Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MÔ TẢ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MTV ANH DŨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.59 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

MÔ TẢ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV ANH DŨNG

Họ và tên sinh viên: Trần Phương Phương

Huế, tháng 9 năm 2018

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

MÔ TẢ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV ANH DŨNG

Sinh viên thực hiện:

Trần Phương Phương

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS Trịnh Văn Sơn


Lớp: K49A Kiểm toán

Huế, tháng 9 năm 2018

2


LỜI CẢM ƠN
Quãng thời gian học đại học là một khoảng thời gian quý báu và vô cùng đáng nhớ
đối với mỗi sinh viên, ngoài việc học tập được kiến thức chuyên môn, rèn luyện những
phẩm chất đạo đức, mỗi sinh viên còn được trau dồi thêm các kỹ năng, kinh nghiệm
thực tiễn về chuyên ngành đang theo học. Thực tập nghề nghiệp là một bước tiến quan
trọng trong giai đoạn cuối của chặng đường đại học mà mỗi sinh viên sẽ trải qua
trước khi bước vào kỳ thực tập cuối khóa.
Hiểu được tầm ảnh hưởng của giai đoạn này, Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa
Kế toán – Kiểm toán đã tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tiễn nghề
nghiệp về các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán nhằm giúp sinh viên được trau dồi
thêm kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm thực tế, đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra
và hỗ trợ cho công việc sau này.
Để thực hiện tốt báo cáo thực tập nghề nghiệp, Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến Thầy PGS.TS Trịnh Văn Sơn. Thầy là người trực tiếp hướng dẫn, đưa ra
những lời khuyên bổ ích để em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Về phía đơn vị thực tậpem xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV
ANH DŨNG đã tạo điều kiện cho em tham gia thực tập tại công ty, đặc biệt là các
anh chị cán bộ nhân viên trong phòng kế toán tài chính đã nhiệt tình , tạo mọi điều
kiện, thuận lợi, quan tâm em trong suốt thời gian em thực tập tại đơn vị, đặc biệt là
chị Hồ Thị Kiều Nhi người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên
hữu ích, chia sẻ những kinh nghiệm làm việc quý báu để em có hoàn thành tốt đợt
thực tập nghề nghiệp này.
Tuy nhiên, vì thời gian thực tế có hạn cùng với đó là kiến thức và kinh nghiệm

thực tiễn còn hạn chế nên trong bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý
Thầy, Cô có thể đóng góp ý kiến nhằm bổ sung các vấn đề còn thiếu sót và chưa đúng
với kiến thức chuyên môn để em có thể sửa chữa, hoàn thành các yêu cầu, mục tiêu đã
đề ra, phục vụ tốt việc học tập và công việc sau này.
Em xin chân thành cám ơn!

MỤC LỤC
3


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

4


Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN ANH DŨNG
1.1 Lịch sử hình thành công ty
1.1.1 Các thông tin cơ bản của công ty
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH MTV ANH DŨNG
Tên giao dịch: ANH DUNG CO.,LTD
Trụ sở: số 67 Phạm Văn Đồng, Phường Vỹ Dạ, TP.Huế- Tỉnh Thừa Thiên Huế
Điên thoại: 02343898141
Mã số thuế: 3300887959
Email:
Người đại diên: Lê Công Dũng. Chức vụ : Giám Đốc
Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 30/03/2009
Ngày bắt đầu hoạt động:02/04/2009
Vốnđiều lệ : 5.000.000.000 VNĐ
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

-

Công ty TNHH MTV Anh Dũng tọa lạc tại số 67 Phạm Văn Đồng TP.Huế

bắt đầu hoạt động từ năm 2009, trải qua gần 10 hoạt động trên thị trường công ty đã
không ngừng mở rộng và phát triển. Công ty được nhiều khách hàng biết đến về chất
lượng sản phẩm, phong cách phục vụ, giá cả hợp lí. Là một công ty có bề dày kinh
nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn, dịch vụ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, sơn nước,
trần thạch cao. Ngoài ra, công ty còn chuyên sản xuất và phân phối các loại tôn tại thị
trường Huế và các Tỉnh lân cận.
- Công ty luôn mong muốn tạo được cho khách hàng một không gian trong
ngôi nhà thật thoải mái và tiện nghi, hướng tới sự thành công và vững chắc trong
tương lai. Với đội ngũ nhân viên có kĩ thuật cao, đầy kinh nghiệm và tâm huyết Công
ty TNHH Anh Dũng luôn sẵn sàng chia sẻ và đồng hành của khách hàng.

5


-

Công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển ngoài cơ sở chính Công ty

còn có các cơ sở ở các địa điểm khác như:
 Số 69 Phạm Văn Đồng, Phường Vỹ Dạ, TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
 Số 09 Tản Đà –Hương Sơ – TP.Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
 La Sơn, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất, mua bán:Tôn - Xà Gỗ - Sắt Hộp Lưới - Kẻm Gai, Đại lý Trần Thạch Cao, Bếp Điện Từ - Lò Vi Sóng - Máy Hút, Ống
Nhựa - Ống Nhiệt – Gạch Men – Xie – Bồn Nước INOX,.....
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

1.3.1 Chức năng:
Công ty TNHH MTV Anh Dũng là tổ chức hoạt động kinh doanh nên có chức
năng tìm đối tác và khách hàng để tiêu thụ hàng hóa.
Điều hành và tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả
cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó có kế hoạch đào tạo
và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên trong công ty.
1.3.2 Nhiệm vụ
-

Tổ chức, thi hành, củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế doanh

nghiệp theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
- Tổ chức cải tiến quản lý và xây dựng phương án tiêu thụ vật tư hàng hóa
phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dung.
- Chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động, chế độ tiền lương, tiền
thưởng và các chính sách của người lao động.
- Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo chế độ, chính sách đảm bảo hiệu quả
kinh tế, đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghiêm úc, đầy đủ các
chủ trương và chính sách của nhà nước.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp các
khoản thuế, các khoản lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác.
1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

Giám đốc
6


Phó Giám đốc

Phòng Kế toán – Tài chính


Phòng Kinh doanh

Bộ

Bộ

Bộ

Bộ phận

phận

phận

phận

vận

kế toán

kho quỹ

bán

chuyển

hàng

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty

Chú thích:

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
-

Giám Đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp

luật về kết quả kinh doanh của công ty. Giám đốc là người có quyền hành cao nhất
trong công ty, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phó Giám Đốc: Là người trợ giúp giám đốc trong công tác quản lý hoạt
động kinh doanh tại đơn vị và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc.
- Phòng kế toán – tài chính: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về
tài chính , thu thập và cung cấp đầy đủ các thông tin tài chính và kinh tế cần thiết.
Chấp hành nghiêm túc các chế độ , chính sách của nhà nước về quản lý kinh tế, tài
chính.
-

Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ điều hành khâu mua bán vật tư, hàng hóa

trong công ty , tham mưu cho Giám Đốc chế độ giá cả và tình hình biến động thì
trường.

7


Công ty có cơ cấu tổ chức nhỏ gọn , đơn giản, phù hợp với cơ cấu tổ chức của
một công ty Trách nhiệm Hữu Hạn.

1.5 Tình hình kinh doanh của công ty
Công ty TNHH MTV Anh Dũng hiện nay có khoản 100 công , nhân viên.
Trong đó: tại cơ sở chính :Nhân viên kế toán vàkinh doanh : 10 người, nhân viên bốc
xếp vận chuyển25 người, nhân viên gia công chế biến 12 người, nhân viên bảo vệ và
quản lí kho 5 người.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu chủ yêu về hoạt động kinh doanh tại Công ty
So sánh
Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Tổng tài sản

26.334.414.635

Hàng tồn kho

+/_

%

39.955.168.417

13.620.753.78
2

52


14.192.478.089

18.056.323.08

3.863.844.991

27

Khoản phải thu
khách hàng

4.529.274.883

9.942.909.201

5.413.634.318

120

Doanh thu bán
hàng hóa và cung
cấp dịch vụ

36.422.903.994

38.765.808.666

2.342.904.672

6


Giá vốn hàng bán

33.890.410.521

36.269.814.174

2.379.403.653

7

Lợi nhuận trước
thuế TNDN

170.978.911

189.165.937

18.187.026

11

Lợi nhuận sau thuế
TNDN

131.146.632

151.332.750

20.186.118


15

PHẦN II. GIỚI THIỆU BỘ PHẬN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH MTV ANH DŨNG
8


2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
- Phòng kế toán của công ty gồm 1 kế toán trưởng( kiêm kế toán tổng hợp), 1 kế toán
bán hàng, 1 kế toán công nợ, 1 kế toán kho, 1 thủ quỹ.

Kế Toán Trưởng

Bộ phận kế toán

Bộ phận kho quỹ

Kế

Kế

Kế

Kế

Thủ

Thủ


toán

toán

toán

toán

quỹ

kho

vốn

bán

công

kho

bằng

hàng

nợ

tiền

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MTV ANH DŨNG
Chú thích:


: Quan hệ chức năng
: Quan hệ phối hợp

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán:
-

Kế toán trưởng : là người đứng đầu phòng kế toán, phụ trách điều hành

toàn bộ phòng kế toán, là ngưởi tham mưu cho giám đốc trong việc quản lí và ra các
quyết định kinh tế, tài chính. Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp trong công ty có
trách nhiệm tổ chức, giám sát,chỉ đạo, hướng dẫn các nhân viên kế toán khác trong
phòng kế toán.
9


-

Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ lập các chứng từ kế toán vốn bằng

tiền như phiếu thu, phiếu chi, séc bằng tiền mặt,séc bảo chi, séc chuyển khoản,ghi sổ
kế toán chi tiết tiền mặt, sổ kế toán chi tiết tiền gửi ngân hang để đối chiếu với sổ tổng
hợp… kịp thời phát hiện các khoản chi sai nguyên tắc, lập báo cáo thu tiền mặt.
- Kế toán bán hàng: Cập nhật các thông tin , nghiệp vụ kinh tế liên quan đến
mua bán hàng hóa, cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình hàng hóa của đơn vị
cho các đối tượng có liên quan. Quản lí, theo dõi các nhân viên bộ phận bán hàng.
- Kế toán công nợ: Thực hiện ghi chép, theo dõi tình hình công nợ, hạch toán
theo từng chủ nợ, từng hợp đồng. Có kế hoạch thanh toán theo thời hạn các khoản nợ.
Quản lý các khoản phải thu, phải trả của công ty .
- Kế toán kho: Theo dõi hàng hóa trong kho, theo dõi nhập – xuất – tồn kho

theo đúng số lượng , chủng loại . Tiến hành kiểm tra đối chiếu sổ sách chi tiết và tổng
hợp kho với thủ kho định kỳ, hoặc khi cần thiết.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi. Quản
lí, cất trữ tiền mặt một cách hợp lí và khoa học. Quản lí , theo dõi tiền gửi ngân hàng
của đơn vị tại các ngân hàng thương mại.
- Thủ kho: Chịu trách nhiệm quản lý hàng tồn kho, kiểm tra kiểm nhận trước
khi tiến hành nhập, xuất kho, sắp xếp hàng hóa trong kho theo trình tự nhất định.
2.3 Chế độ và chính sách kế toán tại công ty:
-

Công ty tuân thủ theo các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
Công ty áp dụng chế độ kế toán: Thông tư 133/2016/TT-BTC
Hình thức kế toán: Hình thức trên máy tính
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12
Đơn vị tiền tệ áp dụng: VNĐ
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá xuất kho: Nhập trước, xuất trước
Phương pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng

2.4 Hình thức kế toán áp dụng
2.4.1 Trình tự kế toán máy
Công ty TNHH MTV Anh Dũng có quy mô kinh doanh thuộc về các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/ 2016 TTBTC.

10


Hình thức kế toán áp dụng là trên máy tính, cụ thể công ty đang áp dụng phần
mềm kế toán MISA.Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán sẽ kiểm tra tính đúng
đắng , hợp lí của chứng từ và tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ

tự động cập nhật vào các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản có liên quan . Giúp hỗ trợ tốt
công việc của phòng kế toán. Phần mềm giúp cho kế kho theo dõi hàng hóa được chi
tiết, chính xác theo từng chủng loại, mặt hàng.
CHỨNG TỪ KẾ

PHẦN MỀM

TOÁN

KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN
-

Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết

-

Báo cáo tài

-

chính
Báo cáo kế

MÁY VI
TỔNG HỢP

TÍNH


BẢNG CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI

toán quản trị

Sơ đồ 2.2: Trình tự kế toán trên máy tính
Chú thích:

Nhập số liệu hằng ngày
In số, báo cáo cuối quý, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra

Giải thích:
Theo hình thức này, hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng
tổng hợp đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ để ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, ghi
Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm
kế toán.
Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào
sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ chi tiết liên quan.
Cuối tháng ( hoặc bất kỳ vào thời điểm nào cần thiết ), kế toán thực hiện các
thao tác khóa sổ ( cộng sổ ) và lập BCTC. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu
11


chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực với thông
tin đã được nhập vào trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa số liệu kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,

đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
2.4.2 Tổ chức hệ thống chứng từ
 Chứng từ hàng tồn kho
- Phiếu nhập kho (01-VT)
- Phiếu xấu kho (02-VT)
- Biên bản kiểm tê vật tư, công cụ, hàng hóa
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Bảng tính phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ
 Chứng từ bán hàng
- Hóa đơn bán hàng
- Bảng thanh toán
- Sổ chi tiết bán hàng
- Phiếu giao hàng kèm theo biên bản giao hàng
- Chứng từ thanh toán ( Phiếu thu, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Giấy báo
Nợ, Giấy báo Có)
 Chứng từ lao động tiền lương
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng kê trích các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tền lương và bảo hiểm xã hội
- Hợp đồng làm việc
- Bảng thanh toán tiền thưởng
 Chứng từ tền tệ
- Phiếu thu (01-TT)
- Phiếu chi (02-TT)
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Biên lai thu tiền
- Bảng kê chi tiền

- Bảng kê kiểm quỹ
 Chứng từ Tài sản cố định
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Thẻ TSCĐ
- Sổ chi tiết TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
12


- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
2.4.3 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cá tài chính ba gồm:
- Bảng cân đối kế toán (B01-DNN)
- Báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DNN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính

PHẦN III: MÔ TẢ VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MTV ANH DŨNG
3.1 Khái quát về công việc nhân viên kế toán công nợ tại Công ty TNHH MTV
Anh Dũng
3.1.1 Công việc của kế toán công nợ tại Công ty
Chị Hồ Thị Kiều Nhi là nhân viên kế toán Công nợ tại Công ty TNHH MTV
Anh Dũng được giao nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ phải thu và phải trả của công ty,
cụ thể như các khoản phải thu khách hàng, phả thu – phải trả nội bộ, các khoản phải trả
người bán và các khoản nợ vay ngân hàng…
-

Kiểm tra tính hợp lí và hợp pháp của các chứng từ công nợ
Ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên


quán đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả.
- Tính toán và phân tích xem xét thời hạn của các khoản nợ để có chính sách
công nợ hợp lí.
- Lập kế hoạch trả nợ cũng như thu hồ nợ của công ty
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc và kế toán trưởng của các chính sách thu hồi
nợ.
3.1.2 Yêu cầu cơ bản đối với nhân viên kế toán công nợ
Chị Nhi là người tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Huế, được đào tạo kiến
thức về các nghiệp vụ kế toán khi làm việc tại công ty.
Chị Nhi là người có trách nhiệm, cẩn trọng và chăm chỉ, hiểu biết các nghiệp vụ
về công nợ khách hàng và nhà cung cấp cũng như các khoản phải thu phải trả khác.
13


Là người nhiệt tình, trung thực và có khả nắng tính toán tốt cũng như phân tích
tốt tình hình.
Nắm rõ các quy định, chính sách kế toán của nhà nước cũng như chính sách kế
toán tại doanh nghiệp. Đặc biệt là chính sách công nợ tại doanh nghiệp.
Sử dụng thành thạo máy tính cũng như các ứng dụng văn phòng như word,
excel… và phần mềm kế toán sử dụng tại doanh nghiệp.
Biết cách lập, kiểm tra, sắp xếp và lưu trữ chứng từ cũng như các loại sổ sách
kế toán liên quan.
3.2 Chính sách công nợ trong Công ty
-

Công nợ trong Công ty TNHH MTV ANH DŨNG sẽ được theo dõi chi tiết

cho từng đối tượng.
- Đối với mỗi khách hàng, số dư nợ trong khoản phải thu (TK 131) không

vượt quá 1 tỷ VNĐ. Khi số nợ đạt đến hạn mức quy định, kế toán công nợ phải tiến
hành báo cáo cho BGĐ và kế toán trưởng lập kế hoạch thu hồi nợ.
- Đối với khách hàng mới, phải được kiểm tra rõ ràng và xác minh chính xác
mới cho tiến hành nợ.
- Hình thức chiết khấu thanh toán nợ trong công ty là nếu khách hàng trả tiền
trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng được thực hiện thì sẽ được hưởng 2%chiết
khấu thanh toán trên tổng số tiền hàng.
- Đối với khách hàng có hóa đơn dưới 20 triệu VNĐ sẽ thanh toán tiền hàng
bằng tiền mặt, hóa đơn trên 20 triệu VNĐ thì sẽ thanh toán qua ngân hàng.
- Với mỗi khách hàng, Công ty Anh Dũng sẽ tiến hành thu nợ của khách hàng
theo quý.
- Kế toán công nợ phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ đến hạn của công
ty, lập kế hoạch thu hồi nợ và kiến nghị các phương pháp thu hồi và xử lí các khoản nợ
phải thu khó đòi của công ty.
- Với các khoản vay tín dụng ngân hàng, kế toán công nợ phải tiến hành theo
dõi các khoản nợ theo chi tiết từng ngân hàng. Đến hạn trả các hoản nợ lớn phải tiến
hành báo cáo trước 1 tháng cho kế toán trưởng để cho kế hoạch trả.
- Với các khoản phải thu, phải trả nội bộ sẽ theo dõi chi tiết cho từng đối
tượng và phải theo dõi thường xuyên.

14


3.3 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng tại bộ phận kế toán công nợ
3.3.1 Chứng từ kế toán
- Phiếu nhập kho (01-VT), Phiếu xất kho (02-VT)
- Hóa đơn GTGT (01GTKT3/001)
- Giấy tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán
- Phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT)
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có

3.3.2 Sổ sách sử dụng
- Sổ cái TK phải thu khách hàng ( tk 131)
- Sổ cái TK phải trả người bán ( tk 331)
- Sổ tổng hợp công nợ phải thu
- Sổ tổng hợp công nợ phải trả
- Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu
- Báo cáo công nợ phải trả
- Báo cáo phân tích công nợ
3.4 Mô tả về công việc của nhân viên kế toán công nợ tại Công ty TNHH MTV
Anh Dũng
Công ty TNHH MTV Anh Dũng có hai cá làm việc là ca sang và ca chiều. Ca
sang bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc lúc 11h30. Ca chiều bắt đầu làm việc từ lúc
13h30 chiều và tan ca vào lúc 17h30. Ngoài ra vẫn có những ngày nhiều việc phải tăng
ca đến lúc xong việc trong ngày mới tan làm.
Hằng ngày, Chị Nhi phụ trách phần kế toán công nợ của công ty bắt đầu
ngày làm việc của mình lúc 7h30. Tuy công việc hằng ngày của chị Nhilà không giống
nhau, nhưng mỗi thứ hai đầu tuần , công việc cố định kế toán công nợ là kiểm tra các
khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả của công ty trong tuần để có kế hoạch thu
nợ hoặc trả nợ cho doanh nghiệp.
Những ngày làm việc trong tuần, công việc của kế toán công nợ tương đối nhàn
rỗi. Chị Nhi là nhân viên kế toán công nợ sẽ chỉ kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ
mới phát sinh trong ngày, hoạch toán và ghi sổ các nghiệp vụ. Trong tuần, nếu ngày
nào tới hạn trả nợ cho nhà cung cấp thì kế toán công nợ sẽ lập giấy đề nghị thanh toán
nợ gửi cho kế toán trưởng là cô Tiên, khi kế toán trưởng xét duyệt thì sẽ chuyển qua
cho thủ quỹ tiến hành thanh toán, dựa vào chứng từ thủ quỹ chuyển qua thì kế toán
công nợ sẽ hoạch toán nghiệp vụ đó. Khi phát sinh hợp đồng mua bán với nhà cung
ứng, kế toán công nợ sẽ kiểm tra lại nội dung, xem xét tính đúng đắn của hợp đồng, từ
15



đó sẽ nhập thông tin nhà cung cấp, giá trị hợp đồng, điều khoản thanh toán, chính sách
ưu đãi… để tiến hành theo dõi một khoản phải trả mới trên phần mềm kế toán Misa.
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ mua hàng kế toán công nợ sẽ kiểm tra tính đầy đủ
và chính xác của các chứng từ để hoạch toán tăng hoặc giảm các khoản phải trả người
bán đã có hoạt động mua hàng từ trước và đã có thông tin trên phần mềm kế toán.
Với các nghiệp vụ phải thu, công việc đầu tiên của kế toán công nợ trong tuần
mới là kiểm tra các khoản phải thu của doanh nghiệp trong tuần để có kiến nghị thu
hồi nợ hay gửi giấy đề nghị thanh toán cho khách hàng yêu cầu thanh toán tiền. Khi
khách hàng trả tiền, kế toán công nợ sẽ căn cứ vào chứng từ của thủ quỹ để ghi giảm
khoản nợ đó. Cũng như nghiệp vụ phải trả đối với các khoản nợ phải thu mới phát sinh
như nghiệp vụ bán hàng thì kế toán công nợ sẽ tiến hành các công việc như kiểm tra
hợp đồng, dựa vào đó để nhập thông tin khách hàng và các thông tin liên quan để tiến
hành theo dõi một khoản nợ phải thu mới. Đối với các khách hàng cũ, trước khi nhận
đơn hàng của khách thì kế toán công nợ sẽ tiến hành đối chiếu số dư nợ với hạn mức
tín dụng để xem xét vượt quy định hay chưa, sau đó thông báo với kế toán trưởng xem
xét có tiếp tục cho nợ hay không rồi mới có kế hoạch bán hàng cụ thể. Khi có khách
hàng trả tiền thì kế toán công nợ sẽ tiến hành kiểm tra các chứng từ liên qua đến hoạch
toán ghi giảm các khoản phải thu khách hàng.
Đối với hàng hóa nhập kho thì căn cứ vào hóa đơn đầu vào và phiếu nhập kho
(01-VT) của kế toán kho chuyển qua để ghi nhận công nợ khi công ty mua hàng chưa
trả cho người bán.
Đối với hàng hóa xuất khocăn cứ vào liên 3 của hóa đơn GTGT
(01GTKT3/001) thì kế toán công nợ sẽ tiến hành ghi nhận công nợ khách hàng.
Hằng ngày, nếu có nhân viên trong công ty tạm ứng, kế toán công nợ sẽ kiểm
tra giấy đề nghị tạm ứng có đầy đủ chữ ký hay chưa để từ đó tiến hành hoạch toán ghi
tăng khoản tạm ứng theo chi tiết của nhân viên hay bộ phận tạm ứng.
Với các khoản vay ngân hàng thì khi có một hợp đồng vay tín dụng mới trong
ngày kế toán công nợ sẽ tiến hành kiểm tra chứng từ và hợp đồng từ đó hạch toán số
nợ vay vào phần mềm Misa. Ngày nào đến hạn trả lãi vay hay tiền gốc ngân hàng theo
kế hoạch thì kế toán công nợ sẽ lập giấy đề nghị thanh toán gửi cho kế toán trưởng xét

duyệt và gửi cho thủ quỹ yêu cầu trả nợ. Dựa vào các chứng từ đó, kế toán công nợ sẽ
hạch toán ghi giảm nợ vay.

16


Cuối mỗi tháng, chị Nhi sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu các chứng từ của
nghiệp vụ phát sinh trong tháng với sổ sách nếu thiếu chứng từ phải tieesn hành bổ
sung chứng từ. Kiểm tra lại các khoản nợ phải thu và phải trả để tiến hành lập trả nợ và
thu nợ trong tháng mới. Hàng tháng sẽ thống kê tạm ứng của từng bộ phận hoặc nhân
viên và nhắc nhở hoàn ứng. Sau khi hoàn thành việc bổ sung chứng từ còn thiếu thì chị
Nhi sẽ tiến hành sắp xếp các chứng từ theo thứ tự thời gian, sau đó tiến hành in sổ và
lưu theo tháng.
Cuối mỗi quý, kế toán công nợ sẽ tiến hành kiểm tra lại tất cả các khoản nợ
phải thu và phải trả trong quý đó, xử lí các chênh lệch và sai sót (nếu có).Từ các chứng
từ được sắp xếp theo tháng, kế toán công nợ sẽ tiến hành sắp xếp lại các chứng từ và
sổ sách theo quý để tiện theo dõi. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán công
nợ sẽ tiến hành báo cáo với kế toán trưởng để có kế hoạch xử lí. Từ đó kế toán công nợ
sẽ viết báo cáo phân tích tình hình công nợ trong tháng đó để BGĐ và kế toán trưởng
nắm được tình hình công nợ của công ty trong quý đó. Cuối cùng kế toán công nợ sẽ
tiến hành kiểm tra lại sổ sách để xem xét các khoản nợ phải thu và phải trả nào đến
ahjn trả nợ hay thu nợ trong quý để có kế hoạch thu hồi nợ phù hợp.
Vào cuối năm, kế toán công nợ thường rất bận rộn vì phải điều chỉnh công
nợ khách hàng khi có sự thay đổi, đối chiếu sổ sách với các nghiệp vụ liên qua. Kiểm
tra lại các chứng từ theo từng tháng và từng quý có thiếu hay không, tiến hành bổ sung
khi có sai sót. Tiếp đó, kế toán công nợ sẽ phải thống kê lại tất cả các khoản nợ phải
thu khó đòi trong năm để xử lí. Nếu có một khoản nợ phải thu khó đòi đã được thanh
toán thì phải tiến hành điều chỉnh sổ sách. Xử lí chênh lệch tỉ giá hối đoái đối với các
khoản nợ và các khoản vay bằng đồng ngoại tệ. Bù trừ công nợ đối với các khoản phải
thu và phải trả nội bộ.

Xem xét lại chính sách công nợ trong năm nếu như không hiệu quả có thể lập
kế hoạch mới để trình kế toán trưởng và BGĐ để kích thích hoạt động mua bán
Cuối năm tiến hành tổng hợp tình hình thu nợ và trả nợ từ đó lập báo cáo phân
tích tình hình công nợ của doanh nghiệp. đề nghị và kiến nghị các biện pháp giải quyết
nếu có.
Lập báo cáo tổng hợp công nợ phải thu và công nợ phải trả trong năm chuyển
số liệu cho kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính. Tiến hành in sổ theo dõi công nợ để
lưu trữ.

17


PHẦN IV: KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT
4.1 Kiến thức thái độ cần có của một nhân viên kế toán công nợ
4.1.1 Kiến thức chuyên môn
Mỗi một nhân viên kế toán muốn thực hiện tốt công việc của mình đòi hỏi phải
được đào tạo chuyên môn và phải nắm được các kiến thức vững vàng. Đối với nhân
viên kế toán công nợ nói riêng ngoài việc phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ
kế toán chung thì còn phải nắm vững các nghiệp vụ kế toán liên quan đến công nợ.
-

Phải nắm vững các chuẩn mực kế toán và thông tư của Bộ tài chính, chính

sách công nợ của công ty để có thể linh động trong cách xử lí các vấn đề liên quan.
- Phải nắm rõ quy trình cũng như phương án để xử lí một nghiệp vụ công nợ
phát sinh, nắm rõ quy trình luân chuyển chứng từ để phối hợp một các tốt nhất với các
nhân viên kế toán khác.
- Biết các xử lập, xử lý, lưu trữ các chứng từ, sử dụng chứng từ để nhập liệu,
phản ánh lên các sổ sách liên quan sao cho hợp lý và biết lập thành thạo các báo cáo
khi Giám đốc yêu cầu.

- Có khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán để tham mưu cho lãnh đạo
trong quá trình quản lý và giám sát. Biết lập báo cáo công nợ và phân tích được tình
hình công nợ để đề xuất phương án xử lí khi có vấn đề phát sinh.
4.1.2 Kiến thức rong lĩnh vực khác
Mỗi nhân viên kế toán công nợ trong công ty ngoài việc nắm chắc kiến thức
chuyên môn thì còn đòi hỏi phải nắm vững các kiến thức về các lĩnh vực khác như:
- Về pháp luật: Nhân viên kế toán công nợ phải nắm vững các kiến thức pháp
luật liên quan đến công nợ trong công ty. Việc nắm vững các kiến thức về pháp luật
giúp nhân viên kế toán công nợ có thể thành thạo hơn trong công tác lập chính sách
công nợ, thu hồi và thanh toán công nợ.
- Kiến thức về tin học văn phòng: Thành thạo các phần mềm như word, excel
đặc biệt là phần mềm kế toán Misa sẽ giúp kế toán công nợ dễ dàng hơn trong việc lập
kế hoạch, viết báo cáo và thống kê các công nợ phải thu và phải trả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh: Nắm rõ các kiến thức về phân tích hoạt
động kinh doanh sẽ giúp kế toán công nợ phân tích các số liệu một cách chính xác, có

18


cái nhìn bao quát và đúng đắn hơn. Từ đó phân tích các số liệu và thông tin một cách
khách quan và hoàn thiện nhất.
- Tài chính ngân hàng: Cần tìm hiểu về các kiến thức tài chính ngân hàng để
khi làm việc với bên ngân hàng sẽ không bị lúng túng và suôn sẻ hơn. Các kiến thức
tài chính có thể giúp kế toán công nợ có thể lập và trình bay các báo cáo, hoạch định
các kế hoạch cho doanh nghiệp được rõ rang và chính xác.
4.2 Kỹ năng cần thiết
Kỹ năng là một yếu tố cần thiết và quan trọng đối với người làm kế toán giúp
nâng cao hiệu quả công việc, học hỏi được kinh nghiệm, tạo cơ hội để năng lực bản
thân được phát huy.
Qua đợt thực tập tại Công ty TNHH MTV Anh Dũng lần này , em đã học hỏi

được các kỹ năng cần thiết cho công việc kế toán đó là
Thứ nhất, kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng vô cùng quan trọng khi làm việc
trong một tập thể. Kỹ năng này giúp chúng ta biết được cách tổ chức, điều hành một
nhóm làm việc, nâng cao ý thức tập thể và đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm đều phải
mạnh dạn, chủ động với công việc, đề xuất ý tưởng, đưa ra ý kiến của cá nhân đồng
thời phải tôn trọng, biết lắng nghe ý kiến, góp ý của các cá nhân còn lại trong nhóm
nhằm đưa đến kết quả tốt nhất cho công việc.
Thứ hai, kỹ năng giao tiếp cũng là kỹ năng vô cùng cần thiết để giúp người làm
kế toán nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, giao tiếp tốt giúp bạn tạo được
ấn tượng tốt với mọi người, giúp bạn tự tin hơn khi thuyết trình hoặc trò chuyện, đưa
ra ý kiến với mọi người. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ cũng là một ưu thế nữa
trong thời đại hội nhập của nước ta với sự phát triển của thế giới.
Thứ ba, người làm kế toán cần phải thành thạo kĩ năng về tin học văn phòng, tin
học ứng dụng, sử dụng thành thạo Word, Excel để nhập liệu, tính toán, PowerPoint để
thuyết trình đặc biệt là phần mềm kế toán đơn vị sử dụng đó là phần mềm kế toán
Misa và các phần mềm kế toán có liên quan khác.
Thứ tư, đạo đức, sự cẩn thận, tỉ mỉ và tính trung thực là những điều cần
phải có đối với một người làm kế toán. Việc người kế liên tục luôn phải tiếp xúc với
các con số đôi khi sẽ xảy ra lỗi nhầm lẫn do vô ý hoặc gian lận có thể dẫn đến sai sót
trọng yếu hoặc không nhưng vẫn gây ra một số ảnh hưởng đến lợi ích của đơn vị. Do
19


đó, người kế toán cần phải cẩn thận, chính xác trong việc hạch toán, ghi chép từng con
số, nghiệp vụ phát sinh của đơn vị.
Thứ năm, kế toán cũng cần phải năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo để công
việc kế toán bên cạnh những con số, người kế toán vẫn phải trau dồi cho bản thân kiến
thức xã hội với các thông tin, tin tức được cập nhật liên tục. Đồng thời biết đề xuất các
ý tưởng làm việc giúp quá trình công tác trở nên hiệu quả hơn.
Cuối cùng, công việc kế toán đòi hỏi phải chịu được áp lực cao trong công

việc đặc biệt trong những thời điểm gần cuối tháng như tổng hợp, đối chiếu công nợ,
thanh toán các khoản nợ phải trả, các khoản nợ phải thu trong tháng hay khóa sổ vào
cuối kỳ kế toán. Do đó, người làm kế toán cần phải giữ được sức khỏe tốt, biết sắp xếp
thời gian hợp lí để đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ. Khả năng phân tích, xử
lí tình huống với các nghiệp vụ phát sinh kịp thời cũng là một kỹ năng cần có ở người
làm kế toán.

PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Bài học kinh nghiệm
Thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV ANH DŨNG được tiếp xúc với
công việc thực tế tại đơn vị, được sự hướng dẫn tận tình của các anh chị tại đơn vị, đã
giúp em nhận thức tầm quan trọng của những kiến thức chuyên môn được học tập trên
ghế Nhà trường khi vận dụng vào thực tế, kinh nghiệm thực tiễn được các anh chị chia
sẻ, giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích. Quá trình thực tập tại đơn vị được tiếp cận
với chứng từ, sổ sách, quy trình luân chuyển chứng từ, các tình huống thực tế giúp em
có được cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về công tác làm kế toán tại đơn vị.
Thời gian tham gia thực tập tại đơn vị, em đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm cho bản thân :
Thứ nhất, phải thực sự tập trung và chăm chỉ cho việc học các kiến thức cơ bản
và chuyên môn ngay trên ghế Nhà trường kết hợp tìm hiểu các kiến thức thực tế liên
quan giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Đây thực sự là quãng thời gian bản lề để
em có nền tảng kiến thức vững chắc khi bước vào nghề. Hiểu rõ bản chất của các kiến

20


thức kế toán, tìm hiểu công việc , các hồ sơ, chứng từ có liên quan, học được quy cách
để tổng hợp số liệu, làm việc với các loại sổ sách, chứng từ kế toán.
Thứ hai, việc được tiếp xúc và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp,
biết được cách làm việc, cách ứng xử của các cán bộ, nhân viên trong đơn vị, tích lũy

được các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn quý báu cần thiết trong công
việc. Qua đó, em nhận thấy rằng bản thân cần phải nỗ lực trau dồi thêm kiến thức
chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết khác. Ngoài kiến thức
chuyên môn, việc tìm hiểu, nắm vững, liên tục cập nhật thông tin mới từ các thông tư,
văn bản mới của Nhà nước về các quy định liên quan để pháp luật và kế toán là điều
cần thiết.
Thứ ba, trong môi trường làm việc năng động và liên tục đổi mới để hiệu quả
hơn, cần phải chủ động nắm bắt công việc, không để bản thân bị động. Kỹ năng làm
việc nhóm là một yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc như vậy. Bên cạnh đó
khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, luôn thể hiện thái độ tôn trọng người khác,
khiêm tốn, hòa đồng là những phẩm chất cần có với tất cả mọi người. Điều đó giúp tạo
nên môi trường làm việc cởi mở, thân thiện và có sự kết nối giữa các thành viên trong
đơn vị.
Cuối cùng, công việc kế toán luôn có áp lực, do đó cần phải có tư tưởng làm
việc thoải mái, biết cách sắp xếp thời gian hợp lí để đảm bảo hoàn thành công việc một
cách hiệu quả.
Quá trình thực tập là một bước đệm cũng như là cơ sở để em chuẩn bị cho đợt
thực tập cuối khóa và được làm quen dần với môi trường làm việc thực tiễn. Trong
thời gian thực tập, ban đầu còn gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn khi nhưng được sự
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong đơn vị giúp em nhanh chóng hòa
nhập với môi trường làm việc và từng bước hoàn thành kế hoạch thực tập đã đề ra.
5.2 Kiến nghị
Thực tập nghề nghiệp là tiền đề, điều kiện bắt buộc của mỗi sinh viên để tốt
nghiệp đại học. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của mỗi
sinh viên.
Trong đợt thực tập nghề nghiệp này, việc tìm hiểu và tiếp cận thông tin tại đơn
vị còn khó khăn với một số bạn sinh viên. Việc học ở trường đa số là thuần lý thuyết,
21



chưa liên hệ với thực tiễn được nhiều nên sinh viên còn gặp nhiều bỡ ngỡ và lúng túng
khi gặp các tình huống thực tế cần phải xử lý. Vì vậy, em mong trong các chương trình
đào tạo của Nhà trường khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành sẽ được thu hẹp bằng
cách kết hợp giữa kiến thức chuyên môn đi kèm với các tình huống thực tiễn, giúp cho
sinh viên có điều kiện tiếp xúc với các tình huống thực tế nhiều hơn nữa.
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian thực tập này thì em cũng xin cảm ơn chân
thành đến khoa Kế toán- Kiểm toán đã tạo điều kiện mời các chuyên gia của các
Doanh nghiệp về để cho em cũng như các bạn được hiểu hơn về công việc thực tế. Em
mong là Khoa Kế toán- Kiểm toán sẽ luôn có những buổi đối thoại giữa sinh viên với
các chuyên gia như thế nữa để bọn em được hiểu sâu hơn các tình huống thường gặp
khi ra đi làm ở thực tế.
Và cuối cùng là em cảm ơn thầy hướng dẫn em trong đợt thực tập này là
PGS.TS Trịnh Văn Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều trong khoảng thời gian 8
tuần này. Em mong là thầy sẽ luôn luôn nhiệt tình giúp đỡ các bạn sinh viên khác như
thế trong các đợt thực tập tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22


PHỤ LỤC
(CÁC BẢNG BIỂU TÀI LIỆU NẾU CÓ)

23



×