Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.22 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT...........................................13

i


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh..........2
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh..............3
Bảng 1.4.1: Trang thiết bị văn phòng của Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh
....................................................................................................................................... 4
2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP.......................................4
Bảng 3.1.2 Kết quả hoạt động bán hàng của công ty cổ phần lương thực Hà Nam
Ninh............................................................................................................................... 7
Bảng 3.2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực Hà Nam
Ninh giai đoạn 2015-2017.............................................................................................8
Bảng 3.2.2: Kết quả kinh doanh theo các mặt hàng chính của công ty từ 2015-20179

ii


1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY, CƠ SỞ
VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.1 Giới thiệu Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh
Tên chính thức: Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh
Tên giao dịch: Công ty lương thực Hà Nam Ninh
Địa chỉ trụ sở công ty: Đường 1A, Phường Thanh Châu, Thành phố Phủ Lý, Hà Nam
Người đại diện: Bà Trần Thị Loan - Chức vụ: Giám đốc công ty
Điện thoại: (0351) 3852824
Fax: 03513.844.439
Email:


Mã số thuế: 0700638528 được cấp vào ngày 23/04/2013, cơ quan Thuế đang
quản lý: Cục Thuế Tỉnh Hà Nam
Tình hình hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài quốc doanh (100% vốn tư nhân)
Công ty có chức năng thực hiện kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh
doanh với ngành nghề kinh doanh chính là: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ
gỗ, tre, nứa); và động vật sống. Hiện tại công ty chuyên kinh doanh về các mặt hàng
gạo, đậu tương, sắn…
1.2 Chức năng, nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng
Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh chủ yếu sản xuất và cung cấp các loại
gạo như: gạo tẻ. gạo nếp, gạo nứt... ngoài ra còn cung cấp thêm một số sản phẩm như:
các loại đỗ, sắn nhưng số lượng ít.
1.2.2 Nhiệm vụ
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Công ty tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến, dự trữ, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa
lương thực (các loại gạo,đỗ,…), cung cấp lương thực an toàn và ổn định, đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng trong cả nước.
Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch, mục tiêu của công ty trong từng giai đoạn.
Hoàn thành tốt các kế hoạch đã đề ra, đảm bảo thực hiện theo sứ mệnh của công ty.
Tiếp tục ổn định duy trì các khách hàng cũ và tìm kiếm, nghiên cứu, phát triển
khách hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác cho ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật.
1


1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến

chức năng , đứng đầu là ban giám đốc, tới các phòng ban chức năng được phân công
chuyên môn hóa theo chức năng quản trị, có nhiệm vụ giúp ban giám đốc chuẩn bị
các quyết định, theo dõi, đánh giá lao động, tình hình tài chính cũng như thị
trường...Mỗi bộ phận, phòng ban chức năng, các đơn vị cá nhân khác nhau sẽ có mối
liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách
nhiệm, quyền hạn nhất định.
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh
Ban giám đốc

Phòng
tài chính
kế toán

Cửa hàng

Phòng
kinh
doanh

Phân xưởng

Phòng
Marketing

Chi nhánh

Phòng
nhân sự

Tổ đội


Phòng
nghiệp vụ

Nhà máy

Chức năng quyền hạn của bộ máy công ty:
- Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp
và chịu mọi trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc: là người quản lý điều hành toàn bộ hoạt động và chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Là người có quyền hạn cao nhất trong công ty.
Phó giám đốc: Do giám đốc yêu cầu hỗ trợ trong việc. Là người tham mưu cho
giám đốc và được ủy quyền giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưa cho giám đốc về lĩnh vực tài chính, hạch
toàn kế toán trong toàn công ty theo đúng hệ thống kế toán và quy định của nhà nước.
Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các vấn đề tài chính phù hợp với lĩnh vực
sản xuất kinh doanh, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, giá
thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Kiểm tra kiểm soát các hoạt động thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình
hình công nợ với khách hàng, các khoản nợ nhà nước.
2


- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Ban giám đốc công ty công tác phát triển thị
trường, khách hàng, nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển thị trường.
- Phòng maketing: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, khách hàng tiềm năng với
công ty, đưa ra các sáng kiến để sản phẩm đến được thị trường nhanh nhất mà hiệu
quả.
- Phòng nhân sự: lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược

của công ty.
- Phòng nghiệp vụ: chịu trách nhiệm riêng về mặt kỹ thuật, cũng như quản lý
trang thiết bị nhà xưởng, mua sắm máy móc…, có trách nhiệm giúp ban giám đốc về
mặt kỹ thuật máy móc cũng như kỹ thuật sản xuất, bảo quản thực phẩm.
Chi nhánh: mở rộng các chi nhánh giúp công ty phát triển rộng rãi các mặt hàng
trên thị trường. Hiện tại, công ty có các chi nhánh dưới các huyện: Bình Lục, Thanh
Liêm, Lý Nhân.
Các phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất sản phẩm mỗi khi nhận lệnh từ ban
giám đốc và chịu trách nhiệm về mặt sản xuất, bảo quản về sản phẩm.
Cửa Hàng: công ty có cửa hàng đại diện, có nhân viên đứng quầy giới thiệu và
bán sản phẩm.
Tổ Đội: Các phân xưởng công ty hay bộ phận bán hàng, sản xuất đều phân tổ đội,
mỗi tổ có tổ trưởng chỉ đạo có nhiệm vụ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất và
bán hàng.
Nhà Máy: Là nơi sản xuất chính, chứa các máy móc thiết bị để phục vụ cho sản
xuất lương thực.
Công ty đi vào hoạt động từ năm 2013 với số lượng nhân viên ban đầu là 30
người, sau 4 năm hoạt động, số lượng nhân viên không ngừng tăng lên. Tính đến thời
điểm hiện tại số lượng nhân viên của công ty đã lên tới 102 người, bao gồm 32 nhân
viên làm việc tại các phòng ban, số còn lại làm việc tại các phân xưởng, cửa hàng. Cơ
cấu lao động của công ty được mô tả ở bảng sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh
Số lượng
Trình độ
(người)
Trên đại học
5
Đại học
19
Cao đẳng, trung cấp

8
Lao động qua đào tạo nghề
30
Lao động phổ thông
40
(Nguồn: Phòng nhân sự)

3


Công ty có 24 nhân viên thuộc trình độ đại học và trên đại học, chiếm 23,53% số
nhân viên toàn công ty, số nhân viên là lao động qua đào tạo nghề cũng chiếm tỉ lệ cao
29,41%. Sở dĩ như vậy là vì công ty luôn có những chính sách đào tạo, tuyển dụng
hiệu quả, thu hút được nhiều nhân viên giỏi, tài năng, có trách nhiệm với công việc
nâng cao nâng suất hiệu quả kinh doanh.
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh
1.4.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Trụ sở chính công ty được đặt tại Đường 1A, Phường Thanh Châu, Thành phố
Phủ Lý, Hà Nam với diện tích 300m2 bao gồm các phòng ban và trang thiết bị văn
phòng đi kèm. Cụ thể như sau:
Bảng 1.4.1: Trang thiết bị văn phòng của Công ty cổ phần
lương thực Hà Nam Ninh
Số lượng
Tên trang thiết bị
(chiếc)
Máy chiếu
2
Máy tính
15
Điện thoại

8
Máy in
5
Máy fax
3
(Nguồn: Phòng kế toán)
Công ty được trang bị dây chuyền sản xuất, chế biến hiện đại với hệ thống xay
xát kiểu rulo đem lại năng suất 1 tấn/giờ RS10P bao gồm các máy làm sạch, máy bóc
vỏ kiểu rulo cao su, máy tách trấu, máy đánh bóng,...Ngoài phân xưởng sản xuất chứa
các thiết bị, máy móc, công ty còn xây dựng thêm 2 kho chứa hàng lớn: một kho chứa
hàng nhập và một chứa hàng xuất với tổng diện tích khoảng 850m2 ; đầu tư một số xe
tải chở hàng luân chuyển hàng hóa qua các chi nhánh, cửa hàng.
1.4.2 Mạng lưới kinh doanh
Từ một công ty lương thực có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên hạn chế, hiện
tại công ty đã trở thành một doanh nghiệp có quy mô lớn không chỉ phát triển thị
trường trên địa bàn tỉnh mà còn mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận. Công ty
thành lập các chi nhánh nhỏ tại các huyện trong tỉnh, gồm: huyện Thanh Liêm,
Bình Lục,...Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, dây chuyền sản xuất hiện
đại đem lại hiệu quả năng suất cao, công ty đang dần khẳng định được vai trò quan
trọng của mình trong lĩnh vực lương thực trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng và
ngành dự trữ quốc gia nói chung.
2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP

4


2.1 Mục tiêu phát triển của công ty
Xây dựng Công ty cổ phần lương thực Hà Nam mạnh hơn, hiệu quả hơn trên cơ
sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực.
Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng

đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi.
Tạo dựng công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.2 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Công ty thường xuyên đưa ra các chương trình bồi dưỡng, đào tạo và khuyến khích
cho người lao động. Có chính sách động viên cả vật chất lấn tinh thần cho nhân viên
Hàng tháng nhân viên công ty được tập huấn các lớp về nghiệp vụ,chuyên môn:
kiến thức về lương thực, về xuất khẩu gạo, sản xuất các loại lương thực.
Công ty tổ chức cho nhân viên từ trình độ đại học tới lao động phổ thông đi giao
lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các xưởng, các công ty, doanh nghiệp cùng ngành để học
hỏi và rút ra những kinh nghiệm làm việc.
Bên cạnh đó, công ty còn có chính sách tạo động lực cho người lao động: tổ chức
các buổi họp mặt, liên hoan cho toàn bộ công ty, tổ chức thăm quan nghỉ mát hàng
năm. Ngoài tiền lương công ty chi trả, nhân viên còn được nhận thêm các khoản
thưởng, trợ cấp và được đóng bảo hiểm, nhân viên hoạt động tích cực trong công việc
sẽ được nhận thưởng và được tuyên dương trước toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên
trong công ty.
2.3 Chiến lược và chính sách kinh doanh
Trong 4 năm phát triển công ty đã đưa ra và thực hiện được nhiều chiến lược kinh
doanh trong ngắn hạn và tiếp tục giữ vững kế hoạch chiến lược trong dài hạn: “Trở thành
một người bạn thực sự tin cậy của người nông dân, là nhà cung cấp chuyên nghiệp các mặt
hàng lương thực cho mọi nhà, cung ứng tốt cho xuất khẩu, cung cấp lương thực cho Tổng
cục Dự trữ nhà nước.” Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lương thực,
công ty luôn có những chính sách quan tâm đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, bao bì, luôn
đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm đem lại những mặt hàng tốt nhất, chất lượng nhất đến
tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty cũng đẩy mạnh tham gia dự thầu cung ứng cho
Tổng cục DTNN hàng chục nghìn tấn gạo. Với phương châm, cung ứng với giá cả cạnh
tranh và đảm bảo chất lượng, uy tín với khách hàng nên công ty đã tạo dựng được mối quan
hệ tốt với khách hàng. Do vậy, hầu hết các đợt đấu thầu dự trữ công ty đều trúng thầu với số
lượng cao nhất. Kể cả trong năm qua, công ty đã trúng thầu gạo nhập cho dự trữ nhà nước

lên đến 20 nghìn tấn.
2.4 Chính sách về giá

5


Công ty cố phần lương thực Hà Nam Ninh đã đề ra mục tiêu định giá nhằm thực
hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn. Với số lượng đối thủ cạnh tranh lớn
bao gồm nhiều công ty tư nhân và công ty nhà nước đang không ngừng gia tăng cả về
quy mô và vị thế trong ngành lương thực. Vì vậy công ty luôn định giá sao cho giá của
mình không cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh một mặt hàng hoặc
giá tương quan thấp hơn các sản phẩm có khả năng thay thế, luôn phải điều chỉnh mức
giá của mình nhằm đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả nhất.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là các loại gạo, do đó
doanh nghiệp luôn chú trọng đưa ra những chính sách giá phù hợp với người tiêu
dùng, có nhiều chính sách giá ưu đãi đối với các vùng miền núi, nông thôn; giảm giá
và có chiết khấu % cho khách hàng mua số lượng lớn, các hợp đồng lớn của công ty.
2.5 Chính sách cạnh tranh
Chất lượng sản phẩm luôn là lựa chọn hàng đầu của công ty khi đưa ra các chính
sách cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Với phương châm, cung ứng với giá cả
cạnh tranh và đảm bảo chất lượng, uy tín với khách hàng, công ty ngày càng khẳng
định được chỗ đứng của mình trong ngành lương thực trên địa bàn. Hiện tại trên địa
bàn có 3 doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng ngành với công ty đó là: Công ty CP
Lương Thực tỉnh Hà Nam, Công ty TNHH Thực phẩm Minh Anh, Công ty CP Lương
Thực Hoàng Hải. Đó là 3 đối thủ lớn đang cạnh tranh với công ty. Với từng giai đoạn
phát triển, công ty luôn đặt ra cho mình những chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất với
phương châm kinh doanh của công ty bao gồm: Chiến lược về giá, chiến lược xúc tiến
hàng hóa...
2.6 Chính sách quảng cáo
Khi mới thành lập, bằng hình thức phát tờ dơi công ty đã thu hút được nhiều

khách hàng lớn, cụ thể công ty đã thu về khoảng 25% khách hàng thông qua hình thức
quảng cáo này . Ngoài ra, công ty đã thực hiện công tác quảng cáo sản phẩm của mình
trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, một số trang tạp chí...Trong hai
năm gần đây, công ty luôn là khách hàng quen của báo Hà Nam, Tạp chí Gia Đình, Đài
tiếng nói Hà Nam...
Bên cạnh đó, công ty luôn tìm kiếm cơ hội tham gia các buổi đấu thầu, các buổi
hội chợ giới thiệu sản phẩm: Công ty đưa sản phẩm vào hội chợ nông nghiệp, Hội chợ
thực phẩm.. Ước tính chi phí cho quảng cáo hàng năm của công ty chiếm 0,5%- 0,7%
doanh thu thuần. Qua đó, ta thấy được chính sách quảng cáo hiệu quả của công ty đã
và đang đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận
trong dài hạn.

6


3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ
THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2015-2017
3.1 Thực trạng hoạt động thương mại của công ty cổ phần lương thực Hà
Nam Ninh
Trải qua 4 năm hoạt động, đạt được nhiều kế hoạch chiến lược, đem lại hiệu quả
kinh tế cao và nhận được nhiều lời khen từ cục dự trữ tỉnh Hà Nam và trên cả nước.
Hiện tại, công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp lương thực có tiếng trong
tỉnh, luôn không ngừng mở rộng quy mô, phát triển mở rộng thị trường. Vì vậy, các
hoạt động mua, bán, dự trữ của công ty diễn ra liên tục, sôi nổi tạo tiền đề vững chắc
cho công ty phát triển bền vững trên thị trường lương thực Việt Nam.
3.1.1 Hoạt động mua hàng của công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh
Việc tạo nguồn hàng của công ty được thực hiện dưới hai hình thức nhập và mua
của chủ hàng khác. Công ty có thể mua hàng từ các nhà cung ứng thường xuyên cho
công ty hay từ các xưởng, cơ sở, đại lí bán buôn hoặc thu mua trực tiếp từ người nông
dân. Hiện tại nguồn cung ứng chính của công ty gồm: Cơ sở lương thực tại huyện Bình

Lục và huyện Thanh Liêm, huyện Lý Nhân. Đây là ba cơ sở tin cậy, đồng hành với
công ty từ những ngày mới đi vào hoạt động. Với phương châm đem lại những sản
phẩm chất lượng với mức giá ổn định, công ty đã và đang tìm kiếm cho mình những
nguồn hàng tốt nhất nhằm đảm bảo hợp tác lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, để duy trì các dây chuyền sản xuất, nguồn nhiên liệu luôn được công ty cung
ứng đầy đủ, đảm bảo hoạt động liên tục không bị gián đoạn.
3.1.2 Hoạt động bán hàng và dự trữ của công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh
Đối với một công ty chuyên về lĩnh vực kinh doanh sản xuất thì khâu bán hàng là
vô cùng quan trọng. Trên cơ sở đó, công ty cổ phần lương thực tỉnh Hà Nam luôn cố
gắng thực hiện chủ trương sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó tránh tình trạng tồn kho
quá nhiều gây ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Bảng 3.1.2 Kết quả hoạt động bán hàng của công ty cổ phần
lương thực Hà Nam Ninh
(Đơn vị: tấn)
Chỉ tiêu

Số lượng nhập hàng
(thóc sản xuất)

Số lượng bán
hàng (gạo,...)

Số lượng hàng
tồn

Năm 2015

69650,87

48755,61


67,65

Năm 2016

70876,65

49613,655

53,32

Năm 2017

73098,54

51168,98

31,45

Năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015-2017, Phòng kinh doanh)
7


Sau khi thu mua từ các nhà cung ứng trên thị trường, lượng lương thực thu mua
sẽ trải qua dây chuyền sản xuất gạo tại nhà máy sau đó sẽ được chuyển trực tiếp đến
kho lưu trữ của công ty. Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng bán hàng của
công ty từ 2015-2017 đều có xu hướng tăng và lượng tồn kho không quá nhiều. Hàng
năm công ty vẫn luôn dự trữ một lượng lương thực nhằm đảm bảo cung ứng cho dự

trữ của tỉnh khi cần thiết.
3.2 Thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
lương thực Hà Nam Ninh
Với trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh lương thực nằm trên địa bàn một
tỉnh vùng lúa đồng bằng sông Hồng, công ty lương thực Hà Nam Ninh luôn khẳng
định được vai trò quan trọng của mình đối với ngành lương thực trên địa bàn và cả
nước. Với phương châm phát triển đi kèm chất lượng, giá cả ổn định, uy tín với khách
hàng, công ty không ngừng đổi mới, áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, nắm bắt thị
hiếu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường kinh doanh đem lại doanh thu, lợi nhuận
cao và ổn định qua từng năm hoạt động. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực
Hà Nam Ninh giai đoạn 2015-2017
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Năm 2015
Chỉ tiêu
Tổng doanh
thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận TT
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau
thuế

Năm
2016

Năm
2017


So sánh năm
2016/2015
Chênh Tỷ lệ
lệch
(%)

13.765,02 14.550,42

16.510,2

11.776,32
1988,7
437,514

12.225,0
2325,42
465,084

13.012,35 448,68 103,81 787,35 106,44
3497,85 336,72 116,93 1172,43 150,41
699,57
27,57 116,93 234,486 150,41

1551,186

1860,336

2798,28

785,4


So sánh năm
2017/2016
Chênh
Tỷ lệ
lệch
(%)

105,71 1959,78 113,47

309,15 116,93 937,944 150,41

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015-2017, Phòng kinh doanh)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta có thể đưa ra được một số đánh giá sơ bộ về tình
hình sản suất kinh doanh của Công ty như sau:
Trong giai đoạn 2015-2017, công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh có
được mức doanh thu cao, ổn định. Năm 2015 mức doanh thu của công ty là 13.765,02
triệu đồng. Sang đến năm 2016, do một số mặt hàng gạo đặc sản của công ty chưa
được quảng bá rộng rãi, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, doanh thu năm 2016 chỉ tăng nhẹ với
8


14.550,42 triệu đồng, tăng 5,71% so với năm trước đó, tương ứng tăng 785,4 triệu
đồng. Năm 2017, khắc phục những hạn chế, tăng cường quảng cáo các sản phẩm gạo
đặc sản và các mặt hàng tiềm năng, mở rộng thị trường tiêu thụ cùng với việc trúng
thầu các dự án nhập gạo cho dự trữ nhà nước, doanh thu của công ty đã tăng lên mức
đáng kể, từ 14.550,42 triệu đồng năm 2016 lên 16510,2 triệu đồng năm 2017, tăng
13,47% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với việc tăng doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng có xu hướng

tăng. Năm 2016 lợi nhuận sau thuế là 1860,336 triệu đồng, tăng 16,93% so với năm
2015. Đến năm 2017 tốc độ đã tăng nhanh hơn nhiều so với các năm trước đó khi tăng
50,41% so với năm 2016.
Để đạt được mức doanh thu, lợi nhuận như hiên tại, công ty đã phải bỏ ra
một khoản chí phí cho việc đổi mới sản xuất, mở rộng phân xưởng sản xuất, đẩy mạnh
quảng cáo sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Vì vậy, tổng chi phí của công ty
cũng tăng đáng kể qua từng năm, cụ thể năm 2016 tăng 3,81% so với năm 2015, năm
2017 tăng 6,44% so với năm 2016 trước đó.
Hiện tại, công ty đang thực hiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gạo đa dạng
như: gạo tẻ (gồm tám hương và tạp dao,…), gạo nếp (nếp thường, nếp dài cây…), gạo
nứt, số ít là đỗ tương, sắn…Dễ dàng nhận thấy phần lớn doanh thu của công ty là đến
từ việc kinh doanh gạo chủ yếu là gạo nếp và gạo tẻ, các mặt hàng còn lại mặc dù có
những mặt hàng chưa được phổ biến với người tiêu dùng, chưa được công ty chú trọng
vẫn luôn đem lại doanh thu cho công ty nhưng ở mức hạn chế. Cụ thể được thống kê
tại bảng dưới đây:
Bảng 3.2.2: Kết quả kinh doanh theo các mặt hàng chính
của công ty từ 2015-2017
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Năm 2015

Năm 2016

Mặt hàng
Gạo tẻ
Gạo nếp
Gạo nứt
Các loại đỗ, sắn,…

Năm 2017


7910,06
8198,76
9034,87
4236,57
4335,34
4557,45
1618,39
1798,09
2089,67
218,23
828,21
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015-2017, Phòng kinh doanh)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta thấy gạo tẻ và gạo nếp vẫn là mặt hàng đem lại
doanh thu chủ yếu cho công ty. Năm 2016, doanh thu của 3 mặt hàng gạo tẻ, gạo nếp,
gạo nứt đều ở mức tăng vừa phải so với cùng kì năm trước. Sang đến năm 2017, khi
nền kinh tế có nhiều khởi sắc hơn, cùng với việc áp dụng các chính sách quảng bá sản

9


phẩm hiệu quả, chính sách ưu đãi cho khách hàng, doanh thu các mặt hàng đều có xu
hướng tăng.
3.3 Thực trạng hoạt động thị trường của công ty cổ phần lương thực Hà
Nam Ninh
Thị trường tiêu thụ mặt hàng gạo và số ít đỗ, sắn...của công ty cổ phần lương
thực Hà Nam Ninh chủ yếu tập trung ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Trong đó, gạo luôn là mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty và cũng là mặt hàng
thiết yếu đối với người dân. Dựa trên cơ sở đó, công ty không ngừng sản xuất đem lại
những sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu cho người

dân trên địa bàn Hà Nam và các tỉnh lân cận trong chiến lược mở rộng thị trường sắp
tới của công ty. Hiện tại, công ty đã thành lập các chi nhánh tại các huyện trong tỉnh:
như Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục, và dự định sẽ mở thêm các chi nhánh tại Nam
Định, Ninh Bình trong năm nay.
Với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, công ty đã và đang không
ngừng tìm kiếm thêm cho mình những nguồn cung chủ lực, đáp ứng được các yêu cầu
về giá đầu vào, chất lượng nguồn hàng, chất lượng thành phẩm. Nếu như trước kia,
nguồn cung chủ yếu của công ty được thu mua từ tay người dân và các xí nghiệp
lương thực trên địa bàn xã, các đại lí, cơ sở lương thực thì đến nay công ty đã mở rộng
thu mua thêm tại các tỉnh ven sông Hồng đem lại nguồn cung dồi dào. Mặc dù thời
điểm hiện tại phải chịu nhiều sức ép từ các doanh nghiệp, công ty lớn, có kinh nghiệm
lâu năm trên địa bàn tỉnh như: Công ty CP lương thực Hà Nam,... Nhưng công ty vẫn
luôn cố gắng thực hiện và hoàn thành tốt các chiến lược, mục tiêu kinh doanh, mở
rộng sản xuất của mình nhằm nâng cao vị thế, thị phần trong lĩnh vực lương thực trong
điạ bàn tỉnh và trên cả nước.

10


4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ
HIÊN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần lương thực Hà Nam Ninh hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần, mọi hoạt động của Công ty được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật bao gồm: Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai và
một số bộ luật khác có liên quan.
4.1 Tác động của những chính sách chung
4.1.1 Chính sách thuế
Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ tài chính. Thông tư hướng
dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định
và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Bắt đầu từ ngày 01/01/2016

mức thuế suất áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp là 20%. Việc giảm thuế xuống còn
20% từ năm 2016, cho thấy nhà nước đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp phát triển trong đó có Công ty lương thực Hà Nam Ninh. Sau khi áp dụng mức
thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, lượng thuế mà công ty phải đóng cho nhà nước đã
giảm đi đáng kể so với các năm trước.
4.1.1 Chính sách tiền tệ
Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt
động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 16
tháng 1 năm 2014. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực
hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức
hợp lý, góp phần kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất
kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nói chung
và Công ty lương thực Hà Nam Ninh nói riêng. Từ đó, góp phần tháo gỡ khó khăn,
thúc đẩy phát triển kinh doanh cho công ty.
Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo hướng đầu tư cho xay xát, chế biến lương thực, kho bãi phải được vay dài
hạn hoặc trung hạn,…Tạo điều kiện cho công ty có thêm nhiều cơ hội đổi mới, đầu tư trang
thiết bị cho sản xuất thông qua nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng.
4.2 Chính sách đặc thù tác động đến công ty Cổ phần lương thực Hà Nam Ninh
Tại khoản 1 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế quy định “Doanh
nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt
chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho
doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng
11


nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào”. Như vậy, trong khâu sản xuất xay
xát, gạo không chịu thuế GTGT (không có thuế GTGT đối với gạo), doanh nghiệp sản
xuất gạo không những không phải ứng vốn để trả thuế GTGT khi mua gạo mà còn

không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi bán cho doanh nghiệp (giảm thủ tục hành
chính, chi phí trong kê khai, nộp thuế GTGT); và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
của sản xuất, kinh doanh gạo làm hạ giá thành gạo tại các khâu thương mại trung gian,
qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Chính sách ưu tiên và thu hút đầu tư: Theo thông tư số 1898/QĐ-BNN-TT của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: “Hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đất đai, thuế đối với
các doanh nghiệp liên kết trực tiếp với nông dân, doanh nghiệp chế biến sử dụng công
nghệ cao, doanh nghiệp tham gia các dự án liên kết công tư”. “Ưu đãi tín dụng cho các
doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ sấy, say xát, kho hàng, hậu cần phục vụ thương
mại và ưu đãi cho người nông dân mua máy móc sản xuất, áp dụng giống mới.” Là
một công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng gạo, công ty có rất
nhiều dây chuyền sản xuất, trang thiết bị vật tư, với việc nhận ưu đãi tín dụng của Bộ,
công ty phần nào giảm bớt được chi phí mua trang thiết bị, máy móc của mình.

12


5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Từ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2015-2017, vẫn còn
tồn tại một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, công tác nghiên cứu thị trường chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
công ty, chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường. Do vậy, lượng hàng xuất nhập, dự trữ
trong kho không được kiếm soát một cách chính xác, cụ thể làm giảm nguồn vốn đưa
vào lưu thông, giảm năng suất hiệu quả kinh doanh. Do công tác nghiên cứu thị trường
chưa được thực hiện tốt nên việc lựa chọn thị trường trọng điểm chưa được quan tâm
gây ra tình trạng đầu tư dàn trải không có trọng điểm, bỏ qua nhiều đoạn thị trường
tiềm năng.
Thứ hai, việc mở rộng thị trường chưa được đẩy mạnh, mặc dù các mặt hàng của
công ty đều có chất lượng, giá thành ổn định nhưng so với các đối thủ trên địa bàn tỉnh
có kinh nghiệm lâu năm thì năng lực cạnh tranh của công ty vẫn còn khá yếu. Hiện

nay, thị trường của công ty còn bị giới hạn, chủ yếu là các hợp đồng, khách hàng nằm
trong khu vực địa bàn tỉnh Hà Nam với giá trị, quy mô nhỏ. Với mục tiêu trở thành đối
tác tin cậy của cơ quan Dự trữ quốc gia, công ty phải có các kế hoạch mở rộng thị
trường về cả chiều rộng và chiều sâu. Có như vậy mới nâng cao được năng lực cạnh
tranh và uy tín của mình trên thị trường.
Thứ ba, về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặc dù chiến lược cạnh tranh
luôn được công ty đưa ra trong suốt quá trình hoạt động, song các chiến lược đó chỉ
phù hợp với những công ty quy mô vừa và nhỏ. Do đó, để có thể cạnh tranh với các
đối thủ mạnh trên địa bàn và các tỉnh lân cận, công ty cần có những chiến lược cụ thể,
rõ ràng hơn, những giải pháp về vấn đề cung cấp nguồn hàng cho hoạt động kinh
doanh của công ty một cách hợp lý cụ thể như việc xây dựng cho mình một hệ thống
cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định cả về lượng và giá, thỏa mãn các tiêu chuẩn
chung.
Thứ tư, về trình độ năng lực, khả năng thích ứng của nhân viên. Công ty cần đưa
ra các chính sách tuyển dụng, đào tạo phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mình, chú
trọng hơn vào việc tìm kiếm nhân viên có kinh nghiệm, có kĩ năng chuyên môn và có
thái độ làm việc chăm chỉ, thân thiện, đồng hành cùng công ty để đưa ra cho khách
hàng những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất.
Thứ năm, nguồn vốn công ty có hạn nên có lúc bị động, nhất là khi vào mùa vụ
cần tập trung thu mua hàng. Vì vậy công ty cần phải huy động, đảm bảo đủ nguồn vốn
để lượng hàng nhập đủ theo chỉ tiêu kế hoạch, tránh tình trạng không nhập đủ hàng
gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tiêu thụ của công ty.
13


6. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Sau khi thực tập tại công ty và tìm hiểu về tình hình kinh doanh tại đây. Em xin
đề xuất hướng đề tài khoá luận như sau:
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần lương thực Hà Nam
Ninh trên địa bàn tỉnh Hà Nam – Bộ môn Quản lý kinh tế.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế
GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.
2. Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013
của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Thông tư số 1898/QĐ-BNN-TT về ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp sản
xuất nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
4. Báo cáo tài chính năm 2015-2017, Phòng kinh doanh của Công ty cổ phần
lương thực Hà Nam Ninh.



×