Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại thiên nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 18 trang )

i

MỤC LỤC


ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật............2
Bảng 1.1: Số lượng, chất lượng lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên
Nhật năm 2015 – 2017................................................................................................................................3
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật (2015 –
2017)............................................................................................................................................................4
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại
Thiên Nhật (2015 – 2017)...........................................................................................................................5
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Thương mại Thiên Nhật..............................................................................................................................5
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên
Nhật (2015 – 2017)......................................................................................................................................6


1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Một số thông tin cơ bản:
 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng và Thương mại Thiên
Nhật
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thiên Nhật
 Địa chỉ: Trụ sở chính đặt tại: Xóm Quán Trắng, Xã Thành Lập, Huyện Lương
Sơn, tỉnh Hòa Bình


 Mã số thuế: 5400273829, do Cục Thuế tỉnh Hòa Bình cấp ngày 02/06/2008.
 Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0218-3822183 - Fax: 0936606056
Email:
Quá trình hình thành và phát triển:
21/05/2008: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật được
cấp giấy phép kinh doanh và bắt đầu hoạt động với vốn điều lệ 15 tỷ đồng.
16/02/2017: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật thành
lập văn phòng đại diện tại địa chỉ: Số 6 ngõ 122 đường Định Công, Phường Định
Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Năm 2017: Công ty Cổ phần Thiên Nhật đã trở thành một trong những công ty
có mặt trong Top 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
(FAST500) ( xếp hạng FAST500: 76(B2/2017)).
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Chức năng chính của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Thương mại Thiên Nhật tổ chức khai thác mỏ để sản xuất ra các loại đá phục vụ việc
xây dựng, điêu khắc đá ở dạng thô đã được đẽo gọt sơ bộ hoặc cưa cắt tại nơi khai thác
đá như: đá phiến cẩm thạch, đá granit, sa thạch…sản xuất vật liệu và cung ứng các
dịch vụ liên quan theo đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty.


2
Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách
Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp.
Không ngừng mở rộng thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu, tiết kiệm tối đa chi phí,
nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao giá trị công ty.
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động,
đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng cho cán bộ công nhân
viên của công ty.

Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảm
bảo đúng tiến độ sản xuất. Quan hệ tốt và tạo uy tín với khách hàng.
Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường.
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÀI
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
Sơ đồ KINH
1: Cơ cấu tổ chứcCHÍNH
bộ máy KẾ
Công ty Cổ phần
Đầu
tư Xây dựng và QUẢN
ThươngLÝ
mại
HÀNH
CHÍNH
DOANH


TOÁN

Thiên Nhật.NHÂN SỰ

KHO

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật là công ty cổ phần
CÁC XƯỞNG KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT
đa hữu về vốn, hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần; Hội đồng bổ nhiệm Tổng Giám
Đốc. Tổng giám đốc bổ nhiệm các Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo các phòng ban chức
năng và các đội trưởng khai thác sản xuất. Trách nhiệm của từng vị trí, bộ phận cụ thể
như sau:
Tổng giám đốc : Là người đứng đầu công ty phụ trách chung mọi mặt của công
ty.


3
Hai Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về việc quản lý và hoạt động của 4
phòng trước Tổng giám đốc và có nhiệm vụ hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong công tác
quản trị doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty,
đề ra các hoạt động có hiệu quả nhất để phát triển công ty, tiếp cận, tìm kiếm khách
hàng.
Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tổng hợp báo cáo kế
toán định kỳ và quyết toán cuối năm.
Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức bộ
máy, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân trong công ty, điều
động, sắp xếp xếp lao động.
Phòng quản lý kho: Giám sát mọi hoạt động mua bán của công ty, ghi chép đầy

đủ số liệu hàng hoá nhập xuất kho, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách,
chứng từ của phòng kế toán.
Trong hoạt động khai thác - sản xuất, công ty giao cho các đơn vị, đội sản xuất
khai thác đảm nhận thi công trực tiếp tại mỏ. Công ty quản lý, giám sát về chất lượng,
tiến độ, an toàn lao động và tài chính.
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng và Thương mại Thiên Nhật đăng kí kinh
doanh với 35 ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng hiện nay công ty tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực: khai thác đá, cát, sỏi, đất sét… Trong đó, hoạt động khai thác mỏ để sản xuất
ra các loại đá, cho điêu khắc ở dạng thô đã được đẽo gọt sơ bộ hoặc cưa cắt tại nơi
khai thác đá như: đá phiến cẩm thạch, đá granit, sa thạch…làm nguyên liệu thô phục
vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, làm đường, khai thác đá phấn làm vật liệu chịu lửa;
khai thác đất sét làm đồ gốm.
1.2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Số lượng, chất lượng lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
và Thương mại Thiên Nhật năm 2015 – 2017.
ST

Chỉ tiêu đánh giá
T
Tổng nguồn lực (người)
Theo trình độ
1
Đại học và trên đại học (%)
2
Trung cấp, cao đẳng (%)
3
Lao động phổ thông (%)
Theo phòng ban


Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

148

158

183

12,17
6,75
81,08

14,57
6,32
79,11

14,75
6,56
78,69


4
1
2
3

4
5
6

Ban giám đốc (%)
Phòng tài chính kế toán (%)
Phòng kinh doanh (%)
Phòng hành chính nhân sự (%)
Phòng quản lý kho (%)
Xưởng khai thác sản xuất (%)

2,03
1,9
1,64
3,38
2,53
2,73
6,76
5,06
6,56
2,7
2,53
2,73
4,05
2,53
2,73
81,08
85,45
83,61
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Hiện nay, công ty sử dụng cả lao động phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và

sau đại học. Qua bảng 1.2.1, ta có thể thấy cơ cấu lao động biến đổi dần theo các năm,
tỷ lệ lao động đại học và sau đại học tăng từ 12,17% (năm 2015) lên 14,75% (năm
2017) và lao động trung cấp, cao đẳng cũng giảm nhẹ từ 6,75% (năm 2015) xuống
6,56% (năm 2017). Trong khi đó lao động phổ thông đã giảm từ 81,08% (năm 2015)
xuống còn 78,69% (năm 2017). Điều này thể hiện rằng công ty đang dần có những
nhân sự có trình độ cao. Nhân sự được phân bố chủ yếu cho 2 phòng là Phòng kinh
doanh và Xưởng khai thác - sản xuất, Phòng tài chính kế toán và Phòng hành chính
nhân sự có số lượng nhân viên ít hơn. Sự phân chia này là khá hợp lí theo yêu cầu,
nhiệm vụ mà công ty đang làm, không lãng phí, dư thừa nhân lực ở các phòng ban nên
có thể thấy rằng chi phí cho nhân lực của công ty khá hiệu quả.

1.2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017)
STT
Chỉ tiêu đánh giá
Tổng nguồn lực (người)
Theo giới tính
1
Nam (%)
2
Nữ (%)
Theo độ tuổi
1
< 30 ( %)
2
30-45 (%)
3

> 45 (%)

Năm 2015
148

Năm 2016
158

Năm 2017
183

84,46
15,54

85,44
14,56

87,43
12,57

60,81
27,03
12,16

60,13
54,64
31,65
40,98
8,22
4,38

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Từ bảng 1.2 ta thấy: Tỷ lệ lao động nam và nữ trong công ty có sự chênh tương

đối lớn, do đặc trưng của ngành nghề kinh doanh chính nên công ty ưu tiên sử dụng
lao động nam. Lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn khá lớn trong công ty, mặc dù số lượng lao
động trẻ năm 2017 có giảm so với hai năm trước là 6,17% (so với năm 2015) và


5
5,49% (so với năm 2016). Việc sử dụng lực lượng lao động trẻ với sự nhiệt tình, năng
động, ham hiểu biết, khám phá của họ giúp công ty phát triển nhanh chóng, dễ dàng
tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh doanh nghiệp
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017)
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm

2015

Chỉ tiêu
Tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn.
Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn
Tổng tài sản

Số tiền


2016
Tỷ lệ
(%)

Số tiền

2017
Tỷ lệ

Số tiền

(%)

Tỷ lệ
(%)

36.532,42 70,38 54.471,36 69,76

71.425,04

66,26

15.374,56 29,62 23.617,13 30,24

36.373,55

33,74

51.906,98


100

78.088,49 100 107.798,59 100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng số liệu 1.3, ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2017 tăng 55.891,61

triệu đồng so với năm 2016, điều này cho thấy công ty đã đạt được những kết quả tốt
trong kinh doanh. Nhìn chung, tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần
qua các năm 2015 - 2017 cho thấy tốc độ vòng quay của vốn là khá nhanh, hiệu quả sử
dụng vốn tốt, công ty hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả. Đây cũng là một lợi
thế lớn giúp công ty thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu
tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu

Nợ phải
trả
Vốn chủ
sở hữu

2015

2016

2016/2015
Tỷ
2017


Số tiền

lệ

2017/2016
Tỷ
Số tiền

lệ

(%)

(%)

41.476,32 61.714,46

79.089,54

20.238,14

149

17.375,08 128

10.430,66 16.374,03

28.709,05

5.943,37


157

12.335,02 175


6
Tổng
nguồn vốn

51.906,98 78.088,49 107.798,59 26.181,51

150

29.710,1

138

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Theo bảng 1.4, nhìn chung, công ty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nợ phải trả.
Nợ phải trả năm 2016 bằng 149% so với năm 2015 tức là tăng hơn 20 tỷ đồng, nợ phải
trả năm 2017 tăng so với năm 2016 là 17375,08 triệu đồng. Nợ phải trả của công ty
chủ yếu là nợ các tổ chức tín dụng như ngân hàng, các quỹ tín dụng khác... Nếu công
ty kinh doanh thuận lợi bằng việc sử dụng nguồn vốn của tổ chức khác để sinh lời cho
mình là rất tốt tuy nhiên công ty càng phải thận trọng hơn với những rủi ro không may
xảy ra.Vốn chủ sở hữu là do các thành viên trong công ty góp, có xu hướng tăng dần
lên, đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang dần tự chủ về nguồn vốn tự có của
mình, điều này sẽ tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh trong những năm tiếp
theo.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
và Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017)
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm

So sánh

2016/2015
2017/2016
Tỷ
Tỷ
2015
2016
2017
Số tiền
lệ
Số tiền
lệ
Chỉ tiêu
(%)
(%)
Doanh thu thuần 298.342,5 316.752,9 515.434,6 18.410,4 106 198.681,7 163
Giá vốn hàng
158.469,4 215.034,2 497.394,5 56.564,8 136 282.360,3 231
bán
Chi phí tài chính 1.073,56 1.127,93
1.563,6
54,37
105
435,67

139
Chi phí bán
10.245,29 11.455,97 13.373,7 1.210,68 112 1917,73 117
hàng
Chi phí quản lí
1.938,54
2.089,6
2.436,16
151,06 108
346,56
116
doanh nghiệp
Năm

Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh

452,342

512,789

680,513

60,447

113

167,724


133

Lợi nhuận sau
thuế

145,968

294,534

371,356

148,566

102

76,822

126

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)


7
Từ bảng số liệu 1.5, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của công ty đã có những
thay đổi trong 3 năm qua như sau:
Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.
Doanh thu năm 2016 tăng 18.410,4 triệu đồng chiếm 106% so với doanh thu năm 2015,
còn năm 2017 tăng lên so với năm 2016 số tiền là 198.681,7 triệu đồng chiếm 163%.
Lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua cũng có những chuyển biến tích cực. Ta
thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 tăng 148,566 triệu đồng (chiếm 102%

lợi nhuận so với năm 2015). Sang năm 2017 chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 76,822 triệu
đồng (chiếm 126% so với năm 2016).
Nhìn chung, trong thời kì khó khăn của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành
khai thác đá,… nói riêng thì kết quả kinh doanh của công ty ở trên là khá tốt, có thể
phần nào cho thấy được hiệu quả trong các công tác quản trị của công ty.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN
TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ
YẾU TẠI DOANH NGHIỆP
2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị
chung của doanh nghiệp
2.1.1. Chức năng hoạch định
Công tác hoạch định hiện đang được công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Thương Mại Thiên Nhật thực hiện khá tốt. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty
là khá rõ ràng, công ty phấn đấu trong 5 năm nữa sẽ nằm trong top 20/500 doanh
nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500). Tuy nhiên, công tác
xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty còn khá đơn giản, chưa bài bản. Công tác
hoạch định chiến lược kinh doanh được xác định thông qua một vài buổi họp của Ban
lãnh đạo công ty.
2.1.2. Chức năng tổ chức
Công ty hiện đang được xây dựng cơ cấu tổ chức theo chức năng với mỗi bộ
phận phụ trách những nhiệm vụ riêng. Tuy mô hình này dễ kiểm soát, tuân thủ nguyên
tắc chuyên môn hóa và tương đối ngọn nhẹ nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập như:
Công ty hiện nay chưa có bộ phận riêng biệt để tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi
của môi trường hoạt động kinh doanh của công ty, chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm
dò thị trường, khách hàng.


8
Việc phân quyền chưa thực sự phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của
nhân viên, công ty giao nhiệm vụ cho nhân viên thường dựa vào bằng cấp mà chưa

chú ý tới sở trường và phẩm chất của họ do vậy chưa phát huy tối đa năng lực của
nhân viên.
Việc đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thời gian công tác trong
công ty do hiện nay vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về tiêu chuẩn của
cán bộ quản trị các cấp.
2.1.3. Chức năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo của nhà quản trị các cấp trong công ty được phát huy khá tốt, tạo
dựng được uy tín đặc biệt là Ban Tổng giám đốc luôn là tấm gương về tác phong
và thái độ nghiêm túc trong quá trình làm việc. Ngoài sự am hiểu sâu sắc về mặt
chuyên môn, nhà quản trị của công ty còn hiểu rõ những nhân viên dưới quyền và có
những hình thức khen thưởng cũng như xử phạt công bằng tạo được môi trường làm
việc thuận lợi, tạo động lực phấn đấu cho nhân viên.
Tuy nhiên, việc lãnh đạo, tổ chức ở các phòng ban còn chồng chéo, chưa hiệu
quả. Ban Tổng giám đốc phải ôm đồm quá nhiều việc đôi khi dẫn đến quá tải.
2.1.4. Chức năng kiểm soát
Công ty chưa có quy trình kiểm soát rõ ràng, bài bản, nhiều lúc những kết quả
đạt được không phù hợp với kế hoạch đề ra trước đó, quá trình giám sát chưa phát hiện
sai sót trong lúc thực hiện và chưa có những biện pháp sửa chữa những sai sót đó. Nhà
quản trị chỉ kiểm tra kết quả khi đến thời hạn yêu cầu. Như vậy, công ty mới chỉ tiến
hành kiểm soát sau chứ chưa có hoạt động kiểm soát trước và trong quá trình làm việc
của nhân viên. Trong tiến trình thực hiện công việc gặp khó khăn nhân viên thông báo
lên nhà quản trị để xin yêu cầu được sự trợ giúp.
Để khắc phục được tình trạng này, các nhà quản trị nên chú trọng bám sát các
tiêu chuẩn và hệ thống đo lường hiệu quả hơn. Cần giám sát chặt chẽ hơn nữa các hoạt
động trong công ty, tiến độ hoàn thành công việc của một nhân viên hay một tổ chức
theo thời gian.
2.1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Tuy công ty có thu thập thông tin từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh thông qua
bộ phận kinh doanh nhưng chủ yếu lại được phán đoán qua sự ước lượng của nhà quản
trị của công ty bằng kinh nghiệm, thông qua báo, mạng, các phương tiện truyền thông



9
đại chúng. Việc này dẫn đến khá nhiều bất cập trong vấn đề ra quyết định của Ban lãnh
đạo công ty.
Hiện tại cách thức ra quyết định quản trị khá đơn giản, đối với các vấn đề lớn chỉ
được thông qua một vài buổi họp giữa các nhà quản trị còn các vấn đề nhỏ thì được
thông qua quyết định cá nhân, công ty chưa có công cụ nào phục vụ cho hoạt động ra
quyết định. Phần lớn các quyết định đều mang tính chủ quan, dựa trên kinh nghiệm
của nhà quản trị của Công ty.
2.2. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược
2.2.1. Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược
Công tác phân tích tình thế của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương
mại Thiên Nhật thực hiện với hiệu quả chưa cao. Lĩnh vực khai thác đá, sỏi, cát,… là
một lĩnh vực có khá nhiều công ty tham gia hoạt động và đầu tư. Hiện tại các đối thủ
cạnh tranh chủ yếu của công ty là: Công ty Cổ phần Sản xuất đá xây dựng Lương Sơn,
Xí nghiệp sản xuất đá Tân Vinh, Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu xây dựng Hòa
Bình… đều là những công ty này có cả nguồn vốn và uy tín lớn hơn Công ty Cổ phần
Thiên Nhật. Hiện nay hoạt động phân tích tình thế là do Ban lãnh đạo Công ty thực
hiện và chủ yếu là phân tích dựa vào cảm quan là chính.
2.2.2. Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng và Thương Mại Thiên
Nhật đó là chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của công ty được sản xuất một cách an
toàn, đảm bảo về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Đây là những lợi thế cạnh
tranh quan trọng mà công ty cần phát huy nhằm tăng quy mô và vị thế trên thị trường.
Bên cạnh đó công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình với công việc. Ngoài ra, Công
ty luôn chủ động khai thác nguồn nguyên vật liệu đầu vào và đó là những năng lực
cạnh tranh cần thiết giúp công ty có thể đứng vững và phát triển trong thời buổi cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay. Tuy nhiên, các lợi thế đó vẫn chưa đủ khả năng giúp
Công ty đạt được năng lực cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trên thị trường. Mặt

khác, công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chưa được quan tâm chú
trọng đúng mức dẫn đến việc công ty bỏ qua nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh.
2.2.3. Công tác hoạch định và triển khai chiến lược
Mục tiêu hàng đầu của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Thiên
Nhật giai đoạn 2018-2022 là trở thành công ty đứng trong Top 20/500 doanh nghiệp


10
vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500). Ngoài mục tiêu hàng đầu
đó, các mục tiêu khác của công ty cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng: Mục tiêu
tăng doanh thu, lợi nhuận; mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự và đem lại sự
hài lòng cho khách hàng. Để đạt được các mục tiêu này doanh nghiệp đang xây dựng
chiến lược cạnh tranh hiệu quả trên cơ sở tập trung nghiên cứu môi trường ngành và
phát huy các điểm mạnh của mình về số lượng, chất lượng và giá cả cạnh tranh. Trong
thời gian tới, để tăng cường chiến lược cạnh tranh, công ty đang có chiến lược mở
rộng quy mô ở một số tỉnh thành như: Hải Dương, Lạng Sơn,… nhưng tính đến giờ
vẫn chưa có bản kế hoạch chi tiết cụ thế.


11
2.2.4. Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Mặc dù có khá nhiều lợi thế kinh doanh nhưng vẫn chưa đủ khả năng giúp Công
ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Thiên Nhật đạt được năng lực cạnh tranh
vượt trội so với các đối thủ trên thị trường. Mặt khác, công tác nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty chưa được quan tâm chú trọng đúng mức dẫn đến việc công ty bỏ
qua nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh.
2.3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
2.3.1. Quản trị mua
Tuy làm trong lĩnh vực khai thác đá, cát, sỏi, đất sét… nhưng để đảm bảo số
lượng cũng như chất lượng sản phẩm, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương

Mại Thiên Nhật còn tiến hành thu mua nguyên vật liệu. Công tác mua hàng của công
ty do phòng kinh doanh đảm nhận, bộ phận thu mua của phòng kinh doanh thường
phải tự liên hệ trực tiếp với các tàu khai thác để thương lượng về giá cả,vận tải nếu
thương lượng được sẽ tiến hành thu mua. Nguồn hàng của công ty là khá phong phú vì
các tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi sông Đà là khá nhiều.
Tuy số lượng vật liệu cần mua được xác định dựa trên tình hình tiêu thụ cùng kỳ
các năm trước, căn cứ vào từng dự án khai thác - sản xuất và dự báo thay đổi nhu cầu
theo từng năm nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu, thừa nguyên vật liệu.
2.3.2. Quản trị bán
Công tác bán hàng của công ty còn chưa tốt, đội ngũ bán hàng của Công ty chưa
thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng mới mà chủ yếu chỉ xử lý những đơn hàng của
những khách hàng cũ của Công ty. Hiện tại, mặt hàng chính của công ty chủ yếu là
nguyên liệu thô từ sỏi, đá, đất sét,… cung cấp cho việc sản xuất vật liệu xây dựng. Đối
tượng khách hàng của công ty bao gồm cả cá nhân và tổ chức, trong đó, các tổ chức
thường xuyên đặt hàng của công ty chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh là: Công ty trách
nhiệm hữu hạn Hoàng Yến HB, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xi măng
Hà Trang, Công ty trách nhiệm hữu hạn bê tông Thiên Nhật,…
2.3.3. Quản trị dự trữ hàng hóa
Với đặc thù ngành của công ty là khai thác đá, sỏi, cát,… để sản xuất nguyên vật
liệu thô phục vụ cho xây dựng nên dự trữ hàng hóa ở đây chủ yếu là nguyên vật liệu và
thiết bị kỹ thuật. Nhìn chung, công tác dự trữ của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
và Thương Mại Thiên Nhật khá ổn định. Công ty tiến hành tổ chức dự trữ hàng hóa


12
bao gồm các hoạt động tổ chức hệ thống kho dự trữ hàng hóa, tổ chức dự trữ hàng hóa
về mặt giá trị và hiện vật. Tất cả nguyên vật liệu và thiết bị kĩ thuật đều được bộ phận
kho vận của công ty tiến hành bảo quản theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Các nguyên vật
liệu và thiết bị trước khi xuất kho đều được công ty kiểm tra nhằm đảm bảo cung cấp
kịp thời cho quá trình khai thác, sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống kho dự trữ còn khá nhỏ,

thường xảy ra tình trạng thiếu kho bãi dự trữ, chưa đáp ứng được nhu cầu dự trữ nguồn
hàng của công ty.
2.3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại
Đối với những khách hàng trong địa bàn thành phố Hòa Bình, Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật sẽ vận chuyển sản phẩm đến tận nơi cho
khách hàng mà không phải trả thêm phí còn đối với những khách hàng ở các tỉnh lân
cận Hòa Bình công ty sẽ tính chi phí vận chuyển hàng thông qua hợp đồng với khách
hàng.
Tuy công tác quản trị cung ứng dịch vụ thương mại của công ty hiện đang được
đánh giá khá tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế như thời gian vận chuyển còn chậm,
trễ hẹn do điều kiện khách quan (thời tiết...) hay không đủ nguồn hàng để vận chuyển
cho khách hàng. Cụ thể là vào 4/2016, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương
mại Thiên Nhật giao hàng muộn cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Yến HB làm
ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
2.4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
2.4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật rất coi trọng yếu
tố con người vì đây là yếu tố quyết định tới sự thành công của công ty. Do đó, công ty
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Qua các
năm số lượng nhân viên tăng dần (được nêu trong Bảng 1.1: Số lượng, chất lượng lao
động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật năm 2015 –
2017), hiên tại đội ngũ nhân viên là 183 người với trình độ và chuyên môn tốt, đáp
ứng được yêu cầu công việc. Các nhân viên trong công ty luôn nhiệt tình và sẵn sàng
hỗ trợ nhau trong công việc. Tuy nhiên, đa số nhân viên vẫn còn rất trẻ chưa có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, kinh doanh nên Công ty vẫn còn gặp nhiều khó
khăn.


13
2.4.2. Tuyển dụng nhân lực

Công tác tuyển dụng nhân lực được Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Thương mai Thiên Nhật theo một quy trình cụ thể, đảm bảo tuyển được các lao động
phù hợp nhất. Công ty thường đăng thông tin việc làm thông qua các trang web tuyển
dụng như: chuyên mục tìm viêc làm của 24h, timviecnhanh.vn, mywork.vn.... tuy
nhiên chất lượng lao động được tuyển dụng thông qua cách thức này không cao và tốn
khá nhiều thời gian, chi phí của công ty.
2.4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Căn cứ vào bản phân tích nhu cầu đào tạo, Phòng hành chính nhân sự lập Kế
hoạch đào tạo – bồi dưỡng cán bộ cho năm kế tiếp. Trong quá trình hoạt động, nếu
thấy cần thiết phải sửa đổi lại Kế hoạch đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế,
Phòng hành chính nhân sự sẽ phối hợp cùng với các Trưởng bộ phận thực hiện hoặc
Trưởng bộ phận gửi nhu cầu đào tạo của bộ phận mình về Phòng hành chính nhân sự
xem xét trước khi lập kế hoạch.
Công ty hiện có 2 hình thức đào tạo chủ yếu là nhân viên cũ kèm nhân viên mới
và gửi đi đào tạo ở bên ngoài công ty (đào tạo chuyên sâu) khi công ty nhập thêm
những máy móc thiết bị hiện đại mà đội ngũ nhân lực hiện tại chưa đủ trình độ để vận
hành.
2.4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Nhìn chung đại đa số nhân viên trong công ty đều hài lòng với công việc cũng
như các chính sách đãi ngộ nhân sự mà công ty đang thực hiện (tiền lương, khen
thưởng, các khoản phúc lợi,…hay các chương tham quan du lịch, chương trình tình
nguyện, thăm hỏi gia đình nhân viên,…). Đây là sự lỗ lực cố gắng hết mình của Ban
lãnh đạo cũng như các nhân toàn thể nhân viên công ty.
2.5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp
2.5.1. Quản trị dự án
Hiện tại, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật đang
triển khai nhiều dự án lớn như dự án đầu tư dự án mở rộng quy mô và chi nhánh tại
Hải Dương, Lạng Sơn,…, dự án hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Xây dựng Công nghiệp… Công tác quản trị dự án của công ty luôn được chú
trọng, quan tâm. Các dự án của công ty đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, được lên kế



14
hoạch cụ thể và luôn được công ty đầu tư về tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu một
cách đầy đủ và kịp thời nhất.
Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan bên ngoài cũng như những yếu tố ở
chính bên trong công ty mà công tác quản trị dự án của công ty vẫn còn tồn tại nhiều
bất cập, yếu kém dẫn đến tình trạng một số dự án còn chậm tiến độ gây tốn kém về
thời gian, chi phí và ảnh hưởng đến uy tín của công ty với khách hàng và đối tác.
2.5.2. Quản trị rủi ro
Mặc dù cũng đã có sự quan tâm đến các rủi ro gặp phải tuy nhiên công ty không
có quy trình quản trị và trích lập ngân sách dự phòng cho quản trị rủi ro. Công tác
quản trị rủi ro được công ty đối phó một cách bị động. Phần lớn công ty mới chỉ thực
hiện kiểm soát, phòng ngừa rủi ro thông qua chính sách, chiến lược kinh doanh của
mình và kinh nghiệm của nhân viên trong quá trình làm việc, chỉ khi có rủi ro xảy ra
thực sự thì công ty mới có những biện pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra. Điều này hết
sức nguy hiểm bởi rủi ro có thể mang tới những tổn thất, thiệt hại khó lường trước và
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.


15
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Qua quá trình phân tích và đánh giá khái quát những vấn đề tồn tại chính cần giải
quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Thương mại Thiên Nhật, em xin đề xuất hướng đề tài làm khóa luận tốt nghiệp như
sau:
Đề tài thứ nhất: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Đầu
tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật.
Đề tài thứ hai: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật.

Đề tài thứ ba: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Thương mại Thiên Nhật.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Phương Đông (2015), Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty American
Standard Việt Nam, Trường Đại học Thương mại.
Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Cổ phần Kho
vận và Dịch vụ thương mại VINATRANCO, Trường Đại học Thương mại.
Đinh Thị Thu Hương (2015), Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Cổ phần Lữ
hành Hương Giang, Trường Đại học Thương mại.
Trần Thị Quỳnh (2010), Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Cổ phần Thương
mại Thiện Mỹ, Trường Đại học Thương mại.



×