Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Báo cáo thực tập Kinh tế Luật tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại DŨNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.49 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1
1

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TNHH
CBNV
NĐ-CP
TMCP
DNVVN
QLTT
UBND

Nghĩa của từ
Trách nhiệm hữu hạn
Cán bộ nhân viên
Nghị định chính phủ
Thương mại cổ phần
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản lý thị trường
Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT
1
2


3
4
5

Tên bảng biểu, sơ đồ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức
Bảng 1: Phân bổ lao động trong công ty
Bảng 2: Hoạt động mua vào của công ty
Bảng 3: Hoạt động bán hàng của công ty
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trang
2
3
5
6
7

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự biến đổi sâu sắc về nền kinh tế toàn
cầu, vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm, lo lắng đó là kinh doanh làm sao cho
có hiệu quả. Xét về mặt tổng thể thì các doanh nghiệp kinh doanh không những chịu
2
2

2


tác động của quy luật giá trị, mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh và các chính sách quản lý của nhà nước.

Các doanh nghiệp càng phải cố gắng vươn lên trong quá trình sản xuất kinh
doanh để phát huy tối đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Là một công ty công ty chuyên cung cấp các máy móc, thiết bị công nghiệp và
cũng như dịch vụ tư vấn, sửa chữa liên quan đến thiết bị điện dân dụng, Công ty
TNHH thương mại Dũng Sơn luôn chủ động hội nhập kinh tế để tồn tại, phát triển lớn
mạnh không ngừng.
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty, em đã học hỏi được những kinh nghiệm
vô cùng quý báu. Để hoàn thiện được kỳ thực tập cũng như bài báo cáo thực tập tổng
hợp này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của ThS. Nguyễn Minh Phương cũng
như các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn.
Tuy nhiên, do năng lực bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu và kinh
nghiệm không nhiều nên báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
góp ý từ phía thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

3
3

3


-

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DŨNG SƠN
1.1. Sơ lược về công ty
Tên công ty viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Thương Mại Dũng Sơn
Tên giao dịch: DUNG SON TRADING CO., LTD
Địa chỉ: Phố Viềng - Phường Đồng Nguyên - Thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh
Mã số thuế: 2300602471

Người đại diện: Nguyễn Mạnh Hà
Điện thoại: 02413744409
Fax: 02413744409
Email:
Ngày hoạt động: 28/09/2010
Công ty đăng ký kinh doanh đầu tiên vào ngày 25/11/2010 do Phòng Đăng ký
kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp. Theo giấy đăng ký kinh
doanh, lĩnh vực công ty đăng ký hoạt động chính là: Bán buôn máy móc, thiết bị và
phụ tùng máy khác. Và cũng làm một đại lý – nhà phân phối sản phẩm điện dân dụng
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Với số lượng sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đa dạng, cùng với dịch vụ khách
hàng. Công ty đã có nhiều thành tựu trong quá trình hoạt động kinh doanh, cho đến
thời điểm hiện tại là hơn 7 năm hoạt động, công ty TNHH Thương mại Dũng sơn tự
hào là đơn vị cung cấp sản phẩm thiết bị kim loại và phu tùng máy móc, sản phẩm
điện tử điện lạnh chất lượng tốt nhất đến khách hàng và các đơn vị khác.
Ngoài ra, công ty còn là đối tác của nhiều đơn vị chuyên ngành máy móc, sx và
phân phối các thiết bị điện dân dụng, vật liệu xây dựng và thiết bị máy móc cần thiết.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Tổ chức sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký bao gồm:
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Bán buôn các mặt hàng điện tử, điện lạnh và kỹ thuật số
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Gia công cơ khí và phủ tráng kim loại
Sản xuất các cấu kiện kim loại
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật thương mại
2005.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Làm đúng theo quy định của Luật lao động.
Thực hiện đúng theo các hợp đồng đã ký kết.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức
4


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

KINH DOANH

KỸ THUẬT

TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

BỘ PHẬN KỸ THUẬT

BỘ PHẬN KHO

XƯỞNG TỔNG HỢP


(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
 Nhận xét:

Qua sơ đồ tổ chức nhân sự ở công ty Dũng Sơn có thể thấy cơ cấu tổ chức khá
đơn giản. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn đảm bảo phối hợp chặt chẽ,
thông suốt. Vì ngành nghề kinh doanh của công ty là buôn bán máy móc, thiết bị điện
tử điện lạnh nên chất lượng của bộ phận kỹ thuật cần được chú trọng nhiều hơn.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty hiện nay chỉ có một trụ sở duy nhất tại phường Đồng Nguyên, thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Công ty có diện tích văn phòng khoảng 100m2 cho gần 20 nhân
viên làm việc, phía sau công ty có kho để máy móc, sản phẩm của công ty rộng
khoảng 500m2.
Với việc sản xuất và buôn bán của công ty đã đáp ứng đúng vào nhu cầu của thị
trường, đồng thời các sản phẩm cũng đạt chất lượng cao. Chính vì thế mà công ty đã
nhanh chóng có được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

5


PHẦN 2: CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DŨNG SƠN
2.1. Chế độ, chính sách quản lý nguồn nhân lực
2.1.1. Nguồn nhân lực
Bảng 1: Phân bổ lao động trong công ty
STT

Vị trí

Số lượng


1

Giám đốc

1

2

Phó giám đốc

1

3

Phòng hành chính - nhân sự

4

4

Phòng kinh doanh

7

5

Bộ phận kỹ thuật

6


6

Bộ phận kho

4

7

Phòng tài chính - kế toán

4

8

Tổng

27
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

 Nhận xét:

Nhân lực của công ty chủ yếu là những người trẻ có độ tuổi từ 25-35 tuổi. Đây là lực
lượng lao động chính của công ty với trình độ chuyên môn cao và sự nhiệt tình, năng động
của tuổi trẻ giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra và ngày càng phát triển.
CBNV sau khi ký hợp đồng lao động có thời hạn với Công ty, được tham dự các
lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, trung hạn theo kế hoạch đào tạo của đơn vị. Ngoài ra,
Công ty còn xét hỗ trợ học phí đối với các CBNV có nỗ lực tự đào tạo phù hợp với
chuyên
môn.
Tại Công ty, người lao động được hưởng các chế độ thu nhập, tiền thưởng theo quy

chế rõ ràng. Thu nhập được trả căn cứ thị trường lao động, trình độ, năng lực, vai trò,
trách nhiệm, khối lượng công việc thực tế tại đơn vị, kết quả công việc của người lao
động.
Thời gian làm việc theo quy định của nhà nước ban hành 40 giờ/ tuần, được nghỉ
vào thứ 7, chủ nhật.
2.1.2. Quản lý tài chính

6


Công ty được thành lập vào năm 2010 với mức vốn nhỏ hẹp ban đầu là 5 tỷ
đồng. Đến nay sau hơn 7 năm hoạt động thì lượng vốn của công ty đã được củng cố và
gia tăng thêm. Từ mô hình hoạt động của công ty là công ty TNHH nên không hề có
vốn của nhà nước, vốn ban đầu do công ty tự huy động và tự cấp. Các nhà cung cấp
vốn cho công ty là các ngân hàng như: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV), ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VP Bank), ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam (Techcombank).
Cho đến nay thì nguồn vốn của công ty đã được gia tăng. Đây là nguồn lực quan
trọng đối với công ty, góp phần rất lớn vào quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh
sản xuất như nhà xưởng, kho chứa hàng. Công ty quản lý nguồn lực tài chính một cách
rất thận trọng do nguồn huy động vốn chủ yếu của công ty chủ yếu là từ các ngân
hàng. Do vậy khi có những dự án lớn cần vốn kinh doanh, công ty cân nhắc rất kỹ
lưỡng để đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lí.
2.2. Chiến lược và chính sách kinh doanh
2.2.1. Chính sách kinh doanh
Chiến lược kinh doanh hàng đầu của công ty hiện nay chính là chiến lược thị
trường. Công ty đang hướng đến mục tiêu khai thác tối đa thị trường truyển thống như
Hà Nội và các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang và đặc biệt là thị
trường tỉnh Bắc Ninh.
Đối với chiến lược ngắn hạn công ty sẽ luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất

cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Khách hàng sẽ
coi công ty là điểm đến tin cậy mỗi khi cần đến các hàng hóa mà công ty cung ứng.
2.2.2. Chính sách cạnh tranh
Hiện nay công ty vẫn là doanh nghiệp nhỏ chỉ mới hoạt động được 7 năm và mới
đi vào kinh doanh trên thị trường nên công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ
các đối thủ lớn và trước đó trên thị trường. Chính vì vậy công ty rất chú trọng đến các
chính sách giá, bảo hành, quảng cáo, xúc tiến thương mại… nhằm đưa hình ảnh công
ty ngày càng trở nên uy tín hơn. Đối với chính sách về giá cả thì công ty thường tham
khảo giá của các đại lý phân phối cũng như các cửa hàng khác để chào bán với mức
giá tương xứng với mức giá thị trường.
Ngoài ra công ty áp dụng chính sách giá ưu đãi với các khách hàng truyền thống
và các khách hàng tiềm năng, các công trình lớn bằng việc giảm giá, triết khấu %.

7


PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DŨNG SƠN
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty TNHH Thương mại Dũng
Sơn
3.1.1. Hoạt động mua vào
Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn là công ty kinh doanh nên cần mua vào
các sản phẩm để tiến hành kinh doanh.
Bảng 2: Hoạt động mua vào của công ty
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Mặt hàng

Số lượng

Máy móc, thiết bị 380

và phụ tùng máy
khai khoáng, xây
dựng

568

782

49,47

37,76

Trị giá
mua năm
2017
1879.52

Điện gia dụng

258

463

524

79,45

13,17

701.48


Đồ điện lạnh

160

240

385

50

60,04

984.6

Máy móc, thiết bị
điện, vật liệu điện

362

580

734

60,22

26,55

889.88


Máy móc, thiết bị 286
và phụ tùng máy
văn phòng

570

686

99,3

20,35

894.32

Máy móc, thiết bị y 314
tế

584

320

85,98

(45,2)

669.67

Vật
liệu
công 500

nghiệp, vật liệu xây
dựng

788

640

57,6

(18,78)

1527,56

Kim loại và quặng 660
kim loại

800

960

21,21

20

947.4

2015

2016


Chênh lệch (%)
2017

2016/2015

2017/2016

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
 Nhận xét: Bảng 2 cho thấy nhìn chung các sản phẩm mua vào năm sau đều tăng so

với năm trước, tuy nhiên mặt hàng máy móc thiết bị y tế và vật liệu công nghiệp vì số
lượng mua vào năm 2017 thấp hơn so với hai năm trước. Chi phí đầu vào cho các mặt
hàng máy móc và thiết bị khá cao nên công ty đã phải rất cân đối khoản chi phí này và
8


xúc tiến hoạt động thương mại rất nhiều để có được doanh thu đủ bù đắp chi phí và
sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.1.2. Hoạt động bán ra
Dưới đây là bảng tình hình hoạt động bán hàng của công ty trong ba năm gần đây
nhất:
Bảng 3: Hoạt động bán hàng của công ty
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Mặt hàng

Số lượng
2015

2016


Chênh lệch (%)
2017

2016/2015

2017/2016

Trị giá bán
năm 2017

Máy móc, thiết bị và 246
phụ tùng máy khai
khoáng, xây dựng

537

681

118,29

26,81

2084.26

Điện gia dụng

206

387


492

87,86

27,13

948.36

Đồ điện lạnh

146

218

298

49,31

36,69

1322.51

Máy móc, thiết bị 346
điện, vật liệu điện

567

583

63,87


2,82

1263.74

Máy móc, thiết bị và 258
phụ tùng máy văn
phòng

552

705

113,95

27,7

702.47

Máy móc, thiết bị y 202
tế

537

283

165,84

(47,3)


696.58

Vật liệu công nghiệp, 484
vật liệu xây dựng

736

539

52,06

26,77

1206.52

Các cấu kiện kim 586
loại, đồ kim loại
thông dụng

960

845

63,82

(11,98)

1061.08

Dịch vụ lắp đặt hệ

thống cấp, thoát
nước, lò sưởi và điều
hoà không khí

437.50

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng: số lượng và doanh thu của các hàng hóa và

dịch vụ của công ty tăng theo từng năm. Các loại hàng hóa như: Máy móc thiết bị và
phụ tùng khai khoáng, đồ điện lạnh, vật liệu công nghiệp là những mặt hàng có tỷ lệ
tăng của doanh thu cao. Tuy nhiên có mặt hàng máy móc thiết bị y tế tiêu thụ khá ít,
khiến khoảng chênh lệch về lượng tiêu thụ mặt hàng này năm 2017 so với 2016 giảm
9


47,3%.Ngoài ra còn dịch vụ lắp đặt các thiết bị điện của công ty cũng mang lại một
lượng doanh thu khá lớn là 437,5 triệu đồng. Đây là loại hình dịch vụ cần được công ty
chú ý phát triển thêm.
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Dưới đây là bảng tổng kết kết quả kinh doanh của công ty ba năm gần nhất:
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chênh lệch
(2016/2015)

Năm
Chỉ tiêu
2017


Tuyệt đối

%

Chênh lệch
(2017/2016)

2015

2016

Tuyệt đối

%

Doanh thu

5.123,8

8.426,2

9.720

3.302,4

64,45

1.293,8

11,53


Chi phí

4.820

7.567,16

8.758,8

2.747,16

56,99

1.191,64

15,75

Lợi nhuận

303,8

859,04

961,2

555,24

182

102,16


11,89

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên cho thấy doanh thu, lợi nhuận và phần trăm lợi nhuận
tăng qua các năm. Tuy nhiên thì phần trăm chênh lệch lợi nhuận của năm 2017/2016
thấp hơn hẳn so với năm 2016/2015. Điều đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty không được tốt và năm 2017 không đạt chỉ tiêu lợi nhuận giám đốc đề ra
là trên 1000 triệu đồng. Tuy nhiên công ty đã có bước khởi đầu khá thuận lợi vì lợi
nhuận của năm 2016 so với 2015 con số rất ấn tượng và phần trăm chênh lệch lên đến
182%. Công ty đã xem xét sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn để đạt mục tiêu vào các
năm tới.
3.2. Thực trạng thị trường của Công ty TNHH Thương Mại Dũng Sơn
Hiện nay với vị trí hiện tại thuộc các DNVVN nên thị trường chính của công ty
là miền Bắc. Công ty tiến hành kinh doanh trên thị trường truyển thống như Hà Nội và
các tỉnh lân cận. Tuy nhiên công ty hiện nay đang trên đà mở rộng sang thị trường
miền Trung và miền Nam, thị trường miền Bắc đang chiếm 100% phạm vi hoạt động
của công ty. Đặt mục tiêu về doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh nên công ty
đang có chiến lược chinh phục khách hàng ở hai thị trường còn lại để tiến tới phân
phối sản phẩm trên cả nước. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó khăn bởi vì công ty chưa
có trang web chính thức để hoạt động thương mại điện tử, kết hợp với đó là việc cần

10


phải quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ trên các phương tiện internet và hội chợ
thì cần nhiều vốn và nâng cao chất lượng nguồn nhân sự của công ty.
Ngoài ra vì cùng chung thị trường kinh doanh nên công ty cũng vấp phải nhiều
sự cạnh tranh đến từ các công ty kinh doanh mặt hàng máy móc, thiết bị điện lạnh, vật
liệu xây dựng khác trên cùng một địa bàn và các siêu thị điện máy lớn như Pico, Điện

máy xanh, các công ty phân phối vật liệu xây dựng.
PHẦN 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH ĐẾN CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI DŨNG SƠN
4.1. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp của Việt
Nam hiện nay, khoảng 95% là nhỏ và vừa, song phần lớn đang gặp khó khăn. Nhiều
công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản
xuất. Để giải quyết vấn đề trên, ngày 30-6-2009, Chính phủ ban hành Nghị định số
56/2009/NĐ-CP, quy định các chính sách trợ giúp và quản lý Nhà nước về trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tác động tích cực: Nhờ có sự trợ giúp của chính phủ và của tỉnh, công ty có cơ
hội tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao
năng lực cạnh tranh với những đơn vị cùng sản xuất, phân phối chung mặt hàng. Đây
là yếu tố quan trọng vì hiện nay những mặt hàng kinh doanh chính của công ty đang
vấp phải rất nhiều sự cạnh tranh từ các công ty lớn do công ty là doanh nghiệp nhỏ và
mới hoạt động trên thị trường chưa lâu.
Tác động tiêu cực: Công ty vẫn phải tự lực trong việc kinh doanh và chứng tỏ
khả năng cạnh tranh của mình, đây là điều cốt lõi để doanh nghiệp đứng vững trên thị
trường, không nên phụ thuộc vào các chính sách trợ cấp.
4.2. Chính sách quản lý giá và chất lượng hàng hóa tại tỉnh Bắc Ninh
Đầu tháng 11/2017 vừa qua, Ban kinh tế Bắc Ninh vừa tiến hành khảo sát tại một
số cơ sở về tình hình phân phối, kinh doanh hàng hóa ở thành phố Bắc Ninh, giám sát
tại Đội QLTT số 3 (Tiên Du), Đội QLTT số 8 (Yên Phong) và Chi cục QLTT tỉnh về
công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng cấm.
Theo Quyết định số 29/2009.QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh từ ngày
22/03/2009 về việc ban hành nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về giá của các cơ
quan Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong
lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Theo khoản 2 Điều 11 về Quyền và nghĩa vụ
của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh:


11


-

-

-

-

-

-

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa
hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ: việc niêm yết giá phải rõ
ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng, bảo đảm văn minh thương mại và thực hiện
mua bán đúng số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hoá, dịch vụ được niêm yết.
Lập phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá quyết
định giá để báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về giá thẩm định, trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo quy định tại Điều 3 Quy định này.
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn
giá: có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định.
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục phải kê
khai giá: có trách nhiệm kê khai giá bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định và hướng dẫn
của cơ quan quản lý nhà nước về giá.
Hợp tác với các cơ quan chức năng trong các cuộc kiểm tra, thanh tra giá. Chịu trách

nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và số liệu trong hồ sơ về giá lưu trữ tại đơn vị
mình.
Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp
luật.Thực hiện nghiêm chỉnh việc xuất hoá đơn khi bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ
theo quy định của pháp luật
Như vậy ngoài việc chấp hành đúng quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa
buôn bán, công ty còn phải chấp hành quy định giá theo quyết định của UBND tỉnh
Bắc Ninh. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy
nhiên cả hai chỉ tiêu trên của công ty vẫn tăng qua các năm. Công ty vẫn cố gắng kinh
doanh để đạt mục tiêu đề ra và tránh vi phạm khiến doanh nghiệp bị xử lý qua các
cuộc khảo sát của Ban kinh tế tỉnh.
PHẦN 5: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu do Công ty TNHH thương mại Dũng Sơn
cung cấp, được trực tiếp thực tập tại công ty trong thời gian 4 tuần, bên cạnh những
mặt tích cực, cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết như sau:
Công ty TNHH thương mại Dũng Sơn kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nên đối
thủ cạnh tranh rất nhiều. Chính vì thế công ty cần phải có nhiều chiến lược kinh doanh
để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Thị trường chủ yếu của công ty TNHH thương mại Dũng Sơn cung cấp là miền
Bắc, chính vì vậy công ty cần có những chính sách, xúc tiến thương mại để mở rộng
thị trường sang các khu vực miền Nam, Trung.
Cần thúc đẩy hoạt động thương mại mạnh hơn nữa để tăng doanh thu và lợi
nhuận, nhất là về sản phẩm máy móc điện tử, điện lạnh mà công ty kinh doanh.
12


PHẦN 6: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
6.1. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương
mại Dũng Sơn
 Thành công: Công ty đã đạt được những thay đổi tích cực và nâng cao về chất lượng

sản phẩm buôn bán, hiệu quả kinh doanh. Song song với hoạt động kinh doanh, công
ty tập trung vào công tác duy trì và cải tiến hệ thống quản lý. Xác định nguồn lực là
nền tảng cho sự phát triển kinh doanh bền vững, công ty đã tiếp tục triển khai nhiều
chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2017. Các chính sách nhân sự làm cơ sở
cho việc đánh giá, trả lương, thưởng cho người lao động được kịp thời và hiệu quả.
 Hạn chế: Các hoạt động định hướng phát triển năng lực và phát triển nghề nghiệp của
nhân viên chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Doanh thu và Lợi nhuận không
đạt theo kế hoạch giám đốc đề ra do tình hình cạnh tranh khó khăn.
6.2. Đề xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp
1. Phát triển thương mại hàng hóa của Công ty TNHH TM Dũng Sơn trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh
2. Nâng cao sức cạnh tranh của công ty TNHH Thương Mại Dũng Sơn trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
13


“Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn giai
đoạn 2015-2017”, Phòng Tài chính – kế toán báo cáo ngày 28 tháng 12 năm 2017.
1. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP quy định các chính sách trợ giúp và quản lý Nhà nước
về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 06
năm 2009.
2. Quyết định số 29/2009.QĐ-UBND về việc ban hành nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà
nước về giá của các cơ quan Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh
ban hành ngày 22 tháng 03 năm 2009.
1

14




×