Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149 KB, 5 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2010-2011
ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2011-2012
Môn: HOÁ HỌC
A. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2010-2011
Tiếp tục nhấn mạnh vào chủ đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục” trên cơ sở:
- Dạy học bám chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Dạy học sát đối tượng.
- Dạy học theo phương châm “ học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều
hơn; những gì HS nghĩ được, nói được; làm được GV không làm thay; nói thay”.Giáo
viên tổ chức hoạt động để học sinh chiếm lĩnh kiến thức chứ không phải thuật lại SGK;
không quá lệ thuộc vào SGK.
- Dạy cho học sinh cách học; tự học; kĩ năng sống.
Và “Đề cao vai trò của người Thâỳ giaó vơí việc kiểm tra và cho điểm”
1.Về thực hiện nội dung dạy học
- Tiếp tục thực hiện ( ngay dưới tên bài)
Kiến thức & kĩ năng đã có liên quan Kiến thức & kĩ năng mới trọng tâm cần
hình thành
Mục đích để giảm tải nội dung bài dạy tạo điều kiện cho GV đổi mới PP; các phần
đã có liên quan lướt qua; có những phần hướng dẫn cho học sinh tự học theo SGK tập
trung xoáy vào phần trọng tâm và tăng cường rèn luyện kĩ năng một cách có hệ thống.
-Tăng cường kiểm tra đánh giá học sinh trong mỗi tiết học bằng nhiều hình thức
khác nhau để học sinh có thể tự đánh giá bản thân cũng như các bạn trong lớp; vì vậy giáo
viên điều chỉnh việc dạy - học thích hợp.
- Phải chỉ rõ được các hoạt động (mục đích, nội dung, kết quả cần đạt của mỗi hoạt
động) của giáo viên và học sinh trong giáo án.
- Chú ý đến dẫn dắt vào bài, chuyển ý giữa các phần để tạo hứng thứ cho học sinh
(bằng lời, thí nghiệm, bài tập nhận thức...).Chỉ ghi bài một cách ngắn gọn lôgíc nhất tránh
chép lại nội dung SGK. Dùng thí nghiệm, thiết bị và các phương tiện hỗ trợ là nguồn cung
cấp tri thức cho học sinh. Luôn chú ý đến áp dụng các kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Sau mỗi gìơ dạy có rút kinh nghiệm ngay sau giáo án.
- Đối với THCS: triển khai đưa Bảng các lỗi thường sai cho học sinh lớp 8 ngay


từ đầu năm học- triển khai qui trình bài cân bằng và giải toán theo pt. Có báo cáo hiệu
quả trên số liệu cụ thể
- Các giờ luyện tập, ôn tập giáo viên soạn các hệ thống bài tập mang tính tổng hợp,
trọng tâm sát với đề kiểm tra, đề thi tốt nghiệp và có những phần sát đề thi đại học đưa
trước cho học sinh chuẩn bị.
2.Về thực hành thí nghiệm
- Các tổ chuyên môn phải lập danh sách các hoá chất và thiết bị còn thiếu đề nghị
nhà trường mua sắm ngay từ đầu năm
- Phòng thí nghiệm phải đầy đủ các loại hồ sơ ( sổ tài sản; sổ đăng kí mượn; sổ
mượn; sổ đầu bài); có nội qui được sắp xếp khoa học, ngăn nắp được vệ sinh thường
xuyên; hoá chất và dụng cụ phải có đủ theo các danh mục của bộ GD&ĐT ban hành.Nếu
không có phòng thí nghiệm thì phải có một phòng để thiết bị ngăn nắp sạch sẽ.

- Thực hiện đầy đủ các bài thực hành theo hướng đổi mới.
- Thực hiện đầy đủ các thí nghiệm trong các tiết lên lớp với điều kiện cho phép theo
hướng tích cực nhất.
3.Về kiểm tra đánh giá
- Đối với các lớp 8, 9, 10, 11 bên cạnh đề tự luận giáo viên sử dụng hình thức kiểm
tra trắc nghiệm vào kiểm tra 15 phút, kiểm tra đầu giờ, củng cố, ôn tập... đối với lớp 12
giáo viên luyện tập cho học sinh thích ứng với cấu trúc đề thi; tư duy làm bài; hình thức thi
mà Bộ GD&ĐT tổ chức; tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm về nội dung và mức độ của
đề 1 tiết trở lên.
- Đề kiểm tra 1 tiết trở lên phải xác định được trọng tâm theo chuẩn kiến thức kĩ
năng; nâng mức độ hiểu và vận dụng lên; có ma trận đề; có đánh giá chất lượng bài kiểm
tra: % chất lượng HS các lớp đã dạy; phần nào còn sai nhiều chỉ ra nguyên nhân để thay
đổi cách dạy các phần này các năm sau và có kế hoạch rèn luyện trong các tiết sau ( ghi
ngay sau giáo án).
- 1 học kì/1bài KT thực hành lấy điểm hệ số 1(có qui định trong PPCT)
4.Về ứng dụng công nghệ thông tin
- Các tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt nâng cao kĩ năng ƯDCNTT cho các

giáo viên, tạo được các thư viện tư liệu cá nhân, trao đổi thông tin qua mạng.
- Ngay từ đầu năm mỗi giáo viên đăng kí bài dạy ƯDCNTT; mỗi giáo viên có ít nhất
1tiết/1học kì.
5.Về hoạt động ngoại khoá và dạy tích hợp
- Tổ chức hoạt động ngoại khoá; tuỳ điều kiện có thể tổ chức buổi ngoại khoá
hoặc giờ ngoại khoá. Yêu cầu có ít nhất 01 lần / năm. Đối với các trường THPT nên tổ
chức ngoại khóa “ Hoá học với các vấn đề KT, XH, MT” vào đầu HK II
- Chú ý dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các bài thích hợp.
6.Về bồi dưỡng HSG và phụ đạo học sinh yếu
- Thi HSG 12: 30/10/2010- chọn ĐT 9/11/2010; thi HSG 11: 5/4/2011; thi HSG lớp
9: 12/4/2011
- Thi HK I lớp 12 & 9: 31/12/2010; HKII lớp 9: 13/5/2011
- Phân công giáo viên và có kế hoạch ngay từ đầu năm học bồi dưỡng học sinh giỏi
từ các lớp 8,10
- Nội dung thi HSG tỉnh:
• Đối với THPT
Hết bài Aminoaxit, bám sát SGK CB, NC lớp 10,11,12. Chú ý thêm các nội
dung : cân bằng hoá học; tốc độ phản ứng;Oxi hoá khử; lai hoá.
Tài liệu tham khảo: đề thi đại học các năm;các đề thi Olempic 30-4; sách Cao Cự
Giác;các đề thi quốc gia và quốc tế...
• Đối với THCS
Đến bài Chất béo (tiết 57), bám sát SGK. Chú ý thêm các chuyên đề bồi dưỡng
toán xác định CTPT hợp chất hữu cơ, xác định CT muối; toán biện luận phát triển tính sáng
tạo; áp dụng kiến thức vào ứng dụng cuộc sống.
- Phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu vào các thời gian thích hợp và có chât
lượng.
7.Về ra đề thi và ngân hàng đề
• Đối với THPT

- Các tổ chuyên môn ra 02 đề thi học sinh giỏi Vô cơ, Hữu cơ (thời gian 180 phút)

có đáp án (font Times New Roman, cỡ chữ 13) gửi về mail cho T.B.M vào 30/09/2010 yêu
cầu có nhiều phần sát đề thi đại học;
- Gửi 02 đề kiểm tra lớp 12 tham khảo hạn 30/11/2010 và 1/3/2011 ( có ma trận đề;
số câu trắc nghiệm 25 )
- Ngay sau khi kiểm tra 1 tiết, học kì các tổ trưởng tập hợp đề kiểm tra các khối gưỉ
về mail T.B.M để tạo ngân hàng đề (kèm theo đánh giá chất lượng học sinh theo các phần
của từng đề kiểm tra) đề nghị thực hiện nghiêm túc.
• Đối với THCS
- Các phòng GD&ĐT giới thiệu 01 đề thi học sinh giỏi (thời gian 120 phút) có đáp
án (font Times New Roman, cỡ chữ 13) gửi về mail cho T.B.M vào 01/03/2011.
- Các phòng GD&ĐT giới thiệu 01đề kiểm tra HKI ( gửi vào 30/11/2010) và 01 đề
kiểm tra HKII (gửi vào 15/4/2011) về mail cho T.B.M.
-Sau mỗi HK các phòng GD&ĐT tập hợp các đề KT từ 1tiết các đơn vị gưỉ về mail
cho T.B.M để tạo ngân hàng đề (kèm theo đánh giá chất lượng học sinh theo các phần của
từng đề kiểm tra) đề nghị thực hiện đúng.
8. Về sinh hoạt tổ chuyên môn
- Đề nghị: - Nên thảo luận xây dựng 1 số giáo án dùng chung
- Soạn hệ thống bài luyện tập, ôn tập thống nhất toàn khối.
- Thảo luận xây dựng các ma trận và đề kiểm tra chung theo khối
- Triển khai hiệu quả các chuyên đề đã đi dự về
- Phân công 1 GV chuyên về CNTT rèn luyện các kĩ năng thường
xuyên...
- Cuối năm gửi văn bản đánh giá về các nội dung hoạt động qua mail cho T.B.M
9.Về tổ chức các chuyên đề
• Đối với THPT
Trường
THPT
Thời gian Thành phần Tên bài Chuyên đề bổ
sung
Người thực

hiện
Cam Lộ Cuối
09/2010
Các TT toàn
tỉnh; HĐBM –
Mời 1 số GV
( thầy Xin,
thầy Út, thầy
Lực; thầy
Trực, cô Hoài,
cô Tỵ; cô
Kháng…
Bài thực
hành 12 CB-
Bài số 1
Các vấn đề khó
và hay trong
các đề thi đại
học và định
hướng trong
giảng dạy và thi
năm 2011
Nguyễn Đức
Tửu-THPT
chuyên Lê
Quý Đôn
PT dân
tộc NT
tỉnh
Đầu

10/2010
GV các
trường PTDT
NT
Bài lớp 10 Các khó khăn
của HS các
trường DTNT
khi học môn
Hoá học và các
giải pháp nâng
cao chât lượng.
Các GV các
trường DTNT
và HS PTDT
NT tỉnh
Lao Bảo 1/2011 Các GV và H Bài Ankin 11 Dạy bài tương Từ Xuân Nhị-

ĐBM trên địa
bàn
tự THPT Hướng
Hoá
Cồn Tiên 3/2011 Các giáo viên
và HĐBM trên
địa bàn
Bài luyện tập
11
Vai trò của tổ
chuyên môn
đến nâng cao
chất lượng dạy

học – hoặc dạy
một bài tương
tự
Võ Hữu Tuấn-
THPT Lê Lợi
Chu Văn
An
4/2011 Các giáo viên
trên địa bàn;
HĐBM
Bài lớp 10 Hoạt động vào
bài cho một số
bài 10,11, 12
Lê Quốc Tuế-
THPT Hải
Lăng
• Đối với THCS
Phòng
GD&ĐT
Thời gian Thành phần Tên bài Chuyên đề nâng
cao
Người thực hiện
Thị xã
Q.Trị
10-11/2009 HĐBM và giáo
viên trên địa
bàn
Cân bằng
phương trình
(lớp 8)

Toán xác định
CTPT hợp chất
rượu, axit, este
Hồ Thị Dàn –
QTrị
Đăkrông 2/2011 Giáo viên và
HĐBM trên địa
bàn
Bài thực hành
lớp 9
Giải thích các hiện
tượng trong đời
sống bằng các
kiến thức Hóa học
Trần Hữu
Khương- Cam Lộ
Hải Lăng 4/2011 Giáo viên và
HĐBM trên
địa bàn
Bài luyện tập
lớp 9
Toán biện luận Thái Thị Yến Chi-
Hải Lăng
10.Về viết bài và đặt báo Hoá học ưng dụng
Đây là diễn đàn rất bổ ích để giáo viên học sinh trao đổi kinh nhiệm trong học tập,
giảng dạy, các phương pháp giải, các bài tập hay...Đề nghị các tổ chuyên môn nên viết bài
cho báo.
11.Thi giáo án tốt
Đây là nội dung mới- THPT: Các tổ chuyên môn xây dựng các giáo án dùng
chung: mỗi khối 01 giáo án- 1 trường có 03 giáo án; gửi về mail TBM và HĐBM sẽ chấm

vào cuối năm và trao giải. Hạn cuối 15/5/2011
-THCS: HĐBM huyện xây dựng các giáo án tốt: một khối
01 giáo án- 01 huyện 02 giáo án gửi về mail TBM và HĐBM sẽ chấm vào cuối năm và trao
giải. Hạn cuối 15/5/2011
12.Thi GV giỏi
-THPT: Thi GV UDCNTT vòng 1- 9/3/2011; vòng 2-14/3/2011
- THCS: Thi GVG vòng 1- 1/12/2010; vòng 2 -6/12/2010
C.ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HĐBM NĂM HỌC 2011-2012
- Chuyên đề: THPT Nam Hải Lăng; Lê Lợi; Tân Lâm; Nguyễn Hữu Thận; Chế
Lan Viên; Phan Châu Trinh;Nguyễn Huệ; ATúc; Đăkrông 2 ...

Các chuyên đề bổ sung: Tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ dạy ( soạn rất
cụ thể cho 1 số bài khác nhau – THPT Lê Lợi); Dạy học phù hợp đối tượng (có các ví dụ
rất cụ thể và có số liệu để đánh giá- THPT Nam Hải Lăng); Vào bài bằng các bài tập nhận
thức( THPT Tân Lâm). Một chuyên đề BD HSG ( THPT chuyên Lê Quý Đôn): Toán biện
luận …
- Phòng GD&ĐT: Cam Lộ;Đông Hà; Triệu Phong; Gio Linh
Các chuyên đề bổ sung: Hoạt động vào bài cho 1 số bài lớp 8,9 ( Gio Linh);
Toán biện luận (Triệu Phong); Xây dựng vở thực hành 8,9 (Cam Lộ)

Lưu ý :Các tổ chuyên môn gửi giáo án, chuyên đề về T.B.M qua mail trước khi dạy 10
ngày.

Yêu cầu các tổ bộ môn, các trường THPT và các phòng GD&ĐT thực hiện nghiêm túc
kế hoạch đã đặt ra.
Đông Hà, ngày 9 tháng 9 năm 2010
Trưởng Bộ môn Hoá học
Th.s. HOÀNG THỊ HƯƠNG GIANG


×