Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.9 KB, 4 trang )

Phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Trên bầu trời văn học Việt Nam có muôn vàn ngôi sao. Nổi bật trong số đó là một ngôi sao
đa tài Quang Dũng. Với một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, ông đã
góp vào nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm hay. Đặc biệt hơn hết trong phong cách sáng
tác của ông phải kể bài thơ :”Tây Tiến”. Bài thơ được viết vào cuối năm 1948 tại làng Phù
Lưu Chanh. “Tây Tiến” được in trong tập thơ “Mây đầu ô” đã để lại trong lòng người đọc
nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là khổ thơ đầu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
….
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em cơm nếp xôi.”
"Tây Tiến" là một trong những bài thơ sớm nhất viết về người lính cách mạng, ra đời ngay
trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đã trở thành thi phẩm xuất
sắc của nền thơ Việt Nam từ sau 1945. Bài thơ được hình thành và kết tinh từ một nỗi nhớ
da diết về những người đồng đội và nhữg ngày tháng, nhữg kỉ niệm không thể nào quên của
chính tác giả trong đoàn quân Tây Tiến. Nhớ Tây Tiến là nhớ những cuộc hành quân gian
khổ; nhớ những kỉ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân; nhớ những chiến sĩ Tây Tiến hào hoa,
lãng mạn mà hiên ngang, anh hùng. Phải chăng vì thế mà nỗi nhớ Tây Tiến lại được bắt đầu
bằng nỗi nhớ về một dòng sông với âm hưởng vô cùng tha thiết:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Chỉ mới bắt đầu bài thơ đã là tiếng gọi tha thiết “Tây Tiến ơi!” đã bật lên bởi một nỗi
nhớ sâu sắc, cồn cào, vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ cảm thán
“ơi!” bắt vần với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài,
từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng. Hai chữ “xa rồi” như một tiếng thở dài đầy
thương nhớ, hô ứng với điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai thể hiện một tâm tình đẹp của
người chiến binh Tây Tiến đối với dòng sông Mã và núi rừng miền Tây. Nhưng đó không
phải chỉ là “nhớ” mà là “nhớ chơi vơi”, nỗi nhớ như cứ treo lơ lửng trong tâm hồn không biết


nhiều hay ít nhưng nó lúc nào cũng thường trực trong lòng tác giả, đó là những nỗi nhớ về
những kỉ niệm, hình ảnh của Tây Tiến lúc vui lúc buồn như càng khẳng định thêm Tây Tiến
luôn gắn bó thân quen trong kí ức của Quang Dũng.
Nếu hai câu đầu với cách dùng từ chọn lọc, gợi hình gợi cảm đã mở cửa cho nỗi nhớ trào
dâng mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ. Thì đến với hai câu thơ tiếp theo lại là hình ảnh đoàn
quân Tây Tiến như mờ ảo, ẩn hiện trong sương khói.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”


Hai câu thơ vừa tả thực, vừa sử dụng bút pháp lãng mạn. Quang Dũng như đang đưa
người đọc vào cuộc hành quân trong đêm của những người lính Tây Tiến. Tác giả đã cảm
nhận nên một bức tranh thiên nhiên rất lãng mạng qua những từ ngữ gợi hình:”sương lấp”,
”đoàn quân mỏi”, Đó là những cánh hoa nở trong đêm với lớp sương ẩn hiện, tác giả đã gợi
lên sự lãng mạn, thơ mộng, đầy huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Nhưng ẩn sau sự lãng mạn
ấy, sự huyền ảo ấy lại là sự khắc nghiệt của núi rừng nơi đây. Là cái giá buốt của núi rừng
miền Tây hiểm trở, là sự mệt mỏi của đoàn quân trong cái khắc nghiệt của thời tiết qua
những màn “sương lấp”.
Cuộc hành quân đầy gian khổ diễn ra ngay giữa núi rừng miền Tây với những đèo dốc “khúc
khuỷu”, ”thăm thẳm” chưa từng in dấu chân người, những “cồn mây heo hút”, với tầm cao
của núi, với chiều sâu của thung lũng, của suối như đang ngăn cản bước chân của đoàn Vệ
Trọc:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...”
Bằng các từ láy” thăm thẳm”, ”khúc khuỷu” cùng những nét khắc nét vẽ có giá trị tạo hình
đặc sắc với hình ảnh những con dốc, những cồn mang mà nhà thơ và đồng đội phải vượt
qua
những

tháng
Ӈo
vải
chân
không
đi
lùng
giặc
đánh”
(Hồng Nguyên). Tiếp theo là hình ảnh nhân hoá ”Súng ngửi trời”. Đây là cách nói ví von, đùa
vui của những người lính, làm cho người đọc cảm nhận được người lính Tây Tiến như đang
bước trên ngọn núi đầy cheo leo, hiểm trở. Câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
như bẻ làm đôi, diễn tả dốc núi vút lên rồi đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên thì cao
chót vót, nhìn xuống thì sâu thăm thẳm từ đó hình ảnh rừng Tây Bắc hiện lên thật hùng vĩ
nhưng lại hết sức khó khăn cho những người lính. Tiếp theo là câu thơ ”Nhà ai Pha Luông
mưa xa khơi”. Đây là một câu thơ toàn thanh bằng, giúp người đọc cảm nhận được một
không gian mịt mùng với sương rừng, mưa núi, với thấp thoáng những ngôi nhà như đang
bồng bềnh trôi giữa biển mây. Những câu thơ mang vẻ đẹp “thi trung hữu hoạ” này đã tạo
nên vẻ đặc sắc và làm nổi bật cả một đoạn thơ.
Thiên nhiên khắc nghiệt và dữ dội như thế nên cuộc hành quân của người lính Tây Tiến vô
cùng gian khổ :
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.”
Quang Dũng là một nhà thơ xuất thân tiểu tư sản nên ông miêu tả cái chết cũng rất lãng
mạn. Hình ảnh “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” vừa gợi thương nhưng cũng rất bình thản,
nhẹ nhàng. Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã gợi lên được sự gian khổ, khó khăn của người
lính khi phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt của vùng núi Tây Bắc. Câu thơ trên gợi lên
cho ta hai cách hiểu: Đầu tiên là những chiến sỹ Tây Tiến - những thanh niên Hà Nội lãng
mạn - chưa quen chuyện gươm súng gian khổ, họ mệt mỏi và thiếp đi sau những đoạn
đường hành quân. Và cách hiểu thứ hai chính là trên con đầy khó khăn ấy, người lính Tây



Tiến đã ngã xuống, nằm lại bên đường nơi núi rừng hiểm trở và lạnh lẽo. Từ đó làm nổi bật
lên vẻ đẹp tâm hồn và ca ngợi sự hi sinh của đoàn Vệ Trọc. Dù có khó khăn đến mấy, dù có
nguy hiểm đến mấy, những người lính Tây Tiến vẫn quyết tâm tiến bước vì tự do, độc lập.
Họ ra đi không phải vì súng đạn quân thù mà vì căn bệnh sốt rét rừng và sự khắc nghiệt của
thiên nhiên vùng Tây Bắc hiểm trở, chịu hết thử thách này tới thử thách khác nhưng chẳng
nề hà, kêu ca. Người lính Tây Tiến chết đi nhưng cũng chết trong dáng người lính “gục lên
súng mũ” thể hiện khí thế của người lính Việt Nam kiên cường. Đây là một cái chết đậm chất
bi hùng: Chết trong tư thế đẹp, dù có chết, những người chiến sĩ vẫn ôm chắc cây súng
trong tay sẵn sàng chiến đấu, không quên đi nhiệm vụ của bản thân mình. Đồng thời, qua
cụm từ “ bỏ quên đời” đã góp phần thể hiện sự ngang tang, mạnh mẽ của người lính Tây
Tiến và họ xem cái chết nhẹ như lông hồng. Hiện thực chiến tranh xưa nay vốn như thế! Sự
hy sinh của người chiến sĩ là tất yếu. Xương máu đổ xuống để xây đài tự do. Vần thơ nói
đến cái mất mát, hy sinh nhưng không chút bi luỵ, thảm thương.
Cái vẻ hoang dại dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ tiếp
tục khai thác. Nó không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái
chiều thời gian, luôn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”
Vậy là, cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ và hiểm trở qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên với
đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,….Với tên những
địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, những hình ảnh giàu trí tạo hình,
những câu thơ nhiều vần trắc đọc lên nghe vất vả nhọc nhằn được xoa dịu bằng những câu
có nhiều vần bằng ở cuối mỗi khổ thơ, đã phối hợp với nhau thật ăn ý, làm hiện hình lên thế
giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng Tây Bắc.
Bài thơ đã khép lại bằng một hình ảnh thật ấm áp và ngọt ngào:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm kên khói
Mai Châu mùa em cơm nếp xôi”
Những vất vả gian truân trong những đoạn hành quân qua đi, hai câu thơ đã đem lại cho

người đọc cảm giác đầm ấm của tình quân dân thắm thiết. Câu thơ như một lời động viên
nhẹ nhàng tiếp sức cho người lính trên chặn đường dài đầy gian khổ. Hai câu thơ là một
bức tranh chân thực về cuộc sống và về chính những người lính Tây Tiến. Dù khó khăn
nhưng họ đã vượt qua bằng nghị lực bằng niềm lạc quan phơi phơi vốn có của tuổi trẻ. Bắt
đầu câu thơ bằng hai từ “Nhớ ôi!” thể hiện một tình cảm dạt dào, là tiếng lòng của “đoàn
binh không mọc tóc”. Những người lính nhớ mùi hương, nhớ “cơm lên khói”, nhớ “thơm nếp
xôi” là nhớ hương vị núi rừng Tây Bắc, nhớ tình nghĩa, nhớ tấm lòng cao cả của đồng bào
Tây Bắc thân yêu. Câu thơ gợi cảm giác nồng nàn, ấm áp, với những kỷ niệm đơn sơ, giản
dị trong cuộc sống đời lính thường ngày cũng hóa thành gần gũi, thân thương. Hương thơm
ấy không chỉ là hương “nếp xôi” mà còn là hương từ đôi bàn tay em – cô gái Mai Châu. Hai
tiếng “mùa em” là một sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ thi ca, nó hàm chứa bao tình thương
nỗi nhớ, điệu thơ trở nên uyển chuyển, mềm mại, tình thơ trở nên ấm áp. Bên cạnh nội dung


ấm áp là cả một đặc sắc về nghệ thuật. Với cách sử dụng phối hợp nhiều câu thơ vần trắc
vẽ nên khung cảnh hoang vắng kết hợp hài hòa với những câu thơ vần bằng tạo cảm giác
nhẹ nhàng, êm ái. Không những thế Quang Dũng còn sử dụng các địa danh cụ làm những
khó khăn của người lính Tây Tiến trở nên thuyết phục hơn. Quang Dũng nhớ về người lính
Tây Tiến gian khổ, hy sinh nhưng không bi lụy, mà vẫn hào hùng và hết sức lãng mạn..
Đoạn thơ tạo ấn tượng đặc biệt sâu sắc ở người đọc bởi vẻ đẹp của sự kết hợp hài hoà hai
bút pháp: lãng mạn và bi tráng. Nhà thơ bộc lộ tình cảm say mê mãnh liệt; phát huy cao độ
trí tưởng tượng; sử dụng rộng rãi yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập để tạo nên những hình
ảnh đặc biệt, khác thường. Nhà thơ nói đến nỗi buồn, sự hi sinh mất mát bằng tinh thần lạc
quan. Bởi thế mà hình ảnh thiên nhiên hiện ra trong đoạn thơ vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ
mộng tuyệt vời; hình ảnh con người nổi bật trong đoạn thơ là những chiến sĩ can trường,
dũng cảm, dẫu chịu nhiều gian khổ, hi sinh vẫn hiên ngang, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng.
Đoạn thơ đã miêu tả một cách sinh động qua những cuộc hành quân đầy gian khổ của đoàn
quân Tây Tiến và vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây. Đoạn thơ hoàn toàn xứng đáng là một
kiệt tác tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng. Đọc,hiểu bài thơ để rồi trong lòng mỗi người đọc
hôm nay ngổn ngang bao cảm xúc.




×