Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở việt nam và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 70 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH
Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

VŨ VĂN ĐOÀN

HÀ NỘI – 2017


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH
Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

VŨ VĂN ĐOÀN
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒNG NGỌC BA

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung


thực. Những kết quả khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Văn Đoàn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt
tình và quý báu của TS. Đồng Ngọc Ba và tập thể các giảng viên Khoa Sau Đại học
- Viện Đại học Mở Hà Nội.
Nhân dịp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu Viện Đại học Mở Hà
Nội, Khoa Sau Đại học của nhà trường cùng các giảng viên, những người đã trang
bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tác giả xin trân trọng cảm ơn TS.
Đồng Ngọc Ba - Thầy đã định hướng và chỉ dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn, luận văn của tôi sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp của các Thầy/cô và quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Văn Đoàn



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐKĐTKD

Điều kiện đầu tư kinh doanh

LDN

Luật Doanh nghiệp

LĐT

Luật Đầu tư

GPKD

Giấy phép kinh doanh

ĐKKD

Điều kiện kinh doanh

CCHN

Chứng chỉ hành nghề


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1.

01

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH 7
VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH
DOANH

1.1.

Khái quát về điều kiện đầu tư kinh doanh

7

1.1.1.

Khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh

7

1.1.2.

Đặc điểm của điều kiện đầu tư kinh doanh

9

1.1.3.

Vai trò của điều kiện đầu tư kinh doanh trong quản lý nền 12

kinh tế

1.2.

Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

14

1.2.1.

Khái niệm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh

14

1.2.2.

Nội dung cơ bản của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh 17
doanh

1.2.3.

Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh của một số quốc 18
gia trên thế giới

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU 26
KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

2.1.


Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

26

2.2.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều kiện 28
đầu tư kinh doanh

2.3.

Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh cần sự chấp 29
thuận của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền ở
Việt Nam

2.3.1.

Quy định về giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều 29
kiện kinh doanh


2.3.2.

Quy định về chứng chỉ hành nghề và chứng nhận bảo hiểm 34
nghề nghiệp

2.3.3.

Quy định về văn bản xác nhận


2.4.

Các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không cần 42
sự xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản

2.5.

Một số nhận xét thực trạng pháp luật về điều kiện đầu 45
tư, kinh doanh Việt Nam.

2.5.1.

Những kết quả đạt được

45

2.5.2.

Những hạn chế, nguyên nhân

47

CHƯƠNG 3

38

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ 51
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH Ở VIỆT NAM


3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh 51
doanh ở Việt Nam

3.2.

Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về điều kiện 53
đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

3.2.1.

Rà soát tổng thể, toàn diện về điều kiện đầu tư kinh doanh

3.2.2.

Cắt giảm bớt các ngành nghề đầu tư kinh doanh cần điều kiện 54
được quy định trong phụ lục của Luật Đầu tư

3.2.3.

Giảm bớt thủ tục bắt buộc phải cấp phép, chấp thuận của cơ 58
quan nhà nước, chuyển sang điều kiện đầu tư kinh doanh không
cần sự chấp thuận

3.2.4.

Xây dựng hệ thống giám sát thông tin để kiểm soát việc thực 59
thi pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh.


53

KẾT LUẬN

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Quyền tự do kinh doanh” lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm
1992 và tiếp tục được tái khẳng định theo hướng rộng hơn trong Hiến pháp năm
2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm”. Quy định này thể hiện sự cởi mở và khuyến khích của Nhà nước đối với
các hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề quan
trọng để thay đổi về tư duy quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Và thực
tế, hệ thống pháp luật kinh doanh của nước ta trong vài năm gần đây đã có những
chuyển mình mạnh mẽ, theo hướng tích cực, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho
doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ nhất ở hai văn bản quan trọng là Luật doanh
nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014 và hàng loạt chính sách “cởi trói” cho doanh nghiệp
đã được ban hành, các giấy phép con bị bãi bỏ, thủ tục gia nhập thị trường đơn giản,
thuận tiện hơn, các thủ tục hành chính dần được tinh giản và tạo thuận lợi cho người
dân và doanh nghiệp …
Ở Việt Nam, pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh đã được xây dựng và
hoàn thiện dần theo thời gian, tác động trực tiếp đến quyền tự do kinh doanh của công
dân và quyền quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng và đối với các chủ
thể kinh doanh khác nói chung. Điều kiện đầu tư kinh doanh là công cụ để nhà nước

quản lý nền kinh tế, là thước đo kiểm tra sự chuẩn bị của chủ thể kinh doanh trước và
sau khi ra nhập thị trường, là biện pháp bảo vệ gián tiếp các quan hệ xã hội và lợi ích
của các chủ thể khác trước tác động từ hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư. Hệ
thống quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh là một bộ phận không thể
thiếu nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển mình theo hướng tích cực trên, thì trong hệ
thống pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều “rào cản” khiến cho việc hiện thực hóa
“quyền tự do kinh doanh” gặp nhiều thách thức, đặc biệt là những quy định về điều
kiện đầu tư kinh doanh nói trên. Điều này đã đem đến nhiều hậu quả tiêu cực, làm
mất đi vai trò vốn có của điều kiện đầu tư kinh doanh.

1


Do đó, việc tìm hiểu thực trạng để hoàn thiện pháp luật về kinh doanh nói
chung, pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh nói riêng là vấn đề cần thiết. Vì vậy
tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở Việt Nam và
thực tiễn áp dụng” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Công trình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài
(i) Tiến sỹ Nguyễn Thị Dung, “Chế độ pháp lý về giấy phép kinh doanh”,
chương 8, Giáo Trình Luật Thương Mại tập 1, 2008. Với tư cách là bài giảng của một
môn học, tác giả đã trình bày một cách khoa học các vấn đề lý luận chung về giấy
phép kinh doanh với tư cách là một công cụ quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực
thương mại. Công trình nghiên cứu này của tác giả chỉ giải quyết một vấn đề nhỏ
trong hệ thống điều kiện kinh doanh, đó là giấy phép kinh doanh.
(ii) Nguyễn Thị Yến, tiến sỹ Trần Thị Bảo Ánh, “Pháp luật về ngành nghề
kinh doanh có điều kiện và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Luật học – Trường Đại
học Luật Hà Nội, số 04/2013. Trong phạm vi một bài tạp chí, các tác giả nghiên cứu
một cách tổng quan, không đi sâu vào phân tích từng loại điều kiện kinh doanh, mà

chỉ nhấn mạnh một số các điều kiện kinh doanh tiêu biểu nhằm phục vụ cho mục đích
nghiên cứu về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện của mình.
(iii) Tiến sỹ Trần Huỳnh Thanh Nghị, “Thực trạng pháp luật về giấy phép
kinh doanh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội, số 04/2013. Đây là
công trình được phát triển trên cơ sở công trình “Cải cách thủ tục thành lập doanh
nghiệp tại Việt Nam trong chặng đường 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí
Luật học – Đại học Luật Hà Nội, số 08/2011 của chính tác giả. Công trình này tiếp
cận các quy định hiện hành về giấy phép kinh doanh với tư cách là một trong những
điều kiện kinh doanh quan trọng áp dụng sau thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp.
(iv) Thạc sĩ Nguyễn Như Chính, “Cải cách thủ tục gia nhập thị trường góp
phần đảm bảo môi trường kinh doanh tại Việt Nam”, tạp chí Luật học –Trường Đại
học Luật Hà Nội, số 11/2010. Trong công trình này, tác giả trình bày điều kiện kinh

2


doanh như là một trong những rào cản gia nhập thị trường kinh doanh của nhà đầu tư.
Các điều kiện kinh doanh được ban hành đôi khi không rõ mục đích, thậm chí là các
văn bản vi phạm pháp luật.
2.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan tới đề tài
(i) Herbert Grubel, Determinants of Economic Freedom Theory and Empirical
Evidence, Fraser Institute, April 2015.
Học thuyết tự do kinh tế và những kinh nghiệm thực tiễn được đưa ra trong
cuốn sách lý giải cụ thể vấn đề mà đề tài nghiên cứu đặt ra, đó là mối quan hệ giữa
quyền tự do kinh doanh và các điều kiện hạn chế quyền tự do kinh doanh. Các điều
kiện kinh doanh vừa bổ trợ để giúp quyền tự do kinh doanh được đảm bảo đối với
những ngành nghề không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể được thực
hiện, đảm bảo tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu các điều kiện về kinh doanh bị lạm
dụng thì đó cũng lại hạn chế chính quyền tự do kinh doanh.
(ii) Tim Ambler, Morgen Witzel, Chao Xi, “Doing Business in China”, 3rd

edition – 274 pages, Psychology Press, 2016.
Trong quyển sách này, nhóm tác giả hướng dẫn các nhà quản lý và kinh doanh
ở phương Tây và ngoài Trung Quốc về thực tiễn các hoạt động kinh doanh, điều kiện
thị trường, mạng lưới và môi trường kinh doanh ở Trung Quốc trong đó có phân tích
các thực trạng về điều kiện kinh doanh. Các vấn đề được phân tích bao gồm: Quy
định về gia nhập thị trường, tiếp thị và quản lý hoạt động kinh doanh thông qua các
trường hợp cụ thể như kinh doanh rửa xe, chế tạo máy, khai khoáng… Cuốn sách
phân tích sâu rộng về Luật Kinh doanh, Luật Thương mại của Trung Quốc và thực
tiễn áp dụng.
(iii) Ernst & Young, “Doing Business in India”, 340 pages, 2015.
Là một trong những công ty kiểm toán, dịch vụ thuế, tài chính hàng đầu thế
giới, Ernst & Young thường có những báo cáo về môi trường đầu tư kinh doanh tại
các quốc gia khác nhau trên thế giới cho các khách hàng toàn cầu của mình. Cuốn
sách Doing Business in India cung cấp đầy đủ cho mọi nhà đầu tư khi đầu tư vào Ấn

3


Độ về các vấn đề như các loại hình doanh nghiệp đầu tư, vốn điều lệ, thủ tục hành
chính… Và đặc biệt, liên quan tới Đề tài nghiên cứu của luận văn, cuốn sách trên
cũng liệt kê đầy đủ các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư kinh doanh
khác nhau ở Ấn Độ như ngân hàng, phân phối…
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp
dụng cho các chủ thể có đăng kí kinh doanh và thực hiện hoạt động kinh doanh trong
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm: hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã, doanh nghiệp.
Trong phạm vi của luận văn, người viết chủ yếu tập trung phân tích các điều
kiện kinh doanh áp dụng đối với Doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp
năm 2014 và Luật Đầu tư 2014 và các văn bản chuyên ngành có liên quan đang có

hiệu lực trên thực tế.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận về điều kiện
đầu tư kinh doanh và pháp luật điều kiện đầu tư kinh doanh, dựa trên cơ sở lý luận đó
để đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và đưa ra được những giải
pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích trên, các nhiệm vụ mà luận văn phải giải quyết là:
- Nêu và phân tích các cơ sở lý luận về điều kiện đầu tư kinh doanh. Cần làm
rõ khái niệm, đặc điểm của điều kiện kinh doanh, phân loại điều kiện kinh doanh và
vai trò của điều kiện kinh doanh trong quản lý kinh tế.
- Nêu và phân tích các cơ sở lý luận về pháp luật điều kiện đầu tư kinh doanh.
Trong đó làm rõ khái niệm pháp luật điều kiện kinh doanh, sự phát triển của pháp luật
điều kiện kinh doanh, mối quan hệ giữa pháp luật điều kiện kinh doanh với quyền tự
do kinh doanh.
- Nghiên cứu pháp luật điều kiện đầu tư kinh doanh của một số quốc gia trên

4


thế giới nhằm có sự so sánh và rút ra được các bài học kinh nghiệm quý báu cho công
cuộc hoàn thiện pháp luật điều kiện kinh doanh ở Việt Nam
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành để thấy rõ các ưu
điểm, nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống pháp luật điều kiện kinh doanh. Việc
đánh giá này được thực hiện theo cấu trúc phân loại điều kiện kinh doanh ở Việt Nam
theo Luật doanh nghiệp năm 2005.
- Xây dựng định hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định
pháp luật điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh doanh nói chung và
pháp luật doanh nghiệp nói riêng. Đối với từng nội dung cụ thể, luận văn chủ yếu sử
dụng phương pháp phân tích, thống kê, phương pháp so sánh luật học và phương
pháp lịch sử.
Phương pháp phân tích được áp dụng trong việc xây dựng các luận điểm trong
từng nội dung của luận văn. Thông qua việc phân tích từng khía cạnh của đối tượng
nghiên cứu, luận văn sẽ xây dựng các khái niệm hoặc chứng minh các luận điểm đã
được đưa ra.
Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình phân tích thực trạng thực
thi quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh. Bằng việc sử dụng các số liệu thực tế
thông qua phương pháp thống kê sẽ chứng minh cho các nhận định được đưa ra.
Phương pháp so sánh luật học được áp dụng tương đối phổ biến trong quá
trình phân tích các luận điểm. Nội dung so sánh chủ yếu bao gồm so sánh các quy
định pháp luật hiện hành của Việt Nam với quy định pháp luật của một số quốc gia
trên thế giới và so sánh giữa quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với các quy
định trong giai đoạn trước đây.
Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình phát triển của hệ

5


thống pháp luật điều kiện kinh doanh gắn với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về điều kiện đầu tư kinh doanh và pháp luật về
điều kiện đầu tư kinh doanh.
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về điều kiện đầu tư kinh doanh
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh

doanh ở Việt Nam

6


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH
DOANH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH
1.1. Khái quát chung về điều kiện đầu tư kinh doanh
1.1.1. Khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh
Trước khi tìm hiểu điều kiện đầu tư kinh doanh là gì? Cần phải bắt đầu từ khái
niệm đầu tư kinh doanh. Cách hiểu phổ thông, đầu tư là việc "bỏ nhân lực, vật lực, tài
lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội" [31].
Theo kinh tế học, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực
hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó [12].
Dưới góc độ pháp lí, hoạt động đầu tư có thể có tính chất kinh doanh (thương
mại) hoặc phi thương mại – các dự án đầu tư công, sử dụng nguồn ngân sách nhà
nước. Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, với phạm vi điều chỉnh là hoạt động
đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, đã đưa ra định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3: "Đầu tư
kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông
qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”
Như vậy, đối với việc khởi sử kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới, có thể
hiểu một cách đơn giản đầu tư kinh doanh là giai đoạn phát sinh trước khi thành lập
doanh nghiệp, bao trùm lên hoạt động thành lập doanh nghiệp. Thành lập doanh
nghiệp chỉ là một trong những phương thức thực hiện hoạt động đầu tư, là một bước
đi cụ thể hóa ý định đầu tư. Tuy nhiên, thành lập doanh nghiệp chỉ là một hình thức
đầu tư trong các hình thức đầu tư mà Luật Đầu tư 2014 quy định.
Bản chất của thị trường là phải tự do kinh doanh. Tuy nhiên quyền tự do nào
của một người cũng luôn bị hạn chế bởi quyền tự do của người khác và vì vậy, trong

những điều kiện nhất định, quyền tự do bị giám sát bởi quyền lực nhà nước. Không
có hoạt động đầu tư kinh doanh nào là không có điều kiện. Tuy nhiên, mỗi loại hoạt
động cần những điều kiện khác nhau và mức độ can thiệp của Nhà nước vào hoạt

7


động đó.
Dưới góc độ Luật học, cũng có nhiều khái niệm ĐKĐTKD được đưa ra. Theo
quan điểm nhóm nghiên cứu của GS. Phạm Duy Nghĩa [5], ĐKĐTKD được hiểu
theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, ĐKĐTKD được hiểu là mọi sự can thiệp của cơ quan hành
chính vào quyền tự do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể hóa bằng hành
vi của nhân viên hành chính, có quyền chấp nhận, hạn chế, khước từ việc đăng kí
kinh doanh, hoặc tổ chức những hoạt động kinh doanh cụ thể.
Theo nghĩa hẹp, ĐKĐTKD có thể hiểu là những tiêu chuẩn phải duy trì trong
suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được áp dụng cho một ngành
hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh cụ thể, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát
theo cơ chế hậu kiểm.
Với việc banh hành Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn
bản hướng dẫn thi hành, khái niệm ĐKĐTKD đã được thống nhất, và đây là căn cứ
để các bộ, ngành phải thực hiện soạn thảo các nghị định về điều kiện đầu tư kinh
doanh đối với một số ngành, nghề chưa có văn bản quy định về điều kiện đầu tư kinh
doanh, phải sửa đổi các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh được ban hành
không đúng thẩm quyền của Luật Đầu tư.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2014 thì
“Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo
quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có

điều kiện”
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì các điều
kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau:
- Giấy phép;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện;

8


- Chứng chỉ hành nghề;
- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Văn bản xác nhận;
- Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật ngoài các hình thức
điều kiện trên
- Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt
động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình
thức văn bản.
Ở đây Luật Doanh nghiệp tiếp cận điều kiện đầu tư kinh doanh dưới góc độ là
những yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề trong danh
mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thành công lớn nhất trong khái niệm này đó là xóa bỏ cái nhìn mơ hồ về
ĐKDDTKD, tạo ra sự rõ ràng, rành mạch, để các chủ thể áp dụng không còn nhầm
lẫn, đánh đồng ĐKĐTKD chỉ là giấy phép kinh doanh như trước đây.
1.1.2. Đặc điểm của điều kiện đầu tư kinh doanh
(i) Thứ nhất, về chủ thể ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
Điều 33 Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, khoản 3 Điều 7 Luật Đầu
tư 2014 đã quy định như sau: “Điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại các
luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu
tư kinh doanh”. Quy định này nhằm ngăn cấm các Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp không được ban hành các loại giấy phép hoặc các
điều kiện kinh doanh.
Theo Điều 2 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Quốc hội ban

9


hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh,
Nghị quyết. Như vậy, Luật Đầu tư 2014 đã loại bỏ khả năng ngành nghề kinh doanh
có điều kiện và điều kiện kinh doanh được quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản
chất của ĐKĐTKD. Việc đặt ra những ĐKĐTKD không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp mà còn liên quan đến sự sinh
trưởng của cả một nền kinh tế. Do đó, cần thiết phải có sự quy định thống nhất, mang
tính bao quát, đảm bảo cân bằng được lợi ích chung và lợi ích riêng, tránh hướng tới
lợi ích cục bộ. Mặt khác, quy định như vậy sẽ tạo ra nhận thức xã hội tốt hơn về
quyền tự do kinh doanh của người dân và khơi gợi tư duy hạn chế quyền lực nhà
nước, nhất là loại bớt thẩm quyền của địa phương và của các bộ trong việc ban hành
ĐKĐTKD bằng những văn bản hành chính có hiệu lực thấp hơn.
(ii) Thứ hai, về phạm vi và đối tượng áp dụng của điều kiện đầu tư kinh doanh
Về mặt lý luận, ĐKĐTKD luôn phải gắn với ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, có rất nhiều ngành nghề kinh
doanh thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên ĐKĐTKD chỉ được áp dụng đối với
những ngành nghề có tính chất đặc biệt – khoa học pháp lý gọi đó là những ngành
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Về cơ bản, đây là những ngành nghề mà sự tồn
tại, phát triển của nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến môi trường, con người, an ninh trật tự
và an toàn xã hội… Pháp luật không cấm, nhưng cần thiết phải có sự kiểm soát một

cách chặt chẽ, để đảm bảo tối đa lợi ích công cộng trong những vấn đề này.
Danh mục các ngành nghề này hiện nay được quy định trong phụ lục 4 của
Luật Đầu tư 2014 và vẫn được sửa đổi bổ sung theo từng giai đoạn. Hiện nay, tùy
từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể mà Quốc hội sẽ đưa ra danh sách những ngành nghề
kinh doanh có điều kiện sao cho phù hợp với chính sách của Nhà nước và yêu cầu,
đòi hỏi của nền kinh tế.
Các chủ thể kinh doanh, bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia
đình có đăng kí kinh doanh, khi thực hiện hoạt động trong những ngành nghề nói trên
thì sẽ là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về ĐKĐTKD. Trường hợp chủ

10


thể kinh doanh đó là Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần), thì có những ĐKĐTKD chỉ áp dụng đối
với doanh nghiệp (ví dụ: giấy phép kinh doanh, xác nhận vốn pháp định…), nhưng
cũng có những ĐKĐTKD áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân là chủ đầu tư thành
lập, tham gia thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp đó (Ví dụ: chứng chỉ hành nghề).
(iii) Thứ ba, về hình thức của điều kiện đầu tư kinh doanh
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật Đầu tư, các hình thức của điều kiện kinh doanh được cụ thể hóa tại Điều 9, bao
gồm các hình thức sau:
- Giấy phép;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
- Chứng chỉ hành nghề;
- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
- Văn bản xác nhận;
- Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật ngoài các hình thức
điều kiện trên
- Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt

động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình
thức văn bản.
Mỗi một hình thức này có giá trị pháp lý khác nhau, được áp dụng theo từng
trường hợp cụ thể. Có điều kiện phải được đáp ứng trước khi đăng kí kinh doanh, có
điều kiện phải đáp ứng sau khi đăng kí kinh doanh, cũng có những điều kiện phải đáp
ứng cả trước và sau khi đăng kí kinh doanh.
(iv) Thứ tư, mục đích của điều kiện đầu tư kinh doanh
Việc qui định điều kiện để kinh doanh đối với một số lĩnh vực kinh doanh là
thực sự cần thiết, nó phổ biến ở mọi nơi trên thế giới chứ không phải chỉ có ở Việt
Nam. Mục đích cơ bản của việc qui định ĐKĐTKD là để đảm bảo rằng chủ thể kinh

11


doanh ngành nghề đó sẽ không gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại đến những lợi
ích mà nhà nước cần bảo vệ, đó là quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. … Bên cạnh đó, ĐKĐTKD giống như
công cụ pháp lý để nhà nước kiểm soát, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp,
nhằm định hướng sự phát triển của nền kinh tế theo quan điểm chủ chương, chính
sách của mỗi quốc gia.
1.1.3. Vai trò của điều kiện đầu tư kinh doanh trong quản lý nền kinh tế
Ở bất kì một quốc gia nào trên thế giới, trong bất kì giai đoạn lịch sử nào, sự
quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế luôn luôn là cần thiết. Nhà nước cần phải
can thiệp vào các hoạt động của thị trường dưới các hình thức khác nhau, ở những
mức độ khác nhau để làm cho nó vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn. Và điều quan trọng
hơn cả, là phải tạo ra một môi trường pháp lý nhất định trong đó các quy tắc ứng xử
phù hợp với các nguyên tắc thị trường được thiết lập.
(i) Thứ nhất, ĐKĐTKD là một trong những phương thức hữu hiệu để Nhà
nước thực hiện việc quản lý nền kinh tế.
Vai trò quan trọng của ĐKĐTKD đó là giúp Nhà nước thực hiện việc điều tiết

thị trường. Thực tế cho thấy rằng, kể từ khi bước vào nền kinh tế thị trường, với xu
hướng hội nhập, nền kinh tế của nước ta có những bước tiến khá xa so với thời kinh
tế tập trung bao cấp. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự mở rộng ngành nghề kinh doanh.
Trong mỗi lĩnh vực đều tồn tại ngành nghề kinh doanh đa dạng và phong phú. Trong
đó có những ngành nghề kinh doanh khi được thực hiện sẽ có ảnh hưởng trực tiếp
đến những vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ
tục… nhưng sự có mặt của nó trên thị trường vẫn rất cần thiết, nên nhà nước không
thể cấm kinh doanh đối với những ngành nghề này. Do đó, ĐKĐTKD được đặt ra sẽ
có vai trò điều tiết số lượng ngành nghề đó, không để nó phát triển một cách tràn lan.
Đồng thời, xét về phía các doanh nghiệp tham gia thị trường, mục tiêu quan
trọng hàng đầu của họ bao giờ cũng là lợi nhuận. Đôi khi vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng
bỏ qua những lợi ích công cộng, lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội.

12


Điều này càng nguy hiểm hơn khi họ tham gia kinh doanh ở những ngành nghề đặc
biệt đã nói ở trên. Và lúc này ĐKĐTKD lại đóng vai trò định hướng và thanh lọc các
doanh nghiệp muốn kinh doanh trên thị trường. Để được thành lập, để được kinh
doanh trong ngành nghề kinh doanh mà nhà nước hạn chế, thì bản thân doanh nghiệp
đó phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Đó là những điều kiện rất quan
trọng để chủ thể kinh doanh có thể thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình (ví
dụ như yêu cầu về vốn, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ), từ đó giảm thiểu được rủi
ro cho chính doanh nghiệp, mà hơn thế nữa, là giảm sự rủi ro cho cả nền kinh tế.
Mặt khác, trong nội dung của ĐKĐTKD không chỉ đề cập đến vấn đề thành
lập, hoạt động về mặt pháp lý mà còn liên quan đến quá trình, nội dung thực hiện
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ: như tiêu chuẩn về chất lượng hàng
hóa, dịch vụ, điều kiện về nhân lực, yêu cầu về vệ sinh, an ninh trật tự, yêu cầu về
phòng cháy chữa cháy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường…). Những nội dung này
có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất

lượng hàng hóa, dịch vụ do mình kinh doanh sản xuất và sự an toàn của nền kinh tế
xã hội nói chung. Từ đó sẽ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường,
lợi ích công cộng cũng như lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác.
(ii) Thứ hai, điều kiện kinh doanh là cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền
thực hiện được chức năng quản lý doanh nghiệp, tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế.
Việc quản lý doanh nghiệp không phải được thực hiện dựa trên ý chí của từng
cơ quan có thẩm quyền mà phải dựa trên cơ sở pháp lý nhất định. Và một trong số đó
là ĐKĐTKD. Căn cứ vào nội dung các ĐKĐTKD mà pháp luật quy định, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sẽ:
- Hướng dẫn doanh nghiệp phải chấp hành hoặc phải cam kết thực hiện đúng
và đầy đủ những ĐKĐTKD đó;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp và xử lí
các vi phạm pháp luật về ĐKĐTKD.
Việc làm này sẽ đưa sự hoạt động của các doanh nghiệp vào guồng, tránh

13


được sự lộn xộn, cạnh tranh vô lối của các chủ thể kinh doanh và nền kinh tế nước ta
cũng nhờ vậy mà được ổn định hơn.
(iii) Thứ ba, điều kiện kinh doanh thể hiện quan điểm của các nhà quản lý, góp
phần quyết định đến cơ cấu ngành nghề kinh doanh.
Thật vậy, ĐKĐTKD là do nhà nước đặt ra để điều chỉnh những mối quan hệ
phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh cần sự kiểm soát. Nội dung của ĐKĐTKD vì thế
mà cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào quan điểm, tư duy quản lý của
các cơ quan có thẩm quyền. Nếu muốn hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt
động trong nền kinh tế, nhà nước chỉ cần tăng “độ khó” của ĐKĐTKD. Ngược lại,
nếu muốn thu hút nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh thì rõ ràng phải
tạo sự thông thoáng trong quy định về ĐKĐTKD. Việc nhà nước đặt ra những
ĐKĐTKD thống nhất, áp dụng cho mọi nhà đầu tư, hay là có những quy định khác

biệt đối với mỗi loại nhà đầu tư, chẳng hạn nhà đầu tư trong nước phải đáp ứng một
hệ thống ĐKĐTKD này, trong khi nhà đầu tư nước ngoài lại phải đáp ứng các
ĐKĐTKD khác, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và môi trường
đầu tư trong nước.
1.2. Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh
1.2.1. Khái niệm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh
Công cuộc đổi mới, trên phương diện kinh tế, của Việt Nam 30 năm trước đây
(từ Đại hội VI, 1986) về bản chất là từng bước "dỡ bỏ các rào cản kinh doanh". Từ
chỗ, mọi quyền sản xuất kinh doanh bị tập trung vào nhà nước (dưới hình thức quốc
doanh, công tư hợp doanh hoặc hợp tác xã...), tới chỗ tư nhân được quyền tự tổ chức
kinh doanh, sản xuất. Người dân, từ chỗ không được làm ăn kinh doanh, từng bước,
được làm những gì nhà nước cho phép rồi "được tự do kinh doanh trong những ngành
nghề không bị cấm". Từ thời điểm đó, pháp luật về ĐKĐTKD mới được xây dựng và
hoàn thiện qua từng giai đoạn.
LDN tư nhân năm 1990 và Luật Công ty năm 1990 đều đề cập đến những
ĐKĐTKD cơ bản. Các văn bản này chủ yếu tập trung quy định về điều kiện để thành

14


lập doanh nghiệp tư nhân, công ty. Theo đó, nhà đầu tư phải đáp ứng được yêu cầu về
vốn pháp định; yêu cầu về chuyên môn đối với người quản lý hoặc người được thuê
quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty; chủ thể kinh doanh phải xin giấy
phép thành lập ở UBND có thẩm quyền; đối với một số ngành nghề, chủ thể kinh
doanh phải được sự cho phép của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, như: Sản xuất và lưu
thông thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc; Khai thác các loại khoáng sản quý; Sản xuất
và cung ứng điện, nước có quy mô lớn; Sản xuất các phương tiện phát sóng truyền
tin; dịch vụ bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản; Vận tải viễn
dương và vận tải hàng không; Chuyên kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; Du lịch
quốc tế.

Nhìn chung trong thời gian này, quy định về ĐKĐTKD vẫn còn sơ sài và chỉ
hướng đến việc thành lập doanh nghiệp, chưa trú trọng đến việc kiểm soát hoạt động
của các nhà đầu tư sau đăng kí kinh doanh.
LDN năm 1999 ra đời ngày 12/06/1999 đã tạo bước ngoặt lớn trong việc cải
cách khung pháp luật về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó có các quy
định về ĐKĐTKD. Khoản 2 Điều 17 của Luật này quy định: “Doanh nghiệp có
quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được
quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp GPKD hoặc có đủ ĐKĐTKD theo quy định”. Nghị định 03/2000/NĐ – CP
hướng dẫn chi tiết một số điều của LDN năm 1999 đã khẳng định rõ ĐKĐTKD được
thể hiện dưới hai hình thức: GPKD do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; và các
ĐKĐTKD không cần giấy phép: các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn
giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh. Như vậy,
xu hướng của pháp luật là đơn giản hóa điều kiện thành lập doanh nghiệp, tăng cường
kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp sau đăng kí kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn
thực thi cho thấy, quy định về ĐKĐTKD trong giai đoạn này vẫn có những bất cập
nhất định, chưa đưa được ra cách hiểu thống nhất về ĐKĐTKD, chỉ đưa ra quy định

15


chung do vậy tạo đà cho hàng loạt các vấn nạn sách nhiễu, phiền hà từ phía cơ quan
công quyền đối với doanh nghiệp.
LDN năm 2005 ra đời thay thế LDN năm 1999, vẫn tiếp tục duy trì những nội
dung cơ bản về ĐKĐTKD. Tuy nhiên, ĐKĐTKD không chỉ bó hẹp trong phạm vi
“cho phép” và “không cần giấy phép” mà đã được mở rộng ra thành các “chấp thuận”
và “không cần sự chấp thuận” của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trước năm

2005 có tới 300 loại giấy phép và tương tự như giấy phép đang là rào cản hạn chế
quyền tự do kinh doanh của người dân [32]. Để ngăn chặn tình trạng ban hành giấy
phép tràn lan bất hợp lý, Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định tại Khoản 4 Điều 7
Luật Doanh nghiệp như sau: “Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc
một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không
còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc
kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”. Quy
định này nhằm tạo khung pháp lý, giao nhiệm vụ cho Chính phủ phải thường xuyên
giám sát và thay đổi kịp thời theo yêu cầu quản lý nhà nước trong lộ trình hội nhập.
Tuy nhiên, 10 năm từ Luật Doanh nghiệp 2005 đến trước khi ban hành Luật
Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014, là một khoảng thời gian quá dài, vậy mà điều
kiện kinh doanh do các bộ, ngành và chính quyền địa phương ban hành trái luật tăng
vọt với con số lên đến khoảng 4.000 điều kiện kinh doanh trái luật. Luật Doanh
nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 được ban hành, đối đầu trực diện với thực tế trên.
Như vậy, có thể hiểu pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh là tổng thể
các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động kinh doanh các
nghành nghề có điều kiện của các chủ thể kinh doanh.
Theo quy định của Luật Đầu tư thì 1/7/2016 là thời điểm hết hiệu lực của quy
định về điều kiện kinh doanh do các bộ ban hành và 267 là con số cố định về ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư năm 2014, tuy nhiên, tại thời điểm này,

16


đã có luật sửa đổi phụ lục 4 về 267 ngành nghề trên. Hiện này chỉ còn 243 ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Những con số trên cho thấy thực trạng pháp luật
Việt Nam về điều kiện đầu tư kinh doanh hết sức rắc rối.
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh
Với tư cách là một bộ phận của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, pháp luật

về ĐKĐTKD có nhiệm vụ là phải điều chỉnh một cách đầy đủ, toàn diện các mối
quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khi doanh nghiệp đó kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nội dung của
pháp luật về ĐKĐTKD chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ví dụ như: tính chất và
sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển nền kinh tế…Vì vậy mà
mỗi giai đoạn khác nhau, pháp luật về ĐKĐTKD sẽ có những thay đổi phù hợp.
Như vậy, pháp luật về ĐKĐTKD ở Việt Nam có những nội dung cơ bản như
sau:
- Định nghĩa ĐKĐTKD và các hình thức của ĐKĐTKD.
- Quy định về các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
- Quy định cụ thể cách thức đáp ứng các ĐKĐTKD, thời điểm phải đáp ứng
ĐKĐTKD.
- Quy định về quản lý nhà nước đối với ĐKĐTKD. Cụ thể sẽ xác định thẩm
quyền đặt ra các quy định về ĐKĐTKD; thẩm quyền, trách nhiệm cấp, hoặc xác nhận
các ĐKĐTKD; thẩm quyền xem xét, kiểm tra và xử lý các vi phạm ĐKĐTKD.
1.2.3. Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh của một số quốc gia trên
thế giới
1.2.3.1. Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh ở Mỹ [23, 26]
Mỹ tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The United States of America) là
một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang, gồm có 50 bang và một đặc khu liên bang.
Hệ thống pháp luật của Mỹ bao gồm hệ thống pháp luật liên bang, hệ thống pháp luật

17


bang. Do đó khi thực hiện hoạt động kinh doanh của quốc gia này, doanh nghiệp phải
tuân thủ một loạt các quy định của địa phương, tiểu bang và của liên bang. Pháp luật
doanh nghiệp Mỹ cũng có những quy định về ĐKĐTKD gắn liền với loại hình doanh
nghiệp hoặc một số loại ngành nghề nhất định.

Đa số các nhà nghiên cứu đều có đánh giá rằng, việc bắt đầu một doanh
nghiệp ở Mỹ tương đối dễ dàng, vì họ quy định rất đơn giản, gọn nhẹ về thủ tục đăng
kí kinh doanh. Bên cạnh hệ thống đăng kí kinh doanh, nhà nước này thiết lập cơ chế
xin giấy phép và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền rất rõ ràng và cụ thể để kiểm
soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ở Mỹ có hai hệ thống cấp phép, đó là: Giấy phép và sự chấp thuận của Liên
bang (Federal Licenses & Permits); Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang (State
Licenses & Permits). Hai hệ thống này song song tồn tại và chi phối đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Đầu tiên bản thân doanh nghiệp đó phải đáp ứng được các yêu cầu để xin phép
kinh doanh tại địa phương, tiểu bang – nơi mà doanh nghiệp có trụ sở. Nếu như
doanh nghiệp đó kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề có sự kiểm soát của liên bang, thì
doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh đó khi được chính quyền liên
bang chấp thuận hoặc cấp GPKD. Có thể kể đến một số ngành nghề cơ bản ở Mỹ mà
doanh nghiệp phải xin giấy phép của liên bang như:
+ Nếu doanh nghiệp nhập hoặc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, sinh
học, công nghệ sinh học hoặc có nhà máy trên khắp các bang, họ sẽ cần phải xin giấy
phép từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
+ Doanh nghiệp liên quan đến hoạt động của tàu bay; việc vận chuyển hàng
hoá, người qua đường hàng không sẽ cần phải áp dụng cho một hoặc nhiều giấy phép
từ Cục Hàng không Liên bang.
+ Các doanh nghiệp sản xuất, thỏa thuận và nhập khẩu vũ khí, đạn dược, vật
liệu nổ phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép của Đạo Luật kiểm soát vũ khí. Đạo luật
được quản lý bởi Cục quản lý Rượu, thuốc lá, súng và chất nổ (ATF)…

18


×