Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

gioi thieu ve tap doan apple

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.22 KB, 17 trang )

PHẦN CHÍNH TIỂU LUẬN
1. Sơ Lược Về Công Ty ........................................................................................4
1.1 Giới thiệu về tập đoàn Apple.........................................................................4
1.2 Ý nghĩa logo.................................................................................................. 4
2. Phần Nội Dung Tiểu Luận ..............................................................................5
2.1. Tư duy chiến lược của Apple.......................................................................5
2.2 Chiến lược maketing độc đáo.......................................................................6
2.2.1 Quan trọng là phải đẹp ............................................................................6
2.2 2.Mọi người thích những tấm hình lớn........................................................6
2.2.3. Thông điệp đơn giản................................................................................6
2.2.4 Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú .....................................................6
2.2.5. Hãy để các phương tiện truyền thông lên tiếng.......................................7
2.2.6 Tạo sự trải nghiệm duy nhất cho khách hàng .........................................7
2.2.7 Lắng nghe.................................................................................................7
2.2.8 Một CEO có uy tín....................................................................................8
2.2.9 Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước.................................................8
2.2.10 Và cuối cùng là...Một cái tên dễ nhớ .....................................................8
2.3. “Think Differnce” : 1 chiến dịch quảng bá điên rồ?.................................9
2.3.1 Ý tưởng.....................................................................................................9
2.3.2. Triển khai chiến dịch............................................................................10
2.3.3. Thành công từ sự điên rồ.....................................................................10
2.4. Bí quyết thành công trong chiến dịch lăng xê.............................................12
2.5. Thừa thắng xông lên....................................................................................13
2.6. Apple – Microsoft cuộc chiến 25 năm.........................................................14
2.7. Thành Công Tiếp Nối..................................................................................15

PHẦN CHÍNH TIỂU LUẬN
1. Sơ Lược Về Công Ty
1.1 Giới thiệu về tập đoàn Apple
Apple Inc. (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là tập đoàn công nghệ máy tính
của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung lũng máy tính (Silicon Valley) ở San Francisco,


bang California. Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple
Computer, Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu
hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản


phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị
đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc
và chương trình nghe nhạc iTunes, nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada,
Nhật Bản và Anh
- Sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne
- Trụ sở: Cupertino, California, Mỹ
- Ban lãnh đạo: Steve Jobs (CEO, Chủ tịch và Đồng sáng lập), Tim Cook (Giám đốc
hoạt động kiêm CEO), Peter Oppenheimer (Giám đốc tài chính)…
- Lĩnh vực hoạt động: Phần cứng máy tính; phần mềm; thiết bị điện tử tiêu dùng.
- Các sản phẩm chủ chốt: Mac (Pro, Mini, iMac, MacBook, Air, Pro - Xserve)
iPhone, iPod (Shuffle, Nano, Classic, Touch) Apple TV, Cinema Display, AirPort,
Time Capsule Mac OS X (Server - iPhone OS), iLife, và iWork.
Từ một công ty không có mấy tên tuổi cách đây 28 năm, giờ đây Apple đã trở
thành một thương hiệu nổi tiếng được cả thấy giới công nghệ biết đến và vô cùng
ngưỡng mộ bởi chiến lược kinh doanh tài tình, sự phá cách trong thiết kế, và luôn
mang đến những sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng.
1.2 Ý nghĩa logo
“Cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác
nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những
người trẻ... Steve Jobs". Biểu trưng quả táo cắn dở của hãng Apple mang đến
nhiều liên tưởng. Đó là trái cấm? Đó là quả táo mà Chúa ngăn cấm Adam và Eva
ăn? Rốt cuộc thì Adam vẫn cắn, dù có bị đuổi khỏi vườn Địa đàng. Còn với nhà tỷ
phú Steve Jobs - ông cũng... "cắn", nhưng không bị... đuổi khỏi thị trường!
Thông điệp ngày xưa của Steve Jobs là “Take a bite” - cắn một miếng đi. Để tận
hưởng cái thú được nếm trái cấm, quả táo minh triết.

“Hãy cứ khao khát. Hãy cứ dại khờ” . (Stay hungry. Stay foolish), Jobs vẫn
nói. Bởi chỉ có mạo hiểm, mơ ước và sống đúng với đam mê của mình mới có thể
thật sự thành công và mãn nguyện.


Câu nói nổi tiếng nhất của Steve Job và cũng chính là văn hóa của tập
đoàn khổng lồ này
2. Nội Dung Tiểu Luận :
2.1. Tư duy chiến lược của Apple:
Trong gần 30 năm qua kể từ khi thành lập công ty cho tới nay, Apple đã trải qua
5 đời CEO, bắt đầu là Steve Jobs và kết thúc cũng là Steve Jobs kể từ khi ông quay
lại nắm quyền vào năm 1997.
Mỗi thời CEO đều có suy tính, tầm nhìn và mục tiêu khác nhau nhưng tựu
chung đều muốn đưa Apple trở thành một đế chế hùng mạnh trong ngành công nghệ.
Như đã nói, mỗi thời tầm nhìn của Apple lại khác nhau, tùy thuộc vào từng vị
CEO. Tuy nhiên, kể từ sự trở về của Steve Jobs, Apple luôn phát triển bền vững với
các mục tiêu rõ ràng, rành mạch, và nếu nghiên cứu sâu về Apple thì bạn hoàn toàn
có thể nắm bắt và dự báo trước được xu hướng này.
Trong ngày đầu tiên Steve Jobs quay trở lại Apple với cương vị CEO, ông từng
nói rằng hãng cần phải thay đổi cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng trọng
điểm, đồng thời phải chú trọng tới cả các thiết kế công nghiệp. Hai năm sau, Jobs đã
giới thiệu mẫu máy tính iMac nổi đình nổi đám, và thiết kế công nghiệp của chiếc
PC này vẫn được xem là chuẩn thiết kế các sản phẩm tương tự của Apple ngày nay.
Sự thay đổi về tầm nhìn của Apple còn được phản ánh qua các logo của hãng
này. Tính cho tới nay, Apple đã thay đổi logo đến … 3 lần và mỗi lần đều lấy cảm
hứng từ những sản phẩm thiết kế trọng tâm. Logo đầu tiên (75-76) của Apple mô
phỏng quá táo trong câu chuyện của Isaac Newton. Logo thứ hai là hình quả táo cắn
dở màu cầu vồng, được sử dụng từ năm (1976 – 1998). Và logo cuối cùng có thiết kế
bóng bảy hơn, được sử dụng từ năm 1998 tới nay..
2.2 Chiến lược maketing độc đáo :

Có rất nhiều ý kiến tán thành rằng Apple là một trong những hãng khá thành
công với các chiến lược marketing của mình. Điều đó hoàn toàn đúng.


Chiến lược mà Apple sử dụng khác hẳn với đối thủ cạnh tranh từ các khâu như
lập website, giới thiệu các sản phẩm iPhone mới, chăm sóc khách hàng cũng như là
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.2.1 Quan trọng là phải đẹp
Trong tất cả những dòng sản phẩm của Apple, ngay
cả đến các chi tiết, mọi thứ gần như hoàn hảo và
bắt mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những
mẫu quảng cáo trên truyền hình.
Apple đã dành cả một khoảng thời gian lớn để tạo sự nổi bật trước đối thủ
cạnh tranh. Và nếu là doanh nghiệp nhỏ, bạn cũng có thể làm được điều này.
Hãy lưu ý tới hình thức bên ngoài, cách bố trí sắp đặt cũng như mục đích sản
phẩm của công ty.
2.2 2.Mọi người thích những tấm hình lớn:
Hãy nhình nhanh vào website của Apple và bạn sẽ thấy rằng Apple hoàn toàn tin
vào một câu nói nổi tiếng "một bức tranh có giá trị cả ngàn lời nói". Với một khối
lượng thông tin và nội dung được đăng tải hằng ngày. Chắc chắn, bạn sẽ đồng ý với
điều đó.
Những tấm hình lớn sẽ tác động đến thị giác của người tiêu dùng và họ sẽ
muốn tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm cũng như về công ty.
2.2.3. Thông điệp đơn giản:
- Apple luôn luôn khắc ghi và thực hiện lời khuyên của các chuyên gia về
marketing đó là hãy giữ những thông điệp tiếp thị thật đơn giản. Thông điệp đơn
giản là phải dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chia sẻ. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là
thiếu đi ý nghĩa chiều sâu của thông điệp. Điều này sẽ khơi gợi mong muốn hiểu rõ
bản chất của thông điệp qua việc sử dụng sản phẩm của khách hàng.
2.2.4 Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú



Hãy nhìn vào các công ty con của Apple và bạn sẽ thấy khá nhiều điều thú vị.
Họ tiếp cận khách hàng một cách thân thiện.
Chiến lược của Apple không phải là nói cho bạn về những điểm yếu của họ là gì
(trong trường hợp bạn không tin vào sản phẩm), mà chiến lược của họ là chia sẻ với
khách hàng lời nhận xét của những người khác, những người đang sử dụng và nói về
sản phẩm của họ. Điều đó sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn.
Để áp dụng ý tưởng trên, các doanh nghiệp nên khuyến khích các khách hàng
tin tưởng vào sản phẩm của bạn. Cách tốt nhất để làm được điều này là thường
xuyên tiếp cận những mong muốn và nhu cầu của khách hàng rồi cung cấp cho họ
những sản phẩm tốt nhất.
2.2.5. Hãy để các phương tiện truyền thông lên tiếng
Thay vì những kiểu quảng cáo truyền thống mang tính tức thời trong các tháng,
trong tuần là đơn thuần thông báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp
cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương hiệu của mình chẳng hạn như
các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản phẩm mới chứ
không chỉ chỉ gói gọn trong một thông cáo báo chí.
Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sản phẩm của Apple. Các
phương tiện truyền thông đại chúng thực sự có một sức mạnh rất lớn, đặc biệt là đối
với các doanh nghiệp nhỏ. Ví dụ như Apple, bạn có thể làm điều này bằng cách hãy
cung cấp cho họ một số thông tin mới và độc nhất để họ nói về bạn.
2.2.6 Tạo sự trải nghiệm duy nhất cho khách hàng
Mọi tương tác của khách hàng đều được Apple lên kế hoạch cẩn thận.
Những phút bạn ghé thăm website của họ cũng giống như là bạn bước vào một
trang web hoàn toàn khác. Nếu bạn thăm một trong những cửa hàng của họ,
bạn sẽ cảm thấy như mình đang ở trong một bữa tiệc vui vẻ và thoải mái. Và
cuối cùng, khi bạn mua sản phẩm, thậm chí là đóng gói thì bạn đã là một thành
viên của câu lạc bộ Apple.



Tính duy nhất trong trải nghiệm khách hàng là một trong những thành
công của chiến dịch marketing của hãng. Một khi bạn trở thành thành viên của
câu lạc bộ thì chắc chắn bạn sẽ quay lại và mua sản phẩm một lần nữa.
2.2.7 Lắng nghe
Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần hết sức lưu tâm đó là hãy tạo ra
những trải nghiệm chưa từng có cho khách hàng, từ đó hãy để những khách
hàng trung thành cũng như các phương tiện truyền thông giúp bạn bán hàng.
Đó chính là cách mà Apple đã làm. Họ để các khách hàng sử dụng sản phẩm
của mình sau đó mời họ phát biểu cảm tưởng của mình. Căn cứ vào đó họ sẽ
tạo ra những sản phẩm tốt có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của khách
hàng và thu được những phản hồi rất tốt từ người sử dụng.
Bạn có biết rằng, các hãng như Nokia hay Sony Ericson đều có những sản
phẩm điện thoại di động với những chức năng hiện đại như nghe nhạc hay kết
nối Internet nhưng sản phẩm tương tự của Apple cho đến nay vẫn là sản phẩm
được ưa chuộng nhất?
2.2.8 Một CEO có uy tín
Nếu lãnh đạo công ty giỏi và có uy tín, chắc chắn mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp. Ít
nhất, nhiều khách hàng sẽ nhìn vào đó, Apple đã chiếm được trái tim của họ.
Steve Jobs, CEO của tập đoàn Apple luôn đưa ra những sản phẩm mới trước các
khách hàng và cũng luôn thể hiện là một người rất quan tâm đến mọi hoạt động của
công ty. Điều đó cũng thể hiện rằng CEO là một người có tài, nhiệt tình và thân
thiện. Kể từ khi Steve lên nắm quyền điều hành, mọi công việc đều diễn ra rất tốt và
chính đó đã thể hiện được cá tính của ông.
2.2.9 Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước


Cách đây khoảng 5 năm, sau khi chiếm lĩnh thị trường MP3. Apple có thể đã tự
tin với những thành công của mình. Thế nhưng đó không phải là những gì mà hãng
này đã làm. Họ tiếp tục sáng tạo, nghiên cứu và tiếp thị nhiều sản phẩm mới bởi

Apple không muốn đứng sau những cái tên như SanDisk, Microsoft, Creative,

Samsung, hay bất cứ một thương hiệu nào khác.
Một trong những cách tốt nhất để bạn có thể đạt được những nỗ lực marketing
của mình là luôn đi đầu trong các dòng sản phẩm bằng cách chiếm lĩnh thị trường
lớn. Và không còn sự lựa chọn nào khác đó là bạn phải thật sự nổi bật. Nhận thấy
điều này, Apple đã một lần nữa, chinh phục được thế giới tiêu dùng bằng iPhone.
Bạn có biết LG, Samsung, HTC, và Nokia, tất cả đều có những tiện ích tương tự
như iPhone? Và 3G hiện nay cũng còn có các chức năng hơn hẳn iPhone.
Trong kinh doanh, có rất nhiều thách thức và phải cạnh tranh với các đối thủ lớn.
Tạo lập uy tín và luôn đi trước một bước là một chiến lược giúp các công ty trụ vững
trên thương trường. Để tạo được uy tín với khách hàng đòi hỏi một quá trình lâu dài,
và không phải dễ dàng. Nhưng đây là điều thật sự quan trọng và có ý nghĩa to lớn
đối với sự thành công của một công ty.
2.2.10 Và cuối cùng là...Một cái tên dễ nhớ
Hãy nhìn tên các sản phẩm của Apple: iPod, iPhone, iMac v.v… Không phải cái
tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ phải không? Và hãy thử so
sánh những cái tên này với tên của các bộ phận máy móc. Đây cũng là một điểm mà
chúng ta nên học tập từ Apple. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ có
gặp khó khăn nào trong việc ghi nhớ hoặc truy cập địa chỉ website cũng như diễn


đàn chung của doanh nghiệp mình không? Để từ đó có những bước đi vững chắc và
xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp.
2.3. “Think Differnce” : 1 chiến dịch quảng bá điên rồ?
Steve nói rằng “Einstein đã sử dụng máy tính thì thật vô lý. Tại sao ông ta lại
cần đến nó? Chúng tôi chỉ muốn nói rằng ông ta đã nhìn thế giới này một cách
khác biệt...”. Chiến dịch “Think different” giúp Apple thoát khỏi nguy cơ phá sản
và là bài học kinh điển cho ngành quảng cáo
Để có thể biết được chiến dịch quảng cáo này là điên rồ hay sáng tạo, chúng

ta hãy tìm hiểu chiến dịch này và những gì nó
mang lại.
2.3.1 Ý tưởng:
Jobs mời người bạn cũ, Lee Clow. Tổng
giám đốc Công ty Quảng cáo Chiat/Day cùng
hợp tác. Theo Clow, điều đó nghĩa là quay lại
với cái gốc của Apple.“Chúng tôi nghĩ rằng
Apple không phải là máy tính xuất hiện trên
mỗi bàn làm việc mà lá máy tính được những
con người sáng tạo như: nhà thiết kế, nhà làm
phim và các công ty quảng cáo yêu thích”. Trên
thực tế, Apple muốn khôi phục hình ảnh là
một công ty sáng tạo, độc đáo nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hơn thế,
bất kỳ ai sử dụng máy tính của Apple chính là những người tin tưởng vào sự
khác biệt. Họ tin rằng thế giới luôn thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Và chính
họ, chứ không ai khác, tạo ra sự thay đổi ấy. Trên nền tảng đó, chiến dịch
quảng cáo mang tên “Think different” nghĩa là tạo ra xu hướng mới, khác biệt
không trùng lắp với bất kỳ tiền lệ nào. “Think different” hướng đến sự tôn
trọng tính đột phá trong tư duy, dù cho đó là những tư duy trái ngược truyền
thống.


2.3.2. Triển khai chiến dịch:
Nhưng việc thể hiện ý tưởng không phải là vấn đề đơn giản. Nhóm của
Clow mất khá nhiều thời gian.Cuối cùng, họ quyết định chọn những nhân vật
được cho là điên rồ nhất, những người mà cách suy nghĩ khác biết của họ đã
góp phần thay đổi thế giới theo một chiều hướng nhất định.Đó là Albert
Einstein, người tạo ra cuộc cách mạng trong ngành vật lý. Là Mahatma
Gandhi, người đã đấu tranh giành quyền độc lập cho Ấn Độ…Apple tôn vinh
họ như những nhân vật xuất chúng. Họ được khắc họa như một anh hùng,

người đã giúp nhân loại tiến về phía trước.Ngoài Einstein và Gandhi, trong
danh sách những người được Apple chọn còn có các nhân vật tên tuổi ở nhiều
lĩnh vực khác nhau: Picasso, Bob Dylan, Ted Turner, John Lennon & Yoko Ono,
Edison, Muhammad Ali, Alfred Hitchcock, Miles Davis, Martin Luther King
Jr., Amelia Earhart, Jim Henson, Rosa Parks, Frank Jloyd Wright và Jerry
Seinfeld…Khởi đầu chiến dịch là chương trình TVC Những kẻ điên rồ được
đạo diễn bởi Jennifer Golub. Chương trình dài một phút được làm từ những
thước phim trắng đen về các nhân vật nổi tiếng trên. TVC kết thúc bằng hình
ảnh một bé gái mở to mắt, như thể thấy được khả năng đang hiện ra trước
mắt.Tiếp đó, Jobs và Clow tung ra những mẫu quảng cáo trên nhiều tờ báo lớn
như Newsweek, Time. Các mẫu quảng cáo tập trung khắc họa chân dung nhân
vật cùng với logo nhỏ của Apple và slogan “Think different”. Tuyệt đối không hề
đề cập gì về sản phẩm của công ty. Cách thức này cũng được áp dụng cho
billboard và poster.
2.3.3. Thành công từ sự điên rồ:
Chiến dịch của Apple lúc đó được cho là khá mạo hiểm. Khả năng thành
công của việc chọn hình ảnh những nhân vật nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, thậm chí đối chọi nhau như chính trị, khoa học, nghệ sĩ… để gắn với
nhãn hiệu công ty là không cao, nếu không nói là dễ dẫn đến thất bại. Thậm
chí, tại thời điểm mà Apple tiến hành chiến dịch, chưa có công ty nào thực hiện
quảng cáo theo cách đó. Nhiều công ty lúc bấy giờ đã đưa ra giải pháp chọn


một ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc đang được công chúng mến mộ để đại
diện cho hình ảnh của mình. Cách thức này được xem là an toàn và thực tế
hơn. Có nhiếu ý kiến phản bác cho rằng việc gắn nhà khoa học, nhà chính trị
hay nghệ sĩ… với hình ảnh của một công ty máy tính là quá kệch cỡm và khiên
cưỡng.Tuy nhiên, Allen Olivo, Giám đốc Truyền thông Marketing cao cấp của
Apple, lập luận rằng: “Chúng tôi không gắn những người ấy vào bất kỳ sản
phẩm nào. Apple ca tụng họ chứ không phải sử dụng họ. Nói rằng Einstein đã sử

dụng máy tính thì thật vô lý. Tại sao ông ta lại cần đến nó? Chúng tôi chỉ muốn
nói rằng ông ta đã nhìn thế giới này một cách khác biệt”. Thực tế đã đúng như
dự đoán, Apple thành công rực rỡ. Các quảng cáo của chiến dịch nhận được rất
nhiều giải thưởng. Phim quảng cáo được đề cử giải Emmy. Đây là giải thưởng
danh giá trong ngành quảng cáo, được trao cho những chương trình truyền
hình biết tận dụng lợi thế của Internet hay những chương trình phát qua
Internet gây tiếng vang lớn. Chiến dịch quảng cáo nổi tiếng đến nỗi nhiều người
đã bắt chước Apple. Kênh truyền hình ABC và CBS đã làm các phim quảng cáo
theo kiểu Apple. Thành công của chiến dịch đã góp phần rất lớn trong việc củng
cố thương hiệu Apple. Đồng thời, nó còn giúp tình hình kinh doanh của Apple
khôi phục ngay sau đó. Theo Fortune, năm 1998, công ty bắt đầu có lãi. Sản
phẩm iMac đầu tiên trở thành mặt hàng bán chạy nhất của dòng Macintosh.
Apple băng băng tiến về phía trước. Quý I/2008, giá thị trường của Apple đạt
108 tỷ đô-la Mỹ, hơn cả Công ty Dược phẩm Merck, Tập đoàn Thức ăn nhanh
McDonald’s và Tập đoàn Tài chính Goldman Sachs. Apple cò trở thành công ty
đứng đầu top 20 công ty được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ và thế giới.
 Và toàn bộ thông điệp của chiến dịch quảng cáo trên chi gói gọn trong những
câu sau:
Here's to the crazy ones. The misfits. The rebels. The troublemakers. The round
pegs in the square holes. The ones who see things differently.
They're not fond of rules. And they have no respect for the status quo. You can
quote them, disagree with them, glorify or vilify them.


But the only thing you can't do is ignore them. Because they change things. They
push the human race forward.
nd while some see them as the crazy ones, we see genius.
Because the people who are crazy enough to think they can change the world, are
the ones who do.


Họ điên khùng. Không phù hợp. Nổi loạn. Chuyên gây rắc rối. Họ giống như nồi
tròn vung méo. Họ nhìn mọi thứ khác với lẽ thông thường.
Họ không ưa các nguyên tắc. Họ làm đảo lộn hiện trạng. Bạn có thể bất đồng với
họ, vinh danh hay đả kich họ.
Nhưng bạn không thể không chú ý tới họ. Bởi họ thay đổi thế giới và đưa nhân
loại tiến lên phía trước.
Và trong khi họ bị coi là những kẻ điên khùng, chúng tôi lại thấy ở đó phẩm chất
của những thiên tài. Bởi những người đủ điên để nghĩ bản thân có thể thay đổi thế
giới sẽ chính là những người thực sự làm được điều đó.
Và khi Iphone ra đời
2.4. Bí quyết thành công trong chiến dịch lăng xê iPhone của Apple
Trở về nhà sau một trận chơi gôn tuyệt diệu, cháu tôi có vẻ rất sốt ruột, thậm chí còn
không thèm nhìn qua tấm thiệp mời dự bữa tối. Cậu ta còn đang là một học sinh
trung học, bởi vậy tôi cho rằng cháu đang có cuộc hẹn gấp với bạn bè. Nhưng tôi chỉ
đúng có một phần thôi. Cậu ta hẹn với bạn bè ra ngoài
xếp hàng mua iphone!


Chính giám đốc điều hành của Apple, Steve Jobs là người tạo ra cơn sốt thu
hút sự chú ý của tất cả những fan hâm mộ các công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên,
chiến dịch quảng cáo thành công ngoài sức tưởng tượng này bắt nguồn từ một sự
giới thiệu hoành tráng về iPhone diễn ra tại hội chợ thường niên Macworld hồi
tháng một năm nay.
* Xây dựng kịch tính
Một nhà văn nổi tiếng không bao giờ thể hiện toàn bộ cốt truyện hay ho và hồi
kết ngay tại trang đầu tiên của cuốn sách. Ông giám đốc điều hành của hãng Apple
cũng vậy. Jobs bắt đầu bài diễn thuyết của mình bắng việc nhìn lại cuộc cách mạng
về sản phẩm mà hãng Apple đã thực hiện.
Theo ông Jobs, “ Cuộc cách mạng về sản phẩm có ảnh hưởng to lớn và đang làm
thay đổi mọi chuyện. Apple may mắn được giới thiệu một số thứ đặc biệt trong cuộc

cách mạng này”. Jobs tiếp tục bằng cách miêu tả việc trình làng Macintosh vào năm
1984 như là một sự kiện “làm thay đổi toàn bộ thế giới tin học”. Cũng như vậy, với
chiếc iPod đầu tiên được giới thiệu vào năm 2001, là sản phẩm mà theo lời ông ông
Steve Jobs: “Làm thay đổi toàn bộ nền công nghiệp âm nhạc”.
Sau khi vẽ nên bức nền hoàn hảo, Jobs tiếp tục tô điểm thêm cho thiết bị mới
bằng cách trêu chọc thính giả: “Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu ba sản phẩm mang
tính cách mạng. Sản phẩm đầu tiên là chiếc iPod màn hình rộng điều khiển bằng
cảm ứng. Thứ hai là một chiếc mobile phone tiên tiến nhất. Và thứ ba là một thiết bị
liên lạc liên thông với internet”.
Jobs tiếp tục xây dựng kịch tính. Ông ta nhắc tên ba sản phẩm đó vài lần và nói:
“Bạn có biết không? Đây không phải là ba thiết bị riêng lẻ. Ba tính năng này
được kết hợp trên một sản phẩm mà thôi… Hôm nay Apple sẽ giới thiệu với các
bạn phát minh mới về điện thoại này!”, ngay lập tức đám đông trở nên cuồng nhiệt.
Jobs tiến hành bài diễn thuyết của ông giống như đang điều khiển một dàn nhạc
giao hưởng, với cả bè cao, bè thấp, có mào đầu và các đoạn cao trào. Nó làm cho


người nghe cực kỳ phấn khích. Và bài học chúng ta có được là gì? Hãy tạo nên sự
bất ngờ trong các bài giới thiệu mà bạn sẽ thực hiện
* Chú trọng đến hiệu quả hình ảnh của bài diễn thuyết
Jobs còn làm cho các phần của của bài diễn thuyết rất giàu hình ảnh. Hình ảnh là
tất cả những gì ông cần. Các hình ảnh luôn được ghi nhớ lâu, và quan trọng hơn nó
có thể trợ giúp đắc lực cho diễn giả. Có thể nói ông đã diễn thuyết bằng hình ảnh với
1 màn hình khổng lồ ngay chính giữa hội chợ Macworld
* Hãy thành thực và thể hiện nhiệt tình
Người ta cho rằng các diễn giả hay lo lắng về việc sản phẩm họ sẽ giới thiệu bị
thổi phồng quá mức, vì vậy họ thường sa vào trạng thái đối lập và làm cho bài diễn
thuyết trở nên nhàm chán. Nếu bạn đầy cảm hứng với sản phẩm, dịch vụ hay công ty
mình, hãy để người nghe thấy điều đó. Hãy tự cho phép mình được thả lỏng, hài
hước và thể hiện lòng nhiệt tình!

Nếu bạn tin rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ thay đổi cả thế giới, vậy thì
hãy nói như thế đi. Hãy trình bày thật hài hước, dí dỏm và thông minh. Trong chiến
dịch quảng cáo iPhone, Jobs sử dụng rất nhiều tính từ để miêu tả sản phẩm mới, bao
gồm những từ như: “Xuất sắc,” “cách mạng” và “mát mẻ”. Ông đùa cợt rằng tính
năng màn hình cảm ứng của chiếc điện thoại mới “hoạt động một cách kỳ diệu… và
chắc hẳn các chàng trai sẽ phải học tập điều này”.
2.5. Thừa thắng xông lên:
Các sản phẩm của Apple đều mang tính trách nhiệm cao. Apple nhận thức được
việc này và ứng dụng vào khuyến thị, truyền thông.
Các sản phẩm mới thường được giới thiệu tại hội chợ thương mại Mac World
Expo, nơi thu hút được nhiều sự quan tâm, khách hàng không những biết được
những sản phẩm mới nhất từ Apple mà còn từ các nhà sản xuất phần cứng và phần
mềm khác.


Áp lực được đặt lên công tác PR truyền thông sản phẩm. Thế giới sản phẩm của
Apple luôn được nhận thức là của chính nó và nhận thức này vẫn còn ăn sâu trong
công chúng. Mục đích của PR là để phá vỡ rào cản này.
Các chiến dịch quảng bá nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu và giới thiệu sản
phẩm mới hay chiến dịch bán hàng. Vì Apple luôn xét đến sự quan trọng của người
sử dụng là giới chuyên gia, đặc biệt là những người làm việc trong các lĩnh vực sáng
tạo, nên công ty luôn tiếp xúc với họ tại các hội nghị, tại đó nó giới thiệu các thiết bị
với dây chuyền xử lí toàn bộ cho video, nhiếp ảnh hay audio.
Một yếu tố quan trọng trong hoạt động khuyến thị là bán hàng. Các đại lí Apple
Premium Reseller giới thiệu danh mục sản phẩm Apple và giúp cho khách hàng tiềm
năng cho phép họ thật sự biết về đặc điểm hay lợi ích từ chúng. Do đó, vẻ bề ngoài
và thiết bị tại các đại lí bán lẻ là rất quan trọng.
2.6. Apple – Microsoft: Cuộc chiến hơn 25 năm
25 năm về trước, Apple đã từng giáng một đón
choáng vàng vào đối thủ truyền kỳ của mình là

I.B.M, hãng máy tính chạy trên phần mềm của
Microsoft. Suốt mùa giải bóng bầu dục nhà nghề
năm 1984 của Mỹ, Apple đã cho chạy một TVC
mô tả những máy tính của I.B.M như những
nhạc cụ nhạc nhẽo chỉ biết làm theo hiệu lệnh
của nhạc trưởng. Cho dù chỉ phát một lần trên
TV nhưng đến nay người ta vẫn còn nhắc đến sự kiện trên.
Và cho đến ngày hôm nay, Apple tiếp tục đánh thêm môt quả lớn bằng việc bêu
rếu những máy chạy trên phần mềm của Microsoft. Cũng như lần trước, Apple vẫn
thắng thế, trong khi Microsoft đang trên đà xuống dốc với những sản phẩm gây thất
vọng và những mẫu quảng cáo không có khả năng kích động dư luận.


Mẫu quảng cáo của Apple quảng bá cho những tiện ích trên iPhone và iPod, với
cảnh chàng máy tính lỗi thời - do John Hodgman đóng- đang bị đánh bại bởi anh
chàng Mac thời thượng – do Justin Long thủ diễn.
Và cũng dễ hiểu khi nhà điều hành cấp cao của Apple, ông Steve P. Job, và
agency lâu năm của họ là TBWA/Chiat/Day, phải chấp nhận rằng: Cuộc chiến không
thể tránh khỏi của Microsoft và Apple ngày càng khốc liệt hơn theo thời gian.
Một trong những mẫu quảng cáo nghiên cứu có “Bean Counter” của Apple, họ
chế giễu việc Microsoft chỉ biết tiêu tốn tiền của cho quảng cáo, thay vì họ phải
chỉnh sữa những lỗi kỹ thuật trên sản phẩm của mình.
Nắm được tình hình đó, apple liền tung ra “Off the Air”, một mẩu quảng cáo
tuyên bố việc những cửa hàng Apple sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc chuyện hệ điều
hành Windows sang hệ điều Apple’s Mac nổi tiếng đã mang lại những giá trị thương
hiệu vuột trội cho Apple, họ cho rằng, vì vậy mà người sử dụng Mac tìm đến với
Apple bằng lòng trung thành và cảm nhận về những cái như “cải tiến vượt trội, thiết
kế tinh tế và các giá trị cộng thêm”. Mẫu quảng cáo trên giúp cho khách hàng cảm
nhận được những tính năng vượt trội của Mac như: vận hành không gặp sự cố, dịch
vụ và hỗ trợ tốt.

Về khía cạnh định vị, Apple, khiến mọi người chấp nhận rằng họ là một hiện
tượng của thời thượng, của tinh thần sáng tạo không ngừng như hình ảnh Justin
Long trong vai anh chàng Mac. Và mẫu quảng cáo này như khơi dậy một lịch sử 25
năm về trước: họ vẫn hiên ngang tạo nên một sự đối lập đầy lối cuốn và thách thức
trước những đối thủ hùng mạnh và đầy quyền lực.
2.7. Thành Công Tiếp Nối:
iPod-apple-brand đến năm 2007, Apple lại tiếp tục gây tiếng vang lớn khi lần đầu
tiên nhảy vào lĩnh vực điện thoại di động mà đã thành công với mẫu iPhone “bom
tấn”. Một lần nữa kịch bản thành công của Apple lại lặp lại, và chiếc iPhone cũng
chỉ là một thiết bị khác để nâng cao trải nghiệm Mac trong hệ thống sinh thái số của
Apple. Nếu Mac là trung tâm thì iPhone (cũng như iPod) là các vệ tinh lịch lãm


được thiết kế tương tác đồng bộ với hệ thống Mac, và giúp lôi kéo người dùng đến
với thế giới Apple. iPhone đã được tán dương nhiệt liệt và người tiêu dùng phải xếp
hàng để có thể sở hữu nó.
MacBook Air cũng là một câu chuyện thành công khác của Apple. Chiếc laptop
siêu mỏng siêu nhẹ này đang được coi là chuẩn thiết kế cho các hãng sản xuất laptop
noi theo. MacBook Air được coi là nguồn cội của cảm hứng thiết kế lấy yếu tố “siêu
di động” làm trọng tâm.
Điểm đáng chú ý tiếp theo chính là nỗ lực nâng cao trải nghiệm sử dụng máy
Mac của người dùng. Để làm được điều này, Apple đã tạo ra nhiều dịch vụ chạy trên
nhiều nền tảng điện toán khác nhau. Ở trung tâm của nền tảng này là iTunes, giúp
cung cấp nội dung số cho iPhone và iPod. Với iTunes. Trong số đó quan trọng nhất
có lẽ là MobileMe, một dạng dịch vụ “đám mây” có khả năng sao lưu và chia sẻ nội
dung trên cùng nền tảng. Apple muốn trở thành nhà cung cấp chính các dịch vụ để
các thành viên và gia đình truy cập vào nội dung số của họ trên máy Mac, PC hoặc
từ “đám mây”.
Cửa hàng iTunes luôn song hành với máy. Nó có mặt ở 22 quốc gia (trừ khu vực
Trung Âu), đại diện cho dịch vụ mua bán âm nhạc lớn nhất, thành công nhất trên

toàn cầu. Danh mục của nó bao gồm 6 triệu bài và gần đây doanh số đã vượt qua 3
triệu. Năm 2006, iTunes cũng bổ sung việc bán các chương trình TV và phim.
Là hãng đầu tiên tung ra dạng cửa hàng ứng dụng trực tuyến – App Store nên
Apple đã thu được rất nhiều kinh nghiệm, và quan trọng hơn là hãng này đã kinh
doanh rất thành công.. Năm 2008, Apple thu được 203 triệu USD từ App Store; và
chỉ riêng 30 ngày đầu tiên ra mắt 30 triệu USD đã đổ vào kho dịch vụ này. tới cuối
2010, Apple đã thu được hơn 1 tỷ USD hoặc hơn từ tiền bán phần mềm trên kho ứng
dụng trực tuyến App Store
Với thành công như thế, thì thật không ngoa khi nhiều người trên thế giới nói
rằng APPLE là đế chế không thể phá vỡ trong ngành công nghệ thông tin.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
- Tổng hợp từ Apple/Wikipedia/Lantamrand)
-
- />-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×