Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại VIỆT á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.99 KB, 15 trang )

MỤC LỤC


1.1.

1.2.

1.3.
-

-

-

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT Á.
Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Á được thành lập ngày 27/ 11/ 2006 có tên
giao dịch là “VIET A TRADING JOINT STOCK COMPANY” có trụ sở chính tại:
Nhà số 3-A3, đường Hàm Nghi, khu đô thị Cầu Diễn, Mỹ Đình - Phường Cầu Diễn Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Á là một trong những nhà cung cấp sản phẩm
gỗ dán, gỗ ván ép và gỗ ván lạng tại Việt Nam. Sản phẩm của Việt Á đã được xuất
khẩu đi các thị trường khó tính như Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả-rập, Hàn Quốc,
Thái Lan, Malaysia…Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn
lên để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và
cung cấp các sản phẩm gỗ dán ép tại Việt Nam.
Chức năng nhiệm vụ công ty.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường đòi hỏi những sản phẩm có tiêu chuẩn và chất
lượng cao, Công ty Cổ phần Thương mại Việt Á đã đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến
gỗ tại xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm cao
cấp, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày cao của khách hàng.
Để đạt được các mục tiêu đề ra Công ty Cổ Phần Thương mại Việt Á luôn đẩy


mạnh nghiên cứu, đầu tư chiều sâu cho công nghệ và thu hút nguồn nhân lực có trình
độ cao nhằm đáp ứng cho việc tư vấn, thiết kế và cung cấp các sản phẩm tốt nhất cho
các khách hàng tại thị trường Việt nam.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Thương mại Việt Á.
Bộ máy tổ chức của công ty gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý bao gồm:
Giám đốc: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN. Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo, giám sát thực thi các quyết định của công ty.
Phòng tài chính - kế toán 3 người: Thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi
tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ, trả lương cho
người lao động.
Phòng hành chính 3 người : tổ chức, quản lý lao động, kiểm tra và đôn đốc việc chấp
hành nội quy của công ty.
Phòng sản xuất 4 người : Tổ chức, hoạch định công tác sản xuất đảm bảo mục tiêu.
Phòng kinh doanh 5 người: Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt
hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới, nhu cầu mới của khách
hàng.
Kho 5 nhân viên : Thủ kho trực tiếp kiểm tra, quản lý sản phẩm cả về số lượng và chất
lượng.
Xưởng sản xuất 25 người : trực tiếp sản xuất sản phẩm vận hành máy móc thiết bị.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
2

2


Công ty Cổ phần Thương mại Việt Á có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động sản xuất và kinh doanh của mình. Nhà máy sản xuất được đầu tư trang thiết bị
máy móc kỹ thuật công nghệ hiện đại như máy cắt tự động, máy ép, băng chuyền, máy
cuốn, máy in,… Khu văn phòng, được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị văn
phòng với 15 - 20 máy tính, 3 máy photo, 3 máy in, 2 máy fax…Ước tính tổng giá trị

tài sản công ty lên tới 14 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn đổi mới
trang thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của công việc và đáp ứng tốt mong muốn
của nhân viên.
1.5. Mạng lưới kinh doanh
Việt Á hiện là thương hiệu lớn tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm gỗ
dán, gỗ ván ép. Đặc biệt, từ việc kết hợp với các đối tác lâu năm – đều là những doanh
nghiệp lớn, uy tín… tất cả đã tạo nên hệ thống sản phẩm GỖ DÁN- GỖ VÁN ÉP đạt
tiêu chuẩn quốc tế, các sản phẩm của Việt Á đã được tin tưởng sử dụng tại nhiều dự án
lớn trong nước và quốc tế. Không chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm, Việt Á còn
không ngừng mở rộng quy mô hệ thống để đảm bảo và khẳng định năng lực cung cấp
toàn diện. Sản phẩm của Việt Á đã được xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Ấn
Độ, Các tiểu vương quốc Ả-rập, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia…

3

3


2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT Á
2.1. Chế độ, chính sách nhân sự.
Chính sách tuyển dụng - việc làm.
Với quan điểm coi nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh hàng đầu, nguyên tắc
tuyển dụng của Việt Á là lựa chọn những ứng viên tốt nhất vào vị trí phù hợp dựa trên
phẩm chất, khả năng, thái độ, năng lực, kinh nghiệm của ứng viên mà không phân biệt
tín ngưỡng, chủng tộc, tôn giáo hay giới tính.
• Chính sách lương - thưởng


Tiền lương tại Việt Á được trả theo nguyên tắc đảm bảo sự công bằng, hợp lý,

phù hợp với trình độ, năng lực, hiệu suất, chất lượng công việc của mỗi nhân viên và
tinh thần, thái độ thực thi chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Ngoài tiền lương, khi làm việc tại Việt Á, nhân viên còn được hưởng rất nhiều
chế độ phụ cấp khác nhau tùy theo đặc thù của từng vị trí công việc và các khoản tiền
hỗ trợ chi phí xăng xe, điện thoại, ăn trưa... Bên cạnh chính sách tiền lương và phụ
cấp, Việt Á còn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích nhân viên
toàn công ty nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí.
• Chính sách Đào tạo và phát triển
Thông qua việc đào tạo, Nhân viên sẽ được nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp
vụ chuyên môn cùng các kỹ năng khác, từ đó tạo ra giá trị lớn nhất cho bản thân nhân
viên và cho công ty. Đồng thời, qua quá trình đào tạo, nhân viên cũng xác định được
mục tiêu phát triển của bản thân phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
• Thực hiện các quy định của Nhà nước về chế độ, chính sách đối với Người lao động.
Việt Á cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về chế độ, chính
sách đối với người lao động như: Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ phép,
chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe... Ngoài ra, Việt Á còn áp dụng một số chế
độ, chính sách riêng nhằm thu hút, thúc đẩy và tạo sự gắn bó lâu dài của Người lao
động với chúng tôi như: Chế độ trợ cấp khó khăn thường xuyên và đột xuất, chế độ du
lịch, thăm quan, nghỉ mát, chế độ khám sức khoẻ định kỳ...
2.2. Chính sách, phương pháp quản lý nguồn lực vật chất
Nguồn lực tài sản vật chất : gồm vốn sản xuất, nhà xưởng, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh… Doanh nghiệp đã khai thác
tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy
động các nguồn vốn bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, chọn đối tượng cần hợp tác
nhằm tăng quy mô nguồn lực vật chất. Công ty đã có những chính sách cụ thể để quản
lý tài sản nhằm tránh thất thoát tài sản làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
4

4



doanh của công ty.
2.3. Chiến lược sản xuất kinh doanh
Trong suốt thời gian hoạt động, công ty luôn xây dựng cho mình chiến lược sản
xuất kinh doanh theo từng giai đoạn để có thể định hướng hoạt động cho phù hợp,
thích ứng và đối phó với những biến động liên tục của thị trường với mục tiêu tăng
doanh thu, tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng quan hệ
bền chặt với khách hàng, tìm kiếm sự hợp tác bền vững và lâu dài với các đối tác.
Các sản phẩm được công bố các thông tin, dữ liệu, hình ảnh và thông số kỹ thuật
trên website của công ty Đồng thời chủ động
nghiên cứu thị trường, tiếp cận, giới thiệu các sản phẩm tới các khách hàng mục tiêu,
tiềm năng, khách hàng mới của công ty. Đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng để phù hợp,
kịp thời thỏa mãn với nhu cầu và yêu cầu của khách hàng..
Doanh nghiệp tận dụng những lợi thế của công nghệ lnternet, giải pháp phần
mềm, vận tải, bưu điện... Thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có
thể tiếp cận được thị trường, kể cả ở những nơi xa xôi nhất.
2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
Trên thị trường luôn có những đối thủ như Công Ty Cổ Phần Gỗ Việt, Công Ty
TNHH Gỗ Tốt…, công ty luôn xác định thực hiện chiến lược cạnh tranh để theo đuổi
tìm kiếm lợi nhuận trong dài hạn. Chính sách cạnh tranh về giá:
Công ty cố gắng tối thiểu mọi chi phí liên quan đến hoạt động thu mua nguyên
liệu, giảm chi phí sản xuất xuống để từ đó giá bán sản phẩm là thấp nhất, tạo ra lợi thế
về giá đối với đối thủ cạnh tranh, qua đó thỏa mãn nhu cầu của nhiều khách hàng tốt
hơn. Đồng thời, công ty thực hiện đa dạng các mức giá theo chuỗi sản phẩm để khách
hàng có thêm nhiều lựa chọn, phân biệt theo các tiêu thức khác nhau, đảm bảo phù hợp
khả năng thanh toán của khách hàng. Ngoài việc xác định giá bán căn bản cho từng
sản phẩm, công ty còn xây dựng được các chiến lược giá để đảm bảo có thể thích ứng
với sự thay đổi liên tục của thị trường, giá sản phẩm có thể dao động để phù hợp với
nhu cầu và số lượng đặt hàng.
• Chính sách cạnh tranh dịch vụ sau bán hàng:

Không chỉ dừng lại ở việc thu tiền của khách hàng, để nâng cao uy tín, công ty
thực hiện chính sách sau bán hàng như cam kết nhận hàng trả lại hoặc đổi hàng nếu
như sản phẩm không đúng như yêu cầu và đơn đặt hàng của khách hàng, thường xuyên
liên lạc với khách hàng để giữ khách hàng, khảo sát ý kiến của khách hàng để nắm bắt
sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của các công ty hay không.
• Cạnh tranh về thời gian giao hàng, phương thức thanh toán:
Sản phẩm được công ty hoàn thiện có kế hoạch trong thời gian sớm nhất, phương
5

5


thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng với khách hàng ở xa được diễn ra nhanh
chóng, gọn nhẹ, đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp. Các khách
hàng có uy tín hoặc khách hàng mua sản phẩm thường xuyên của doanh nghiệp thì có
thể cho khách hàng trả chậm tiền hàng sau một thời gian nhất định.

6

6


3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT Á GIAI ĐOẠN 2013 – 2017
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của Công ty Cổ phần Thương mại
Việt Á
Được thành lập và phát triển từ năm 2006, Công ty Cổ phần Thương mại việt Á
đã có được những kết quả kinh doanh nhất định, và đang dần khẳng định vị thế của
mình trên thị trường.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2017

ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu

Năm

Chi phí

Lợi nhuận

Năm
2013

Kế hoạch
Thực hiện

40.000
42.139

39.000
42.120

1.000
19

Năm
2014
Năm
2015
Năm

2016
Năm
2017

Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch

42.000
42.207
58.000
57.576
80.000

41.000
42.195
56.000
57.557
76.000

1.000
12
2.000
19
4.000

Thực hiện
Kế hoạch

Thực hiện

91.219
100.000
113698

91.075
90.000
113.487

144
10.000
211

(Nguồn: Phòng Kế toán-Công ty Cổ phần Thương mại Việt Á)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : Doanh thu liên tục tăng qua các năm, chi phí sản
xuất cũng tăng qua các năm và lợi nhuận cũng tăng qua các năm.
Doanh thu năm 2014 bằng 100,16% so với doanh thu năm 2013; tăng 16% tương
ứng tăng 68 triệu đồng. Doanh thu năm 2015 bằng 136,41% so với doanh thu năm
2014; tăng 36,41% tương ứng tăng 15.360 triệu đồng. Doanh thu năm 2016 bằng
158,43% so với doanh thu năm 2015; tăng 58,43%, tương ứng tăng 33.643 triệu đồng .
Doanh thu năm 2017 bằng 124,64% so với doanh thu năm 2016; tăng 24,64%, tương
ứng tăng 22.479 triệu đồng. Tốc độ tăng doanh thu của năm 2016 lớn hơn tốc độ tăng
doanh thu 2015, nhưng tốc độ tăng doanh thu của 2017 lại nhỏ hơn tốc độ tăng doanh
thu của 2016. Doanh thu tăng do công ty tìm được nhiều đơn hàng mới, tiếp cận thị
trường tốt hơn những năm đầu mới hoạt động.
Chi phí năm 2014 bằng 100,17% so với chi phí năm 2013; tăng 17% tương ứng
tang 75 triệu đồng. Chi phí năm 2015 bằng 136,40% so với năm 2014; tăng 36,40%
7


7


tương ứng tăng 15362 triệu đồng. Chi phí năm 2016 bằng 158,23% so với 2014; tăng
58,23% tương ứng tăng 33.518 triệu đồng. Chi phí năm 2017 bằng 124,6% so với năm
2016; tăng 24,6%, tương ứng tăng 22.412 triệu đồng. Chi phí tăng do công ty mở rộng
sản xuất, tăng quy mô, giá cả nguyên vật liệu trong nước tăng.
Lợi nhuận năm 2014 bằng 63,16% so với năm 2013; giảm 36,84% tương ứng
giảm 7 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2015 bằng 158,33% so với năm 2014; tăng 58,33%
tương ứng tăng 7 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2016 bằng 757,89% so với năm 2015;
tăng 657,89% tương ứng tăng 125 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2017 bằng 146,53% so
với năm 2016; tăng 46,53% tương ứng tăng 67 triệu đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận tăng
liên tục qua các năm do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí ( trừ năm
2014 giảm so với năm 2013). Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, yêu cầu
công ty phải tiết kiệm chi phí hơn nữa để giá thành sản phẩm rẻ, tăng lợi nhuận cho
công ty.
3.2. Thực trạng hoạt động thị trường của Công ty Cổ phần Thương mại Việt Á
Hoạt động trên thị trường từ năm 2006, Công ty Cổ phần Thương mại Việt Á
ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường với việc mở rộng
thị trường và sản phẩm kinh doanh. Hiện nay, các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của
công ty được chia làm 6 nhóm sản phẩm chính là: Gỗ dán bao bì, Gỗ dán nội thất, Gỗ
dán xây dựng, Gỗ ván ép, Gia công gỗ dán, sản phẩm khác và 2 nhóm thị trường
chính là: Nội địa, xuất khẩu. Doanh thu của các nhóm trong giai đoạn năm 2013-2017
như sau:
• Doanh thu công ty theo nhóm hàng kinh doanh

8

8



Bảng 3.2: Doanh thu của của Công ty Cổ phần thương mại Việt Á theo nhóm mặt hàng
kinh doanh chính giai đoạn 2013-2017
ĐVT : triệu đồng
Sản phẩm

Năm
2013

2014

2015

2016

2017

Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
Kế

hoạch
Thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện

Gỗ dán Gỗ dán
bao bì, nội thất
đóng
gói
13.600
10.400

Gỗ dán Gỗ ván Gia
Sản
xây
ép
công gỗ phẩm
dựng
dán
khác

Tổng
doanh
thu

5.200


4.000

3.600

3.200

40.000

15.170

11.799

5.899

3.793

2.950

2.528

42.139

14.700

10.500

4.620

3.780


3.360

5.040

42.000

16.039

10.552

5.056

3.376

4.221

2.954

42.207

23.000

14.000

7.000

5.000

4.000


5.000

58.000

23.148

12.760

7.529

5.594

4.200

4.345

57.576

25.000

17.000

13.500

7.400

5.900

11.200


80.000

29.249

19.872

15.437

10.540

7.500

8.621

91.219

28.000

26.462

15.400

13.638

6.960

9.540

100.000


32.869

30.720

19.569

13.953

9.440

7.147

113.698

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần thương mại Việt Á)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, mặt hàng chủ yếu mang lại doanh thu cho công ty
là Gỗ dán bao bì đóng gói, Gỗ dán nội thất. Năm 2013 Gỗ dán bao bì đóng gói chiếm
36% doanh thu, Gỗ dán nội thất chiếm 28% . Năm 2014 Gỗ dán bao bì đóng gói chiếm
38% doanh thu, Gỗ dán nội thất chiếm 25%. Năm 2015 Gỗ dán bao bì đóng gói chiếm
40,2% doanh thu, Gỗ dán nội thất chiếm 22,16% . Năm 2015 Gỗ dán bao bì đóng gói
chiếm 32,06% doanh thu, Gỗ dán nội thất chiếm 21,78%. Năm 2017 Gỗ dán bao bì
đóng gói chiếm 28,91% doanh thu, Gỗ dán nội thất chiếm 27,19%. Doanh thu hai
nhóm mặt hàng này tăng qua các năm. Hiện tại công ty cũng đang tăng tỷ trọng sản
phẩm gỗ dán bóc và gia công gỗ dán để đáp ứng nhu cầu tiêu dung của khách hàng.
• Cơ cấu doanh thu theo thị trường
9

9



Bảng 3.3:Cơ cấu doanh thu theo thị trường của Công ty Cổ phần
thương mại Việt Á giai đoạn 2013-2017
ĐVT : triệu đồng
Thị trường
Xuất khẩu
Năm
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016

Nội địa

Tổng doanh thu

Kế hoạch

28.000

12.000

40.000

Thực hiện

Kế hoạch

29.497
28.560

12.642
13.440

42.139
42.000

Thực hiện
Kế hoạch

27.435
34.800

14.772
23200

42.207
58.000

Thực hiện
Kế hoạch

34.546
50.400

23030

29.600

57.576
80.000

Thực hiện

55.644

35.575

91.219

Kế hoạch

57.000

43.000

100.000

Thực hiện

64.808

48.890

113.698

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần thương mại Việt Á)

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu là thị trường chủ yếu mà doanh nghiệp đang
hoạt động, doanh số bán hàng chiếm 60% - 70% tổng doanh thu. Thị trường trong
nước, doanh số chiếm khoảng 30% - 40% tổng doanh thu.
Việc phân tích doanh thu, tìm hiểu thực trạng doanh thu của công ty là một việc
làm rất thiết thực giúp Công ty Cổ phần thương mại Việt Á thuận lợi hơn trong việc
nắm bắt nhu cầu của khách hàng theo từng sản phẩm, thị trường. Qua đó định ra
những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh và
tiềm lực, từng bước nâng cao doanh thu của doanh nghiệp trên thương trường.

10

10


4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI
HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VIỆT Á
4.1. Chính sách thuế
Đây là chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến khoản chi, nộp cho nhà nước của công
ty, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế xuất
nhập khẩu là 3 loại thuế được Công ty Cổ phần thương mại Việt Á đặc biệt quan tâm
trong thời gian qua.
Nhìn chung, những thay đổi của luật thuế GTGT không thực sự gây nhiều ảnh
hưởng tới Việt Á, bởi đây là loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng
hóa phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, và khoản giá trị tăng
thêm này về cơ bản sẽ do người tiêu dùng chịu. Tuy nhiên, việc Bổ sung đối tượng không
chịu thuế GTGT sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ sở điều chỉnh hợp lý giá thành
phẩm, từ đó khuyến khích hoạt động sản xuất và tăng doanh thu bán hàng.
Từ năm 2016 thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đã tạo điều kiện để công ty có
nguồn lực tài chính tốt, đứng vững trong cạnh tranh một cách lâu dài. Với mức thuế

suất Thuế TNDN là 20% và luôn nộp thuế đầy đủ theo quy định, từ đó tiết kiệm chi
phí liên quan đến viêc nộp thuế, tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau
thuế lớn hơn. Tuy nhiên đây chưa phải mức thuế suất hài lòng của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với quốc tế, và tham
gia nhiều hiệp định thương mại. Nhiều cam kết về cắt giảm thuế quan đã tác động đến
các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu nói chung và Việt Á nói riêng. Do đặc thù
thị trường xuất khẩu chiếm hơn 60% doanh thu của công ty, nên việc giảm thuế xuất
khẩu đối với các mặt hàng gỗ chế biến giúp công ty giảm được giá thành và nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
4.2. Chính sách lãi suất
Năm 2016 nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín
dụng ngành, lĩnh vực xuống mức khoảng 6,5-6,6%/năm; tiếp tục rà soát giảm lãi suất
cho vay của các khoản vay cũ về mức lãi suất cho vay hiện hành. Mặt bằng lãi suất
cho vay giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với cuối năm trước (lãi suất ngắn hạn giảm
khoảng 0,3%/năm, lãi suất trung và dài hạn giảm khoảng 0,3-0,5%/năm), đưa mặt
bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với thời điểm cuối năm 2012. Cùng với đó, lãi suất
huy động giảm khoảng 0,2-0,5%/năm và hiện ở mức tương đối thấp.
Việt Á đã tiếp cận được khoản vay từ ngân hàng. Khi thuế suất giảm, doanh
nghiệp có nguốn vốn vay dễ dàng hơn, lãi suất thấp hơn nên đã giảm được giá thành
sản phẩm. Công ty đã có thêm nhiều cơ hội cạnh tranh về giá cả, thời gian hoàn thành
sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh. Lãi suất càng giảm càng có lợi cho doanh nghiệp.
11

11


Nỗi lo thiếu vốn, không vay được vốn, thậm chí đình đốn, ngừng trệ sản xuất được
giải quyết. Gánh nặng lãi suất giảm xuống tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh được
cải thiện. Doanh nghiệp vừa kinh doanh thương mại vừa sản xuất có vốn để đầu tư
mua nguyên liệu, trang thiết bị... có những chiến lược dài hạn trong phát triển và kinh

doanh, thị trường cạnh tranh tốt hơn, có cơ hội phát triển tiếp. Qua đó đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4.3. Chính sách tỷ giá hối đoái.
Trong giai đoạn 2013-2016, tỷ giá được xem khá ổn định, tỷ giá trong biên độ
không quá ±2%. Trong năm 2015, NHNN đã quyết định nâng tỉ giá chính thức thêm
1% lên 21,246 VNĐ/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2015. Đây là lần điều chỉnh tỉ giá
đầu tiên trong vòng một năm và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2013-2016. Nhưng đến
năm 2016, được coi là một năm đầy biến động trước bối cảnh USD liên tục lên giá.
Trong năm 2016, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới biên độ thêm 2%
từ mức +/-1% lên +/-3%.
Khi tỷ giá ổn định, lạm phát được kiểm soát thì Công ty đã đầu tư về hạ tầng,
trang bị máy móc nhập khẩu hiện đại hơn sẽ góp phần ổn định cho hoạt động thương
mại của mình, có định hướng, kế hoạch phù hợp cho hoạt động kinh doanh trong thời
gian tiếp đến. Nhìn chung, tác động do biến động tỷ giá gây ra cho các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam nói chung cũng như Việt Á nói riêng khiến doanh nghiệp phải chủ
động trong khâu kiểm soát chi phí và các khoản phải trả bằng ngoại tệ.

12

12


5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT

Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại Việt Á tuy có những
bước tăng vọt, thể hiện qua việc tăng doanh thu và lợi nhuận sau thuế, nhưng cùng với
đó là tốc độ tăng chi phí từ sản xuất đến tiêu dùng khá cao. Công ty vẫn gặp phải
những vấn đề cần được nhanh chóng giải quyết như sau:
-


Thứ nhất, về chiến lược mở rộng thị trường trong nước. Trong khi công ty có cơ sở
kinh doanh ở miền Bắc và nhà máy sản xuất ở Hà Nội, vì thế sẽ khó nắm bắt và tiếp
cận được thị trường miền Nam, bởi lý do vận chuyển và giới thiệu đến khách hàng ở
miền Nam là khó khăn. Khách hàng chủ yếu là khách hàng lâu năm, không có nhiều
khách hàng mới. Chiến lược marketing, chiến lược thị trường để phát triển và giữ
vững thị trường còn hạn chế. Chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường,
quảng cáo, chủ yếu là khách hàng vẫn tự tìm đến doanh nghiệp đặt và mua hàng. Công
ty cần chủ động hơn để mang sản phẩm tới khách hàng. Khi nền kinh tế cạnh tranh
ngày càng gay gắt đòi hỏi công ty cần có những giải pháp thị trường mở rộng và đẩy

-

mạnh tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, về chi phí cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn lớn.
Nguyên nhân chính là việc giá nguyên nhiên vật liệu tăng lên không ngừng. Bên cạnh
đó máy móc bị hư hỏng, chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ lệ sản phẩm hỏng chiếm
khoảng 6%. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với các doanh nghiệp sản xuất. Nguyên nhân
chính là do sự vô trách nhiệm của người lao động, chỉ sản xuất một cách máy móc, gặp
sự cố không chịu suy nghĩ tìm cách khắc phục, mà sẽ ngồi chờ người phòng kỹ thuật
đến giải quyết. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chi phí và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Yêu cầu công ty cần có những biện pháp để cắt giảm chi phí

-

nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ ba, về sản phẩm của công ty. Tuy đã xây dựng chiến lược rõ ràng, sự đa dạng
mặt hàng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm nhưng thị trường cũng có nhiều đối thủ cạnh
tranh, mẫu mã mới ngày được ra đời nhiều hơn. Từ đó đòi hỏi công ty phải càng cố

-


gắng nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, về quản lý nguồn nhân lực. Công ty chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các
khâu trong sản xuất, bán hàng. Trình độ chuyên môn của người lao động chưa cao,

-

thiếu cán bộ quản lý giỏi để quản trị và điều hành nguồn nhân lực.
Thứ năm,về hoạt động xuất khẩu. Sản phẩm của công ty đã được giới thiệu nhiều ở
những buổi triển lãm mang tầm quốc tế, nhưng nhìn chung tiềm năng đối với hoạt
động xuất khẩu chưa được công ty khai thác mạnh . Trong những năm tới, công ty đã
lên các dự án, những chiến lược để vươn ra thị trường quốc tế. Từ đó sẽ góp phần mở
13

13


rộng thị trường, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn,
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần thương mại Việt Á.

14

14


6. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.
Đề tài 1: Phát triển thương mại sản phẩm Gỗ dán của Công ty Cổ phần Thương
mại Việt Á trên địa bàn Hà Nội.
Bộ môn hướng dẫn: Quản lý kinh tế
Đề tài 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương

mại Việt Á.
Bộ môn hướng dẫn: Quản lý kinh tế.

15

15



×