Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bao cao tham luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.39 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT CHỢ ĐỒN
Trường Tiểu học Nghĩa Tá
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
THAM LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM
A/ Đánh giá thực trạng công tác giáo dục của trường:
1/ Tình hình, đặc điểm:
- Xã Nghĩa Tá là một xã miền núi vùng cao cách trung tâm huyện 20 km , xã có 9
thôn bản, thôn xa nhất cách trung tâm xã 8 km giao thông đi lại khó khăn nhất là mùa
mưa lũ. Xã có 6 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm phần đa, là
một xã thuần nông đời sống của nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
- Năm học 2010 – 2011 trường có 2 điểm trường, có 1 điểm chính và 1 điểm lẻ.
Điểm chính có 5 lớp ,từ lớp 1 đến lớp 5 có 91 học sinh: tại thôn Nà Đẩy xã Nghĩa Tá.
Điểm lẻ: Có 2 lớp ghép có 8 học sinh: tại thôn Bản Bẳng (cách trường chính 8km ).
- Tổng số học sinh của trường 99 em. Tỷ lệ huy động các cháu Mẫu giáo 6 tuổi
vào lớp 1 đạt 100 %.
2/ Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
Được các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương quan tâm
tạo điều kiện giúp đỡ về công tác giáo dục tại xã nhà.
Được sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT , đặc biệt là tổ chuyên
môn Tiểu học quan tâm giúp đỡ.
Đội ngũ cán bộ , giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết , có
trách nhiệm với công việc được giao, tay nghề tương đối đồng đều
Trường lớp , thiết bị đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
Phụ huynh tạo điều kiện cho con cháu đến trường học đầy đủ.
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất chưa đủ , nhà trường chưa có các phòng chức năng, bàn ghế học
sinh chưa đúng quy cách, chưa đạt chuẩn.
- Trường chưa có giáo viên dạy các môn năng khiếu


- việc thực hiện xã hội hóa giáo dục chưa đạt vì kinh tế địa phương chưa có thu
nhập cao.
- Phần đa là học sinh dân tộc thiểu số, tiếng phổ thông chưa thành thạo , chưa coi
trọng việc học của con em mình.
- Địa phương còn có nhiều tệ nạn xã hội nên ảnh hưởng không nhỏ đến nền giáo
dục của xã.
3/ Đội ngũ nhà giáo và CBQL:
Tổng số CBGV, CNV: 12 người.
Trình độ chuyên môn đạt 100% từ chuẩn trở lên
4/ Kết quả đạt được qua 3 năm trở lại đây:
- Về hai mặt giáo dục:
Năm học
TS
HS
Hạnh kiểm Học lực
THĐ
Đ
%
Giỏi Khá TB Yếu
HS % HS % HS % HS %
2007 – 2008
108 108 100% 13 12% 46 42,6% 36 33,4% 13
12%
2008 – 2009
99 99 100% 16 16,2% 42 42,3% 35 35,4% 6
6,1%
2009 - 2010
97 96 99% 24 24,8% 32 33% 40 41,2% 1
1%
- Về hiệu quả đào tạo, kết quả tuyển sinh,kết quả thi học sinh giỏi…

Năm học
Tuyển sinh
vào lớp 1
Hiệu quả đào
tạo
HTCTTH
HS giỏi các
cấp
Chất lượng
đầu vào lớp
6
HS % HS % HS % HS % HS %
2007 – 2008
17 0 0 17 100%
2008 – 2009
24 0 0 24 100%
2009 - 2010
18 1 1% 18 100%
B/ Những tồn tại, yếu kém:
- Một bộ phận học sinh yếu kém chưa chăm ngoan nhà trường đã phối hợp với
phụ huynh để giúp đỡ, kèm cặp nhưng kết quả chưa được khả quan.
- Một số gia đình học sinh chưa quan tâm và đầu tư thỏa đáng đến việc học tập
của con em họ, còn phó mặc cho nhà trường.
- Phần đa học sinh là con em dân tộc thiểu số chưa thành thạo tiếng phổ thông,
chưa coi trọng việc học.
- Việc huy động các nguồn lực trong và ngoài xã hội đầu tư cho giáo dục còn hạn
chế. Đặc biệt xã Nghĩa Tá là một xã thuần nông , con em họ một buổi đi học, một buổi
giúp gia đình lao động , không có thời gian học tập , ôn luyện thêm kiến thức .
- Nhà trường xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém chưa rõ ràng cụ thể ,
một mặt thực hiện kế hoạch đã đề ra chưa triệt để còn bỏ qua kế hoạch phụ đạo học sinh

yếu kém hàng tuần để làm việc khác.
- Một số giáo viên chưa mặn mà với công việc phụ đạo học sinh yếu kém.
1. Nguyên nhân khách quan:
- Nhà trường chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của chính quyền địa phương
, còn phó mặc về chất lượng giáo dục của nhà trường . Công tác xã hội hóa giáo dục còn
khó khăn, các cấp, các ban ngành, các cá nhân các nhà hảo tâm chưa quan tâm sâu sắc
đến sự nghiệp giáo dục và chưa có sự đầu tư cho nền giáo dục của xã .
- Cơ sở vật chất tuy đã được cải thiện nhưng còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn
như: nhà hiệu bộ, sân bê tông, phòng thư viện, phòng đa chức năng, công trình vệ sinh

- Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của học sinh, cá biệt còn
có phụ huynh mắc các tệ nạn xã hội không quan tâm đến gia đình, con cái , phó mặc
việc dạy học, giáo dục cho nhà trường .
- Công tác phối hợp giữa nhà trường , gia đình và các đoàn thể, các tổ chức xã hội
chưa được tốt.
2. Nguyên nhân chủ quan:
- Nhà trường chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc phụ đạo học sinh yếu kém, kế
hoạch phụ đạo học sinh yếu kém được đề ra nhưng chưa thực hiện được . Đội ngũ giáo
viên chưa mặn mà với công việc phụ đạo học sinh yếu kém.
C/ Biện pháp nâng cao chất lượng trong thời gian tới:
1. Biện pháp:
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần chặt chẽ hơn . Tiếp tục thực hiện
tốt nội dung các cuộc vận động lớn đặc biệt là cuộc vận động hai không, kiên quyết
không để học sinh yếu kém không đạt chuẩn lên lớp. Phối hợp với phụ huynh học sinh
kèm cặp giúp đỡ thêm ở nhà
- Đối với tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch giao cho từng giáo viên trong tổ,
giúp đỡ học sinh trong học tập, tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém theo từng môn
học. Tiếp tục vận dụng đổi mới phương pháp trong công tác soạn giảng. Tăng cường dự
giờ thăm lớp trao đổi góp ý rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: Thực hiện tốt ngày công, giờ công lao động ,
nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp , soạn bài chi tiết , rõ ràng , nội dung kiến thức phù
hợp với rình độ tiếp thu của học sinh , chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho từng tiết
dạy.Tiếp tục xây dựng kế hoạch chi tiết ở hàng tháng, hàng tuần . Xây dựng các biện
pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém có hiệu quả . Tích cực trao đổi với phụ huynh học
sinh về tình hình học tập của từng học sinh trong lớp mình phụ trách để phụ huynh nắm
bắt cùng uốn nắn, kèm cặp thêm những môn còn yếu ở nhà.
- Đối với bộ phận chuyên môn của trường: Chủ động lập kế hoạch phụ đạo học
sinh yếu kém . Có biện pháp phân công cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành
viên phụ trách. Thường xuyên phối hợp với các tổ để thực hiện kế hoạch phụ đạo học
sinh yếu kém theo kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và cả năm học.
- Đối với ban giám hiệu trường: Tăng cường nề nếp , kỷ cương trong trường học,
thực hiện tốt nội quy, quy chế của ngành đề ra, xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra
thường xuyên, liên tục. Các nhân tố tích cực được biểu dương kịp thời, những cá nhân
chậm tiến phải nhắc nhở, phê bình.Phân công giáo viên giảng dạy các lớp phù hợp với
trình độ chuyên môn và hoàn cảnh gia đình. Tham mưu tốt với cấp ủy chính quyền địa
phương để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Đối với học sinh: Thực hiện tốt nội quy của trường , đi học đúng giờ, chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng học tập, học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý
nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài, sôi nổi, nhiệt tình trong thảo luận nhóm.
- Đối với gia đình học sinh: Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà
trường tổ chức, nắm bắt kết quả học tập của con em mình, kết hợp với nhà trường để
giáo dục bồi dưỡng , phụ đạo cho các em kịp thời.
- Đối với chính quyền địa phương: Cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo
dục của xã nhà. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, động viên mọi lực lượng trong địa
phương hỗ trợ cho giáo dục. Đặc biệt là khâu nối giữa lực lượng cá nhân, tập thể trong
xã hội có điều kiện với công tác giáo dục xã nhà .
2. Điều kiện thực hiện:
Các biện pháp nhà trường đưa ra là thế nhưng điều kiện để thực hiện tốt các biện
pháp trên còn gặp không ít những khó khăn vì điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

chưa đáp ứng được đầy đủ, đội ngũ giáo viên đa số còn địa phương hóa chưa thay đổi
được nếp nghĩ của địa phương dẫn đến ban giám hiệu nhà trường còn gặp nhiều khó
khăn trong công tác chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đề ra trong năm học.
3. Những kiến nghị của nhà trường:
Đề nghị cấp trên quan tâm giúp đỡ về cơ sở vật chất như xây dựng công trình vệ
sinh cho giáo viên và học sinh, xây dựng trường học kiên cố, đủ các phòng chức năng
khác. Luân chuyển cán bộ quản lý và giáo viên theo nhiệm kỳ để học hỏi về chuyên môn
năng cao tay nghề.
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo tham luận “ năng cao chất lượng giáo dục
phổ thông” với chuyên đề “ Bồi dưỡng học sinh yếu kém” của trường Tiểu học Nghĩa
Tá. Kính mong nhận được sự góp ý của các vị đại biểu trong hội nghị để nhà trường
thực hiện được tốt hơn công tác dạy và học trong thời gian tới.
Xin trân thành cảm ơn .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×