Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
Mục lục
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
1
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới, gió mùa, rất thích hợp cho việc trồng những
loại cây nhiệt đới: dứa, chuối, đu đủ,... Trong đó đu đủ là loài cây dễ trồng, ra quả
sớm, sản lượng cao, chu kỳ kinh tế ngắn và có thể trồng xen trồng gối với các cây lâu
năm khác đồng thời toàn bộ thân, lá, quả của cây được sử dụng với nhiều mục đích
trong cuộc sống của con người, nên cây đu đủ được trồng với nhiều mục đích khác
nhau. Ngoài việc lấy quả ăn tươi, nguyên liệu cho chế biến, đu đủ còn được trồng để
lấy nhựa, dùng làm ra để chăn ni.
Với mong muốn có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về cây đu đủ, và cũng như là
hiểu rõ hơn về tác dụng của lá đu đủ trong việc phòng chống bệnh ung thư, chúng em
xin trình bày bài tiểu luận: “Tổng quan về cây đu đủ, các thành phần hóa học và khả
năng phòng chống ung thư của lá cây đu đủ”
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng bài tiểu luận của chúng em vẫn cịn nhiều sai sót,
chúng em kính mong giảng viên PGS.TS. Đỗ Thị Hoa Viên nhận xét tận tình để bài
tiểu luận của chúng em được tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Học viên
Nguyễn Minh Thắng
Sengthong Hatsachaly
Douangsavanh Houngtheva
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
2
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
I. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐU ĐỦ
1. Nguồn gốc, phân bố
Đu đủ (danh pháp khoa học: Carica papaya) là một cây thuộc Họ Đu đủ. Đây là cây
thân thảo to, khơng hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3-10 m. Lá to hình chân vịt, cuống
dài, đường kính 50-70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to
năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt vàng cam, có nhiều hạt.
Cây đu đủ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đời châu Mỹ song nguồn gốc xuất hiện các
giống trồng trọt vẫn chưa được rõ ràng. Một số tác giả cho rằng: Mêhicô và Cơxtarica
là nơi xuất tích của các dịng, giống đu đủ đang được trồng hiện nay (J.W Purseglove,
1975 : F.Pospisil, 1978). Đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và
hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain,
một chất protease có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ
xanh thường được hầm chung với thị giúp thịt nhanh mềm.
Người ta chưa tìm thấy một dạng gần gũi với các dịng, giống trồng hiện nay, đu đủ là
cây có khả năng giao phấn rất lớn và nhân giống bằng hạt nên các cây con bị phân lý
rất lớn, không giữ được những đặc tính ban đầu của bố mẹ. Hiện tượng “bị mất” giống
trong trồng trọt đu đủ có liên quan đến khả năng này của cây đu đủ do không có
“cách” giữ giống và sản xuất hạt giống tốt.
Hiện nay đu đủ được trồng ở các nước vùng nhiệt đời và Á nhiệt đới ấm, nhiệt độ
không thấp hơn 15 độ C. Tuy nhiên với những tiến bộ trong công tác tạo và chọn
giống đã tạo ra một số giống tương đối chịu lạnh có thể trồng trong vùng phân bố của
chúng ở độ cao so với mặt nước biển 600-1000m. Các nước trồng đu đủ nhiều có thể
kể đến là Ấn độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin, Mianma, Malaixia (Châu Á);
Tazania, Uganda (Châu Phi); Braxin, Equado, Hoa Kỳ (Châu Mỹ); Úc, Niuzlan (Châu
đại dương). Diện tích trồng và sản lượng đu đủ trên thế giới theo của FAO khoảng
trên 5 triệu tấn. Xu hướng của thị trường thế giới về quả tươi và sản phẩm chế biến
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
3
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
quả nhiệt đời ngày càng tăng, trong đó có đu đủ. Nhập khẩu đu đủ tươi toàn cầu dự
kiến tăng 46% đạt 118.000 tấn vào năm 2005. Trong số các nước phát triển. Mỹ là
nước nhập khẩu nhiều nhất trong khoảng 40.000 tấn vào năm 2005.
Bảng 1: Sản lượng đu đủ của thế giới
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
4
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
Ở Việt Nam đu đủ được trồng hầu hết ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam tuy nhiên,
chúng được trồng nhiều ở tỉnh đồng bằng, dọc theo các con sông, trên các loại đất phù
sa, dốc tụ, phù sa cổ và nhiều loại đất khác, nhưng vùng đu đủ có thể kể đến là Hà
Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc (Miền Bắc), Lái Thiêu, Tiền
Giang, Sông Bé (cũ), các tỉnh Tây nguyên,... (Miền Nam). Diện tích trồng đu đủ của
cả nước ước khoảng 10.000-17.000 ha với sản lượng khoảng 200 – 350 ngàn tấn quả.
2. Đặc điểm thực vật
Hình 1: Cây đu đủ
Thân đu đủ là cây thân thảo nhiệt đới đạt chiều cao 2 – 10m với đường kính gốc
có thể đạt 30cm. Cây ít hoặc khơng phân nhánh có màu tối sấm các đốt sít nhau và
được phân biệt bởi các vết cuống lá đã rụng. Thân cây có cấu tạo đặc biệt, phần trong
của thân lá các mơ mềm, xốp, dịn có nhiệm vụ dự trữ các chất dinh dưỡng (có thể làm
thức ăn thay rau, chăn ni) khi cây cịn sung sức và trở nên xốp rỗng khi cây già yếu.
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
5
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
Độ cứng của thân cây là do các mộ mạch dẫn tạo thành lớp bó mạch bao quanh và nếu
lớp mơ này bị tồn thương hoặc bị bệnh thì thân cây dễ bị gãy, đổ dễ dàng. Trên thân
có các mơ phân sinh bên có thể hình thành chồi song phần lớn chúng đều ở trạng thái
ngủ.
Lá đu đủ bản rộng và chia thành thùy. Số lượng các thùy lá thay đổi và tăng dần
theo vị trí lá trên thân và thường đạt số thùy là ổn định khi cây đã đạt 8- 9 lá với số
thùy biến động từ 7-8 thùy. Phiến lá đạt kích thước từ 60-100cm và cuống lá đạt độ
dài 70-90cm. Lá rất mẫn cảm với sương muối, gió lạnh cũng như điều kiện ngoại cảnh
bất thuận lợi như hạn, úng, thiếu dinh dưỡng biểu hiện bằng các phản ứng ra lá chậm,
phiến lá héo rũ, hoại tử mơ lá, rụng sớm…
Trong các tháng có nhiệt độ cao, dinh dưỡng nước đầy đủ, đu đủ có thể ra 9-14 lá.
Về mùa đơng từ tháng 11 đến tháng 2 tốc độ ra lá chậm đi nhiều chỉ đạt 1-2 lá/tháng.
Khi cây được 22-27 lá thật cây bắt đầu ra hoa, số lá trên cây nhiều hay ít có liên quan
chặt chẽ đến năng suất của cây. Một cây đạt trung bình từ 13- 17 lá xanh hoạt động thì
tỷ lệ hoa đậu quả và quả phát triển bình thường, nếu đạt được 25-30 lá hoạt động thì
năng suất sẽ cao và ổn định.
Các biện pháp kỹ thuật thâm canh cần bảo vệ bộ lá cho cây không để sâu bệnh, úng
nước, khô hạn… ảnh hưởng đến tuổi thọ của lá.
Rễ đu đủ nhỏ, dòn, dễ bị tồn thương do cơ giới cũng như ngập úng hoặc khô hạn
của đất và thường phân bổ rất nông, tập trung trong tầng đất 0 -30cm, có thể phân bố
ở tầng đất sâu hơn 50-60cm nếu đất thống khí, sâu màu, tầng canh tác dày, thoát và
tiêu nước tốt. Rễ phân bố rộng tương đương với độ rộng của tán lá trên mặt đất. Trong
đất rễ hoạt động rất mạnh do vậy chúng rất cần ô xy, rễ cũng rất mẫn cảm với nước
trong đất cũng như thành phần cơ giới của đất. Ở Quảng Châu – Trung Quốc người ta
thấy rễ đu đủ bắt đầu hoạt động khi nhiệt động đạt 17,9 độ C và hoạt động yếu vào
mùa đông.
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
6
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
Hoa đu đủ thường phân biệt ra 3 loại hoa: Hoa đực, hoa lưỡng tính và hoa cái
ngay trên cùng một cây và trong cùng một giống tuy nhiên sự phân chia ra các loại
hoa như trên chỉ mang tính ước lệ vì ngay trong cùng một loại hoa cũng có rất nhiều
dạng hình khác nhau, ví dụ gọi là hoa lưỡng tính song trong loại hoa này có đến 9
dạng hình hoa lưỡng tính khác nhau. Đáng chú ý là sự phân hóa và phát triển thành
các loại hoa khơng chỉ phụ thuộc vào tính di truyền mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào
tình trạng dinh dưỡng của cây, điều kiện ngoại cảnh và tuổi của cây, vì vậy mà một số
tác giả cho rằng có sự chuyển đổi giới tính ở các giống đu đủ. Hoa có 5 cánh và 5-10
nhị đực, bầu hoa do 5 lá noãn tạo thành. Hoa thường nở vào ban đêm và thời gian từ
khi nở đến tàn kéo dài từ 3-5 ngày.
Quả và hạt: Quả thuộc loại quả thịt có hình dạng thay đổi theo giống và ngày trong
cùng một giống và thường có dạng dài, ơ van, lê, thn dài, thn hoặc trịn khi chưa
chín có màu xanh chuyển sang xanh đậm, xanh sữa và khi chín có màu vàng hoặc
vàng da cam, vàng sẫm. Quả tạo thành bởi 5 lá nỗn thế những có thế thấy các thùy
quả ít hơn 5, đường kính đạt được 10-25cm và trọng lượng quả đạt 0,4-5,0kg. Thời
gian quả sinh trưởng và phát triển kéo dài 3-4 tháng tùy thuộc vào mùa vụ và giống.
Khác với các cây trồng khác, phẩm chất quả đu đủ phục thuộc rất nhiều vào thời gian
chín và mức độ được thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt trong quả nhiều hay ít. Nhìn
chung khi quả chín trong thời gian ít mưa, nhiệt độ cao và quả càng có nhiều hạt thì
phẩm chất của quả càng tốt. Vỏ quả mỏng rất dễ dập nát nên ít chịu vận chuyển.
Hình 2: Quả và hạt đu đủ
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
7
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
Mỗi quả có một số lớn hạt và có thể đạt 1000-1.400 hạt trong điều kiện được thụ
phấn, thụ tinh tốt. Hạt có màng mỏng bao quanh và chứa dầu nên dễ
mất sức nảy mầm. Hạt nảy mầm tốt khi nhiệt độ 35 độ C, dưới 23 độ C hay cao hơn
44 độ C để ức chế này mầm của hạt.
3. Các giống đu đủ đang trồng hiện nay
Do có khả năng giao phấn rất lớn và nhân giống bằng hạt nên số lượng các giống đu
đủ được trồng khá nhiều. Theo thống kê của các nhà khoa học thì có đến hơn 70 giống
đu đủ và đang được trồng ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên, do khả năng giao phấn
lớn nên các giống bị phân ly rất mạnh làm phẩm cấp giống bị giảm, thậm chí bị “mất”.
Một số giống chủ yếu được trồng hiện nay bao gồm các giống sau :
Đu đủ ta :
Là nhóm giống bao gồm các giống mang tên gọi là đu đủ ta, được trồng phổ biến
ở vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng bán sơn địa của vùng đồng bằng sơng
Hồng. Đặc tính chung của nhóm này là cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm song phiến
lá mỏng, cuống lá dài, mảnh nhỏ và thường có màu xanh. Cây cao 2-8m, khá chống
chịu với điều kiện bất thuận, chịu sâu và bệnh (các loại bệnh khảm lá). Quả nhỏ tạo
thành chùm 1-3 quả. Thịt quả màu vàng, mỏng, vỏ quả mỏng rất dễ dập nát. ít chịu
vận chuyển.
Đu đủ Mêhicô :
Là giống nhập nội trong những năm 70 của thế kỷ XX. Cây đạt chiều cao trung
bình 2-4m, gốc thân to, khỏe và các đốt rất sít nhau. Lá xanh đâm, phiến lá dày, cuống
lá to, màu xanh. Quả dài, tương đối đặc ruột, vỏ quảsù xì dày khá chịu vận chuyển, đạt
trọng lượng trung bình 0.8-1.2kg/quả. Thịt quả màu vàng, chắc phẩm chất khá song
hơn nhiều xơ. Đây là giống có tỷ lệ cây lưỡng tính và cấy cái cao, yêu cầu thâm canh
và dễ nhiễm bệnh hoa lá.
Đu đủ So lo :
Giống này cịn có tên khác là giống Hawai, giống đu đủ Mỹ. Thân cây đạt chiều
cao trung bình đến thấp (1.5-3.5m). Là giống yêu cầu nhiệt cao vậy được trồng nhiều
ở các tỉnh phía Nam. Thuộc loại giống sinh trưởng khỏe, khá chống chịu với sâu và
bệnh hại. Giống có tỷ lệ cây lưỡng tính và cây cái cao, nếu tự thụ phấn sẽ cho 1/3 cây
cái và 2/3 cây lưỡng tính. Quả hình quả lê trọng lượng trung bình 0,8-2,0kg, thịt quả
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
8
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
màu vàng phẩm chất và hương vị tốt, vỏ quả khá dày vì vậy khả năng chịu vận chuyển
khá. Là giống có tiềm năng năng suất cao có thể đạt 180 tấn/ha/năm. Một số giống
như giống đu đủ Thầu dầu, Thuận vi ở miền Bắc tương tự như giống này.
Đu đủ Trung Quốc.
Là giống nhập nội từ Quảng Đơng và gần đây từ Quảng Tây – Trung
Quốc. Nhìn chung các giống đu đủ nhập từ Trung Quốc đều thuộc loại thấp, cây sinh
trưởng ở mức trung bình đến trung bình yếu song năng suất khá cao. Lá thường có
màu xanh đậm, chia thùy sâu, phiến là dày. Quả có dạng dài hoặc thn dài, thịt quả
dày trung bình và màu thịt từ vàng đến đỏ sẫm. Hiện phân biệt ra giống ruột vàng và
giống ruột đỏ. Giống đu đủ Trung Quốc thường có tuổi thọ ngắn, dễ bị bệnh thối nhũn
cổ rễ.
Đu đủ Thái Lan :
Thuộc nhóm này bao gồm các giống nhập trong thời gian gần đây như giống
Tainung, Sunrise, Knowyou… qua các công ty buôn bán hạt giống. Do được chú ý
trong sản xuất hạt nên các giống nhập về thường có tỷ lệ cây cho quả cao. Trong các
giống này thì giống Knowyou N01 là giống lại F1 tương đối thấp cây, có tiềm năng
năng suất cao, quả to, ruột quả vàng và phẩm chất khá. Giống Sunise quả tròn, cây
thấp, gốc cây to, các đốt thân sít nhau song giống này thịt quả mỏng, dễ nhiệm bệnh
khảm lá.
Đu đủ Đài Loan :
Là giống mới được nhập trồng trong thời gian gần đây từ Đài loan và
chúng đều là giống lai. Cây thấp đến trung bình thấp (1,5-2,5m), sinh trưởng khỏe, ít
bị nhiệm bệnh khảm song dễ mẫn cảm với bệnh đốm vòng trên lá và đặc biệt trên quả.
Là giống có tỷ lệ cây cái rất cao (đạt đến 60% số cây) cịn lại là cây lưỡng tính vì vậy
thường có hiện tượng thiếu phấn làm quả phát triển không đều và cần phải thụ phấn
bổ khuyết cho hoa cái. Là giống yêu cầu thâm canh cao, thích trống ở các tính phía
Bắc. Ở miền Nam giống đu đủ Trạng nguyên đã được
trồng nhiều ở các
tỉnh
miền Đơng như : Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, và các tỉnh
miền Tây như : Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng…
Giống đu đủ trạng nguyên
là giống lai, cây sinh trưởng mạnh cho năng suất cao,
phẩm chất tốt, chịu mưa, chịu nhiệt, kháng bệnh, khơng có cây đực quả dài khi chín
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
9
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
có màu đỏ đẹp, thịt dày chắc và dài, độ ngọt cao, thơm ngon, thích hợp vận chuyển đi
xa bảo quản được lâu. Ăn được hoặc làm sinh tố rất ngon và bổ dưỡng.
Các giống đu đủ khác :
Ngồi các giống trên trong sản xuất cịn có trồng các giống khác như : Đu đủ
CuBa, đu đủ ĐHNN, đu đủ Ấn Độ… song số lượng không nhiều và đang mất dần do
sự hiện diện của các giống lai của Đài Loan và Thái Lan.
4. Kỹ thuật trồng cây đu đủ
a. Thời vụ trồng
Miền Bắc: Vụ xuân: trồng tháng 2 - 4, vụ thu: trồng tháng 8 - 10.
Miền Trung: vụ xuân trồng vào tháng 12 - 1, vụ hè thu trồng tháng 5 – 6.
Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5). Những vùng chủ động tưới tiêu
trồng vào cuối mùa mưa (tháng 10 – 11).
b. Chuẩn bị cây con
- Hạt giống ngâm trong nước 2 – 4 giờ, vớt ra, ủ trong khăn ẩm 1 – 2 ngày.
- Đất gieo hạt: trộn đều 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai mục, cho hỗn hợp vào
các túi bầu kích thước 7 x 10 cm khoảng 2/3 túi (các túi bầu đã đục lỗ).
- Gieo hạt vào trong bầu đất: mỗi bầu gieo một hạt, sau đó phủ một lớp đất mỏng và
tưới nhẹ.
- Khi cây con có 3 – 5 lá thật, cao 15 – 20 cm thì đem trồng .
c. Chuẩn bị đất trồng
- Chọn khu đất cao, thoát nước tốt, tầng canh tác dày, tơi xốp, tốt nhất là đất bãi bồi,
pH thích hợp từ 6 – 6,5.
- Đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm; khoảng cách hàng 2,5 m, khoảng cách cây 2,0 –
2,5 m. Với khu đất thấp tiến hành lên luống, đắp ụ trồng đu đủ.
- Bón lót: lượng phân bón cho 1 hố: 30 – 35 kg phân chuồng hoai, 120 – 150g urê,
250 – 500g supe lân, 20 – 30g Kalisulfat. Trộn đều tồn bộ lượng phân trên với đất,
bón vào hố trước khi trồng 1 tháng.
Đối với một số vùng đất đồi núi, đất chua (pH<6) cần bón lót vơi bột hoặc dolomit
khoảng 200 g/hố.
d. Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng 1 ngày, tưới nước đầy đủ cho cây con. Chọn những cây đủ tiêu chuẩn,
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
10
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
mỗi hố trồng 1 cây. Lấp đất phủ qua phần cổ rễ, nén chặt xung quanh. Trồng cây xong
phải tưới nước và giữ ẩm.
e. Chăm sóc sau trồng
- Tủ gốc:
Vật liệu tủ gốc là rơm rạ, cỏ khô hoặc bùn phơi khô. Tủ gốc giúp giữ ẩm cho đất, che
bớt nắng cho cây con, hạn chế đất bị bí chặt.
- Tưới nước:
Đu đủ chịu hạn kém, đồng thời không chịu được úng, do vậy cần phải tưới nước đầy
đủ vào mùa khơ và thốt nước tốt vào mùa mưa. Nếu đất khô cây sinh trưởng phát
triển chậm, lá nhanh vàng úa, rụng hoa và quả non, năng suất và chất lượng quả giảm.
Đất quá ẩm cây dễ bị nhiễm các bệnh nấm gốc.
- Bón phân thúc:
Lượng phân bón trung bình cho một cây:
- Năm thứ nhất:
+ Lần 1: 80 - 100 g urê, 40 - 60 g Kalisulfat; bón sau trồng 2 tháng.
+ Lần 2: 40 - 50 g urê, 80 - 120 g Kalisulfat; bón khi cây bắt đầu ra hoa
+ Lần 3: 160 - 200 g urê, 250 - 500 g supe lân, 60 - 90 g Kalisulfat; bón sau khi thu
hoạch quả lứa đầu
- Năm thứ 2: 300 - 400 g urê, 1000 - 1500 g supe lân, 300 - 400 g Kalisulfat; bón làm
nhiều lần.
Ở những vùng đất thiếu borax, định kỳ 1 tháng 1 lần phun axít boric nồng độ pha
lỗng 500 - 1.000 lần, phun mặt dưới lá.
- Làm cỏ, xới xáo
Rễ cây đu đủ ăn nông nên phải xới nông, nhổ cỏ bằng tay để không ảnh hưởng đến rễ
cây.
- Cắm cọc giữ cây:
Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão có thể cắm cọc giữ cây và chặt bớt một
số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gẫy cây.
- Tỉa cành, tỉa quả:
Ngắt bỏ những nhánh con mọc ra từ thân chính. Thời kỳ cây ra quả nhiều, cần tỉa bớt
quả nhỏ, quả bị sâu bệnh, méo mó.
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
11
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
f. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại: bọ trĩ, bọ nhảy, rệp sáp, nhện đỏ, bọ xít, rầy mềm…
- Bệnh hại: khảm vàng lá, đốm hình nhẫn (hay khảm vòng), héo rũ, thối gốc.
- Đối với các sâu bệnh trên, biện pháp phòng cho hiệu quả tốt nhất là:
+ Chọn cây giống khoẻ mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh;
+ Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và chặt bỏ những cây bị bệnh virus;
+ Làm sạch cỏ dại, thu gom lá già trong vườn đu đủ;
+ Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp trong vườn đu đủ. Hạn chế việc
làm cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới;
+ Chăm sóc cây sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ mạnh để tăng sức chống chịu với sâu
bệnh;
+ Có thể sử dụng một số loại thuốc như Ridomil, Daconil… để phòng trừ bệnh;
Thianmectin 0,5ME, Confidor, Trebon… để phòng trừ côn trùng.
5. Thu hoạch, bảo quản, chế biến
a. Thu hoạch đu đủ:
Tùy thuộc vào giống, nhu cầu thị trường cũng như mục đích trồng đu đủ mà định thời
gian thu hoạch khác nhau.
- Thu quả chín.
Thu hoạch khi quả trên cây đã có vết vàng trên vỏ, khơng nên thu khi vỏ cịn xanh vì
chất lượng quả sẽ kém do quả đu đủ khơng chín thêm sau khi thu khỏi quả. Dùng dao
sắc cắt sát cuống quả và đặt nhẹ nhàng trong sọt có lót vật liệu mềm hoặc trong hộp
carton. Vận chuyển nhẹ nhàng để tránh xây xát làm mã quả khi dấm xấu.
- Thu hoạch quả xanh
Thường thu hoạch khi quả đã đạt được một kích cỡ nhất định khi quả vẫn cịn xanh,
vỏ quả trơn, bóng và có màu xanh sữa. Cần chú ý xác định thời điểm và kích cỡ quả
thu để cây ln ra hoa, làm quả và cho năng suất cao.
- Thu hoạch nhựa
Khai thác nhựa đu đủ chủ yếu từ quả trên cây khi quả đã già từ 2-3 tháng tuổi dùng
dao inox hoặc cật tre để rạch vỏ quả sâu khoảng 2-3mm dọc theo chiều dài quả ở chỗ
đường kính to nhất. Các lát khía cách nhau 3-5cm và hứng thu nhựa trong các bình
Plastic hoặc sành sứ. Nhựa sau khi thu cần rửa loại bỏ tạp chất và phơi hoặc sấy khô
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
12
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
ở nhiệt độ 55 độ C đến khi có màu vàng sáng. Không phơi sấy kịp thời nhựa dễ bị đổi
màu, thối rữa và gây mùi khó chịu
Một cây đu đủ ở năm đầu có thể thu được 100-200g nhựa khô ( tương đương với 0,71,0% trọng lượng quả tươi trên cây). Thời gian thu nhựa tốt nhất vào 9-10 giờ và 1516 giờ hàng ngày. Một tuần lễ lấy mủ 1-2 lần và mỗi quả chỉ thu nhựa 3-4 lần và lần
sau đường rạch cách xa đường rạch cũ.
b. Bảo quản và chế biến
Quả đu đủ thuộc loại quả khó bảo quản được lâu do vỏ quả mỏng, thịt quả chứa nhiều
nước và hạm lượng dinh dưỡng cao. Để bảo quản trong thời gian dài hơn cần giữ quả
trong điều kiện nhiệt độ 4-10 độ C thể kéo dài 2-5 tuần lễ.
Các sản phẩm chế biến từ quả (chín hoặc xanh) là rất phong phú và tùy thuộc vào
điều kiện sẵn có, truyền thống và vùng mà các sản phẩm chế biến khác nhau. Nhìn
chung từ quả xanh có thể chế biến thành mứt đu đủ, salat, nộm đu đủ, dưa góp và đu
đủ sấy khơ dùng để muối dưa hoặc các món ăn khác. Từ quả chín phổ biến là chế biến
thành sinh tố đu đủ, mứt ướt, nước uống, đóng hộp dạng miếng có đường và nhiều sản
phẩm khác.
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
13
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
II. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐU ĐỦ VỚI SỨC KHỎE
CON NGƯỜI
1. Thành phần hóa học
Bảng 2: Giá trị dinh dưỡng trong 100g đu đủ
Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, khơng có tinh bột, có nhiều
carotenoid, acid hữu cơ; Các vitamin A, B, C, protid; 0,9% chất béo, xenlulo (0,5%),
canxi (35mg), phốt-pho (32mg), ma-giê, sắt, thiamin, riboflavin. Thành phần bay hơi
là các cacbua monoterpen, các dẫn xuất furanic của linalol, isothiocyanat benzyl, các
glucozid thơm và glucotropeolin.
Đu đủ xanh, ngồi các chất trên cịn chứa 4% chất nhựa mủ latex màu trắng đục - là
hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
14
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
papain. Một cây đu đủ mỗi năm cho khoảng 100g nhựa mủ, lấy nhựa khi quả cịn non
trên cây.
Ngồi ra đu đủ cịn có chymopapain và papaya protenaza. Để lấy nhựa mủ (papain
thô), dùng dao bén rạch dọc quả đu đủ xanh, cho mủ chảy vào bát, sau đó phơi nắng
hoặc sấy khô ở 40-600C. Tinh chế papain bằng cách hịa tan papain thơ vào nước
thành dung dịch, sau đó rót vào cồn 90 độ, lọc lấy papain kết tủa rồi đem sấy.
Lá đu đủ chứa alcaloid carpain, có tác dụng giống glucozid của dương đại hồng Digitalis, cịn có tác dụng làm chậm nhịp tim, diệt amip. Hạt đu đủ có glucozid caricin
và myrosin.
2. Cơng dụng chữa bệnh của quả đu đủ
- Tác dụng bảo vệ tim mạch
Theo rất nhiều nghiên cứu cho thấy, đu đủ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh
tim mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, vì đu đủ
có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A, các dưỡng chất này có tác
dụng ngăn ngừa q trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do q trình
oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu
không lưu thông được. Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có tên là
paraoxonase, hay cịn gọi là enzyme, có thể ức chế q trình oxy hóa tạo ra các
cholesterol xấu (LDL). Ngồi ra, đu đủ cịn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng
làm giảm mỡ máu (cholessterol) , riêng acid folic có trong đu đủ có tác dụng làm
chuyển hóa homocysteine thành acid amino cần thiết như cysteine hoặc methionine.
Nếu khơng được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch
máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ.
- Tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa
Từ lâu, khoa học đã nghiên cứu và phát hiện thấy ăn đu đủ có tác dụng tốt trong việc
ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Chất xơ có trong đu đủ có thể “thu gom” các độc tố
gây bệnh trong kết tràng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Ngồi ra, trong đu đủ cịn có chứa các dưỡng chất như: folate, vitamin C, betacarotene, vitamin E có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng, đặc biệt là ngăn
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
15
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương ADN. Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ
cũng là biện pháp phòng ngừa ung thư kết tràng rất tốt cho mọi người.
- Thuốc chống viêm nhiễm
Trong đu đủ có chứa 2 hợp chất quan trọng có tên là papain và chymopapain, đây là 2
loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có tác dụng làm giảm q trình viêm nhiễm và
làm lành các chấn thương. Ngoài ra, đu đủ cịn có chứa nhiều vitamin C, E và
betacarotene nên có tác dụng phịng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, bởi vậy những
người bị bệnh hen suyễn, thấp khớp thường được bác sĩ kê đơn cho dùng các dưỡng
chất nói trên.
- Tăng cường sức đề kháng
Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn,
nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm,
cúm, viêm tai...
- Ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Trên tạp chí Nhãn khoa (AOO) của Hoa Kỳ số ra đầu năm 2009, đã khuyến cáo người
ta nên ăn 3 xuất rau xanh hoa quả mỗi ngày (mỗi xuất tương đương 1 bát nhỏ), sẽ
giảm được nhiều nguy cơ mắc bệnh thối hóa điểm vàng có liên quan đến tuổi tác
(AMRD). Cụ thể làm giảm được tới 36% nguy cơ so với những người chỉ ăn 1 - 1,5
xuất. Loại hoa quả tốt nhất có thể ngăn ngừa bệnh ARMD bao gồm: cà rốt, đu đủ vì
đây là loại quả có chứa nhiều vitamin C, A, E, carotenoid, chất chống oxy hóa. Có thể
chế biến đu đủ dưới dạng xa lát, nước ép hoặc ăn trực tiếp.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Mặc dù sử dụng liều cao vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bệnh lỗng xương nhưng
vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể
trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết luận
trên được dựa theo nghiên cứu với hơn 20.000 người sử dụng vitamin C có trong đu
đủ và phát hiện thấy có tác dụng rất cao trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm gây đau
nhức ở người bệnh.
- Tăng cường chức năng phổi
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
16
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong mơi trường có khói thuốc (hút
thuốc thụ động) thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ. Theo
nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Kansas (Hoa Kỳ) cho thấy, đây là dưỡng
chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phổi và bệnh khí phế thũng
(enphysema) do hợp chất carcinogen trong khói thuốc lá và benzopyrene trong khói
thuốc lá gây ra, nó làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin A ở con người, nhất là ở nhóm
người cao tuổi.
- Thuốc ngừa ung thư tiền liệt tuyến
Ăn thường xuyên thực phẩm giàu lycopen như đu đủ và uống chè xanh đều đặn, sẽ có
tác dụng tích cực đối với đàn ơng trong việc giảm thiểu bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Đây là khuyến cáo mới nhất cơng bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Á – Thái
Bình Dương số ra tháng 2 vừa qua, dựa trên nghiên cứu ở 130 bệnh nhân ung thư tiền
liệt tuyến đang điều trị tại 274 bệnh viện. Theo đó, những người có thói quen uống
chè xanh giảm được 86% nguy cơ mắc bệnh so với những người khơng dùng chè
xanh, cịn những người có thói quen ăn các loại thực phẩm giàu lycopen như: đu đủ,
cà chua, cà rốt, nho thẫm màu, dưa hấu... thì giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh
ung thư tiền liệt tuyến so với nhóm người khơng ăn các thực phẩm này. Bởi vậy, các
chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đàn ông nên tăng cường sử dụng 2 loại thực phẩm
nói trên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
17
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
III. KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ CỦA LÁ ĐU ĐỦ
1. Nguồn gốc bài thuốc sử dụng lá đu đủ chữa bệnh ung thư:
Hình 3: Lá đu đủ
Theo GS. Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108, khởi nguồn của bài thuốc này là do bà Lê Thị Đặng (TP.Hồ Chí Minh)
sưu tầm. Cách đây 3 năm bà Lê Thị Đặng (ĐT: 0837202183) đã dùng nước sắc lá đu
đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã chọc thủng một bên má sau mấy tháng đã
khỏi, chồng bà sống được đến 87 tuổi mới chết vì già. Phương pháp này bà đã biết
được từ một thơng tin: Ơng Stan Sheldom 85 tuổi (người Úc), bị ung thư 2 lá phổi sắp
chết nhưng nhờ sự mách bảo của một thổ dân. Ông uống nước sắc lá đu đủ sau 2
tháng đã hoàn toàn khỏi bệnh, 10 năm sau khơng tái phát. Sau đó 16 người khác bị
ung thư uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.
Phương pháp sắc thuốc:
Có thể chọn bất kỳ một cây đu đủ (không nhất thiết phải là cây cái hay cây đực và
xuất xứ trồng từ vùng nào, giống gì), lấy lá và cuống để tươi chứ không để khô, không
dùng dao cắt, rồi đập cuống đu đủ cho dập, lá vị nhẹ. Sau đó bỏ tất cả vào nồi thuỷ
tinh hoặc nồi Inox, đường kính khoảng 30cm, cho càng nhiều càng tốt. Đổ xâm xấp
nước, đun từ từ đến khi sôi, để sôi 10 phút, sau đó tắt lửa, đậy vung để nguội dần. Sau
2 giờ đun, rót nước ra uống.
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
18
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 600ml chia 3 lần, mỗi lần 200ml, khi uống kèm theo 2 thìa cà phê mật
mía, uống vào lúc no. Trong thời gian uống thứ thuốc này người bệnh không phải ăn
kiêng.
Chú ý: Phải uống cùng với mật mía, uống liên tục từ 5-6 tháng trở lên mới có kết quả.
Nước lá đu đủ để ngoài dễ bị thiu và lên men nên khi nấu xong cần cho vào tủ lạnh để
uống dần.
2. Một số các nghiên cứu về việc sử dụng lá đu đủ trong việc chữa bệnh ung thư
Kết quả kiểm tra của giáo sư Nguyễn Xuân Hiền với 12 bệnh nhân qua điện thoại cho
thấy:
- 4 người (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5-6 tháng thì sức khỏe ổn định, lên
cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau.
- 3 người bị u phổi uống được hơn 2-3 tháng thì u nhỏ đi, sức khỏe tốt hơn.
- 1 bệnh nhân u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều.
- 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan), chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó
chuyển thuốc Đông y khác.
- 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến
triển.
Theo GS. Hiền, kết quả ở 4 bệnh nhân đầu là rất đáng lưu tâm. Từ kết quả thu được,
GS Hiền nhận xét: Các trường hợp uống thuốc không đem lại hiệu quả thường rơi vào
những người bệnh nặng đã chuyển sang di căn; không uống đủ trong thời gian 5-6
tháng hoặc uống được một thời gian thì chuyển sang thuốc khác.
Trong thời gian gần đây, ở Úc và Mỹ mới có một số nhà nghiên cứu (Betty
Dllingworth, Vem Frest, giáo sư tiến sĩ Đặng Nam và một số đồng nghiệp Nhật Bản,
đã cơng bố trong tạp chí Journal of Ethnopharmacology số 17 – 2) tác dụng chống ung
thư của nước sắc lá đu đủ với nhiều loại ung thư gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư
buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy...
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
19
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
Khi cho 10 loại tế bào ung thư khác nhau tiếp xúc với chất chiết xuất này, 24 giờ sau
có thể thấy tốc độ phát triển của tế bào chậm hẳn lại, và nếu nồng độ chất chiết xuất
càng cao, hiệu quả kháng tế bào ung thư, thậm chí giết chết nó càng rõ rệt. Cũng trong
một thí nghiệm tương tự, các nhà khoa học còn phát hiện ra chất chiết xuất từ lá đu đủ
có khả năng thúc đẩy tế bào Th1 - tế bào đóng vai trị quan trọng trong hệ miễn dịch sinh trưởng và phát triển.
Trong lá đu đủ có enzyme papain chứa betacaroten, isothiocyanates chống được tế
bào ung thư gấp triệu lần các chống chất ung thư tây y thông thường. Chất Papain làm
tăng cytokine Th - type1 và tế bào lympho T. Là 2 tác nhân ức chế tế bào lạ, một bảng
thống kê cho biết so với 9 loại thuốc chống ung thư thơng thường (714x, Belaglucan,
cesium Chloridw…) thì Papain đứng đầu, giá thành lại rẻ hơn nhiều (các loại khác tốn
từ 50 - 95 USD, nước sắc lá đu đủ chỉ tốn 20 USD)
Ưu điểm của việc sử dụng chất chiết xuất từ lá đu đủ kháng ung thư:
Không mang độc tính
Khơng gây ra tác dụng phụ
Tiêu diệt tế bào ung thư
Không ảnh hưởng xấu đến các tế bào khỏe mạnh
Tránh được các trường hợp làm tổn thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các
loại thuốc thông thường.
Một số chú ý khi sử dụng phương pháp chữa ung thư từ lá đu đủ:
Tại thời điểm này ở Việt Nam chưa có cơng bố chính thức về tác dụng của bài thuốc
trên. Tác dụng của lá đu đủ trong điều trị bệnh ung thư vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử
dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu khơng chính thức được cơng bố.
Đối với các bệnh nhân ung thư, cách tốt nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để khám, điều
trị bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ. Ngoài việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn
của bác sĩ, bệnh nhân ung thư nên phối hợp thêm một số các biện pháp khác như: ăn
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
20
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao hợp lý, suy nghĩ lạc quan, giữ cho tinh thần
luôn thoải mái để đạt kết quả điều trị cao nhất.
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
21
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
KẾT LUẬN
Khoa học ngày càng phát triển, việc nghiên cứu và tìm ra những phương thuốc mới
giúp phịng ngừa và chữa trị ung thư ngày càng có một vai trị hết sức quan trọng
trong cuộc sống. Ngồi việc sử dụng thuốc tây, ngày nay khoa học hiện đại rất chú
trọng vào việc nghiên cứu và sử dụng những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
(ví dụ như việc dùng lá đu đủ trong chữa trị bệnh ung thư đã đạt được một số kết quả
khả quan). Với những đặc tính ưu việt trong phịng chống chống và chữa trị bệnh ung
thư, các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học ngày càng đóng một vai trị quan
trọng trong y học hiện đại.
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
22
Tiểu luận: Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học”, PGS.TS Đỗ Thị Hoa
Viên, Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
2. Sách “Cây đu đủ & kĩ thuật trồng”, GS.TSKH Trần Thế Tục – TS. Đoàn Thế Lư,
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
3. Một số tài liệu trên mạng Internet:
/> /> /> />
Học viên: Nguyễn Minh Thắng – Sengthong Hatsachaly – Douangsavanh Houngtheva
23