Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 245 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ VÂN TRINH

CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2/2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ VÂN TRINH

CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


Chuyên Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9 34 02 01

TP. HỒ CHÍ MINH – 2/2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Phạm Thị Vân Trinh
Sinh ngày: 22 tháng 12 năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh
Hiện công tác tại: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Là học viên nghiên cứu sinh khóa 19 của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM
Mã số NCS: 010119140022
Cam đoan đề tài: Cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng,
kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.,TS. Trần Hoàng Ngân
2. TS. Vũ Văn Thực
Luận án nghiên cứu sinh được thực hiện tại trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí
Minh.
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Trần Hoàng Ngân và TS. Vũ Văn Thực. Các kết quả nghiên cứu có tính độc
lập riêng, các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Ngày tháng

năm 2020


Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Vân Trinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cám ơn Lãnh đạo cùng với các Thầy, Cô trong Khoa Sau đại
học, Khoa Tài Chính của Trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập.
Đặc biệt, trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân và Tiến sĩ Vũ
Văn Thực đã tận tâm, dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tác giả thực hiện và hoàn
thành luận án này.
Tác giả cũng xin cám ơn Ban giám hiệu, các quý đồng nghiệp của Trường cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận án không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong
nhận được sự hướng dẫn thêm từ Quý Thầy, Cô, các chuyên gia và đồng nghiệp để tôi
nghiên cứu tốt hơn.
Trân trọng cám ơn./.
Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Vân Trinh


iii

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Luận án nghiên cứu cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư
xây dựng, kinh doanh bất động sản, trong đó tập trung giải quyết bốn vấn đề chính: (i) các
yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ; (ii) tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn
và cấu trúc kỳ hạn nợ hướng về ngưỡng mục tiêu; (iii) tác động giữa cấu trúc vốn và cấu
trúc kỳ hạn nợ; (iv) xác định ngưỡng cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn mục tiêu của các
doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản. Nghiên cứu được tiến hành với
dữ liệu bảng cân bằng gồm 70 doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX) tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 - 2017. Dựa trên lý thuyết
MM, lý thuyết TOT, lý thuyết POT, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết
sự phù hợp, lý thuyết dựa vào thuế, luận án đã xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu
nhằm giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy: (i) thể chế có tác động nghịch chiều đến
việc lựa chọn cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ; (ii) cơ cấu tài sản, thuế thu nhập doanh
nghiệp, quy mô doanh nghiệp và cơ hội tăng trưởng có tác động thuận chiều đến cấu trúc
vốn, và ngược lại khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, phát triển tài chính có tác động
nghịch chiều đến cấu trúc vốn; (iii) khả năng thanh khoản, rủi ro kinh doanh, quy mô doanh
nghiệp, phát triển tài chính , lạm phát có tác động thuận chiều đến việc lựa chọn cấu trúc
kỳ hạn nợ (iv) tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS là
24,87% và tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ là 25,92%; (v) tác động giữa cấu trúc vốn
và cấu trúc kỳ hạn nợ là thuận chiều; (vi) ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu là 69,68% và cấu
trúc kỳ hạn nợ mục tiêu là 57,9%.
Từ khóa: Cấu trúc vốn, cấu trúc kỳ hạn nợ, cấu trúc vốn mục tiêu, cấu trúc kỳ hạn nợ mục
tiêu, thể chế.


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Ký hiệu từ
viết tắt
CPIA

Diễn giải đầy đủ
Tiếng Anh
Country Policy and
Institutional Assessment

Tiếng Việt
Đánh giá về thể chế và chính
sách quốc gia

CTCP

Công ty cổ phần

CTV

Cấu trúc vốn

BĐS

Bất động sản

BCTC

Báo cáo tài chính

DN


Doanh nghiệp

Diff-GMM

Difference Generalized Method Phương pháp ước lượng Moment
of Moment
tổng quát sai phân

ĐT XD

Đầu tư xây dựng

EBDI

Ease of Doing Business Index

Chỉ số thuận lợi kinh doanh

EPS

Earning Per Share

Lợi nhuận trên cổ phiếu

FEM

Fixed Efeect Model

Phương pháp các yếu tố tác động

cố định

FD

Financial Development

Phát triển tài chính

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FGLS

Feasible Generalized Least
Squares

Phương pháp bình phương bé
nhất tổng quát khả thi

FI

Financial Institution

Thể chế tài chính

FM


Financial Markets

Thị trường tài chính

GCI

Global Competitivenesss Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh quốc
gia

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GII

Global Integerity Index

Chỉ số liêm chính toàn cầu

GICS

Global Industry Classification

Tiêu chuẩn phân ngành toàn cầu



v

GLS

Generalized Least Squares

Phương pháp bình phương bé
nhất tổng quát.

GMM

General Method of Moment

Phương pháp ước lượng Moment
tổng quát

GVHB

Giá vốn hàng bán

KD

Kinh doanh

H0

Null hypothesis

Giả thuyết H0 (giả thuyết không)


H1

Alternative hypothesis

Giả thuyết H1 (giả thuyết
nghịch)

HaSIC

Hanoi Standard Industrial
Classification

Tiêu chuẩn phân ngành của Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ thế giới


MM

Modilligiani and Miller theory

Lý thuyết Modilligiani và Miller

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTM CP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NVNH

Nguồn vốn ngắn hạn

NVDH

Nguồn vốn dài hạn

NNH

Nợ ngắn hạn


NDH

Nợ dài hạn

OECD

Orgnization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

OLS

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương nhỏ
nhất

PCI

Provincial Competitiveness
Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh

Pooled OLS


Pooled Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương tối
thiểu gộp


vi
POT

Pecking Order theory

Lý thuyết trật tự phân hạng

PTR

Panel Threshold Regression

Hồi quy ngưỡng của dữ liệu
bảng

PVAR

Panel Vector Autoregressive
Models

Phương pháp vector tự hồi quy
dạng bảng

REM


Random Efeect Model

Phương pháp các yếu tố tác động
ngẫu nhiên

ROA

Return On Total Assets

Lợi nhuận ròng trên tài sản

ROE

Return On Total Equity

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu

SURE

Seemingly Unrelated
Regression

Phương pháp dường như không
tương quan

Sys-GMM

System Generalized Method of
Moment


Phương pháp ước lượng Moment
tổng quát hệ thống

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNV

Tổng nguồn vốn

TOT

Trade-off theory

Lý thuyết đánh đổi

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn


TT BĐS

Thị trường bất động sản

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTTC

Thị trường tài chính

TTS

Tổng tài sản

TTTP

Thị trường trái phiếu

VAMC

Vietnam Asset Management
Company

VCSH
VCCI
VN-INDEX

Công ty quản lý tài sản của các

tổ chức tín dụng Việt Nam
Vốn chủ sở hữu

Vietnam Chamber of
Commerce and Industry

Phòng Thương mại và công
nghiệp Việt Nam
Chỉ số chứng khoán Việt Nam


vii
VN
WACC

Việt Nam
Weighted Average Cost of
Capital

Chi phí sử dụng vốn bình quân


viii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tình hình tỷ lệ vốn dài hạn của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai
đoạn 2008 - 2017 ............................................................................................................... 50
Bảng 1.2: Số lượng DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam có chênh lệch giữa tỷ lệ vốn dài hạn
và tỷ lệ tài sản dài hạn âm trong giai đoạn 2008 – 2017 ................................................... 51

Bảng 2.1: Tổng hợp lý thuyết cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp ...... 74
Bảng 2.2: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 90
Bảng 2.3: Đo lường các biến trong mô hình ..................................................................... 94
Bảng 2.4: Kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình ......................................................... 96
Bảng 2.5: Các mô hình nghiên cứu đề xuất trong luận án .............................................. 101
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến ..................................................................... 115
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn ................................... 118
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ ..................... 121
Bảng 4.4: Tốc độ điều chỉnh CTV và cấu trúc kỳ hạn nợ hướng về ngưỡng mục tiêu của
các DN ĐT KD BĐS Việt Nam ...................................................................................... 124
Bảng 4.5: Kết quả xác định ngưỡng CTV mục tiêu của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam
......................................................................................................................................... 126
Bảng 4.6: Danh sách các doanh nghiệp có CTV trên ngưỡng CTV mục tiêu ............. 128
Bảng 4.7: Kết quả xác định ngưỡng cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các DN ĐT XD KD
BĐS tại Việt Nam ............................................................................................................ 128
Bảng 4.8: Danh sách các doanh nghiệp có cấu trúc kỳ hạn nợ trên ngưỡng cấu trúc kỳ
hạn nợ mục tiêu ............................................................................................................... 130


ix
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến CTV của các DN ĐT XD
KD BĐS Việt Nam .......................................................................................................... 134
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của
các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam................................................................................ 135
Bảng 4.11: So sánh kết quả nghiên cứu tốc độ điều chỉnh của CTV của DN ĐT XD KD
BĐS tại Việt Nam với các công trình trước .................................................................... 139
Bảng 4.12: So sánh kết quả nghiên cứu tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ của DN ĐT
XD KD BĐS tại Việt Nam với các công trình trước....................................................... 140
Bảng 4.13: So sánh kết quả nghiên cứu ngưỡng CTV và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của
các DN ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam với các công trình trước ................................... 140

Bảng 4.14: So sánh kết quả nghiên cứu ngưỡng cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các DN
ĐT XD KD BĐS tại Việt Nam với các công trình trước ................................................ 141


x

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Giá trị hàng tồn kho BĐS từ năm 2008 đến 2017 ............................................. 41
Hình 1.2: Dư nợ cho vay bất động sản từ năm 2008 đến năm 2017 ................................. 41
Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng ngành BĐS ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 - 2017 .... 42
Hình 1.4: So sánh tốc độ tăng trưởng ngành BĐS và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai
đoạn 2008 - 2017 ............................................................................................................... 42
Hình 1.5: Quy mô nguồn vốn trung bình của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai
đoạn 2008 – 2017 .............................................................................................................. 46
Hình 1.6: Cấu trúc vốn trung bình của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong
giai đoạn 2008 – 2017 ....................................................................................................... 47
Hình 1.7: Cấu trúc kỳ hạn nợ trung bình của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS Việt Nam
DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017 .......................................... 48
Hình 1.8: Tương quan diễn biến tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của các DN ĐT XD
KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017.............................................................. 49
Hình 1.9: Quy mô doanh nghiệp của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2008 - 2017 ............................................................................................................ 53
Hình 1.10: Tỷ suất sinh lời của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2008 - 2017 ........................................................................................................................ 54
Hình 1.11: Khả năng thanh khoản của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2008 - 2017 ............................................................................................................ 55
Hình 1.12: Cơ hội tăng trưởng của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2008 - 2017 ................................................................................................................ 56



xi
Hình 1.13: Cơ cấu tài sản của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2008 - 2017 ........................................................................................................................ 57
Hình 1.14: Kỳ hạn tài sản của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2008 - 2017 ........................................................................................................................ 58
Hình 1.15: Thuế thu nhập doanh nghiệp của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2008 - 2017 ................................................................................................... 58
Hình 1.16: Rủi ro kinh doanh của các DN ĐT XD KD BĐS Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2008 - 2017 ................................................................................................................ 59
Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 104


xii

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu.................................................................................................... 1
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp
................................................................................................................................ 4
1.3 Khoảng trống nghiên cứu về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ ............................. 7
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................. 12
2.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 12
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 13
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 13
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 13
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 14
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 14

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .............................................................. 15
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 17
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ............................................................................................................................... 19
1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU
TRÚC KỲ HẠN NỢ ......................................................................................................... 19
1.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và cấu trúc
kỳ hạn nợ .............................................................................................................. 19
1.1.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn .......... 19


xiii
1.1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ 21
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn
nợ .......................................................................................................................... 25
1.1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn .................... 25
1.1.2.2 Các nghiên cứu về tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ ............................... 30
1.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn mục tiêu, cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu
.............................................................................................................................. 34
1.1.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn mục tiêu .................................. 34
1.1.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu ........................ 35
1.1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ
.............................................................................................................................. 35
1.2 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH BẤT
ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM .......................................................................................... 39
1.2.1 Đặc thù ngành bất động sản và đặc điểm của các doanh nghiệp trong ngành bất
động sản tại Việt Nam .......................................................................................... 39
1.2.1.1 Đặc thù ngành bất động sản tại Việt Nam ...................................................... 39
1.2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp trong ngành bất động sản tại Việt Nam ..... 44
1.2.2 Thực trạng cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây

dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam ....................................................... 46
1.2.3 Thực trạng chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh
bất động sản Việt Nam ......................................................................................... 52
1.2.3.1 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ......................................................................... 53
1.2.3.2 Khả năng sinh lời (ROE) ................................................................................ 53
1.2.3.3 Khả năng thanh khoản (LIQ) .......................................................................... 55


xiv
1.2.3.4 Cơ hội tăng trưởng (GRO) .............................................................................. 56
1.2.3.5 Cơ cấu tài sản (TANG) ................................................................................... 57
1.2.3.6 Kỳ hạn tài sản (AMR) ..................................................................................... 57
1.2.3.7 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) ............................................................... 58
1.2.3.8 Rủi ro kinh doanh (RISK) ............................................................................... 59
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 62
2.1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ ....... 62
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn............................................................................ 62
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn nợ .................................................................. 70
2.2 TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU
TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ.................................................................... 74
2.2.1 Tổng hợp lý thuyết về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ .................................. 74
2.2.2 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ ... 76
2.3 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ....................................... 78
2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 78
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................. 96
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 104
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 104
3.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 105
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 107
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................. 107

3.3.1.1 Phương pháp nghiên cứu đối với mô hình phân tích các yếu tố tác động đến cấu
trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ; và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ
của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam ...... 107


xv
3.3.1.2 Phương pháp nghiên cứu đối với mô hình xác định cấu trúc vốn mục tiêu và cấu
trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động
sản tại Việt Nam........................................................................................................ 111
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................... 111
3.4 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU................................................................ 111
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CẤU
TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM .......................... 115
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN .................................. 115
4.1.1 Thống kê mô tả................................................................................................... 115
4.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................... 116
4.2 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN VÀ
CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KINH
DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM ................................................................ 117
4.2.1 Kết quả ước lượng các yếu tố tác động cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đầu tư
xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam .............................................. 118
4.2.1.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................................... 119
4.2.1.2 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 120
4.2.2 Kết quả ước lượng các yếu tố tác động cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp
đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam ................................... 121
4.2.2.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................................... 122
4.2.2.2 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 123
4.3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỐC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC
KỲ HẠN NỢ HƯỚNG VỀ NGƯỠNG CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ



xvi
MỤC TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT
ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM ........................................................................................ 123
4.3.1 Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh
bất động sản tại Việt Nam .................................................................................. 124
4.3.2 Tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh
doanh bất động sản tại Việt Nam ....................................................................... 125
4.4 TÁC ĐỘNG GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ ................. 125
4.5 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ MỤC TIÊU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................. 126
4.5.1 Xác định cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh
bất động sản tại Việt Nam .................................................................................. 126
4.5.2 Xác định cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh
doanh bất động sản tại Việt Nam ....................................................................... 128
4.6 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 130
4.6.1 Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh
doanh bất động sản tại Việt Nam ....................................................................... 130
4.6.2 Các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng,
kinh doanh bất động sản tại Việt Nam ............................................................... 135
4.6.3 Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư
xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam .............................................. 138
4.6.4 Xác định cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam ....................... 140
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH. .................................... 145


xvii

5.1 KẾT LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM
......................................................................................................................................... 145
5.1.1 Tác động của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ
hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt
Nam .................................................................................................................... 145
5.1.2 Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ hướng về ngưỡng cấu trúc
vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh
doanh bất động sản tại Việt Nam ....................................................................... 147
5.1.3 Tác động giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ ............................................ 148
5.1.4 Xác định cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh nghiệp đầu tư
xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam .............................................. 148
5.2 GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG,
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN VÀ CẤU
TRÚC KỲ HẠN NỢ ....................................................................................................... 149
5.2.1 Một số hàm ý nâng cao hiệu quả quản lý trong việc xây dựng cấu trúc vốn và cấu
trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại
Việt Nam ............................................................................................................ 150
5.2.2 Một số hàm ý cho việc điều chỉnh cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ theo ngưỡng
mục tiêu của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại Việt
Nam .................................................................................................................... 153
5.2.3 Một số hàm ý để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản tại
Việt Nam lựa chọn cấu trúc vốn, cấu trúc kỳ hạn nợ đạt mức mục tiêu ............ 154
5.3 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.
......................................................................................................................................... 157


xviii
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN, CẤU TRÚC
KỲ HẠN NỢ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA CÁC CHUYÊN
GIA TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ KIỂM ĐỊNH CƠ BẢN
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC VỐN
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC KỲ
HẠN NỢ
PHỤ LỤC 6: XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN
NỢ MỤC TIÊU


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Những quyết định tài chính của doanh nghiệp đều liên quan đến cấu trúc vốn và
cấu trúc kỳ hạn nợ. Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa việc sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu
theo một tỷ lệ nhất định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(Roos & ctg, 2002). Cấu trúc kỳ hạn nợ là quan hệ giữa kỳ hạn nợ ngắn hạn và kỳ hạn
nợ dài hạn, trong đó, kỳ hạn nợ dài hạn là các khoản nợ được xác định thời hạn đáo hạn
nợ trên một năm, còn kỳ hạn nợ ngắn hạn là các khoản nợ xác định thời hạn đáo hạn
trong vòng 12 tháng (Barclay & Smith, 1995). Do đó, cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn
nợ của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển bền vững cũng như hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp (Modigliani & Miller, 1958; Myers & Majluf, 1984).
Vì thế, việc doanh nghiệp theo đuổi cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ không phù hợp
với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm của từng doanh nghiệp có thể dẫn đến
những bất lợi trong dài hạn cho doanh nghiệp. Theo lý thuyết sự phù hợp, sự mất cân

đối cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp (Morris, 1976; Stohs &Mauer, 1996).
Trong thời gian qua trên thế giới, có rất nhiều trường phái lý thuyết khác nhau đề
cập đến cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp. Các trường phái lý thuyết
khác nhau xác định cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp cũng khác
nhau. Các nghiên cứu thực nghiệm kiểm định về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của
doanh nghiệp cung cấp bằng chứng khác nhau do có sự khác nhau về không gian, thời
gian, đặc điểm ngành nghề và phương pháp nghiên cứu cũng khác nhau. Đối với Việt
Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ
của doanh nghiệp cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng số lượng
vẫn còn hạn chế, đặc biệt các nghiên cứu theo dạng kết hợp về cấu trúc vốn và cấu trúc
kỳ hạn nợ của doanh nghiệp đối với đặc thù của một ngành cụ thể, đặc biệt là ngành
BĐS – khi mà yếu tố thể chế tác động không nhỏ đến quyết định lựa chọn cấu trúc vốn


2
và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp trong ngành BĐS – chưa có nghiên cứu chính
thống nào đề cập về vấn đề này kể cả nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tại Việt Nam, do đặc thù lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản phẩm bất động
sản là loại hàng hóa đặc biệt thường có giá trị lớn và vị trí cố định, các hoạt động liên
quan đến bất động sản đều bị chi phối bởi hệ thống pháp luật của một quốc gia. Đối với
Việt Nam, kể từ năm 1993 khi Luật đất đai chính thức ban hành đánh dấu cho sự ra đời
của thị trường bất động sản. Điều này cho thấy ngành BĐS hình thành khá là non trẻ và
đã trải qua các giai đoạn phát triển thiếu ổn định, có lúc tăng trưởng “quá nóng” và cũng
có khi rơi vào trạng thái “đóng băng”. Ở mỗi giai đoạn phát triển của ngành BĐS, các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS đều gặp nhiều trở ngại và khó
khăn nhất định. Do đặc thù của ngành BĐS, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
BĐS cần có nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các dự án BĐS. Tuy nhiên, đa phần các
doanh nghiệp BĐS sử dụng nợ vay ngắn hạn để tài trợ, điều này góp phần làm cho doanh
nghiệp gặp nhiều rủi ro và trở ngại trong hoạt động kinh doanh và chịu nhiều áp lực về

thanh khoản, khốn khó về tài chính.
Dưới tác động của các yếu tố khách quan xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu năm 2008, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng địa ốc tại Mỹ. Hàng loạt các chính
sách cho vay nới lỏng - việc cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn được thực hiện một
cách dễ dàng đã tạo nên cơn sốt nhà đất năm 2000, đỉnh điểm vào năm 2006. Sau đó
hiện tượng “đóng băng” của thị trường bất động sản Mỹ làm cho giá nhà sụt giảm mạnh
đã tác động lớn đến thị trường tài chính, dẫn đến sự sụp đổ của nhiều định chế tài chính
có quy mô lớn trên toàn cầu như Fannie Mae và Freddie Mac. Chính từ cuộc khủng
hoàng tài chính toàn cầu này đã tác động đến nền kinh tế của các nước phát triển và lan
rộng sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015 đạt 5,91%, thấp hơn so với giai đoạn 20002007 (đạt bình quân 7,5%). Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán giảm mạnh thể hiện
qua chỉ số VN-Index từ mốc 1.158,9 điểm vào tháng 3/2007 giảm dần chạm đáy ở mốc
234,66 điểm vào tháng 02/2009. Đồng thời, xuất hiện hiện tượng “vỡ bong bóng” của
thị trường BĐS Việt Nam vào cuối năm 2008 làm cho hàng loạt BĐS giảm giá trị, các
dự án của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS buộc phải ngừng triển khai hoặc chuyển


3
nhượng. Lúc này, các doanh nghiệp hoạt động ĐT XD KD BĐS không thu hút được
nguồn vốn từ thị trường chứng khoán để có thể tiếp tục triển khai các dự án. Mặt khác,
lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao - cao nhất đạt 20,10% vào quý 3/2008. Hàng
loạt các doanh nghiệp bất động sản rơi vào trạng thái mất khả năng thanh khoản và hàng
hóa dư thừa.
Ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thì nguyên
nhân chủ quan từ các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS Việt Nam cũng khá quan trọng.
Các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS Việt Nam đa phần là doanh nghiệp có quy mô vốn
chưa đáp ứng với tiềm năng, vốn đầu tư thấp, và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn
vay mà chủ yếu là vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào lĩnh vực ưu tiên – các dự án BĐS
cần vốn dài hạn đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp BĐS mất cân đối tài chính,
phải đối mặt với lượng tồn kho lớn, chi phí tài chính tăng cao, khả năng sinh lời giảm,

khả năng thanh khoản và cạnh tranh thấp. Từ dữ liệu nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng
cho thấy, đa phần các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS chưa xem xét để lựa chọn cấu trúc
vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ dựa trên các lý thuyết về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ,
chủ yếu theo quan điểm chủ quan của doanh nghiệp - có đến 40% doanh nghiệp sử dụng
nợ vượt ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu và 74,29% doanh nghiệp sử dụng kỳ hạn nợ dài
hạn dưới ngưỡng cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu. Mặt khác, cũng theo số liệu từ báo cáo
tài chính của 70 doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS niêm yết trên hai sàn chứng khoán
HOSE và HNX của Việt Nam cho thấy, quy mô nguồn vốn kinh doanh của các doanh
nghiệp này đều tăng từ năm 2008-2017 với tốc độ tăng trung bình là 23,87%, cùng với
sự gia tăng nguồn vốn thì nợ phải trả cũng tăng theo trung bình 53,57% tổng nguồn vốn,
trong đó sử dụng kỳ hạn nợ ngắn hạn chiếm 60,22% nợ phải trả, điều này cho thấy tiềm
ẩn rủi ro tài chính cao. Xét trong ngắn hạn, khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp
khá tốt, tuy nhiên trong dài hạn sử dụng kỳ hạn nợ ngắn hạn sẽ tiềm ẩn rủi ro mất thanh
khoản và có xu hướng giảm với tốc độ giảm bình quân là 15% và có khoảng 44,28%
doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu rơi vào trạng thái mất cân đối tài chính trong giai
đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng qua các năm đều giảm mạnh với tỷ
lệ giảm là 0,1%, cùng với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm mạnh với
tốc độ giảm bình quân là 1,91%. Chính điều này cho thấy, các doanh nghiệp ĐT XD


4
KD BĐS mất khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ vay đến hạn - tỷ lệ nợ xấu cho
vay bất động sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình
quân 7,56% trong giai đoạn nghiên cứu.
Vì vậy, việc quyết định lựa chọn cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ như thế nào
để giúp doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS cân đối được mục tiêu tiết kiệm chi phí vốn, tận
dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính, cải thiện năng lực tài chính, đảm bảo được khả năng
thanh khoản và đạt hiệu quả sinh lời cao khi thị trường bất ổn. Do đó, phạm vi nghiên
cứu của luận án tập trung giải quyết các vấn đề sau: (i) các yếu tố tác động đến cấu trúc
vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS; (ii) tốc độ điều chỉnh

cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS để hướng
đến đạt cấu trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu; (iii) xác định ngưỡng cấu
trúc vốn mục tiêu và cấu trúc kỳ hạn nợ mục tiêu của các doanh nghiệp ĐT XD KD
BĐS; (iv) mối liên hệ tác động qua lại giữa cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của các
doanh nghiệp ĐT XD KD BĐS. Từ đó, luận án đề xuất các hàm ý để các doanh nghiệp
ĐT XD KD BĐS lựa chọn cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của mình hợp lý góp phần
nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và gia tăng giá trị thị trường.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh
nghiệp
Về mặt thực tiễn, trên thế giới và Việt Nam đã có không ít các công trình nghiên
cứu được công bố liên quan đến cấu trúc vốn và cấu trúc kỳ hạn nợ theo nhiều hướng
tiếp cận khác nhau nên kết quả thu được cũng có sự khác biệt, cụ thể:
(i) Các nghiên cứu về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
Các nghiên cứu về cấu trúc vốn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô
lớn đã được niêm yết trên sàn chứng khoán ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Đức,
Nhật, Anh, Thụy sĩ như nghiên cứu của Rajan & Zingales (1995), Booth & ctg (2001),
Graham & Harvey (2001)... và một số nước thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ
gồm có nghiên cứu của Chen (2003), Deesomsak & ctg (2004), Li (2010), Ramzi &
Tarazi (2013). Tại Việt Nam, nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn có nghiên
cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Dương Thị Hồng Vân (2014), Võ Thị Quý (2014)...
Tuy nhiên những công trình nghiên cứu ở nước ngoài tập trung nghiên cứu chủ yếu ở


5
các nước phát triển, các doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ tập trung nghiên cứu cấu trúc
vốn cho các lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định như ngành công nghiệp, dịch vụ...
Còn các công trình nghiên cứu ở Việt Nam tập trung phân tích các ngành công nghiệp,
dịch vụ, hoặc tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Qua thống kê của
tác giả có thể thấy, hiện nay có rất ít hoặc chưa có công trình nghiên cứu về cấu trúc vốn
của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt tại quốc gia đang

phát triển như Việt Nam.
(ii) Các nghiên cứu về tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn hướng về ngưỡng cấu
trúc vốn mục tiêu
Các nghiên cứu tập trung chủ yếu phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô đến tốc
độ điều chỉnh cấu trúc vốn hướng về ngưỡng cấu trúc vốn mục tiêu tiêu biểu nghiên cứu
của Drobert & Wanzenried (2006), Cook & Tang (2010), Mukkherjee & Mahakid
(2012), Ahmad & Abdullah (2012). Các nghiên cứu này áp dụng mô hình điều chỉnh
từng phần và thực hiện ở các nước phát triển trong các giai đoạn khác nhau, và điều kiện
kinh tế vĩ mô của các nước khác nhau. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Hùng Sơn
(2013), Lê Đạt Chí (2013) chủ yếu nghiên cứu tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn động, còn
nghiên cứu của Đặng Thị Thùy Anh và cộng sự (2014) nghiên cứu tốc độ điều chỉnh
cấu trúc vốn tĩnh, Phạm Tiến Minh và cộng sự (2015) nghiên cứu so sánh tốc độ điều
chỉnh cấu trúc vốn tĩnh và cấu trúc vốn động, Trần Thị Kim Oanh (2018) nghiên cứu
tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn động của các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2008.
(iii) Các nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp
Các nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ tập trung vào việc kiểm chứng và giải thích
các quyết định lựa chọn cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp. Nghiên cứu đầu tiên về
cấu trúc kỳ hạn nợ từ thập niên 1980 đến giữa những thập niên 1990 gồm có Barnea &
ctg (1980), Brick & Ravid (1985), Flannery (1986), Lewis (1990), Barclay & Smith
(1990), Diamond (1991), Stohs & Mauer (1996), Ooi (1999). Hầu hết các nghiên cứu
này tập trung nghiên cứu cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ở những nước phát
triển. Nghiên cứu đầu tiên ủng hộ cho việc sử dụng kỳ hạn nợ ngắn hạn của các doanh
nghiệp gồm có nghiên cứu của Flannery (1986), Jayat & Thomas (1990), Ooi (1999),


×