị khác nhau là: 8,3; 8,5; 8,7;
8,4; 8,8
- Tần số của các giá trị theo thứ tự trên
là: 2, 8, 5, 3, 2
Bảng 2:
- Các giá trị khác nhau là: 9,2; 8,7; 9,0;
9,3
- Tần số của các giá trị theo thứ tự trên
là: 7, 3, 5, 5
BT4(9 - SGK):
- Dấu hiệu: khối lượng chè trong từng
hộp
- Số các giá trị: 30.
- Số các giá trị khác nhau là 5
- Các giá trị khác nhau là; 98; 99; 100;
101; 102
- Tần số của các giá trị theo thứ tự trên
là: 3; 4; 16; 4; 3
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại lí thuyết và các bài tập đã giải
- BTVN: bài tập ở sbt.
- Nghiên cứu trước bài: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu.
V. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

§2.BẢNG "TẦN SỐ" CÁC GIÁ TRỊ
CỦA DẤU HIỆU
Ngày soạn:……………..
Ngày dạy :……………..
A. Mục tiêu :
I. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được bảng tần số là 1 hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu
thống kê ban đầu , nó giúp sơ bộ để nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
II. Kĩ năng:
- Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
III. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho HS.
B. Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị :
I. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng 7; 8; 9 và máy chiếu
- BT: Cho bảng sau:
Năm
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Nhiệt độ
trung bình
hàng năm
21 21 23 22 21 22 24 21 23 22 22
a, Dấu hiệu ở đây là gì?

b,Tìm tần số của các giá trị khác nhau
II. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu trước bài mới.
D. Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định tổ chức:( 1')
II. Bài cũ:(5’)
GV: Gọi HS làm BT4(9 – SGK)
HS: Làm bài tập
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề :(1’)
Có thể thu gọn bảng số liệu thống kê ban đầu được không? Bài học hôm nay sẽ cho
chúng ta câu trả lời.
2. Bài học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (15’) Lập bảng “tần số”
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Tiết
43
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

GV: chiếu ?1 lên màn.
HS: quan sát và làm ?1
GV: Qua ?1 em có nhận xét gì?
HS: rút ra nhận xét.
GV giới thiệu bảng 8 ở sgk
GV: Qua các bước ta vừa làm ai có thể nêu
các bước lập bảng “tần số” từ bảng SLTK
ban đầu
HS: - Từ bảng SLTK tìm các giá trị khác
nhau của dấu hiệu

- Kẻ bảng gồm 2 dòng (hoặc 2 cột)
- Dòng 1(cột 1) ghi các giá trị khác nhau
vừa tìm được
- Đếm số lần xuất hiện của mỗi giá trị và
ghi tương ứng vào dòng 2(cột 2)
GV: Chiếu lên màn hình
1. Lập bảng tần số:
?1.
(x) 98 99 100 101 102
(n) 3 4 16 4 3
NX: Bảng trên được gọi là bảng phân
phối thực nghiệm hay bảng tần số
* Các bước lập bảng “tần số”:
- Từ bảng SLTK tìm các giá trị khác
nhau của dấu hiệu
- Kẻ bảng gồm 2 dòng (hoặc 2 cột)
- Dòng 1(cột 1) ghi các giá trị khác nhau
vừa tìm được
- Đếm số lần xuất hiện của mỗi giá trị
và ghi tương ứng vào dòng 2(cột 2)
Hoạt động 2:(10') Chú ý
GV chiếu mục chú ý lên màn.
HS đọc to mục chú ý.
GV: Từ bảng 8, em rút ra được nhận xét gì?
HS rút ra nhận xét.
HS khác nhận xét và bổ sung thêm
2. Chú ý:
a. Có thể chuyển bảng "tần số" dạng
"ngang " như bảng 8 thành bảng "dọc".
b. Các bảng 8; 9 giúp ta quan sát, nhận

xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ
dàng hơn.
Giá trị (x) Tần số (n)
30 8
28 2
35 7
50 3
N = 20
VD: Từ bảng 8, ta có nhận xét sau:
- Tuy số các giá trị của X là 20, song chỉ
có 4 giá trị khác nhau là 28; 30; 35; 50
- Chỉ có 2 lớp trồng được 28 cây, 8 lớp
trồng được 30 cây.
- Số cây trồng được của các lớp chủ yếu
là 30 hoặc 35 cây
Hoạt động 3: (9’) Cũng cố
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

GV: Hãy nêu các dạng của bảng "tần số"?
HS: Có 2 dạng: dạng ngang và dạng dọc
GV: Nêu các bước lập bảng “tần số” từ
bảng SLTK ban đầu?
HS: - Từ bảng SLTK tìm các giá trị khác
nhau của dấu hiệu
- Kẻ bảng gồm 2 dòng (hoặc 2 cột)
- Dòng 1(cột 1) ghi các giá trị khác nhau
vừa tìm được
- Đếm số lần xuất hiện của mỗi giá trị và
ghi tương ứng vào dòng 2(cột 2)

GV: Tổ chức cho HS làm BT đã chuẩn bị,
chiếu đề bài tập lên màn hình
HS: Theo dõi đề bài và làm BT
GV: Chú ý: Dãy số nhiệt độ trung bình hàng
năm là một ví dụ cho một loại dãy số trong
thống kê gọi là dãy số biến thiên theo thời
gian
BTT:
a, Dấu hiệu: Nhiệt độ trung bình
b, Tần số của giá trị 21 là: 4
Tần số của giá trị 22 là: 4
Tần số của giá trị 23 là: 2
Tần số của giá trị 24 là: 1
BT6(11 – SGK):
a, Dấu hiệu: Số con
Bảng tần số:
Giá trị (x) 0 1 2 3 4
Tần số (n) 2 4 17 5 2 N = 30
b, Nhận xét:
- Số con của các gia đình trong thôn là
từ 0 đến 4.
- Số gia đình có hai con chiếm tỷ lệ cao
nhất.
- Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ
chiếm xấp xỉ 16,7%.
IV. Hướng dẫn về nhà:(4’)
- Nắm các bước lập bảng tần số, tập nhận xét dựa vào bảng tần số
- Xem lại các ví dụ, bài tập đã giải.
- BTVN: BT5; 7(11 - SGK), BT8,9(12 – SGK)
V. Bổ sung, rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

LUYỆN TẬP
Ngày soạn:……………..
Ngày dạy :……………..
A. Mục tiêu:
I. Kiến thức:
- HS được củng cố khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng
- Cũng cố cách lập bảng tần số
II. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng lập bảng tần số và rút ra nhận xét qua bảng
III. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tính nhận thức về toán học trong thực tiễn.
B. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
I. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ ghi bảng 13, 14.
II. Chuẩn bị của học sinh:
- Nắm các bước lập bảng tần số và làm các BT được giao
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài củ: (7’)
HS1: 1. Bảng tần số là gì ? Nêu các bước lập bảng tần số

2. Làm BT10 (SBT)
HS2: 1. Nêu ý nghĩa bảng tần số
2. Làm BT7(SGK)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1')
Để củng cố về bảng tần số và biết nhận xét

luyện tập.
2. Bài học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (19’) Bài tập SGK
GV: Cho HS làm bài tập 8 (SGK)
HS: Đọc đề, làm BT
HS: Một HS lên bảng làm, các HS khác
nhận xét
GV: NX và cho điểm nếu HS làm tốt
BT8(12 – SGK):
a, Dấu hiệu: Số điểm đạt được sau mỗi lần
bắn. Xạ thủ đã bắn 30 phát
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Tiết
44
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

GV: Cho HS làm BT9(SGK)
HS : Làm BT
HS: Một HS lên bảng làm, các HS khác
nhận xét
GV: NX và cho điểm nếu HS làm tốt
b, Bảng tần số

Nhận xét:
+ Số điểm đạt được cao nhất là: 10
+ Số điểm đạt được thấp nhất là: 7
+ Đa số các lần bắn đều đạt điểm 8, 9, 10.
BT9(12 –SGK):
a, Dấu hiệu: thời gian giải một bài toán
của mỗi HS.Số các giá trị 35
b, Bảng tần số:
Giá trị(x) 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số(n) 1 3 3 4 5 11 3 5
Nhận xét:
Thời gian giải một bài toán ngắn nhất là 3'
Thời gian giải một bài toán lâu nhất là 10'
Số đông HS giải 1 bài toán mất từ 7' đến
10'
Hoạt động 2:(9’) BT thêm
GV: Treo BP có bài tập thêm
HS: Theo dõi và ghi vở
HS: Suy nghĩ làm BT
GV: Hướng dẫn
- Mượn nhiều hơn 3 cuốn sách là mượn
bao nhiêu cuốn? (HS 4,5,6 cuốn)
- Có bao nhiêu HS mượn 4,5,6 cuốn?
(HS: 20 + y + 15)
- Tổng số nay bằng bao nhiêu?(HS: 43)
- Như vậy ta tìm được y
- Tổng số HS là 15 + x + 28 + 20 + y + 15
Theo giả thiết thì tổng này bằng 100. Có y
BT thêm :
Bảng dưới đây cho biết số sách của một

thư viện trường học mà 100 HS đã mượn.
Số cuốn sách Số HS
1
2
3
4
5
6
15
x
28
20
y
15
a. Số HS mượn nhiều hơn 3 cuốn sách là
43. Tìm x, y.
b. Số HS mượn ít hơn 3 cuốn sách là 15.
Tìm x, y.
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Số điểm(x) 7 8 9 10
Tần số (n) 3 9 1
0
8 N=30
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

thì ta tính được x
HS1: Lên bảng
GV: Tương tự như vậy cho câu b
HS2: lên bảng
HS: Các HS khác nhận xét

GV: NX và cho điểm nếu HS làm tốt
Giải:
a. Số HS mượn nhiều hơn 3 cuốn sách là:
20 + 15 + y = 35 + y
Theo bài ra 35 + y = 43

y = 43 - 35 = 8
Vì số HS đã mượn là 100 HS nên ta có:
15 + x + 28 + 20 + y + 15 = 100
Hay x = 100 - (15 + 28 + 20 + 15 + 8)


x = 100 - 86 = 14
b. Số HS mượn ít hơn 3 cuốn sách là:
15 + x (HS)
Theo bài ra 15 + x = 15

x = 0
Vì số HS đã mượn là 100 HS nên ta có:
15 + 0 + 28 + 20 + y + 15 = 100

y = 22
Hoạt động 3: (3’) Cũng cố
GV: Qua các bài tập ta rút ra điều gì ?
HS: - Dựa vào bảng số liệu thống kê tìm
dấu hiệu, biết lập bảng tần số, rút ra NX
- Dựa vào bảng "tần số" viết lại bảng
số liệu ban đầu (BT 10 SBT - bài củ)
IV. Hướng dẫn về nhà: (5’)
- Làm các BT sau:

BT1: Dưới đây là bảng ghi thời lượng của một y tá chăm sóc bệnh nhân(Tính theo phút)
15
2
0
5 14 6 9 21 13 18
13 25
4
0
8 14 19 24 27 13
16 5 9 14 26 27 14 13 19
Hãy lập bảng tần số với giá trị là số phút ở các khoảng 1-5, 6-10, 11-15, …
BT2: Tuổi nghề của 40 công nhân được ghi lại ở bảng sau:
6 5 3 4 3 7 2 3 2 4
5 4 6 2 3 6 4 2 4 2
5 3 4 3 6 7 2 6 2 3
4 3 4 4 6 5 4 2 3 6
a. Dấu hiệu là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
b. Lập bảng "tần số" và rút ra nhận xét.
Hướng dẫn BT1:
- Tìm giá trị trong các khoảng 1-5; 6-10; 11-15; …
- Xem trước ?1 - Bài biểu đồ.
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ
Giáo án Đại số 7 Trường THCS Tà Long

V. Bổ sung, rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Giáo viên: Hoàng Thị Huệ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×