Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

DE CUONG LUẬN văn vai trò của hội liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang trong thực hiện bình đẳng giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.56 KB, 13 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Trong xã hội loài người phụ nữ có
vai trò rất quan trọng, là người thầy đầu tiên của con người, là một trong
những nguồn lực để phát triển xã hội, có những đóng góp rất lớn lao vào sự
phát triển của mỗi quốc gia. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, phụ nữ Việt Nam đã lập nên bao chiến công, góp phần quan trọng vào
sự nghiệp chấn hưng, trường tồn của dân tộc, khẳng định vai trò to lớn của
phụ nữ trong sực nghiệp chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc bình
đẳng nam nữ (Bình đẳng giới) ngày càng đạt được những kết quả quan trọng.
Trong đó Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp có vai trò không nhỏ.
Tuy nhiên trên thực tế việc bình đẳng nam nữ, nhất là ở nông thôn vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập. Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ ở nhiều xã trong
thực hiện Bình đẳng giới còn nhiều hạn chế và mờ nhạt. những bất bình đẳng
nan nữ, nạn bạo hành phụ nữ ở nhiều nơi vẫn còn xảy ra, có nơi nguy hiểm
đáng báo động. Nghiên cứu tìm giải pháp thực hiện tốt việc Bình đẳng giới và
phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ, nhất là ở nông thôn hiện nay thực
sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Trong những năm qua các xã ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang dưới sự
lãnh đạo của huyện ủy, sự quản lý của chính quyền huyện và sự tham gia tích
cực của các đoàn thể Chính trị - Xã hội từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn, trực
tiếp là của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, các xã, thị trấn đã có bước
phát triển khá lớn về mọi mặt, trong đó có việc thực hiện Bình đẳng giới.
Nhiều quyền bình đẳng của phụ nữ được thực hiện đạt kết quả như: trong phát
triển kinh tế, trong hoạt động xã hội, trong tham gia vào cấp ủy, lãnh đạo,
chính quyền, đoàn thể, trong thực hiện dân chủ ở cơ sở…Những chuyển biến



2

đó, đã cổ vũ động viên chị em vươn lên trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội…
ở địa phương, góp phần quan trọng vào kết quả công cuộc đổi mới ở địa
phương. Hội Liên hiệp phụ nữ ở nhiều xã, thị trấn trong huyện đã tích cực,
chủ động thể hiện rõ vai trò của mình trong thực hiện Bình đẳng giới: tham
gia tích cực và trở thành nhân tố rất quan trọng trong hòa giải, xử lý các mâu
thuẫn vợ chồng, bạo hành phụ nữ; phê phán những hành động sai trái đối với
phụ nữ; tham gia vào các hoạt động của địa phương…
Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng nam nữ ở nhiều xã vẫn còn xảy ra,
có nơi nghiêm trọng. Đáng báo động là: Nạn bạo lực gia đình, định kiến giới,
trọng nam, khinh nữ vẫn xảy ra ở nhiều thôn, xóm, gia đình. Tệ chửi bới,
đánh đập, giết hại phụ nữ và trẻ em, cưỡng ép tình dục...ở một vài nơi là tình
trạng đáng lo ngại.
Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ ở nhiều xã trong thực hiện Bình đẳng
giới còn chưa thể hiện rõ, còn lúng túng trong xác định và thực hiện các chủ
trương, giải pháp thực hiện tốt việc Bình đẳng giới. Trình độ, năng lực
phương pháp thực hiện Bình đẳng giới của phần lớn cán bộ Hội còn nhiều hạn
chế, bất cập; nhận thức về Giới, Bình đẳng giới và về các chủ trương, quan
điểm của Đảng, chính sách Pháp luật của hội viên và phần lớn cán bộ Hội còn
chưa đầy đủ, sâu sắc. Nhiều vụ bạo hành, ngược đãi phụ nữ xảy ra ở một số
địa phương, nhưng Hội hầu như đứng ngoài cuộc…
Nghiên cứu tìm giải pháp phát huy kết quả về Bình đẳng giới, phát huy
ưu điểm về thể hiện vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn ở huyện
trong thực hiện Bình đẳng giới và khắc phục những khuyết điểm, yếu kém,
phát huy mạnh mẽ vai trò của Hội trong thực hiện Bình đẳng giới ở các xã, thị
trấn trong huyện trong những năm tới là rất cấp thiết.
Để góp phần thực hiện tốt vấn đề nêu trên tôi chọn và thực hiện đề tài
Luận văn Thạc sĩ: “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện



3

Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong thực hiện Bình đẳng giới hiện nay ” làm đề
tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ. Đây là đề tài có ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Hội Liên hiệp Phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị
nước ta, hoạt động QLXH và trong việc thực hiện Bình đẳng giới. Vì vậy,
trong nhiều năm qua đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này.
Được thể hiện trong các ngành khác nhau với kết quả khá phong phú và đa
dạng biểu hiện dưới các hình thức là các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, các
công trình khoa học, các sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí…
Có thể trích dẫn một số công trình, đề tài nghiên cứu sau đây:
“Thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung phương thức hoạt
động của Hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ” là đề tài khoa học cấp Bộ
ban chủ nhiệm đề tài gồm có: Thạc Sỹ Trần Thị Lan và Tiến Sỹ Nguyễn Thị
Thu Hà.
Nguyễn Đức Hạt, (2007),“Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ Nữ
trong hệ thống chính trị”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội,.
“Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, (2002), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (2002),“Các quy định của pháp luật về
nhiệm vụ quyền hạn của HLHPN VN”, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Tuấn và Nguyễn Hải Hà, (2005, số 3, trang 19 – 24),
“Tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản lý Nhà nước”, Tạp chí Giáo dục
Lý luận, Hà Nội.
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào
đánh giá về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong thực hiện Bình đẳng giới
để phát hiện những thách thức trong việc đưa Luật vào cuộc sống tại các xã,

thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Do đó, nghiên cứu, đánh giá vai trò


4

của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang để tìm
hiểu thực trạng và nguyên nhân của vấn đề là rất cần thiết, nhằm góp phần tìm
ra các biện pháp nâng cao hiệu quả vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong
thực hiện Bình đẳng giới, triển khai thực hiện luật có hiệu quả; ngăn chặn,
phòng ngừa bất Bình đẳng giới trong phạm vi tỉnh Bắc Giang nói chung và
xã, thị trấn ở huyện Tân Yên nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục đích của Luận văn
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ
xã, thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, đánh giá những thành tựu đạt
được cũng như những hạn chế đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, trên cơ sở đó,
đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả vai trò của
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong thực
hiện Bình đẳng giới hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
Một là, Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về vai trò của Hội Liên
hiệp Phụ nữ trong thực hiện Bình đẳng giới.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện vai trò
của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; nhận
thức, thái độ, của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, người dân ở huyện Tân Yên đối
với Bình đẳng giới. Đồng thời, phân tích các yếu tố tác động đến nhận thức,
thái độ, cũng như việc thực hiện chức năng quản lý, giám sát, phối hợp thực
hiện luật tại cơ sở.
Thu thập thông tin và phân tích dữ liệu về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ

xã, thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong thực hiện Bình đẳng giới
hiện nay. Qua đó đánh giá các kết quả đã đạt được và những tồn tại đồng thời chỉ
rõ nguyên nhân.


5

Xác định quan điểm của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang trong thực hiện Bình đẳng giới.
Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải
pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện vai trò của Hội Liên
hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong thực hiện
Bình đẳng giới hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn
Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang trong thực hiện Bình đẳng giới hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Đề tài tập trung khảo sát về Bình đẳng giới và Hội Liên hiệp phụ nữ xã,
thị trấn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thể hiện vai trò của mình trong thực
hiện Bình đẳng giới từ năm 2006 đến nay.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề nêu
trên ở các xã, thị trấn của huyện Tân Yên, không nghiên cứu vấn đề này ở các
cơ quan, đơn vị sự, nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện.
- Phương hướng và giải pháp đề xuất trong Luận văn có giá trị đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà
nước ta về Giới, Bình đẳng giới và về Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp
5.2. Cơ sở thực tiễn của Luận văn

Cơ sở thực tiễn của Luận văn là thực trạng Bình đẳng giới ở các xã, thị
trấn của huyện và việc thể hiện vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn
trong thực hiện Bình đẳng giới ở địa phương


6

5.3. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước để phân tích, đánh giá và làm rõ vấn đề.
Đồng thời kết hợp các phương pháp tổng hợp, logic, so sánh, thống kê và thu
thập phân tích tài liệu, số liệu có liên quan đến những nội dung của đề tài.
- Điều tra, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi là phương pháp
được sử dụng trong quá trình đi thực tế tại các đơn vị, địa phương nhằm thu
thập thông tin, số liệu nghiên cứu cho những lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài.
Từ đó, rút ra những kết luận cần thiết, đưa ra những đánh giá và những
luận chứng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang trong thực hiện Bình đẳng giới hiện nay.
6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý
luận và thực tiễn về Bình đẳng giới và vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ xã, thị
trấn ở huyện trong thực hiện Bình đẳng giới hiện nay.
- Những kinh nghiệm về phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã,
thị trấn ở huyện Tân Yên trong thực hiện Bình đẳng giới từ năm 2006 đến nay
và những giải pháp phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở
huyện trong thực hiện Bình đẳng giới đến năm 2020.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo,
giúp cho cấp ủy, chính quyền, nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở
huyện trong quá trình thể hiện vai trò của mình trong thực hiện Bình đẳng

giới. Kết quả nghiên cứu của Luận văn còn có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo để bồi dưỡng cán bộ Hội ở các huyện của tỉnh Bắc Giang, và tài
liệu tham khảo cho sinh viên Nhà nước và Pháp luật, chuyên ngành Quản lý
Xã hội Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.


7

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VAI TRÒ CỦA
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH
BẮC GIANG TRONG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ GIỚI, BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở CÁC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN TÂN YÊN
1.1.1. Những vấn đề chủ yếu về Giới
1.1.2. Khái niệm Bình đẳng giới và nội dung
1.1.2.1. Khái niệm Bình đẳng giới
1.1.2.2. Nội dung Bình đẳng giới
1.1.3. Vai trò của Bình đẳng giới và những nhân tố tác động
1.1.3.1. Vai trò của Bình đẳng giới
1.1.3.2. Những nhân tố tác động đến Bình đẳng giới
1.1.4. Nội dung Bình đẳng giới ở các xã, thị trấn ở huyện Tân Yên
1.2. VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN
TÂN YÊN TRONG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.2.1. Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân Yên - Chức
năng, nhiệm vụ
1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ, hội viên của Hội Liên hiệp

phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân Yên
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn ở
huyện Tân Yên
1.2.2. Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn ở huyện Tân
Yên trong thực hiện Bình đẳng giới


8

Chương 2
BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ,
THỊ TRẤN Ở HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG TRONG
THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN,
KINH NGHIỆM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN TÂN YÊN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội các xã, thị trấn
2.1.2. Đặc điểm phụ nữ ở các xã, thị trấn trong huyện
2.2. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở CÁC XÃ, THỊ TRẤN Ở
HUYỆN TÂN YÊN
2.2.1. Những ưu điểm và kết quả
2.2.2. Những khuyết điểm, hạn chế
2.3. VAI TRÒ CỦA CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ, THỊ TRẤN Ở
HUYỆN TÂN YÊN TRONG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI - THỰC
TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
2.3.1. Thực trạng
2.3.1.1. Những ưu điểm
2.3.1.2. Những khuyết điểm, yếu kém
2.3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm
2.3.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm
2.3.2.2. Nguyên nhân của khuyết điểm, yếu kém

2.3.2.3. Những kinh nghiệm


9

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN
TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG TRONG THỰC HIỆN
BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐẾN NĂM 2020
3.1. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN TÂN
YÊN TRONG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
3.1.1. Thuận lợi, khó khăn
3.1.1.1. Thuận lợi
3.1.1.2. Khó khăn
3.1.2. Phương hướng
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI
LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC
GIANG TRONG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ xã,
thị trấn, hội viên, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương về Bình đẳng
giới và vai trò của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ xã, thị trấn trong thực hiện
Bình đẳng giới
3.2.1.1. Nâng caonhận thức của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp
nhân dân trong xã, thị trấn
3.2.1.2. Nâng cao nhận thức của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn
3.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ xã, thị trấn trong thực hiện Bình đẳng giới
3.2.2.1. Đổi mới nội dung hoạt động

3.2.2.2. Đổi mới phương thức hoạt động


10

3.2.2.3. Đổi mới về tổ chứ, bộ máy, cán bộ và phát huy vai trò của phụ
nữ trong thực hiện Bình đẳng giới
3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, vai trò của Chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở xã, thị trấn về phát huy vai
trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn trong thực hiện Bình đẳng giới
3.2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, vai trò của Chính
quyền đối với việc phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn
trong thực hiện Bình đẳng giới
3.2.3.2. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở xã,
thị trấn về phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn trong
thực hiện Bình đẳng giới
3.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên đối với
Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn trong thực hiện Bình đẳng giới
3.2.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của cấp ủy, chính
quyền, đoàn thể và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, tỉnh đối với Hội Liên hiệp
phụ nữ xã, thị trấn trong thực hiện Bình đẳng giới
3.2.4.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về Bình đẳng giới và thực hiện Bình
đẳng giới

KẾT LUẬN


11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, (1993), Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 “về đổi mới
tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, Hà Nội.
2. Chính phủ, (2003), Nghị định số 19/2003/NĐ – CP ngày 07/03/2003 “quy
định trách nhiệm của cơ quan hành nhà nước các cấp trong việc bảo
đảm cho các cấp HLHPN VN tham gia quản lý nhà nước”, Hà Nội.
3. Chính phủ, (2007), Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X ngày
27/04/2007 “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, Hà Nội.
4. Chính phủ, (1990), Nghị quyết 8b/NQ-HNTW ngày 27/3/1990 “Về đổi
mới công tác quần chúng của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân”, Hà Nội.
5. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, (2010), Giáo trình “ Khoa
học quản lý”, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Hạt, (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong
hệ thống chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (1992), Văn kiện Đại Hội đại biểu phụ nữ
Việt Nam lần thứ VII, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
8. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ
Việt Nam lần thứ VIII, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
9. Hội Liên hiệp phụ nữ VN, (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ Việt
Nam lần thứ IX, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
10. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ
Việt Nam lần thứ X, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
11. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (2009), Báo cáo nghiên cứu Vai trò của phụ
nữ trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, Hà Nội.


12

12. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (2008), Báo cáo công tác Hội năm 2008

và nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội.
13. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (2009), Báo cáo công tác Hội năm 2009
và nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội.
14. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (2010), Báo cáo công tác Hội năm 2010
và nhiệm vụ năm 2011, Hà Nội.
15. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (2011), Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ
thực hiện Nghị quyết Đại hôi phụ nữ toàn quốc lần thứ X của Đoàn
Chủ tịch HLPPN VN, Hà Nội.
16. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (2007), Điều lệ Hội được thông qua tại
Đại hội phụ nữ toàn quốc nhiệm kỳ X, Nxb Phụ Nữ Hà Nội, Hà Nội.
17. Quốc Hội, (2004), Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Hà Nội.
18. Quốc Hội, (1999), Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hà Nội.
19. Quốc Hội, (1992), Hiến pháp năm 1992 nước Cộng Hòa Xã hội Chủ
Nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
20. Nguyễn Quốc Tuấn – Nguyễn Hải Hà, (2005, số 3, trang 19 – 24), Tăng
cường vai trò của phụ nữ trong quản lý nhà nước, Tạp chí Giáo dục
Lý luận, Hà Nội.
21. Thang Văn Phúc, (2002), Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển
đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Website Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
23. Website Hội Liên hiệp Phụ nữ Bắc Giang.
24. Trang thông tin Điện tử sở Tư Pháp Bắc Giang.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI


13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI


1. HLHPN VN:

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

2. KT-XH:

Kinh tế - xã hội

3. QLXH:

Quản lý xã hội

4. MTTQ VN VN:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

5. CT-XH:

Chính trị - Xã hội

6. TP:

Thành phố

7. BĐG: Bình đẳng giới
8. BLGĐ: Bạo lực gia đình

Tên đề tài là:
“Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thị trấn ở huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong thực hiện Bình đẳng giới

hiện nay



×