Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Các nguyên tắc khi nghiên cứu các hiện tượng Tâm lý học | Phương pháp luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.75 KB, 2 trang )

CÁC NGUYÊN TẮC KHI NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC
1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan là nguyên tắc khẳng định tâm lý có nguồn
gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não của mỗi người, thông qua lăng kính chủ
quan của con người. Tâm lý định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của
con người tác động trở lại thế giới, trong đó cái quyết định xã hội là quan trọng nhất.
-

Các hiện tượng tâm lý là đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học nên bản thân nó mang tính
khách quan;
Các hiện tượng này được nghiên cứu phải đảm bảo tính khách quan có ý nghĩa là nghiên
cứu trong trạng thái tự nhiên nhất, thật nhất và tiêu chí trung thực, chính xác phải luôn
luôn được đảm bảo từ khi bắt đầu nghiên cứu cũng như trong suốt tiến trình nghiên cứu
và công bố kết quả nghiên cứu.
Ứng dụng từ nguyên tắc:
- Nghiên cứu cần dựa trên các số liệu khách quan;
- Việc nghiên cứu bao giờ cũng phải đảm bảo có những chứng cứ;
- Cần chú ý đến điều kiện nghiên cứu sao cho thật khách quan;
- Triển khai các phương pháp nghiên cứu phải khách quan.
2. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động
vào bộ não của mỗi người, thông qua lăng kính chủ quan của con người. Tâm lý định
hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người tác động trở lại thế giới,
trong đó cái quyết định xã hội là quan trọng nhất.

-

-

Việc nghiên cứu tâm lý học phải nhìn nhận những biểu hiện tâm lý trong hoạt động luôn
chịu ảnh hưởng một cách đồng bộ bởi những yếu tố khác tác động đến trong đời sống của


từng con người cũng như xã hội loài người;
Từ những điều kiện sinh học đến những điều kiện xã hội hay vai trò đặc biệt quan trọng
của chủ thể cùng với hoạt động của chủ thể đều được xem xét trong nghiên cứu Tâm lý
học.
Ứng dụng:
- Cần đặt con người trong hoạt động mà họ đang “sống” đặc biệt là hoạt động chủ
đạo;
- Các biểu hiện tâm lý cần được xem xét trong nhiều mối quan hệ với các khách thể
khác, các hoàn cảnh cụ thể.
2. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động


Hoạt động là phương thức hình thành phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân
cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động thống nhất với
nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lý luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải
nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó.
-

Nguyên tắc này khẳng định tâm lý, ý thức không tách rời khỏi hoạt động con người;
Tâm lý, ý thức được hình thành, bộc lộ và phát triển trong hoạt động đồng thời định
hướng điều khiển điều chỉnh hoạt động;
Các hiện tượng tâm lý đều được nghiên cứu thông qua hoạt động, diễn biến của ý thức và
các sản phẩm của hoạt động ở con người.
Ứng dụng:
- Cần kết hợp giữa cứ liệu cụ thể để đưa ra những nhận định khái quát;
- Cần chú ý đến sự thể hiện của con người trong sản phẩm đạt được ở phương diện
kết quả và cả quá trình tạo ra.
4. Nguyên tắc nghiên cứu Tâm lý học trong cái nhìn vận động và phát triển
Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét nhìn nhận các hiện tượng tâm lý trong sự vận
động và phát triển không ngừng. Không nên coi hiện tượng tâm lý là nhất thành bất biến.


-

Tâm lý người có sự nảy sinh, vận động và phát triển chứ không tĩnh tại, đứng yên;
Sự phát triển tâm lý người nói chung là không ngừng nên khi nghiên cứu Tâm lý học phải
đảm bảo một cách nghiêm túc, tính thực tế nhưng có đảm bảo tính dự kiến, dự phòng.
Điều này làm cho việc nghiên cứu Tâm lý học sẽ mang tính thực tiễn và ứng dụng cao.
Ứng dụng:
- Không được “ám thị” cá nhân trong nghiên cứu;
- Cần cẩn trọng trong việc xác lập thời gian nghiên cứu và độ dài của cuộc nghiên
cứu sao cho khoa học;
- Cần luôn chú ý dự báo trong nghiên cứu.



×