Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

HOÀNG THỊ THANH HÀ

XÂY DỰNG CHỈ SỐ NIỀM TIN
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN THỊ BÍCH
2. TS. TRẦN QUANG TIẾN

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả

Hoàng Thị Thanh Hà



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS.
Trần Thị Bích và TS. Trần Quang Tiến, đặc biệt PGS.TS Trần Thị Bích đã gợi mở các
định hướng nghiên cứu, đưa ra những góp ý quan trọng cũng như luôn động viên,
khích lệ tinh thần của tác giả trong quá trình thực hiện Luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh
vực đã cung cấp những ý kiến quý báu về chuyên môn, đưa ra các góp ý, nhận xét để
tác giả hoàn thiện Luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục Thống kê, tập thể Vụ Thống
kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế đã ủng hộ và tạo điều kiện để tác giả tham gia
chương trình đào tạo và hoàn thành Luận án.
Tác giả xin cảm ơn Viện Sau đại học, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn
tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện Luận án, sự hỗ trợ nhiệt tình và vô điều kiện của các
đồng nghiệp, nhất là các đồng nghiệp tại các Cục Thống kê cấp tỉnh trong thu thập
thông tin cho điều tra niềm tin người tiêu dùng đúng thời gian và chất lượng, đã là
nguồn động lực lớn thôi thúc tác giả quyết tâm hoàn thành tốt Luận án. Tác giả xin
được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp.
Cuối cùng nhưng cũng hết sức quan trọng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến gia đình đã luôn là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng hành cùng tác
giả trong suốt chặng đường dài học tập và nghiên cứu. Nếu không nhận được sự ủng
hộ, động viên và tạo điều kiện to lớn đó của gia đình, tác giả khó có thể hoàn thành
được chặng đường đầy thử thách nhưng nhiều trải nghiệm thú vị này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Luận án không thể tránh khỏi các thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các nhà khoa học, các thầy cô và bạn
bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ
NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG ........................................................................... 10
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chỉ số niềm tin người tiêu dùng ................. 10
1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 10
1.1.2. Các cách tiếp cận về niềm tin người tiêu dùng ........................................... 13
1.1.3. Các nhân tố đo lường niềm tin người tiêu dùng ......................................... 15
1.1.4. Vai trò của chỉ số niềm tin người tiêu dùng ............................................... 17
1.1.5. Cơ sở lý luận xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ............................ 18
1.2. Các nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng trên thế giới ................ 22
1.2.1. Điều tra niềm tin người tiêu dùng và các phương pháp tính chỉ số niềm tin
người tiêu dùng trên thế giới ............................................................................... 22
1.2.2. Hướng dẫn của các tổ chức quốc tế về điều tra niềm tin người tiêu dùng ... 39
1.3. Các nghiên cứu của Việt Nam về chỉ số niềm tin người tiêu dùng .............. 42
1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất quy trình xây dựng chỉ số
niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam .................................................................. 47
1.4.1. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế ........................................................ 47
1.4.2. Đề xuất quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam... 50
Kết luận Chương 1................................................................................................... 53

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU TRA VÀ THANG ĐO NIỀM TIN
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM.................................................................. 55
2.1. Xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam.......... 56
2.1.1. Cơ sở đề xuất, các nguyên tắc tổ chức điều tra, mục đích và yêu cầu đối với
điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam ................................................... 56
2.1.2. Điều tra thu thập thông tin phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại
Việt Nam ............................................................................................................ 58


iv

2.1.3. Xây dựng quy trình tính quyền số mẫu và đặc điểm mẫu điều tra niềm tin
người tiêu dùng ................................................................................................... 63
2.2. Xây dựng và kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam .. 70
2.2.1. Xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng ............................................. 70
2.2.2. Kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng ............................................ 74
2.2.3. Nhận xét về kết quả kiểm định thang đo .................................................... 92
Kết luận Chương 2................................................................................................... 94
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CHỈ
SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM .................... 96
3.1. Phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam ................ 96
3.1.1. Đề xuất các phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam . 97
3.1.2. Tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam .................................. 104
3.1.3. Một số nhận xét về các phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng
cho Việt Nam theo các phương án khác nhau .................................................... 109
3.1.4. Đề xuất lựa chọn phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt
Nam .................................................................................................................. 111
3.2. Phân tích và đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại
Việt Nam ............................................................................................................. 114
3.2.1. Phương pháp phân tích và đánh giá sự phù hợp ....................................... 114

3.2.2. Đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng tính thử nghiệm tại
Việt Nam .......................................................................................................... 116
3.3. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt
Nam và một số khuyến nghị ............................................................................... 130
3.3.1. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt
Nam .................................................................................................................. 130
3.3.2. Một số khuyến nghị và giải pháp thực hiện tính chỉ số niềm tin người tiêu
dùng ở Việt Nam............................................................................................... 132
Kết luận Chương 3................................................................................................. 136
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 143
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 149


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Tiếng Việt

CAPI

Computer Assisted Personal
Interviewing


Phỏng vấn trực tiếp với sự trợ
giúp của máy tính

CATI

Computer Assisted Telephone
Interviewing

Phỏng vấn qua điện thoại với sự
trợ giúp của máy tính

CAWI

Computer Assisted Web
Interviewing

Phỏng vấn trực tuyến với sự trợ
giúp của máy tính

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng


CSNTNTD

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng

ĐTĐT

Đối tượng điều tra

ĐTV

Điều tra viên

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm trong nước

Metadata

Siêu dữ liệu

NTD


Người tiêu dùng

OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

PAPI

Paper and Pencil Interviewing

Phỏng vấn trực tiếp

PIH

Permanent Income Hypothesis

Giả thuyết thu nhập thường xuyên

UNSD

United Nations Statistics Division

Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các quốc gia đã tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng ................. 24
Bảng 1.2. Thông tin về điều tra niềm tin người tiêu dùng và chỉ số niềm tin người tiêu
dùng của các quốc gia thuộc nhóm thứ hai ................................................................. 35
Bảng 1.3. Thông tin về điều tra niềm tin người tiêu dùng và chỉ số niềm tin người tiêu
dùng của các quốc gia thuộc nhóm thứ ba .................................................................. 37
Bảng 1.4. Tổng hợp các câu hỏi và phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng
theo ba nhóm nước .................................................................................................... 38
Bảng 2.1. Cỡ mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng .................................................. 59
Bảng 2.2. Số lượng đơn vị tổng thể và mẫu cần chọn ................................................. 61
Bảng 2.3. Thông tin về đối tượng điều tra trong mẫu chia theo vùng, khu vực và giới tính 66
Bảng 2.4. Thông tin về đối tượng điều tra trong mẫu chia theo nghề nghiệp .............. 69
Bảng 2.5. Hệ số Cronbach alpha của từng nhóm nhân tố ........................................... 80
Bảng 2.6. Kết quả phân tích Cronbach alpha lần thứ nhất của nhân tố tiết kiệm ......... 81
Bảng 2.7. Kết quả phân tích Cronbach alpha lần thứ hai của nhân tố tiết kiệm ........... 82
Bảng 2.8. Ma trận hệ số tải nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất ... 83
Bảng 2.9. Kết quả phân tích nhân tố khám phá và độ tin cậy lần thứ tư...................... 85
Bảng 2.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá theo 6 vùng ..................................... 87
Bảng 2.11. Kết quả kiểm định sự phù hợp của thang đo với dữ liệu thực tế ............... 89
Bảng 2.12. Kết quả kiểm định giá trị hội tụ ................................................................ 91
Bảng 2.13. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các thành phần thang đo .................... 91
Bảng 3.1. Các phương án đề xuất tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam101
Bảng 3.2. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung theo 8 phương án, 3 phương pháp tính .... 106
Bảng 3.3. Chỉ số hiện tại theo 8 phương án, 3 phương pháp tính .............................. 107
Bảng 3.4. Chỉ số kỳ vọng theo 8 phương án, 3 phương pháp tính............................. 108
Bảng 3.5. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng . 117
Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, chỉ số
giá tiêu dùng năm 2016, 2017, và 2018 .................................................................... 119

Bảng 3.7. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng
chia theo vùng ......................................................................................................... 123
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định khác biệt về chỉ số niềm tin người tiêu dùng giữa các vùng .... 124


vii

Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 và 2017 ............................................ 125
Bảng 3.10. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi và chỉ số giá tiêu dùng năm
2016 và 2017 ........................................................................................................... 126
Bảng 3.11. Trình độ học vấn của đối tượng điều tra ................................................. 128
Bảng 3.12. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động và chỉ số giá tiêu dùng ở thành thị
và nông thôn ............................................................................................................ 129

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng các phương pháp chọn mẫu được các nước thuộc nhóm thứ nhất
sử dụng cho điều tra niềm tin người tiêu dùng ........................................................... 29
Biểu đồ 2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra theo độ tuổi ......................................... 67
Biểu đồ 2.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra theo trình độ học vấn........................... 68
Biểu đồ 2.3. Đặc điểm của đối tượng điều tra theo thu nhập ...................................... 69
Biểu đồ 3.1. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng .. 118
Biểu đồ 3.2. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng chia theo thành thị và nông thôn ........ 127

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Kết quả phân tích CFA lần thứ nhất thang đo niềm tin người tiêu dùng ...... 88
Hình 2.2. Kết quả phân tích CFA lần thứ hai thang đo niềm tin người tiêu dùng........ 90


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CSNTNTD) là một chỉ số kinh tế quan trọng
được nhiều nước trên thế giới tính toán và công bố. Đây là chỉ số được theo dõi rất sát
sao (Curtin, 1992) và được nhiều đối tượng dùng tin quan tâm. Các nhà đầu tư, nhà
sản xuất, nhà bán lẻ, ngân hàng, giới nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng,
các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chính phủ đến người dân sử dụng chỉ số
niềm tin người tiêu dùng theo từng cách khác nhau, phục vụ cho các mục đích cụ thể
của mình.
Các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan của Chính phủ như Ngân hàng Nhà
nước, Bộ Tài chính, các Bộ/ngành chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách sử dụng
chỉ số niềm tin người tiêu dùng để đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, giám sát tình
hình kinh tế ở thời điểm hiện tại cũng như nắm được thông tin dự báo về xu hướng
kinh tế trong tương lai. Các đối tượng sử dụng số liệu khác như các viện nghiên cứu
kinh tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà bán lẻ, các thể chế tài chính, các nhà phân tích
kinh tế và các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng chỉ số niềm tin người tiêu dùng
để đưa vào các mô hình nghiên cứu kinh tế vĩ mô hoặc mô hình dự báo, đưa ra các
quyết định sản xuất, kinh doanh, đầu tư, các quyết định liên quan đến các hoạt động
cho vay và tín dụng, hoặc phân tích về tình hình kinh tế quốc gia.
Vậy chỉ số niềm tin người tiêu dùng là gì mà lại thu hút được sự quan tâm của
nhiều đối tượng như vậy?
Katona (1951) quan niệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ số đo lường
niềm tin của người tiêu dùng trong một nền kinh tế. Theo đó, chỉ số niềm tin người
tiêu dùng không chỉ đơn thuần đo lường kỳ vọng của người tiêu dùng về qui mô thu
nhập tương lai mà còn cả sự chắc chắn hay không chắc chắn đi kèm với những kỳ
vọng đó.
Theo quan niệm đó của Katona, có thể thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng
phản ánh các khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng thể hiện qua sự lạc quan, tin tưởng
của người tiêu dùng đối với nền kinh tế để từ đó tác động đến xu hướng tiêu dùng của
họ. Đến lượt nó, tiêu dùng lại tác động lan tỏa đến sản lượng và giá trị tăng thêm của

nền kinh tế. Như vậy, có thể thấy có mối quan hệ bắc cầu giữa chỉ số niềm tin người
tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia qua hành vi tiêu dùng của từng cá
nhân trong xã hội. Chính những yếu tố trong nội hàm của chỉ số niềm tin người tiêu


2

dùng làm cho chỉ số này có vai trò quan trọng, giúp phát hiện nhận định của người dân
về tình hình phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai, là những thông tin chưa hề
được phản ánh trong các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như tiêu dùng hay tổng sản phẩm
trong nước (GDP). Hơn nữa, do chỉ số này dựa trên cảm nhận của cá nhân nên còn
cung cấp thêm thông tin quan trọng về kỳ vọng, đặc biệt là những thông tin liên quan
đến sự xuất hiện của làn sóng lạc quan hay bi quan, là những yếu tố quan trọng của
chu kỳ kinh doanh (European Central Bank, 2013).
Về tính toán, chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ số tổng hợp của hai chỉ số
thành phần gồm: (i) Chỉ số hiện tại và (ii) Chỉ số kỳ vọng. Các chỉ báo trong từng chỉ
số thành phần thuộc hai cấp độ. Cấp độ vi mô bao gồm các câu hỏi (hay cũng được gọi
là chỉ báo hoặc biến trong Luận án này) về tình hình thực tế của cá nhân/hộ gia đình
liên quan tình hình tài chính/thu nhập trong quá khứ, hiện tại và tương lai, dự định
hoặc khả năng tiết kiệm, dự định mua sắm đồ dùng lâu bền. Cấp độ vĩ mô liên quan
đến quan điểm hay nhận định của người trả lời về tình hình kinh tế chung của đất
nước, thất nghiệp và giá tiêu dùng của nền kinh tế trong quá khứ và tương lai.
Với phương pháp xác định như trên, chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ tiêu
thống kê hữu ích được dùng để dự báo xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng, cung
cấp thông tin phục vụ đánh giá thực trạng và triển vọng nền kinh tế của một quốc gia,
phát hiện được những điểm ngoặt của nền kinh tế (United Nations Statistics Division,
2014). Chỉ số này giúp cải thiện dự báo hay điều chỉnh dự báo trong ngắn hạn đối với
các chỉ tiêu kinh tế như chỉ tiêu tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), .... Theo
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2016), đây là một chỉ tiêu tiên báo
(leading indicator) của hệ thống thống kê. Do đó, chỉ tiêu này cần được thu thập và

tính toán. Với một nền kinh tế trong đó tiêu dùng của hộ gia đình đóng góp một tỷ lệ
ngày càng cao trong GDP như Việt Nam, cụ thể chiếm 67,96% trong GDP năm 2015,
68,54% trong GDP năm 2016, 68,03% trong GDP năm 2017 (Tổng cục Thống kê,
2018), và tiêu dùng cuối cùng có tác động lan tỏa lớn đến sản lượng và giá trị tăng
thêm của nền kinh tế (Ha & Trinh, 2018), việc thu thập và tính toán chỉ số niềm tin
người tiêu dùng là cần thiết.
Do tầm quan trọng của chỉ số niềm tin người tiêu dùng, hiện đã có khoảng 62
quốc gia trên thế giới tính toán và công bố chỉ số này. Một số tổ chức quốc tế cũng đã
đưa ra các hướng dẫn chung về phương pháp xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu
dùng. Tuy nhiên, mỗi quốc gia áp dụng phương pháp xây dựng chỉ số này khác nhau
để phù hợp với đặc thù của từng quốc gia (United Nations Statistics Division, 2014).
Cụ thể, các quốc gia thuộc Cộng đồng châu Âu tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng


3

dựa trên 4 câu hỏi liên quan đến các chủ đề như tình hình tài chính cá nhân, khả năng
tiết kiệm của người tiêu dùng, tình hình kinh tế chung của đất nước, tình hình thất
nghiệp. Trong khi đó, Hoa Kỳ tính chỉ số này dựa trên 5 câu hỏi thuộc các chủ đề như
như tình hình thu nhập của cá nhân, tình hình kinh doanh, tình trạng việc làm, hoặc Ấn
Độ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng dựa trên 10 câu hỏi liên quan đến các chủ đề
gồm tình hình kinh tế, thu nhập, giá cả, việc làm, chi tiêu. Như vậy, quá trình nghiên
cứu xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại mỗi quốc gia đòi hỏi phải xác định
một cách khoa học các chỉ báo cụ thể cho từng chỉ số cấu thành nên chỉ số niềm tin
người tiêu dùng. Nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng của một quốc gia đang
phát triển như Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Rõ ràng, để nghiên
cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam, nghiên cứu cần chỉ rõ khái niệm
niềm tin người tiêu dùng - một khái niệm trừu tượng - cần được đo lường theo cách
nào để phù hợp với bối cảnh quốc gia. Đấy chính là cơ sở lý luận để nghiên cứu xác
định được các chỉ báo cho các chỉ số thành phần trong quá trình tính chỉ số niềm tin

người tiêu dùng của Việt Nam.
Hiện nay, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nghiên cứu về chỉ số niềm tin người
tiêu dùng luôn gắn liền với điều tra niềm tin người tiêu dùng vì đây là nguồn thông tin duy
nhất được sử dụng để tính chỉ số này. Như đã đề cập ở trên, do cách tính chỉ số niềm tin
người tiêu dùng của mỗi quốc gia khác nhau nên cách thức chọn mẫu, phương thức điều
tra, chu kỳ, thời điểm điều tra, bảng hỏi, … của điều tra niềm tin người tiêu dùng cũng
được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Điển hình như 28 nước
thuộc Cộng đồng châu Âu mặc dù cùng tham gia vào chương trình hài hòa hóa điều tra
niềm tin người tiêu dùng nhằm phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng nhưng mỗi
quốc gia cũng không hoàn toàn tuân thủ tuyệt đối mà phải điều chỉnh bảng hỏi của mình.
Hay như tại Hoa Kỳ, cùng một quốc gia nhưng do mục đích nghiên cứu khác nhau mà có
đến 03 tổ chức cùng tính toán và công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng, theo đó các chỉ
số thành phần được tính bằng những chỉ báo khác nhau, bảng hỏi, cỡ mẫu, thời điểm
điều tra, phương thức điều tra… cũng khác nhau.
Trong số các chỉ tiêu tiên báo, cặp chỉ số thường được sử dụng đồng thời với nhau
trong dự báo chu kỳ kinh doanh và nghiên cứu kinh tế là chỉ số niềm tin kinh doanh và chỉ
số niềm tin người tiêu dùng. Chỉ số niềm tin kinh doanh cung cấp các thông tin định tính
liên quan đến nguồn cung trong khi đó chỉ số niềm tin người tiêu dùng lại cung cấp các
thông tin định tính liên quan đến nguồn cầu của nền kinh tế. Tại Việt Nam, Tổng cục
Thống kê bắt đầu khôi phục, tính toán và công bố chỉ số niềm tin kinh doanh từ năm


4

20151. Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt
Nam vẫn còn rất khiêm tốn và đều còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Cụ thể:
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư chủ trì thực hiện Dự án “Điều tra, khảo sát niềm tin người tiêu dùng tại Việt
Nam” vào năm 2013. Theo đó, dự án nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chỉ số niềm
tin người tiêu dùng của một số nước như Hoa Kỳ, Pháp, Tây Ban Nha và In-đô-nê-xi-a,

tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Hà Nội để tính thử nghiệm chỉ số niềm
tin người tiêu dùng của Hà Nội và đề xuất bảng hỏi để tiến hành khảo sát hàng quý
cũng như quy trình tiến hành khảo sát niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn bộc lộ một số bất cập sau. Thứ nhất, phạm vi
của tổng quan nghiên cứu còn thiếu do chưa phân tổ các nước tiến hành điều tra niềm
tin người tiêu dùng và tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo nhóm, chưa đề
cập đến hướng dẫn của các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đặc biệt
là hướng dẫn của Ủy ban châu Âu và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD). Chính
vì thế, bảng hỏi mà Dự án đề xuất cho điều tra niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam
vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Thứ hai, do cuộc điều tra chỉ được tiến
hành tại Hà Nội nên chỉ số niềm tin người tiêu dùng mới được tính thử nghiệm cho Hà
Nội chứ chưa đại diện ở cấp quốc gia. Các chỉ báo được dùng để tính chỉ số niềm tin
người tiêu dùng cho Việt Nam chưa được đề cập đến. Thứ ba, nghiên cứu này chưa thực
hiện kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của các chỉ báo để chứng minh sự phù hợp của
các chỉ báo đó vào tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong bối cảnh của Việt
Nam. Như đã đề cập ở trên, khi tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng, mỗi quốc gia đều
điều chỉnh thang đo phù hợp với đặc thù của quốc gia đó. Do vậy khi áp dụng thang đo
cho từng quốc gia, cần kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của các chỉ báo. Tuy nhiên,
nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế- xã hội quốc gia chưa thực hiện
các kiểm định này. Thứ tư, cách dùng từ ngữ, khoảng thời gian tham chiếu trong từng
chỉ báo chưa phù hợp với khuyến nghị quốc tế. Thứ năm, nghiên cứu chưa đưa ra được
các thông tin về dàn mẫu, cách thức chọn mẫu mang tính đại diện cho toàn quốc, chưa
thực sự có một quy trình chuẩn thống kê gồm các bước đầy đủ, cụ thể cho cuộc điều tra
này.

1

Tổng cục Thống kê đã tiến hành Điều tra xu hướng kinh doanh cho lĩnh vực công nghiệp và thương
mại từ năm 2001. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, Tổng cục Thống kê tạm dừng cuộc điều tra này
năm 2010. Đến năm 2015, Tổng cục Thống kê khôi phục lại Điều tra xu hướng kinh doanh theo Quyết

định số 29/QĐ- TCTK ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.


5

Ngân hàng ANZ tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng và tính chỉ số niềm
tin người tiêu dùng hàng tháng, công bố từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015.
Tuy nhiên, cuộc điều tra này mới chỉ được tiến hành tại 7 thành phố với những người
từ 14 tuổi trở lên. Như vậy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng cũng mới đại diện cho
thành thị chứ không phải ở cấp quốc gia. Độ tuổi của người tiêu dùng trong cuộc điều
tra này cũng bộc lộ bất cập vì 14 tuổi chưa phải là độ tuổi của người trưởng thành, việc
cung cấp thông tin của đối tượng điều tra do đó không đáp ứng được yêu cầu của cuộc
điều tra. Theo khuyến nghị quốc tế, đối tượng điều tra niềm tin người tiêu dùng là những
người trưởng thành. Thời gian tham chiếu của chỉ báo được dùng để tính chỉ số niềm tin
người tiêu dùng cũng còn nhược điểm cần xem xét. Bên cạnh đó, Ngân hàng ANZ cũng
chưa thực hiện kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của thang đo niềm tin người tiêu dùng
để đánh giá mức độ phù hợp của thang đo trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.
Tổ chức Nielsen hàng quý tiến hành khảo sát toàn cầu về niềm tin người tiêu
dùng và công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho 60 quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, thông tin thu thập được từ cuộc điều tra này chủ yếu dựa vào việc
khai báo của đối tượng sử dụng Internet chứ không phải là số liệu đo lường được từ
thực tế, hay có thể nói chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Nielsen tính toán chưa đại
diện cấp quốc gia. Do áp dụng cùng một bảng hỏi và cách thức thu thập thông tin
giống nhau cho 60 quốc gia trên toàn cầu nên thang đo niềm tin người tiêu dùng cũng
chưa được Tổ chức Nielsen thực hiện kiểm định về cả độ tin cậy cũng như độ giá trị để
đánh giá mức độ phù hợp trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Những hạn chế đề cập ở trên từ các nghiên cứu trong nước cho thấy rất cần một
nghiên cứu mang tính tổng hợp để hệ thống hóa lý luận về xây dựng chỉ số niềm tin
người tiêu dùng của các quốc gia và các tổ chức quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực này và áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Ngoài ra, thực tiễn cho

thấy các số liệu thống kê được công bố hiện nay vẫn còn độ trễ về mặt thời gian, chưa
đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sử dụng thông tin, đặc biệt là nhu cầu thông tin
phục vụ công tác dự báo ngắn hạn của các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà
nghiên cứu. Với tầm quan trọng của chỉ số niềm tin người tiêu dùng như đã chỉ rõ ở
trên, cũng như đặc điểm ưu việt của chỉ số này là được tính toán và công bố nhanh hơn
nhiều so với các chỉ tiêu định lượng khác, chỉ số niềm tin người tiêu dùng sẽ giúp cung
cấp kịp thời các thông tin về kỳ vọng của người tiêu dùng, phục vụ dự báo "sức khỏe"
của nền kinh tế trong ngắn hạn.
Như vậy, từ tình hình thực tiễn và khoảng trống nghiên cứu nêu trên, việc thực
hiện đề tài “Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam” là hoàn toàn cần


6

thiết. Luận án sẽ đáp ứng được về mặt lý luận khi nghiên cứu đề xuất được thang đo
niềm tin người tiêu dùng phù hợp với bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Về mặt thực tiễn,
Luận án góp phần hoàn thiện phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng từ điều
tra niềm tin người tiêu dùng, tuân thủ thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng và độ tin
cậy của số liệu và phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của các
nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, và các đối tượng dùng tin khác.

2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng
đại diện cấp quốc gia cho Việt Nam.
Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu
chính, gồm:
(1) Nên tính CSNTNTD ở Việt Nam như thế nào? Trong đó đi sâu trả lời các
câu hỏi: Niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam được đo lường bằng những nhân tố
nào? Bao gồm những cấu phần nào? Những chỉ báo nào là phù hợp nhất để tính chỉ số
niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam?; Phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu

dùng nào là phù hợp nhất trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam?;
(2) Thiết kế điều tra như thế nào để tính được chỉ số niềm tin người tiêu dùng
đại diện cấp quốc gia cho Việt Nam?;
(3) Tính quyền số mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng như thế nào để đảm
bảo mức độ đại diện của mẫu?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án là niềm tin người tiêu dùng của
Việt Nam và quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam.
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu về nội dung của Luận án được xác định dựa trên
mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu như đã nêu trên. Theo đó, Luận án tập
trung làm rõ cơ sở lý luận về niềm tin người tiêu dùng, chỉ số niềm tin người tiêu
dùng. Tiếp đó, Luận án làm rõ quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại
Việt Nam, bắt đầu bằng việc xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng, xác
định các nhân tố đo lường niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam, lựa chọn các chỉ báo
đo lường chỉ số niềm tin người tiêu dùng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Trên cơ
sở đó, Luận án đề xuất phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt
Nam.


7

Để có thông tin phục vụ cho việc tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở
Việt Nam, điều tra niềm tin người tiêu dùng được tác giả triển khai thực hiện vào
tháng 11 năm 2017.

4. Phương pháp nghiên cứu
Bám sát mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Luận án sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp thu thập thông tin:

+ Thu thập thông tin thứ cấp: Luận án thu thập, tổng hợp, và tổng quan các tài
liệu, siêu dữ liệu (metadata), các nghiên cứu có liên quan đến nội dung của Luận án
như: tài liệu của Ủy ban châu Âu, Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, siêu dữ liệu của
OECD, cơ quan thống kê các nước và một số các tổ chức quốc tế khác; Các bài báo
đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước; Kết quả của một số công trình nghiên cứu
khoa học; Khai thác số liệu từ Niên giám Thống kê, các cuộc điều tra thống kê, báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ các nguồn tài liệu này tác giả tiến hành
tổng quan chung nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng. Các số liệu thứ cấp
được sử dụng để phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
+ Thu thập thông tin sơ cấp: Luận án tiến hành phỏng vấn sâu 10 chuyên gia am
hiểu về vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng ở Việt
Nam, từ đó hoàn thiện bảng hỏi để tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng. Đây
cũng là bước nghiên cứu định tính trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, để có
được thông tin phục vụ tính toán thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt
Nam, Luận án tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng với cỡ mẫu đại diện cho
phạm vi toàn quốc gồm 1.110 người tiêu dùng;
- Nhóm các phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý, trình bày thông tin và kết
quả nghiên cứu: Trên cơ sở tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng, Luận án tiến
hành xử lý thông tin, tổng hợp kết quả điều tra, và sử dụng phương pháp thống kê mô
tả như bảng biểu, đồ thị,.. để trình bày thông tin và phân tích kết quả nghiên cứu;
- Nhóm các phương pháp kiểm định thang đo và đánh giá sự phù hợp của chỉ
số niềm tin người tiêu dùng: Như đã đề cập ở trên, các chỉ báo đo lường chỉ số niềm
tin người tiêu dùng của quốc tế cần được vận dụng phù hợp với đặc thù của từng quốc
gia. Do đó, việc kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng là cần thiết. Để kiểm
định thang đo, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm sàng lọc
các biến quan sát, xác định các thành phần, giá trị và độ tin cậy của thang đo niềm tin
người tiêu dùng. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân


8


tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Sau khi xác định
được các chỉ báo cho các chỉ số thành phần, tác giả sử dụng phương pháp tính chỉ số
niềm tin người tiêu dùng hiện đang được các quốc gia trên thế giới sử dụng để tính thử
nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam. Cuối cùng, Luận án sử dụng
các phương pháp phân tích thống kê như phân tích ANOVA một yếu tố để kiểm định
sự khác biệt về chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo các cách phân tổ khác nhau.

5. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án có một số đóng góp tri thức mới về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần
biên soạn chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, đóng góp về lý luận được thể hiện trên các điểm sau:
- Điều chỉnh thang đo niềm tin người tiêu dùng phù hợp với điều kiện thực tiễn
của Việt Nam. Luận án đã thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia am hiểu về vấn đề
nghiên cứu để xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam. Trên cơ sở
đó, hoàn thiện bảng hỏi để tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng;
- Đánh giá sự phù hợp của thang đo. Luận án đã tiến hành kiểm định thang đo
niềm tin người tiêu dùng bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích EFA, phân tích
CFA, từ đó lựa chọn các chỉ báo thuộc các chỉ số thành phần phù hợp với điều kiện
thực tiễn tại Việt Nam phục vụ tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt
Nam. Đây là điểm mới mà các nghiên cứu trước đây về chỉ số niềm tin người tiêu
dùng ở Việt Nam chưa thực hiện.
Thứ hai, đóng góp về thực tiễn cho việc tính toán chỉ số niềm tin người tiêu
dùng tại Việt Nam. Cụ thể:
- Đề xuất cách chọn mẫu cho điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
nhằm tính toán được chỉ số niềm tin người tiêu dùng đại diện cho toàn quốc. Đồng
thời, Luận án cũng xây dựng quy trình tính quyền số mẫu điều tra niềm tin người tiêu
dùng. Mẫu điều tra được gia quyền theo vùng, khu vực (thành thị/nông thôn) và giới
tính nhằm đảm bảo tính đại diện tốt hơn của mẫu được chọn, góp phần tính chỉ số
niềm tin người tiêu dùng chính xác hơn. Các nghiên cứu trước của Việt Nam chưa

từng thực hiện quy trình này trong tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng;
- Xác định phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam. Sau
khi xác định được các chỉ báo cho các chỉ số thành phần, Luận án đề xuất một phương
pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay ở
Việt Nam.


9

- Nhằm chứng minh chỉ số niềm tin người tiêu dùng mà Luận án tính thử
nghiệm phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế, Luận án đã phân tích và đánh giá sự phù
hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung của toàn quốc. Bên cạnh đó, Luận án
còn đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo vùng và theo khu
vực (thành thị/nông thôn) thông qua so sánh, đối chiếu chỉ số niềm tin người tiêu dùng
với số liệu của các chỉ tiêu như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi và chỉ số giá tiêu dùng của cả nước cũng như của các vùng và khu vực thành
thị, nông thôn. Đây là điểm mới mà các nghiên cứu trước đây về chỉ số niềm tin người
tiêu dùng tại Việt Nam chưa thực hiện.
Trên thực tế, nếu Luận án có thể sử dụng ngay chỉ số niềm tin người tiêu dùng
vào dự báo tăng trưởng GDP hoặc chỉ số giá tiêu dùng trong ngắn hạn thì đóng góp sẽ
thiết thực hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới như nghiên cứu của
Bram & Ludvigson (1998), Carroll và cộng sự (1994), Croushore (2005), Golinelli &
Parigi (2004), Roos (2008), Dées & Brinca (2013)... cho thấy cần có số liệu chỉ số niềm
tin người tiêu dùng theo chuỗi thời gian (cùng với các chỉ tiêu khác như GDP/chỉ số giá
tiêu dùng....) mới có thể thực hiện được dự báo ngắn hạn. Trong khi đó, chỉ số niềm tin
người tiêu dùng mà Luận án tính toán chỉ mới được duy nhất một kỳ nên chưa thể thực
hiện được. Thay vào đó, Luận án đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu
dùng chung của toàn quốc cũng như theo vùng và khu vực như trình bày ở trên.

6. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, kết cấu Luận án gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về chỉ số niềm tin người
tiêu dùng.
- Chương 2. Xây dựng quy trình điều tra và thang đo niềm tin người tiêu dùng tại
Việt Nam.
- Chương 3. Phương pháp tính và đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin
người tiêu dùng đề xuất cho Việt Nam.


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG
Nội dung Chương 1 trình bày một số vấn đề lý luận chung về chỉ số niềm tin
người tiêu dùng như các khái niệm về niềm tin người tiêu dùng, chỉ số niềm tin người
tiêu dùng, các cách tiếp cận về niềm tin người tiêu dùng, các nhân tố đo lường niềm tin
người tiêu dùng, vai trò của chỉ số niềm tin người tiêu dùng, cơ sở lý luận để xây dựng
chỉ số niềm tin người tiêu dùng. Tiếp đó, Chương 1 tổng quan các nghiên cứu về chỉ
số niềm tin người tiêu dùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm xác định khoảng
trống nghiên cứu để hoàn thiện phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho
Việt Nam. Cuối cùng, Chương 1 đề cập đến các bài học kinh nghiệm và quy trình xây
dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam.

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chỉ số niềm tin người tiêu dùng
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về niềm tin người tiêu dùng
Niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm có nội hàm rộng. Trước khi làm rõ
khái niệm niềm tin người tiêu dùng, cần hiểu rõ "niềm tin" - yếu tố cấu thành quan
trọng của khái niệm này.

Theo Siergist và cộng sự (2006), niềm tin là sự tin chắc rằng mọi việc đều
nằm trong tầm kiểm soát và sự không chắn chắn là rất thấp. Trịnh Đình Bảy (2002)
xác định niềm tin bao gồm hai yếu tố cơ bản, gồm tri thức (kinh nghiệm và lý luận)
và cảm xúc. Tri thức gồm các mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ nhận thức,
còn cảm xúc tùy thuộc vào mức độ thỏa mãn nhu cầu và được thể hiện dưới hình
thức tích cực hoặc tiêu cực. Tri thức và cảm xúc tích hợp với nhau để tạo nên niềm
tin. Trong hai yếu tố trên cảm xúc đôi khi chiếm phần nổi trội hơn tri thức.
Trong kinh tế học hành vi, khi nói về niềm tin người tiêu dùng, Merkle và
cộng sự (2004) nhận định đây là một khái niệm mang tính chủ quan và hiện chưa có
một định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Curtin (2002) cho rằng định nghĩa về
niềm tin người tiêu dùng không đơn giản vì không thể quan sát trực tiếp được niềm
tin của người tiêu dùng. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu cho thấy khái niệm về niềm
tin của người tiêu dùng hay niềm tin người tiêu dùng (consumer confidence hay
consumer sentiment trong tiếng Anh) được các nhà nghiên cứu và từ điển trình bày
như sau:


11

Katona (1951) quan niệm niềm tin người tiêu dùng là một cách để đo lường
những thay đổi kỳ vọng về thu nhập. Nó không chỉ đơn thuần đo lường kỳ vọng của
người tiêu dùng về qui mô thu nhập tương lai mà còn cả sự chắc chắn hay không
chắc chắn đi kèm với những kỳ vọng đó. Do đó, thành tố quan trọng trong quan niệm
về niềm tin người tiêu dùng là phải bao hàm kỳ vọng về mức độ và sự thay đổi của
thu nhập. Để nhận biết được yếu tố kép này, Katona xác định nội hàm của niềm tin
người tiêu dùng được xếp từ mức độ lạc quan và tin tưởng đến bi quan và không
chắc chắn. Như vậy có thể thấy theo quan điểm của Katona, kỳ vọng vào tương lai là
trung tâm của niềm tin người tiêu dùng, khiến niềm tin người tiêu dùng mang tính
tiên báo, từ đó dự báo được tiêu dùng.
Katona cũng cho rằng niềm tin người tiêu dùng bao gồm các yếu tố cảm xúc

và tri thức. Yếu tố cảm xúc trong thái độ và kỳ vọng kinh tế của người tiêu dùng
chính là căn cứ để có được các thông tin kinh tế, và cũng chính yếu tố cảm xúc đã
tạo nên các làn sóng lạc quan và bi quan lan tỏa đến những người tiêu dùng khác
(Curtin, 2002).
Theo Curtin (2002), không đơn giản để đưa ra định nghĩa về niềm tin người tiêu
dùng vì không thể quan sát trực tiếp được niềm tin của người tiêu dùng mà chỉ có thể
quan sát được hành vi của họ. Do đó, khi nói đến niềm tin người tiêu dùng là ta nói
đến các hành vi kinh tế cụ thể của họ và những hành vi kinh tế khác nhau đó đòi hỏi
phải có những cách khác nhau để đo lường niềm tin. Tương tự, FitzGerald (1983) quan
niệm niềm tin người tiêu dùng là nhận định chủ quan của người tiêu dùng về các điều
kiện hiện tại và tương lai và có mối liên hệ trực tiếp đến chi tiêu, nhất là chi tiêu tự
định (discretionary spending), loại chi tiêu cho những thứ người tiêu dùng “muốn" chứ
không phải là “cần”.
McIntyre (2007) xác định niềm tin người tiêu dùng là thước đo hành vi tương
lai của người tiêu dùng, và niềm tin người tiêu dùng là yếu tố quyết định chi tiêu của
họ cả trong hiện tại và tương lai.
Theo Akerlof & Shiller (2010), khái niệm niềm tin người tiêu dùng trong kinh
tế có liên quan đến khả năng dự đoán, thể hiện ở chỗ khi niềm tin được dự đoán ở
mức cao, người tiêu dùng sẽ trở nên lạc quan về tương lai và ngược lại nếu dự đoán
niềm tin ở mức thấp, người tiêu dùng sẽ bi quan. Khi niềm tin tăng, người tiêu dùng
tăng chi tiêu và người lại khi niềm tin người tiêu dùng giảm, người tiêu dùng sẽ giảm
chi tiêu.
Consumer Confidence (2016) định nghĩa niềm tin người tiêu dùng là một khái
niệm được dùng để chỉ mức độ lạc quan của người tiêu dùng đối với tình hình kinh tế


12

chung của đất nước và tình trạng tài chính của bản thân họ. Niềm tin người tiêu dùng
là nguồn thông tin kinh tế hết sức quan trọng do tiêu dùng cá nhân chiếm khoảng hai

phần ba toàn bộ các hoạt động kinh tế ở hầu hết các quốc gia. Khi niềm tin người tiêu
dùng cao, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn những thời điểm khác, đặc
biệt người tiêu dùng chi tiêu vào các mặt hàng có giá trị cao như ô tô và đồ dùng gia
đình. Chi tiêu dùng tăng giúp nền kinh tế tăng trưởng. Nếu vì một lý do nào đó niềm
tin người tiêu dùng giảm, người tiêu dùng sẽ ít chắc chắn về triển vọng tài chính của
họ và sẽ chi tiêu ít đi, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh khiến doanh
số kinh doanh giảm. Nếu chi tiêu dùng tiếp tục giảm và các doanh nghiệp cắt giảm sản
xuất, nền kinh tế sẽ trải qua giai đoạn sụt giảm, thậm chí bị suy thoái.
Tuy còn tồn tại những quan niệm khác nhau về niềm tin người tiêu dùng nhưng
điểm chung ở đây là niềm tin người tiêu dùng chính là nhận định và kỳ vọng của người
tiêu dùng về các điều kiện kinh tế ở hiện tại cũng như tương lai. Những nhận định và
kỳ vọng này tác động đến các quyết định kinh tế của người tiêu dùng (thể hiện qua
hành vi tiêu dùng của bản thân họ).
Từ những quan niệm khác nhau nói trên về niềm tin người tiêu dùng, Luận án
xác định “Niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm dùng để chỉ nhận định chủ quan
và kỳ vọng của người tiêu dùng đối với tình hình kinh tế chung của đất nước và tình
trạng tài chính hay thu nhập của cá nhân họ và có mối quan hệ với tiêu dùng của bản
thân người tiêu dùng”. Niềm tin của người tiêu dùng cần được lượng hóa thông qua
chỉ số thống kê cụ thể và sẽ được trình bày dưới đây.

1.1.1.2. Khái niệm về chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ số thống kê được dùng để đo lường niềm
tin người tiêu dùng. Các quốc gia trên thế giới đưa ra các khái niệm khác nhau về chỉ
số niềm tin người tiêu dùng tùy vào điều kiện thực tiễn của quốc gia mình.
Conference Board (2011) hay tên gọi tiếng Việt là Ủy ban Hội thảo Hoa Kỳ
quan niệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng là một chỉ số dùng để đo lường sức khỏe
nền kinh tế Mỹ từ quan điểm của người tiêu dùng. Chỉ số này được xây dựng dựa trên
quan điểm của người tiêu dùng về điều kiện kinh doanh, tình trạng việc làm tại thời
điểm hiện tại, cũng như kỳ vọng của họ về điều kiện kinh doanh, việc làm và thu nhập
trong sáu tháng tới.

Thai Chamber of Commerce (2002) quan niệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng
là một chỉ tiêu đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng Thái Lan về tình hình
kinh tế ở thời điểm hiện tại và tương lai. Chỉ số này cho biết nhận định của người tiêu


13

dùng về tình hình kinh doanh ở hiện tại và tương lai, tình trạng việc làm ở thời điểm
hiện tại, triển vọng việc làm trong tương lai và kỳ vọng của họ về thu nhập.
Conference Board of Canada (2016) quan niệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng
của Ca-na-đa đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng Ca-na-đa đối với tình
hình kinh tế dựa trên 4 câu hỏi liên quan đến nhận định của người tiêu dùng về tình
hình tài chính của hộ gia đình ở thời điểm hiện tại và kỳ vọng trong tương lai, triển
vọng việc làm trong ngắn hạn, cũng như thời điểm hiện tại có phải là thời điểm tốt để
mua các hàng hóa lâu bền không.
Đối với các nước thuộc liên minh châu Âu, chỉ số niềm tin người tiêu dùng đo
lường kỳ vọng của người tiêu dùng về tình hình kinh tế chung của đất nước, tình hình
tài chính của hộ, tình hình thất nghiệp, cũng như khả năng tiết kiệm của hộ trong 12
tháng tới.
Như vậy, tuy vẫn còn các quan điểm khác nhau về chỉ số niềm tin người tiêu
dùng như được trình bày ở trên nhưng có thể thấy “Chỉ số niềm tin người tiêu dùng là
một chỉ tiêu thống kê nhằm đo lường cảm nhận và kỳ vọng của người tiêu dùng về tình
trạng kinh tế của quốc gia (bao gồm cả việc làm và giá cả), tình hình tài chính/thu
nhập của cá nhân/hộ gia đình, tình hình tiết kiệm và/hoặc ý định mua sắm (thường là
đồ dùng lâu bền) trong hiện tại và tương lai”. Đây chính là khái niệm mà Luận án
sẽ sử dụng để xác định chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam. Xuất phát từ
nội hàm được xác định trong khái niệm của chỉ số niềm tin người tiêu dùng, có thể
thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng có liên quan chặt chẽ đến GDP và chỉ số giá, và
do vậy có thể sử dụng như là một phong vũ biểu về niềm tin người tiêu dùng để điều
chỉnh dự báo của hai chỉ tiêu này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là tùy vào

điều kiện thực tiễn mà mỗi quốc gia tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng dựa trên
các chỉ báo cụ thể khác nhau (United Nations Statistics Division, 2014). Do đó, mặc
dù đưa ra khái niệm như trên nhưng các phần tiếp theo của Luận án tập trung xác định
các nhân tố cấu thành niềm tin người tiêu dùng để tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng
trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.

1.1.2. Các cách tiếp cận về niềm tin người tiêu dùng
Theo lý thuyết hành vi tiêu dùng, có hai cách tiếp cận chính liên quan đến niềm
tin người tiêu dùng.
Cách tiếp cận thứ nhất dựa trên giả thuyết thu nhập thường xuyên theo vòng
đời (life-cycle permanent income hypothesis). Friedman và Hall là hai nhà nghiên cứu
điển hình của trường phái lý thuyết cổ điển này. Friedman (1957) cho rằng tiêu dùng
được xác định dựa trên thu thập của cá nhân trong suốt cuộc đời họ. Theo giả thuyết


14

thu nhập thường xuyên (Permanent Income Hypothesis- PIH), chi tiêu của người tiêu
dùng phụ thuộc vào thu nhập thường xuyên của họ, những thay đổi tạm thời trong thu
nhập không ảnh hưởng tới tiêu dùng. Theo Hall (1978), trong thị trường hoàn hảo, PIH
có thể xấp xỉ bằng một bước ngẫu nhiên, và như vậy niềm tin của người tiêu dùng
không có vai trò gì trong việc dự báo tiêu dùng thực tế.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tiêu dùng trên thực tế có
liên quan đến thu nhập hiện tại, và do đó đã bác bỏ giả thuyết thu nhập thường xuyên
theo vòng đời ở dạng nguyên thủy nhất của nó. Để giải thích cho sự lệch hướng này từ
giả thuyết thu nhập thường xuyên theo vòng đời, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh
phần nào hình thức ban đầu của giả thuyết này. Điển hình là mô hình thực nghiệm của
Campbell & Mankiw (1990), trong đó hai nhà nghiên cứu kiểm định giả thuyết bước
ngẫu nhiên bằng cách phân chia người tiêu dùng thành 2 nhóm, gồm nhóm những
người tiêu dùng từ thu nhập cố định và nhóm những người tiêu dùng từ thu nhập hiện

hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy PIH chỉ đúng đối với một phần của tổng thể, và
niềm tin của người tiêu dùng có chức năng dự báo chi tiêu qua kênh thu nhập.
Cách tiếp cận thứ hai là cách tiếp cận tâm lý thể hiện ở lý thuyết về sự sẵn lòng
mua của Katona (1951, 1960, 1975). Lý thuyết này của Katona chính là cơ sở cho các
cuộc điều tra niềm tin người tiêu dùng ở nhiều nước, giúp tính chỉ số niềm tin người
tiêu dùng nhằm đo lường ý định mua của người tiêu dùng. Theo Katona (1951, 1960,
1975), hành vi mua sắm của người tiêu dùng không chỉ được quyết định bởi các điều
kiện khách quan như thu nhập (khả năng mua) mà còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ
quan như thái độ và tâm trạng. Tiêu dùng của các cá nhân (thể hiện qua ý định mua)
phụ thuộc vào niềm tin (nhận định và kỳ vọng) của họ đối với các điều kiện kinh tế
cũng như tình hình tài chính của bản thân trong tương lai. Nếu thái độ thay đổi, tiêu
dùng sẽ thay đổi, ngay cả khi khả năng mua của người tiêu dùng không đổi. Sự sẵn
lòng mua cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố phi định lượng và phi kinh tế, chẳng hạn
như khủng khoảng chính trị hoặc chiến tranh. Theo đó, sự sụt giảm trong niềm tin có
thể dẫn tới sự suy giảm tiêu dùng theo cách mà các biến kinh tế không thể nào dự báo
được.
Quan điểm này của Katona cũng được chia sẻ và đồng thuận bởi Acemoglu &
Scott (1994), Eppright và cộng sự (1998) bởi theo họ nhân tố chính của cách tiếp cận
này của Katona chính là sự không chắc chắn. Acemoglu & Scott (1994) chứng minh
rằng sự sẵn lòng mua có quan hệ nghịch với sự không chắc chắn. Khi người tiêu dùng
cảm nhận được sự không chắc chắn cao hơn so với tình trạng tài chính của họ, người
tiêu dùng sẽ giảm mua sắm. Trong bối cảnh đó, tính hữu ích của niềm tin thể hiện khả
năng chuyển tải đánh giá rủi ro của người tiêu dùng. Đánh giá này có thể ảnh hưởng


15

tới kế hoạch chi tiêu chỉ trong phạm vi sự không chắc chắn này được chuyển thành sự
không chắc chắn về kinh tế. Trên cơ sở giả thuyết này, kết quả nghiên cứu của
Blanchard & Fischer (1989) cho thấy có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thu nhập hiện tại

và tiêu dùng. Thông qua việc phản ánh sự không chắc chắn, niềm tin của người tiêu
dùng giúp dự báo tiêu dùng.
Như vậy, theo hai cách tiếp cận trình bày ở trên, có thể thấy cách tiếp cận theo
lý thuyết hành vi tiêu dùng truyền thống không giúp dự báo được tiêu dùng do chưa
bao gồm yếu tố tâm lý. Trong khi đó, cách tiếp cận tâm lý dựa trên lý thuyết về sự sẵn
lòng mua của Katona là cách tiếp cận toàn diện hơn, giúp dự báo tiêu dùng, nhất là
trong các giai đoạn nền kinh tế, chính trị có những biến động lớn do cách tiếp cận này
đã bao gồm cảm nhận và kỳ vọng của người tiêu dùng đối với các điều kiện kinh tế.
Chính tính ưu việt này của cách tiếp cận dựa trên tâm lý mà các quốc gia trên thế giới
đã sử dụng nó làm cơ sở nền tảng cho việc thiết kế các cuộc điều tra niềm tin người
tiêu dùng nhằm thu thập thông tin tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi
áp dụng vào thực tế, mỗi quốc gia đo lường niềm tin người tiêu dùng bằng các chỉ báo
khác nhau nhằm phản ánh chính xác nhất điều kiện thực tiễn của quốc gia mình
(United Nations Statistics Division, 2014).
Do đó, theo xu hướng chung của các quốc gia khác trên thế giới, khi nghiên cứu
xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam, Luận án cũng sẽ dựa trên
cách tiếp cận tâm lý để xác định các nhân tố và chỉ báo phù hợp với bối cảnh thực tiễn
của Việt Nam. Đây sẽ là tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xây dựng chỉ số
niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam của Luận án.

1.1.3. Các nhân tố đo lường niềm tin người tiêu dùng
Niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm trừu tượng (Curtin, 2000). Do đó, để
đo lường một khái niệm trừu tượng như niềm tin người tiêu dùng cần phải xác định
được các nhân tố hay các chiều cụ thể phản ánh chính xác khái niệm trừu tượng này
(DeVellis, 1991).
Như đã đề cập ở trên, Katona (1951, 1960, 1975) chỉ rõ hành vi mua sắm của
người tiêu dùng không chỉ được quyết định bởi các điều kiện khách quan như thu nhập
(khả năng mua) mà còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như thái độ và tâm trạng (ý
định mua). Theo đó, các yếu tố chủ quan của người tiêu dùng thể hiện khả năng đánh
giá rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn về thu nhập (Acemoglu & Scott, 1994;

Eppright và cộng sự, 1998), cũng như kỳ vọng của họ vào các điều kiện kinh tế trong
tương lai (Katona, 1968) để từ đó quyết định hành vi của mình. Như vậy, niềm tin
người tiêu dùng là sự giao thoa giữa các yếu tố kinh tế và tâm lý (Curtin, 2000). Lý


16

thuyết về kinh tế học hành vi (Katona, 1951) và các nghiên cứu thực nghiệm
(Matsusaka & Sbordone, 1995; Santero & Westerlund, 1996; Knack & Keefer, 1997;
Utaka, 2003; Kwan & Cotsomitis, 2006; Vuchelen, 2004; Gelper và cộng sự, 2007;
Van Aarle & Kappler, 2012; Dée & Brinca, 2013; Demirel & Artan, 2017; Curtin,
2000; McIntyre, 2007) cho thấy các nhân tố phản ánh niềm tin người tiêu dùng bao
gồm: thu nhập, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, tiết kiệm, chi tiêu cho hàng
hóa lâu bền. Cụ thể:
Thu nhập: là nhân tố thể hiện khả năng mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, kỳ
vọng về thu nhập trong tương lai lại là yếu tố tác động đến niềm tin của người tiêu
dùng từ đó ảnh hưởng đến các quyết định về tiêu dùng để phù hợp với nhu cầu ở hiện
tại và tương lai của họ (Katona, 1951; Curtin, 2000; McIntyre, 2007). Khi người tiêu
dùng lạc quan về thu nhập trong tương lai, người tiêu dùng tăng chi tiêu. Ngược lại,
khi người tiêu dùng nhận định thu nhập trong tương lai giảm đi, họ chi tiêu ít đi. Cần
lưu ý là kỳ vọng về thu nhập trong tương lai thường bị ảnh hưởng bởi mức thu nhập
hiện tại. Do vậy, trong các chỉ báo đo lường niềm tin người tiêu dùng thường có cả câu
hỏi về thu nhập hiện tại và kỳ vọng về thu nhập trong tương lai.
Lạm phát: là nhân tố bị ảnh hưởng bởi niềm tin của người tiêu dùng. Khi người
tiêu dùng lạc quan về tương lai, người tiêu dùng kỳ vọng giá cả giảm, do đó sẽ giảm
chi tiêu ở hiện tại để tăng chi tiêu trong tương lai (Katona, 1951; Curtin, 2000;
McIntyre, 2007). Điều này sẽ làm cho giá cả trong tương lai giảm thấp hơn. Ngược lại,
khi người tiêu dùng bi quan về tương lai, người tiêu dùng kỳ vọng giá cả hàng hóa
tăng lên nên sẽ chi tiêu nhiều hơn ở hiện tại và điều này sẽ dẫn đến áp lực lạm phát.
Tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết kinh tế học hành vi của Katona và các nghiên

cứu thực nghiệm của Santero & Westerlund, 1996; Utaka, 2003; Vuchelen, 2004 cho
thấy thay đổi trong niềm tin người tiêu dùng dẫn đến thay đổi trong tăng trưởng kinh
tế. Khi người tiêu dùng lạc quan về tương lai, họ giảm tiết kiệm, tăng chi tiêu từ đó
làm cho kinh tế tăng trưởng tốt. Ngược lại, khi người tiêu dùng bi quan về tương lai,
người tiêu dùng giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm làm tăng trưởng kinh tế kém đi.
Thất nghiệp: Lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, tiết kiệm và chi tiêu có
mối liên hệ với nhau. Nghiên cứu của Demirel & Artan (2017) và Van Aarle &
Kappler (2012) cho thấy, cú sốc trong niềm tin người tiêu dùng tác động đến thất
nghiệp. Cụ thể, khi niềm tin của người tiêu dùng vào tương lai tăng lên, người tiêu
dùng sẽ tăng chi tiêu, giảm tiết kiệm. Hành vi này của người tiêu dùng sẽ thúc đẩy nền
kinh tế và do đó sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hay nói cách khác làm giảm tỷ lệ thất


17

nghiệp. Ngược lại, khi niềm tin của người tiêu dùng giảm, họ sẽ giảm chi tiêu tăng tiết
kiệm, từ đó làm kinh tế sụt giảm, thất nghiệp tăng lên.
Chi tiêu cho hàng hóa lâu bền (hay còn gọi là chi tiêu tự định): là hình thức chi
tiêu có liên quan chặt chẽ đến niềm tin của người tiêu dùng (Katona, 1951; Curtin,
2000). Khi người tiêu dùng lạc quan, người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu cho các hàng hóa
lâu bền, là những hàng hóa được xem là người tiêu dùng muốn chứ không phải là cần.
Ngược lại, khi cảm nhận được các rủi ro trong tương lai, người tiêu dùng sẽ trở nên
thận trọng hơn và sẽ trì hoãn việc mua sắm các hàng hóa lâu bền.
Tiết kiệm: là một khía cạnh ngược lại của chi tiêu. Như đã lập luận ở phần tăng
trưởng kinh tế, khi người tiêu dùng bi quan về tương lai, kỳ vọng của người tiêu dùng
về tương lai xấu đi, người tiêu dùng tăng tiết kiệm (Katona, 1951; Curtin, 2000,
Santero & Westerlund, 1996) để tích lũy cho tương lai. Trái lại, khi người tiêu dùng
lạc quan về tương lai, người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn và giảm tiết kiệm.
Từ phân tích ở trên, có thể thấy niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm đa
chiều và cần được đo lường bằng nhiều nhân tố. Các chỉ báo trong từng nhân tố nhằm

đo lường cảm nhận hay nhận định của người tiêu dùng liên quan đến các thông tin ở
hiện tại cũng như kỳ vọng trong tương lai đối với các nhân tố nêu trên nên cần được
thiết kế theo các chuẩn mực nhất định nhằm thu thập được thông tin phục vụ tốt nhất
cho việc tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm quốc tế
cũng cho thấy mặc dù có sáu nhóm nhân tố phản ánh niềm tin của người tiêu dùng
nhưng mức độ phù hợp ở từng quốc gia là khác nhau (Curtin, 2002). Do đó, khi nghiên
cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam, cần lưu ý xây dựng và kiểm
định thang đo niềm tin người tiêu dùng để đảm bảo sự phù hợp của thang đo trong
điều kiện thực tiễn của quốc gia.

1.1.4. Vai trò của chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Thực tiễn cho thấy mặc dù các nghiên cứu đưa ra các kết quả khác nhau khi sử
dụng chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong các mô hình dự báo kinh tế nhưng điểm
chung của các nghiên cứu này là đều tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
giữa các phương thức đo lường niềm tin người tiêu dùng với các biến kinh tế ở hiện tại
và tương lai. Đặc biệt, các nghiên cứu của Carrol và cộng sự (1994), Garner (1991),
Throop (1992), Howrey (2001), và Haugh (2005) chỉ ra rằng chỉ số niềm tin người tiêu
dùng có vai trò rất quan trọng trong việc dự báo các giai đoạn nền kinh tế biến động
mạnh, chẳng hạn như các cuộc suy thoái và phục hồi kinh tế. Ở những thời kỳ này
niềm tin người tiêu dùng thường biến động mạnh, cho thấy biến động lớn trong niềm
tin là chỉ báo hữu ích của tiêu dùng.


×