Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG, CUNG ỨNG NHÂN lực và XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN ân (TAMAX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.23 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG, CUNG ỨNG NHÂN LỰC VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU THIÊN ÂN (TAMAX)

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Giáo viên hướng dẫn:
THS. VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Sinh viên thực hiện:
HỒ THỊ THƯ

Bộ môn: Quản lý kinh tế

Lớp: K50F3

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC

1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng, Cung ứng nhân lực và xuất
nhập khẩu Thiên Ân....................................................................................................1
1.1. Chức Năng.............................................................................................................1
1.2. Nhiệm vụ................................................................................................................1
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy.........................................................................................2
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật.........................................................................................2


1.5. Mạng lưới kinh doanh..........................................................................................2
2. Cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp..............................................................3
2.1. Chiến lược và chính sách kinh doanh...................................................................3
2.2. Quản lý nguồn nhân lực.......................................................................................4
2.3. Quản lý cơ sở vật chất..........................................................................................5
2.4. Quản lý nguồn vốn................................................................................................5
3. Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của doanh nghiệp trong giai
đoạn 2014 – 2017..........................................................................................................5
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty giai đoạn 2014 – 2017................5
3.2. Thực trạng hoạt động thị trường.........................................................................7
4. Tác động của các công cụ và chính sách kinh tế....................................................8
4.1. Tác động của chính sách tiền tệ............................................................................8
4.2. Tác động của chính sách tài khóa.........................................................................9
4.3. Tác động của thương mại quốc tế.........................................................................9
5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết......................................................................10
6. Đề xuất đề tài khóa luận........................................................................................11


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG, CUNG ỨNG
NHÂN LỰC VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN ÂN.....................................................2
BẢNG 1: CƠ CẤU NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG, CUNG ỨNG
NHÂN LỰC VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN ÂN.....................................................4
BẢNG 2: CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TAMAX.............................6
GIAI ĐOẠN 2014 - 2017..............................................................................................6
BẢNG 3: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TAMAX...................................6
GIAI ĐOẠN 2014-2017................................................................................................6
BẢNG 4: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TAMAX.........................7



1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng, Cung ứng nhân lực và
xuất nhập khẩu Thiên Ân.
Công ty Cổ phần xây dựng, Cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Thiên Ân
(TAMAX) là doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt
động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, giấy phép xuất
khẩu lao động số 396/LDTBXH –GP.
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần xây dựng, Cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu
Thiên Ân
- Tên viết tắt: TAMAX
- Thời gian thành lập: 12/10/2010
- Mã số thuế: 0104953705
-Trụ sở chính: Số 172 (lô C1), đường Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: (84.4) 3557 1300
- Email:
- Website: www.tamax.vn
1.1. Chức Năng
- Công ty TAMAX cung ứng nhân lực tất cả các ngành nghề từ bán lành nghề
đến lành nghề với những ngành chuyên biệt và không giới hạn đối với lĩnh vực dầu
khí, xây dựng, vận hành máy công trình, Công nghệ viễn thông, dịch vụ ….cả trong
nước và nước ngoài.
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của khách hàng đối với chất lượng và số lượng
của người lao động xuất khẩu.
- Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh.
- Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và thực
hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
1.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là kích
thích, xây dựng các mục tiêu chung và hoàn thành nó thông qua các thành viên. Tại
TAMAX, nhiệm vụ của chúng tôi thật ngắn gọn: Chúng tôi muốn trở thành doanh

nghiệp tốt nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam và khu vực trong việc tuyển chọn, đào tạo
và cung ứng nguồn lao động cho các đối tác nước ngoài.

1


1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG, CUNG ỨNG
NHÂN LỰC VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN ÂN
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Hệ
Phòng
Phòng
Phòng
Phòng
thống xử
tài 1.4.
chính
hành
Cơ sở vật chất
kỹ thuật
kinh
đào
tạo
lý Ân

đầuđặt
–Công
kế ty cổ phần xây dựng, cung chính
– lực và xuất nhập khẩu Thiên
ứng nhân
doanh
ngoại
toán
nhân sự
trụ sở chính tại số 172 lô C1, đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội.
Diện tích trụ sở chính: 200m2, 5 tầng với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để
phục vụ hoạt động kinh doanh, đào tạo lao động của Công ty.
Ngoài ra Công ty còn có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh trên cả nước
như: chi nhánh ở Thanh Hóa, Chi Nhánh ở Hà Nội. Văn phòng đại diện tại Hà Tĩnh,
thành phố Hồ Chí Minh và Nghệ An. Được trang bị máy móc thiết bị phù hợp với
ngành nghề kinh doanh và với nhu cầu đào tạo lao động xuất khẩu.
1.5. Mạng lưới kinh doanh
Trải qua gần 7 năm nỗ lực và phát triển, ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, đến nay,
Công ty đã mở rộng quy mô, thành lập thêm nhiều chi nhánh tại các tỉnh trên cả nước
với đội ngũ nhân sự của Công ty đã tăng lên 300 cán bộ công nhân viên (công nhân
viên: CNV) ở các chi nhánh và văn phòng đại diện trên toàn quốc. Cụ thể như sau:
- Văn phòng đại diện công ty cổ phần xây dựng, cưng ứng nhân lực và xuất
nhập khẩu Thiên Ân tại Hà Tĩnh.
Địa chỉ: Số 248 đường Nguyễn Du, Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh – công ty cổ phần xây dựng,
cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Thiên Ân.
Địa chỉ: 37/2C/14 đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

2



- Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu
Thiên Ân tại Thanh Hóa.
Địa chỉ: Số 16/775 nhà Liền kề, khu tái định cư đường Nguyễn Trãi, Phường Phú
Sơn, Thành phố Thanh Hoá.
- Văn phòng đại diện công ty cổ phần xây dựng, cưng ứng nhân lực và xuất nhập
khẩu Thiên Ân tại Nghệ An.
Địa chỉ: Km số 2, Đường ven Sông Lam, Khối Hải Thanh, Phường Nghi Hải, Thị
xã Cửa Lò, Nghệ An.
- Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu
Thiên Ân tại Hà Nội.
Địa chỉ: Số 05F1, đường Nguyễn Cảnh Dị, Khu đô thị mới Đại Kim, Phường
Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Công ty cổ phần xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Thiên Ân.
Địa chỉ: Số 172 (lô C1), đường Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh
Xuân, Hà Nội.
2. Cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp
2.1. Chiến lược và chính sách kinh doanh
Công ty tiếp tục phấn đấu ngày càng mở rộng thị trường, công ty tận dụng mạng
lưới khách hàng rộng và đa dạng, đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ nhằm phát
huy tối đa lợi thế trong lĩnh vực này. Khai thác tối đa tiềm năng thị trường truyền
thống như: Thị trường Trung Đông, Đài Loan, Hàn Quốc... phấn đấu đạt mức tăng
trưởng là 15-20% năm.
- Việc tuyển chọn lao động: Mở các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều địa
phương có nguồn lao động dồi, ưu tiên những người có trình độ học vấn, có tay nghề.
- Chính sách tìm kiếm thị trường: Công ty thành lập các văn phòng đại diện của
mình ở nước ngoài nhằm thực hiện chức năng quản lý lao động. Mặt khác là tiếp
thị mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác.
- Chính sách đàm phán, ký kết hợp đồng: thực hiện chiến thuật “ đàm phán con

thoi”, tức là để 2 bên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và ký kết hợp đồng nhằm tiến hành
công tác xuất khẩu lao động.
- Công tác đào tạo lao động xuất khẩu: Công ty luôn xác định chất lượng lao
động sẽ là lợi thế cạnh tranh vì vậy lao động được tuyển chọn và đưa đi của công ty
luôn đựơc thông qua đào tạo.
2.2. Quản lý nguồn nhân lực
Tổng số nhân sự của công ty tại thời điểm 21/8/2017 là 300 người. Trong đó cơ
cấu trình độ, giới tính được thể hiện qua bảng dưới đây.

3


BẢNG 1: CƠ CẤU NHÂN SỰ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG, CUNG ỨNG
NHÂN LỰC VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN ÂN
Tiêu chí
Trình độ
Đại học trở lên
Cao đẳng, trung cấp
Dưới trung cấp
Nam 240
Nữ 60

Số lượng (người)

Tỷ lệ phần trăm (%)

180
90
30


60%
30%
10%

Phân loại theo giới tính
80%
20%
( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự )

Công ty rất chú trọng tới công tác tuyển dụng nhân sự, TAMAX có đội ngũ nhân
viên trình độ chuyên môn cao, tác phong chuyên nghiệp đủ khả năng đáp ứng tất cả
yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, TAMAX có 300 cán bộ CNV, tất cả đều được ký
hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ theo luật lao động.
Chế độ làm việc: số giờ làm việc trong tuần là 48h, 8 tiếng/ngày. Nhân viên công
ty được trang bị đồng phục mang nhãn hiệu riêng mang thương hiệu TAMAX.
Chính sách lương: Công ty thực hiện chính sách trả lương theo quy định của luật lao
động. Chính sách xét tăng lương theo quy định của Công ty, mỗi năm xét tăng 1 lần.
Chính sách khen thưởng: Công ty có chính sách thưởng hoa hồng với những
nhân viên vượt chỉ tiêu và khen thưởng hàng tháng, hàng quý.
Chế độ phúc lợi: Công ty thực hiện các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
chế độ nghỉ phép cho các cán bộ CNV theo đúng quy định của pháp luật. Hàng năm,
Công ty tổ chức cho nhân viên được tham quan du lịch trong nước và nước ngoài.
Chính sách đào tạo: Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo lại về chuyên môn,
nghiệp vụ cho nhân viên. Về đào tạo - quản lý, Công ty thuê các trung tâm đào tạo để
tổ chức đào tạo cho các cấp quản lý.
2.3. Quản lý cơ sở vật chất
Tất cả máy móc trang thiết bị công ty đều là máy móc hiện đại, phục vụ cho nhu
cầu kinh doanh, thế nên Công ty luôn ý thức quản lý và bảo vệ một cách triệt để. Thực
hiện việc bảo dưỡng, bảo trì máy móc định kỳ.
2.4. Quản lý nguồn vốn

TAMAX là Công ty cổ phần với số vốn điều lệ ban đầu là 8 tỷ đồng. Đến thời
điểm hiện tại vốn điều lệ của công ty đạt 30,135 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 71 tỷ
đồng với 120 cổ đông (theo danh sách trốt ngày 23/4/2017).
TAMAX đưa ra chính sách sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và đem lại lợi nhuận tối
ưu cho Công ty.

4


Thực hiện chế độ tài chính – kế toán chặt chẽ, ghi chép chứng từ chính xác, đầy
đủ, công tác hạch toán kế toán đúng theo chế độ của nhà nước quy định. Mọi kế hoạch,
hóa đơn cần chi tiền đều cần trình lên Ban giám đốc một cách chi tiết, cụ thể, tránh
thất thoát. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc năm kế hoạch đều thanh toán, quyết toán
kịp thời phản ánh trung thực đúng với thực tế và kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty.
3. Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của doanh nghiệp trong
giai đoạn 2014 – 2017
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty giai đoạn 2014 – 2017
Giai đoạn 2014-2017 mặc dù thị trường trong nước và thế giới có nhiều biến
động tuy nhiên công ty cổ phần xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Thiên
Ân vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác tuyển chọn, đào tạo và đưa
người lao động đi xuất khẩu. Hằng năm, công ty đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm nguồn lao
động đáp ứng yêu cầu của thị trường. Năm 2014, Tamax đã mở văn phòng đại diện của
mình ở Nghệ An, Thanh Hóa. Đến năm 2015 tiếp tục mở chi nhánh và văn phòng đại
diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh và Hà Nội. Mạng lưới của công ty mở rộng
từ bắc tới nam nhằm khai thác tối ưu tiềm năng về nguồn lao động dồi của từng địa
phương.
Bên cạnh công tác tuyển chọn tích cực như vậy, số người đủ điều kiện để đi xuất
khẩu của công ty cũng rất cao. Cụ thể:


5


BẢNG 2: CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TAMAX
GIAI ĐOẠN 2014 - 2017
(Đơn vị: Người)
Năm
2014
2015
2016
2017

Đã tuyển
chọn
2104
2050
1937
2200

Đưa đi

Đón về

Quản lý

372
2500
48
2143
400

2079
596
2607
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Năm 2014 có thể coi là một năm thành công của công tác xuất khẩu lao động khi
đã đưa được 1982 người đi, đón về 372 người. Số người đang đi lao động tại các nước
năm 2014 đạt kỉ lục từ trước tới nay lên tới 2500 người.
Năm 2015, ngoài những thị trường và đối tác xuất khẩu lao động truyền thống
thì công ty đã mở thêm các thị trường mới như: Myanma, Ả rập xê út và kết quả là:
đã tuyển chọn được 2104 lao động, đưa đi 1982 lao động, đón về 372 lao động, và
quản lý cho đến hết năm 2014 là 2500 lao động.
Những tháng cuối năm 2016 và năm 2017 là thời gian khó khăn đối với xuất
khẩu lao động của Tamax tuy nhiên công ty vẫn đạt được những con số khả quan. Năm
2016 đưa được 1692 người đi, năm 2017 đưa được 1650 người.
Với những nỗ lực của Công ty cổ phần xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất
nhập khẩu Thiên Ân cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn của các nghành, các cấp nhà nước
có thẩm quyền đã mang lại cho công ty những kết quả khích lệ. Sau đây là xem xét giá
trị xuất khẩu lao động của Tamax giai đoạn 2014-2017.
BẢNG 3: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TAMAX
GIAI ĐOẠN 2014-2017
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm

Gía trị kế
hoạch (KH)

2014
2015
2016
2017


9.000
12.500
14.800
16.000

1982
1836
1692
1650

Gía trị thực
hiện
(TH)
7. 655
11.980
12.300
14.300

TH/ KH
(%)
85,05
95,84
83,10
89,38

Mức độ tăng
trưởng giá trị
TH (%)
56,50

2,67
16,26

(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Gía trị xuất khẩu lao động hàng năm tăng, giá trị thực hiện so với kế hoạch đạt
83% -95%. Giá trị thực hiện năm sau cao hơn năm trước đặc biệt năm 2015 giá trị xuất
khẩu lao động tăng mạnh 56,5% so với năm 2014. Bởi lẽ công ty đã mở thêm các chi

6


nhánh, văn phòng đại diện ở những địa phương có nguồn lao động dồi dào, đồng thời
phát triển thêm một số thị trường mới như Nhật Bản, Malaysia.
Năm 2016 giá trị kế hoạch đề ra là 14.8 tỷ đồng , giá trị thực hiện của công ty là
12.3 tỷ đồng, đạt 83,1%. Mức độ tăng trưởng giá trị thực hiện có tăng so với năm 2015
nhưng không cao, đạt 2,67% do lao động bỏ trốn hoặc tự huỷ bỏ hợp đồng.
3.2. Thực trạng hoạt động thị trường
Tamax vẫn tập trung xuất khẩu lao động vào các thị trường dễ tính, yêu cầu lao
động chưa qua đào tạo như Đài Loan, Malaysia…Bên cạnh đó cũng đẩy mạnh mở
rộng sang các thị trường đòi hỏi tay nghề cao, thu nhập ổn định, đã qua đào tạo, có
trình độ tay nghề và ngoại ngữ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông… Đây là sự
chuyển biến tích cực cần được ghi nhận.
BẢNG 4: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TAMAX
(Đơn vị: người)
Hàn
Trung
Nước
quốc
đông
khác

2014
1982
443
151
445
463
2015
1836
329
163
298
543
2016
1692
376
156
409
300
2017
1650
359
115
385
312
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, xuất khẩu lao động của công ty vào thị
trường Đài loan và Malaysia tương đối ổn định. Đối với thị trường Nhật Bản số lượng
lao động xuất khẩu ngày càng tăng cho thấy rõ tiềm năng của thị trường này là khá
lớn. Thị trường Trung đông mặc dù có những bất ổn nhất định nhưng vẫn là một thị
trường hấp dẫn cho Tamax: năm 2014 đã đưa được 445 người cao nhất trong các thị

trường, đến năm 2015 có sụt giảm còn 298 người và đến 2017 số người lao động xuất
khẩu sang thị trường này là 385, đây cũng là giá trị lớn nhất trong các thị trường.
Công ty cũng đang nghiên cức và đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang những thị
trường mới tiềm năng như Lào và Thái lan, châu Âu.
Tổng số

Đài
loan
371
382
306
358

Nhật
bản
109
121
145
201

Malaysia

7


4. Tác động của các công cụ và chính sách kinh tế
4.1. Tác động của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ Việt Nam do Ngân hàng nhà nước (NHNN) quyết định và ban
hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm
phát, sử dụng các biện pháp và công cụ chính sách để thực hiện những mục tiêu đề ra.

Năm 2017, NHNN khẳng định sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt,
phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm
kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (bình quân khoảng 4%), ổn định kinh tế vĩ mô,
góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6.7%); bảo đảm thanh
khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD), ổn định thị trường tiền tệ.
Trên thực tế, thực hiện chỉ đạo của NHNN, các TCTD đã tích cực triển khai giảm
lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD). Cụ
thể giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Điều này đã giúp cho Tamax đẩy mạnh phát triển thị trường sang các nước Châu Âu
thông qua việc tăng cường các chuyến công tác đến các nước này và triển khai quảng
cáo giới thiệu công ty và tìm khiến bạn hàng. Tính đến cuối năm 2017 Tamax đã ký
hợp đồng xuất khẩu lao động thành công cho 2 nước là Romania và Hunggari. Và đến
đầu tháng 2 này sẽ đưa người sang đó để làm việc.
Linh hoạt điều hành tỷ giá: trong năm 2017 NHNN đã có những đợt điều chỉnh
tỷ giá đồng USD tăng giảm liên tục. Điều này tạo ra những cơ hội cũng như thách thức
cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu như Tamax. Là một doanh nghiệp chọn
USD là đồng tiền thanh toán trong thương mại quốc tế cho các đơn hang. Do vậy, khi
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tăng giá tiền Đồng lượng ngoại tệ thu về sẽ
nhiều hơn. Tuy nhiên điều này lại làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam so với các nước khác. Điều này lý giải một phần lý do vì sao số lượng
lao động xuất khẩu năm 2017 là 1650 giảm 300 người so với năm 2014.
Với mong muốn giúp người lao động Việt có cơ hội sang nước ngoài làm việc
với tài chính hạn chế, nhà nước đã ban hành nghị định 61/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ
1/9/2015 để hỗ trợ vay vốn ngân hàng dành người lao động. Kể từ 1/9/2015, Nghị định
số 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm –
trong đó có một số quy định mới về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở
nước ngoài, cho vay ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động từ
Quỹ quốc gia về việc làm – sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, những cá nhân mong
muốn đi xuất khẩu lao động được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm. Điều
này đã tạo thuận lợi rất lớn cho người lao động cũng như doanh nghiệp xuất khẩu lao

động như TAMAX. Số người có nhu cầu đi làm tại nước ngoài mà công ty nhận được

8


ngày càng tăng với số lượng tuyển chọn được là 2200 người cao nhất trong giai đoạn
2014-2017.
4.2. Tác động của chính sách tài khóa
Ngày 21/3, Bộ LĐTBXH đã trình dự thảo Thông tư hướng dẫn về đưa lao động
Việt Nam đi làm việc tại một số thị trường. Theo đó quy định rất rõ phí môi giới, dịch
vụ tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Quy định rõ ràng doanh
nghiệp dịch vụ được thu các khoản chi phí của người lao động trước khi đi làm việc ,
và tiền môi giới cho từng ngành nghề cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng
trong việc làm hợp đồng lao động cũng như minh bạch hóa các khoản thu.
Hiện nay, chính sách thu ngân sách nhà nước tiếp tục được điều chỉnh theo
hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp thông qua việc giảm bớt nghĩa
vụ thuế cho doanh nghiệp và người dân, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu
tư mở rộng sản xuất – kinh doanh (Nguyễn Viết Lợi, 2016). Theo đó, Chính phủ đã có
những điều chỉnh về các chính sách thuế áp dụng cho khối doanh nghiệp và khu vực tư
nhân. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất đã giảm xuống 22% từ ngày
01/01/2014 thay cho mức 25% như trước đó. Những hành động này của cơ quan quản
lý Nhà nước không những đảm bảo được nguồn thu ngân sách Nhà nước mà còn tạo ra
các tín hiệu tốt cho thị trường. Việc này giúp giảm bớt “gánh nặng về chi phí sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận và mở rộng hoạt động. Lợi nhuận sau
thuế năm 2015 là 5,999 tỷ đồng. Năm 2016 tăng lên 6,780 tỷ đồng và đến năm 2017
tăng mạnh lên 8,8 tỷ đồng.
4.3. Tác động của thương mại quốc tế
Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với Việt Nam
nói chung và đối với TAMAX nói riêng. Những đặc điểm của quá trình này đối với
lĩnh vực xuất khẩu lao động của công ty được thể hiện như sau: thiết lập quan hệ hợp

tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động với các nước, xúc tiến xuất khẩu lao động đã trở
thành một trong những nhiệm vụ chính được công ty hết sức quan tâm phối hợp tìm
kiếm thị trường, đối tác. Hiện nay, TAMAX có khoảng 2.000 lao động đang làm việc
tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài những thị trường xuất khẩu lao
động truyền thống như Dubai, Quatar, Đài Loan, hàng năm công ty vẫn tiếp tục đẩy
mạnh mở rộng thêm thị trường. Thu nhập của người lao động chuyển về nước bình
quân hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD, góp phần cải thiện đời sống cho bản thân gia đình,
tăng nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Chương trình xuất khẩu lao động đã góp
phần trong việc tạo mở việc làm cho một bộ phận đáng kể người lao động, đặc biệt là
những người dân ở các địa phương có nhiều khó khăn, đóng góp vào mục tiêu xoá đói
giảm nghèo chung của quốc gia.

9


Hội nhập ngày càng sâu và rộng, yêu cầu đòi hỏi của các thị trường đối với người
lao động ngày càng cao. Lao động nước ta lại có trình độ cũng như tác phong công
nghiệp chưa thực sự tốt. Điều này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
cũng như TAMAX khó khăn trong công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động.
Hội nhập tăng cường khiến cho cạnh tranh gia tăng. Các nước có nguồn lao động
dồi dào và trình độ chuyên môn, tác phong cao hơn là một bất lợi cho việc xuất khẩu
lao động của nước ta ra nước ngoài. Đòi hỏi TAMAX phải quảng bá, xúc tiến thương
mại nhiều hơn nữa và chú trọng khải thác những thị trường tiềm năng.
5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Bên cạnh những cơ hội để phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động
xuất khẩu lao động, công ty cổ phần xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu
Thiên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức :
- Sự cạnh tranh của lao động nước ngoài: sự cạnh tranh gay gắt của các nước có
lao động xuất khẩu về chất lượng lao động. Thành phần lao động xuất khẩu của
TAMAX chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề, thể lực yếu, không biết

ngoại ngữ, chưa có tác phong công nghiệp.
- Nhu cầu tiếp nhận lao động của nước ngoài giảm: các nước đang có xu hướng
đầu tư, đổi mới và hiện đại hoá công nghệ sản xuất, nhu cầu tiếp nhận lao động nứơc
ngoài có xu hướng tăng dần tỷ trọng lao động có hàm lượng chất xám cao.
- Nguy cơ một số thị trường truyền thống bị thu hẹp như Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc do hiện tượng vô kỷ luật của lao động Việt Nam.
- Sự bất ổn định ở Trung Đông hiện nay như chiến tranh ở Irắc, quan hệ căng
thẳng giữa Mỹ và Iran, Palextin và Ixraen…làm hạn chế xuất khẩu lao động sang thị
trường này.
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước bởi vì hiện
nay ở nước ta, các doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động là rất nhiều và có
những thế mạnh khác nhau.
- Hoạt động xuât khẩu lao động ở nước ta vẫn bị các thế lực thù địch trong và
ngoài nước chống phá quyết liệt, gây khó khăn cho công tác quản lý lao động nước
ngoài.
- Thủ tục hành chính rườm rà, chính sách không ổn định của nhà nước cũng gây
khó khăn trong xuất khẩu lao động.
- Chưa xây dựng được chiến lược xuất khẩu lao động ổn định, còn phụ thuộc
nhiều vào thị trường lao động quốc tế. Công tác phát triển thị trường còn yếu nên
không linh hoạt với sự thay đổi của thị trường nước ngoài .
- Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động còn hạn chế,
năng lực yếu kém thực sự về ngoại ngữ và chuyên.

10


- Công tác quản lý lao động ở nước ngoài chưa đựơc coi trọng và chưa chặt chẽ.
Sự phối hợp với bên đối tác để giải quyết, xử lý những vi phạm do lao động của công
ty gây ra chưa thật hài hoà và việc bảo vệ lợi ích của người lao động chưa thoả đáng.
6. Đề xuất đề tài khóa luận

Trên cơ sở đánh giá những hạn chế còn vướng mắc tại doanh nghiệp, em xin đề
xuất đề tài nghiên cứu làm khóa luận như sau:
Đề tài:
Đề tài 1: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần
xây dựng, cung ứng nhân lực và xuất nhập khẩu Thiên Ân.
Bộ môn: Quản lý kinh tế
Đề tài 2: Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay
Bộ môn: Quản lý kinh tế

11



×