Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế luật tại CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ UNISYS VIETNAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.07 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Được học tập tại trường Đại học Thương Mại là cơ hội quý báu để em thu nhận
những kiến thức lí luận, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình lsàm việc sau này. Với
chương trình đào tạo tiên tiến, luôn thay đổi để phù hợp với yêu cầu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng như yêu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao trên thực tế của doanh nghiệp,
trường Đại học Thương Mại đã chủ động tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tốt
nghiệp. Thông qua quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại và thời gian thực
tập tại Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM đã giúp em tiếp thu được những
kiến thức thực tế về hoạt động của doanh nghiệp, cũng như thực tế áp dụng và thực thi
pháp luật của doanh nghiệp. Qua đó, cho em thấy được những lợi ích từ việc tuân thủ
pháp luật, đồng thời cũng tồn tại một số hạn chế trong nhận thức pháp luật dẫn tới việc
gặp phải những khó khăn và bỏ qua những cơ hội trong sản xuất kinh doanh.
Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với Cô giáo ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập. Đồng thời em cũng xin gửi
lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và nhân viên của Công ty cổ phần công nghệ UNISYS
VIETNAM đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được làm việc và học hỏi kiến
thức thực tế tại công ty cũng như giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Do khả
năng nghiên cứu còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập này không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía Công ty và các Thầy,
Cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................I
MỤC LỤC...................................................................................................................II
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
UNISYS VIETNAM....................................................................................................1
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ UNISYS VIETNAM.1


1.2 CHỨC NĂNG........................................................................................................1
1.3 NHIỆM VỤ............................................................................................................1
1.4 NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH..........................................................................1
1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY.............................................................................2
1.6 CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG.................3
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY..................................................................................................................... 4
2.1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CHUNG..........................................4
2.1.1 HIẾN PHÁP........................................................................................................4
2.1.2 BỘ LUẬT DÂN SƯ.............................................................................................4
2.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH RIÊNG................................................4
2.2.1 LUẬT DOANH NGHIỆP.....................................................................................4
2.2.2 LUẬT THƯƠNG MẠI 2005..............................................................................4
2.2.3 LUẬT CẠNH TRANH 2004.............................................................................5
2.2.4 LUẬT THUẾ.......................................................................................................5
2.2.5 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012.............................................................................5
2.2.6 LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI, LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ..................................6
CHƯƠNG 3: THƯC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
QUY PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP...............................................................................7
3.1. THƯC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT ĐIỀU CHỈNH CHUNG TẠI CÔNG TY........................................................7
3.1.1 HIẾN PHÁP 2013................................................................................................7
3.1.2 BỘ LUẬT DÂN SƯ.............................................................................................7

ii


3.2. THƯC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT ĐIỀU CHỈNH RIÊNG TẠI CÔNG TY..........................................................8

3.2.1 LUẬT DOANH NGHIỆP...................................................................................8
3.2.2 LUẬT THƯƠNG MẠI 2005..............................................................................9
3.2.4 LUẬT THUẾ.....................................................................................................10
3.2.5 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG....................................................................................10
3.2.6 LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI, LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ................................10
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THƯC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CỦA CÔNG TY.........................................12
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THƯC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CHUNG......................................................................12
4.1.1. ưu điểm.............................................................................................................. 12
4.1.2. nhược điểm........................................................................................................12
4.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THƯC TRẠNG THI HÀNH VÀ HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH RIÊNG.......................................................................12
4.2.1. ưu điểm.............................................................................................................12
4.2.2. nhược điểm........................................................................................................13
CHƯƠNG 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT.............................14
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN........................................................15

iii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
UNISYS VIETNAM
1.1 Khái quát về công ty cô phân công nghê UNISYS VIETNAM
Tên doanh nghiệp
công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM
Tên giao dịch
UNISYS TECH., JSC
Mã số thuế (mã doanh 0106208022
nghiệp)

Ngày cấp
05/07/2013
Địa chỉ
Số 277 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Quận
Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
Điện thoại
0463290813
Đại diện pháp luật
Nguyễn Thị Thu Hường – Giám đốc
Ngành nghề kinh doanh
Mã ngành: J62090 - Hoạt động dịch vụ công
nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy
vi tính. (Ngành chính)
1.2 Chức năng
Từ khi thành lập tới nay, công ty đã tiến hành thiết lập chiến lược kinh doanh:
Tìm kiếm thị trường, lựa chọn khách hàng mục tiêu; Mở rộng hệ thống đại lý phân
phối trên toàn quốc, tạo lợi thế cạnh tranh để nâng cao thị phần trên thị trường; Chỉ
đạo các đơn vị kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của công ty. Tổ chức bộ
máy quản lý theo quy định của pháp luật; tuyển dụng và sử dụng người lao động theo
yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
1.3 Nhiệm vụ
Đối với hoạt động của Công ty: Công ty chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh,
khách hàng của mình và trước pháp luật về các sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp.
Đối với người lao động: Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho
người lao động được làm việc trong điều kiện làm việc tốt.
Đối với Nhà nước: Tuân thủ các quy định Pháp luật về Thuế và tiến hành nộp
thuế đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước, các quy định về kế toán- kiểm toán,
bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, công ty còn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng
cháy- chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.
1.4 Ngành, nghề kinh doanh.

Mã ngành: J62090 - Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên
quan đến máy vi tính.
Công ty chuyên nhập khẩu, cung cấp, phân phối các sản phẩm công nghệ và
các dịch vụ liên quan như tư vấn sản phẩm, thi công, lắp đặt thiết bị, lập trình và

1


cài đặt phần mềm kĩ thuật, sửa chữa máy móc, quảng cáo, xúc tiến thương mại, vận
tải hàng hoá.
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Đại hội đồng cổ
đông

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phòng
marketing

Phòng
nhân sự

Phòng
kinh
doanh

Phòng kế
toán


Phòng kĩ
thuật – bảo
vệ

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Đại hội đồng cổ đông có quyền
thông qua các quyết định quan trọng của công ty. Hội đồng quản trị có chức năng quản
lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Giám đốc
quyết định các vấn đề kinh doanh hàng ngày của công ty, thực hiện các nghị quyết của
Hội đồng quản trị và thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công
ty. Bà Nguyễn Thị Thu Hường là giám đốc của công ty, đồng thời cũng là người đại
diện theo pháp luật của công ty.
Để phân chia rõ ràng công việc và đảm bảo cho quá trình kinh doanh hiệu quả,
Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM có các phòng chuyên trách thực hiện
các công việc chính công ty:
2


-Phòng marketing: chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chiến
lược phát triển thương hiệu.
-Phòng nhân sự: chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng, sử dụng nhân sự trong
công ty. Đảm bảo nguồn nhân lực luôn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.
-Phòng kinh doanh: có chức năng tham gia phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty; đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời kì phát
triển của công ty.
-Phòng kế toán: chịu trách nhiệm giúp Giám đốc kiểm tra, kiểm soát dòng tiền
trong các hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty, tính toán tiền lương của nhân viên
và chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu, chi khác của công ty.

-Phòng kĩ thuật – bảo vệ: Đội ngũ nhân viên kĩ thuật chịu trách nhiệm trong các
vấn đề kĩ thuật của công ty cũng như trong quá trình chăm sóc khách hàng, lắp đặt, cài
đặt phần mềm thiết bị, bảo hành sản phẩm. Đội bảo vệ gồm 2 bảo vệ chịu trách nhiệm
trông coi công ty, nhà kho; bảo toàn an ninh trật tự trong toàn công ty.
1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động
Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM có đầy đủ trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi phòng ban được trang bị đầy đủ máy móc,
trang thiết bị văn phòng. Bên cạnh đó, công ty còn có hệ thống nhà kho để đáp ứng
yêu cầu về hàng hoá. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn đổi mới trang thiết bị
phù hợp với nhu cầu sử dụng của công việc và đáp ứng tốt mong muốn của nhân viên.
Mạng lưới hoạt động: chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp đã và đang tiến hành mở rộng thị
trường bằng việc mở rộng hệ thống đại lí trên toàn quốc như mục tiêu chiến lược đã đề
ra. Với 5 năm duy trì và phát triển, công ty đã phát triển hệ thống nhà phân phối và đại
lí bán hàng uỷ quyền bao gồm:
Tại Hà Nội:
-Công ty cổ phần công nghệ Unisys Việt Nam
-Công ty cổ phần HĐB Hà Nội
Tại Đà Nẵng:
-Công Ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tuấn Toàn
Tại Hồ Chí Minh
- Công ty TNHH Tin Học Long Gia ( Logico HCM)

3


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
2.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh chung
2.1.1 Hiến pháp

Với vai trò là đạo luật cơ bản, định hướng cho tất các các bộ luật, luật khác, hiến
pháp có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, tác động đến hầu hết các quan hệ xã hội hiện
nay. Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM được thành lập và hoạt động
hợp pháp. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn định hướng, xây dựng mục tiêu
hoạt động, chiến lược kinh doanh phù hợp với yêu cầu của pháp luật, đảm bảo không
trái với các quy định của Hiến pháp và các luật khác có liên quan.
2.1.2 Bộ luật Dân sư
Với phạm vi điều chỉnh rộng, Bộ luật Dân sự chứa đựng những quy phạm
pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
khi tham gia vào các quan hệ dân sự như các quy định trong quá trình giao kết hợp
đồng, thực hiện hợp đồng; quy định về chức năng, nhiệm vụ của người đại diện
theo pháp luật của công ty; quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; vấn đề về
bồi thường thiệt hại,.... Khi tham gia vào kinh doanh, công ty cổ phần công nghệ
UNISYS VIETNAM chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự về tư cách pháp lí, các
vấn đề cơ bản về hợp đồng, vấn đề bồi thường thiệt hại và các vấn đề khác theo
quy định của pháp luật.
2.2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng
2.2.1 Luật Doanh nghiệp
Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM được thành lập vào ngày 5
tháng 7 năm 2013. Tại thời điểm thành lập, công ty tổ chức và hoạt động theo quy định
của Luật Doanh nghiệp 2005 và nay là Luật Doanh nghiệp 2014. Nhờ quá trình
nghiên cứu Luật Doanh nghiệp 2005, Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM
đã có những hiểu biết chi tiết về loại hình doanh nghiệp mà mình đang hoạt động và
tuân thủ đúng các quy định Luật Doanh nghiệp 2005 trong việc thành lập, tổ chức cơ
cấu bộ máy công ty, cũng như nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận
trong cơ cấu tổ chức. Từ đó, đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng
ban chuyên trách, phát huy được hiệu quả cao trong công việc.
Ngoài ra, trong quá trình thành lập, tổ chức và hoạt động công ty còn chịu sự
điều chỉnh của các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan khác.
2.2.2 Luật Thương mại 2005

Theo khoản 1 điều 2 Luật thương mại 2005 thì đối tượng áp dụng của luật này
bao gồm thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

4


Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 định nghĩa thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Căn cứ vào định nghĩa “hoạt động thương mại” được quy định tại khoản 1 điều
3 Luật thương mại 2005 có thể hiểu rằng, hoạt động thương mại ở đây là tổng hợp các
hành vi thương mại khác nhau. Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM là
một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đã đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh, sinh lợi. Công ty đã thực hiện một số hoạt động thương mai như bán và phân
phối thiết bị điện tử, cung ứng các dịch vụ liên quan,… Bên cạnh đó, các hợp đồng
mua bán hàng hoá của công ty cũng chịu sự điều chỉnh của luật thương mại về vấn đề
nội dung, hình thức cũng như quá trình thực hiện hợp đồng.
2.2.3Luật Cạnh tranh 2004
Với nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp luôn
không ngừng thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong quá trình đó, giữa
các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh nhất định nhằm tranh giành thị phần, nâng cao
vị thế của doanh nghiệp để thu được lợi nhuận lớn nhất. Tuy nhiên, để tạo ra một môi
trường cạnh tranh bình đẳng, cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật, cụ thể là Luật
Cạnh tranh 2004. Để các hoạt động kinh doanh được diễn ra xuyên suốt, công ty luôn
đề cao việc tuân thủ pháp luật về cạnh tranh.
2.2.4 Luật thuế
Các thành phần kinh tế ngoài việc được hưởng các quyền lợi mà Nhà nước cho
phép, bảo vệ thì cũng đồng thời có các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong đó có nghĩa
vụ nộp thuế. Vì vậy trong quá trình hoạt động công ty cổ phần UNISYS VIETNAM

chịu sự điều chỉnh của hệ thống quy phạm pháp luật về Thuế như:
Luật Quản lý thuế 2016;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2009;
Luật Thuế giá trị gia tăng 2009;
Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016;
Các văn bản dưới luật khác có liên quan
2.2.5 Bộ luật Lao động 2012
Khi doanh nghiệp sử dụng lao động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ chịu sự
điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2012 . Bộ luật Lao động 2012 quy định chi tiết về
quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, hợp đồng lao động,
các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc xử lý và sử dụng lao động,… Trong quá trình

5


thuê, sử dụng nhân sự, công ty cổ phần UNISYS VIETNAM đã tiến hành kí kết hợp
đồng lao động. Nội dung và hình thức của hợp đồng lao động phải tuân thủ đúng theo
các quy định trong Bộ luật Lao động 2012. Qua đó, bảo đảm được quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động.
2.2.6 Luật bảo hiểm xã hội, luật bảo hiểm y tế
An sinh xã hội là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.
Trong đó, chính sách về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội được quy định trong
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm
2014 là hai trụ cột chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội. Đây là những chính sách
giúp người lao động giải quyết những rủi ro trong cuộc sống như: ốm đau, bệnh tật,
tuổi già, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp… Công ty cổ phần công
nghệ UNISYS VIETNAM đã thấu hiểu được những khó khăn của người lao động và
đã tiến hành các hoạt động như đóng bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế cho người
lao động để giúp đỡ người lao động trong việc phòng tránh, giảm thiểu các rủi ro
trong quá trình lao động.


6


CHƯƠNG 3: THƯC TRẠNG THI HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
QUY PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Thưc trạng thi hành và tác động của hệ thống pháp luật điều chỉnh
chung tại công ty
3.1.1 Hiến pháp 2013
Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM đã thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định trong Hiến pháp. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, công ty đã thực hiện
quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, thực hiện
nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của Hiến pháp. Ngành nghề mà công ty lựa chọn
thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, công ty
đã tiến hành tổ chức cơ cấu bộ máy theo quy định của pháp luật, xây dựng chiến lược
kinh doanh phù hợp, không trái với các nguyên tắc và quy định của Hiến pháp.
3.1.2 Bộ luật dân sư
Công ty đã tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự
2015 trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Cụ thể là:
- Do bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận của các bên, nên trong vấn đề giao
kết hợp đồng, công ty cũng đề cao sự tự do thoả thuận với khách hàng. Về việc lựa
chọn pháp luật áp dụng thì công ty ưu tiên lựa chọn pháp luật Việt Nam do các đối
tượng khách hàng chủ yếu là đối tác Việt Nam.
- Nội dung hợp đồng đã thể hiện được sự thỏa thuận của các bên về những vấn đề
được quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005 và hiện nay là điều 398 Bộ luật Dân
sự 2015. Đây là những nội dung cơ bản trong hợp đồng bao gồm: Đối tượng của hợp
đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương
thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp.

- Hình thức hợp đồng, công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cụ thể
tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 và hiện nay là khoản 7 điều 683 Bộ luật Dân sự
2015. Theo đó, công ty luôn lựa chọn hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định
của pháp luật.
Bộ luật Dân sự 2015 ra đời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong
việc kinh doanh, trong đó có quy định về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi (Điều 420). Bộ luật Dân sự đã quy định những nguyên tắc cơ bản về pháp nhân và
đại diện tạo nền tảng pháp lý quan trọng trong quy định địa vị pháp lý cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản dẫn chiếu tới luật chuyên
7


ngành. Thành lập và hoạt động trong thời kì pháp luật có nhiều sự đổi mới, vì vậy
công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM luôn chú trọng tìm hiểu và nghiên
cứu để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp của mình.
3.2. Thưc trạng thi hành và tác động của hệ thống pháp luật điều chỉnh
riêng tại công ty
3.2.1 Luật Doanh nghiệp
Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM thành lập năm 2013, khi Luật
Doanh nghiệp 2005 vẫn còn hiệu lực nên việc thành lập, tổ chức hoạt động của công ty
tuân thủ theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 và khi Luật Doanh nghiệp
2014 có hiệu lực thi hành thì công ty đã tuân thủ những quy định mới đó. Điều này
được thể hiện trong Điều lệ công ty, cơ cấu tổ chức, các hoạt động của công ty:
Về cơ cấu tổ chức công ty, Bà Nguyễn Thị Thu Hường là thành viên hội đồng
quản trị, giữ chức vụ Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty. Điều
này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005 về Cơ cấu tổ
chức quản lý công ty cổ phần, quy định về Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty tại
Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005 và quy định về Giám đốc tại Điều 157 Luật Doanh
nghiệp 2014.
Về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty đã tuân thủ các nghĩa vụ

theo quy định tại Luật Doanh nghiệp như:
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; hồ sơ công ty có nội dung kê khai đầy đủ theo quy định của Luật
Doanh nghiệp 2005. Từ ngày 1/7/2015 không cần bắt buộc kinh doanh theo đúng
ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh theo Luật Doanh
Nghiệp 2014 nhưng có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc
báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin
đó.
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác,
đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn
do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

8


Tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi
trường, phòng cháy- chữa cháy,… và các quy định khác của pháp luật.
3.2.2 Luật Thương mại 2005
Trong quan hệ với các đối tác, khách hàng: Công ty đã soạn thảo, ký kết những
hợp đồng với đối tác với đầy đủ các điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường, điều
khoản tùy nghi theo quy định của Bộ luật dân sự cũng như Luật thương mại. Nội dung
hợp đồng bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên, giá cả, phương thức thanh toán, các
điều khoản về bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp… giúp cho việc thực hiện
hợp đồng trở nên dễ dàng, nhanh chóng. Hình thức hợp đồng: tuỳ thuộc vào từng đối

tượng khách hàng và nhu cầu của 2 bên, công ty luôn lựa chọn những hình thức hợp
đồng phù hợp, nhưng chủ yếu là hình thức văn bản. Ví dụ: với khách hàng mới hoặc
những đơn hàng có giá trị lớn, công ty sẽ lựa chọn hình thức văn bản, có giá trị pháp lí
cao, đảm bảo được lợi ích của của 2 bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với
khách hàng quen, lâu năm, công ty có thể lựa chọn hình thức hợp đồng giao kết miệng,
sử dụng các tập quán mà hai bên đã có để giao kết, thực hiện hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng: công ty thực hiện đúng theo các quy định
tại Luật Thương mại 2005, bao gồm vấn đề như giao hàng (Điều 42), địa điểm giao
hàng (Điều 35), thời gian giao hàng (Điều 37), trách nhiệm giao hàng không phù hợp
với hợp đồng (Điều 39). Thanh toán theo hợp đồng (Điều 50) , chuyển rủi ro (từ Điều
57 đến Điều 61).
Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như
khuyến mại, quảng cáo, trưng bày sản phẩm tại hệ thống showroom theo đúng quy
định của pháp luật.
Nhờ tuân thủ hệ thống quy định pháp luật nêu trên, công ty luôn chủ động trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của đối tác, tránh được
những rủi ro không đáng có trong kinh doanh. Từ đó, tạo nên uy tín trong lòng khách
hàng cũng như nâng cao được giá trị thương hiệu trên thị trường.
3.2.3 Luật Cạnh tranh 2004
Trong quá trình kinh doanh, công ty luôn cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.
Việc cạnh tranh được công ty thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác và của người tiêu dùng; không có
những hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Theo đó, công ty không thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh như: các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp sản phẩm của
công ty và đối thủ, hành vi bôi nhọ hình ảnh của đối thủ cạnh tranh,… Bên cạnh đó,
công ty còn nghiên cứu các chế tài xử lí các vi phạm trong hoạt động kinh doanh để có
9



định hướng trong chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn, tránh những vi phạm
pháp luật đáng tiếc do việc không hiểu biết pháp luật gây ra.
3.2.4 Luật thuế
Qua quá trình tìm hiểu các văn bản pháp luật, công ty đã nhận thức được tầm
quan trọng của nghĩa vụ nộp thuế. Công ty đã đăng ký kê khai, lập bảng kê khai thuế
theo biểu mẫu để đảm bảo nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế đúng quy định và thực
hiện đóng thuế đúng hạn. Mặt khác, lãnh đạo và nhân viên công ty cũng thực hiện tốt
việc đóng thuế thu nhập cá nhân, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với các nghĩa
vụ nhà nước quy định. Do hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nên theo báo cáo
tài chính năm 2016, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là -233,940,454 đồng, công ty
báo lỗ và thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho Ngân sách Nhà nước bằng 0.
3.2.5 Bộ luật lao động
Về vấn đề hợp đồng lao động, công ty đã soạn thảo và kí kết hợp đồng lao động
với nhân viên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Trong hợp đồng luôn quy định các điều
khoản chi tiết rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên, các chế độ lương thưởng,... và
các điều khoản khác theo thoả thuận của 2 bên cũng như theo quy định của pháp luật.
Về thời gian làm việc công ty chấp hành nghiêm chỉnh quy định 8 giờ một ngày
và 48 giờ trong một tuần. Một ngày làm việc tại công ty được chia làm 2 ca, 4 giờ/ca,
ca sáng bắt đầu từ 8 đến 12h và ca chiều bắt đầu từ 13h30 đến 17h30. Nghỉ trưa 1
tiếng 30 phút. Một tuần người lao động ở đây phải làm 6 ngày và được nghỉ ngày chủ
nhật. Điều này hoàn toàn phù hợp quy định điều 104, điều 108, điều 110 Bộ luật Lao
động 2012. Ngoài ra, công ty còn thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nâng cao
trình độ nhân sự. Bên cạnh đó, công ty còn quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân
viên bằng việc tổ chức các chuyến đi ngắn ngày, các buổi giao lưu giữa nhân viên và
ban lãnh đạo để tìm hiểu và đáp ứng tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Về vấn đề
tiền lương, công ty thực hiện tính lương và trả lương đầy đủ, đúng hạn vào mùng 5
hàng tháng. Ví dụ: theo bảng thanh toán tiền lương tháng 1 năm 2016, anh Trần Văn
Lực ( chức vụ: kế toán) được hưởng mức lương là 3,800,000 triệu đồng/ tháng, số tiền
thực lĩnh là 3,496,000 triệu đồng, số công làm việc là 23/25. Vào các dịp lễ tết, công ty
còn áp dụng chính sách thưởng quà, tiền cho nhân viên. Điều này thể hiện trách nhiệm,

sự quan tâm của công ty nói chung và ban lãnh đạo nói riêng đến đời sống của người
lao động.
3.2.6 Luật bảo hiểm xã hội, luật bảo hiểm y tế
Nhân viên được đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Về mức đóng bảo hiểm, thì tuỳ thuộc vào
chức vụ và mức lương tương ứng mà bộ phận kế toán sẽ thực hiện tính toán, đảm bảo
10


mức đóng phù hợp với quy định của pháp luật. Từ ngày 1/1/2018, quy định mới về
tiền lương đóng bảo hiểm xã hội có hiệu lực, công ty đã có sự chủ động trong việc cập
nhật các quy định này để đảm bảo lợi ích của nhân viên.
Việc tuân thủ hệ thông pháp luật lao động và pháp luật an sinh xã hội, giúp đảm
bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Qua đó, tránh được
những mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động.

11


CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THƯC TRẠNG THI HÀNH
VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CỦA CÔNG TY
4.1. Đánh giá chung về thưc trạng thi hành và hệ thống pháp luật điều chỉnh
chung
4.1.1. Ưu điểm
Hoà cùng với xu thế hội nhập quốc tế, hệ thống pháp lí của Việt Nam cũng liên
tục thay đổi, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn quốc tế. Điều này thể hiện ở
sự ra đời của Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản luật khác. Công ty
cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM đã chủ động tìm hiểu và thực hiện các hoạt

động kinh doanh phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013 và Bộ luật Dân sự
2015, cụ thể là các quy định về ngành nghề kinh doanh, về vấn đề hợp đồng,…
4.1.2. Nhược điểm
Hệ thống pháp luật Việt Nam đặc trưng bởi sự đồ sộ. Các quy định thường được
quy định tản mạn tại nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính ổn định. Các văn bản luật
thường chỉ dừng ở các quy định chung chung, nhiều quy định chưa cụ thể và cần có
các văn bản hướng dẫn để hướng dẫn thi hành các văn bản luật. Cũng vì vậy mà dẫn
tới nhiều quy định tại các văn bản luật không thể thi hành được vì không có văn bản
hướng dẫn, thêm vào đó pháp luật quy định về một vấn đề lại quy định ở nhiều văn
bản khác nhau, ví dụ như trong vấn đề ký kết hợp đồng thương mại thì các nguyên tắc
ký kết hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, người ký kết hợp đồng thì
còn phải tuân theo quy định về người đại diện pháp luật của công ty trong Luật Doanh
nghiệp 2014, nội dung của hợp đồng phải tuân thủ các quy định chi tiết tại Luật
Thương mại 2005. Có thể thấy, các quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự
thường chung chung và mang tính chất định hướng. Tuy đã có sự tìm hiểu về các quy
định của pháp luật, công ty vẫn còn gặp vướng mắc trong việc giao kết và thực hiện
hợp đồng. Để đảm bảo việc thực hiện hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi thì công
ty UNISYS VIETNAM cần phải tìm hiểu thêm các luật chuyên ngành khác.
4.2. Đánh giá chung về thưc trạng thi hành và hệ thống pháp luật điều chỉnh
riêng
4.2.1. Ưu điểm
Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM nhìn chung đã có những hiểu
biết nhất định về hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng. Trong quá trình hoạt động sản
xuất, kinh doanh công ty luôn tuân thủ các quy định pháp luật về doanh nghiệp, về
12


thuế, về thương mại, về lao động,... Ban lãnh đạo công ty chỉ đạo nghiêm túc các
phòng ban trong quá trình hoạt động kinh doanh, không có tình trạng lập báo cáo thuế
sai quy định của pháp luật, báo lỗ giả để trốn thuế; không có các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh hay hành vi hạn chế cạnh tranh; không vi phạm và tiến hành các hoạt
động gian lận thương mại. Trong quá trình soạn thảo, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp
đồng, công ty chú trọng chi tiết từng khâu, tránh để xảy ra những tranh chấp với khách
hàng, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh của công ty.
Trong mối quan hệ với người lao động, công ty luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để
người lao động phát huy được khả năng cũng như sự sáng tạo trong công việc, xây
dựng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, cải thiện mối quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, công ty đã nắm bắt các cơ hội kinh
doanh khi luật Doanh nghiệp 2014 ra đời. Theo đó, luật Doanh nghiệp 2014 đã rút
ngắn thời gian cấp và giảm bớt nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và thủ tục khi tiến hành đăng ký kinh doanh so với
Luật Doanh nghiệp 2005. Việc không ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nắm
bắt cơ hội với các ngành nghề kinh doanh mới, chưa có trong danh mục ngành nghề cũ
đã đăng kí. Doanh nghiệp chỉ cần làm hồ sơ bổ sung ngành nghề đăng kí thêm, không
cần xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Ngoài ra, vấn đề bản quyền sản
phẩm đã được công ty chú trọng.
4.2.2. Nhược điểm
Hiện tại, công ty đang gặp những khó khăn, hạn chế sau:
Thứ nhất, Mối quan hệ giữa Ban lãnh đạo và người lao động chưa thực sự ổn
định. Người lao động chưa thực sự được hưởng đầy đủ các quyền lợi từ phía công ty
như trong hợp đồng vì vậy còn gây ra nhiều xung đột khiến cho công việc kinh doanh
gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, về cơ chế tiền lương: Trong công ty có nhiều vị trí với các mức lương
khác nhau, tuy vậy vẫn còn tồn tại trường hợp không đạt mức lương tối thiểu như quy
định. Đối với người thử việc, mức lương trả cho người lao động chỉ là 80% lương
chính thức. Công ty đưa ra hình thức phạt tiền khi vi phạm những quy định công ty.
Điều này không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ ba, trong vấn đề soạn thảo và kí kết hợp đồng, công ty chưa có bộ phận pháp
chế riêng mà giao toàn bộ công việc cho phòng kinh doanh đảm nhiệm. Vì vậy, không

thể tránh khỏi những sai sót trong hợp đồng dẫn tới những bất lợi trong kinh doanh của
công ty.

13


CHƯƠNG 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần công nghệ UNISYS VIETNAM, cũng
như qua việc nghiên cứu pháp luật có liên quan, em xin đặt ra một số vấn đề cần giải
quyết như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các vấn đề trong hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi
của doanh nghiệp và người lao động, hạn chế những tranh chấp mâu thuẫn xảy ra
trong quá trình thực hiện hợp đồng
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế tiền lương, đảm bảo quy định pháp luật, đảm bảo đời
sống người lao động
Thứ ba, hoàn thiện các vấn đề về soạn thảo, kí kết, thực hiện hợp đồng thương mại

14


CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Từ những vấn đề đặt ra em xin đề xuất đề tài:
Đề tài 1: “Pháp luật về hợp đồng lao động – Thực tiễn áp dụng tại Công ty cô
phần công nghệ UNISYS VIETNAM”
Đề tài 2: “Pháp luật về tiền lương – Thực tiễn áp dụng tại Công ty cô phần công
nghệ UNISYS VIETNAM”
Đề tài 3: “Pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa – Thực
tiễn áp dụng tại Công ty cô phần công nghệ UNISYS VIETNAM”
Em mong muốn đề tài khóa luận của mình sẽ được các thầy cô trong bộ môn
Luật Căn bản hướng dẫn và góp ý. Em xin cảm ơn!


15



×