BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI
MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
TRỊNH QUANG DŨNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ YẾN
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin
cậy, chính xác và trung thực. Những kết quả khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trịnh Quang Dũng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt
tình và quý báu của TS. Nguyễn Thị Yến và tập thể các giảng viên Khoa sau Đại
học - Viện Đại học Mở Hà Nội.
Nhân dịp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu Viện Đại học Mở Hà
Nội, khoa Luật, Phòng Đào tạo và Khoa sau Đại học của nhà trường cùng các giảng
viên, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tác giả xin trân trọng cảm ơn TS.
Nguyễn Thị Yến – cô đã định hướng và chỉ dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn, luận văn của tôi sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy/cô và quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Trịnh Quang Dũng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1
KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC GIA NHẬP THỊ
TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
CÓ ĐIỀU KIỆN
8
1.1.
Khái quát về thủ tục gia nhập thị trường
8
1.1.1.
Khái niệm thủ tục gia nhập thị trường
8
1.1.2.
Đặc điểm của thủ tục gia nhập thị trường
13
1.1.3.
Vai trò của thủ tục gia nhập thị trường
16
1.1.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thủ tục gia nhập thị trường
17
1.2.
Thủ tục gia nhập thị trường đối với một số ngành
nghề kinh doanh có điều kiện
22
1.2.1.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện
kinh doanh
22
1.2.2.
Thủ tục gia nhập thị trường đối với kinh doanh bất động
sản
27
1.2.3.
Thủ tục gia nhập thị trường đối với dịch vụ thẩm định
giá
30
1.3.
Pháp luật về thủ tục gia nhập thị trường đối với
ngành nghề kinh doanh có điều kiện
32
1.3.1.
Khái niệm pháp luật thủ tục gia nhập thị trường đối với
ngành nghề kinh doanh có điều kiện
32
1.3.2.
Nội dung cơ bản của pháp luật về thủ tục gia nhập thị
trường đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
33
CHƯƠNG 1.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ
TỤC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
36
2.1.
Thực trạng pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp
36
2.2.
Thực trạng pháp luật về thủ tục bổ sung, đáp ứng
điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề có
điều kiện
43
2.2.1.
Đáp ứng điều kiện kinh doanh Bất động sản
44
2.2.2.
Đáp ứng điều kiện kinh doanh thẩm định giá
51
2.3.
Một số nhận xét thực trạng pháp luật về thủ tục gia
nhập thị trường đối với một số ngành nghề có điều
kiện
56
2.3.1.
Những kết quả đạt được
56
2.3.2.
Những hạn chế, nguyên nhân
60
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIA
NHẬP THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ
KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
64
3.1.
Phương hướng hoàn thiện pháp luật
64
3.2.
Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật
66
KẾT LUẬN
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
76
CHƯƠNG 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐKĐTKD
Điều kiện đầu tư kinh doanh
LDN
Luật Doanh nghiệp
LĐT
Luật Đầu tư
GPKD
Giấy phép kinh doanh
ĐKKD
Điều kiện kinh doanh
CCHN
Chứng chỉ hành nghề
BĐS
Bất động sản
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Hoạt động của doanh nghiệp góp phần
giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển
kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim
ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề
xã hội như tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Do vậy phát triển doanh nghiệp là
một trong những mục tiêu mà Nhà nước ta hướng tới.
Gia nhập thị trường là những thủ tục hành chính đầu tiên, “khai sinh” ra một
doanh nghiệp. Các chủ thể muốn được kinh doanh dưới các hình thức pháp lý quy
định trong Luật Doanh nghiệp thì phải tiến hành các thủ tục gia nhập thị trường theo
quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác. Xu hướng quốc tế
hóa và toàn cầu hóa các hoạt động kinh doanh với nhu cầu giao dịch thương mại
quốc tế ngày càng tăng đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một hệ thống pháp luật về thủ
tục gia nhập thị trường hoàn chỉnh. Thông qua hệ thống này, các bên đối tác dễ
dàng tìm hiểu thông tin tin cậy về tình trạng pháp lý của nhau. Bất cứ một doanh
nghiệp nhỏ nào muốn mở rộng giao dịch kinh doanh ra khỏi quỹ đạo hiện tại của
mình cũng cần đến những dịch vụ xác nhận tình trạng pháp lý này. Thủ tục gia nhập
thị trường phức tạp và tốn kém sẽ hạn chế những cơ hội thành lập doanh nghiệp của
người dân. Nhận biết được điều đó, trong những năm qua, Nhà nước ta không
ngừng cải cách thủ tục hành chính để giúp những người có nhu cầu thành lập doanh
nghiệp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, nhanh chóng gia nhập thị trường và đã
bước đầu đạt được những thành công đáng kể.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế áp dụng thủ tục gia nhập
thị trường còn những bất cập, hạn chế và đặc biệt đối với các ngành nghề có yêu
cầu về điều kiện kinh doanh. Những rắc rối này liên quan tới nhiều loại giấy tờ, thủ
tục rườm rà làm chậm tiến độ thành lập doanh nghiệp của chủ thể kinh doanh; hệ
1
thống cơ quan đăng ký doanh nghiệp bị phân tán… Những hạn chế đó đã làm giảm
đáng kể hiệu quả của hoạt động thành lập doanh nghiệp, không khuyến khích đầu tư
sản xuất, tác động xấu đến môi trường kinh doanh và làm chậm quá trình khu vực
hoá, toàn cầu hoá của Việt Nam.
Do đó, việc tìm hiểu thực trạng để hoàn thiện pháp luật về kinh doanh nói
chung, pháp luật về thủ tục gia nhập thị trường nói riêng là vấn đề cần thiết. Vì vậy
tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thủ tục gia nhập thị trường đối với một số
ngành nghề kinh doanh có điều kiện” làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan tới đề tài
(i) World Bank, “Doing Buisness 2016: Smarter regulations for small and
medium size enterprises”, 2016.
Dự án và Báo cáo chung của Ngân hàng thế giới và Tổ chức tài chính Quốc tế
về Môi trường kinh doanh nghiên cứu năm 2016 với nội dung nghiên cứu áp dụng
phương thức đánh giá khách quan sự tác động của các quy định kinh doanh ở tầm vi
mô tới các doanh nghiệp. Báo cáo nghiên cứu rất chi tiết với 10 tiêu chí để đưa ra
nhận định về môi trường kinh doanh của 185 quốc gia. Khi đánh giá về quy trình, thủ
tục thành lập doanh nghiệp, bản báo cáo chỉ ra những nước có quy trình thủ tục mất
nhiều thời gian gây phiền hà là những nước vùng Trung Đông và Bắc phi gồm:
Argentina có 14 thủ tục, Bruniei có 15 thủ tục và mất 101 ngày để thành lập doanh
nghiệp… Singapore và Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục có
môi trường pháp lý thuận lợi nhất thế giới cho doanh nghiệp. Đài Loan (Trung Quốc),
Hàn Quốc cũng được xếp vào nhóm 20 nước đứng đầu thế giới về mức độ thuận lợi
trong kinh doanh.
(ii) OECD, “Administrativie simplification in Việt Nam: Supporting the
competitiveness of the Vietnamese economy”, 2011.
2
Báo cáo đánh giá về tình hình đơn giản thủ tục hành chính ở Việt Nam do Tổ
chức và Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) phát hành năm 2011. Đây
được coi là bản báo cáo có cái nhìn rất toàn diện về môi trường kinh doanh ở Việt
Nam qua các đề án cải cách thủ tục hành chính như Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục
hành chính. Theo OECD, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, do đó cần
phải nỗ lực cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường đầu tư, kinh doanh
tạo điều kiện, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, tăng cường có các cuộc đối
thoại giữa Chính phủ và các doanh nghiệp trong và ngoài nước; cải thiện phương
thức, thủ tục thành lập doanh nghiệp, rút ngắn thời gian, chi phí cho nhà đầu tư kinh
doanh.
(iii) John Wille, Karim O. Belayachi, Numa De Magalhaes, Frederic Meunier,
“Leveraging Technology to Support Business Registration Reform”, 2011.
Nhằm hỗ trợ trong việc cải cách, quản lý hệ thống đăng ký kinh doanh, nhóm
tác giả đã trình bày phương thức sử dụng công nghệ để hỗ trợ cải cách đăng ký kinh
doanh. Đưa ra những giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời
gian cho các doanh nghiệp khi đi đăng ký kinh doanh, đồng thời cải thiện sự giám sát
của Nhà nước và tạo điều kiện tiếp cận thông tin cho các doanh nghiệp. Theo các tác
giả, để ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong hoạt động thành lập doanh nghiệp, nhà
nước cần phải cải cách pháp luật và quy trình đăng ký trước khi ứng dụng công nghệ
thông tin. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần phải xây dựng các mối liên kết dữ liệu giữa
các cơ quan thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh.
2.2. Công trình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài
(i) GS.TS. Mai Hồng Quỳ (Chủ biên), “Tự do kinh doanh và vấn đề đảm bảo
quyền con người tại Việt Nam”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Lao động, 2012.
Trong nội dung của cuốn sách, các tác giả phân tích, bình luận đánh giá pháp
luật về doanh nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh như
những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp, chủ thể tham gia thành lập doanh
nghiệp, ngành nghề được phép kinh doanh và cấm kinh doanh. Theo các tác giả, để
3