Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại công ty TNHH kim anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.23 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIM ANH................1
1.1. Khái quát về công ty TNHH Kim Anh................................................................1
1.1.1. Khái quát về công ty TNHH Kim Anh................................................................1
CÔNG TY TNHH KIM ANH.....................................................................................1
1.1.2. Chức năng...........................................................................................................1
1.1.3. Nhiệm vụ............................................................................................................2
1.2. Ngành nghề kinh doanh........................................................................................2
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy..........................................................................................2
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY..................................................................................................................... 4
2.1. Bộ luật dân sự........................................................................................................4
2.2. Luật doanh nghiệp................................................................................................4
2.3. Luật Thương mại..................................................................................................5
2.4. Luật cạnh tranh....................................................................................................5
2.5. Bộ luật Lao động...................................................................................................6
2.6.Luật An sinh xã hội................................................................................................6
2.7. Luật thuế...............................................................................................................6
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................................7
3.1.Việc áp dụng Bộ luật Dân sự.................................................................................7
3.2. Việc áp dụng luật doanh nghiệp...........................................................................7
3.3. Việc áp dụng luật thương mại.............................................................................8
3.4.Việc áp dụng pháp luật lao động và An sinh xã hội.............................................8
3.5. Việc áp dụng Luật Thuế.......................................................................................8
3.6. Việc áp dụng Luật Cạnh tranh............................................................................8
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THƯƠNG
MẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA
CÔNG TY TNHH KIM ANH..................................................................................10


4.1.Đánh giá chung về thực trạng pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động
thương mại của công ty.............................................................................................10
4.1.1.Ưu điểm.............................................................................................................10
4.1.2.Hạn chế..............................................................................................................10


4.2.Tác động của pháp luật thương mại tới sự phát triển thương mại của công ty.. .11
4.2.1. Một số thành tựu đạt được...............................................................................11
4.2.2.Hạn chế còn tồn tại............................................................................................11
CHƯƠNG 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT.............................13
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.......................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thương mại và thời gian thực
tập tại Công ty TNHH Kim Anh đã giúp em có được những kiến thức lý luận và thực
tiễn về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như thực tế áp dụng và thực
thi pháp luật của doanh nghiệp. Qua đó cho em thấy được những lợi ích từ việc tuân
thủ pháp luật, đồng thời cũng tồn tại một số hạn chế trong nhận thức pháp luật dẫn tới
việc gặp phải những khó khăn và bỏ qua những cơ hội trong sản xuất kinh doanh. Đây
là những kiến thức rất quý báu và thực tế, rất cần thiết cho việc nghiên cứu học tập và
công việc của em sau này.
Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thanh đã tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến
Ban lãnh đạo và nhân viên của công ty TNHH Kim Anh đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho em có thể tham gia hoạt động cùng với công ty cũng như có thể hoàn thành
bản báo cáo này. Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập tổng
hợp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
từ phía quý Công ty và quý các quý Thầy, Cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIM ANH
1.1. Khái quát về công ty TNHH Kim Anh
1.1.1. Khái quát về công ty TNHH Kim Anh
Tên doanh nghiệp
Tên giao dịch
Mã số thuế (mã doanh nghiệp)
Ngày cấp
Địa chỉ
Điện thoại
Giám đốc
Ngành nghề kinh doanh
Loại hình công ty

CÔNG TY TNHH KIM ANH
KIM ANH CO., LTD
0100365815
ngày 03 tháng 05 năm 1994
số 132, phố Tôn Đức Thắng, Phường Quốc Tử
Giám, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
02438231291
NGUYỄN LƯƠNG THẾ
Bất động sản và dịch vụ Khách sạn
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

*Sự hình thành và phát triển
-Công ty TNHH Kim Anh đươc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp vào ngày 03
tháng 05 năm 1994 do Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành

phố Hà Nội cấp.
- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng.
- Mạng lưới hoạt động: chủ yếu trên địa bàn Hà Nội
1.1.2. Chức năng
- Quản lý, sử dụng phần vốn góp của các thành viên nhằm thực hiện mục tiêu,
trách nhiệm và chiến lược kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức bộ máy quản lý, hoàn thiện quy chế lương, phân chia và điều chỉnh
nguồn lực để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
- Kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm; mở rộng phạm vi các
hoạt động kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường.
- Tìm kiếm thị trường, lựa chọn khách hàng mục tiêu; trực tiếp giao dịch và tham
gia ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Lựa chọn, tuyển dụng và sử dụng người lao động theo yêu cầu của hoạt động
kinh doanh. Lựa chọn các hình thức thanh toán lương, phân bổ thu nhập, quyết định
mức lương của người lao động theo quy định của Pháp luật.
- Sử dụng vốn và quỹ của Công ty để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh trên
cơ sở bảo toàn vốn và thu lợi nhuận. Thanh lý chuyển nhượng, thay thế, thuê, cho
thuê, cầm cố tài sản, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và các quyền
tài sản khác phù hợp với Pháp luật và quyết của Hội đồng thành viên.
1.1.3. Nhiệm vụ
Đối với hoạt động của Công ty:
1


- Hoàn thành việc đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh phù với các lĩnh
vực kinh doanh đã đăng ký.
- Lập chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp cho công ty.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các loại hợp đồng với khác hàng và đối tác.
-Công ty chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, khách hàng của mình và trước
pháp luật về các sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp.

-Cung cấp báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin khách quan và chính xác về
hoạt động của công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên và quy định của pháp luật.
Đối với người lao động:
Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham
gia việc quản lý công ty thông qua thỏa ước lao động tập thể và các quy định khác.
1.2. Ngành nghề kinh doanh.
Dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội, Công ty TNHH Kim Anh đã kinh doanh
các ngành nghề:
-Kinh doanh, môi giới bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất).
-Kinh doanh dịch vụ về nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh phòng
hát karaoke, vũ trường, quán bar).
-Dịch vụ cho thuê xe du lịch, vận chuyển hàng hóa.
-Lữ hành nội địa và quốc tế.
-Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng.
-Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Cơ cấu tổ chức của Công ty cũng tương tự cơ cấu tổ chức của các Công ty
TNHH 2 thành viên khác. Tất cả các thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên.
Hội đồng thành viên có quyền kiểm soát, lãnh đạo, quản lý mọi hoạt động của công ty.
Để phân chia rõ ràng công việc và đảm bảo cho qúa trình kinh doanh hiệu qủa, Công
ty TNHH Kim Anh có các phòng chuyên trách thực hiện các công việc chính công ty:
Phòng kế toán, phòng chiến lược, phòng lao động-tiền lương.

2


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐC


PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG LAO ĐỘNGTIỀN LƯƠNG

PHÒNG CHIẾN LƯỢC

*Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
-Hội đồng thành viên: gồm tất cả các thành viên trong công ty, là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty.
Cơ cấu của Hội đồng thành viên bao gồm:
+Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc: ông Nguyễn Lương Thế.
+Các thành viên khác: bà Nguyễn Kim Anh( chức vụ Phó giám đốc), ông Đoàn
Minh Quân.
-Giám đốc: Là bộ phận chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của các phòng ban sau: Phòng kế
toán, phòng lao động-tiền lương và phòng chiến lược của công ty.

3


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY
Pháp luật là công cụ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội. Do đó, do đó
công ty cần phải thông hiểu pháp luật và có trách nhiệm tuân thủ, chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật cũng là công cụ phục vụ cho hoạt động hỗ trợ
công ty, vì vậy, công ty cần chủ động trong việc vận dụng và sử dụng pháp luật để đảm
bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả và phòng tránh những rủi ro không mong muốn.
Việc nắm bắt những kiến thức cơ bản về pháp luật kinh doanh và tạo lập ý thức pháp

luật là yêu cầu cấp thiết đối với công ty trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt
hiện nay. Một số bộ luật, luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty có thể kể
đến như:
2.1. Bộ luật dân sự.
“Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của
cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân
trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài
sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).” (theo Điều 1
BLDS 2015)
Trong quá trình thành lập và hoạt động của mình, là một công ty chuyên kinh
doanh, môi giới bất động sản và cung cấp dịch vụ nhà hàng khách sạn, việc giao kết
hợp đồng đặc biệt là hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại như các hợp
đồng mua bán, cho thuê,… là yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp. Trong Bộ luật
Dân sự 2015(BLDS 2015 đã thiết lập các nguyên tắc và các quy định cơ bản về quyền
sở hữu và các hợp đồng dân sự, trong đó có các hợp đồng thương mại.
Với phạm vi điều chỉnh rộng, là Bộ luật căn bản điều chỉnh các quan hệ dân sự
nên Bộ luật Dân sự chắc chắn có nhưng tác động, những quy phạm điều chỉnh tới các
doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế khi tham
gia vào các quan hệ dân sự. Chính vì vậy, quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng của
Công ty TNHH Kim Anh sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.
2.2. Luật doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời với mục đích nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như
nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp. Theo Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2014 về phạm vi
điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp có nêu rõ: “Luật này quy định về việc thành lập, tổ
chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao
gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp
tư nhân; quy định về nhóm công ty”. Cũng theo Khoản 7 Điều 4 quy định của luật này,
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký
4



thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Có thể thấy rằng,
muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế cần phải tuân thủ các quy định về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo
quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhờ quá trình nghiên cứu kĩ các điều khoản trong Luật Doanh nghiệp 2014,
Công ty TNHH Kim Anh đã nhận thức và có những hiểu biết cụ thể về loại hình doanh
nghiệp mà mình đang hoạt động, nắm được rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của các thành
viên, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám
đốc,.., giúp cho việc phối hợp quản lý giữa các bộ phận, các phòng ban được nhuần
nhuyễn, ăn ý nhất. Bộ máy quản lý hoạt động có tốt thì hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mới hiệu quả.
2.3. Luật Thương mại.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định như sau: “Hoạt
động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các mục đích sinh lợi khác.” Có thể
nói, hoạt động thương mại theo quy định của luật này là tổng hợp của rất nhiều hành vi
thương mại khác nhau. Luật Thương mại quy định rõ các chế tài về các hoạt động
thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, các hoạt
động trung gian thương mại … và các chế tài về xử lý vi phạm khi có tranh chấp xảy
ra. Luật Thương mại ra đời nhằm bảo vệ các chủ thể trong hợp đồng thương mại trước
đối thủ cạnh tranh, đồng thời cũng quản lý các đối tượng này để bảo vệ quyền lợi của
khách hàng, các đối tác kinh doanh và đảm bảo trật tự xã hội.
Công ty TNHH Kim Anh là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, sinh lợi. Công ty đã thực hiện một số hoạt
động thương mai như mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ,…Vì vậy, công ty cũng
chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005.
2.4. Luật cạnh tranh
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh 2004 quy định về đối tượng áp dụng: “Tổ

chức, cá nhân kinh doanh( sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong
các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động
ở Việt Nam.”
Trong hoạt động kinh doanh, luôn có những doanh nghiệp cùng kinh doanh
những mặt hàng cùng loại trong một thị trường. Các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm
mọi cách để có thể chiếm được thị phần, tăng doanh thu của doanh nghiệp. Sự cạnh
5


tranh giữa các doanh nghiệp chính là động lực để thúc đẩy công ty và môi trường kinh
doanh ngày càng phát triển. Nhưng nếu không có sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh
2004, thì sự cạnh tranh sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp yếu thế, tạo nên một môi
trường cạnh tranh không bình đẳng. Luật Cạnh tranh 2004 đã quy định về hành vi hạn
chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm đảm bảo lợi ích và bảo vệ
quyền lợi cho các doanh nghiệp trong kinh doanh.
2.5. Bộ luật Lao động.
Theo đó Bộ luật Lao động 2012 quy định về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và
các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao
động; các nguyên tắc xử lý vi phạm lao động. Qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, bảo
vệ quyền làm việc, lợi ích và quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao
động hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao
động, của người quản lý lao động, nhằm đạt chất lượng cao nhất.
2.6.Luật An sinh xã hội
An sinh xã hội là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia,
là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp
công cộng, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Trong đó chính sách về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội được quy định trong

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm
2014 là hai văn bản luật chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội. Đây là những chính
sách giúp người lao động giải quyết những rủi ro trong cuộc sống như: ốm đau, bệnh
tật, tuổi già, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp…
Như vậy, về mặt bản chất, an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời
sống cho các công dân trong xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo áp dụng đúng
luật an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho người lao động trước những rủi ro
xã hội.
2.7. Luật thuế.
Các thành phần kinh tế ngoài việc được hưởng các quyền lợi mà Nhà nước cho
phép, bảo vệ thì cũng đồng thời có các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong đó có nghĩa
vụ nộp thuế. Vì vậy trong quá trình hoạt động công ty chịu sự điều chỉnh của hệ thống
quy phạm pháp luật về Thuế như:
-Thuế thu nhập doanh nghiệp 2014
-Thuế giá trị gia tăng 2016
-Luật Thuế 2016
6


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
3.1.Việc áp dụng Bộ luật Dân sự.
Công ty đã tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 trong việc giao kết và
thực hiện hợp đồng. Cụ thể là:
- Nội dung của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên theo Điều 398 Bộ luật
Dân sự 2015 quy định.
-Vấn đề hợp đồng vô hiệu được quy định chi tiết tại Điều 123 đến Điều 133 của
Bộ luật này.
-Công ty sử dụng hợp đồng mẫu theo quy định taị Điều 405 luật này.

Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định những nguyên tắc cơ bản về pháp nhân và đại
diện tạo nền tảng pháp lý quan trọng trong quy định địa vị pháp lý cho doanh nghiệp nói,
góp phần hiện thực hóa vai trò chủ thể của doanh nghiệp trong tham gia các quan hệ dân
sự, thương mại. Bộ luật Dân sự còn đề cao nguyên tắc tự do hợp đồng, các nguyên tắc cơ
bản khi thực hiện hợp đồng, tạo quy chuẩn pháp lý cho doanh nghiệp.
3.2. Việc áp dụng luật doanh nghiệp.
Công ty TNHH Kim Anh đã nghiêm túc chấp hành các quy định của Luật Doanh
nghiệp 2014. Cụ thể:
- Nghiêm túc thực hiện trong việc thành lập tổ chức hoạt động và quản lý hoạt
động của doanh nghiệp theo đúng quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014.
- Thực hiện kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng kí kinh doanh, hồ sơ công ty
có nội dung kê khai đầy đủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác,
đúng hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn
đã đăng ký hoặc công bố.
- Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ
báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

7


3.3. Việc áp dụng luật thương mại.
Công ty chấp hành và tuân theo quy định của Luật Thương mại 2005 về Hình
thức hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được

xác lập bằng hành vi cụ thể.
Công ty cũng sử dụng thói quen trong hoạt động thương mại đối với khách hành
thân thiết trung thành với công ty, và các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền
và nghĩa vụ của mình.
Về hoạt động cung ứng dịch vụ công ty tuân thủ theo quy định tại chương III
Luật Thương mại 2005.
3.4.Việc áp dụng pháp luật lao động và An sinh xã hội.
-Pháp luật lao động: Các nhân viên trong công ty tuân thủ thời giờ làm việc bình
thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần (theo khoản 1 điều 4
Bộ luật Lao động 2012). Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng
ngày hôm sau (theo điều 105). Một tuần làm 06 ngày được nghỉ 01 ngày trong tuần.
Ngày làm việc không qua 08 tiếng/ 01 ngày. Nghỉ lễ, tết thì theo quy định của Nhà
nước. Làm thêm giờ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động;
được tuân thủ theo Điều 106 luật này.
-Pháp luật về an sinh xã hội: Người lao động được đảm bảo đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Quyền
lợi của người lao động luôn được đảm bảo, thể hiện sự chia sẻ rủi ro của xã hội và
doanh nghiệp. Đó cũng là việc thể hiện mục tiêu xã hội của công ty.
3.5. Việc áp dụng Luật Thuế.
Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân của doanh nghiệp. Nhận thức sâu sắc nghĩa
vụ của mình công ty luôn hoàn thành đầy đủ, đúng thời hạn các khoản thuế mà pháp
luật quy định. Công ty đăng ký kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã
luôn thực hiện lập bảng kê khai thuế theo biểu mẫu để đảm bảo nộp tờ khai thuế cho
cơ quan thuế trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Mặt khác, lãnh đạo và nhân
viên công ty cũng thực hiện tốt việc đóng thuế thu nhập cá nhân, thể hiện tinh thần
trách nhiệm cao đối với các nghĩa vụ nhà nước quy định.
3.6. Việc áp dụng Luật Cạnh tranh.
Công ty đã chấp hành theo Luật Cạnh tranh 2004, không vi phạm những hành vi
cạnh tranh không lành mạn theo Luật Cạnh tranh 2004 quy định:
-Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

-Xâm phạm bí mật kinh doanh;
-Ép buộc trong kinh doanh;
-Gièm pha doanh nghiệp khác;
8


-Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
-Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
-Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
-…

9


CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THƯƠNG
MẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA
CÔNG TY TNHH KIM ANH
4.1.Đánh giá chung về thực trạng pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt
động thương mại của công ty
4.1.1.Ưu điểm.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật thương mại
nói riêng đã được sửa đổi, bổ sung để tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, đầy đủ,
điều chỉnh các hoạt động kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu xã hội và xu thế hội nhập Quốc tế.
Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những thay đổi phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong việc:
Nội dung giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp được rút ngắn
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có 9 nội dung,
hiện nay theo Luật Doanh nghiệp 2014 nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp còn lại 4 nội dung. Điều này giúp cho các doanh nghiệp không phải mất thời gian và

thủ tục để chờ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi muốn bổ sung ngành
nghề kinh doanh.
Con dấu của doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2014 tại Điều 44, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình
thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Thay vì phải đăng ký với cơ
quan công an như luật cũ, doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng
ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp. Quy định này giúp doanh nghiệp đỡ phiền hà, tốn kém về chi phí, thời gian và
phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Pháp luật đã có những thay đổi tích cực, thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho các
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp.
4.1.2.Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, Hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn tồn tại:
- Những thiếu sót, chưa rõ ràng và sự chồng chéo các quy định pháp luật, sự dàn
trải các quy định tại các văn bản luật khác nhau, thiếu sự ổn định gây những khó hiểu
hay hiểu không rõ cho các doanh nghiệp. Có những quy định còn ở mức chung chung
không cụ thể khiến cho việc thực thi gặp nhiều khó khăn.
-Pháp luật thương mại chưa đáp ứng được tính kịp thời, mang tính tương lai khi
trong thời buổi hội nhập quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên của TPP (Hiệp định
10


đối tác xuyên Thái Bình Dương). Việc đảm bảo tính dự báo của văn bản sẽ đảm bảo
được văn bản tồn tại trong khoảng thời gian dài và tính ổn định của văn bản sẽ đảm
bảo sự ổn định trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và tạo cho xã hội ổn định và
phát triển.
4.2.Tác động của pháp luật thương mại tới sự phát triển thương mại của
công ty.
4.2.1. Một số thành tựu đạt được
-Công ty TNHH Kim Anh nhìn chung đã có những hiểu biết nhất định về pháp

luật thương mại nói riêng và pháp luật nói chung. Công ty đã thực hiện đúng và đủ các
quy định của pháp luật như pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thương mại, pháp
luật về thuế, pháp luật về lao động,… tạo điều kiện cho công ty hoạt động, phát triển
một cách ổn định, tránh được những khó khăn, tranh chấp trong quá trình hoạt động
kinh doanh.
-Ngoài ra, việc nắm được những chính sách, quy định của pháp luật đã giúp
công ty tạo được những lợi thế trong kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh
doanh; công ty luôn tuân thủ các quy định trong luật doanh nghiệp, không vi phạm và
tiến hành các hoạt động gian lận thương mại. Không thực hiện và không tham gia vào
các hoạt động báo lỗ giả để tránh thuế, không nhập các công nghệ cũ nát,...
- Quá trình tuyển dụng và sủ dụng lao động, doanh nghiệp đều kí kết hợp đồng với
người lao động theo đúng mẫu thống nhất do bộ Lao động thương binh xã hội ban hành.
Hợp đồng lao động được xây dựng theo sự thỏa thuận và tự nguyện với người lao
động. Người lao động được tôn trọng, đáp ứng đầy đủ những điều khoản trong hợp
đồng: thời gian làm việc, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm, phụ cấp, lương thưởng, …
4.2.2.Hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, doanh nghiệp cũng đang gặp phải những khó
khăn và chưa đạt được như:
- Bộ máy tổ chức của công ty còn đơn giản cần phải cải tổ lại bộ máy quản lý của
công ty sao cho phù hợp với tình hình phát triển và tiềm lực của công ty. Bộ máy hiện
tại của công ty mặc dù đáp ứng đủ những yêu cầu trong quy định của pháp luật về cơ
cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên nhưng vẫn
còn sơ sài đơn giản.
- Năng lực tài chính của công ty còn hạn chế nên việc thành lập phòng pháp chế
trong công ty là chưa có. Việc thiếu vắng bộ phận chuyên trách về pháp luật trong
công ty là một thiếu sót trong sơ đồ tổ chức. Bởi với sự có mặt của bộ phận pháp chế,
việc cập nhật các văn bản pháp luật, các quy định mới của nhà nước sẽ dễ dàng hơn,

11



tạo thành một hành lang an toàn về mặt pháp lý, thuận lợi hơn trong việc kinh doanh
của doanh nghiệp và tự sự uy tín trong làm ăn với các đối tác kinh doanh.
- Vấn đề tiền lương trong thời gian thử việc: Công ty chỉ trả một nửa tiền so với
mức lương của công việc đó. Điều đó là không đúng theo quy định của Điều 28 Bộ
luật Lao động 2012 quy định là phải trả ít nhất phải bằng 85% mức lương của công
việc đó.
- Công ty chưa thực sự đáp ứng các quyền lợi mà lao động đáng được hưởng theo
đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

12


CHƯƠNG 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Kim Anh, cũng như qua việc nghiên
cứu pháp luật có liên quan, em xin đặt ra một số vấn đề cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các vấn đề trong hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi
của doanh nghiệp và người lao động, hạn chế những tranh chấp mâu thuẫn xảy ra
trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế tiền lương, đảm bảo quy định pháp luật, đảm bảo đời
sống người lao động.
Thứ ba, vấn đề phạt vi phạm trong tranh chấp thương mại. Theo đó, Điều 300
Luật Thương mại 2005 có quy định “phạt thương mại là việc bên bị vi phạm yêu cầu
bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong trường hợp có
thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật này”. Và
căn cứ theo Điều 301 Luật này mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng
mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không
quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng rất nhiều doanh nghiệp lại không quan tâm hoặc
quan tâm không đúng mức điều khoản này. Do đó khi có những vấn đề phát sinh, một

bên họ có thể vô ý hoặc cố ý vi phạm hợp đồng nhưng bên kia lại không thể có biện
pháp bảo vệ lợi ích cho mình. Bởi vì khi xem xét về hợp đồng thì điều khoản phạt vi
phạm lại không được các bên đưa vào hợp đồng hoặc có đưa vào nhưng mức phạt lại
rất thấp mà nếu mức phạt rất thấp thì dù cho họ vi phạm nhưng họ hợp đồng với một
đối tác khác mà giá trị cao hơn họ vẫn kiếm được lợi nhuận rất lớn từ hợp đồng này.
Công ty TNHH Kim Anh là công ty chuyên kinh doanh về đất và dịch vụ nên hay
kí kết những hợp đồng thương mại, trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng đã gặp
những khó khăn nêu trên.

13


CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Từ những vấn đề đặt ra em xin đề xuất đề tài:
Đề tài 1: “Pháp luật về hợp đồng lao động. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH
Kim Anh.”
Đề tài 2: “Pháp luật về tiền lương. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Kim
Anh.”
Đề tài 3: “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại năm 2005. Thực
tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Kim Anh.”
Em mong muốn đề tài khóa luận của mình sẽ được các thầy cô trong bộ môn
Luật Căn bản hướng dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn quý các thầy, cô!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Số liệu của công ty TNHH Kim Anh
-Luật Thương mại 2005
-Luật Cạnh tranh 2004

-Luật Doanh nghiệp 2014
-Luật thuế 2016
-Bộ luật Dân sự 2015
-Bộ luật Lao động 2012



×