Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật đất đai 8 điểm: Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy định về hạn mức đất trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.49 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN:LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐỀ BÀI: 12
Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy định về hạn mức
đất trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện
hành? Việc quy định như vậy có là rào cản đối với người sử dụng
đất trong việc tích tụ và tập trung đất nông nghiệp để phát triển mô
hình kinh tế trang trại hay không? Vì sao?

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................ 2
NỘI DUNG............................................................................................3
I. Một số quy định cụ thể về hạn mức đất nông nghiệp theo Luật đất
đai 2013.................................................................................................. 3
1.1. Khái niệm hạn mức đất nông nghiệp.............................................3
1.2. Các quy định về hạn mức đất nông nghiệp....................................3
II. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất nông nghiệp
theo Luật đất đai 2013............................................................................4
III. Nhận xét về quy định hạn mức đất nông nghiệp đối với sự phát
triển của mô hình kinh tế trang trại.........................................................6
IV. Kiến nghị về sửa đổi quy định hạn mức đất nông nghiệp ở nước
ta............................................................................................................. 8
KẾT LUẬN............................................................................................ 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................10




MỞ ĐẦU
Chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thông qua mở rộng quy mô
sản xuất phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và hình
thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện
đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường đã được khẳng định trong
các nghị quyết của Đảng và được cụ thể hóa trong các chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Trong Luật đất đai 2013, các quyền của
người sử dụng đất nông nghiệp được hoàn thiện như quyền chuyển
đổi, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng, quyền góp vốn... Hạn
mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân được mở rộng phù hợp về quy mô và điều kiện của từng
vùng; điều này đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất tập trung,
tích tụ đất đai theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc đầu tư vào
đất đai. Tuy nhiên, có một số quan điểm vẫn cho rằng việc quy định
hạn mức đất như vậy là rào cảo đối với những người tích tụ ruộng
rất để phát triển mô hình trang trại quy mô lớn. Để làm rõ hơn về
vấn đề này, em xin chọn đề số 12 để hoàn thiện bài tập học kỳ của
mình. Đề số 12: “Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy
định về hạn mức đất trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật
đất đai hiện hành? Việc quy định như vậy có là rào cản đối với
người sử dụng đất trong việc tích tụ và tập trung đất nông nghiệp
để phát triển mô hình kinh tế trang trại hay không? Vì sao?”


NỘI DUNG
I. Một số quy định cụ thể về hạn mức đất nông nghiệp theo Luật
đất đai 2013

1.1. Khái niệm hạn mức đất nông nghiệp
Hạn mức đất nông nghiệp là giới hạn diện tích đất tối đa mà
Nhà nước cho phép hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thông qua cá
hình thức được Nhà nước giao đất ( theo từng vùng); hoặc nhận
chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp thông qua hình thức nhận
chuyển nhượng, tặng cho, xử lý trong hợp đồng thế chấp quyền sử
dụng đất.
1.2. Các quy định về hạn mức đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp.
Nhóm đất nông nghiệp gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm, đất sản xuất, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất muối, đất trồng có phục
vụ chăn nuôi, đất mặn nước để nuôi trồng thủy sản, đất hợp tác xã
giao cho hộ gia đình làm kinh tế gia đình, đất nông nghiệp khác.
Hạn mức đất nông nghiệp bao gồm hạn mức giao đất nông nghiệp
và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định cho mỗi loại đất
và mỗi khu vực là khác nhau.


Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 129 Luật đất đai 2013, quy định về
hạn mức giao đất nông nghiệp như sau: hạn mức giao đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân là không quá 03 ha một năm (tùy theo từng vùng); đối
với trồng cây lâu năm là không quá 10 ha đối với đất ở đồng bằng
và không quá 30 ha đối với đất ở trung du, miền núi; đối với đất
rừng phòng hộ , đất rừng sản xuất là không quá 30 ha.
Theo Điều 30 Luật đất đai 2013, hạn mức nhận chuyển quyền

sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của của hộ gia đình, cá nhân
không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình cá
nhân đối với mỗi loại đất quy định tại Khoản 1, 2,3 Điều 129 Luật
Đất đai 2013. Quy định này được Chính phủ chi tiết tại Điều 44
Nghị định 43/2014/NĐ_CP. Có thể nhận thấy Nhà nước đã có
những chính sách tạo điều kiện để người dân có thể tích tụ đất đai
hơn, Luật Đất đai 2003 quy định rằng hạn mức nhận chuyển quyền
sử dụng đất nông nghiệp chỉ gấp 2 đến 3 lần hạn mức giao đất cho
mỗi gia đình cá nhân, nhưng đến Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước đã
cho phép hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất gấp
10 lần hạn mức giao đất.

II. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất nông
nghiệp theo Luật đất đai 2013
Mục đích của việc quy định hạn mức đất nông nghiệp là:


- Đảm bảo sự công bằng về quyền sử dụng đất cho người sản
xuất nông nghiệp hay đất ở, tạo cân bằng cho sự phát triển xã hội.
- Tránh sự tích tụ tập trung đất đai quá lớn làm ảnh hưởng tới
quỹ đất chung của người khác và tích lũy đầu cơ dẫn tới phân hóa
giai cấp.
Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất nông nghiệp: Việc quy
định hạn mức đất nông nghiệp, vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế,
vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội:
- Về mặt kinh tế:
+ Duy trì hạn mức đất nông nghiệp cũng chính là duy trì an
toàn lương thực đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nông
nghiệp, nông thôn. Mặc dù hiện nay nông nghiệp Việt Nam đã đạt

được những thành tựu đáng kể, nhưng không có nghĩa là nó được
miễn dịch trước những biến động của thị trường. Ngày nay thiên tai
và dịch bệnh hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát
triển nông nghiệp (dịch cúm H5N1 là 1 ví dụ). Việc tập trung đất và
kinh doanh cùng 1 loại sản phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao
cho chisnh chủ sản xuất nói riêng và cho sản xuất xã hội nói chung.
Hạn mức đất là thước đo hợp lí cho mức độ tập trung, đảm bảo an
toàn cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP do nông nghiệp tạo ra
và trên 30% kim ngạch xuất khẩu có nguồn gốc từ nông nghiệp.
+ Việc quy định hạn mức đất hợp lí sẽ cho phép sự tích tụ, tập
trung đất đai phù hợp, khuyến khích người lao động giỏi bằng khối


óc và bàn tay lao động của mình có thể làm giàu chính đáng trong
hạn mức đất mà Nhà nước cho phép sử dụng.
+ Việc cho phép tích tụ, tập trung đất đai trong hạn mức hoặc
có thể thuê ngoài hạn mức sẽ khuyến khích mô hình kinh tế trang
trại phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở
nông thôn.
- Về mặt xã hội: Việt Nam là nước thuần nông nên tư duy còn
mang nặng tính nông nghiệp, cho nên đất đai là nhân tố mang ý
nghĩa xã hội sâu sắc. Trong tiềm thức của nhiều người dân, đất đai
là di vật do tổ tiên, chỉ khi “an cư” mới có thể “lạc nghiệp”. Hạn
mức đất đã phát huy tác dụng to lớn trong việc hạn chế sự chênh
lệch quá lớn về quyền sử dụng đất dẫn đến phân hóa giai cấp trong
xã hội.

III. Nhận xét về quy định hạn mức đất nông nghiệp đối với sự
phát triển của mô hình kinh tế trang trại
Có hai quan niệm trái chiều về tỉ lệ giữa quy mô đất đai và

hiệu quả sản xuất của trang trại. Một số nhà nghiên cứu đưa ra kết
luận: quy mô diện tích bình quân của 1 hộ càng lớn thì bình quân
thu nhập cho 1 hộ/ năm và cho 1 khẩu/ tháng có xu hướng tăng lên
khá rõ. Theo số liệu thí điểm 716 hộ nông dân thừa đất ở Đồng bằng
Sông Cửu Long thì thu nhập ngành trồng trọt tính bình quân trên
một hộ của nhóm có quy mô diện tích dưới 3ha Từ 13. 121 nghìn
đồng tăng lên 15.470 nghìn đồng với quy mô 3-5 ha, và tăng lên


21.576 nghìn đồng với quy mô trên 5 ha. Chính vì thế, các nghiên
cứu gần đây về trang trại ở Việt Nam đều có xu hướng đề nghị tạo
điều kiện gia tăng quy mô của các trang trại nhằm tạo ra lợi thế về
quy mô lớn trong cạnh tranh đang diễn ra ở quy mô toàn cầu bằng
cách dần bỏ quy định về hạn mức đất nông nghiệp.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng chính các trang trại
gia đình quy mô nhỏ và vừa mới thực sự là chìa khóa để phát triển
một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài. Trong dài hạn, những trang
trại gia đình đạt được sự ổn định cao hơn và hiệu suất sản xuất lớn
hơn trên mỗi đơn vị ruộng đất canh tác so với các trang trại quy mô
lớn hoạt dộng trong điều kiện tương tự.
Theo em thì cả hai ý kiến trên đều có phần đúng. Việc quy
định hạn mức đất sẽ là một trong những rào cản đối với việc tập
trung phát triển mô hình trang trại với quy mô lớn ở nước ta, nếu bỏ
hạn mức đất nông nghiệp thì những cá nhân, hộ gia đình muốn đầu
tư kinh doanh mô hình trang trại quy mô lớn sẽ phát triển tốt hơn.
Nhiều người cho rằng không nên giới hạn diện tích đất được chuyển
nhượng, vì nông nghiệp Việt Nam hiện đang thiếu những mô hình
trang trại thực sự tầm cỡ, khả năng cạnh tranh vượt trội. Quy mô
bình quân một trang trại ở Mĩ là 180 ha ( năm 1980), ở Đức là 26,1
ha ( 1986), và ở Pháp là 28ha (1989). Tuy nhiên, với quỹ đất nông

nghiệp khan hiếm như hiện nay, lại thêm trình độ quản lí của người
nông dân là có hạn thì Việt Nam cần có chính sách bảo đảm việc
làm cho một số lượng nhất định nhà nông. Đóng vai trò là người
cầm lái, Nhà nước phải có biện pháp hạn chế việc kinh tế thị trường


bộc lộ rõ mặt trái của nó trong sự phân cách quá lớn giữa ngưòi
nhiều đất và người thiếu đất.
Theo họp báo của các tỉnh thành thì các trang trại có quy mô
vừa và nhỏ chiếm tỉ lệ chủ yếu. Do đặc điểm địa lý, trình độ quản lí
và khả năng đầu tư vốn chưa cao nên mô hình kinh tế trang trại gia
đình chiếm ưu thế ở nước ta, quy mô trang trại chỉ khoảng từ 3 – 10
ha, canh tác theo phương thức thâm canh. Các chủ trang trại cũng
chưa được đào tạo sâu về kỹ thuật canh tác nông nghiệp, nhất là
nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại, điều đó hạn chế đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Vì vậy, thực tế cho thấy tại nước ta, việc quy
định hạn mức đất không quá ảnh hưởng đến việc tập trung đất phát
triển mô hình trang trại.
Trong trường hợp chúng ta bỏ quy định về hạn mức đất nông
nghiệp thì có một số vấn đề cần xem xét như sau:
- Việc xóa bỏ hạn mức đất trong luật có thể dẫn đến tình trạng
tích tụ và sử dụng ruộng đất tràn lan theo hình thức đầu cơ, “phát
canh thu tô”, thậm chí là tư nhân hóa đất đai trên thực tế. Trong khi
đó, Hiến pháp 2013 vẫn quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do
Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Như vậy, trong trường hợp xóa
bỏ hạn điền là giải pháp duy nhất để khơi thông nguồn lực đất đai,
tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, thì trước
khi sửa Luật Đất đai, theo quy trình, phải sửa đổi quy định về chế
độ sở hữu đất đai trong Hiến pháp. Tuy nhiên, đặt vấn đề sửa đổi
khi Hiến pháp mới có thời gian thi hành hơn 5 năm là không khả

thi.


- Một doanh nghiệp muốn có 30ha đất nông nghiệp thì phải
nhận chuyển nhượng của khoảng 3.000 hộ dân. Mỗi hộ dân trung
bình có 4 - 5 nhân khẩu thì sẽ có 12.000 - 15.000 người. Một doanh
nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp có thể tạo việc làm cho
khoảng 3.000 - 4.000 người thì hàng chục nghìn người còn lại sẽ
sinh sống bằng nghề gì tiếp theo. Phần đông sẽ tràn về các thành
phố, khu công nghiệp, nhưng bao nhiêu trong số này sẽ có công việc
ổn định, trở thành công nhân thực thụ, về lâu dài có người sẽ nhấp
nhổm với những công việc tạm thời, bấp bênh nhưng cũng không
thể về quê vì tư liệu sản xuất không còn.1
Xóa bỏ hạn điền có thể là “giải pháp phù hợp với xu thế” để
khai thác và phát huy tối đa nguồn lực đất đai phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội. Nhưng nếu chính sách không chặt chẽ thì hệ lụy về
mặt pháp lý, xã hội sẽ khôn lường. Sửa đổi Luật Đất đai phải tạo
điều kiện thuận lợi cho tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất nhưng
cũng không được tạo ra điểm nóng cho xã hội. Vì thế, chọn “nới
rộng” hay “xóa bỏ” hạn điền thì điều quan trọng nhất vẫn phải là
bảo đảm hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư và nông
dân, bảo đảm quyền bình đẳng giữa nông dân với doanh nghiệp
trong quá trình tích tụ ruộng đất cũng như tổ chức sản xuất nông
nghiệp sau khi tích tụ ruộng đất.

IV. Kiến nghị về sửa đổi quy định hạn mức đất nông nghiệp ở
nước ta
1

/>


Thay vì, xóa bỏ hoàn toàn hạn mức đất nông nghiệp thì chúng
ta có thể mở rộng hạn mức đất, điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu
tích tụ ruộng đất nhằm phát triển nông nghiệp với quy mô diện tích
lớn. Tiếp theo, cần có những đội ngũ chuyên nghiệp giảng dạy cho
người dân về cách thức quản lý, kinh doanh mô hình trang trại; có
chính sách khuyến khích người dân phát triển mô hình này như cho
vay lãi suất thấp đối với những cá nhân, hộ gia đình thực hiện mô
hình này, hỗ trợ một phần nếu mô hình này thực hiện không thành
công.
Sau một khoảng thời gian nhất định thì sẽ tiến hành đánh giá,
khảo sát về tính khả thi của vệc thực hiện mô hình phát triển kinh tế
trang trại này. Nếu khả thi thì chúng ta sẽ hướng đến dần hướng đến
dần xóa bỏ hạn điền trong tương lai.

KẾT LUẬN
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy chỉ khi nào nông nghiệp
chiếm tỉ trọng không đáng kể trong cơ cấu kinh tế, dân số và lao
động nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu dân số lao động
thì chế độ hạn điền mới có thể được xóa bỏ. Cần khẳng định rằng
trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, việc quy định hạn
mức đất là cần thiết để tránh việc mở rộng diện tích trang trại không
có kiểm soát dẫn đến sau đó không có khả năng quản lý sản xuất,
Nhà nước vẫn nên đặt ra mức giới hạn hợp lí, tạo hành lang an toàn
cho phát triển kinh tế trang trại.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2016

2. Luật Đất đai 2013
3.

Lam

Hồng,

Gỡ

khó

cho

kinh

tế

trang

/>4. Nguyễn Bình, Lới rộng hay xóa bỏ hạn điền:
/>tabid=69&ItemId=402724&GroupId=2474

trại:



×