Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.79 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


1

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
TNG
1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
Tên đơn vị: Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG
Tên giao dịch quốc tế: TNG INVESTMENT AND TRADING JOIN STOCK
COMPANY
Địa chỉ: Số 434/1 đường Bắc Cạn, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
Loại hình công ty: Công ty cổ phần
Điện thoại: 0280 3858 508.
Fax: 0280 3852 060
Email:
Website: />Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG là một doanh nghiệp quốc doanh,
tiền thân là chi nhánh may Bắc Thái, được thành lập theo quyết định số: 488/QĐUB ngày 22/11/1979) của ủy ban nhân dan tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).
Đến ngày 01/01/2003 được chuyển sang hình thức công ty cổ phần với 100% vốn
của các cổ đông, với vốn điều lệ 10 tỷ đồng.
Ngày 18/03/2007 Đại hội Cổ đông đã quyết định nâng vốn điều lệ lên 80 tỷ
đồng và phê duyệt chiến lược phát triển công ty trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành
nghề có thương hiệu mạnh. Ngày 22/11/2007 Cổ phiếu của công ty được niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán HASTC với mã giao dịch là TNG, số lượng niêm
yết là 5.430.000 cổ phiếu tương đương với 54.3 tỷ đồng.
Sau 38 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần may và xuất khẩu
Thái Nguyên trải qua 3 lần đổi tên từ Công ty may Bắc Thái đến Công ty may xuất
khẩu Thái Nguyên và hiện nay là Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG. Đây
là công ty cổ phần có quy mô vào bậc nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng
may mặc của Thái Nguyên. Công ty đã giải quyết được việc làm cho một bộ phận


lao động không nhỏ trong tỉnh Thái Nguyên đặc biệt là lao động nữ, góp phần thúc
đẩy Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế của miền Bắc
. Công ty CPĐT&TM TNG hiện có 10600 nhân viên, hơn 11 chi nhánh, với
tổng số 209 chuyền may. Triết lý kinh doanh của công ty là: “Khách hàng là người
trả lương cho chúng ta”.


2

1.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của công ty cổ phần đầu tư và thương
mại TNG
1.2.1. Chức năng
Công ty CPĐT&TM TNG có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc và
thời trang, với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, nhà xưởng khang
trang, cơ sở vật chất hiện đại, công ty luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng trong và ngoài nước. Chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất hàng may
mặc, sản phẩm chủ lực là áo Jacket, quần Âu xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ tại thị
trường nội địa là hàng thời trang mang nhãn hiệu TNG. Các mặt hàng cụ thể của
công ty là: áo jacket, quần sooc, áo bông, áo lông vũ, váy và hàng trẻ em các loại.
Ngoài ra, công ty còn sản xuất bông tấm, túi PE, thùng carton, gia công trần bông,
thuê công nghiệp, giặt công nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty CPĐT&TM TNG còn có
các dự án nhà an sinh xã hội cho người có thu nhập thấp, góp phần ổn định tình
hình an sinh xã hội của tỉnh Thái Nguyên
1.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm theo quy định.
- Quản lý sử dụng vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật theo đúng chế độ
chính sách, đảm bảo nộp thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng mua bán, liên doanh liên kết với
các tổ chức kinh tế, cá nhân khác.



3

1.3. Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý
1.3.1. Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức

Phòng pháp chế

P. kế
toán

P. tổ
chức
hành
chính

P. an
ninh

P.
kinh
doanh

P.
đánh
giá

P.
xuất
nhập

khẩu

CN.
Thời
tran
g
P. đầu


Khối
kỹ
thuật

P. kỹ
thuật
công
nghệ

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPĐT&TM TNG
1.3.2. Mô tả bộ máy tổ chức
 HĐQT kiêm Tổng giám đốc: Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Công ty,
đứng đầu Hội đồng cổ đông là Chủ tịch Hội đồng quản trị ông Nguyễn Văn Thời.
 Ban kiểm soát nội bộ: có nhiệm vụ thay mặt HĐQT giám sát, đánh giá công
tác điều hành, quản lí của các Tổng Giám đốc theo đúng các quy định trong điều lệ
công ty. Có quyền yêu cầu các Tổng Giám đốc cung cấp mọi hồ sơ và thông tin cần
thiết liên quan đến công tác điều hành quản lí công ty.
 Khối nhân sự: Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn về kết quả



4

công tác tổ chức, nhân sự theo đúng quy định của Nhà nước, nội quy và quy chế của
công ty. Nghiên cứu và hoạch định tài nguyên nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát
triển nhân sự.
 Khối kinh doanh: Chịu trách nhiệm tham mưu về chiến lược SX-KD, tiếp
thị mở rộng thị trường và quảng bá hình ảnh của Công ty, lập kế hoạch chi tiết về
chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn trình lãnh đạo công ty phê duyệt.
 Chi nhánh thời trang: Chịu trách nhiệm về kinh doanh các sản phẩm nội địa
mang nhãn mác TNG
 Phòng kế toán: Tham mưu về kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ,
theo dõi thu chi sổ sách thu chi của công ty, các khoản cấp phát, cho vay và thanh
toán khối lượng hàng tháng. Thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước về
tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, tiền lương cho công ty.
 Khối kỹ thuật: phát lệnh sản xuất, theo dõi, xấy dựng định mức vật tư cho
sản phẩm. Triển khai các kế hoạch may thử đối với sản phẩm mới, kiểm tra theo dõi
dây chuyển sản xuất, bảo dưỡng máy móc thiết bị,..
 Chi nhánh sản xuất: thực hiện kế hoạch đã được định sẵn của tổng công ty.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ
2.1. Một số nhận xét về tình hình hoạt động của công ty CPĐT&TM TNG
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đơn vị uy tín, chuyên nghiệp và
có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc và thời trang. Với đội ngũ công
nhân viên có tay nghề và kỹ năng tốt đã dần đưa công ty trở nên có vị thế hơn cạnh
tranh với những đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực và tạo dựng được niềm tin ở
khách hàng. TNG từ một công ty nhỏ đã vươn lên trở thành công ty hàng đầu trên
lĩnh vực may mặc xuất khẩu và thời trang nội địa trên địa bàn tình Thái Nguyên.
Công ty TNG luôn trong thời gian qua đã thực hiện tốt công tác kế toán- tài chính,
kinh tế, đảm bảo thực hiện kế hoạch đặt ra, chấp hành tốt chế độ chính sách nhà
nước.



5

2.2. Khái quát về kết quả kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
BẢNG 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN CỦA CTCP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năn 2014

Năm 2015

Tỷ

Năm 2016

Tỷ

A.TÀI SẢN
I. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền mặt và tương đương tiền
2.Các khoản phải thu ngắn hạn
3. Hàng tồn kho
4. Tài sản ngắn hạn khác
II. Tài sản dài hạn
5. Các khoản phải thu dài hạn
6. Tài sản cố định
7. Tài sản dở dang dài hạn
8. Khoản đầu tư tài chính dài hạn

9. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN
B. NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả

Chênh lệch

2015/2014

2016/2015

Tỷ

Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền
(%)

Chênh lệch

(%)

trọng

+/-

%

+/-

%


(%)

537,5
14,2
179,9
324,8
18,6
660,4
0,6
567,8
74,3
4,8
12,9
1197,9

44,87
1,19
15,02
27,11
1,55
55,13
0,05
47,4
6,2
0,4
1,08
100

701,1
56,5

263,4
348,2
33
912,5
0,5
734,5
157,3
20,2
1613,6

43,45
3,5
16,32
21,58
2,05
56,55
0,03
45,52
9,75
1,25
100

771,2
11,8
266
445,4
48
1075
4,3
900,9

105,4
64,4
1846,2

41,77
0,64
14,4
24,13
2,6
58,23
0,23
48,8
5,71
3,49
100

163,6
42,3
83,5
23,4
14,4
252,1
(0,1)
166,7
83
7,3
415,7

30,4
297,9

46,41
7,2
77,4
38,2
(16,67)
29,4
111,7
56,6
34,7

70,1
(44,7)
2,6
97,2
15
162,5
3,8
166.4
(51,9)
44,2
232,6

10
(79,1)
0,98
27,9
45,5
17,8
760
22,6

(33)
218,8
14,4

935,8

78,12

1185,6

73,48

1325,1

71,77

249,8

26,7

139,5

11,7


6

1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
II. Vốn chủ sở hữu

TỔNG NGUỒN VỐN

748,1 62,45
912
56,52 1011
54,76
163,9
21,9
99
10,85
187,7 15,67 273,6 16,96 314,1
17,01
85,9
45,76
40,5
14,8
262,1 21,88
428
26,52 521,1
28,23
165,9
63,3
93,1
21,7
1197,9 100 1613,6 100
1846,2
100
415,7
34,7
232,6

14,4
(Nguồn Báo cáo tài chính công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG năm 2014,2015,2016)


7

*Nhận xét:
Qua bảng cân đối kế toán rút gọn, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Về tổng tài sản, tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn từ
năm 2014 đến năm 2016. Cụ thể, năm 2014 tổng tài sản của công ty đạt 1197,9 tỷ
đồng. Năm 2015, đạt 1613,6 tỷ đồng, tăng 415,7 tỷ đồng (hay tăng 34,7%) so với
năm 2014. Năm 2016, đạt 1846,2 tỷ đồng, tăng 232,6 tỷ đồng (hay tăng 14,4%).
Tài sản ngắn hạn của công ty cũng có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2014 TSNH
của công ty là 537,5 tỷ đồng, năm 2015 là 701,1 tỷ đồng, tăng 163,6 tỷ đồng (tăng
30,4%), năm 2016 là 771,2 tỷ đồng, tăng 70,1 tỷ đồng (tăng 10%). Trong kết cấu
TSNH, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ và có nhiều biến
động. Cụ thể, năm 2014, tiền và các khoản tương đương tiền là 14,2 tỷ đồng; năm
2015 là 56,5 tỷ đồng, tăng 42,3 tỷ đồng (tăng 297,9%), năm 2016, giảm mạnh
xuống còn 11,8 tỷ đồng, giảm 44,7 tỷ đồng (giảm 79,1%). Vì tiền là tài sản không
sinh lời nên công ty chủ trương tích trữ ít tiền mặt, thay vào đó là tăng các khoản
phải thu ngắn hạn. Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn tăng đều, năm 2014 là
179,9 tỷ đồng, năm 2015 tăng 83,5 tỷ đạt 163,4 tỷ, năm 2016 đạt 266 tỷ, tăng 2,6 tỷ
đồng. Hàng tồn kho chiếm phần lớn và tăng liên tục do đặc trưng của ngành.
Về tài sản dài hạn, TSDH tăng đều: năm 2014 đạt 660,4 tỷ đồng, năm 2015,
đạt 912,5 tỷ đồng, tăng 252,1 tỷ đồng (tăng 38,2%), năm 2016, đạt 1075 tỷ đồng,
tăng 162,5 tỷ đồng (tăng 17,8%). Tài sản cố định của công ty chủ yếu là nhà xưởng,
cửa hàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển,.. chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng
lớn nhất và có xu hướng tăng qua các năm.
Về tổng nguồn vốn, tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng trong giai
đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Cụ thể, năm 2014 tổng nguồn vốn của công ty là

1197,9 tỷ đồng. Năm 2015, là 1613,6 tỷ đồng, tăng 415,7 tỷ đồng (hay tăng 34,7%)
so với năm 2014. Năm 2016, là 1846,2 tỷ đồng, tăng 232,6 tỷ đồng (hay tăng
14,4%). Trong kết cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn cả và có xu
hướng tăng đều qua các năm: năm 2014 là 935,8 tỷ đồng, năm 2015 là 1185,6 tỷ
đồng, tăng 249,8 tỷ đồng (tăng 26,7%), năm 2016 là 1325,1 tỷ đồng, tăng 139,5 tỷ


8

đồng (tăng 11,7%). Nợ chiếm phần lớn chứng tỏ công ty thu hút được nhiều vốn
đầu tư từ bên ngoài.
BẢNG 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY
CPĐT&TM TNG
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1.Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ
doanh thu
3.Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4.Giá vốn hàng bán và
dịch vụ cung cấp
5.Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
6.Doanh thu hoạt động
tài chính
7.Chi phí tài chính

8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10.Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
11.Lợi nhuận khác
12.Tổng lợi nhuận
trước thuế
13.Chi phí thuế TNDN
14.Tổng lợi nhuận sau
thuế TNDN
15.Lãi cơ bản trên cổ
phiếu (nghìn đồng)

Năm
Năm
Năm
2014
2015
2016
Số tiền Số tiền Số tiền

Chênh lệch
2015/2014
+/%

Chênh lệch
2016/2015
+/%


1377,2

1924

1887,7

564,8

39,7

(36,3)

(1,9)

0,1

-

-

-

-

-

-

1377,1


1924

1887,7

546,9

39,7

(36,3)

(1,9)

1115,1

1575

1554,5

459,9

41,2

(20,5)

(1,3)

262

349


333,2

87

33,2

(15,8)

(4,5)

3,2

18,3

15,6

15,1

471,9

(2,7)

(14,8)

67,6
27,5

97,9
36,7


88,2
28,9

30,3
9,2

44,8
33,45

(9,7)
(7,8)

(9,9)
(21,3)

107,2

146,5

140,1

39,3

36,6

(6,4)

(4,4)

62,8


86,2

91,6

23,4

37,3

5,4

6,3

1,4

1,8

3,2

0,4

28,6

1,4

77,8

64,3

88


94,8

23,7

36,8

6,8

7,7

11,2

16,7

13,6

5,5

49,1

(3,1)

(18,5)

53,1

71,3

81,2


18,2

34,3

9,9

13,9

3264

2986

2480

(278)

(8,5)

(506) (16,9)

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPĐT&TM TNG)


9

*Nhận xét:
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, rút ra một số nhận xét như sau:
Về doanh thu, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có nhiều
biến động trong ba năm 2014, 2015, 2016. Cụ thể, năm 2014, doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ đạt 1377,1 tỷ đồng; năm 2015, tăng lên mức 1924 tỷ đồng, tăng
564,9 tỷ đồng (tăng 39,7%); năm 2016, giảm xuống còn 1887,7 tỷ đồng, giảm 36,3
tỷ đồng (giảm 1,9%). Sự biến động này của doanh thu bán hàng đã làm ảnh hưởng
đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2014 đạt 262 tỷ đồng, năm 2015
tăng lên mức 349 tỷ đồng, tăng 87 tỷ (tăng 33,2%), năm 2016 giảm xuống còn
333,2 tỷ, giảm 15,8 tỷ đồng (giảm 4,5%). Doanh thu về hoạt động tài chính của
công ty có biến động mạnh trong giai đoạn này. Năm 2014, doanh thu từ hoạt động
tài chính của công ty đạt 3,2 tỷ đồng. Năm 2015, tăng đột biến lên mức 18,3 tỷ
đồng, tăng 15,1 tỷ đồng (tăng 471,9%). Năm 2016, quay chiều giảm xuống còn 15,6
tỷ đồng, giảm 2,7 tỷ đồng (giảm 14,8%).
Về chi phí, chi phí của công ty cũng có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể,
chi phí tài chính có xu hướng biến động: năm 2014, chi phí tài chính đạt 67,6 tỷ
đồng; năm 2015 tăng lên mức 97,9 tỷ đồng, tăng 30,3 tỷ đồng (tăng 44,8%); năm
2016, giảm xuống mức 88,2 tỷ đồng, giảm 9,7 tỷ đồng (giảm 9,9%). Chi phí bán
hàng năm 2014 đạt 27,5 tỷ đồng; năm 2015, tăng lên mức 36,7 tỷ đồng, tăng 9,2 tỷ
đồng (tăng 33,45%); năm 2016, giảm xuống còn 28,9 tỷ đồng, giảm 7,8 tỷ đồng
(giảm 21,3%). Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm phần lớn: năm 2014 ở mức
107,2 tỷ đồng; năm 2015, tăng lên mức 146,5 tỷ đồng, tăng 39,3 (tăng 36,6 %); năm
2016, chi phí quản lý giảm xuống còn 140,1 tỷ đồng, giảm 6,4 tỷ đồng (giảm 4,4%).
Tuy tốc độ tăng chi phí biến động cùng chiều với tốc độ tăng doanh thu nhưng
không nhanh bằng, nên lợi nhuần thuần của doanh nghiệp vẫn tăng qua các năm.


10

Về lợi nhuận, lợi nhuân khác của doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh. Năm
2014, lợi nhuận khác đạt 1,4 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên mức 1,8 tỷ đồng, tăng 0,4
tỷ đồng (tăng 28,6%). Năm 2016 tăng mạnh lên mức 3,2 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ đồng
(tăng 77,8%).

Lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng, năm 2014 đạt 64,3 tỷ đồng, năm 2015
đạt 88 tỷ đồng, tăng 23,7 tỷ đồng (36,8%), năm 2016 đạt 94,8 tỷ đồng, tăng 6,8 tỷ
đồng (tăng 7,7%) Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có biến động tăng, cụ thể,
năm 2014 đạt 53,1 tỷ đồng, năm 2015 đạt 71,3 tỷ đồng, tăng 18,2 tỷ đồng (tăng
34,3%); năm 2016 tiếp tục tăng lên mức 81,2 tỷ đồng, tăng 9,9 tỷ đồng (tăng
13,9%). Sự gia tăng mạnh mẽ về lợi nhuận chủ yếu là do lợi nhuận khác của doanh
nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ và do chính sách thuế của nhà nước, điều chỉnh
giảm thuế TNDN.
2.3. Đánh giá khái quát và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của báo cáo tài chính.


11

 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích:
BẢNG 3: BẢNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
So sánh
Các chỉ tiêu

Chênh

So sánh

lệch

Chênh
lệch

2014


2015

(%)

2015

2016

(%)

0,71

0,77

8,45

0,77

0,76

(1,3)

0,28

0,39

39,3

0,39


0,32

(17,9)

0,02

0,06

200

0,06

0,01

(83,3)

1,28

1,36

6,25

1,36

1,39

2,2

5.Vòng quay tổng vốn (lần)


1,15

1.2

4,3

1,2

1,03

(14,2)

6.Vòng quay TSNH (lần)

2,57

2,77

7,78

2,77

2,47

(10,8)

7.Vòng quay HTK (lần)

3,43


4,52

31,77

4,52

3,49

(22,8)

3,84

3,67

(4,43)

3,67

4,26

16,1

20,26 16,66

(17,7)

16,66 15,58

(6,48)


4,43

(0,22)

4,42

(0,45)

1. HS khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn (lần)
2.HS khả năng thanh toán nhanh
(lần)
3.HS khả năng thanh toán tức
thời (lần)
4.HS khả năng thanh toán chung
(lần)

9.Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
(ROS) (%)
10.Tỷ suất LNST trên VCSH
(ROE) (%)
11.Tỷ suất LNST trên tổng tài
sản (ROA) (%)
*Nhận xét:

4,42

4,4

HS thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 0,71;

0,77 và 0,76, có thể thấy hệ số này luôn nhỏ hơn 1 và có sự biến động không đồng
đều, chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời của công ty chưa đảm bảo, tài sản ngắn
hạn không đủ để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. HS thanh toán nhanh
của công ty năm 2014 là 0,28 lần, năm 2015 là 0,39, năm 2016 là 0,32, HS này có
biến động thất thường nhưng nhìn chung đều nhỏ hơn 1, vì vậy khả năng thanh toán
sử dụng tài sản thanh khoản để chi trả nợ của công ty chưa tốt. HS thanh toán tức


12

thời năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 0,02; 0,06 và 0,01 đều nhỏ hơn 1 và có sự sụt
giảm lớn ở năm 2016, giảm 83,3% thể hiện khả năng thanh toán tức thời của công
ty kém, công ty không thể huy động ngay lập tức các nguồn lực để có thể trả các
khoản nợ vay ngắn hạn. Tuy nhiện, hệ số thanh toán chung của công ty đều lớn hơn
1 và có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể, năm 2014 HS thanh toán chung là 1,28
lần, năm 2015 HS thanh toán chung là 1,36 lần, tăng 6,25%, năm 2016 HS thanh
toán là 1,39 lần, tăng 2,2%, chứng tỏ công ty vẫn có thể đảm bảo được khả năng
thanh toán chung, tổng tài sản vẫn đủ đảm bảo trả nợ.
Vòng quay TSNH của công ty đều dương; năm 2014 là 2,57, năm 2015 là
2,77, năm 2016 là 2,47, tuy năm 2016 có giảm 10,8% so với năm 2015, thể hiện khả
năng sử dụng vốn đầu tư vào TSNH chưa thật sự tốt. Vòng quay HTK năm 2014 là
3,43, năm 2015 là 4,52, năm 2016 là 3,49, đều dương, tuy nhiên năm 2016 có giảm
so với năm 2015 thể hiện công ty đã tổ chức dự trữ, sản xuất và tiêu thụ hàng tồn
kho chưa tốt trong năm 2016. Vòng quay tồng vốn (tổng tài sản) đều lớn hơn 0, mỗi
đồng tài sản hay vốn kinh doanh bỏ ra năm 2014, 2015, 2016 lần lượt thu được1,15;
1,2; 1,03 đồng doanh thu thuần, năm 2016 giảm 14,2% so với năm 2015, thể hiện
hiệu suất sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh của công ty còn chưa hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) có nhiều biến động, cứ 100đ doanh thu đạt
được năm 2014 tạo ra được 3,84đ LNST, năm 2015 giảm xuống còn 3,67đ LNST,
năm 2016 tăng lên mức 4,26đ LNST, thể hiện công ty làm ăn hiệu quả, có lãi nhưng

không ổn định. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH tuy ở mức cao nhưng có xu hướng
giảm, cụ thể cứ 100đ vốn chủ sở hữu tạo ra được 20,26đ LNST năm 2014, 16,66đ
LNST năm 2015 và 15,58đ LNST năm 2016, cho thấy khả năng sinh lời trên vốn
chủ sở hữu của công ty đang có sự bất ổn. Tỷ suất LNST trên tổng tài sản hay vốn
kinh doanh (ROA) có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, năm 2014 là 4,43%, 2015 là
4,42%, 2016 là 4,4%, cho thấy khả năng sinh lời ròng của tài sản hay nguồn vốn
của doanh nghiệp chưa tốt.


13

2.4. Diễn biến giá cổ phiếu của công ty CPĐT&TM TNG
Vào 11/2007, cổ phiếu của công ty CPTM&ĐT TNG được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là TNG.
Trước năm 2016, số lượng cổ phiếu niêm yết của TNG là 24.136.485 cp. Đến
ngày 7/1/2016, công ty quyết định phát hành thêm 5.485.642 cp, nâng số lượng cổ
phiếu đang lưu hành lên 29.622.127 cp với giá cổ phiếu 13.674 VNĐ/cp, KLGD đạt
105.250 cp. Từ tháng 1 đến tháng 3/2016, giá cổ phiếu có nhiều biến động nhưng
chủ yếu là tăng, ở mức 13.000 đến hơn 15.000 VNĐ/cp, đây là giai đoạn tăng
trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu TNG với mức giá bình quân cao nhất và KLGD nhiều
nhất. Đặc biệt, ngày 14/3 giá cổ phiếu ở mức 16.360 VNĐ/cp đạt đỉnh năm 2016;
ngày 11/3 đánh dấu KLGD cao nhất trong năm với 1.036.477 cp. Tuy nhiên, đến
quý II/2016, cổ phiếu của TNG bắt đầu hạ nhiệt, giá cổ phiếu quay đầu giảm xuống
còn khoảng 13.000-14.000 VNĐ/cp. Từ tháng 8 đến tháng 10/2016, giá cổ phiếu
giảm sâu xuống ở mức 11.000-12.000 VNĐ/cp. Trong quý 2 tháng cuối năm 2016,
cổ phiếu TNG chỉ quẩn quanh ở mức 10.000-11.000VNĐ/cp. Ngày 13/12/2016, giá
cổ phiếu chạm đáy ở mức 9.972 VNĐ/cp, ngày 30/12, 2016 KLGD thấp nhất chỉ ở
mức 6.204 cp kết thúc một năm đầy biến động của cổ phiếu TNG.

Hình 2. Diễn biến giá cổ phiếu công ty CPĐT&TM TNG 2016



14

CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC
3.1.Mô tả hoạt động của phòng Kế toán
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Trưởng phòng kế toán

Thủ quỹ

Kế toán
tổng hợp

Kế toán
nguyên
phụ liệu,
vật tư

Kế toán
thanh
toán

Kế toán
tài chính

Kế toán
lương,
BHXH,
thuế


Nhiệm vụ chính của phòng kế toán là quản lý công tác tài chính, kế toán, giúp
lãnh đạo hạch toán những chi phí sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của công
ty, xác định nhu cầu vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong
chi nhánh. Để tính toán, đánh giá chính xác, trung thực tình hình tài chính và kế
toán của công ty, phòng kế toán có phân rõ nhiệm vụ cho từng chức danh trong
phòng:
 Trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng): Kiểm tra các báo cáo tài chính, có
nhiệm vụ quan sát, xem xét công việc cụ thể của từng kế toán viên trong phòng và
tổng hợp số liệu. Tham gia nghiên cứu cải tiến, tổ chức sản xuất, xây dựng các
phương án sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
 Thủ quỹ: là người giữ tiền mặt của công ty, thực hiện việc thanh toán tiền
mặt, quản lý tiền mặt, định kỳ kiểm kê tiền. Chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ các
phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ của công ty.
 Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về
khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính giá thành, lập các bảng biểu. Thông
qua công tác tổng hợp phát hiện những điểm sai sót để kịp thời xử lý.


15

 Kế toán nguyên, phụ liệu, vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ số lượng
nguyên, phụ liệu nhập xuất kho nguyên liệu, kho thành phẩm, xuất hóa đơn đầu ra.
 Kế toán thanh toán: theo dõi, xử lý, quản lý các phát sinh liên quan đến sự
hiện hữu của vốn bằng tiền, qua đó lập các chứng từ thanh toán. Quản lý việc tạm
ứng và thanh toán tạm ứng; lập các tờ kê khai thuế GTGT cho công ty. Thực hiện
trực tiếp quá trình giao dịch với ngân hàng và theo dõi yêu cầu thanh toán.
 Kế toán tài chính: theo dõi doanh thu bán hàng qua đó lập các bảng biểu,
theo dõi tình hình phát sinh công nợ theo quy định chung. Chịu trách nhiệm về các
vấn đề tài chính phát sinh của công ty, cuối kỳ lập các báo cáo tài chính.

 Kế toán lương, BHXH, thuế: thực hiện các thủ tục kê khai thuế và nộp thuế
với nhà nước, lập các báo cáo thuế và thực hiện nghiệp vụ liên quan đến chi trả
lương, BHXH,..
3.2. Mô tả vị trí thực tập :
Phòng kế toán là phòng chịu trách nhiệm chính về vấn đề tài chính trong công
ty. Theo đặc trưng của ngành học là tài chính ngân hàng em đã được phân thực tập
tại phòng kế toán của công ty với chức danh nhân viên kế toán tài chính thực tập.
Trong thời gian thực tập em đã được phân công một số nhiệm vụ cụ thể sau: hỗ trợ
công việc cho bộ phận kế toán nói chung và nhân viên kế toán tài chính nói riêng,
nhập một số dữ liệu vào phần mềm kế toán của công ty, theo chuyên môn ngành
học em còn được tham gia tìm hiểu, phân tích các dữ liệu về tài chính về báo cáo tài
chính. Ngoài ra, còn làm quen và tiếp nhận các hóa đơn, chứng từ đơn giản của
công ty.
 Tiêu chuẩn về chuyên môn
- Có đầy đủ kiến thức về chuyên ngành về tài chính kế toán, nắm chắc các
kiến thức về bộ môn tài chính doanh nghiệp, nguyên lý kế toán, tài chính vi mô, tài
chính quốc tế,…
- Biết sử dụng các phần mềm về tin học văn phòng như: Word, Excel,…


16

 Kỹ năng cần đạt được:
- Biết vận dụng các kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế.
- Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp như: tính trung thực, khách quan, chính
xác, cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, nhiệt tình với công việc, phải có óc quan sát và chủ
động trong công việc.
- Người làm tài chính phải có tính độc lập cao trong công việc và chịu được
áp lực lớn, , phải có óc quan sát và chủ động trong công việc.
- Sử dụng thành thạo máy tính và có khả năng ngoại ngữ.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN
4.1. Những vấn đề còn tồn tại tại công ty CPĐT&TM TNG
 Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao:
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh
nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng,
huy động, sử dụng vốn là giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
công ty. Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm
hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của
công ty và sử dụng chúng cho hiệu quả.
Nhìn vào số liệu về các chỉ tiêu tài chính ta thấy vòng quay vốn kinh doanh
của công ty có xu hướng giảm và khá thấp, đặc biệt là năm 2016. Từ đó, thấy được
hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh để tạo ra doanh thu của công ty con chưa tốt, với
đồng vốn đầu tư bỏ ra công ty vẫn chưa thu được khoản doanh thu thuần như mong
muốn. Việc yếu kém trong khâu sử dụng vốn còn được thể hiện ở tỷ suất ROA của
doanh nghiệp liên tục giảm trong 3 năm 2014, 2015, 2016. Việc sụt giảm ROA cho
thấy khả năng dùng vốn để tạo ra lợi nhuận của công ty không tốt, ngày càng kém.
Đương nhiên điều này dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ về kết quả kinh doanh của
công ty, bằng chứng là năm 2016 nếu không nhờ vào việc cắt giảm tối đa chi phí thì
công ty đã rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ so với năm trước. Điều này đòi hỏi
TNG nếu không muốn thụt lùi trong kinh doanh cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là mục tiêu trong chiến lược tài chính của
nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh.
 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chưa tốt:


17

Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tài sản của công ty.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù kinh tế phản ánh năng lực khai

thác và sử dụng tài sản của công ty vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục
đích tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí.
Tuy số liệu thực tế về vòng quay tài sản ngắn hạn, của công ty dương nhưng
vẫn ở mức thấp và có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản
ngắn hạn để tạo ra doanh thu của công ty còn kém. Trong kết cấu tài sản ngắn hạn,
hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho của công ty vẫn
ở mức thấp và đặc biệt giảm mạnh vào năm 2016, thể hiện việc luân chuyển hàng
tồn kho có nhiều bất ổn. Nhìn chung, qua số liệu thực tế cho thấy công ty tuy có
tiềm lực về việc sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong công
tác quản lý và sử dụng chúng dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có nhiều
biến động và không ở mức cao như mong muốn. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi cho lãnh
đạo công ty về việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn?
 Khả năng sinh lời của công ty chưa cao.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lớn nhất mà một doanh nghệp muốn
theo đuổi là tối đa hóa lợi nhuận, đã là một tổ chức kinh tế thì nhất định sẽ đặt khả
năng sinh lời lên làm mục tiêu tiên quyết. Muốn đứng vững trong cuộc cạnh tranh
khốc liệt của thị trường thì các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty phải đạt
hiệu quả, tức là sinh ra lợi nhuận.
Nếu chỉ nhìn trên báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy công ty TNG có lợi
nhuận luôn ở mức dương và có xu hướng tăng, nhưng đây chỉ là những con số này
không đánh giá được khả năng sinh lời của công ty có thực sự tốt hay không. Khi đi
sâu vào phân tích các chỉ số tài chính, rõ ràng ta thấy tỷ suất sinh lời trên VCSH
(ROE) có xu hướng giảm qua các năm còn tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (nguồn
vốn) ở mức thấp và cũng giảm liên tục. Điều này cho thấy rõ ràng khả năng sinh lời
của công ty không có hiệu quả, ngày càng yếu kém. Khả năng sinh lời của công ty
có nhiều sụt giảm sở dĩ vì hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chưa
thực hiện tốt, lợi nhuận thu lại không đáng kể so với chi phí bỏ ra. Xuất khẩu hàng


18


hóa là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty, nhưng trong mấy năm gần đây
công ty không hề mở rộng thị trường mà chỉ trông chờ vào những thị trường đã sẵn
có. Thêm vào đó, ở thị trường trong nước, khi ngành thời trang đang dần bão hòa,
các sản phẩm công ty không còn bán chạy như trước dẫn đến doanh thu có sụt giảm
trong khi giá thuê mặt bằng, nhân công lại không ngừng tăng lên. Những yếu tố này
là những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp dẫn đến khả năng sinh lời của công ty
chưa cao như mong muôn, đòi hỏi các nhà lãnh đạo có những biện pháp cải thiện
tình trạng này.
4.2. Hướng đề tài khóa luận
Trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp, em xin mạnh dạt đề bạt
những hướng đề tài sau để giải quyết các những khó khăn mà công ty còn gặp phải:
 Đề tài 1: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần
đầu tư và thương mại TNG” .
 Đề tài 2: “Phân tích và phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG”.
 Đề tài 3: “Giải pháp tối đa hóa khả năng sinh lời của công ty cổ phần đầu tư
và thương mại TNG”.



×