Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Luận văn thạc sĩ Vấn đề sử dụng chất liệu đa phương tiện cho phát thanh trên Internet ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 168 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn một thập kỉ nay, mạng Internet đã trở thành phương tiện truyền
thông đại chúng thông dụng khắp thế giới. Đây là một loại hình truyền thông
đa phương tiện, sử dụng cả ngôn ngữ văn tự và phi văn tự để phục vụ nhu cầu
thông tin của công chúng. Sự xuất hiện và ngày càng lan tỏa mạnh mẽ của
Internet đã tạo nên những thay đổi lớn trong đời sống báo chí Việt Nam. Từ
đây hình thành nên cuộc cạnh tranh khá thú vị, đầy kịch tính giữa báo hình,
báo nói, báo in và báo mạng điện tử. Tuy vậy, có thể nói, giữa thời đại bùng
nổ thông tin và sự cạnh tranh thông tin quyết liệt giữa các loại hình báo chí,
thì phát thanh vẫn đứng vững trước những thách thức mang tính tất yếu của
sự phát triển. Ở Việt Nam, có nhiều lý do để loại hình báo phát thanh giữ
được vị thế của mình, trong đó có tình cảm của hàng triệu người nghe vì
những chương trình trên làn sóng phát thanh đã “ngấm vào máu” bao thế hệ.
Nhưng trên hết, sự tìm tòi, sáng tạo và mạnh dạn áp dụng những hướng đi
mới chính là yếu tố then chốt để phát thanh khẳng định được thế mạnh của
mình.
Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển
của phát thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất
các chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu
cầu của công chúng. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên
nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra
được chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công
chúng mới… Và một trong những xu hướng của phát thanh hiện đại đang bắt
đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam phát thanh trên mạng Internet với
việc sử dụng các chất liệu đa phương tiện.
Theo nghiên cứu của Edison Research, ở Mỹ, trong 6 năm (từ năm
2008 đến 2014), số thính giả (độ tuổi từ 12 trở lên) nghe Phát trên Internet



2
hàng tuần tăng gấp gần 3 lần (từ 16% của năm 2008 lên 36% của năm 2014).
Đồng thời, thời lượng trung bình mà mỗi thính giả dành để nghe phát thanh
trên Internet mỗi tuần tăng hơn 2 lần (từ 6 tiếng 14 phút của năm 2008 lên 13
tiếng 19 phút của năm 2014).
Trong buổi trò chuyện với những nhà báo quốc tế thăm Thụy Điển vào
Tháng 8 năm 2014, ông Petersson - Giám đốc phân tích và truyền thông của
Đài Phát thanh Thụy Điển Sveriges Radio (SR) cho biết: Đài phát thanh Thụy
Điển, hay còn gọi là Sveriges Radio (SR) là một trong những cơ quan có ảnh
hưởng lớn nhất ở Thụy Điển, có số lượng người nghe lớn nhất ở đất nước Bắc
Âu này, hơn cả đài truyền hình Thụy Điển (SVT) và vượt xa số lượng độc giả
của các tờ báo lá cải lớn nhất nước. Tuy vậy, SR cũng đang đứng trước sức ép
của cạnh tranh và thách thức của những xu hướng mới của thời đại, cũng như
của công nghệ mới thay đổi hàng ngày hàng giờ trên thế giới. Ông Petersson
nói: “Những năm gần đây, mỗi năm đài chúng tôi mất khoảng 2% số lượng
người nghe với các kênh phát thanh truyền thống. Bù lại, số lượng người nghe
SR trên các kênh trực tuyến (online) lại đang có mức gia tăng khá mạnh”. Xu
hướng người nghe đài trên các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh
(smartphone), máy tính bảng (tablet) đang tăng trưởng một cách rõ rệt, và đó
là một xu hướng rõ ràng, khó có thể đảo ngược. Cũng theo ông Petersson, số
lượng người nghe đài trên các kênh online hiện đạt con số khoảng 1,4 triệu
người nghe/tuần trong tổng số 5 triệu thính giả/ngày của toàn bộ Đài Phát
thanh Thụy Điển.1
Ở Việt Nam, mở đầu xu hướng phát thanh trên Internet là VOVNews –
tờ báo tiên phong ở Việt Nam triển khai đưa chương trình phát thanh lên trang
web. Đến nay, số website có âm thanh trên mạng Internet của Việt Nam đa
dạng hơn trước. Hầu hết các trang báo mạng đều có sử dụng âm thanh để
minh họa cho các tác phẩm. Hầu hết các website của các Đài PT-TH đều tiếp
1


Thanh Hà, Bí quyết thành công của Đài Phát thanh Thụy Điển, Báo Doanh nhân Sài Gòn điện tử,

02/09/2014,


3
sóng phát thanh trực tiếp, và đăng tải lại các chương trình đã phát sóng để
thính giả có thể nghe lại… VOVNews cùng một số website và trang báo
mạng khác bắt đầu sản xuất những tác phẩm phát thanh dành cho công chúng
Internet, mang những đặc trưng của báo chí trên mạng. Và từ đây, các chất
liệu đa phương tiện bắt đầu được sử dụng trong những tác phẩm phát thanh.
Những tác phẩm phát thanh, không chỉ đơn thuần là “bản sao” của phát thanh
trên sóng điện, không chỉ là sự mã hóa âm thanh để đăng tải lên Internet, mà
các tác giả đã sử dụng thêm các chất liệu ngôn ngữ khác như chữ viết, hình
ảnh…để bổ sung thông tin, bên cạnh việc sử dụng âm thanh tổng hợp như
phát thanh truyền thống… Đến nay, có thể kể tên một số website có những tác
phẩm phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện được công chúng quan
tâm như: vov.vn (chuyên mục nghe – nhìn), radiovietnam.vn, tuoitre.vn
(chuyên mục Tuổi trẻ audio), tinngan.vn…
Tuy nhiên quanh vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi cần giải quyết. Hiện
nay tồn tại song song nhiều quan niệm: Nhiều người cho rằng phát thanh đã có
sử dụng chất liệu phương tiện chính là báo mạng điện tử. Và phát thanh trên
Internet là tiếp sóng lại các chương trình phát thanh trên sóng FM. Rõ ràng, hiện
còn những khoảng trống lý thuyết cần được lấp đầy.
Trên thực tế, những nhà báo làm các tác phẩm phát thanh có sử dụng chất
liệu đa phương tiện trong thời gian qua, cũng chưa được trang bị kiến thức, kĩ
năng về lĩnh vực này, và chủ yếu làm dựa trên những kinh nghiệm cá nhân.
Vì vậy, với luận văn đề tài “Vấn đề sử dụng chất liệu đa phương tiện
cho báo phát thanh trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay”, tác giả tập trung

làm rõ các chất liệu đa phương tiện của báo phát thanh hiện nay, phân biệt
phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện với các loại hình báo chí khác,
và chỉ ra những đặc điểm đa phương tiện của phát thanh ở Việt Nam. Từ đó,
dự đoán về triển vọng của phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện ở
Việt Nam và đề xuất một số giải pháp giúp loại hình phát thanh mới này có
thể phát triển và có sức hút với công chúng.


4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Ở Việt Nam, việc sử dụng chất liệu đa phương tiện cho báo phát thanh
mới bắt đầu hình thành và còn là khái niệm mới mẻ đối với nhiều người. Theo
nghiên cứu của tác giả, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình khoa
học hoàn chỉnh nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp
đến những khía cạnh của đề tài, đó là cơ sở rất quan trọng cho tác giả nghiên
cứu lĩnh vực này. Những công trình nghiên cứu đó là: Những giáo trình và
những bài viết chuyên sâu đề cập đến một phương thức đưa tin đa phương
tiện; những luận văn, luận án nghiên cứu về báo phát thanh, và phát thanh
trên Internet. Những kết quả nghiên cứu này đã giúp cho tác giả có cơ sở và
kế thừa trong quá trình triển khai đề tài luận văn.
Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như:
- Trên thế giới:
+ Cuốn sách “Internet working multimedia” (Đa phương tiện trên
Internet) của ba tác giả Jon Crowcroft, Mark Handley, Ian Wakeman
+ Cuốn sách Digital Multimedia (Đa phương tiện kĩ thuật số) của Nigel
Chapman.
Cùng một số bài viết của một số nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí truyền
thông đưa ra những định nghĩa, nội dung về vấn đề kĩ thuật liên quan tính đa
phương tiện trên Internet, và chia sẻ những kĩ năng làm truyền thông đa

phương tiện.
- Ở Việt Nam:
+ Cuốn sách “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của TS.Nguyễn
Thị Trường Giang phân tích khả năng đa phương tiện trong đặc trưng của báo
chí trực tuyến.
+ Luận văn Thạc sĩ “Cách thức đưa tin đa phương tiện trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Hồng, 2010, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.


5
+ Luận văn Thạc sĩ “Một số vấn đề ngôn ngữ phát thanh trên mạng
Internet” của tác giả Vũ Thị Hạnh, 2004, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
+ Luận văn Thạc sĩ “Ngôn ngữ báo chí Internet” của tác giả Phạm Thu
An, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
+ Luận văn thạc sĩ “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực
tuyến của các cơ quan phát thanh, truyền hình”, của tác giả Trần Thị Thuý
Bình, 2005, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
+ Luận văn thạc sĩ “Truyền thông đa phương tiện trên Internet xu thế của
truyền thông hiện đại” của tác giả Nguyễn Xuân Hương, ĐH Khoa học Xã hội
và Nhân văn.
+ Bài nghiên cứu “Xu thế báo chí đa phương tiện thời truyền thông hội
tụ” của TS. Nguyễn Thị Trường Giang, đăng trong kỷ yếu hội thảo Khoa học
“Sự vận động, phát triển của báo chí, truyền thông trong thời kỳ hội tụ truyền
thông, tích hợp phương tiện”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013.
Tất cả những tài liệu trên là nguồn tư liệu cho tác giả tham khảo để xây
dựng khung lý thuyết đặt nền tảng cho vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà
khoa học, nhà báo, mới chỉ đề cập tới những vấn đề của truyền thông đa
phương tiện nói chung, và tính đa phương tiện của báo mạng điện tử, hoặc
ngôn ngữ của báo chí đa phương tiện, qua những công trình, bài viết nhỏ lẻ,

chưa đi sâu nghiên cứu, chưa có hệ thống lý luận thống nhất về vấn đề sử
dụng chất liệu đa phương tiện của phát thanh ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm phát thanh có tính đa
phương tiện trên các website radiovietnam.vn, tuoitre,vn, và tinngan.vn, tác
giả đưa ra một cái nhìn tổng thể và toàn diện về việc sử dụng chất liệu đa
phương tiện của phát thanh ở Việt Nam, những ưu điểm và hạn chế, phân biệt
các tác phẩm phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện với phát thanh


6
truyền thống, và báo mạng điện tử. Từ đó, tác giả đề xuất một số thể loại, đề
tài phù hợp với hình thức Phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện, một
số cách thức tổ chức sản xuất nâng cao hiệu quả tác động của các tác phẩm
phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: xác định cơ sở lý thuyết về phương thức thông tin đa phương
tiện và vấn đề sử dụng chất liệu đa phương tiện của phát thanh.
Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng việc sử dụng các chất liệu đa
phương tiện của các tác phẩm phát thanh trên Internet, rút ra những đặc điểm
về nội dung và hình thức của các tác phẩm phát thanh có sử dụng chất liệu đa
phương tiện ở Việt Nam. Từ đó so sánh những ưu thế, hạn chế của loại hình
phát thanh này với phát thanh truyền thống.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp hiệu quả, sát thực, khả thi để phát huy
những mặt tích cực của việc sử dụng chất liệu đa phương tiện cho phát thanh
ở Việt Nam, để loại hình phát thanh mới này thực sự có sức cuốn hút với
thính giả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm phát thanh trên
Internet có sử dụng chất liệu đa phương tiện.
- Đối tượng khảo sát là: trang radiovietnam.vn, chuyên mục Tuổi trẻ
Media - báo tuoitre.vn, trang tinngan.vn (radio). Nếu như radiovietnam.vn là
một trang tin đa phương tiện của đài phát thanh quốc gia, thì Tuổi trẻ Media
lại là của một cơ quan báo chí, vốn xuất phát và nổi tiếng với loại hình báo in,
giờ đây mở rộng thêm loại hình phát thanh, và Radio tinngan,vn lại là trang
tin của viettel, hoạt động như một cơ quan truyền thông tư nhân. Với việc lựa
chọn ba đối tượng này, tác giả mong muốn qua quá trình phân tích, sẽ so sánh
và rút ra được những ưu nhược điểm của phát thanh trên Internet ở từng trang.


7
Từ đó sẽ có cái nhìn tổng quan về các mô hình, phương thức sản xuất các tác
phẩm phát thanh trên Internet.
- Thời gian khảo sát từ tháng 2 đến hết tháng 7 năm 2014. Đây là khoảng
thời gian sau Tết Nguyên đán 2014, một số trang tin có những thay đổi về
giao diện, cách thức đưa tin, tần suất và số lượng các tin bài. Tác giả mong
muốn tiếp cận được những cách làm mới nhất ở các cơ quan báo chí thông
qua việc lựa chọn thời gian khảo sát này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về báo chí nói
chung, các xu hướng phát triển của báo chí nói riêng, các lý thuyết về truyền
thông, truyền thông mới.
5.2 Phương pháp nghiên cứu công cụ

Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong đề tài là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông qua việc tìm kiếm và tập hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
tác giả làm rõ lý luận về vấn đề sử dụng chất liệu đa phương tiện của báo phát
thanh. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 – chương tạo
lập cơ sở lý luận và thực tiễn, làm điểm tựa để khảo sát trong chương 2.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
Được dùng để nhận diện, phân tích thực trạng vấn đề sử dụng chất liệu
đa phương tiện của phát thanh ở Việt Nam, rút ra những ưu điểm, hạn chế.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an-két):
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu nhận các nhận xét,
đánh giá, và nhu cầu của thính giả về việc sử dụng chất liệu đa phương tiện
của phát thanh ở Việt Nam. Đồng thời tìm hiểu thực trạng sử dụng các chất


8
liệu đa phương tiện của các phóng viên ở chính những cơ quan báo chí trong
diện khảo sát, làm cơ sở để đánh giá vấn đề này, phục vụ nội dung chương 2.
Tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát với hai nhóm đối tượng:
Thứ nhất: với công chúng của phát thanh trên Internet, tác giả thiết kế
bảng hỏi với 11 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu sự nhu cầu và đánh giá của
công chúng về các chất liệu đa phương tiện (chữ viết, hình ảnh, audio, video,
đồ họa, các chương trình tương tác…) được sử dụng cho phát thanh trên
Internet, đặc biệt trên ba trang radiovietnam.vn, Tuổi trẻ Media, và Radio
tinngan.vn. Tác giả đã phát ra 200 phiếu hỏi, với nhóm đối tượng trong độ
tuổi từ 15 đến 35 (Dựa trên báo cáo tổng quan về Internet tại Việt Nam năm
2011, có hơn 70% số người sử dụng Internet nằm trong độ tuổi này).
Thứ 2: Tác giả thực hiện khảo sát 40 phóng viên, biên tập viên đang
làm phát thanh trên Internet ở các cơ quan trên. Phiếu khảo sát gồm 10 câu

hỏi nhằm mục đích tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực
hiện các tác phẩm phát thanh sử dụng các chất liệu đa phương tiện. Đồng
thời, tìm hiểu đánh giá của các phóng viên về sự hấp dẫn, triển vọng, cũng
như cách thức sản xuất các tác phẩm phát thanh này.
- Phương pháp thống kê
Trong quá trình khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp này kết hợp với
phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá và xã hội học để rút ra các thông
số về tỉ lệ sử dụng các chất liệu đa phương tiện, cũng như thông số về mức độ
quan tâm của thính giả với loại hình phát thanh này.
- Phương pháp so sánh
Tác giả sử dụng phương pháp này để làm nổi bật những ưu việt của phát
thanh có sử dụng các chất liệu đa phương tiện so với phát thanh truyền thống
và so với các loại hình báo chí khác.
- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được dùng để thu thập ý kiến, quan điểm, đánh giá của
chuyên gia, nhà báo về các tác phẩm phát thanh có sử dụng chất liệu đa


9
phương tiện. Tiến hành 3 phỏng vấn với các đối tượng là lãnh đạo thuộc các
cơ quan báo chí thuộc diện khảo sát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Vấn đề sử dụng chất liệu đa phương tiện cho phát thanh ở Việt Nam là
vấn đề còn mới. Vì vậy, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn để đúc rút ra thành lý luận. Đây là một trở ngại cho việc nghiên cứu, học tập
và phát triển hình thức thông tin này theo hướng chuyên nghiệp ở Việt Nam. Với
đề tài này, từ việc tìm hiểu, phân tích thực trạng, tác giả sẽ đưa ra những căn cứ
xác đáng mang tính khoa học về vấn đề sử dụng chất liệu đa phương tiện của
phát thanh, những ưu điểm, hạn chế và triển vọng của loại hình phát thanh này.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế các tác phẩm để hình thành nền tảng lý luận về
phát thanh sử dụng chất liệu đa phương tiện ở Việt Nam.
- Đối với các nhà lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà quản lý báo chí: Việc dự
báo triển vọng của phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện ở Việt
Nam, và đề xuất các giải pháp phát triển sẽ giúp cho các nhà quản lý hoạch
định chính sách hợp lý và tìm ra con đường phát triển đúng đắn cho ngành
phát thanh nói chung và phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện nói
riêng, trong bối cảnh sự phát triển đa phương tiện là tất yếu trong xu thế
truyền thông hiện nay. Và trong tương lai, chất liệu đa phương tiện sẽ có thể
được sử dụng rộng rãi trong ngành phát thanh ở nước ta, không chỉ ở Đài
quốc gia, mà cả các đài tỉnh, các trang báo mạng, các cơ quan truyền thông…
- Đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy báo chí ở Việt Nam hiện nay,
những kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ là những tài liệu tham khảo
hữu ích cả về lý luận lẫn thực tiễn.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Trong luận văn, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp phát triển
việc sử dụng chất liệu đa phương tiện của phát thanh ở Việt Nam, và một số


10
biện pháp nâng cao chất lượng nội dung hình thức của các tác phẩm phát
thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện, mong muốn góp phần phát triển
loại hình này ở Việt Nam chuyên nghiệp và có hiệu quả. Đây có thể sẽ là tài
liệu hữu ích cho các nhà lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà báo…
- Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, phóng viên báo chí tính chuyên nghiệp, đáp ứng xu thế truyền thông
đa phương tiện ở nước ta nói chung và đa phương tiện trong báo phát thanh
nói riêng.
- Với bản thân tác giả, quá trình hoàn thành công trình nghiên cứu này là
sự vận dụng hệ thống lý luận đã được tiếp thu trong cả khóa học để nghiên

cứu một hiện tượng cụ thể. Đó cũng là quá trình tự hoàn thiện thêm về
phương diện lý thuyết về một phương thức phát thanh hiện đại, tạo cơ sở cho
hoạt động báo chí của bản thân về sau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận văn có kết cấu gốm 3 chương:
Chương 1: Chất liệu đa phương tiện cho phát thanh trên Internet –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng sử dụng chất liệu đa phương tiện cho phát thanh
trên Internet ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng chất liệu đa phương
tiện cho phát thanh trên Internet ở Việt Nam


11

CHƯƠNG 1
CHẤT LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN CHO PHÁT THANH
TRÊN MẠNG INTERNET – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Đa phương tiện
1.1.1.1 Lịch sử và khái niệm Đa phương tiện
Thuật ngữ ĐPT xuất hiện khoảng giữa thế kỉ XX, xuất phát từ cụm từ
“Multimedia” trong tiếng Anh. Theo từ vựng Tiếng Anh: “Media” là phương
tiện, “Multi” là nhiều. Multimedia là sản phẩm được tạo ra để “chạy” trên
nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau (đa phương tiện).
Thuật ngữ này có thể được sử dụng như một danh từ (một phương tiện
với nhiều hình thức nội dung) hoặc như một tính từ để mô tả một phương tiện
có nhiều hình thức nội dung.

Đa phương tiện được sử dụng mang ý nghĩa tương phản với phương
tiện truyền thông sử dụng chỉ máy tính thô sơ để hiển thị như chỉ văn bản
hoặc các dạng thức truyền thống của in ấn hoặc tài liệu sản xuất thủ công. Đa
phương tiện bao gồm sự kết hợp văn bản (text), âm thanh (audio), ảnh tĩnh,
hình ảnh động, video, link hoặc các dạng nội dung


12
Năm 1965, cụm từ này được sử dụng để miêu tả một buổi trình diễn
đặc biệt có tên “Exploding Plastic Inevetable” – buổi biểu diễn đầu tiên có sự
kết hợp của nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật. Sau đó
cụm từ này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa khác
nhau. Khoảng cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, nó được dùng để chỉ những
trình chiếu slide trên máy chiếu có kết hợp với âm thanh. [10, tr.103]
Một trong những mốc quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của tính đa
phương tiện trên báo mạng điện tử là sự ra đời của world wide web vào năm
1992. Với khởi đầu là những trang web đơn giản được viết bằng ngôn ngữ
siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language), sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ và thế giới lập trình đã giúp số lượng các “phương tiện”
được tích hợp trên các trang web ngày càng phong phú và đa dạng. Đó là :
Văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa
(graphic), âm thanh (audio), video, và các chương trình tương tác (interative
programs). [15, tr.104].
PGS.TS Đỗ Trung Tuấn – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
định nghĩa : “Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều
dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó.”
[40, tr.5]
Các sản phẩm đa phương tiện, sau khi được tạo ra có thể chạy trên máy
vi tính cá nhân (PC), chạy trên máy tính bảng/ điện thoại di động thông minh,
trên tivi… và được thưởng thức bởi tất cả mọi người có sử dụng các thiết bị

khác có trang bị màn hình hiển thị đơn lẻ hoặc thông qua Internet. Đó có thể
là một bảng hiệu quảng cáo đẹp, một đoạn âm thanh sống động, một banner
nhấp nháy trên nền một website, hoặc một clip quảng cáo cho một sản phẩm,
một trò chơi trên mạng, một phim hoạt hình 3D vv… Đa số các sản phẩm đa
phương tiện là sản phẩm thuộc lĩnh vực truyền thông. Vì vậy thuật ngữ “đa
phương tiện” hay gắn liền với “truyền thông”


13
ĐPT trong truyền thông cũng được định nghĩa dưới nhiều góc độ
khác nhau.
Tiến sĩ Mark Deuze2 đưa ra cách định nghĩa về TTĐPT:
Trước hết, TTĐPT giống như trình bày một bài báo hoàn chỉnh trên
một trang web, có sử dụng hai hoặc nhiều dạng truyền thông (không giới hạn
dạng truyền thông) như là các từ ngữ được dùng thường xuyên trong ngôn
ngữ nói và viết, âm nhạc, hình ảnh động và tĩnh, hình họa đồ thị, yếu tố tương
tác hoặc siêu văn bản).
Thứ hai, TTĐPT như một sự trình bày bài báo tích hợp (mặc dù không
nhất thiết đòi hỏi sự tích hợp) thông qua dạng truyền thông khác (không giới
hạn dạng truyền thông) như là một trang web, thư điện tử, SMS, MMS, phát
thanh, truyền hình hoặc cung cấp thông tin qua báo, tạp chí (tích hợp truyền
thông theo bề ngang).
Như vậy, định nghĩa của Mark Dueze nhấn mạnh đến sự hội tụ các
dạng truyền thông và đề cập đến sự liên quan giữa tính TTĐPT và hai đặc
điểm cơ bản của báo chí trực tuyến (tính tương tác và tính siêu văn bản).
Chúng ta có thể hiểu một sản phẩm truyền thông sử dụng hai dạng truyền
thông trở lên được gọi là một sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Sử dụng
càng nhiều dạng truyền thông trong một bài báo thì sản phẩm báo chí càng
khai thác tốt thế mạnh trình bày thông tin của mỗi dạng truyền thông và giúp
người dùng nắm bắt thông tin tốt hơn.

Trong khi đó, Từ điển phim và ảnh kĩ thuật số (2005) nhận định,
TTĐPT được định nghĩa là việc sử dụng nhiều dạng truyền thông khác nhau
trong cùng một sản phẩm truyền thông. Nói cách khác, một sản phẩm TTĐPT
có thể được hiểu ngắn gọn như một trình diễn slide (trình diễn các hình ảnh
trên máy tính – người viết) được gắn với phần nhạc minh họa, các đồ họa,
bài text, âm thanh hoặc hình ảnh động, hoặc thậm chí bao gồm các bộ phim
2

Bài “Báo chí TTĐPT là gì?” (What is Multimedia Journalism?), Tạp chí Nghiên cứu báo chí

(Jounalism Studies) (quyển 5, số 2 năm 2004, trang 139-152)


14
có âm thanh và diễn viên trong đó… Bất cứ sản phẩm truyền thông nào sử
dụng các yếu tố trên đều là các sản phẩm TTĐPT.3
Rõ ràng, TTĐPT được định nghĩa là việc sử dụng nhiều dạng truyền
thông khác nhau trong cùng một sản phẩm truyền thông (phần nhạc minh họa,
các đồ họa, bài text, âm thanh hoặc hình ảnh động…). Điều này làm nên sự
khác biệt của sản phẩm TTĐPT so với các sản phẩm báo chí khác. Nếu như
báo in chỉ có đồ họa, chữ viết, hình ảnh, phát thanh truyền thống sử dụng kĩ
thuật sóng điện từ chỉ có âm thanh tổng hợp (lời nói, tiếng động, âm nhạc);
truyền hình chỉ có hình ảnh (động và tĩnh) và âm thanh, thì sản phẩm TTĐPT
hội tụ mọi tính chất của báo in, phát thanh, và truyền hình.
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu TTĐPT
là sự kết hợp của ít nhất hai trong các phương tiện: ngôn ngữ viết, ảnh,
video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên
trang web, nhằm truyền tải một câu chuyện/vấn đề một cách đa diện, mỗi
hình thức thể hiện góp phần tạo nên câu chuyện thuyết phục và đầy đủ thông
tin nhất.

1.1.1.2 Đặc điểm truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đa phương tiện có một số đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, Truyền thông đa phương tiện gắn bó chặt chẽ với khoa học
công nghệ
TTĐPT là sản phẩm của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ
càng phát triển, càng có nhiều dạng truyền thông mới ra đời, và TTĐPT càng
giàu chất liệu truyền tải thông tin. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng
nâng cao chất lượng của các chất liệu trong truyền thông đa phương tiện. Vì
gắn bó với khoa học công nghệ, nên các sản phẩm truyền thông đa phương
tiện cũng đòi hỏi người xem phải có trình độ công nghệ nhất định.
Thứ hai, thông tin của truyền thông đa phương tiện là thông tin tầng
lớp theo nhiều dạng truyền thông
3

/>

15
Vì TTĐPT sử dụng tổng hợp các dạng truyền thông nên việc tận dụng
thế mạnh của mỗi dạng truyền thông để thông tin đã khiến TTĐPT tạo nên
thông tin tầng lớp, cung cấp một cái nhìn từ nhiều góc độ về các sự kiện, vấn
đề truyển tải. Do đó, nó thỏa mãn nhiều hơn các nhu cầu và phù hợp với
nhiều mức trình độ của người truy cập. Bên cạnh đó, thông tin không chỉ gói
gọn trong sự kiện hiện tại mà còn đặt trong mối liên hệ với thông tin quá khứ,
thông tin của các sự kiện liên quan. Có thể nói, TTĐPT đã phá vỡ giới hạn
chuyển tải và tiếp nhận thông tin. Thông tin tầng lớp cũng tạo nên môi trường
tương tác có chiều sâu cho công chúng.
Thứ ba, truyền thông đa phương tiện đòi hỏi sự sáng tạo và hiểu biết
của tập thể sản xuất.
TTĐPT đòi hỏi những người làm phải hiểu biết về nhiều công cụ để có
thể vận dụng, phối hợp sáng tạo các loại chất liệu trong quá trình truyền tải

thông tin. Vì các sản phẩm TTĐPT luôn sử dụng ít nhất hai dạng truyền
thông, nên nó cũng đòi hỏi những người làm đa năng. Xu hướng tại các cơ
quan truyền thông hiện nay là hợp tác trong sản xuất các sản phẩm truyền
thông đa phương tiện. Mỗi người thường có thế mạnh trong một dạng truyền
thông, sự kết hợp trí tuệ và kĩ năng tập thể sẽ cho ra những sản phẩm truyền
thông đa phương tiện chất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn.
Thứ tư, các sản phẩm truyền thông đa phương tiện có khả năng cá
nhân hóa ở mức độ cao
Nhờ việc đưa ra nhiều lựa chọn cùng một lúc cho người truy cập, các
sản phẩm TTĐPT giúp người truy cập làm chủ quá trình tiếp nhận thông tin
của mình. Từ đó họ tiếp nhận thông điệp tốt hơn. TTĐPT trao cho nhà báo
các công cụ cần thiết để nhà báo sáng tạo không gian theo khả năng của mình
và trao cho công chúng quyền tái tạo không gian theo nhu cầu của mình. Các
nhà báo sắp xếp thông tin theo mạch mà họ cho là hợp lý và người truy cập
hoàn toàn có quyền quyết định theo mạch thông tin của nhà báo hoặc theo trật
tự thông tin mà họ ưa thích.


16
Tóm lại, TTĐPT là việc trình diễn thông tin dưới nhiều dạng truyền
thông khác nhau (audio, video, tranh ảnh, đồ họa, văn bản…) trên cơ sở khai
thác thế mạnh của từng dạng truyền thông. Việc trình diễn thông tin phụ thuộc
vào chủ quan của người làm báo, những người xem hoàn toàn chủ động tái
tạo thông tin ý muốn của mình. Các sản phẩm TTĐPT thường có mặt trên báo
chí trực tuyến và công chúng có thể xem đi xem lại thông tin nhiều lần.
1.1.2 Chất liệu đa phương tiện
Các chất liệu đa phương tiện có thể hiểu chính là các thành phần của
truyền thông đa phương tiện. Đó là văn bản/chữ viết (text), âm thanh (audio),
hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation image), video, đồ họa
(graphic), và các chương trình tương tác (interactive programs).

1.1.2.1 Văn bản (Text)
Đây là một trong những chất liệu quan trọng của TTĐPT, được tiếp
nhận qua kênh đọc của độc giả hoặc người tiếp nhận thông tin nói chung.
Với chất liệu này, các thông tin được thể hiện chủ yếu dưới dạng kí tự
đơn thuần, được xử lý bằng các chương trình soạn thảo và quản lý văn bản
như Microsoft Office.
Thông thường, văn bản được sử dụng khi nhà báo không thể truyền
thông tin qua ảnh, video, audio hoặc đồ họa… Bởi bản thân văn bản có khả
năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn những nội dung thông điệp. Văn bản thường
thể hiện nội dung chính, dẫn dắt bài báo, miêu tả một tiến trình, hoặc cung cấp
thông tin đầu tiên về một sự kiện, có thể kết nối với các bức ảnh, đồ họa để
tăng tính hấp dẫn, chân thực của thông tin. Ngoài ra, văn bản còn được dùng để
chú thích, bổ trợ, làm rõ thông tin cho các đoạn video, hình ảnh, đồ họa…
1.1.2.2 Ảnh tĩnh (still image)
Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa.


17
Ảnh tĩnh có vai trò quan trọng trong các tác phẩm báo chí nói riêng và
các sản phẩm truyền thông nói chung. Bởi vì những bức ảnh tĩnh làm nổi bật
cảm xúc, đối với người xem. Và những cảm xúc này ở lại lâu hơn trong tâm
trí bạn đọc.
Đối với người đọc, việc tiếp nhận thông tin qua hình ảnh sẽ nhanh
chóng, dễ dàng, hấp dẫn hơn qua chữ viết. Những bức ảnh được kết hợp với
audio hoặc chữ viết không chỉ làm tăng giá trị, tính xác thực của thông tin, mà
còn thu hút người đọc, giúp mắt người xem nghỉ ngơi, thư giãn, đặc biệt trong
những bài viết dài.

(Hình ảnh trên báo Vietnamnet ngày 15/10/2014)
Ảnh thường được lưu ở dạng JPEG (là định dạng nén ảnh kỹ thuật số

phổ biến hiện nay bên cạnh một số chuẩn khác như Bitmap, TIFF hoặc
GIF…) và có các chú thích đi kèm. Dung lượng và số lượng ảnh tác động lớn
đến tốc độ tải trang. Vì vậy trong quá trình sử dụng ảnh cho bài báo đa
phương tiện, các phóng viên cần lựa chọn kĩ càng, sử dụng các hình ảnh có
chất lượng, đồng thời lựa chọn định dạng ảnh phù hợp với tốc độ đường
truyền Internet hiện nay.
1.1.2.3 Hình ảnh động


18
Hình ảnh động thường được thể hiện qua hai hình thức là slideshow
(trình diễn ảnh) và animation.
Slideshow ảnh gồm nhiều hình ảnh khác nhau, được sắp xếp theo một
trật tự cố định, nhằm kể một bài báo với tốc độ đổi hình ảnh định sẵn – tạo ra
một bài trình bày hình ảnh. Những hình ảnh có thể có các chú thích nhằm làm
rõ nội dung của hình ảnh. Slideshow có ưu điểm là tiết kiệm được diện tích
hiển thị trên website. Đồng thời sự chuyển động của trình chiếu hình ảnh ít
nhiều gây được sự chú ý và tạo ra hứng thú nhất định cho độc giả. Slideshow
thường được sử dụng khi nhà báo muốn kể lại một câu chuyện bằng hình ảnh.

(Slide ảnh trên TintucOnline – Chuyên trang của Vietnamnet 25/7/2014)
Animation là những hình ảnh động được tạo ra từ sự kết hợp nhiều ảnh
tĩnh, gần giống nguyên lý làm phim hoạt hình. Animation thường dùng để tái
tạo lại một sự kiện có chuyển động hay làm rõ cái đã xảy ra hoặc đang tiến
hành. Đây là cách làm hiệu quả khi không có video. Mặc dù chất lượng không
thể sánh bằng một đoạn video thực sự, nhưng với lợi thế về dung lượng nhỏ,
không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ đường truyền, animation thực sự là một
chất liệu rất hữu ích trong việc truyền tải các nội dung một cách khá sinh
động trên Internet.



19
1.1.2.4 Âm thanh (Audio)
Âm thanh là một chất liệu quan trọng trong số các yếu tố của đa
phương tiện. Âm thanh có thế mạnh về kể chuyện. Nó có tác dụng làm tăng
tính khách quan, tính thuyết phục của thông tin báo chí. Đồng thời, sự xuất
hiện tiếng nói của nhân vật cũng khiến cho các sản phẩm báo chí gần gũi và
dễ tiếp nhận hơn đối với công chúng. Vì vậy, thông thường các phần audio
được sử dụng khi âm thanh không thể miêu tả bằng lời hay cần có người trả
lời phỏng vấn khi bản thân từ ngữ không thể truyền tải.
Theo các chuyên gia thì dung lượng thông tin mà con người chuyển tải
hay tiếp nhận được nhờ thính giác và ngôn ngữ nói lớn gấp ba lần so với
lượng thông tin mà anh ta chuyển tải hay tiếp nhận bằng con đường thị giác đọc hoặc viết. Nguyên do là bởi ngôn ngữ nói, ngoài thông tin nằm trong ý
nghĩa của ngôn từ, còn mang trong mình một thông tin bổ trợ đáng kể khác
được thể hiện qua chất giọng, qua ngữ điệu, qua âm lượng. Nhà nghiên cứu
ngôn ngữ phát thanh nổi tiếng người Mỹ W. Hofman đã nhận định: "Nội dung
của từ ngữ làm người ta xúc động tới mức nào, thì âm thanh của tiếng nói
cũng có thể làm người ta rung cảm tới chừng ấy " [1, tr.66]
Nhà báo Jonathan Dube4, người sáng lập, đồng thời là Tổng Biên tập
Cyberjounalist.net nói: Sử dụng ảnh chân dung người phỏng vẫn sẽ hấp dẫn
người truy cập hơn khi gắn đoạn audio với văn bản bởi tính thuyết phục sẽ
cao hơn nhờ tạo cảm giác “người thật, việc thật”. Bên cạnh đó, có thể sử dụng
audio theo nhiều cách nhằm tạo cảm giác cho người truy cập được trò chuyện
với “người trên đường phố” và “hỏi chuyện các chuyên gia” về mọi chuyện
liên quan đến cuộc sống.
Âm thanh sử dụng trong các tác phẩm báo chí trên Internet thường gồm
các hình thức: tiếng động, âm nhạc, các chương trình phát lại từ các đài phát
thanh truyền hình, các chương trình phát thanh được sản xuất riêng cho
Internet…
4


Bài “Các dạng viết trực tuyến” (Online Storytelling forms), Cyberjounalist.net ngày 10/07/2000


20

(Một audio được sử dụng trên vov.vn ngày 02/10/2014)
Âm thanh thường được lưu dưới đuôi WAV hoặc MP3. Các file WAV
lưu trữ âm thanh thực, tương tự như các băng và đĩa nhạc, do đó dung lượng
của chúng lớn cần phải nén nhỏ lại. Các file MP3 có dung lượng nhỏ hơn
nhưng chất lượng âm thanh không cao như WAV.
1.1.2.5 Video
Là một đoạn video về sự kiện đã được biên tập hoặc nguyên thô có giá
trị thông tin. Định dạng và biên tập các thành phần video đòi hỏi các chương
trình máy tính đặc biệt. Các file video có thể có dung lượng rất lớn, do đó
chúng thường được làm giảm dung lượng bằng cách sử dụng kỹ thuật dạng
nén. Các dạng nén video phổ biến hiện nay là AVI, Quicktime, MPEG… Các
dạng này có thể giảm dung lượng video lên đến 95%.

(Một video trên báo An ninh thủ đô ngày 07/06/2014)


21
Thế mạnh của video là đem lại hình ảnh động và chân thực. Video là
phương tiện tốt nhất để miêu tả hành động, đưa người đọc đến nội dung chính
của bài báo. Nói cách khác, video giúp người truy cập có cảm nhận họ cũng là
một phần của bài báo video đang diễn ra vì họ có thể theo dõi mọi diễn biến
của nó. Các nhà báo thường dùng video tường thuật các cuộc tranh luận giữa
các nhân vật nổi tiếng hay những sự kiện lớn.
1.1.2.6. Đồ họa (Graphic)

Đồ họa là một trong các chất liệu mới trong giai đoạn phát triển của
truyền thông đa phương tiện. Chất liệu này truyền tải thông tin thể hiện theo
phương pháp trực quan bằng hình ảnh đồ họa, biểu đồ, bản đồ, các chú thích
dưới tệp dạng đồ họa…

(Đồ thị và bảng biểu mô tả tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Vietnamnet 24/07/2013)
Các đồ thị góp phần biểu diễn quá trình diễn biến của sự việc. Đồ thị soi
rọi sự việc ở nơi mà camera không thể tiếp cận như trong cơ thể con người hay
cách xa trái đất hàng trăm triệu năm ánh sáng. Có trường hợp đồ thị là phương
tiện chính thể hiện bài báo và văn bản, ảnh tĩnh, video…giữ vai trò phụ trợ.

(Đồ họa mô tả lộ trình bay của B52 xuất phát từ Guam, đi vào ADIZ
mà Trung Quốc đơn phương xác lập – Nguồn: Vietnamnet 02/12/2013)


22
Thông tin đồ họa được tổ chức quản lý lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tin
đồ họa và là một thành phần cơ sở dữ liệu thông tin Đa phương tiện xuất bản
phục vụ khách hàng sử dụng trên Web, in trên báo, tạp chí hay sách vở và các
phương tiện khác.
Các thành phần trên kết hợp và tạo nên các bài báo báo chí trực tuyến ở
nhiều dạng khác nhau. Trong đó, dạng phức tạp nhất phải kể đến công nghệ
Flash để nhập văn bản, audio, ảnh, video và thậm chí các cuộc tranh luận trực
tuyến, các câu đố - để tạo ra bài báo tương tác toàn diện về một vấn đề mà
không phương tiện truyền thông nào làm được.
1.1.2.7. Các chương trình tương tác
Những chương trình tương tác (interactive programs) là một trong
những “phương tiện” truyền tải được tích hợp vào một sản phẩm truyền thông
đa phương tiện, để công chúng có thể trực tiếp tham gia vào sản phẩm đó. Ví
dụ tham gia chơi một trò chơi, bình chọn, trả lời câu hỏi hay làm trắc nghiệm

và có ngay đáp án, tham gia những chương trình trực tuyến… Các chương
trình tương tác ngày càng phát triển theo xu hướng mở rộng hơn, phong phú,
đa dạng, thân thiện và hiệu quả hơn, không những đưa người đọc vào thế giới
thông tin một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, mà còn tạo điều kiện cho họ
tham gia vào quá trình cung cấp thông tin, thu hẹp dần khoảng cách giữa nhà
báo, tờ báo và bạn đọc:
- Các chương trình giao lưu trực tuyến:

(Giao lưu trực tuyến là hình thức mới được công chúng yêu mến)


23
Những giao lưu trực tuyến được tích hợp văn bản, hình ảnh, video,
audio… có khả năng mang lại thông tin tức thời, sống động đến với công
chúng. Với giao lưu trực tuyến, công chúng có thể tiếp nhận thông tin mà
mình quan tâm một cách nhanh chóng thông qua các câu hỏi và câu trả lời.
- Các mục, chuyên mục dành cho bạn đọc: Hình thức tương tác này
cho phép công chúng trở thành một phần của tờ báo, vừa đáp ứng nhu cầu
giãi bày, chia sẻ, phản ánh bức xúc, kiến nghị, cung cấp thông tin của công
chúng, vừa khiến cho cơ quan báo chí – truyền thông có thêm nhiều thông tin
phong phú, sinh động, đa chiều với góc nhìn ở nhiều khía cạnh cuộc sống…

(Một góc chuyên mục “Bạn đọc” của Vietnamnet 26/10/2014)
- Tương tác thông qua các diễn đàn:

(Một góc diễn đàn của báo An ninh Thủ đô 25/03/2014)
Diễn đàn trên báo thực sự là cầu nối giữa tòa soạn và bạn đọc, là nơi
người dân có thể tham gia trực tiếp vào tờ báo yêu thích của mình. Nếu như



24
phóng viên và biên tập viên ít nhiều áp đặt suy nghĩ riêng vào hầu hết các
chuyên mục thì ở mục diễn đàn, người ta thấy rõ những cái nhìn tự do, dân
chủ, khách quan, nhiều chiều của đông đảo tầng lớp nhân dân. Mọi ý kiến
mang tính chất xây dựng của nhân dân đều được trân trọng và ghi nhận một
cách nghiêm túc. Và tổ chức diễn đàn là một hình thức tương tác với công
chúng của báo chí, đồng thời thông qua các ý kiến của bạn đọc, báo chí thực
hiện chức năng phản biện, giám sát xã hội, định hướng dư luận xã hội.
- Tương tác thông qua các trò chơi, bình chọn, trưng cầu ý kiến
Các cuộc thi, bình chọn, trưng cầu ý kiến… là một hình thức tương tác
hiệu quả của báo chí đa phương tiện, tạo điều kiện cho công chúng được tham
gia vào quá trình đánh giá các tác phẩm báo chí, các sự kiện – vấn đề xã hội,
đồng thời cũng là hình thức quảng bá thương hiệu các sản phẩm báo chí.

(Một mẫu thăm dò ý kiến VNExpress và Dân trí)
Phần mềm phổ biến nhất để thực hiện các chương trình tương tác trên
hiện nay là Adobe Flash Player (tiền thân là Macromedia Flash Player) được
tích hợp trên những trình duyệt web thông dụng. Khởi đầu chỉ là khả năng
trình diễn những đoạn hình ảnh động, chương trình Flash dần được nâng cấp
và có khả năng trình diễn âm thanh, video… và hiện nay với hệ thống ngôn
ngữ lập trình Action Script được tích hợp, những nhà lập trình có thể thiết kế
những trò chơi, những chương trình tương tác ngay với những đoạn flash.
Ngoài Adobe Flash Player, một số ngôn ngữ lập trình cũng được áp
dụng vào việc xây dựng các trang web để tăng thêm tính tương tác như Java
Script, VB Script…


25
1.1.3 Phát thanh
Có nhiều cách định nghĩa về phát thanh xuất phát từ những góc độ nhìn

nhận khác nhau như:
- Phát thanh là tiếp nhận thông tin bằng tai (nhìn từ góc độ tiếp nhận)
- Phát thanh là sử dụng âm thanh để chuyển tải thông tin (nhìn từ góc
độ sáng tạo)...
Trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, tác giả Tạ Ngọc Tấn đã đưa ra
khái niệm về phát thanh như sau:
Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội
dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm thanh trong phát thanh
bao gồm lời nói, âm nhạc, và các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho
lời nói. [36, tr.104]
Với tư cách là một loại hình truyền thông đại chúng, phát thanh thực
hiện các chức năng xã hội của truyền thông đại chúng nói chung, đó là: chức
năng tư tưởng, chức năng thông tin, chức năng giám sát và quản lý xã hội,
chức năng văn hóa, chức năng giải trí, kinh doanh – dịch vụ...
 Đặc điểm loại hình của Phát thanh
Trong cuốn Những vấn đề cơ bản của báo phát thanh, hai tác giả Paul
Chantler và Peter Stewart viết: “Radio là phương tiện truyền thông tốt nhất để
kích thích trí tưởng tượng”; “Phát thanh là phương tiện truyền thông mang
tính riêng tư” 5
Những cách nhìn nhận trên đã cho thấy phát thanh mang nhiều ưu
điểm, những ưu điểm này có thể thấy rất rõ khi so sánh với các phương tiện
truyền thông đại chúng khác.
Trước hết, Phát thanh có khả năng cung cấp thông tin nhanh. Người ta
đưa ra công thức: Khi một sự kiện xảy ra, báo phát thanh đưa tin, truyền hình
5

Dẫn theo TS. Đinh Thị Thu Hằng: Báo phát thanh – Lý thuyết và Kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị -

Hành chính, Hà Nội 2013.



×