Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy 60m cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.28 KB, 15 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hôm nay, Đảng
ta luôn hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh. Để đạt được mục tiêu đó thì con người chiếm một vị trí quan trọng
hàng đầu, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì
phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong hình mẫu và phẩm chất con người
đó, sức khỏe và thể lực chiếm một vị trí thích đáng, cần thiết để đáp ứng yêu cầu
xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, việc chăm sóc và bồi dưỡng sức khỏe cho
nhân dân là nhiệm vụ và mục tiêu cao quý của tất cả các ngành, các cấp trong xã
hội. Trong đó ngành TDTT có một vai trò cực kỳ quan trọng.
Chính sự nhận thức được sức khỏe là vốn quý của con người, trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn
giành cho công tác TDTT một sự quan tâm thích đáng, một sự chỉ đạo sát sao.
Sự nghiệp TDTT được gắn liền với việc xây dựng nền văn hóa mới, con người
mới xã hội chủ nghĩa, góp phần vào việc mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường
tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, hoạt động TDTT đã không ngừng phát triển và
được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia tập luyện. TDTT trong
trường học, trong lực lượng vũ trang, trong mọi công trường, xí nghiệp và toàn
dân với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”.
Thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước, ngành TDTT nói
chung, bộ môn điền kinh nói riêng đã không ngừng chú trọng và phát triển cả về
chiều sâu lẫn chiều rộng, thực tế đã khẳng định được sự khởi sắc thành công
bước đầu của nền TDTT nước nhà. Đó là phong trào tập luyện TDTT trong nhân
dân ngày được phát triển mạnh mẽ và rầm rộ trong cả nước. Được mọi lứa tuổi
tham gia tập luyện vì sức khỏe, thành tích của vận động viên (VĐV) thi đấu ở
trong nước, trên đấu trường quốc tế được nâng cao.
Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và
phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh
15




chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao
Olympic quốc tế và trong đời sống thể thao của cả nhân loại.
Ngày nay, điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nước ta.
Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học,
trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ trang nhân dân và trong
chương trình thể thao cho mọi người.
Tập luyện điền kinh giúp hoàn thiện và phát triển thể lực, nâng cao sức
khỏe, tăng cường và cũng cố những kỹ năng kỹ xảo quan trọng cần thiết trong
cuộc sống, hoàn thiện thể chất và phát triển con người một cách toàn diện.
Ngoài ra điền kinh còn là nền tảng phát triển thể lực chung tạo tiền đề cho các
môn thể thao khác.
Môn điền kinh bao gồm các nội dung: đi bộ, chạy nhảy và phối hợp. Chạy
ngắn là một môn điển hình phát triển tốc độ, thuộc loại hoạt động có chu kỳ và
có cường độ cực lớn của điền kinh. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng
cường các chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể và hệ
thống thần kinh, nâng cao khả năng làm việc căng thẳng trong điều kiện thiếu ô
xi, nhanh chóng huy động tiềm lực của cơ thể, bồi dưỡng, nâng cao kết quả tốt
nhất trong thời gian ngắn.
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo, huấn luyện đội tuyển tham dự “ Hội khỏe
phù đổng” nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu. Với vai trò là giáo viên, huấn
luyện viên đội tuyển, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kỹ thuật:

Xuất

phát từ những vấn đề cần thiết trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số
giải pháp nhằm nâng cao thành tích trong chạy 60m cho học sinh cấp Tiểu
học”.
2. Điểm mới của đề tài:

Đây là nội dung rèn luyện, phát triển năng khiếu cho học sinh. Qua tập
luyện giúp cho các em tăng cường sức khỏe, rèn luyện ý chí, giao lưu học hỏi
kinh nghiệm với bạn bè, và tham gia thi đấu đạt kết quả cao.
Đề tài đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích chạy 60m
trong huấn luyện học sinh để tham gia thi đấu Hội khỏe phù đổng. Đã có giáo
15


viên viết nhưng chủ yếu là nhằm nâng cao thành tích trong học tập chứ không
phải trong công tác huấn luyện. Còn với đề tài này thì hệ thống các giải pháp,
bài tập phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như công tác huấn luyện của giáo
dục huyện nhà. Đã có nhiều đề tài của nhiều tác giả viết về thể dục thể thao và
với đề tài này bản thân tôi mong muốn đóng góp thêm một vài biện pháp nữa để
nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy 60m cho học sinh cấp Tiểu học.
3. Phạm vi áp dụng:
Tại đơn vị nơi tôi đang công tác và có thể nhân rộng cho các đơn vị có học
sinh tiểu học.

15


B. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng công tác giáo dục học sinh.
1.1. Mục tiêu giáo dục học sinh:
Là đảm bảo cho học sinh những kiến thức cơ bản, có điều kiện thuận lợi để
tham gia vào mọi hoạt động xã hội, văn nghệ - thể dục thể thao và có cơ hội
cống hiến.
Chính vì thế công tác giáo dục học sinh ở trường là việc làm hết sức tế nhị
và đòi hỏi sự đầu tư nhiều công sức, sự yêu thương học sinh hết lòng, sự tận tụy
để chia sẻ cung các em. Công tác này ở trường gặp một số thuận lợi và khó khăn

như sau:
1.2. Những thuận lợi cơ bản
- Đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói
riêng đã tạo đà vững chắc cho giáo viên kèm cặp, theo sát được đối tượng học
sinh.
- Tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường hàng năm với các môn bóng bàn,
cầu lông, điền kinh, cờ vua…
- Trong quá trình tổ chức huấn luyện cho học sinh được sự quan tâm chỉ
đạo sát sao về mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần của ban lãnh
đạo.
- Chạy 60m là nội dung đơn giản, cần ít phương tiện và dụng cụ để tiến
hành huấn luyện.
- Tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị và các bạn học
sinh đều tận tình giúp đỡ.
- Được phụ huynh quan tâm đưa đón kịp thời và đảm bảo an toàn.
- Qua hằng năm các em được phòng tổ chức hội khỏe phù đổng để các em
được tham gia giao lưu học hỏi.
1.3. Những khó khăn thách thức
- Trong quá trình tập luyện nhà trường vẫn còn thiếu dụng cụ tập luyện, thái
độ của một số học sinh va phụ huynh con chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tập
luyện.
15


- Tầm vóc học sinh quá thấp và thể lực học sinh còn yếu.
- Vì các em nhà ở xa nên việc đưa đón của phụ huynh gặp khó khăn.
- Khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 thời tiết mưa lạnh nhiều nên
việc tập luyện của các em không được thuận lợi.
Mặt khác, môn thể dục là môn khó, nó tác động trực tiếp đến thể chất các
em. Đặc biệt là nội dung chạy, nhảy vận động cơ bắp nhiều dẫn đến mệt mỏi,

làm ảnh hưởng đến thể trạng các em, nhất là tiết học thể dục lồng ghép với các
tiết học lý thuyết khác, từ đó dẫn đến sự vận động lười biếng của các em, nhất
là một số em nữ. Học sinh một lớp đông, từ 25 đến 35 học sinh, các em phải học
thể dục ngoài trời nên chịu ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kỹ thuật, nhất
là những buổi học chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt. Đồ dùng dạy học
còn nhiều hạn chế, các tranh ảnh minh họa chưa đáp ứng nhu cầu của giáo viên
và học sinh.
* Số liệu thống kê:
Thành tích của vận động viên khi chưa huấn luyện:
TT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên học sinh
Nguyễn Văn Hoài
Nguyễn Văn Trung
Bùi Văn Tiến
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Thị Hương
Bùi Thị Nhi

Giới tính

Cự ly

Thành tích


Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ

60m
60m
60m
60m
60m
60m

11’’00
10’’50
10’’60
10’’73
10’’78
10’’65

Ghi chú

Từ tình hình trên, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và có những biện pháp để
kiểm tra nhằm lựa chọn vận động viên cũng như lên kế hoạch huấn luyện ngay
từ đầu năm học.
1.4.Nguyên nhân:
- Về giáo viên: Bản thân khi chưa thực hiện đề tài, giáo viên chỉ mới giải quyết
nhiệm vụ bài dạy, chưa chú trọng nhiều đến thành tích. Cũng chính vì điều đó,

giáo viên đưa ra lượng vận động, bài tập chưa phát huy tính chủ động của học
15


sinh. Bên cạnh đó, giáo viên chưa chủ động nắm bắt năng lực, đặc điểm bản
thân của từng cá nhân học sinh , do vậy, dẫn đến việc phân công kèm cặp, giúp
đỡ nhau trong luyện tập theo nhóm còn gặp nhiều hạn chế.
- Về học sinh:
+ Phần lớn học sinh cho rằng thể dục là môn phụ nên các em tập luyện không
tích cực lắm, chưa phát huy hết khả năng, các tố chất trong thể dục - thể thao.
+ Mặt khác, môn thể dục là môn khó, nó tác động trực tiếp đến thể chất các
em, Nếu luyện tập tốt thì phải vận động đến các cơ bắp như thế sẽ rất mệt, sẽ
động đến tính lười biếng vận động của các em, nhất là các em nữ..
- Giáo viên huấn luyện:
Giáo viên thể dục ở các trường khi tham gia tập luyện nội dung chạy nói
chung và chạy cự ly ngắn nói riêng, đa số chưa đi sâu nghiên cứu. Số lượng giáo
viên được đào tạo chuyên ngành môn điền kinh còn ít. Một số giáo viên được
đào tạo bài bản song do lớn tuổi, sức khỏe hạn chế nên chưa phát huy được thế
mạnh của chuyên môn. Đại đa số giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm huấn
luyện chưa nhiều, một số giáo viên dạy hợp đồng… dẫn đến sự nhiệt tình, tâm
huyết trong huấn luyện có phần bị hạn chế.
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện và thi đấu:
- Cơ sở vật chất còn thiếu, hư hỏng, chưa có thiết bị chuyện dụng.
- Hầu hết các đơn vị trên địa bàn huyện chưa có đường chạy đạt chuẩn về
cự ly chạy ngắn.
- Việc đầu tư cơ sở vật chất của các cấp chính quyền về môn điền kinh nói
chung cũng như nội dung chạy cự ly ngắn nói riêng còn rất hạn hẹp.
- Kỹ thuật chạy cự ly ngắn của các em khi tham gia thi đấu còn nhiều hạn
chế, chủ yếu theo bản năng như:
+ Chạy cự ly 60m, kỹ thuật xuất phát: chủ yếu là xuất phát cao.

+ Chạy tư thế của hai bàn chân chưa đúng.
+ Giai đoạn chạy lao nâng thân người lên quá cao ở những bước đầu
tiên.

15


+ Giai đoạn chạy giữa quãng trọng tậm hạ thấp, thân trên ngã ra sau
hoặc không đánh mạnh khuỷu tay ra sau.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích chạy 60m:
2.1.Biện pháp 1: Tuyển chọn đội tuyển:
- Học sinh có thành tích cao, có sự nỗ lực, tiến bộ trong tập luyện.
- Có tố chất phù hợp với nội dung chạy cự ly ngắn như:
+ Học sinh có các tố chất vận động: nhanh, mạnh, bền. dẻo, khéo léo.
+ Có sãi chân đều, bàn chân hõm, tần số bước chạy nhanh.
+ Thể hình phải cân đối, khỏe mạnh, có chiều cao.
+ Cơ bắp chưa phát triển hòa toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân tròn đều
đang trên đà phát triển (nếu được tập luyện sẽ phát triển nhanh).
+ Yếu tố di truyền của gia đình, dòng họ.
+ Phải cân đối khoẻ mạnh, có chiều cao, sải chân dài, không mắc bệnh
truyền nhiểm, tim mạch .
+ Cơ bắp chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân tròn đều
đang trên đà phát triển (Nếu được tập luyện sẽ phát triển nhanh).
Qua giảng dạy và huấn luyện nhiều năm tôi còn rút ra được kinh nghiệm
khi chọn VĐV.
VD : Có 2VĐV là em Nguyễn Tiến Công và em Bùi Gia Huy cùng học 1
lớp, cùng độ tuổi, chiều cao,cân nặng bằng nhau khi tổ chức thi đấu tuyển chọn
vòng trường em Công có thành tích tốt hơn em Huy .Song nếu phải chọn một
trong hai em thì ta nên chọn em Huy bởi vì: Tuy thành tích thời điểm hiện tại
của em Công tốt hơn , song các yếu tố khác lại hạn chế hơn, đặc biệt cơ bắp của

em Công đã phát triển sớm rồi nên khi tập luyện thì sự thay đổi sẽ không đáng
kể. Còn em Huy cơ bắp chưa phát triển hoàn toàn thì khi được tập luyện bài bản
thì sự thay đổi sẽ lớn hơn và nhanh hơn rất nhiều.
2.2.Biện pháp 2: Lập kế hoạch huấn luyện.
Lập kế hoạch huấn luyện là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo cho
quá trình huấn luyện được tiến triển liên tục, tạo điều kiện cho vận động viên đạt
thành tích cao nhất trong các độ tuổi thích hợp.
15


Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào phát triển thể lực, huấn luyện kỹ
thuật, chiến thuật và giáo dục phẩm chất ý chí đạo đức cho các em.
2.3.Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện cho huấn luyện
- Các dụng cụ tập luyện: Giày thi đấu, dây cao su, dây nhảy, đồng hồ bấm
giây, còi, bàn đạp, dây đích, hố cát hoặc đường chạy bằng cát.
- Xây dựng đường chạy cự ly 60m
- Trang phụ vận động viên: Áo phong, quần cọc
2.4.Biện pháp 4. Các giai đoạn huấn luyện (Tôi chia làm các giai đoạn
huấn luyện sau):
* Giai đoạn huấn luyện ban đầu:
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là phát triển thể lực toàn diện cho
các em học sinh, dạy cho các em những bài tập khác nhau, tạo cho các em sự
ham thích về môn chạy ngắn. Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu có các bài tập
nhằm phát triển tổng lực các tố chất thể lực của học sinh. Tần số động tác là một
trong những chỉ số chủ yếu của tốc độ. Vì vậy, trong các buổi tập cần ưu tiên
phát triển sức nhanh, sức bền.
Giai đoạn này chủ yếu nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, tập
phản xạ, tăng cường sức nhanh, sức mạnh cho từng học sinh.
Thời gian tập: Từ 12 đến 15 buổi, chia làm 6 – 7 buổi, mỗi buổi cách nhau
2 – 3 ngày.

* Cụ thể là các bài tập:
Chỉ tiêu ( giây)
Nam
Nữ

Bài tập
- Chạy 30m xuất phát cao
- Chạy 30m tốc độ cao
- Chạy 60m xuất phát cao

5’’25 – 5’’13
5’’15 – 5’’10
9’’70 – 9’’10

5’’30 – 5’’25
5’’20 – 5’’15
9’’75 – 9’’20

- Các bài tập phát triển tốc độ: chúng ta phải hiểu được rằng:
Mục đích tập luyện là để phát triển tốc độ cho người tập (nâng cao thành tích).
Mà tốc độ chính bằng: độ dài bước chạy/tần số bước chạy.
Trong đó: độ dài bước chạy là số đo của một bước chạy.
15


Tần số là số bước chạy trong một thời gian nhất định.
- Các bài tập tăng và ổn định độ dài bước chạy:
Thông thường, độ dài bước chạy phụ thuộc vào độ dài cẳng chân của từng học
sinh. Do đó, để tăng độ dài bước chạy là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu được
luyện tập tốt cũng có thể độ dài bước chạy sẽ tăng lên hoặc ít nhất cũng giữ

được mức độ ổn định cần thiết.
- Muốn vậy, học sinh tăng cường các bài tập: chạy đạp sau; chạy với vạch
quy định; chạy bước hoặc chạy vượt rào. Nếu đạp sau càng nhanh thì thời gian
đạp sau càng lớn.
- Các bài tập tăng tần số bước chạy:
Khi độ dài bước chạy đã đạt đến độ dài cần thiết và ổn định thì việc tăng về duy
trì tần số bước chạy sẽ quyết định đến thành tích của người tập. Như vậy, chúng
ta cho học sinh tập luyện tốt các bài tập sau:
+ Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển.
+ Chạy tại chỗ trên cát.
+ Chạy tăng tốc theo đoạn ngắn.
+ Chạy bước thấp theo tín hiệu.
- Lượng vận động này được tăng lên hợp lý trong từng buổi tập (tránh tình
trạng tập quá tải hoặc quá hời hợt). Cuối buổi tập giáo viên kiểm tra lại tần số
bước chạy của từng em và có biện pháp điều chỉnh. Giáo viên phải có nhật ký
của từng buổi tập, từ đó xác định giai đoạn tập luyện phù hợp với các giai đoạn
tập luyện, đảm bảo nguyên tắc tăng tiến về thể lực.
* Giai đoạn huấn luyện thể lực chung:
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này la huấn luyện thể lực toàn diện, nâng
cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng
tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. Đặc điểm
của giai đoạn này là sử dụng các phương tiện huấn luyện.
* Huấn luyện tốc độ:
Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập:
- Chạy trong các điều kiện khó khăn như chạy leo cầu thang.
15


Để huấn luyện tốc độ không nên cho các em chạy với tốc độ cực đại quá
nhiều.

* Có thể áp dụng các bài tập:

Chỉ tiêu (giây)
Bài tập
Nam
Nữ
’’
’’
’’
- Chạy tăng tốc 30m
5 10 – 5 5
5 15 – 5’’10
- Chạy tăng tốc 50m
8’’40 – 8’’35
8’’35 – 8’’40
- Chạy biến tốc 60m
9’’40 – 9’’35
9’’50 – 8’’35
- Chạy bền
5’ 30’’ – 6’00’’
5’ 30’’ – 6’00’’
Ngoài ra, việc sử dụng những bài tập khác nhau trong những tình huống
thay đổi cũng rất hiệu quả. Có thể sử dụng các môn bóng (bóng đá, bóng rổ,
bóng bàn) đòi hỏi phải thể hiện sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
* Huấn luyện về thể lực:
Gồm các bài tập:
- Chạy lên dốc, chạy lên bậc cầu thang.
- Chạy đạp sau 60m: 03 lần.
- Bật cóc 10 – 15m: 03 lần.
- Bật cao trên cát.

- Bài tập đứng lên, ngồi xuống: nam 30 lần, nữ 20 lần
- Bài tập nhảy đổi chân: Nam 30 lần, nữ 20 lần
- Bài tập bật nhảy đổi chân lên bậc thang: Nam 50 lần, nữ 20 lần
- Bài tập phát triển cơ lưng, cơ bụng:
+ Tập cơ bụng: Nam 30 lần, nữ 20 lần
+ Tập cơ lưng: Nam 30 lần, nữ 20 lần
- Bài tập với tạ gánh 5 Kg bật nhảy đổi chân: Nam 20 lần, nữ 15 lần.
* Giai đoạn huấn luyện chuyên môn:
Nhiệm vụ của giai đoạn là hoàn thiện về thể lực, kỹ thuật trong chạy cự ly
ngắn để chuẩn bị cho vận động viên thi đấu.
Đặc điểm của giai đoạn này là tính chuyên môn hoá được thể hiện rõ hơn.
Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn về thể lực, kỹ thuật, tâm lý được tăng lên đáng
kể. Khối lượng và cường độ của các phương tiện chủ yếu tăng nhiều hơn so với
giai đoạn trước. Điều này diễn ra không chỉ do huấn luyện chung mà còn do ưu
15


tiên tăng số lượng các bài tập huấn luyện chuyên môn và thi đấu. Vì vậy, chúng
ta cần đặc biệt thận trọng điều hoà mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ
của lượng vận động trong huấn luyện.
* Huấn luyện sức nhanh tốc độ:
Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập:
- Chạy trong các điều kiện khó khăn như chạy lên dốc (40 - 80).
- Chạy trong các điều kiện dễ dàng hơn (chạy xuống dốc, chạy có sử dụng
sức kéo nhân tạo).
- Chạy trên cát.
Nam: 5’’10 – 5’’15

- Chạy tăng tốc 30m:


Nữ: 5’’15 – 5’’20
- Chạy xuất phát thấp: 02 lần.
- Chạy xuất phát thấp có dây chun 20m: 05 lần.
Nam: 9’’40 – 9’’35

- Chạy xuất phát thấp 60m:

Nữ: 9’’55 – 9’’40
Giai đoạn này được luyện tập từ 10 – 12 tiết với tuần tự như sau:
+ Tiếp tục ôn giai đoạn giữa quãng: Chạy tốc độ cao: 30 – 40m sau đó
chạy về với 30% sức. Giai đoạn này tập liên tục buổi sau cách 1 ngày.
- Ôn xuất phát chạy lao
- Chạy lao – giữa quãng – về đích
- Tổ chức thi đấu kiểm tra, rèn luyện ý chí tâm lý và trí tuệ.
Một trong những điều cần chú ý là sau khi hoàn thành quá trình huấn
luyện cần cho học sinh nghỉ 1 đến 2 tuần trước khi thi đấu.
Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, ngoài việc tổ chức tập luyện để
duy trì tốc độ cao, học sinh biết vận dụng liên kết giữa các giai đoạn để đạt
thành tích cao nhất. Mặt khác đây là giai đoạn giáo viên luôn tổ chức kiểm tra
thi đấu, theo dõi thành tích hàng ngày của từng học sinh.
Trong các buổi tập giáo viên kết hợp cho học sinh nghĩ ngơi hợp lý. Sau
khi thi đấu kiểm tra giáo viên nhận xét cụ thể, tỉ mỉ kết quả tập luyện của từng
học sinh, ghi nhật ký hàng ngày để theo dõi điều chỉnh. Ngoài những yếu tố,
15


những nội dung mà giáo viên truyền thụ cho học sinh, giáo viên cần ra bài tập về
nhà để học sinh thường xuyên luyện tập (theo yêu cầu của giáo viên). Kết hợp
với chế độ ăn uống hợp lý (trong điều kiện cho phép). Nhằm mục đích duy trì và
đảm bảo thành tích luôn ở thời kỳ cao nhất.

III. Kết quả bước đầu:
3.1. Kết quả định lượng:
Thành tích thi đấu của vận động viên chạy sau khi huấn luyện:

TT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên học sinh
Nguyễn Văn Hoài
Nguyễn Văn Trung
Bùi Văn Tiến
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Thị Hương
Bùi Thị Nhi

Giới tính

Cự ly

Thành tích

Nam
Nam
Nam
Nữ

Nữ
Nữ

60m
60m
60m
60m
60m
60m

9’’15
9’’08
9’’10
9’’30
9’’15
9’’35

Ghi chú

Như vậy thành tích sau khi vận dụng phương pháp tập mới đã được tăng
lên rõ rệt. Ngoài ra khi kiểm tra cho thấy các chỉ số về thể lực và thể hình đều
tăng lên. Nếu đem đối chứng với bản thống kê quá trình tập luyện năm học trước
thì kết quả sau quá trình tập luyện hoàn toàn hơn hẳn ở mọi thông số. Điều đó
khẳng định cùng khối lượng tập luyện nếu có phương pháp tuyển chọn và huấn
luyện hợp lý thì sẽ có kết quả cao hơn.
3.2. Kết quả định tính:
Học sinh có tâm lí thi đấu với quyết tâm cao, kỹ thuật xuất phát tốt, thực hiện
đúng kỹ thuật động tác các bước chạy, đánh đích đúng kỹ thuật. Thể lực của các
em được nâng lên rõ rệt, sức bền trong thi đấu được tốt hơn.


15


C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Từ thực tế nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ cho phép chúng tôi rút ra
kết luận:
- Các bài tập phát triển sức mạnh được lựa chọn và áp dụng cho học sinh ở
lứa tuổi 10 - 11 có hiệu quả nâng cao thành tích trong nội dung bật xa tại chỗ.
- Các bài tập này chúng tôi thấy phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi 10 11 và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
2. Bài học kinh nghiệm
15


Qua công tác nghiên cứu, giảng dạy và tập luyện tôi rút ra bài học sau:
Trong giai đoạn huấn luyện chuyên sâu chạy 60m cần phải biết cách:
- Biết xây dựng kế hoạch hợp lý.
- Lựa chọn bài tập tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Khối lượng vận động phải từ ít đến nhiều, từ chưa có đến có.
- Giữa buổi tập 1 và buổi tập 2 phải có thời gian nghỉ ngơi và được bắt đầu
trọng điểm cơ thể hồi phục vượt mức . Để nâng cao chất lượng giảng dạy huấn
luyện là một giáo viên không ngừng học hỏi đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm
cho bản thân, đồng thời nghiên cứu tìm tòi những tài liệu có liên quan đến bộ
môn.
- Một giờ giảng dạy và huấn luyện có hiệu quả trước hết giáo viên phải
nhiệt tình, tác phong cũng như phong cách phải mẫu mực cho học sinh noi theo
- Luôn động viên các em tập luyện song cũng cần có những yêu cầu nghiêm
khắc về kỹ thuật cũng như khối lượng vận động.
- Giờ học phải đảm bảo tính nguyên tắc như tính hệ thống, tính vừa sức,
tính toàn diện, tính tích cực, tính an toàn.

- Bên cạnh đó muốn huấn luyện đạt kết quả:
+ Giáo viên: phải chuẩn bị sân bãi, dụng cụ thật chu đáo.
+ Đối với học sinh: phải kiên trì tập luyện không ngại khó, không rụt rè,
phải tự giác tập luyện.
3. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất trong nhà trường thì ngành
giáo dục cần trang bị hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy huấn
luyện môn thể dục. Đặc biệt thành lập câu lạc bộ thể thao với nhiều môn để các
em học tập, tập luyện ngoài giờ chính khóa.
Thường xuyên lên chuyên đề về phương pháp giảng dạy huấn luyện chuyên
môn thể dục. Giáo viên thể dục được bồi dưỡng thêm kiến thức cũng như
chuyên môn.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm giảng dạy, tập luyện của tôi được áp dụng
ở trường. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, không tránh khỏi
15


những thiếu sót nhất định. Do vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp chân thành của các bạn đồng nghiệp để đề tài đạt hiệu quả hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp!

15



×