Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

LUẬN VĂN 2021 Đánh giá đa dạng sinh học và khả năng sinh độc tố aflatoxin của quần thể aspergillus flavus từ đất trồng lạc tại …

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 105 trang )

1


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ
lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ nhà trường, thầy cô, gia đình
và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ chân tình đó.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ..
người …. kính mến, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi từ những
bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học cũng như trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn …. đã luôn động viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm bệnh cây, khoa
….. đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu ở phòng thí nghiệm khoa.
Xin gửi tới các bạn cùng lớp lời cám ơn chân thành nhất trước tình cảm, sự giúp
đỡ nhiệt tình và sự động viên to lớn giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành khóa
học cũng như luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã
khích lệ, động viên tinh thần, góp ý và lo lắng cho tôi trong suốt thời gian học tập cho
đến khi hoàn thành luận văn.
Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót, tôi sẽ ghi nhận những ý kiến đóng góp và sẽ cố gắng hoàn thiện mình để
ngày một tốt hơn.
Học viên


iii

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất
cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và
tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


iv

MỤC LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

AFB1

:

Aflatoxin B1


A. flavus

:

Aspergillus flavus

CFU

:

Colony Forming Unit (Đơn vị hình thành khuẩn lạc)

CYA

:

Czapek Yeast Extract Agar

DG-18

:

Dichloran Glycerol Agar Base

HPLC

:

High Performance Liquid Chromatograpphy
( Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao)


MEA

:

Malt Extract Agar

NXB

:

Nhà xuất bản

PDA

:

Potato Dextro Agar

TB

:

Trung bình

YES

:

Yeast Extract Agar



vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU


vii

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Aspergillus flavus (A. flavus) được xem như là nấm mốc nguy hiểm nhất trong
sản xuất nông nghiệp. Ở nhiều vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nấm mốc A. flavus và
độc tố aflatoxin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và phẩm chất của lạc
(Arachis hypogaea L.) và nhiều loại cây trồng quan trọng khác như bông, ngô, đậu
tương v.v... [31], [49], [52].
Ở Việt Nam, lạc là loại cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu và
sản xuất dầu ăn. Về mặt sản lượng, Việt Nam xếp thứ 5 trong số hơn 25 nước sản xuất
lạc ở châu Á. Tuy nhiên, năng suất lạc ở Việt Nam vẫn còn thấp do ảnh hưởng của các
nạn dịch gây ra bởi aflatoxin, một loại độc tố do nấm mốc A. flavus gây ra. So với các
loại cây trồng khác, lạc rất mẫn cảm với nấm mốc tại các giai đoạn trước thu hoạch và
sau thu hoạch do vị trí của quả lạc nằm ở trong đất, nơi tiếp xúc nhiều với các mầm
bệnh. Lạc bị nhiễm nấm mốc trong giai đoạn bảo quản dẫn đến sự thối rữa hạt lạc, hạt
lạc bị mốc từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt giống trong nhiều vùng sản xuất
lạc ở Châu Á. Ngoài ra, theo Barros và cộng sự (2006) [26], việc tiêu thụ lạc bị nhiễm
nấm mốc A. flavus và độc tố aflatoxin sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của con người và
gia súc. Do vậy, việc nghiên cứu các biện pháp bảo quản hữu hiệu nhất để quản lý dịch
hại nấm mốc A.flavus là mục tiêu hàng đầu trong nền nông nghiệp sản xuất lạc ở Việt

Nam hiện nay. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu điều tra sự đa dạng sinh học
của nấm mốc A.flavus và khả năng sinh độc tố aflatoxin của chúng ở nhiều vùng sản
xuất lạc ở ...., Việt Nam.
Cho đến nay, những thông tin về quần thể nấm mốc A. flavus và sự nhiễm độc tố
aflatoxin trên sản xuất lạc vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam. Hầu hết những nghiên cứu
chỉ tập trung vào việc ứng dụng các kết quả của các nghiên cứu ở nước ngoài. Vì vậy,
việc đánh giá mức độ nhiễm , khả năng sinh độc tố aflatoxin và nghiên cứu thực địa về
đa dạng sinh học của A. flavus mang ý nghĩa cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy đề tài này thực hiện nhằm:
Đánh giá mức độ nhiếm nấm A.flavus ở đất trồng lạc ở .....


viii
Đánh giá sự đa dạng sinh học của nấm mốc A.flavus và khả năng sinh độc tố
aflatoxin của chúng ở nhiều vùng sản xuất lạc ở .....
Mục đích và yêu cầu của đề tài
- Xác định được mật độ A. flavus trong đất trồng lạc ở ....
- Phân tích sự đa dạng sinh học của quần thể nấm A. flavus ở các vùng đất
trồng lạc thâm canh ở ....
- Phân tích khả năng sinh hạch nấm và độc tố của các chủng A. flavus phân lập được.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu và đánh giá mức độ nhiễm nấm A.flavus trong đất trồng lạc
ở ...., phân tích khả năng sinh độc tố aflatoxin của các chủng nấm phân lập được và
đánh giá sự đa dạng sinh học của quần thể A.flavus trên cơ sở sinh học phân tử . Từ đó,
chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn về nấm mốc A.flavus .
Ý nghĩa thực tiễn
Với tình hình gây hại và mức độ nguy hiểm của A.flavus đối với người trồng lạc
nói riêng và người tiêu dùng nói chung thì thực tiễn đặt ra một yêu cầu phải có những
nghiên cứu sâu hơn về A.flavus.

Những nghiên cứu về A.flavus của đề tài sẽ là cơ sở cho việc áp dụng các biện
pháp sinh học trong việc hạn chế mật độ A.flavus trong đất trồng lạc ở ...., từ đó giảm
thiểu được nguy cơ nhiễm độc tố aflatoxin cho con người và động vật.
Có thể nói đây là lần đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu của chúng tôi sử dụng
cộng cụ sinh học phân tử để đi sâu nghiên cứu về vấn đề đa dạng sinh học của A. flavus,
khả năng sinh độc tố của chúng trên các vùng đất trồng lạc thâm canh ở .....
Vật liệu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Nấm A.flavus gây bệnh héo vàng trên lạc.
- Đất trồng lạc ở …., …..,……
Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 9/2013- 5/2014.


ix
- Địa bàn nghiên cứu: ...., .... và ...., ....; Phòng thí nghiệm công nghệ tế bào thực
vật - Viện tài nguyên môi trường và công nghệ sinh học – ....; Phòng thí nghiệm bệnh
cây – khoa ...., trường đại học .... .....


1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
Vi sinh vật gây hại cho cây trồng nói chung, cho cây lạc nói riêng xâm nhập vào
cây và hình thành mối quan hệ ký sinh - ký chủ giữa các loài gây hại và cây trồng.
Trong đó vi sinh vật là nhân tố chủ động, còn cây trồng là nhân tố bị động. Chúng gây
nên những rối loạn về sinh lý ở cây, làm cây bị hủy hoại từng phần hoặc gây ảnh
hưởng toàn thân dẫn đến cây bị giảm sút về năng suất hoặc bị chết.
Bệnh hại cây trồng luôn là vấn đề nan giải đối với sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất lạc nói riêng. Mỗi loại cây trồng có rất nhiều loại bệnh khác nhau, tác nhân

gây bệnh vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi giai đoạn trưởng của cây trồng khác
nhau đặc điểm của tác nhân gây bệnh cũng khác nhau. Bệnh làm giảm năng suất,
phẩm chất lạc khi thu hoạch, cất trữ. Chủ yếu làm giảm giá trị sử dụng, giá trị hàng
hóa, thẩm mỹ và chất lượng chế biến. Bệnh làm giảm sức sống và chất lượng hạt
giống. Ngoài ra, quan trọng hơn nấm bệnh còn có khả năng sinh độc tố gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe cho người và gia súc, ảnh hưởng đến đất đai trồng trọt, cơ cấu giống
cây trồng, chế độ luân canh, tính chất hoạt động của các vi sinh vật đất.
Với cây lạc bệnh hại xuất hiện từ khi nảy mầm cho đến thu hoạch, nhưng mức độ
gây hại khác nhau và mỗi thời kỳ có một loại bệnh phổ biến khác nhau. Tỉ lệ bệnh nặng
hay nhẹ, bệnh xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện canh tác, khí hậu thời
tiết, đất đai và biện pháp phòng trừ của người dân.
Thực tế cho thấy nhóm bệnh hại phần gốc và rễ cây lạc là rất nguy hiểm, gây thiệt
hại rất nặng có thể gây mất trắng lạc. Nhóm bệnh này hại ở phần rễ và gốc cây lạc,
làm cho cây bị héo một phần hoặc toàn cây và dẫn đến cây chết. Khi đã phát hiện triệu
chứng bên ngoài thì cây đã chết, vì phải nhổ bỏ do đó nếu không phòng trừ thì bệnh
này rất nguy hiểm làm giảm năng suất lạc.
.... là tỉnh có tiềm năng phát triển cây lạc nhất nước ta, tuy nhiên bệnh hại nói
chung và bệnh héo vàng lạc do A. flavus gây hại nói riêng đang gây thiệt hại rất lớn.
Vì vậy cần có những cơ sở nghiên cứu về nấm bệnh cũng như nắm được tình hình
bệnh hại trên lạc ở .... là điều cần thiết.
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
Trong thực tiễn sản xuất hiện nay, cây lạc đã khẳng định vai trò vị trí trên thị
trường trong nước và thế giới. Lạc là mặt hàng tiêu dùng rộng rãi trong thị trường nội
địa cũng là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao đem lại thu nhập quốc dân,
từ đó làm diện tích trồng lạc được mở rộng, năm 2012 diện tích trồng lạc của nước ta
khoảng 223800 ha, trong đó .... là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất 20100 ha.
(Nguồn: FAOSTAT. ORG.COM).


2

Bệnh héo vàng lạc xuất do nấm A. flavus gây hại trên cây lạc gây thối mầm,
chết cây con, làm thiệt hại năng suất, phẩm chất của lạc sau thu hoạch và bảo quản,
ngoài ra nấm hại còn sản sinh ra độc tố aflatoxin gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho
người và động vật.
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu điều tra xác định thành phần bệnh héo lạc, song
hiện có rất ít các đề tài đi sâu nghiên cứu nấm mốc A. flavus và phân tích độc tố aflatoxin từ
các chủng A. flavus được phân lập được từ đất trồng lạc ở .....
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm làm cơ sở để đề
ra các phương pháp giảm thiểu hạn chế nhiễm nấm A. flavus trong đất lạc ở tỉnh ....
nói riêng và cả nước nói chung
1.3. Tổng quan về Aspergillus flavus
1.3.1 . Đặc điểm hình thái của chủng A. flavus
Chi nấm Aspergillus có thể lên đến 200 loài, trong đó có khoảng 20 loài gây hại
cho con người. A. flavus thuộc chi Aspergillus, là loài có số lượng lớn thứ hai sau
Aspergillus fumigatus. A. flavus thuộc [1]:
- Giới: Fungi
- Ngành: Ascomycota
- Lớp: Eurotiomycetes
- Bộ: Eurotiales
- Họ: Trichocomaceae
- Chi: Aspergillus
- Loài: Aspergillus flavus

Hình 1.1. Hình thái nấm A. flavus [53]


3
Khóm nấm A. flavus có đường kính 3 - 5 cm trên thạch Cz sau 5 ngày. Khóm nấm
lúc đầu hơi vàng, sau trở nên xanh lục hoặc vàng lục, đôi khi hóa nâu khi già [2]. Trong
môi trường CYA, bào tử của A. flavus có màu xanh xám đến xanh lục, sợi nấm có màu

trắng kem đến màu trắng và có giọt tiết xuất hiện trên bề mặt, mặt sau không màu đến
vàng hoặc da cam và có sợi nhăn nheo, lúc trưởng thành sắc tố của tế bào có thể biến mất.
A. flavus là nấm mốc sinh sản vô tính bằng cách tạo thân quả hoặc bào tử đính. Các nang
quả phình to ở bên trên gọi là túi đính, từ túi đính có rất nhiều những mầm nhỏ gọi là thể
bình mọc ra khắp mọi hướng, ở phần cuối của các mầm này là các bào tử đính [51].
Đặc điểm vi thể của nấm A. flavus thường có bông lớn hình cầu, hình tia, đôi
khi tạo thành những cột không rõ rệt. Bọng hình cầu đến gần cầu, thể bình 1 hoặc 2
tầng, vách cuống xù xì, hạt đính hình cầu đến gần cầu, trơn hoặc gai [2]. Khuẩn ty
phân nhánh, có vách ngăn ngang hoàn chỉnh (hình 1.3), nhiều khuẩn ty phát triển trên
bề mặt cơ chất để hấp thu chất dinh dưỡng. Khuẩn ty đứt thành khúc và mỗi khúc hay
đoạn có thể phát triển cho ra một khuẩn ty mới [5].

Hình 1.2. Nấm A. flavus với khuẩn ty, túi bào tử và thể bình (Sharma, 1998) [6]


4

Bảng 1.1. Đặc điểm đại thể và vi thể của nấm A. flavus [51].
Đặc điểm
Đường kính khuẩn lạc
(mm)
Màu khuẩn lạc
Màu của bào tử đính

MEA

CYA 37

CYA 20S


Cz

73 ± 4

70 ± 3,2

70 ± 2,5

71 ± 3,5

68 ± 2

Xanh lục
Xanh lục

Xanh lục
Xanh lục

Xanh lục
Xanh lục

Hệ sợi

Bông mịn màu trắng đến vàng lục

Trắng đến xanh lục

Giọt tiết



Màu vàng đến cam, có sợi nhăn lúc
trưởng thành
Rất ít
Hình cầu
Nâu tối

Không
Màu vàng đến cam và sợi bình
thường lúc trưởng thành
Rất ít
Hình cầu
Nâu tối

Xanh lục
Xanh lục
Bông mịn màu trắng đến
xanh lục
Không
Nhiều
Hình cầu
Nâu tối đếnđen bóng

Không
Màu vàng đến cam, có sợi
nhăn lúc trưởng thành
Ít
Hình cầu
Nâu sáng

Xanh lục

Xanh lục
Xanh lục
bình thường
Không
Màu vàng cam,
sợi nhăn nheo.
Ít
-

550 – 678

428 – 522

Không kiểm tra được

608 - 738

651 - 785

CYA 25
11,6 - 12,6
3,3
Hình cầu
Nhẵn đến xù xì
25,6 – 28
6,7 - 8,5
3,3 - 3,9

MEA
9.1 - 10,3

2,8 - 3,4
Hình cầu
Nhẵn đến xù xì
24,7 - 33,5
5,6 - 6,0
2,4 - 2,6

CYA 37
Không kiểm tra
Không kiểm tra
Không kiểm tra
Không kiểm tra
Không kiểm tra
Không kiểm tra
Không kiểm tra

CYA 20S
10.6
3,4 - 4
Hình cầu
Nhẵn đến xù xì
27,3 - 29,1
7,2 - 8,6
3,3 - 3,9

Cz
10,6 - 11,0
3,4 - 4,6
Hình cầu
Nhẵn đến xù xì

24,7 - 33,5
5,6 - 7,8
2,6 - 3,6

Mặt trái
Hạch nấm
Dạng hạch nấm
Màu hạch nấm
Kích thước vi thể
Chiều dài bào tử
Đặc điểm
Chiều rộng bào tử
Kích thước bào tử
Bào tử
Cấu trúc bề mặt
Đường kính bọng
Chiều dài
Chiều rộng

6

CYA 25

Màu vàng, sợi nhăn nheo

* Chú thích: CYA 25: khuẩn lạc phát triển trên môi trường CYA ở 25oC.
MEA: khuẩn lạc phát triển trên môi trường MEA
CYA 37: khuẩn lạc phát triển trên môi trường CYA ở 37oC.
CYA 20S: khuẩn lạc phát triển trên môi trường CYA 20S.
Cz: khuẩn lạc phát triển trên môi trường Cz.


Bông mịn màu xanh lục


5
1.3.2. Đặc điểm sinh thái học và phân bố địa ly
1.3.2.1 . Đặc điểm sinh thái học
A. flavus phát triển ở vùng khí hậu nóng và ẩm, hoạt độ nước (a w) từ 0,84 0,96. Nhiệt độ tối thích cho A. flavus phát triển là 37oC, nhưng loài nấm này có thể
sống được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 48 oC. Nhiệt độ tối thích cao sẽ tạo điều kiện
cho nấm gây bệnh ở người [30]. Độ ẩm thích hợp để A. flavus phát triển đối với các
loại cây trồng khác nhau là khác nhau. Đối với các loại ngũ cốc giàu tinh bột, nấm A.
flavus phát triển ở độ ẩm 13 - 13,2%, đậu nành là 11,5 - 11,8%, các loại cây trồng
khác, sự tăng trưởng sẽ xảy ra ở mức độ ẩm 14% [23].
Nấm bệnh xâm nhiễm và phát triển sớm trên cây lạc còn non, trên quả lạc và
hạt lạc trong đất trước khi bảo quản và chúng cũng xâm nhập vào củ và hạt lạc trong
giai đoạn thu hoạch và bảo quản [32].
Nấm A. flavus được xác định là nguyên nhân gây nên bệnh mốc vàng. Dicken,
J.W. 1977 xác định đây là một loại nấm hoại sinh tồn tại trên nhiều loại đất và tàn dư
cây trồng. Khả năng gây bệnh của chúng liên quan đến thành phần vi sinh vật có trong
đất. Nấm bệnh xâm nhiễm và phát triển sớm trên cây lạc còn non, trên quả lạc và hạt
lạc trong đất, trong giai đoạn thu hoạch và bảo quản [33].
1.3.2.2. Phân bố địa ly
- Trong tự nhiên: A. flavus có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trong đất, không khí,
nước. Trong đất, A. flavus được xem như một thực vật hoại tử, là công cụ quan trọng
trong việc tái chế chất dinh dưỡng cho đất, phân hủy xác động và thực vật. Số lượng
A. flavus trong đất trồng ngô có thể nằm trong khoảng từ 200 đến trên 300.000 đơn vị
CFU/g đất. Sự hiện diện của loài A. flavus trong bụi là nguyên nhân gây bệnh dị ứng
với nấm ở người. Khảo sát trong nước uống đã thu được nhiều loại nấm khác nhau,
trong đó có cả A. flavus [30].
- Trong nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm:

A. flavus thường xuất hiện nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc khi bị
ẩm ướt và nhiệt độ bảo quản cao, đặc biệt là các loại lương thực giàu tinh bột và
các hạt có dầu.
Jakic - Dimic và cộng sự đã tiến hành phân tích vi sinh học cho 968 mẫu các
loại ngũ cốc trong 5 năm và thu được kết quả sau:


6
Bảng 1.2. Kết quả kiểm tra vi sinh của 968 mẫu ngũ cốc [42]
Loại ngũ cốc
Ngô
Lúa mì
Cám
Thức ăn gia súc
Lúa mạch
Đậu nành
Lúa miến

Tổng số
mẫu
443
304
63
58
27
63
10

Số mẫu chứa
A. flavus

83
61
6
0
0
0
4

Hàm lượng aflatoxin
(μg/kg)
81
58
6
0
0
0
4

Như vậy, trong các loại ngũ cốc, ngô và lúa mì là hai loại có mức độ nhiễm nấm
A. flavus và hàm lượng độc tố aflatoxin là cao nhất.
Trong ngô, A. flavus tồn tại cả trên đồng ruộng và trong quá trình lưu trữ.
Nhiễm trùng A. flavus lên ngô trên đồng ruộng có thể dẫn đến sản xuất aflatoxin trong
ngô trước khi thu hoạch. Các loại nấm có thể xâm nhập thông qua rau ngô hay kết hợp
với sự phá hoại do côn trùng. Trên ruộng ngô, A. flavus có màu vàng xanh đến nâu
vàng, hoặc kết hợp cả hai màu trên. Nấm mốc có khả năng tăng trưởng, mở rộng một
bên hoặc từ bên trong vết hư hại do côn trùng gây ra. A. flavus đã phát triển hoặc tiếp
tục phát triển trên ngô khi lưu trữ.
Mức độ nhiễm nghiêm trọng khi nhiễm A. flavus cũng như khả năng sản sinh
độc tố khi lưu trữ ngô chịu ảnh hưởng của các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ lưu trữ, tính
chất vật lý của hạt và thời gian lưu trữ. A. flavus phát triển tốt nhất trên ngô tại độ ẩm

18 - 18,5%, độ ẩm dưới 13% sẽ ngăn chặn sự tăng trưởng của A. flavus. Nấm bắt đầu
tăng trưởng trên ngô có độ ẩm thấp hơn 18%, sau đó, khi nấm phát triển, xảy ra quá
trình hô hấp, giải phóng nhiệt và độ ẩm vào môi trường xung quanh trong khối hạt.
Kết quả là gây ra hiện tượng tăng nhiệt và làm ẩm cục bộ trong khối ngô, nếu độ ẩm
và nhiệt độ tiếp tục tăng sẽ là môi trường thuận lợi cho A. flavus phát triển hơn nữa [22].
Bào tử của nấm A. flavus có khả năng phát tán trong không khí , trong nước,
trong đất. Đặc biệt khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát sinh phát triển trên lương
thực, thực phẩm, hoa quả và thậm chí còn gây hại một số loài cây trồng. Vì phạm vi ký
chủ rộng, khả năng phát tán rất lớn nên phòng trừ nấm hại này thường rất khó khăn.
Nấm A. flavus có thể ký sinh, gây hại các loại lương thực như: lúa, ngô, sắn, trên một
số loại hạt làm thực phẩm như : lạc, đậu, vừng..., trên thực phẩm như : các sản phẩm
chế biến từ ngũ cốc, lạc, vừng, đậu đỗ,...và thậm chí cả trên hoa quả tươi bị dập như :
thanh long, nhãn, xoài, vải,...Trong quá trình xâm nhiễm, sinh trưởng phát triển chúng
tiết ra độc tố Aflatoxin [15].


7
Lạc là loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng, là cơ chất thuận lợi cho sự tăng
trưởng và sinh trưởng của nấm mốc, đặc biệt là A. flavus. Sự lây nhiễm A. flavus phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm và sự tổn thương hạt.
Ngoài ra, người ta còn thấy A. flavus xuất hiện trên hạt và khô dầu tương, dừa,
nhân hạt ca cao, quả cà phê, quả hồ đào Brazin, thuốc lá, hạt lúa miến, hạt hướng
dương, hạt thông, kê, ớt, hạt tiêu đỏ, củ cải đường, giăm bông, dồi thịt và nhiều thức
ăn khác. Trong quá trình xâm nhiễm, chúng sinh trưởng, phát triển và tiết ra độc tố
aflatoxin [15].
1.4. Tổng quan về độc tố aflatoxin
Nông sản dễ bị tấn công bởi một nhóm nấm mốc có khả năng sinh độc tố, được
gọi chung là mycotoxin. Trong các loại mycotoxin, aflatoxin là loại độc tố nguy hiểm
nhất bởi những độc tính của nó đối với người và vật nuôi. Aflatoxin được phát hiện lần
đầu vào năm 1960 trong đợt bệnh dịch tại Mỹ với hơn 100.000 con gà tây bị chết.

Nguyên nhân của dịch bệnh do đậu trong thức ăn của gà nhiễm nấm mốc A. flavus, và
độc tố của nấm này được đặt tên là aflatoxin [10].
1.4.1. Đặc điểm cấu tạo
Aflatoxin là một nhóm khoảng 20 chất chuyển hóa liên quan đến nhau được tạo
thành chủ yếu bởi nấm thuộc chi Aspergillus mà phổ biến nhất là A. flavus và A.
paraciticus [35]. Aflatoxin chỉ một nhóm chất độc được hình thành bởi loài A. flavus
trong đó “A” là chữ cái đầu trong từ Aspergillus, “fla” là viết tắt của flavus, còn
“toxin” chỉ một chất độc vi sinh vật [29].
Bốn aflatoxin chủ yếu sản xuất trong tự nhiên được biết đến là aflatoxin B 1,
aflatoxin B2, aflatoxin G1, aflatoxin G2, “B” và “G” là để chỉ màu huỳnh quang xanh
lam và màu xanh lá cây khi chiếu dưới ánh sáng tử ngoại UV trên sắc ký bản mỏng,
còn các chỉ số dưới “1”, “2” để chỉ hợp chất đó lớn hay nhỏ [35].
Theo Van Der Zijden, aflatoxin là một difurocoumarolactones (dẫn xuất
difurocoumarin), gồm một vòng bifuran hợp nhất với nhân coumarin và một vòng
pentenone đối với aflatoxin B và aflatoxin G hoặc một vòng nhóm lactone đối với
aflatoxin M [46].


8

Hình 1.3. Cấu tạo hóa học của aflatoxin B1, aflatoxin B2, aflatoxin G1, aflatoxin G2 [51]
1.4.2. Phân loại, đặc tính của aflatoxin
1.4.2.1. Phân loại
Có khoảng 20 loại aflatoxin, trong đó 4 loại phổ biến nhất là aflatoxin B 1,
aflatoxin B2, aflatoxin G1, aflatoxin G2 [27], [46].
Người ta phân loại aflatoxin theo màu sắc của phương pháp phát huỳnh quang.
Aflatoxin B1 và aflatoxin B2 là 2 hợp chất chuyển hóa có màu huỳnh quang xanh lam
dưới ánh sáng tia cực tím. Trong khi đó, aflatoxin G 1 và aflatoxin G2 là những hợp chất
cho màu huỳnh quang màu xanh lục. Aflatoxin M 1, aflatoxin M2 lần đầu tiên được tìm
thấy từ sữa của các loài động vật có vú khi cho ăn các loại ngũ cốc nhiễm aflatoxin.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), aflatoxin B1 là chất gây ung thư loại 1. Mức
độ độc tính gây ung thư được sắp xếp theo thứ tự aflatoxin B 1 > aflatoxin G1> aflatoxin
B2 > aflatoxin G2. Mức độ độc tính do aflatoxin gây ra phụ thuộc vào cơ quan bị ảnh
hưởng, đặc biệt là gan. Các loại động vật khác nhau, có mức độ nhiễm độc khác nhau
từ cực kỳ nhạy cảm (cừu, chó, chuột) đến các loài có thể kháng độc (khỉ, gà…) [27].
1.4.2.2. Đặc tính của aflatoxin
- Tính chất vật lý: Tất cả các aflatoxin đều thể hiện dưới dạng tinh thể nhỏ, mịn,
không màu, không vị, dễ hòa tan trong các dung môi ít phân cực như cloroform,
metanol. Hòa tan trong nước ở mức 10 - 20 mg/l. Chúng phát huỳnh quang dưới ánh
sáng tử ngoại của tia cực tím [47].


9
- Tính chất hóa học: Trong phân tử aflatoxin có vòng lactone nên làm cho
chúng nhạy cảm với việc thủy phân trong môi trường kiềm. Đây là đặc tính quan
trọng trong việc thủy phân trong môi trường này ở các sản phẩm thực phẩm bằng cách
xử lý kiềm nhẹ nguyên liệu trước khi chế biến. Tuy nhiên, việc xử lý kiềm nhẹ sẽ dễ
dẫn đến acid hóa và hình thành lại aflatoxin ban đầu.
Nhiều tác nhân oxy hóa, chẳng hạn như natri hypochlorite, thuốc tím, chlorine,
ozone và peborat natri phản ứng với aflatoxin, thay đổi các phân tử aflatoxin, một số
phản ứng làm mất màu huỳnh quang [47].
1.4.3. Cơ chất và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh độc tố aflatoxin
1.4.3.1. Các chủng sinh độc tố aflatoxin
Các chủng A. flavus sản sinh aflatoxin được gọi là A. flavus aflatoxingenic,
không phải bất kỳ chủng A. flavus nào cũng sinh độc tố aflatoxin [10]. Thông thường,
trong môi trường, các chủng sản sinh độc tố aflatoxin chiếm khoảng 50 - 80%. Sự
phân bố tương đối của các chủng sinh aflatoxin và các chủng không sinh aflatoxin chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố như: cây trồng, thành phần đất, lịch sử canh tác, quản lý cây
trồng, điều kiện môi trường như lượng mưa, nhiệt độ… [40].
Ở Pháp, 25% số chủng A. flavus phân lập từ lương thực, thực phẩm và thức ăn

gia súc, ở một số nước Châu Phi và một số vùng Tây Nam Á, số chủng này chiếm
50%. Một số thông báo ở Mỹ năm 1973 cho thấy, A. flavus sản sinh aflatoxin trên lạc
chiếm 96%, ở hạt bông 78%, ở lúa mạch 49% và ở gạo là 35% [10].
1.4.3.2. Ảnh hưởng của cơ chất đến khả năng sinh độc tố aflatoxin
Hàm lượng aflatoxin thường tỷ lệ với khối lượng hệ sợi nấm tạo thành khi nuôi
cấy, khi số lượng hệ sợi nấm đạt đến trị số cao nhất thì hàm lượng lớn nhất, nhưng nó
giảm sút rất nhanh chóng bắt đầu từ lúc hệ sợi nấm tự phân giải. Sự phân giải này
tương ứng với sự phân hủy các aflatoxin. Nhìn chung, sự sản sinh aflatoxin trong điều
kiện nuôi cấy thông thường bắt đầu từ lúc hình thành các cơ quan mang bào tử đính
của A. flavus, tăng dần cho đến giai đoạn sinh bào tử mạnh mẽ, tức là khoảng ngày thứ
6 rồi giảm sút [15].
Tính độc của một số chủng được giảm nếu sau này các chất độc của chúng
được những vi sinh vật khác chuyển hóa thành những dẫn xuất không độc. Ở Texas,
người ta rất ngạc nhiên khi thấy lạc có vỏ nhiễm A. flavus rất nặng nhưng lại có độ độc
tố thấp. Nghiên cứu các củ lạc đó, người ta phát hiện có những loài vi khuẩn và nấm
có khả năng chuyển hóa aflatoxin sản sinh ra thành những chất ít độc hơn. Người ta đã
dựa trên hiện tượng này để tìm những biện pháp sinh học nhằm khử độc các sản phẩm
bị hư hỏng [15].


10
1.4.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố vật ly đến khả năng sinh độc tố aflatoxin
- Nhiệt độ
A. flavus có thể bị nhiễm trước hoặc sau thu hoạch và có thể là nguyên nhân
trong việc gia tăng sự nhiễm độc tố aflatoxin nếu quá trình sấy và điều kiện bảo quản
nghèo nàn. Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của A. flavus và
sản sinh aflatoxin. A. flavus phát triển trong khoảng nhiệt độ 19 - 35 oC (Northolt và
Egmond, 1981) và nhiệt độ tối thích cho quá trình hình thành độc tố ở 28 oC (Scott và
cộng sự, 1970; Sanchis và Magan, 2004) [34].
Yếu tố quan trọng nhất kiểm soát tỷ lệ aflatoxin B 1 và aflatoxin G1 sản xuất với

A. flavus là nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu cho sản xuất aflatoxin B 1 là 24oC, trong khi nhiệt
độ tối ưu cho sản xuất aflatoxin G1 là 30oC [34].
- Độ ẩm và hoạt độ nước
A. flavus có thể phát triển và sản sinh độc tố trong khoảng hoạt độ nước (a w) từ
0,73 - 0,85 (Sanchis và Magan, 2004). Hàm lượng độ ẩm tương ứng từ 8 - 12% và 17 19% (Battilani và cộng sự, 2007). Quá trình sấy hoặc làm khô không hiệu quả là
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng độ ẩm tăng cao cục bộ (Magan và Aldred, 2007).
Trong quá trình bảo quản, cần xác định ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, hoạt
độ nước, thành phần không khí, đặc biệt là sự tương tác giữa các yếu tố này để xác
định mức độ nhiễm nấm và sản sinh độc tố [34].
Theo tài liệu của Đặng Vũ Hồng Miên, hàm lượng nước của cơ chất có vai trò
trong việc sản sinh aflatoxin, gắn liền với sự phát triển tương đối của A. flavus,
aflatoxin hình thành trên lạc sau 2 ngày ở 32 oC với hàm ẩm khoảng 15 - 30%. Như
vậy, trong điều kiện nhiệt đới ẩm, sau 48h, có thể phát hiện được aflatoxin [15].
- Các yếu tố khác
Giá trị pH thích hợp để A. flavus sinh độc tố aflatoxin là khoảng 4 - 5. Hàm
lượng khí cacbonic tăng lên trong khí quyển làm hạn chế sự sinh trưởng của A. flavus,
do đó làm giảm lượng aflatoxin sinh ra. Khi giảm hàm lượng oxy và tăng hàm lượng
nitơ trong khí quyển cũng làm giảm hàm lượng aflatoxin. Các aflatoxin được xem là
nhạy cảm với ánh sáng, nhưng thực tế chúng nhạy cảm với tia tử ngoại. Sự sản sinh
aflatoxin trong bóng tối nhiều hơn trong ánh sáng [15].


11
1.4.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến khả năng sinh độc tố aflatoxin
- Nguồn cacbon.
Đường đơn giản như glucose, fructose, saccharose, hoặc sorbitol tăng cường sự
sản sinh aflatoxin, trong khi các nguồn carbon phức tạp như peptone, galactose,
manitol và lactose không có lợi cho sinh tổng hợp aflatoxin. Hàm lượng aflatoxin được
sản sinh còn phụ thuộc vào nồng độ của đường trong môi trường (bảng 2.3) [40].
Bảng 1.3. Ảnh hưởng của các đường hexose đến hàm lượng aflatoxin [15], [19]

Glucid
D glucose
D manose
D fructose
D galactose
D gulose
D arabinose
D xylose
D ribose
D eritrose
D glyceraldehyd

Nồng độ
1%

3%

+++
+++
+++
+
+++

+++
+++
+++
++
0
++
+

0
+++

Chú thích: +: chỉ hàm lượng aflatoxin nhiều hay ít
- : không có
0: không thí nghiệm.
- Nguồn nitơ
A. flavus và A. parasiticus có khả năng đồng hóa muối amoni và nitrat. Có
những loài nấm không phát triển được trên môi trường có muối amoni, do khi cơ thể
đồng hóa NH4+ trong môi trường sẽ tích lũy các anion SO 42-, HPO42-, Cl- thì hạ thấp pH
của môi trường, ngược lại khi đồng hóa nitrat thì môi trường sẽ tích lũy các ion kiềm
làm tăng pH của môi trường. A. flavus đồng hóa được cả amoni và nitrat, tuy nhiên
trong môi trường amoni thì lượng aflatoxin sản sinh ra nhiều hơn [10], [54].
Nghiên cứu ảnh hưởng của các acid amin đến sự tạo thành aflatoxin bởi
A. flavus người ta thấy glutamic, prolin kích thích sự tạo thành các aflatoxin B,
trytophan kích thích sự tạo thành các aflatoxin G, alanin, asparagin, histidin, lysin,
methionin không làm tăng khả năng sản sinh aflatoxin [10].


12
1.4.4. Hạch nấm và khả năng sinh độc tố aflatoxin
Khi gặp điều kiện bất lợi như khô hanh, môi trường nghèo chất dinh dưỡng, các
sợi nấm tập hợp lại thành một cấu trúc kháng gọi là hạch nấm. A. flavus chia làm hai
nhóm dựa theo kích thước hạch nấm. Nhóm S có kích thước đường kính < 400
m
sản sinh hàm lượng độc tố aflatoxin cao (Cotty, 1989). Nhóm L có kích thước đường
kính > 400 μm, thường sản sinh aflatoxin ở mức trung bình hoặc ít hơn. Chủng S ở
Thái Lan, Australia, Benin và Argentina sản sinh aflatoxin B 1 hoặc aflatoxin B2 và
aflatoxin G. Tuy nhiên, ở vùng Đông Mỹ, chỉ có chủng S sản sinh aflatoxin B được
báo cáo. Một số nghiên cứu khác chia A. flavus làm hai nhóm (Nhóm I và nhóm II).

Tất cả chủng thuộc nhóm I sản sinh aflatoxin B, nhóm II sản sinh cả aflatoxin B và
aflatoxin G. Tất cả các chủng thuộc nhóm II đều có kích thước khuẩn lạc thuộc dạng S
còn nhóm I bao gồm cả dạng S và L [28].
1.4.5. Tác hại của aflatoxin
1.4.5.1. Tác hại của aflatoxin đến con người
- Ảnh hưởng cấp tính: Tác động cấp tính của aflatoxin đối với con người xảy ra
khi tiêu thụ hàm lượng aflatoxin từ mức trung bình đến cao. Biểu hiện cấp tính cụ thể
gồm: xuất huyết, nhiễm độc gan nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong khoảng 25%, chứng
phù, rối loạn hấp thu dinh dưỡng với các triệu chứng như chán ăn, khó chịu, sốt nhẹ.
Tác động cấp tính khi tiếp xúc với liều lượng cao có thể tiến triển thành viêm gan gây
đau bụng, nôn mửa, vàng da, gan nổi hạt u nhỏ và cuối cùng là tử vong [46].
- Ảnh hưởng mãn tính:
Ảnh hưởng mãn tính là kết quả từ việc tiêu thụ aflatoxin ở liều thấp hoặc vừa
phải, các dấu hiệu lâm sàng khó nhận biết [46]. Aflatoxin B1 được xem như là một
nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào gan đồng thời với việc nhiễm vi rút viêm gan
B [21]. Cho đến nay, người ta tạm thời công nhận khả năng tác động lên tế bào gan của
aflatoxin qua 5 giai đoạn:
- Tác động qua lại với DNA và ức chế các polymeraza chịu trách nhiệm tổng
hợp DNA và rDNA.
- Ngừng tổng hợp DNA
- Giảm tổng hợp DNA và ức chế tổng hợp rDNA truyền tin.
- Biến đổi hình thái nhân tế bào.
- Giảm tổng hợp protein [51].
Hậu quả của quá trình tác động sinh hóa lên tế bào gan này là gây ung thư biểu
mô tế bào gan. Dữ liệu tổng hợp từ Kenya và cộng sự, Thái Lan, cho thấy mối quan hệ


13
giữa lượng aflatoxin trong chế độ ăn uống từ 3,5 - 222,4 mg/kg thể trọng cơ thể/ngày
và tỷ lệ ung thư gan nguyên phát (1,2 - 13 trường hợp trong 100000 người mỗi năm).

Aflatoxin B1 cũng liên kết hóa học với DNA và gây ra các thay đổi cấu trúc DNA dẫn
đến đột biến gen [40].
1.4.5.2. Tác hại của aflatoxin đến động vật nuôi
Ảnh hưởng của nhiễm độc aflatoxin đối với tất cả các loài động vật là tương tự
nhau, tuy nhiên, tính nhạy cảm đối với aflatoxin phụ thuộc vào từng loài, độ tuổi, giới
tính, sức khỏe và sự sai khác của các cá thể. Các triệu chứng của aflatoxin cấp tính ở
động vật gồm: trầm cảm, chán ăn, giảm cân, xuất huyết tiêu hóa, phù phổi và tổn
thương gan. Dấu hiệu của tổn thương gan cấp tính là rối loạn đông máu, tăng độ mỏng
của các mao dẫn, xuất huyết, thời gian đông máu kéo dài [40].
Aflatoxin B1 có thể được xếp vào hợp chất có độc tính cao cho hầu hết các loài
động vật, vô cùng độc hại đối với một số loài dễ nhạy cảm như cá hồi vân, mèo, vịt.
Độc tính của aflatoxin B 2, G1, G2 tương ứng với khoảng 50, 20 và 10% so với độc
tính của aflatoxin B 1. Các loài động vật khác nhau, tính nhạy cảm thay đổi nên hàm
lượng aflatoxin để gây ra ngộ độc cấp tính có giá trị độc tố dao động từ 0,3 - 17,9
mg/kg [21].
1.5. Tình hình nghiên cứu độc tố aflatoxin do A. flavus sản sinh ra ở Việt Nam và
trên thế giới
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Aflatoxin được phát hiện năm 1960 ở Anh, sau khi xảy ra một dịch bệnh “gà tây
X”. Kết quả đã giết chết hơn 100.000 con gà tây và 20.000 vịt con, gà lôi đỏ và gà gô.
Nguyên nhân được tìm thấy là do một loại thức ăn từ đậu Brazilian bị nhiễm A. flavus
rất nặng. Sau khi phân tích các loại thức ăn này bằng sắc ký bản mỏng, người ta phát
hiện nhiều hợp chất có khả năng phát huỳnh quang. (Jacobesen và cộng sự năm 1993;
Rustom năm 1997; Devero năm 1999) [21].
Năm 1962, loại độc tố có nguồn gốc từ nấm A. flavus được đặt tên là “aflatoxin”
(Sargeant và cộng sự, 1963). Ban đầu, hai thành phần độc tố aflatoxin được nhận dạng
trên sắc ký bản mỏng và được đặt tên là aflatoxin B và aflatoxin G do chúng phát màu
huỳnh quang với hai màu xanh lam và màu lục dưới ánh sáng của tia cực tím (Sargeant
và cộng sự, 1963) [21].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, các nghiên cứu

và độc tố aflatoxin không dừng lại ở việc định tính, định lượng mà còn ở mức độ gây
độc cho vật nuôi và con người khi mắc phải. Từ đó, có những nghiên cứu sâu rộng hơn
và có biện pháp kiểm soát hoặc loại bỏ loại độc tố này trong thực phẩm.


14
S.A. Bankole và cộng sự (2004) đã nghiên cứu hàm lượng aflatoxin trên lạc
rang Nigeria cho thấy: Hàm lượng aflatoxin B1 đã được tìm thấy trong 64,2% các mẫu
với trung bình 25,5 ppb. Aflatoxin B 2, G1 và G2 đã được phát hiện trong 26,4%, 11,3%
và 2,8% số mẫu. Việc tiêu thụ thường xuyên đậu lạc rang có thể gây hại cho sức khỏe
người tiêu dùng [25].
K. Arrusa và cộng sự (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ đến
việc sản xuất aflatoxin và phân lập các chủng A. flavus trên hạt lạc Brazil. Shami Elhaj
Alssafi Bakhiet và cộng sự (2010), đã khảo sát và xác định hàm lượng aflatoxin trong
lạc bảo quản ở Sudan. Kết quả cho thấy, 58,33% số mẫu có kết quả dương tính với
aflatoxin bằng kỹ thuật TLC với hàm lượng độc tố cao [54].
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên thế giới về các biện pháp làm giảm hàm lượng
aflatoxin, đặc biệt là hàm lượng aflatoxin B 1, điển hình là nghiên cứu của Alemayehu
Chala và cộng sự [54] và nhiều nghiên cứu khác.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1970, Nguyễn Phùng Tiến và cộng sự đã nghiên cứu mức độ nhiễm nấm
mốc trên thóc ở kho bảo quản lương thực miền Bắc Việt Nam và một số lương thực
khác đậu đỗ, lạc... [18].
Năm 1997, Nguyễn Thụy Châu và cộng sự đã nghiên cứu tình hình nhiễm độc
tố nấm mốc aflatoxin trên ngô và các biện pháp phòng ngừa, đồng thời đề ra một số
biện pháp khử độc tố [4 ], [5 ].
Năm 1992 - 1993, Đậu Ngọc Hào đã nghiên cứu sự nhiễm nấm mốc và độc tố
aflatoxin đối với gà công nghiệp, đồng thời, sử dụng các hợp chất Amin và NaHSO 3
làm giảm hoạt tính aflatoxin B1 trên ngô hạt và khô dầu lạc bị nhiễm nấm mốc [7].
Trương Quốc Phú và Dương Thúy Yên đã nghiên cứu ảnh hưởng của aflatoxin B 1

lên cấu trúc mô gan cá tra và cá basa, kết quả cho thấy gan cá tra và cá ba sa bị tổn
thương khi thức ăn có chứa hàm lượng aflatoxin B 1 từ 10 mg/kg trở lên, mức độ tổn
thương càng lớn khi hàm lượng aflatoxin B 1 càng cao. Đối với cá, thức ăn chứa
aflatoxin B1 từ 2,5 mg/kg trở xuống, những tổn thương mô gan không rõ ràng và
không khác biệt so với lô đối chứng [17].
Nguyễn Như Viên cũng tiến hành nghiên cứu độc tố nấm mốc, điển hình là
A. flavus và kết luận, thức ăn của gia súc trong điều kiện sản xuất và bảo quản hiện
nay bị nhiễm aflatoxin B1 và tiến hành các thí nghiệm kiểm tra hàm lượng aflatoxin B 1
gây độc cho các động vật như vịt con, gà, lợn, chuột, vịt [56].
Độc chất aflatoxin được tạo ra từ các loại nấm mốc thuộc giống Aspergillus sp.,
mọc trên các loài ngũ cốc, trong đó Aflatoxin B1(AFB1) chủ yếu do loài A. flavus sinh
ra có độc tính rất cao (Nabil Saad, 2004 ; Victoria, 2001 ; Roberts, 2002) [11]. Các


15
loài động vật, kể cả con người, nếu ăn phải thức ăn có chứa AFB1, hoặc sử dụng
nguyên liệu, thức ăn có nguồn gốc từ ngũ cốc bị nhiễm nấm mốc A. flavus có thể nguy
hại đến tính mạng. Nấm A. flavus sản sinh độc tố aflatoxin thay đổi theo từng chủng. Mặt
khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện xung quanh, sự sản sinh aflatoxin là kết quả của sự
tác động qua lại giữa kiểu gen của chủng đó và điều kiện phát triển của nó [9].
Nhiễm aflatoxin là một vấn đề quan trọng của lạc ở nhiều nơi trên thế giới. Nấm
A. flavus có thể xâm nhập vào hạt lạc trước thu hoạch, trong thời gian bảo quản nghèo
nàn, lạc bị hút ẩm trở lại và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm và gây
bệnh [17].
1.6. Tình hình sản xuất lạc
1.6.1. Trên thế giới
Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây lấy dầu quan trọng ở các nước nhiệt
đới và á nhiệt đới. Hiện nay lạc được trồng trên 100 quốc gia từ 40 vĩ độ bắc đến 40 vĩ
độ nam với diện tích khoảng 24,07 triệu ha và sản lượng đạt 37,64 triệu tấn (năm
2010). Tình hình sản xuất lạc trên thế giới được trình bày ở bảng 1.4.

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới và một số nước
Diện tích
(triệu ha)
2008 2009 2010

Năng suất
(tấn/ha)
2008 2009 2010

Sản lượng
(triệu tấn)
2008 2009 2010

24,08 23,91

24,07

1,58

1,53

1,56

38,02 36,60 37,64

Ấn Độ

6,16

5,47


4,93

1,20

1,00

1,10

7,17

Trung Quốc

4,27

4,40

4,55

3,40

3,40

3,50

14,34 14,76 15,71

Indonesia

0,64


0,62

0,62

1,20

1,20

1,30

0,77

0,78

0,79

Nigeria

2,33

2,64

2,64

1,60

1,10

1,00


2,87

2,97

2,64

Myanma

0,82

0,84

0,82

1,20

1,60

1,40

1,30

1,36

1,14

Việt Nam

0,26


0,25

0,23

2,10

2,10

2,10

0,53

0,53

0,49

Chỉ tiêu
Tên nước
Thế giới

5,51

5,64

(Nguồn: faostat.fao.org)
Cây lạc được trồng tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Trong đó, Châu
Á có diện tích trồng lạc lớn nhất chiếm 63,17%; Châu Phi chiếm 30,80%; Châu Mỹ
chiếm 5,80% diện tích trồng lạc trên thế giới. Qua bảng số liệu cho thấy: Ấn Độ là
nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc là 4,93 triệu ha (năm 2010), Trung Quốc

là nước đứng thứ 2 khoảng 4,50 triệu ha nhưng sản lượng lại vươn lên đứng đầu thế
giới với 15,70 triệu tấn (năm 2010). Ở Trung Quốc, nhờ có sự quan tâm đặc biệt đến
công tác nghiên cứu và áp dụng những chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
nhiều năm qua đã làm cho sản xuất lạc có bước phát triển lớn, trong khi năng suất lạc


16
bình quân của thế giới (năm 2010) là 1,56 tấn/ha thì ở Trung Quốc đạt 3,50 tấn /ha.
Bên cạnh đó vẫn có nhiều nước diện tích trồng lạc còn ít như Myanma (0,82 triệu ha),
Indonesia (0,62 triệu ha), Việt Nam (0,23 triệu ha)...(năm 2010). Năng suất và sản
lượng lạc của các nước chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm nhưng
nhìn chung năng suất lạc của các nước có chiều hướng gia tăng.
1.6.2. Việt Nam
Ở Việt Nam cây lạc được trồng từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trong đời
sống hằng ngày của nhân dân ta. Hiện nay, lạc được phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là:
trung du và miền núi Phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải
Miền Trung, miền Đông Nam Bộ. Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sản
lượng, còn lại rải rác ở một số vùng.
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và
chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển sản xuất lạc. So với các cây công nghiệp
khác, lạc hiện nay chiếm diện tích khá lớn. Tình hình sản xuất lạc trong nước tính đến
hết niên vụ 2012 được trình bày ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam

2004

Diện tích
(nghìn ha)
263,70


Sản lượng
(nghìn tấn)
469,00

2005

269,60

489,30

2006

246,70

462,50

2007

254,50

510,00

2008

255,30

530,20

2009


249,20

525,10

2010

231,30

485,80

2011

223,8

468,7

2012

220,5

470,6

Năm

(Nguồn: faostat.fao.org)
Qua bảng 1.5 cho ta thấy: Từ 2004 - 2012 nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ
và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, diện tích và sản lượng lạc đã tăng lên đáng kể, sản
lượng đã đạt được 470600 tấn (năm 2012).
Diện tích trồng lạc ở nước ta trong những năm gần đây không mở rộng mà càng
bị thu hẹp dần (năm 2004 là 263,70 nghìn ha đến năm 2012 cũng chỉ có 220,50 nghìn

ha) nhưng do áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật nên sản lượng lạc đã tăng lên nhiều từ
469,00 nghìn tấn (năm 2004) tăng lên 470,6 nghìn tấn (năm 2012).


×