Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao Aquaponics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.31 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
−−−−

BÁO CÁO MÔN THỦY NÔNG

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Aquaponics
Giảng viên: Trần Hoài Thanh

Danh sách sinh viên
1. Trần Minh Chửng
2. Phạm Huy Hoàng
3. Nguyễn Lan Hương
4. Trần Duy Lâm
5. Phạm Quốc Khánh

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018

1


Mục lục

2


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NFT: Mô hình Aquaponic sử dụng màng dinh dưỡng
DWC: Mô hình Aquaponic canh tác nước sâu, dùng xốp làm bè nổi
AOB: Nitrosomonas


NOB: Nitrobacter

3


DANH SÁCH CÁC HÌNH

4


GIỚI THIỆU
I. Đặt vấn đề
- Ngày nay, việc làm nông nghiệp không đất đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Với
việc nguồn nước khan hiếm, diện tích đất đai bị thu hẹp, sự ảnh hưởng của thời tiết
cùng với việc ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, phân hóa học lên đất nông nghiệp đã gây
những tác hại tiềm ẩn bên trong sản phẩm cây trồng, khiến năng suất giảm. Bên cạnh
đó, việc gia tăng dân số cũng gây áp lực lên vấn đề lương thực khiến cho chúng ta
ngày càng phải tìm cách để tăng năng suất trên một diện tích đất hay tận dụng từng
centimet đất để tối ưu hóa năng suất. Việc đó đã thúc đẩy các nhà khoa học trên thế
giới phải nghiên cứu, phát triển những phương pháp canh tác mới nhằm loại bỏ hoặc
hạn chế những tác hại đó. Từ đó, hệ thống Aquaponic được phát triển với mục tiêu
kiểm soát lượng nước thải thủy sản, đồng thời sử dụng chúng làm chất dinh dưỡng cho
cây trồng, tạo ra thêm hướng đi mới cho nông nghiệp.
- Aquaponic là sự kết hợp giữa thủy canh (hydroponics) và nuôi trồng thủy sản
(aquaculture), là một phương pháp nhanh và hiệu quả trong việc tạo ra đồng thời sản
phẩm cây trồng và thủy sản. Trong đó, chất thải của cá sẽ được phân giải thành các
chất dinh dưỡng hòa tan (các hợp chất nitrogen, phosphorus) thông qua hệ thống vi
sinh. Đó sẽ là môi trường dinh dưỡng cho cây theo lối thủy canh. Quá trình sử dụng
chất dinh dưỡng này không chỉ cải thiện môi trường nước cho cá mà nó còn giảm tối
thiểu lượng nước tiêu thụ bằng cách tiết giảm lượng nước thải.


Hình 1: Sơ đồ khái quát về hệ thống Aquaponic

5


QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Nước giàu Amoniac (NH3 – chất thải cá, thức ăn thừa) từ hồ cá qua hệ thống lọc cơ
học ở đây các chất thải rắn sẽ bị giữ lại – và sẽ bị loại bỏ ra ngoài hệ thống (thông qua
một valve xã nằm ở đáy bể lọc). Nước tiếp tục đi vào bộ lọc vi sinh (nơi chứa rất nhiều
vi sinh vật hiếu khí (có lợi) như là Nitrosomonas và Nitrobacter) các vi sinh vật này sẽ
phân giải Amoniac (NH3) thành Nitrite (NO2-) sau đó thành Nitrate (NO3-) đây là
chất dinh dưỡng cần thiết và dể tiếp cận cho cây trồng. Nước tiếp tục được đưa vào các
phương tiện trồng cây, tại đây rễ cây sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát
triển (ở đây chủ yếu là Nitrate) và góp phần lọc sạch nước. Nước sạch sau đó được trả
về cho bể cá. Quy trình cứ thể lặp lại tạo nên một hệ sản xuất lương thực bền vững
- Aquaponic có những ưu điểm giống với hydroponics và vượt trội hơn phương pháp
canh tác truyền thống như:
+ Không cần đất và giảm diện tích đất sử dụng.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước.
+ Hai sản phẩm nông nghiệp (cá và rau), chỉ từ một nguồn dinh dưỡng (thức ăn cho
cá).
+ Phương pháp sản xuất hữu cơ, bền vững.
+ Kiểm soát được môi trường sản xuất
- Ở Việt Nam, Aquaponic có nhiều tiềm năng phát triển ở các hộ gia đình vùng đô thị
với hứa hẹn sẽ giải quyết được các vấn đề đang gây nhức nhối hiện nay là an toàn thực
phẩm, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

6



II. Thành phần của hệ aquaponic
1. Bể cá.
Bể cá là một thành phần quan trọng trong aquaponic, chiếm khoảng 20% chi phí của cả hệ
thống.
1.1. Bể:

Hình dạng: Nên dùng bể tròn, đáy phẳng. Hình dạng tròn cho phép nước chảy vòng quanh
và đưa chất thải rắn vào tâm bể.
Vật liệu: Khuyến khích sử dụng vật liệu nhựa hoặc sợi thủy tinh vì giá rẻ, có độ bền cao
và dễ lắp đặt, như: nhựa LDPE vì độ bền cao và an toàn.
Bể xi măng cũng là một lựa chọn chấp nhận được
Màu sắc: Các màu sáng như màu trắng được khuyên dùng vì chúng dễ dàng cho phép
quan sát hành vi của cá và lượng chất thải ở đáy bể. Màu trắng cũng phản xạ ánh sáng tốt
hơn – giữ nước mát hơn.
Mái che: Bể cá nên được che lại, để hạn chế tảo phát triển, cá nhảy ra ngoài, ngăn lá cây
và buị bay vào. Sử dụng lưới che nắng nông nghiệp giảm 80-90% ánh sang.
1.2. Cá.

Thủy sản được chọn phải là thủy sản nước ngọt, tùy vào điều kiện khí hậu nơi mình sinh
sống mà lựa chọn loại cá phù hợp, một số loại cá dễ nuôi, thích nghi tốt phù hợp với điều
kiện ở Việt Nam như: cá tra, cá trê, cá tai tượng, điêu hồng, rô phi, cá rô, cá lóc…
Mật độ thả cá: Không có một công thức chung nào để xác định mật độ cá nuôi là thích
hợp, mà chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm và quy mô hệ thống. Một cách đơn giản là ban
đầu nên thả cá với mật độ thấp và theo dõi tăng trưởng của cây trồng. Nếu như với mật độ
đó, cây tăng trưởng tốt thì có lẽ đó là mật độ thích hợp cho hệ thống Aquaponic
Lượng thức ăn hằng ngày cho cá: Tỉ lệ thức ăn phụ thuộc vào ba thành phần là: lượng
thức ăn cho cá hàng ngày, loại rau và diện tích trồng. Trung bình hằng ngày lượng thức ăn
cá tiêu thu bằng 1,5% trọng lượng cơ thể nó.


7


1.3. Chất lượng nước:

Nước giống như mạch máu của hệ aquaponic, đây là môi trường cung cấp dinh dưỡng cho
thực vật và ôxy cho cá. Chất lượng nước được quyết định bởi các chỉ số:
- Oxy:
Oxy là thành phần cần thiết cho cả thực vật, cá và vi khuẩn. Mức độ ôxy hòa tan
(DO) được đo bằng miligam trên lít. Đó là tham số có tác động ngay lập tức đối với
aquaponics.
Mức oxy hòa tan tối ưu là 5-8 mg / lít.
- Độ pH:
Độ pH của nước có tác động lớn đến tất cả các khía cạnh của aquaponics, đặc biệt
là thực vật và vi khuẩn. Độ pH lý tưởng trong aquaponic là từ 6 - 7. Phạm vi này sẽ
giữ cho vi khuẩn hoạt động ở công suất cao, đồng thời cho phép cây trồng tiếp cận
đầy đủ các vi chất và vi lượng cần thiết.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ cho aquaponic là từ 18-30°C
- Nitơ: amoniac, nitrit, nitrat
Amoniac và nitrit là chất độc đối với cá. Gây ảnh hưởng cho hệ thần kinh và mang
cá, dẫn đến mất cân bằng, suy hô hấp và co giật, giảm hệ miễn dịch, tăng tỷ lệ mắc
bệnh.
Nồng độ ammoniac (NH3) và nitrit (NO2-) phải ở mức gần bằng không hoặc tối đa
là 0,25-1,0 mg/lít.
Nên giữ nitrat (NO3-) ở mức 5-150 mg/lít.
- Độ cứng của nước:

Độ cứng tổng (GH) là tổng lượng ion dương có trong nước, đặc biệt là canxi và

magiê. Độ cứng cacbonat (KH) đo nồng độ cacbonat, hydro cacbonat.
Mức tối ưu cho cả hai đối với hệ aquaponic là khoảng 60 -140 mg/lít.

2. Cây trồng
a. Máng trồng cây:
8


Tỉ lệ thể tích khay trồng so với thể tích hồ cá lí tưởng là: 2:1 hoặc có thể 3:1.
Các lọai máng trồng: khay trồng chứa giá thể, màng dinh dưỡng, khay trồng bằng bè nổi.
b. Các loại cây trồng:
Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện thời tiết khu vực ban sinh sống mà chọn lựa phù hợp.
Các loại rau cải như: rau muống, xà lách, cải xanh, bắp cải, cải gổ, mồng tơi, rau dền. Các
loại rau mùi như hành, quế, ngò… Các cây họ đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đũa, đậu
bắp...Các cây lấy quả: Cà chua, ớt, cà tím, dưa leo (dưa chuột), khổ qua (mướp đắng) …
tất cả đều phát triển tốt trông aquaponic.
3. Các bộ lọc
3.1 Bộ lọc cơ: nhiệm vụ loại bỏ các chất thải rắn ra khỏi hệ thống.

3.2 Bộ lọc vi sinh: là nơi cu trú và phát triển của các vi sinh vật hiếu khí, đóng vai trò
phân giải các chất độc hại (chất thải của cá – thức ăn thừa) thành chất dinh dưỡng
cung cấp cho cây.

*Nguồn vi khuẩn

9


Vi khuẩn có vai trò then chốt trong hệ thống Aquaponic, là cầu nối giữa chất thải của cá
và phân bón cho cây. Các tập đoàn vi khuẩn có sẵn trong nước và được nuôi trước khi vận

hành hệ thống Aquaponic. Các vi khuẩn chủ yếu:
 Vi khuẩn nitrat hóa:

Có 2 nhóm vi khuẩn quan trọng nhất của quá trình nitrat hóa: Nitrosomonas là nhóm ôxy
hóa amoniac thành nitrit (AOB) và Nitrobacter là nhóm ôxy hóa nitrit thành nitrat (NOB).
Quá trình diễn ra như sau:
- Vi khuẩn AOB chuyển amoniac (NH3) thành nitrit (NO2-)
- Sau đó vi khuẩn NOB chuyển đổi nitrit (NO2-) thành nitrat (NO3-)
Đây là nhóm vi khuẩn chính góp phần chuyển hóa chất thải của cá thành phân bón
 Các loại vi khuẩn không mong muốn:

- Vi khuẩn làm giảm sulfat
- Vi khuẩn khử nitrat
- Vi khuẩn gây bệnh
Các vi khuẩn nhóm này thường làm giảm lượng dinh dưỡng trong nước và có thể tạo ra
chất độc gây ra mùi hôi đặc trưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước. Vì vậy, phải
thường xuyên kiểm tra nước và sục oxy để giảm mật độ của những vi khuẩn không mong
muốn này.
4. Hệ thống bơm nước
Giúp lưu thông nước trong hệ thống tưới tự động, nước được bơm từ hồ các đến các máng
trồng rau thông qua các bộ lọc và hệ thống ống dẩn sau đó trả ngược về hồ cá.
Cần tính toán áp lực và lưu lượng của máy bơm phù hợp để vận hành hệ thống.
5. Hệ thống bơm khí
Cung cấp oxy cho hệ thống nhằm tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước giúp cá hô hấp và
thúc đẫy quá trình chuyển hóa Nitơ.
Số lần sục khí cần phù hợp để lượng oxy trong nước đảm bảo cần thiết, tuy nhiên không
nên sục quá nhiều khiến nước bị đục.

10



III. Các mô hình của Aquaponic
1. Mô hình Aquaponic Media bed

Hình 2: Aquaponic Media bed
* Ưu điểm:
Thiết kế đơn giản, dễ làm
Có thể trồng đa dạng các loại cây
Có thể dùng nhiều loại giá thể khác nhau
Cung cấp lượng oxy lớn
Có khả năng khoáng hóa chất thải rắn
Không yêu cầu hệ thống lọc phụ
*Nhược điểm:
- Dàn trồng nặng
- Không phù hợp với quy mô lớn
- Nước bị bốc hơi nhanh hơn so với mô hình NFT và DWC
- Giá thể có thể bị tắc nếu cá được thả ở mật độ cao
- Nếu phân phối nước không đều, một số nơi có thể thiếu dinh dưỡng
-

11


2. Mô hình Aquaponic sử dụng màng dinh dưỡng (NFT)

Hình 3: Aquaponic NFT
* Ưu điểm:
- Chi phí thấp hơn mô hình Lớp giá thể nếu xây dựng trên quy mô lớn
- Phù hợp với các loại rau gia vị và rau sống
- Tiết kiệm nước

- Trọng lượng nhẹ nhất
- Dễ ứng dụng vào mô hình quy mô lớn
* Nhược điểm:
- Phương pháp lọc phức tạp hơn
- Bắt buộc phải dùng sục khí
- Cần phải gieo hạt bên ngoài trước khi đưa vào trồng trong hệ thống
- Ống dẫn nước dễ bị tắc
- Hệ thống dễ bị tổn thương nếu mất điện

12


3. Mô hình Aquaponic canh tác nước sâu, dùng xốp làm bè nổi (DWC)

Hình 4: Aquaponic DWC
* Ưu điểm:
- Chi phí thấp hơn mô hình Lớp giá thể nếu xây dựng trên quy mô lớn
- Lượng nước lớn cho phép nhiệt độ điều hòa hơn
- Có thể chịu đựng mất điện trong thời gian dài hơn
- Tiết kiệm nước
- Phù hợp với quy mô thương mại
- Hạn chế tối thiểu sự bay hơi nước
* Nhược điểm:
- Phương pháp lọc phức tạp hơn
- Dàn trồng rất nặng
- Cần ôxy bổ sung trong kênh nước
- Các lớp lót nhựa phải an toàn với thực phẩm
- Khó trồng các loại cây cao
Các bước lắp đặt 1 hệ thống Aquaponic sử dụng màng dinh dưỡng (NFT)
- Bước 1: Bể cá

Bước 2: Làm bộ lọc cơ và lọc vi sinh

13


Hình 5: Bộ lọc cơ và lọc vi sinh
- Bước 3: Chuẩn bị giá đỡ cho khay rau
Dùng gạch block và gỗ kê lên cao
- Bước 4: Làm khay rau
a. NFT
+ Kết nối các khay rau làm từ ống PVC Ø110
+ Đánh dấu và khoan lỗ để trồng cây

Hình 6: Ống PVC
b. Media bed

+ Làm khay chứa giá thể
+ Làm bell-siphon
14


c. DWC
+ Làm bể chứa nước
+ Khoan lỗ trên bè xốp
- Bước 5: Nối đầu nước xả từ khay rau về bộ lọc vi sinh
- Bước 6: Lắp bơm
Bơm chìm (lưu lượng tối thiểu 2 m 3/giờ) đặt dưới bộ lọc vi sinh bơm lên vào
bể cá và ra khay rau.
- Bước 8: Sục khí
Lắp đặt sục khí công suất 10w và ổ cắm chống nước ở bể cá.

- Bước 9: Kiểm tra
Bơm nước và kiểm tra rò rỉ, kiểm tra tỷ lệ nước bơm vào khay rau và bể cá.

15


IV. Cách đưa hệ thống vào vận hành, chăm sóc và quản lý
1. Chuẩn bị hệ thống vi khuẩn
- Để đưa hệ thống Aquaponic mới vào sử dụng trước tiên ta phải xây dựng một hệ
thống vi khuẩn trong nước để chuyển hóa chất thải thành chất dinh dưỡng cho cây hấp
thụ. Nó kéo dài khoảng 3-5 tuần để hình thành các tập đoàn vi khuẩn cho hệ thống,
trong thời gian này phải đảm bảo tất cả các bộ phận của Aquaponic tránh ánh sáng trực
tiếp, nhất là bể cá và bộ lọc vi sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn sinh trưởng
và phát triển.
- Chu kỳ kết thúc khi nồng độ nitrit bằng 0 mg/lít, amoniac nhỏ hơn 1mg/lít và lượng
nitrat tăng dần. Thông thường, thời gian để hoàn thành chu kỳ là từ 25-40 ngày, nhưng
nếu nhiệt độ quá lạnh thì có thể mất vài tháng. Nếu có một hệ thống Aquaponic cũ
đang hoạt động ở gần đó thì tốt nhất là chia sẻ một phần bộ lọc vi sinh để tiết kiệm
thời gian.
2. Thời gian bắt đầu thả cá và trồng cây trong hệ thống Aquaponic
Thả cá sau khi chu kỳ đã hoàn tất, thời gian trồng rau cũng như vậy nhưng có thể sớm
hơn một chút. Sau khi thả cá, nồng độ amoniac có thể tăng lên. Vì vậy, cần tiếp tục
theo dõi nồng độ của cả 3 loại nitơ và pha loãng nước nếu nồng độ amoniac và nitrit
lớn hơn 1mg/lít.
3. Chăm sóc, quản lý cây trồng và cá nuôi
3.1 Cây trồng:
- Chăm sóc:
+ Không nên bón phân cho cây trồng vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự
phát triển của quần thể vi khuẩn trong hệ thống Aquaponic. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp cần phải bổ sung một số nguyên tố đa, vi lượng cần thiết cho cây

trồng. Có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây bằng một số cách sau:


Bổ sung các chất chiết xuất từ rong biển



Hổn hợp khoáng đa vi lượng dạng bột



Chọn thức ăn có chất lượng cao cho cá…

- Quản lí: Trong hệ thống Aquaponic, sử dụng thuốc trừ sâu có thể làm chết cá và vi
khuẩn có lợi. Vì vậy, tốt nhất chỉ dùng các biện pháp sinh học và tăng cường sức đề
kháng cho cây. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:
+ Dùng lưới bảo vệ: Phương pháp này khá phổ biến, kích thước mắt lưới tùy thuộc
vào loại côn trùng gây hại. Mắt lưới 0.15mm ngừa bọ trĩ, 0.35mm ngừa bọ chét và
ruồi trắng, 0.8mm để ngừa sâu ăn lá.
+ Cách ly: Trồng rau trên sân thượng giúp giảm bớt sâu bệnh tấn công. Quét dầu
nhớt xung quanh khay rau để ngăn kiến bò lên.
16


+ Loại bỏ bằng tay: Loại bỏ sâu bọ, côn trùng bằng tay hoặc dùng vòi nước phun
vào lá cây. Đây là phương pháp hiệu quả nhất trong mô hình Aquaponic quy mô
nhỏ, đặc biệt là đối với bọ chét và ruồi trắng.
+ Đặt bẫy: Dùng các loại bẫy dính trong nhà kính hoặc nhà lưới. Loại màu xanh
để bẫy bọ trĩ, màu vàng bẫy các loại bướm và ruồi trắng. Một phương pháp khác
rất hiệu quả là dùng bẫy pheromone để thu hút côn trùng đực, làm giảm khả năng

giao phối của côn trùng.
+ Quản lý môi trường: Tạo ra một hệ thống có thể thay đổi cường độ ánh sáng,
độ ẩm, nhiệt độ để gây bất lợi cho côn trùng và sâu bọ. Ví dụ như nhện không chịu
được môi trường ẩm ướt…
+ Lựa chọn cây trồng: Mỗi loại rau đều có khả năng chống chịu sâu bọ khác
nhau, đây là lý do chính mà mô hình trồng xen canh chống sâu bọ hiệu quả hơn
trồng độc canh. Ngoài ra, nên chọn giống cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt.
+ Phân bón: Cây trồng dư đạm dễ bị sâu bệnh tấn công, vì vậy cần phải pha loãng
nước nếu hàm lượng nitrat lớn hơn 120mg/lít…
3.2 Cá nuôi:
- Chăm sóc: Cá yêu cầu chính xác lượng protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và
khoáng chất để phát triển khỏe mạnh. Không nên cho ăn quá nhiều, thức ăn thừa bị
vi khuẩn dị dưỡng tiêu thụ, làm tốn lượng ôxy đáng kể, ngoài ra có thể làm tăng
nồng độ amoniac và nitrit hoặc gây tắc nghẽn bộ lọc cơ.
- Quản lí:
Biểu hiện cá khỏe:
- Vảy cá mở rộng, đuôi thẳng
- Luôn thèm ăn, không ngại ngùng khi cho ăn
- Không có các điểm bất thường trên cơ thể
- Không thở hổn hển trên mặt nước
- Mắt sáng

Biểu hiện cá bệnh:
- Loét trên cơ thể, đổi màu, có đốm trắng hoặc đen
- Vây và mang cá bị suy nhược hoặc hoại tử
- Hình thể bất thường, méo hàm, cong xương sống
- Bụng phồng, sưng lên
- Mắt sưng và lồi ra

17



Các biện pháp phòng bệnh:
- Nguồn cá giống khỏe mạnh
- Kiểm tra và không bao giờ cho cá bị nhiễm bệnh vào hệ thống
- Có thể tắm muối cho cá để loại bỏ ký sinh trùng và mầm bệnh
- Duy trì các thông số chất lượng nước ở mức tối ưu
- Tránh thay đổi đột ngột, độ pH, nhiệt độ, oxy…
- Đảm bảo lọc vi sinh đầy đủ, tránh tích tụ amoniac, nitrit
- Đảm bảo sục oxy đầy đủ, giữ mức oxy hòa tan càng cao càng tốt, ...

18


4. Quản lý bể nước:
- Phải thường xuyên theo dõi bể nước và kiểm tra chất lượng nước cũng như theo
dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và cá để có thể phát hiện và xử
lí kịp thời những sự cố ảnh hưởng đến hệ thống.
- Thường xuyên kiểm tra bộ lọc để tránh tình trạng tắc nghẽn
- Hạn chế tối đa những ảnh hưởng bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cân bằng hệ
thống
- Vệ sinh các thiết bị và bể chứa của hệ thống…
V. Những nhược điểm và phát sinh trong hệ thống Aquaponic
1. Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cho hệ thống tốn kém hơn nhiều so với các loại canh tác khác
- Hệ thống bắt buộc phải có sự giám sát hằng ngày
- Hệ thống cần dùng điện để vận hành nên tốn thêm chi phí tiền điện
- Nếu hệ thống xảy ra sự cố có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Chỉ thích hợp với những khu vực có nhiệt độ môi trường ổn định để đảm bảo sự


sinh trưởng và phát triển ổn định của cây và cá
- Yêu cầu người trồng phải có kiến thức về cá, cây rau và vi khuẩn
- Nhu cầu của cá và cây trồng không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau
- Một mình hệ thống Aquaponic không thể cung cấp một chế độ ăn hoàn chỉnh
- Sự quản lí về hệ thống sẽ không thể chuyên môn như nuôi trồng thủy sản và thủy

canh độc lập
2. Một số vấn đề phát sinh trong hệ thống Aquaponic
- Người làm hệ thống cần xác định được mô hình của hệ thống là: Mô hình Media
bed, mô hình NFT hay mô hình DWC để phù hợp nhất với những điều kiện mình
đang có.
-

Cần phải có nguồn điện dự phòng, vì nếu xảy ra cúp điện thì lượng O 2 cung cấp
không đủ có thể gây chết cá và vi khuẩn.

-

Sự ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời: cây trồng cần có ánh sáng mặt trời để phát
triển, còn trong bể nuôi cá nếu có ánh sáng chiếu vào thì rêu sẽ phát triển rất nhanh.
Do đó, cần phải có biện pháp che bóng phù hợp.

-

Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu còn cao

19



+ Cần có hiểu biết về hệ cá, cây và sinh vật.
+ Không linh hoạt bằng các hệ thống sản xuất trồng cây và nuôi cá độc lập.
+ Yêu cầu phải có nguồn điện để vận hành.

20


VII. Tài liệu tham khảo
- Giới thiệu về hệ thống Aquaponic: Technical Bulletin #123 March 2017
- Tự động hóa trong hệ thống sản xuất lương thực bền vững Aquaponic:
Ngày
7/11/2018.
- Các mẫu thiết kế cho hệ thống aquaponics:
Ngày7/11/2018.
- Phương pháp trồng và chăm sóc của hệ thống Aquaponic:
/>fbclid=IwAR0j3nyFf2dkIte7LIPl6CBMxaASE_4wBfR-z7RteP2PQLXBZu9iI8AqBw
- Nguyên tắc chung của hệ thống
Aquaponic: />
21



×