Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đáp án trắc nghiệm môn QT314 – Kế toán Quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.71 KB, 12 trang )

QT314 – Kế toán Quản trị

QT314 – Kế toán Quản trị
Báo cáo kế toán quản trị được lập tại thời điểm: D) Khi nhà quản trị có nhu cầu
Báo cáo kế toán quản trị thể hiện thông tin tài chính: D) Từng sản phẩm, bộ phận, đơn vị theo cơ cấu tổ chức
quản lý và Kết hợp linh hoạt giữa phạm vi toàn doanh nghiệp và từng sản phẩm, bộ phận, đơn vị theo cơ cấu
tổ chức quản lý
Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức, nếu mức biến động này lớn hơn 0, thể
hiện: A) Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả so với định mức đề ra (Hùng)
Biến động chi phí sản xuất chung cố định được phân tích thành: C) Biến động dự toán sản xuất chung cố định và
biến động hiệu suất sản xuất chung cố định
Biến động doanh thu của một doanh nghiệp được xác định bằng: B) Doanh thu thực tế - Doanh thu định mức
(VA)
Biến động giá lao động thường phát sinh do nguyên nhân: A) Việc bố trí lao động không hợp lý
Các bước sau đây liên quan tới quá trình ra các quyết định ngắn hạn: I. Xác định vấn đề; II. Thu thập dữ liệu; III.
Xác định các phương án có thể xảy ra; IV. Lựa chọn tiêu chuẩn; V. Xây dựng mô hình ra quyết định. Trình tự
nào sau đây là đúng trong quá trình ra quyết định? C) I, IV, III, V, II
Các định mức được xây dựng để: B) Phản ánh mức độ thực tế có thể đạt được hơn là mức độ lý tưởng
Các khoản chi phí thích hợp trong quyết định bán nửa thành phẩm hoàn thành hay chế biến thêm bao gồm: D)
Giá thị thường của nửa thành phẩm tại thời điểm quyết định bán và Giá thị trường thành phẩm sau khi chế
biến thêm trừ đi các khoản chi phí chênh lệch khi chế biến thêm (VA)
Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp D)
Chính sách thuế của nhà nước và nhu cầu thị trường
Các nhóm nhân tố không ảnh hưởng đến việc xác định giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
A) Chính sách văn hóa, xã hội
Các sản phẩm phải được xếp thứ tự theo lãi trên biến phí/đơn vị nguồn lực hạn chế khi năng lực sản xuất: A)
Không đủ để thỏa mãn nhu cầu (VA)
Căn cứ vào mục đích để có các loại dự toán khác nhau, về cơ bản có mấy loại dự toán: B) 2
Chi phí biến đổi được giải thích là chi phí có: D) Tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động trong một
phạm vi hoạt động; Mức phí đơn vị là một hằng số trong phạm vi hoạt động; Mức phí bằng không khi doanh
nghiệp ngừng hoạt động


Chi phí biến đổi gồm: D) Chi phí biến đổi tuyến tính; Chi phí biến đổi cấp bậc; Chi phí biến đổi dạng cong
Chi phí biến đổi là chi phí: A) Thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức độ hoạt động của tổ chức
Chi phí cố định được giải thích là chi phí có: D) Tổng số không thay đổi theo sự thay đổi của mức hoạt động
trong phạm vi nhất định; Mức phí một đơn vị biến động tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động trong phạm vi
hoạt động; Tổng số khác không khi doanh nghiệp ngừng hoạt động
Chi phí cơ hội của việc sản xuất phụ tùng trong điều kiện doanh nghiệp không có phương án nào khác để sử
dụng năng lực sản xuất là: D) Không có đáp án nào đúng
Chi phí cơ hội của việc sản xuất phụ tùng trong điều kiện doanh nghiệp không còn năng lực sản xuất nhàn
rỗi là: D) Lợi ích thuần bị mất của phương án sử dụng tốt nhất đơn vị năng lực sản xuất dành cho loại phụ
tùng đó. (Bình)
Chi phí cơ hội: C) Là chi phí thích hợp khi ra quyết định (Bình)
Chi phí gián tiếp có những đặc điểm nào sau đây: D) Liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí; tập hợp
chung và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí; Phương pháp phân bổ có thể làm sai lệch chi phí trong giá
thành sản phẩm
Chi phí là những phí tổn gắn liền với: D) Mục đích kinh doanh, đầu tư tài sản, chi khen thưởng, phúc lợi
Chi phí sản phẩm được giải thích là chi phí: D) Thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh tùy thuộc vào quan hệ
giữa mức sản xuất với mức tiêu thụ

1


QT314 – Kế toán Quản trị

Chi phí sản suất của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp gồm bao nhiêu khoản mục ?
A) 3 khoản mục
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động xây lắp gồm bao nhiêu khoản mục ? B) 4 khoản mục
Chi phí thích hợp là: A) Các khoản chi phí tương lai mà có sự khác nhau giữa các phương án (Bình)
Chi phí thời kỳ được giải thích là chi phí: D) Tạo nên chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ
Chi phí trực tiếp có những đặc điểm nào sau đây: D) Liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí; Được
tập hợp riêng theo từng đối tượng chịu chi phí;Phương pháp phân bổ ít làm sai lệch chi phí trong giá thành

Cho biết thông tin nào dưới đây KHÔNG phải là thông tin của kế toán quản trị: B) Nhấn mạnh tới các báo cáo
tài chính cho người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp
Chọn phương án đúng nhất về việc phân tích và ước lượng chi phí: B) Nhà quản lý có thể sử dụng một hoặc kết
hợp nhiều phương pháp khác nhau để phân tích và dự báo chi phí.
Có bao nhiêu phương pháp phân tích lợi nhuận mục tiêu: C) 3 (Có 3 phương pháp là: Phương pháp số dư đảm phí,
phương pháp phương trình và phương pháp đổ thị)

Cơ sở để định giá bán sản phẩm thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp thường chọn là: A) Giá thành
sản xuất
Cơ sở để doanh nghiệp định giá sản phẩm mới là: D) Tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm (Hùng)
Có tình hình về nhân công trực tiếp trong tháng 1 năm 200X của công ty A như sau: Chi phí nhân công trực tiếp
thực tế 20.000.000đ, Biến động do đơn giá lao động 2.000.000đ - thuận lợi, Biến động do năng suất lao
động (3.000.000đ) - bất lợi, Giờ công lao động trực tiếp trong tháng 1 là 2.000 giờ . Vậy đơn giá lao động
định mức của công ty A là bao nhiêu? A) 11.000 đồng
Công ty A đang nghiên cứu việc loại bỏ sản phẩm T1. Sản phẩm này có lãi trên biến phí là 5.000$. Nếu loại bỏ
sản phẩm T1 một số thiết bị sản xuất sẽ được dùng để sản xuất sản phẩm T7 và việc này làm tăng lãi trên
biến phí thêm 2.500$. Định phí chung không đổi (bỏ sản phẩm T1 công ty có thể giảm 3.000$ định phí), ảnh
hưởng của quyết định này như thế nào đến lợi nhuận chung? C) Tăng 500$
Công ty A đang nghiên cứu việc loại bỏ sản phẩm T1. Sản phẩm này có lãi trên biến phí là 5.000$. Nếu bỏ sản
phẩm T1 công ty có thể giảm 3.000$ định phí. Vậy quyết định này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến lợi
nhuận chung của công ty? B) Giảm 2.000$
Công ty A đang sản xuất một bộ phận X. Một công ty bên ngoài đã đưa một đơn đặt hàng bán bộ phận X với giá
20$ mỗi sản phẩm. Thông tin về chi phí cho việc sản xuất 15.000 bộ phận X là: Nguyên vật liệu trực tiếp 6$,
tổng 90.000$; Nhân công trực tiếp 7,5$, tổng 112.500$; Biến phí sản xuất chung 3,25$, tổng 48.750$; Định
phí sản xuất chung 4,5$, tổng 67.500$. Tổng các khoản biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung
còn 45000$ khi mua ngoài 15000 bộ phận X. Năng lực sản xuất bộ phận X sẽ dư thừa khi không sản xuất bộ
phận X. Công ty A sẽ thiệt hại hay thu thêm được bao nhiêu khi quyết định mua ngoài bộ phận X? A)
Thiệt 26.250$ (Vì Nếu tự sản xuất: Nguyên vật liệu trực tiếp: 6$ x 15.000sp = 90.000$, Nhân công trực tiếp: 7,5$ x
15.000sp = 112.500$, Biến phí sản xuất chung: 3,25$ x 15.000sp = 48.750$, Định phí sản xuất chung: 4,5$ x 15.000sp =
67.500$, Chi phí mua ngoài =0, => Tổng chi phí = 318.750$; Nếu mua ngoài: Nguyên vật liệu trực tiếp =0, Nhân công

trực tiếp = 0, tổng Biến phí sản xuất chung và Định phí sản xuất chung: 45.000$, Chi phí mua ngoài: 20$ x 15.000sp =
300.000$ => Tổng chi phí = 345.000$; Vậy nếu công ty A quyết định mua ngoài thì sẽ thiệt: 345.000$ - 318.750$ =
26.250 $)

Công ty A đang xem xét việc chấp nhận một đơn đặt hàng đặc biệt từ một công ty nước ngoài, đơn đặt hàng
này sẽ không ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ của công ty hiện tại và công ty còn đủ năng lực để sản xuất
đơn đặt hàng này. Thông tin về chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6$; Chi phí nhân công trực
tiếp 7,5$; Biến phí sản xuất chung 3,25$; Định phí sản xuất chung 4,5$; Biến phí tiêu thụ 2,25$; Chi phí cố
định sản xuất chung sẽ không đổi khi chấp nhận đơn đặt hàng hay không. Giá bán đơn vị là 22$ cho 5.000
sản phẩm. Biến phí tiêu thụ sẽ không xảy ra bởi vì trường hợp này doanh thu không xảy ra như thông
thường. Tuy nhiên, xảy ra khoản chi phí đóng gói 1$ mỗi sản phẩm. Lãi (Lỗ) công ty A là bao nhiêu khi chấp
nhận đơn đặt hàng? B) Lãi 21.250$
Công ty A đang xem xét việc chấp nhận một đơn đặt hàng đặc biệt từ một công ty nước ngoài, đơn đặt
hàng này sẽ không ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ của công ty hiện tại và công ty còn đủ năng lực để sản
xuất đơn đặt hàng này. Thông tin về chi phí như sau: Định phí sản xuất chung sẽ không đổi khi chấp nhận
đơn đặt hàng này hay không. Giá bán đơn vị là 22$ cho 5.000 sản phẩm. Biến phí tiêu thụ sẽ không xảy ra bởi

2


QT314 – Kế toán Quản trị

vì trường hợp này doanh thu không xảy ra như thông thường. Tuy nhiên, xảy ra khoản chi phí đóng gói 1$
mỗi sản phẩm. Khoản chi phí thích hợp sẽ là bao nhiêu khi xem xét quyết định chấp nhận đơn đặt hàng đặc
biệt này? A) 17,75$ (VA)
Công ty A đang xem xét việc mua một bộ phận mà công ty đang tự sản xuất. Chi phí để sản xuất bộ phận này là:
chi phí nguyên vật liệu 4$, chi phí nhân công trực tiếp 2$, biến phí sản xuất chung 3$, định phí sản xuất
chung là 6$. Chi phí thích hợp khi xem xét quyết định này là: B) 9$ (Hùng)
Công ty A nhận một đơn đặt hàng đặc biệt (giá bán < giá thông thường) để sản xuất 7.000 sản phẩm Z. Chi phí
ước tính cho mỗi sản phẩm của đơn đặt hàng này bao gồm: Chi phí chế tạo sản phẩm: 1$, Chi phí sơn: 2$,

Chi phí nhân công trực tiếp: 5$, Chi phí sản xuất cố định: 10$, Giá của đơn đặt hàng sẽ phải bù đắp tất cả các
khoản chi phí cộng thêm khi thực hiện đơn đặt hàng này là: B) 8$ mỗi sản phẩm (Giá của đơn đặt hàng đủ
để bù đắp tất cả các khoản chi phí cộng thêm (sẽ không tính đến chi phí sản xuất cố định) là: 1 + 2 + 5 = 8$)

Công ty A nhận một đơn đặt hàng sản xuất 10.000 sản phẩm Z. Khoản doanh thu, chi phí là không thích hợp cho
quyết định này là: C) Một phần của khoản chi phí thuê nhà xưởng
Công ty A sản xuất 5.000 phụ tùng X/1 tháng để sử dụng cho sản phẩm chính Y. Chi phí sản xuất của 1 phụ tùng
X như sau: Biến phí: 0,5$, Định phí: 0,25$, Tổng chi phí/1 sản phẩm: 0,75$. Công ty có thể mua loại phụ tùng
X ở bên ngoài với giá 0,6$/1 cái. Nếu mua ngoài, công ty giảm được 40% định phí. Chi phí không thích hợp
của quyết định mua ngoài hoặc tự sản xuất này là: B) 60% định phí
Công ty A sản xuất 5.000 phụ tùng X/1 tháng để sử dụng cho sản phẩm chính Y. Chi phí sản xuất của 1 phụ
tùng X như sau: Biến phí: 0,5$, Định phí: 0,25$, Tổng chi phí/1 sản phẩm: 0,75$. Công ty có thể mua loại phụ
tùng X ở bên ngoài với giá 0,6$/1 cái. Nếu mua ngoài, công ty giảm được 40% định phí. Nếu công ty mua
ngoài phụ tùng X lợi tức hoạt động kinh doanh của công ty sẽ: A) Không đổi (VA)
Công ty A sản xuất bóng đá, công ty đủ công suất để sản xuất một đơn đặt hàng đặc biệt 100 quả bóng với giá
100.000 đồng mỗi quả. Thông thường, công ty A bán 150.000 đồng mỗi quả. Chi phí cố định và chi phí biến
đổi sản xuất mỗi quả tương ứng là 30.000 đồng và 40.000 đồng. Nếu công ty A chấp nhận đơn hàng này,
khoản chi phí sẽ phát sinh là: C) 40.000 đ/quả (Chi phí cho đơn đặt hàng: Biến phí: 40.000 đồng; Cố định:
30.0000 đồng (Vì không sản xuất hàng này thì doanh nghiệp vẫn phải mất số tiền này); Do vậy khoản chi phí sẽ phát
sinh khi công ty chấp nhận đơn hàng là biến phí 40.000 đồng/quả.)

Công ty A sản xuất một loại sản phẩm với 2 mẫu ký hiệu là X1 và X2. Công ty rất thất vọng vì mẫu X2 trong năm
trước sinh lời rất thấp. Lãi trên biến phí của X2 là 0,5$/1 sản phẩm. Nếu bỏ không sản xuất mẫu X2, định
phí bán hàng sẽ giảm 6.000$/quý. Giả sử mức tiêu thụ dự kiến của X2 là 20.000 sản phẩm/quý. Nếu công ty
A ngừng sản xuất sản phẩm X2 thì lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? C) Giảm
4.000$ (Hùng)
Công ty A sản xuất một loại sản phẩm với 2 mẫu ký hiệu là X1 và X2. Công ty rất thất vọng vì mẫu X2 trong
năm trước sinh lời rất thấp. Lãi trên biến phí của X2 là 0,5$/1 sản phẩm. Nếu bỏ không sản xuất mẫu X2,
định phí bán hàng sẽ giảm 6.000$/quý. Ở mức tiêu thụ nào thì việc ngưng hay tiếp tục kinh doanh đối với
sản phẩm X2 đều có kết quả như nhau ? C) 12.000 sản phẩm (VA)

Công ty A sử dụng 5.000 phụ tùng mỗi năm. Chi phí sản xuất một phụ tùng ở mức này như sau: Nguyên vật liệu
trực tiếp: 2,5$; Nhân công trực tiếp: 3,5$; Biến phí sản xuất chung: 1,5$; Định phí sản xuất chung: 1$;
Tổng: 8,5$; Một nhà cung cấp bên ngoài đề nghị bán cho công ty loại phụ tùng này với số lượng không hạn
chế với giá 7,25$. Nếu công ty chấp nhận thì công ty có thể giảm bớt được 50% định phí phân bổ cho phụ
tùng. Ngoài ra, mặt bằng để sản xuất phụ tùng sẽ được công ty khác thuê với giá 6.000$/năm. Nếu công ty
chấp nhận mua phụ tùng từ bên ngoài, lợi tức của công ty sẽ: D) Tăng 9.750$
Công ty Albany sản xuất 2 sản phẩm P và Q cùng một dây chuyền sản xuất. Tại giai đoạn 2, 60.000 sản phẩm P
và 70.000 sản phẩm Q được hoàn thành và có thể tiêu thụ hàng tháng. Chi phí sản xuất hàng tháng đượng
tập hợp là 200.000$. Sản phẩm P có thể được bán tại giai đoạn 2 với giá là 3,2$ mỗi sản phẩm. Sản phẩm Q
có thể được bán ở giai đoạn 2 với giá 2,6$ hoặc có thể chế biế n thêm và bán với giá 5,8$ mỗi sản phẩm.
Nếu sản phẩm Q chế biến thêm, chi phí chế biến là 2,3$. Vậy, nếu chế biến thêm sản phẩm Q thì ảnh
hưởng tới lợi nhuận sẽ: C) Tăng 63.000$
Công ty Chuckie đang xem xét về quyết định đóng cửa hàng A. Tổng doanh thu của cửa hàng là 400.000$ mỗi
năm, tỷ lệ chi phí biến đổi là 70%, tổng chi phí cố định của cửa hàng là 180.000$. Công ty cho rằng 80.000$
trong khoản chi phí cố định này là không tránh được cho dù có đóng cửa hàng A. Với những thông tin này,
nếu đóng cửa hàng A, lợi nhuận công ty sẽ: D) Giảm 20.000$ mỗi năm

3


QT314 – Kế toán Quản trị

Công ty chuyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm X, trong năm dự kiến tiêu thụ 10.000 sản phẩm X với chi phí như
sau: Chi phí sản xuất cho 1 đơn vị SP: 10.000đ; Tổng chi phí cố định sản xuất: 10.000.000đ; Chi phí bán
hàng: 35.000.000đ; Chi phí quản lý DN: 35.000.000đ; Tỉ lệ chi phí cộng thêm là 85% tính trên chi phí gốc
(giá thành sản xuất). Giá bán đơn vị là: A) 29.600 đồng/sản phẩm (VA)
Công ty cổ phần dệt may Hà Nội có tổng doanh thu là 200.000.000 đồng và tổng chi phí biến đổi là 120.000.000
đồng . Xác định tổng lãi trên biến phí? Biết giá bán 200.000 đồng/ cái. C) 80.000.000 đồng
Công ty cổ phần dệt may Hà Nội có tổng doanh thu là 200.000.000 đồng và tổng chi phí biến đổi là 120.000.000
đồng, biết giá bán 200.000 đồng/ cái. Xác định tỷ suất lãi trên biến phí? A) 40%

Công ty cổ phần dệt may Hà Nội dự kiến tăng thêm chi phí quảng cáo 13.000.000 đồng và kì vọng doanh nghiệp
sẽ tăng doanh thu thêm 15%, biết chi phí cố định của công ty là 20.000.000 đồng. Xác định tính khả thi của
phương án trên? Biết rằng lợi nhuận trước khi thực hiện phương án là 60.000.000 đồng và doanh thu của
công ty là 200.000.000 đồng. A) Không khả thi vì làm cho lợi nhuận giảm 1.000.000 đồng
Công ty đang xem xét việc thay thế một chiếc máy hiện tại bằng chiếc máy mới hơn. Các thông tin sau được thu
thập bởi các nhà quản trị: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: máy cũ 40.000$, máy mới 50.000$; Chi phí nhân
công trực tiếp: máy cũ 30.000$, máy mới 30.000$: Biến phí sản xuất chung: máy cũ 15.000$, máy mới
12.000$; Lương nhân viên quản lý: máy cũ 45.000$, máy mới 45.000$. Khoản chi phí nào sau đây là thích
hợp trong quyết định mua một chiếc máy mới? D) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí sản xuất
chung (Vì khi đưa ra quyết định thay thế một chiếc máy mới, nhà quản lý phải dựa vào các chi phí biến đổi. => Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí sản xuất chung là hai khoản mục chi phí có sự chênh lệch giữa 2 phương án.)

Công ty Dino sản xuất 3 sản phẩm X, Y, Z từ một loại nguyên vật liệu đầu vào. Sản phẩm Z có thể được bán tại
giai đoạn 2 (từ đó chế biến thêm thành các thành phẩm riêng biệt) hay chế biến thêm với chi phí chế biến
thêm 10.000$ rồi bán ra với giá 40.000$. Chi phí sản xuất 3 sản phẩm này ở giai đoạn 1 là 50.000$. Vậy, sản
phẩm Z nên: A) Sản xuất thêm rồi mới tiêu thụ (VA)
Công ty đóng tàu A được yêu cầu sửa chữa một chiếc tàu cho một khách hàng. Chi phí nhân công trực tiếp cho
việc sửa chữa là là 8$ mỗi giờ. Những người công nhân này phải từ bỏ việc sản xuất những chiếc cano để
bán cho công ty với tổng số giờ công là 240h. Những chiếc cano cần 12h công để sản xuất và được bán với
giá 200$ mỗi chiếc. Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất mỗi chiếu cano là 80$. Yêu cầu: Xác định khoản chi
phí cơ hội (chi phí hợp lý) của quyết định chấp nhận hợp đồng sửa chữa chiếc tàu? C) 2.800$
Công ty Giggy đang xem xét một quyết định nên sửa hay thay thế một thiết bị trong công ty. Khoản chi phí nào
sau đây là thích hợp cho quyết định này? A) Chi phí của thiết bị mới
Công ty Lane sản xuất máy in. Một công ty trong ngành đưa ra lời đề nghị cung cấp cho Lane 5.000 hộp mực in
để đáp ứng nhu cầu hàng năm của Lane. Giá mua Lane phải trả là 150.000 đồng mỗi hộp. Để sản xuất hộp
mực in, Lane chịu chi phí cố định là 100.000 đồng và chi phí biến đổi là 80.000 đồng/hộp. Nếu Lane quyết
định mua mực từ bên ngoài, lợi nhuận sẽ: B) Giảm 350.000.000 đồng (Chi phí cố định 100.000 là chi phí Lane
phải chịu dù tự sản xuất hay mua ngoài; Nếu Lane tự sản xuất, chi phí: 100.000 + 80.000x5.000 = 400.100.000 đồng;
Nếu Lane mua ngoài, chi phí: 100.000 + 150.000x5.000 = 750.100.000 đồng; Nếu Lane mua ngoài, lợi nhuận sẽ giảm =
750.100.000 – 400.100.000 = 350.000.000 đồng)


Công ty lập dự toán sản xuất kinh doanh thường bắt đầu từ: B) Dự toán bán hàng
Công ty M đầu kỳ còn tồn 130 sản phẩm X, dự kiến cuối kỳ còn tồn 165 sản phẩm X (biết rằng mức tồn kho cuối
kỳ bằng 15% nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau, dự kiến mức tiêu thụ kỳ sau tăng 10% so với kỳ trước). Số lượng
sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ này là: D) 1000 sản phẩm (Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ của kỳ sau =
165/0.15 = 1100 sản phẩm; Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ của kỳ sau = Số lượng sản phẩm kỳ này + Số lượng sản
phẩm kỳ này x 10% = 1100 sản phẩm; → Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ này = 1100/110% = 1.000 sản phẩm.)

Công ty M đầu kỳ còn tồn 130 sản phẩm X, dự kiến cuối kỳ còn tồn 165 sản phẩm X (biết rằng mức tồn kho cuối
kỳ bằng 15% nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau, dự kiến mức tiêu thụ kỳ sau tăng 10% so với kỳ trước). Số lượng
sản phẩm dự kiến sản xuất kỳ này là: B) 1.035 sản phẩm (Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ của kỳ sau =
165/0.15 = 1100 sản phẩm; · Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ của kỳ sau = Số lượng sản phẩm kỳ này + Số lượng sản
phẩm kỳ này x 10% = 1100; → Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ kỳ này = 1100/110% = 1.000 sản phẩm. → Số lượng
sản phẩm dự kiến sản xuất kỳ này = 1.000 – 130 + 165 =1035 sản phẩm)

Công ty S sản xuất một loại sản phẩm đang bán với giá 5$/1 sản phẩm. Hiện nay công ty sản xuất được
2.000 sản phẩm với giá vốn hàng bán bình quân là 3,5$/1 sản phẩm, trong đó bao gồm cả định phí sản xuất
2.000$. Biến phí chuyên chở, giao hàng là 0,5$/1 sản phẩm. Định phí bán hàng và quản lý 500$/1 tháng.

4


QT314 – Kế toán Quản trị

Công ty S vừa nhận một đơn đặt hàng đặt mua 1.000 sản phẩm với giá 3$/1 sản phẩm. Giá bán hiện nay
không bị ảnh hưởng nếu công ty S nhận đơn đặt hàng này. Giả sử công ty S có năng lực nhàn rỗi, nếu công
ty S nhận đơn đặt hàng này lợi tức của công ty sẽ là: B) Không đổi
Công ty S sản xuất một loại sản phẩm đang bán với giá 5$/1 sản phẩm. Hiện nay công ty sản xuất được
2.000 sản phảm với giá vốn hàng bán bình quân là 3,5$/1 sản phẩm, trong đó bao gồm cả định phí sản xuất
2.000$. Biến phí chuyên chở, giao hàng là 0,5$/1 sản phẩm. Định phí bán hàng và quản lý 500$/1 tháng.

Công ty S vừa nhận một đơn đặt hàng đặt mua 1.000 sản phẩm với giá 3$/1 sản phẩm. Giá bán hiện nay
không bị ảnh hưởng nếu công ty S nhận đơn đặt hàng này. Giả sử công ty S đã hoạt động hết công suất và
nếu nhận đơn đặt hàng thì công ty phải giảm mức tiêu thụ hiện nay. Trong trường hợp này, lợi tức của
công ty sẽ: B) Giảm 2000$
Công ty Smolney sản xuất 8.000 chi tiết mỗi năm phục vụ cho quá trình sản xuất một trong những sản phẩm
chính của công ty. Chi phí sản xuất mỗi chi tiết là 36$, được tính toán như sau: Chi phí biến đổi: 16$, Chi
phí cố định: 20$, Tổng chi phí: 36$. Chi tiết này có thể mua ngoài với giá 28$ mỗi chi tiết. Năng lực sản xuất
dành cho sản xuất chi tiết này sẽ bỏ không và chi phí cố định sẽ giảm ¼ lần. Nếu những chi tiết này được
mua ngoài, ảnh hưởng tới lợi nhuận sẽ là: A) Tăng 24.000$ (VA)
Công ty T có kế hoạch tiêu thụ 1.000 sản phẩm trong tháng 1. Ngày 1/1 tồn kho 200 sản phẩm và theo yêu cầu
cuối tháng cần có tồn kho 15% số sản phẩm tiêu thụ của tháng sau. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tháng 2 và
tháng 3 là 900 sản phẩm và 1.200 sản phẩm. Khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến tháng 1 là: D) 935 sản
phẩm (Tổng số thành phẩm cần có = Số lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến + số lượng bán dự kiến; => Tổng số thành phẩm
cần có tháng 1 = 1000 + 15% x 900 = 1135 sản phẩm; · Số thành phẩm sản xuất dự kiến trong kỳ = Tổng số thành phẩm
cần có – Thành phẩm tồn kho đầu kỳ; => Số thành phẩm sản xuất dự kiến tháng 1 = 1135 – 200 = 935 sản phẩm)

Công ty T có kế hoạch tiêu thụ 2.000 sản phẩm trong tháng 1. Ngày 1/1 tồn kho 300 sản phẩm và theo yêu cầu
cuối tháng cần có tồn kho 20% số sản phẩm tiêu thụ của tháng sau. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tháng 2
giảm 10% so với tháng 1. Khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến tháng 1 là: B) 2.060 sản phẩm (Tổng số
thành phẩm cần có = Số lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến + số lượng bán dự kiến; => Tổng số thành phẩm cần có tháng 1 =
2000 + 20% x (2000 – 10% x 2000) = 2360 sản phẩm; Số thành phẩm sản xuất trong kỳ = Tổng số thành phẩm cần có –
Thành phẩm tồn kho đầu kỳ; => Số thành phẩm dự kiến sản xuất trong tháng 1 = 2360 – 300 = 2060 sản phẩm)

Công ty T sản lượng sản xuất cho tháng 1 là: 1.000 sản phẩm, tháng 2: 1.200 sản phẩm, định mức chi phí vật
liệu X là 5 kg. Ngày 1/1 tồn kho 550 kg vật liệu X, Công ty quy định lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối mỗi
tháng là 10% nhu cầu sản xuất cho tháng sau. Số vật liệu X dự toán phải mua trong tháng 1 là: A) 5.050 kg
(Số kg nguyên vật liệu có kế hoạch dùng cho sản xuát trong tháng 1 = 5 x 1000 = 5000 kg; Số kg nguyên vật liệu có kế
hoạch cần dùng cho sản xuất tháng 2 = 5 x 1200 = 6000 kg; => Tổng số nguyên vật liệu cần có tháng 1 = 5000 + 10% x
6000 = 5600 kg; => Số nguyên vật liệu phải mua trong tháng 1 = 5600 – 550 = 5050 sản phẩm)


Công ty Wood sản xuất một bộ phận chi phí 12$ một sản phẩm. Chi phí cho việc sản xuất bộ phận này bao
gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4$ , chi phí nhân công trực tiếp 2$, chi phí sản xuất chung biến đổi
2$, chi phí sản xuất chung cố định 4$. Công ty A đưa ra lời mời cung cấp bộ phận này với giá 10$. Liệu công
ty Wood có nên chấp nhận lời mời này, khoản chi phí thích hợp để sản xuất bộ phận này là gì? B) Công ty
không nên chấp nhận, chi phí thích hợp để sản xuất bộ phận này là 8$ (Bình)
Công ty X (công ty nghiên cứu) đã đầu tư đến nay là 70.000$ để phát triển một loại thuốc mới làm giảm tuổi
già. Quá trình nghiên cứu chưa được hoàn thành toàn bộ vì các công ty chăm sóc sức khỏe chưa quan tâm
đến loại thuốc này. Tuy nhiên, gần đây một công ty mỹ phẩm đã có nhu cầu về loại thuốc này cho sản phẩm
của họ. Công ty X cho rằng đây sẽ là tiềm năng cho sản phẩm thuốc mới của công ty. Tuy nhiên, công ty cần
phải tiếp tục cuộc nghiên cứu mà trước chưa kết thúc. Công ty phải gia hạn thêm hợp đồng lao động cho 2
nhà hóa học với chi phí 80.000$. Hai nhà hóa học này được trợ cấp mất việc với tổng chi phí là 30.000$.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng này được thực hiện, khoản trợ cấp mất việc khi kết thúc hợp đồng là 40.000$.
Giá tối thiểu công ty X đưa ra nhằm bù đắp khoản chi phí nghiên cứu thêm là: C) 90.000$ (Vì: Giá tối thiểu
công ty X đưa ra nhằm bù đắp khoản chi phí nghiên cứu thêm là = Hợp đồng lao động cho 2 nhà hóa học 80.000 + khoản
trợ cấp mất việc khi kết thúc hợp đồng là 40.000$ - trợ cấp mất việc với tổng chi phí là 30.000$ = 90.000$)

Công ty X sản xuất 4 loại sản phẩm A, B, C và D. Mỗi tuần công ty chỉ có tối đa 200h máy. Thông tin về sản phẩm
như sau: Đơn giá bán A 16, B 16, C 20, D20; Biến phí đơn vị A 11, B 10, C 18, D 4; Lãi trên biến phí đơn vị A 5,
B 6, C 2, D 16; Số h máy đơn vị A 2, B 4, C 4, D 2. Giả sử nhu cầu đơn vị từng loại sản phẩm trên là không hạn
chế vậy để đạt được lợi nhuận tối đa công ty nên sản xuất: D) Sản phẩm D (sản phẩm D là vì khi tính: Lãi trên
biến phí đơn vị / Số h máy đơn vị cao nhất; và Lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp là cao nhất. Lãi trên biến phí đơn vị/Số
h máy đơn vị là A 5/2, B 6/4, C 2/4, D 8;)

5


QT314 – Kế toán Quản trị

Để dự báo doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp, doanh nghiệp sự dụng loại dự
toán: B) Dự toán bán hàng

Để lập dự toán, người ta thường sử dụng phương pháp nào: D) Dự toán từ trên xuống, dự toán từ dưới lên, dự
toán thỏa thuận
Để xác định giá bán dựa trên giá thành sản xuất, kế toán sử dụng công thức: A) Giá bán = Giá thành sản xuất
(1 + % cộng thêm)
Để xây dựng định mức chi phí, các nhà quản lý thường sử dụng phương pháp nào: C) Phương pháp thống kê
kinh nghiệm và Phương pháp phân tích công việc
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó: B) Doanh thu bằng chi phí
Định giá bán sản phẩm thông thường dựa vào giá thành sản xuất thì phần chi phí cộng thêm nhằm mục đích:
C) Bù đắp chi phí còn lại và đạt lợi nhuận mong muốn (Theo phương pháp Định giá bán sản phẩm thông thường
dựa vào giá thành sản xuất thì: Giá bán = Giá thành sản xuất (1 + % cộng thêm). Do vậy: Giá thành sản xuất là để bù
đắp chi pí sản xuất; Còn phần chi phí cộng thêm là để bù đắp các chi phí còn lại và đạt được lợi nhuận mong muốn)

Định mức chi phí được phân thành: C) Định mức thực tế và định mức lý tưởng
Định mức chi phí là xác định số tiền tối thiểu để hoàn thành: C) 1 đơn vị sản phẩm
Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa vào định mức: D) Định mức lượng nguyên vật
liệu tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu.
Định mức chi phí nhân công trực tiếp được biểu thị thông qua: C) Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp
và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một đơn vị sản phẩm
Định mức chi phí sản xuất chung cho 1 ĐVSP được xác định bằng: A) Đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ x
Đơn vị phân bổ cho 1 ĐVSP
Định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng theo chi phí sản xuất chung: C) Biến đổi và cố định
Định mức giá nguyên liệu trực tiếp phản ánh: D) Giá phí cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp, bao
gồm giá mua cộng với chi phí thu mua trừ đi chiết khấu mua hàng được hưởng
Định mức lượng nguyên liệu trực tiếp phản ánh: B) Lượng nguyên liệu tiêu hao ước tính để sản xuất một sản
phẩm, bao gồm cả lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất.
Định mức lý tưởng là định mức chỉ có thể đạt được trong những điều kiện sản xuất lý tưởng như: D) Người
lao động làm việc với năng suất cao nhất. Nguyên liệu không bị hỏng, Không có sự hư hỏng của máy móc
Do chi phí biến đổi thay đổi theo mức thay đổi của sản lượng, nên chúng: D) Là chi phí thích hợp khi các
phương án lựa chọn có mức sản lượng khác nhau và chi phí đơn vị khác nhau
Doanh nghiệp A có tỷ lệ tăng doanh thu là 25% và tỷ lệ tăng lợi nhuận là 75% vậy độ lớn của đòn bẩy kinh

doanh của công ty A là: C) 3 (Vì: Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh của công ty A là: Tốc độ tăng lợi nhuận/ tốc độ
tăng doanh thu = 75%/25% = 3)

Doanh nghiệp D cần sử dụng nguyên liệu M dùng cho sản xuất sản phẩm. Theo giá trị trường và dự kiến của
hợp đồng mua nguyên liệu M của công ty A với đơn giá: 60.000đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ từ công ty
A về kho của doanh nghiệp dự tính 5.000đ/kg doanh nghiệp phải chịu, dự tính hao hụt trong quá trình bốc
xếp là 500đ/kg. Vậy định mức đơn giá mua NVL của 1kg nguyên liệu M sẽ là: C) 65.500 đ/kg
Doanh nghiệp được cho là có tình trạng bất ổn trong trang bị và đầu tư tài sản cố định, bất cập về quy mô và
tình trạng lạc hậu của TSCĐ, hiệu suất đầu tư cố định thấp khi công suất hòa vốn (h%): A) (h%) > 100%
Doanh nghiệp nên chấp nhận các đơn đặt hàng mới với một mức giá đặc biệt trong điều kiện: D) Doanh nghiệp
còn khả năng, năng lực sản xuất chưa tận dụng hết mà doanh thu không thể tăng thêm với giá bán hiện tại;
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ có nguy cơ bị giảm mạnh; Doanh nghiệp phải cạnh
tranh để trúng thầu các đơn đặt hàng mới. (VA)
Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm mới theo phương pháp định giá: C) Hớt váng và thâm nhập
Doanh nghiệp thường không kiểm soát được các biến động khi: A) Biến động là do mức giá nguyên liệu tăng do
sự biến động giá của thị trường
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị chủ yếu là: D) Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, giám đốc bộ phận,
trưởng các phòng ban quản lý

6


QT314 – Kế toán Quản trị

Đối tượng tập hợp chi phí là: A) Phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí
Đối tượng tính giá thành là: D) Sản phẩm, chi tiết sản phẩm, Đơn đặt hàng hoàn thành có nhu cầu tính giá thành
Đòn bẩy kinh doanh là thuật ngữ phản ánh về mức độ sử dụng chi phí cố định trong doanh nghiệp và được xác
định như sau: B) Tốc độ tăng lợi nhuận/ tốc độ tăng doanh thu
Giá bán một chiếc điện thoại di động được bán ra thị trường, bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào sau đây: D)
Nhu cầu của khách hàng, Chi phí sản xuất, bán hàng, Đối thủ cạnh tranh.

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho: B) Đại lượng, kết quả hoàn thành nhất định cần tính giá thành
Hệ thống dự toán bao gồm các dự toán như: A) Dự toán bán hàng, dự toán mua hàng, dự toán chi phí, dự toán
dòng tiền
Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất được áp dụng để tính
giá thành những sản phẩm: C) Thường được tái lập lại nhiều lần trong sản xuất (Hiển)
Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo đơn đặt hàng được áp dụng để tính giá thành những
sản phẩm có đặc điểm gì trong các nội dung sau: A) Xác định trước người mua
Kế toán quản trị áp dụng trong tổ chức nào dưới đây: D) Các doanh nghiệp ; Các cơ quan quản lý chức năng;
Các tổ chức nhân đạo, các hội nghề nghiệp
Kế toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản trị thực hiện chức năng: D) Lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện, kiểm tra đánh giá, ra quyết định
Kế toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản trị trong việc: D) Tất cả các câu trên đều đúng (a. Lập kế
hoạch; b. Tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá; c. Ra quyết định.) (VA)

Kế toán quản trị được thiết kế thông tin dưới hình thức: D) Quan hệ so sánh giữa thực tế với định hướng hoạt
động, giữa chi phí lợi ích từng hoạt động. Phương trình kinh tế, tài chính, đồ thị dự báo. Cấu trúc theo từng
mô hình quản lý, kiểm soát
Kế toán quản trị được xây dựng và chuẩn hóa: D) Theo nhu cầu quản lý và kiểm soát nội bộ
Kế toán quản trị là một bộ phận kế toán: D) Có thể độc lập hoặc liên kết với kế toán tài chính tùy thuộc vào nhà
quản trị doanh nghiệp
Kế toán quản trị và kế toán tài chính giống nhau ở: D) Cùng chia sẻ thông tin đầu vào trên chứng từ kế toán;
Phản ánh quan hệ kinh tế tài chính hoạt động doanh nghiệp; Phản ánh quan hệ vật chất trách nhiệm hoạt
động doanh nghiệp
Kế toán quản trị và kế toán tài chính khác nhau ở phạm vi nào sau đây: D) Đối tượng cung cấp thông tin; Đặc
điểm thông tin và phạm vi, kỳ báo cáo thông tin; Tính pháp lý
Kết cấu chi phí là mối quan hệ: C) Về tỷ trọng của chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp
Khi có sự giới hạn về một số nguồn lực trong công ty, nhà quản trị cần: A) Tập trung vào sản phẩm mà bù đắp
các khoản định phí gián tiếp trong mối quan hệ với nhân tố giới hạn (Do định phí gián tiếp là những khoản chi
phí cố định phát sinh chung phục vụ cho hoạt động của toàn doanh nghiệp, được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Nên
khi có sự giới hạn về một số nguồn lực trong công ty, nhà quản trị cần tập trung vào sản phẩm mà bù đắp các khoản

định phí gián tiếp trong mối quan hệ với nhân tố giới hạn. Không nên tập trung vào sản phẩm có lãi trên biến phí cao
nhất không có quan hệ với nhân tố giới hạn, cũng như sản phẩm có giá bán cao nhất.)

Khi công ty có một yếu tố giới hạn, công ty nên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với: D) Lãi trên biến phí đơn vị
cao nhất của nhân tố giới hạn đó
Khi mức độ hoạt động tăng lên hoặc giảm xuống chi phí cố định sẽ: B) Không thay đổi
Khi nhà quản trị chọn một phương án thay vì phương án khác, lợi ích mất đi từ phương án được lựa chọn
được gọi là: A) Chi phí cơ hội (Hùng)
Khi phân tích chi phí kinh doanh KHÔNG sử dụng phương pháp: A) Phương pháp chọn mẫu
Khi xác định đơn giá NVL tiêu dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm, để dự tính đơn giá mua thực tế và chi phí
mua của một số vật liệu xuất dùng, kế toán thường căn cứ vào: D) Giá cước phí vận chuyển, phương tiện
vận chuyển; Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và việc nghiên cứu giá thị trường

7


QT314 – Kế toán Quản trị

Khi xác định số lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao định mức cho một đơn vị sản phẩm phải căn cứ vào: D)
Loại sản phẩm, khả năng thay thế nguyên vật liệu, trình độ sử dụng NVL của công nhân hay máy móc thiết bị,
số NVL hao hụt định mức
Khi xây dựng định mức biến phí sản xuất kinh doanh thường dựa vào: B) Định mức về lượng và định mức về
giá biến phí
Khi xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh thường dựa trên cơ sở: D) Định mức thực tế
Khi xem xét quyết định đóng cửa một bộ phận, các khoản chi phí không thể tránh được là: D) Khoản chi phí
chìm
Khoản chi phí nào sau đây là chi phí thích hợp khi ra quyết định ngắn hạn trong tương lai? C) Chi phí cơ hội
Khoản chi phí nào sau đây là không thích hợp đối với quyết định nhận hay không một đơn đặt hàng đặc biệt?
C) Chi phí thuê nhà xưởng để sản xuất đơn đặt hàng
Khoản nào sau đây là thích hợp cho quá trình quyết định mua ngoài hay tự sản xuất? C) Khoản thu nhập có

được nếu thanh lý dây chuyền sản xuất
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian: D) Cần thiết để tập hợp, tổng hợp tính giá thành
Lãi trên biến phí là: A) Khoản chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi
Liên quan đến chi phí thích hợp, chi phí khấu hao thường được phân loại như: D) Chi phí chìm
Liên quan đến phương án quyết định mua ngoài hoặc tự sản xuất, khi nào chi phí cố định là thích hợp? C) Chi
phí cố định là thích hợp khi chúng có sự khác biệt giữa các phương án
Liên quan đến phương án quyết định mua ngoài hoặc tự sản xuất, nhân tố nào sau đây cần xem xét? D) Liệu
nhà cung cấp có cung cấp đầy đủ số lượng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp hay
không? Sản phẩm mua ngoài có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng? Nhà cung cấp có tin cậy không?
Lợi nhuận mục tiêu là: C) Mức lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến đạt được trong kỳ kế toán và cũng là mức lợi
nhuận mong muốn của doanh nghiệp
Lựa chọn đáp án đúng nhất: A) Việc lập dự toán cần có sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
Một biến động cần được kiểm soát khi: D) Biến động có giá trị lớn về cả số tuyệt đối và số tương đối, biến động
lặp đi lặp lại liên tục và có xu hướng tăng dần theo thời gian
Một doanh nghiệp có tổng chi phí cố định là 340.000 , lợi nhuận mục tiêu hàng năm là 120.000, khối lượng sản
xuất trong năm là 850 sản phẩm, chi phí biến đổi cho cho 1 ĐVSP là 500. Xác định tỷ lệ cộng thêm theo
tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp. (ĐVT: 1000 đ) C) 108.2%
Một doanh nghiệp sản xuất máy bơm, có tổng chi phí cho một sản phẩm là 950, lợi nhuận mục tiêu hàng năm là
120.000, khối lượng sản xuất trong năm là 820 sản phẩm. Xác định tỉ lệ cộng thêm theo tổng chi phí của
doanh nghiệp. (ĐVT: 1000đ) D) 15,4% (VA)
Một nhà quản lý sản xuất cho rằng ông ta sẽ tăng lợi ích từ việc tăng công suất làm việc của một chiếc máy.
Trong trường hợp này, chi phí của việc đầu tư mua máy ban đầu sẽ là: C) Chi phí chìm
Một sinh viên tốt nghiệp có sự lựa chọn mua một chiếc ô tô mới với giá 20.000$, hoặc đầu tư tiền với khoản lãi
12% trong 4 năm. Nếu người sinh viên này mua ô tô thì khoản chi phí cơ hội của quyết định này là: B)
9.600$
Mục đích của dự toán là: D) Cung cấp thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh một cách có hệ thống và đảm
bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đánh giá hiệu quả quản lý và thúc đẩy hiệu quả công việc, dự báo khó
khăn tiềm ẩn
Mức giá sàn doanh nghiệp thường sử dụng là: A) Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Mức lợi nhuận mục tiêu của công ty Hoàn Kim đề ra trong năm 2010 là 220.000 (nđ). Tổng chi phí cố định là

50.000 và tỷ suất lãi trên biến phí là 45%. Xác định doanh thu để công ty có thể đạt được lợi nhuận mục
tiêu đã đề ra? D) 600.000 (nghìn đồng)
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp được đánh giá là rất dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao, cho phép
doanh nghiệp có thể khai thác công suất mức hòa vốn và do vậy khả năng đem lại lợi nhuận cao khi công
suất hòa vốn (h%): B) (h%) < 100%

8


QT314 – Kế toán Quản trị

Nếu căn cứ vào chức năng hoạt động, chi phí của doanh nghiệp ở lĩnh vực nào sau đây có cùng yếu tố: D)
Ngành công nghiệp, Ngành xây lắp, Ngành nông nghiệp
Nếu doanh nghiệp đã sử dụng hết công suất cho phép, giá tối thiểu của đơn đặt hàng cần phải: D) Bù đắp các
khoản chi phí biến đổi, chi phí chênh lệch khi tiến hành thực hiện đơn đặt hàng, cộng với khoản lãi trên biến
phí mất đi của các sản phẩm thông thường mà không được sản xuất do phải sản xuất đơn đặt hàng đặc biệt.
Nghiệp vụ nào dưới đây phát sinh chi phí ở doanh nghiệp: B) Hao hụt và mức giảm giá vật tư, tài sản sử dụng
Nhà máy X dùng một hệ thống chi phí định mức, trong đó tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí định
mức. Nhà máy xây dựng định mức chi phí cho một sản phẩm như sau: Các định mức - Nguyên vật liệu trực
tiếp là 10kg với đơn giá 7.200 đồng/kg, Nhân công trực tiếp là 2,5 giờ với đơn giá 24.000 đồng/giờ. Trong
tháng 5, nhà máy mua 250.000 kg nguyên liệu trực tiếp với tổng giá trị là 1.900.000.000 đồng. Tổng tiền
lương nhân công trực tiếp trong tháng 5 là 1.310.400.000 đồng. Trong tháng 5, nhà máy làm ra 22.000 sản
phẩm, dùng hết 216.000 kg nguyên liệu trực tiếp và 56.000 giờ công lao động trực tiếp. Biến động do đơn
giá lao động trực tiếp trong tháng 5 là: A) 33.600.000 đồng, biến động thuận lợi (Vì: ∆g = (gtt gđm) x SLtt; ∆g =
(1.310.400.000/56.000 24.000) x 56.000; ∆g = 33.600.000 đồng < 0 => Biến động tốt)

Nhà máy X dùng một hệ thống chi phí định mức, trong đó tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí định
mức. Nhà máy xây dựng định mức chi phí cho một sản phẩm như sau: Các định mức - Nguyên vật liệu trực
tiếp là 10kg với đơn giá 7.200 đồng/kg, Nhân công trực tiếp là 2,5 giờ với đơn giá 24.000 đồng/giờ. Trong
tháng 5, nhà máy mua 250.000 kg nguyên liệu trực tiếp với tổng giá trị là 1.900.000.000 đồng. Tổng tiền

lương nhân công trực tiếp trong tháng 5 là 1.310.400.000 đồng. Trong tháng 5, nhà máy làm ra 22.000 sản
phẩm, dùng hết 216.000 kg nguyên liệu trực tiếp và 56.000 giờ công lao động trực tiếp. Biến động do
lượng nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng 5 là: D) 28.800.000 đồng, biến động thuận lợi (Vì: Biến động
do lượng nguyên vật liệu trực tiếp: ∆sl = (SLtt - SLđm) x Gđm; ∆sl = (216.000 - 10 x 22.000) x 7.200; ∆sl = - 28.800.000
đồng < 0 => Biến động thuận lợi)

Nhà máy X dùng một hệ thống chi phí định mức, trong đó tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí định
mức. Nhà máy xây dựng định mức chi phí cho một sản phẩm như sau: Các định mức - Nguyên vật liệu trực
tiếp là 10kg với đơn giá 7.200 đồng/kg, Nhân công trực tiếp là 2,5 giờ với đơn giá 24.000 đồng/giờ. Trong
tháng 5, nhà máy mua 250.000 kg nguyên liệu trực tiếp với tổng giá trị là 1.900.000.000 đồng. Tổng tiền
lương nhân công trực tiếp trong tháng 5 là 1.310.400.000 đồng. Trong tháng 5, nhà máy làm ra 22.000 sản
phẩm, dùng hết 216.000 kg nguyên liệu trực tiếp và 56.000 giờ công lao động trực tiếp. Biến động do năng
suất lao động trực tiếp trong tháng 5 là: C) 24.000.000 đồng, biến động bất lợi (VA) (Vì: Biến động do năng
suất lao động trực tiếp: ∆sl = (SLtt SLđm) x Gđm; ∆sl = (56.000 – 2,5 x 22.000) x 24.000; ∆sl = 24.000.000 đồng > 0 =>
Biến động bất lợi)

Nhà máy X dùng một hệ thống chi phí định mức, trong đó tồn kho nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí
định mức. Nhà máy xây dựng định mức chi phí cho một sản phẩm như sau: Trong tháng 5, nhà máy mua
250.000 kg nguyên liệu trực tiếp với tổng giá trị là 1.900.000.000 đồng. Tổng tiền lương nhân công trực
tiếp trong tháng 5 là 1.310.400.000 đồng. Trong tháng 5, nhà máy làm ra 22.000 sản phẩm, dùng hết
216.000 kg nguyên liệu trực tiếp và 56.000 giờ công lao động trực tiếp. Biến động do giá nguyên vật liệu
trực tiếp trong tháng 5 là: D) 86.400.000 đồng, biến động bất lợi (Bình)
Nhà quản trị cần xem xét các nhân tố định lượng cũng như định tính khi ra quyết định. Tất cả các nhân tố sau là
nhân tố định tính ngoại trừ: C) Chi phí bảo dưỡng máy vi tính
Nhận định nào sau đây là đúng khi quyết định lựa chọn giữa 2 phương án? A) Các khoản chi phí biến đổi là
không thích hợp khi các phương án lựa chọn có mức sản lượng như nhau
Nhận định nào sau đây là đúng khi xem xét quyết định chấp nhận một đơn đặt hàng đặc biệt (giá< giá bán
thông thường): B) Công ty nên xem xét tới năng lực dư thừa trong công ty
Nhận định nào sau đây là KHÔNG đúng về ý nghĩa của hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh C) Là cơ sở để các
cổ đông xem xét đưa ra các quyết định đầu tư

Nhân tố nào sau đây không được cho là nhân tố định tính? C) Chi phí vận chuyển
Nhân tố nào sau đây là nhân tố định tính cần phải cân nhắc khi quyết định phương án mua ngoài hay tự sản
xuất? D) Chất lượng của sản phẩm của nhà cung cấp bên ngoài, liệu nhà cung cấp bên ngoài có cung cấp đủ
số lượng cần dùng trong doanh nghiệp, liệu nhà cung cấp bên ngoài có cung cấp sản phẩm đúng thời hạn

9


QT314 – Kế toán Quản trị

Nhân tố nào sau đây nên được xem xét khi quyết định chấp nhận một đơn hàng đặc biệt? D) Ảnh hưởng tới
khách hàng thông thường, công suất hoạt động của công ty và giá của đơn đặt hàng
Nhân viên kế toán giải thích với giám đốc rằng biến động giá nguyên vật liệu, giá nhân công, giá chi phí biến đổi
sản xuất được khuyến cáo là trách nhiệm của: D) Bộ phận cung ứng vật tư, cung ứng lao động và cung ứng
dịch vụ (Bình)
Nhân viên kế toán quản trị đã đề xuất với giám đốc rằng, để kiểm soát chi phí biến đổi, nhà quản trị cần phải:
D) Kiểm soát tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí; Xây dựng và hoàn thiện định mức chi phí ở từng
phạm vi; Kiểm soát và chọn lựa thích hợp từng mức độ hoạt động
Nhân viên kế toán quản trị giải thích với giám đốc rằng biến động bất lợi về chi phí sản xuất là do: B) Sự gia
tăng chi phí thực tế so với chi phí dự toán điều chỉnh theo mức độ hoạt động thực tế (Bình)
Nhân viên kế toán quản trị giải thích với giám đốc rằng biến động sản lượng sản xuất được khuyến cáo là trách
nhiệm của: B) Bộ phận sản xuất
Nhân viên kế toán quản trị giải thích với giám đốc rằng giá thành sản phẩm có những ý nghĩa cơ bản sau: A) Là
thước đo hiệu quả sản xuất (Hùng)
Nhân viên kế toán quản trị giải thích với giám đốc rằng thông tin giá thành đơn vị sản phẩm, kết cấu giá thành
sản phẩm là: A) Thông tin quản trị không được công khai rộng rãi
Nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá bán điện thương phẩm ở Việt Nam D) Quy định giá bán
điện của Chính phủ
Những chi phí nào sau đây được tính vào giá thành: A) Chi phí sản xuất theo công suất trung bình
Nhược điểm của phương pháp lập dự toán từ dưới lên là: C) Mất nhiều thời gian

Nhược điểm của phương pháp lập dự toán từ trên xuống là: D) Không chính xác, không khuyến khích tinh thần
làm việc của cấp dưới, không đầy đủ (VA)
Nội dung báo cáo kế toán quản trị do: C) Nhà quản trị doanh nghiệp quy định
Nội dung cơ bản của báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành là cung cấp thông tin: A) Dòng luân chuyển sản
phẩm trong sản xuất
Nội dung cơ bản kế toán ở một doanh nghiệp bao gồm: B) Kế toán quản trị, kế toán tài chính
Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành bao gồm: D) Xác định nội dung kinh tế và cấu trúc giá thành;
Chọn đối tượng kế toán chi phí, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành; Phân loại và tập hợp chi phí; Tổng
hợp chi phi và tính giá thành
Nội dung nào sau đây miêu tả tốt nhất khoản chi phí thích hợp: B) Chi phí tương lai có sự khác nhau giữa các
phương án
Phương pháp phân tích và ước lượng chi phí gồm những phương nào: D) Phương pháp phân loại tài khoản,
phương pháp phân tích đồ thị phân tán, Phương pháp cực đại cực tiểu và phương pháp bình phương nhỏ
nhất
Phương pháp thống kê kinh nghiệm thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình sản xuất: C) Ổn
định
Quá trình lập dự toán gồm có mấy khâu: D) 2 (Bình)
Quy trình xử lý thông tin kế toán quản trị theo trình tự sau: B) Nhu cầu thông tin quản trị Thu thập, phân tích,
định tính, định lượng Báo cáo chỉ tiêu quản trị
Quyết định giá của các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ tác động đến: D) Doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh,
sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Tại công ty sản xuất giầy An phú có định mức sản xuất chung cố định để sản xuất ra một đôi giầy như sau: Định
mức lượng (Số giờ máy cho phép để sản xuất 1 giầy): 1,5 giờ . Định mức giá (Đơn giá sản xuất chung cố
định ước tính/1 giờ máy): 60.000đồng/giờ. Xác định định mức sản xuất chung cố định: B) 90.000 đồng
Tất cả các nhân tố sau đây cần xem xét trong quá trình ra quyết định, ngoại trừ: D) Chi phí chìm
Tất cả các nhân tố sau đây là nhân tố định tính ngoại trừ: D) Chi phí chìm (VA)

10



QT314 – Kế toán Quản trị

Theo mô hình ứng xử chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh thực tế bao gồm: B) Chi phí biến đổi, chi phí cố định,
chi phí hỗn hợp
Theo mối quan hệ giữa chi phí với kỳ tính kết quả kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: D) Chi phí
sản phẩm, chi phí thời kỳ
Theo phương pháp tập hợp chi phí cho một đối tượng chịu chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: B)
Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp
Thời gian hòa vốn được xác định bằng: A) Sản lượng hòa vốn trên sản lượng bình quân của 1 kỳ kế toán
Thông tin kế toán quản trị: D) Không cần thiết tuân thủ các qui định của luật kinh tế, luật kế toán và chuẩn mực
kế toán
Thông tin sau liên quan đến hoạt động sản xuất 3 sản phẩm của công ty Northern như sau: Sản lượng tiêu thụ
mỗi năm A 300, B 600, C 200; Giá bán đơn vị A 8$, B 9$, C 6$; Biến phí đơn vị A 3.2$, B 6$, C 6.5$. Giả sử
tạm ngừng sản xuất sản phẩm C, các yếu tố khác không đổi, lợi nhuận hàng năm sẽ: D) Tăng 100$
Thông tin sau liên quan đến hoạt động sản xuất 3 sản phẩm của công ty Northern như sau: Sản lượng tiêu thụ
mỗi năm A 300, B 600, C 200; Giá bán đơn vị A 8$, B 9$, C 6$; Biến phí đơn vị A 3.2$, B 6$, C 6.5$. Giả sử
ngừng sản xuất sản phẩm C và năng lực dư thừa dành cho sản xuất sản phẩm A. Sản lượng sản phẩm A
tăng 350 sản phẩm mỗi năm, nhưng giá sản phẩm A giảm còn 6,5$. Các yếu tố khác không đổi, lợi nhuận
hàng năm sẽ: B) Giảm 185$ (Hùng)
Thông tin sau liên quan đến hoạt động sản xuất 3 sản phẩm của công ty Northern như sau: Sản lượng tiêu
thụ mỗi năm A 300, B 600, C 200; Giá bán đơn vị A 8$, B 9$, C 6$; Biến phí đơn vị A 3.2$, B 6$, C 6.5$. Giả
sử ngừng sản xuất sản phẩm C và năng lực dư thừa dành cho sản xuất sản phẩm A. Sản lượng sản phẩm A
tăng 500 sản phẩm mỗi năm, nhưng giá sản phẩm A giảm còn 7$. Các yếu tố khác không đổi, lợi nhuận
hàng năm sẽ: C) Tăng 560$ (VA)
Thông tin sau liên quan đến hoạt động sản xuất 3 sản phẩm của công ty Northern như sau: Sản lượng tiêu thụ
mỗi năm A 300, B 600, C 200; Giá bán đơn vị A 8$, B 9$, C 6$; Biến phí đơn vị A 3.2$, B 6$, C 6.5$. Giả sử
giá bán sản phẩm C tăng là 7$ cùng với sản lượng giảm còn 150 sản phẩm. Các yếu tố khác không đổi, lợi
nhuận hàng năm sẽ: A) Tăng 175$
Thông tin sau liên quan đến hoạt động sản xuất 3 sản phẩm của công ty Northern như sau: Sản lượng tiêu thụ
mỗi năm A 300, B 600, C 200; Giá bán đơn vị A 8$, B 9$, C 6$; Biến phí đơn vị A 3.2$, B 6$, C 6.5$. Nếu tăng

sản lượng sản xuất sản phẩm B lên 700 sản phẩm mỗi năm, nhưng giá bán sản phẩm B giảm còn 8$. Các
yếu tố khác không thay đổi, lợi nhuận hàng năm sẽ: A) Giảm 400$ (Hùng)
Trong kế toán quản trị thông tin kế toán về doanh thu, chi phí và lợi nhuận được sử dụng để định giá bản sản
phẩm là thông tin: D) Đã xảy ra, đã hoàn thành và liên quan đến tương lai
Trong những nhận định sau, chọn ra nhận định đúng nhất: B) Phân tích biến động chi phí sản xuất chung cố định
hoàn toàn khác với phân tích các chi phí biến đổi (VA)
Trong những nhận định sau, nhận định nào là đúng nhất: A) Định mức lý tưởng ít khi được áp dụng vì nó không
có tính thực tiễn
Trong những nhận định sau, nhận định nào là đúng nhất: B) Định mức thực tế là định mức chặt nhưng có thể
thực hiện được
Trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc đóng cửa hay giữ lại một bộ phận của công ty, khoản chi phí
nào sau đây là không thích hợp? C) Chi phí cố định gián tiếp
Trong quá trình ra quyết định ngắn hạn: D) Biến phí và định phí nên được tách riêng khi phân tích, định phí có
thể là khoản chi phí thích hợp, công ty phải xem xét các nguồn lực sẵn có
Trong quyết định chấp nhận hay không một đơn hàng đặc biệt (giá bán < giá thông thường), công ty sẽ chấp
nhận khi giá lớn hơn: A) Chi phí tăng thêm để sản xuất sản phẩm (Hùng)
Trong quyết định tự sản xuất hoặc mua ngoài phụ tùng. Công ty nên chấp nhận lời đề nghị mua ngoài khi giá
mua ngoài nhỏ hơn: B) Biến phí sản xuất biến đổi và chi phí sản xuất có thể tránh được (VA)
Ứng dụng về mối quan hệ CVP trong việc ra quyết định là: B) Ứng dụng mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi
nhuận vào việc ra các quyết định kinh doanh trong tương lai khi doanh nghiệp phải đương đầu với các ràng
buộc của thị trường

11


QT314 – Kế toán Quản trị

Ưu điểm của phương pháp lập dự toán từ dưới lên là: D) Mọi cấp của doanh nghiệp đều được tham gia vào
quá trình xây dựng dự toán, chính xác, đáng tin cậy
Ưu điểm của phương pháp lập dự toán từ trên xuống là: A) Nhanh chóng

Về mặt dài hạn, doanh nghiệp cần phải: D) Định giá sản phẩm nhằm có lợi nhuận
Về mặt ngắn hạn, giá bán tối thiểu là giá có thể bù đắp: A) Chỉ các khoản chi phí biến đổi
Việc dự toán chính xác và hợp lý thành phẩm tồn kho cuối kỳ là cơ sở quan trọng để: D) Đáp ứng yêu cầu bán
ra; Phục vụ khách hàng một cách kịp thời; Nâng cao uy tín của doanh nghiệp
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các nhà quản trị doanh
nghiệp thường thực hiện chính sách: C) Áp dụng gía bán mềm dẻo theo sản lượng tiêu thụ
Ý nghĩa của hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh: D) Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về kế hoạch sản xuất
kinh doanh nhằm đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã dự kiến, là căn cứ để khai thác các khả năng
tiềm tàng về nguồn lực tài chính

12



×