Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG và PHÁT TRIỂN vật LIỆU mới VIỆT NAM (CMD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.55 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
Trên cơ sở đánh giá thành công và tồn tại của doanh nghiệp, em xin đề xuất đề tài nghiên cứu khóa
luận như sau: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển vật liệu
mới Việt Nam”.....................................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................1


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1: Trang thiết bị của công ty Cổ phần xây dựng và phát triển vật liệu
mới Việt Nam
2. Bảng 2.1: Tiền lương theo cấp bậc của công ty Cổ phần xây dựng và phát
triển vật liệu mới Việt Nam
3. Bảng 3.1: Đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và
phát triển vật liệu mới Việt Nam
SƠ ĐỒ
4. Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần xây dựng và phát triển
vật liệu mới Việt Nam


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VẬT LIỆU MỚI VIỆT NAM (CMD)
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VẬT
LIỆU MỚI VIỆT NAM
- Tên giao dịch: VIETNAM CONSTRUCTION & DEVELOPMENT NEW
MATERIAL…JSC
- Ngày thành lập: 14/03/2006
- Người đại diện theo pháp luật: Trần Anh Đông
- Trụ sở chính: BT5, khu đô thị mới Câu Bươu, Tân Triều, Hà Đông, Hà Nội
- Xưởng sản xuất: Đường 70, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội


- Vốn điều lệ: 9.800.000.000 VNĐ
- Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
+ Nhập khẩu và phân phối trần nhôm hợp kim
+ Nhập khẩu và phân phối tấm Aluminium composite.
+ Nhập khẩu và phân phối vách kính cường lực khổ lớn cao cấp.
+ Nhập khẩu và phân phối tấm lấy sáng Polycarbonate
+ Nhập khẩu và phân phối sàn nâng chịu lực, sàn vinyl, sàn epoxy…
+ Tư vấn thiết kế và thi công tấm ốp Aluminium composite
+ Tư vấn thiết kế và thi công vách kính cường lực khổ lớn
+ Tư vấn thiết kế và thi công trần nhôm, trần kim loại.
+ Tư vấn thiết kế và cung cấp, thi công nội thất trung tâm thương mại, văn
phòng, showroom…
- Tel: 84- 4 36290018 - 62566688 – Fax : 84 – 4 36290014
- Email:
- Website:
1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.1.1 Chức năng
- Chuyên phát triển và đưa vào ứng dụng những dòng sản phẩm vật liệu nội
ngoại thất xây dựng mới của Đức, Italia, Trung Quốc... vào các công trình xây dựng tại
Việt Nam
- Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi
nhuận, nâng cao giá trị công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc,
thu nhập cho người lao động.
1.1.2 Nhiệm vụ
- Phấn đấu đạt mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận đề ra.
- Đảm bảo quyền lợi cho cổ đông đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách
cho Nhà nước
1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1



Công ty có số lượng nhân viên là 120 lao động bao gồm nhiều cấp bậc:
- Ban giám đốc của công ty có: Giám đốc trực tiếp tham gia chỉ đạo, kí quyết
định giao nhiệm vụ cho các phòng ban. Các phó giám đốc hỗ trợ, tham mưu cho giám
đốc, phụ trách về kỹ thuật và tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan trong việc tổ chức
thực hiện công việc ở các phòng ban.
- Phòng quản lý kinh doanh có chức năng thực hiện công tác bán hàng hóa, mở
rộng và tìm kiếm nguồn tiêu thụ sản phẩm, tham mưu đề xuất phát triển sản phẩm.
- Phòng kĩ thuật thực hiện chức năng tiến hành sản xuất sản phẩm của công ty.
Bảo dưỡng máy móc, cơ sở vật chất của công ty.

2


1.3 Cơ sở vật chất
Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển Vật liệu mới Việt Nam có trụ sở kinh
doanh mới tại BT5, khu đô thị mới Câu Bươu, Tân Triều, Hà Đông, Hà Nội và có
xưởng sản xuất vật liệu xây dựng tại Đường 70, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội với
đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện đi lại, máy móc tại xưởng cụ thể:
Bảng 1.1: Trang thiết bị của công ty CMD
Trang thiết bị
Máy tính
Máy in
Điện thoại cố định
Xe công của công ty
Máy sản xuất chính
Các máy hàn, khoan
Máy cắt kính, nhôm


Số lượng (cái)
30
20
05
02
20
30
10
Nguồn: phòng kế toán

1.4 Mạng lưới kinh doanh
Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển vật liệu mới Việt Nam đã và đang thi
công nhiều công trình về mảng lắp đặp khung nhôm và cửa kính … ở hầu hết tất các
tỉnh thành. Đặc biệt các đối tác kinh doanh, dự án kinh doanh lớn của công ty tập trung
tại các tỉnh: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng , Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.
2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
2.1 Chính sách quản lí các nguồn lực
2.1.1 Chính sách quản lí nhân sự
- Chế độ làm việc:
+ Thời gian làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày, 6 ngày/tuần, nghỉ trưa
1h. Khi có yêu cầu về tiến độ kinh doanh thì nhân viên Công ty có trách nhiệm làm
thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
+ Nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết: Nhân viên được nghỉ lễ và Tết theo quy định của Bộ
Luật Lao động. Những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty từ 12 tháng trở lên
được nghỉ phép 12 ngày mỗi năm, những nhân viên có thời gian làm việc tại Công ty
chưa đủ 12 tháng thì số ngày được nghỉ phép trong năm được tính theo tỷ lệ thời gian
làm việc. Ngoài ra, cứ 02 năm làm việc tại Công ty nhân viên lại được cộng thêm 01
ngày phép.
+ Nghỉ ốm, thai sản: Nhân viên Công ty được nghỉ ốm 07 ngày (không liên tục)
trong năm và được hưởng nguyên lương.


3


- Chính sách lương: Công ty xây dựng chính sách lương riêng phù hợp với đặc
trưng ngành nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các
chế độ theo quy định của Nhà nước, Cụ thể:
Bảng 2.1: Tiền lương theo cấp bậc
ĐV: đồng/tháng/người
Chức vụ
Mức lương

Trưởng

Nhân viên

phòng
10.000.000

kinh doanh
8.000.000

Nhân viên
kỹ thuật
6.500.000

Nhân viên

Công


văn phòng
6.500.000

nhân
5.500.000

( Nguồn: Phòng kế toán)
- Chính sách thưởng: Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của cá nhân và tập
thể trong việc thực hiện tốt nội quy, quy chế công ty; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới,
thị trường mới; có sáng kiến cải tiến về kỹ thuật, về phương pháp tổ chức kinh doanh,

2.1.2 Chính sách quản lí cơ sở vật chất
- Tại trụ sở kinh doanh: Tại các phòng ban bàn, ghế, máy tính, máy in … được
gắn mã số riêng và có biên bản bàn giao cụ thể cho các nhân viên trực tiếp sử dụng.
Cuối mỗi quý, dựa theo biên bản bàn giao, công ty tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất
định kì số lượng và chất lượng của các thiết bị, nếu có phát sinh sửa chữa thì nhân viên
làm giấy đề xuất sửa chữa hoặc thay mới để công ty kịp thời bổ sung trang thiết bị phù
hợp để đảm bảo hiệu quả công việc cho cán bộ, nhân viên.
- Tại xưởng sản xuất: Các máy móc tại xưởng do sử dụng liên tục nên mỗi tuần
tổ kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện lỗi kịp thời để sửa chữa.
2.2 Chiến lược và chính sách kinh doanh
2.2.1 Chính sách sản phẩm
Công ty tập trung đa dạng hóa sản phẩm và tăng tiện ích cho sản phẩm:
- Về chất lượng, chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng
- Về việc kiểm tra hàng hóa trước khi đưa vào thi công công trình
- Về tiến độ cung cấp hàng hóa và dịch vụ sau bán
2.2.2 Chính sách giá
Để giữ được khách hàng cũng như thâm nhập vào những phân khúc thị trường
mới, CMD sử dụng chính sách giá thấp, cụ thể: công ty tận dụng các lợi thế về kinh

doanh nguyên vật liệu trên thị trường, mua sản phẩm đầu vào với giá thấp từ gốc nên
giảm được chi phí nguyên vật liệu so với đối thủ, đồng thời giảm chi phí vận chuyển

4


lắp đặt thiết bị, chấp nhận mức lãi thấp nhưng lợi nhuận có thể cao do nhận thầu được
nhiều công trình.
2.2.3 Chính sách phân phối
- Công ty nâng cao khả năng nắm bắt và làm chủ thị trường bằng cách xây dựng
đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ quan hệ, hợp tác, tìm kiếm thông tin.
- Mở rộng sản phẩm đến các thị phần mới: sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh
giá nhu cầu của thị trường mới, nhận thấy công ty cần mở rộng thị trường lĩnh vực
mua bán vật liệu xây dựng trên các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng
Yên … kết hợp với các hoạt động lắp đặt thiết bị, cho thuê máy móc.
2.2.4 Chính sách truyền thông
- Công ty sử dụng truyền thông để quảng bá thương hiệu cho công ty, thiết kế
đồng phục có in logo công ty cho nhân viên tại văn phòng cũng như công nhân ngoài
công trình để gia tăng tính nhận biết thương hiệu.
- Thông qua các hội thảo, hội nghị, đấu thầu… giới thiệu về năng lực của công ty
- Xây dựng các mối quan hệ công chúng: quan hệ với khách hàng, những người
có liên quan đến công việc sản xuất cũng như thương mại của công ty trước hết là với
cấp trên sau đó là các công ty tư vấn, đơn vị giám sát chất lượng công trình
2.3 Chiến lược cạnh tranh
Trên thị trường hiện nay sản phẩm vật liệu xây dựng rất đa dạng: hàng do các
công ty trong nước sản xuất; hàng nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Italia, Tây Ban
Nha ...với giá bán cao, còn lại đa phần là hàng giá rẻ của Trung Quốc và đây chính là
đối thủ nặng ký của công ty. Tình trạng nhập lậu qua biên giới hoặc gian lận trong quá
trình nhập khẩu cũng tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn đối với công ty.
Vì vậy công ty đã có chính sách sản xuất ổn định, tận dụng tối đa nguồn nguyên

liệu trong nước, luôn duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực cải tiến mẫu
mã mới giúp các doanh nghiệp vững tin trong công cuộc cạnh tranh.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2015 - 2017
3.1 Thực trạng hoạt động mua hàng, bán hàng và dự trữ của công ty
a. Tình hình mua hàng
- Xuất phát từ chức năng của Công ty là kinh doanh ngành hàng vật liệu xây dựng
là chủ yếu. Do vậy nguồn mua hàng của Công ty chủ yếu là nguồn mua trong nước.
- Phương thức mua hàng của Công ty : Tùy theo mỗi lần mua có trường hợp có
hợp đồng kinh tế, có trường hợp mua lô chuyến . Mặc dù theo trường hợp nào vẫn
phải tuân theo nguyên tắc của Công ty đề ra : Khi mua hàng trong khoảng thời gian
nhất định theo thỏa thuận (thời gian vận chuyển hàng hóa từ nơi mua về đến kho của

5


Công ty) thì mọi thất thoát rủi ro bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm, bởi xuất phát từ
đặc điểm hàng hóa kinh doanh của Công ty thường có giá trị lớn. Khi hàng hóa về đến
kho của Công ty, làm biên bản kiểm nhận hàng hóa nhập kho. Vào thời điểm này, hàng
mua được chính thức xác định là thời điểm nhập kho. giá thanh toán hàng mua là giá
ghi trên hóa đơn của người bán lập.
- Căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho, Công ty tiến hành làm thủ tục thanh toán
tiền hàng cho người bán. Cũng có trường hợp ứng trước tiền cho người bán (hay còn
gọi là đặt cọc tiền mua ) theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
b. Tình hình bán hàng
- Những cửa hàng được phân bổ các nơi trong thành phố hoặc các cửa hàng bán
lẻ của công ty là các trung gian bán hàng, tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Các trung
gian này không ràng buộc chặt chẽ với công ty trong việc tiêu thụ hàng hóa do họ có
đầy đủ các phương tiện vận tải, kho bãi, địa điểm thuận lợi và công ty hỗ trợ tiêu thụ
chậm. Để thúc đẩy bán hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm tăng doanh số và thị

phần, Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển Vật liệu mới Việt Nam bán hàng theo
phương thức trả chậm, giảm giá cho khách mua hàng nhiều. Cụ thể kết quả như sau:

6


Bảng 3.1: Hoạt động bán hàng CMD 2015-2017
Đơn vị: nghìn sản phẩm
Năm
2015
2016
2017

Sản phẩm sản

Sản phẩm tiêu

Sản phẩm tồn

xuất

thụ

kho

18.063
23.058
23.058

17.563

20.171
22.035

500
2887
1023

% sản phẩm tiêu
thụ/ sản phẩm sản
xuất
97.23
87.47
95.56

(Nguồn: Phòng kinh doanh năm 2015-2017)
Trong giai đoạn 2015-2017, số lượng sản phẩm sản xuất của công ty không
ngừng tăng. Cùng với việc mở rộng sản xuất công ty cũng phải đảm bảo ổn định và
tìm kiếm sản phẩm cho thị trường của mình.
3.2 Thực trạng thị trường vật liệu xây dựng
- Cung thị trường: Hiện nay, năng lực sản xuất của ngành vật liệu xây dựng
(VLXD) nước ta đã vượt cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay vì phải
nhập khẩu khá nhiều sản phẩm VLXD đáp ứng nhu cầu trong nước như trước đây, đến
nay ngành công nghiệp sản xuất VLXD nước ta đã phát triển khá mạnh cả về quy mô
lẫn sản lượng và chất lượng.
- Cầu thị trường: do chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, các dự án
bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, kéo theo thị trường bất động sản gần như tê
liệt. Hệ quả là ngành VLXD - ngành liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản
cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Từ năm 2011 đến nay nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng
giảm đáng kể; cùng với đó, những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện,
nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, chi phí tài chính lên đến 20 – 30%, vốn lưu động

thiếu... đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng. Cụ thể, từ
đầu năm đến nay, thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
đất sét nung bị giảm đáng kể từ 60% xuống còn 30-40% (theo báo cáo của Hiệp hội
gốm sứ xây dựng Việt Nam). Tương tự, sản lượng sản xuất thép xây dựng năm 2017
cũng bị giảm so với năm 2016 (bằng 98,23% so với năm 2016).
- Đối thủ cạnh tranh: Thị trường vật liệu xây dựng hiện nay cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Cùng với sự gỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp
ngày càng lớn. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển Vật
liệu mới Việt Nam khi đó không chỉ là các đối tượng các doanh nghiệp trong nước mà
7


sẽ còn là các công ty đa quốc gia với tiềm lực rất mạnh về vốn, công nghệ, chuyên gia
và kể cả kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường.
Một số đối thủ cạnh tranh lớn của CMD như: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Secoin, Công ty cổ phần gốm sứ công nghiệp Taicera, Công ty cổ phần Prime Group
3.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
Sau 12 năm kinh doanh, từ nguồn vốn điều lệ của công ty khi thành lập là
9.800.000.000 Việt Nam đồng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh
cụ thể qua từng năm theo các tiêu chí như: Tổng doanh thu, chi phí sản xuất, nộp cho
Ngân sách nhà nước, lợi nhuận thuần... Sau mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm công ty tổng
hợp báo cáo kết quả đạt được và đưa ra kế hoạch cho thời gian sắp tới. Cụ thể:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: triệu đồng
STT
1
3
4
5
6

7

Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng
Chi phí HĐKD
Giá vốn hàng hóa
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

2015

50639.366
15658.544
30458.569
4522.253
994.89566
3527.35734

Giá trị

2016
Tăng trưởng so

52042.701
15932.543
31154.526
4955.632
991.1264

3964.5056

Giá trị

với 2015 (%)

102.77
101.75
102.28
109.58
99.62
112.39

2017
Tăng trưởng so
với 2016 (%)

53715.74
16023.12
31869.16
5823.456
1164.6912
4658.7648

103.21
100.57
102.29
117.51
117.51
117.51


Nguồn: Phòng kinh doanh Nhận xét:
Từ năm 2015-2016 doanh thu bán hàng của công ty tăng nhẹ cụ thể: tổng doanh
thu bán hàng tăng từ 50639.966 triệu đổng lên 52042.701 triệu đồng mức tăng
khoảng1403.355 triệu đồng, tương ứng tăng 2.77 %. Sự tăng lên của doanh thu bán
hàng là do nguyên nhân sự tăng lên về số lượng đối tác, chi phí bán hàng tăng chậm.
Từ năm 2016-2017 ta thấy: Năm 2017, chi phí bán hàng tăng chậm , kèm theo
giá vốn bán hàng cũng tăng 2.29 %,tuy nhiên bên cạnh đó doanh thu thu về cũng tăng
3.21%, làm tổng lợi nhuận sau thuế tăng 17.51%
Qua phân tích trên ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định,
doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2015-2017 công ty nên
tiếp tục duy trì sự tăng trưởng này.
4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ,
THƯƠNG MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY

8


.4.1 Tác động của chính sách chung
a. Chính sách kinh tế
- Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn vốn
hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Công ty Cổ phần XD&PT Vật liệu mới
Việt Nam thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhằm tiếp tục khuyến khích, trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các yêu cầu mới về hội nhập và phát
triển, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định số 90/2001/NĐCP ngày 23 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Từ nghị định này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và Công ty Cổ phần
XD&PT Vật liệu mới Việt Nam nói riêng đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn

vốn tín dụng và được bảo lãnh tín dụng vay vốn kinh doanh tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam.
- Hỗ trợ mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trong năm 2010,
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xây dựng cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng
các khu, cụm công nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, vườn ươm doanh
nghiệp, trong đó nghiên cứu áp dụng các quy định ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư. Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển liệu mới Việt
Nam được hỗ trợ cho thuê mặt bằng với mức giá ưu đãi tại tầng 10 tòa nhà Bộ kế
hoạch và đầu tư để làm văn phòng đại diện từ năm 2010 đến năm 2015. Từ năm 2015,
sau khi tách khỏi cụm vườm ươm doanh nghiệp, công ty chuyển địa điểm kinh doanh
về địa chỉ mới.

9


b. Chính sách về thương mại
- Chính sách về quản lí xuất nhập khẩu: Nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng là
một ngành đặc thù, phải chịu mức thuế cao nên phần nào gây khó khăn về sức ép cạnh
tranh giá cả đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Ví dụ nhập khẩu kính
cường lực trong xây dựng CMD phải chịu mức thuế nhập khẩu lên tới 40%.
- Chính sách về thương mại nội địa: Nhà nước khuyến khích phát triển thương
mại tới các vùng sâu vùng xa, vùng miền núi. Đó cũng là thuận lợi của Công ty Cổ
phần xây dựng và phát triển Vật liệu mới Việt Nam khi vận tải các vật liệu sản xuất
cho các nhà thầu ở các dự án trên vùng đồi núi, vùng sâu vùng xa không phải nộp lệ
phí đường, góp phần giảm chi phí kinh doanh của công ty.
4.2 Tác động của những chính sách liên quan trực tiếp đến ngành vật liệu
xây dựng
a. Chính sách về sản xuất VLXD
Bộ Xây dựng cụ thể hóa tại Thông tư số 13/2017/TT-BXD về quy định sử dụng

vật liệu xây không nung (VLXKN) trong xây dựng bắt đầu triển khai áp dụng từ
ngày 01/02/2018. Thông tư này quy định việc sử dụng vật liệu xây không nung trong
các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp để làm tường, vách ngăn và khối
xây. Vật liệu xây không nung gồm: Gạch bê tông; Vật liệu nhẹ: Gạch hoặc tấm panel
từ bê tông khí chưng áp, bê tông khí không chưng áp, bê tông bọt; các chủng loại trên
có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1000 kg/m3; Tấm tường thạch cao, tấm 3D, tấm panel
bê tông, tấm panel nhẹ; Gạch khác được sản xuất từ chất thải xây dựng, chất thải công
nghiệp; gạch silicát.
+ Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên
quan tới các hoạt động sản xuất và nhập khẩu vật liệu xây không nung, hoạt động đầu
tư xây dựng công trình và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
+ Các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung: Các công trình xây
dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách,
vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây
không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ như sau: Thành phố Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh: sử dụng 100%; Các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ; các tỉnh vùng
Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu
vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%.
Thông tư trên đã mở đường cho các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng nói
chung và Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển Vật liệu mới Việt Nam nói riêng tìm và
10


đưa ra các sản phẩm vật liệu mới phù hợp với xu hướng thị trường. Công ty Cổ phần xây
dựng và phát triển Vật liệu mới Việt Nam đã đi vào nghiên cứu thị trường và triển khai dự
án nhập khẩu sản phẩm gạch không nung bê tông nhẹ Innowall từ Thái Lan.
.b. Chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm và thân thiện với môi trường
Với mục tiêu gắn hoạt động khai thác, sử dụng vật liệu xây dựng với phát triển
bền vững, Chính phủ đã dành Chương riêng quy định về chính sách phát triển vật liệu
xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi

trường tại Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP.
Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP quy định về quản lý vật liệu xây dựng được
Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 04 năm 2016. Trong đó, vật liệu xây dựng tiết
kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được
hiểu là các vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng
chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm
năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại
Như vậy, đối với hoạt động đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty côt phần
sản xuất và phát triển vật liệu mới Việt Nam đã có những sản phẩm vật liệu xây dựng
chủ yếu phải lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng các tiêu chí về tiêu
hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường
theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Hoạt động chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, xuất khẩu khoáng sản
làm vật liệu xây dựng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường.

11


5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU MỚI VIỆT NAM
Với mục tiêu của Công ty là ngày càng phát triển vững chắc, ổn định, mở rộng
mạng lưới kinh doanh và có nhiều đối tác. Để hoàn thành mục tiêu này Công ty đề cần
phải khắc phục, cần phải giải quyết một số vấn đề còn tồn tại như sau:
- Vấn đề về nguồn lực:
+ Kỷ luật lao động của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá
trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động trong công ty chưa
được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp.
+ Hiện tại quản lý, sử dụng lao động chưa tốt đang ảnh hưởng đến chỉ tiêu năng
suất lao động của công ty, nguyên nhân: chất lượng nguồn nhân lực chưa được đồng
đều, hiệu quả làm việc chưa cao; cơ cấu lao động mất cân đối theo trình độ cũng như

theo độ tuổi.
+ Một bộ phận cán bộ nhân viên đa số là trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế, trình độ
ngoại ngữ còn hạn chế.
+ Số lao động có tay nghề cao, có chuyên môn kỹ thuật tốt còn thấp, chủ yếu là
lao động phổ thông không có tay nghề.
- Vấn đề về thị trường:
+ Vấn đề hàng nhái trong thương mại vật liệu xây dựng ngày càng diễn ra gay
gắt, phức tạp, đòi hỏi công ty cần có những biện pháp để lấy lại niềm tin cho người
tiêu dùng.
+ Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước về lĩnh vực sản xuất vật
liệu sản xuất ngày càng ngay ngắt, cùng diễn biến phức tạp của nền kinh tế do vậy
công ty khó đưa ra được các chiến lược phát triển đúng đắn.
+ Chi phí và giá vốn của doanh nghiệp vẫn có xu hướng tăng trong giai đoạn
2015-2017 gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tăng doanh thu, mở rộng thị
trường. Chính sách thuế của chính phủ đối với nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng
có xu hướng tăng, do đó công ty cần cố gắng giảm thiểu chi phí sản xuất tối đa, đưa ra
quy trình sản xuất chuẩn để nâng cao lợi nhuận thu về.

12


6. ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trên cơ sở đánh giá thành công và tồn tại của doanh nghiệp, em xin đề xuất đề
tài nghiên cứu khóa luận như sau: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần xây dựng và phát triển vật liệu mới Việt Nam”.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần xây dựng và phát
triển vật liệu mới Việt Nam giai đoạn 2015-2017.
2. Sổ quản lý nguồn lao động của công Cổ phần xây dựng và phát triển vật liệu
mới Việt Nam.
3. Hồ sơ năng lực của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển vật liệu mới Việt
Nam năm 2016.



×