Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

phân tích tác phẩm văn học tham khảo ôn tập văn học lớp 12 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.63 KB, 3 trang )

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Chiến tranh! Một khái niệm đầy kinh hoàng gắn với những gì đau đớn, thê lương
nhất. Có những thứ đã vĩnh viễn mất đi trong chiến tranh nhưng cũng có thứ mà
chiến tranh không thể nào tàn phá nổi đó chính là vẻ đẹp, hơn thế nữa, một vẻ đẹp
của tâm hồn mà truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đã thể
hiện rõ.
Tựa đề tác phẩm cũng gợi nên bao điều đáng nghĩ: Mảnh trăng cuối rừng, chỉ một
mảnh trăng thôi chứ không là vầng trăng. Vẻ đẹp của vầng trăng rất toàn vẹn,
trong sáng, rõ ràng và viên mãn, còn mảnh trăng thì chỉ lấp lóe một chút ánh sáng,
khi ẩn khi hiện, chập chờn mở ảo gợi bao sự tò mò bí mật. Mảnh trăng được xác
định rõ không gian, ở tận “cuối rừng” làm ánh sáng càng như xa hút, gợi lên sự
khát khao tìm kiếm và vươn tới. Nguyệt, nhân vật chính của câu chuyện xuất hiện
trong vầng ánh sáng tỏa ra từ vẻ đẹp ngời ngời của cô, một vẻ đẹp tiềm tàng ở nơi
chốn rừng sâu gợi nên biết bao điểu bí ẩn như mảnh trăng nơi xa. Phải chăng,
Nguyệt cũng chính là một “mảnh trăng cuối rừng”? Nhờ thế, mảnh trăng mang
một ý nghĩa biểu tượng rất cao.
Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng là một bài thơ mang vẻ đẹp trong sáng và giàu
màu sắc lãng mạn. Vẻ đẹp trước hết được thể hiện trong hình ảnh của trăng.
Trong lịch sử văn học, ta đã gặp biết bao đêm trăng chứng kiến những mối tình
bất tử: đêm trăng thể hiện của Rômêo và Juliet, đêm trăng của Thúy Kiều và Kim
Trọng, và rất có thể, đêm trăng mà tình yêu giữa Thị Nở và Chí Phèo đã kểt tinh.
Thế nhưng, đêm trăng nơi rừng già Trường Sơn này lại mang một vẻ đẹp rất độc
đáo, rất riêng. Câu chuyện đặc biệt lãng mạn khi tác giả cho Lãm nhận ra trăng
giữa khoảng không lặng im, u tối của rừng già: “Qua tấm kính ướt hơi sương,
mảnh trăng nằm giữa những tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng lòe nhòe, mỗi lúc
xe nảy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc lại
thấy rơi tõm xuống khoảng tối của rừng già”. Ánh trăng nhẹ nhàng trong sáng len
lỏi khắp nơi, xua tan cái vắng lặng, âm u của rừng già, giữa khoảnh khắc căng
thẳng và im ắng của chiến tranh. Ánh trăng càng trở lên xinh đẹp hơn khi chính
nó làm sáng bừng lên vẻ đẹp của Nguyệt. “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối


trời sáng trong như một mảnh bạc”, những tia sáng lấp lánh lồng đầy khung cửa
xe khiến cho mỗi sợi tóc của Nguyệt đều ánh lên.
Bầu trời đêm đựơc ánh trăng điểm tô, mang một vẻ đẹp sâu thẳm. “Khoảng gần
khuya, trên các chỏm rừng, gió tây nam cuốn mây xám về một góc rồi thổi dạt đi”
để hiện ra thật cao trên đầu họ là “bầu trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao
lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Tiếng chim như
vọng từ một nơi nào xa thẳm trong kí ức, hoàn toàn không liên quan gì đến cảnh
chiến tranh và chết chóc trên cánh rừng này. Trong ánh trăng con đường đầy ổ gà
và hố bom phút chốc biến mất, sương trắng từ đâu đùn ra mãi, phủ kín cả con
đường. Khắp mọi nơi chỉ độc một màn sương trắng, mơ màng, huyền ảo. Con
đường trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn rất nhiều. Mọi hiểm nguy đều biến mất, xe
Lãm như chạy trên lớp sương bồng bềnh. Trong mắt anh, con đường đẹp như một
bức họa với những mảng màu xen lên nhau, “khúc đường trước mặt cũng thếp
từng mảng ánh trăng”. Đêm trăng phủ đầy sương trắng ở đây làm tôi chợt liên
tưởng đến những “đêm hơi” của Quang Dũng, có lẽ cũng rất nhẹ nhàng và thanh
thoát như thế.
Ánh trăng hòa lẫn với khung cảnh thiên nhiên nơi đây đã tạo ra một không khí
riêng bao trùm lấy câu chuyện và tắm đẫm nhân vật chính trong không khí đầy
huyền ảo ấy. Vẻ đẹp của Nguyệt được ánh trăng tô đẹp hơn. Câu chuyện tình của
cô cũng được ánh trăng làm nên, trở nên thơ mộng hơn, lãng mạn hơn. Thêm vào
một chút ánh sáng từ mảnh trăng, Nguyễn Minh Châu đã làm tăng tính lãng mạn
thêm rất nhiều cho câu chuyện tình và quả vậy, câu chuyện mang đầy vẻ lãng mạn
khi đặt vào giữa núi rừng Trường Sơn hiểm trở, nơi đầy tiếng đạn bom và sự hủy
diệt.
Vẻ đẹp lãng mạn toát ra từ Nguyệt, cô thanh niên xung phong giản dị nhưng mang
đầy những nét phi thường. Hiện ra đầu tiên trong mắt Lãm là “một đôi gót chân
bóng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá”.
Cách ăn mặc của cô gái rất cẩn trọng và kín đáo toát lên sự tỉ mỉ và rất nữ tính.
Trái hẳn với tưởng tượng của Lãm, cá tính của cô gái đã hình thành ngay qua
giọng nói “trong lắm và bình tĩnh, cứng cỏi nữa là khác”, qua cách đối đáp táo

bạo khiến Lãm phải phát hoảng lên. Anh bắt đầu chú ý đến cô gái, và trong ánh
đèn tù mù của đoàn xe đang lao đi ầm ầm bên cạnh, anh kịp nhận ra vẻ đẹp của cô
gái, vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ lời nói, nét mặt và tấm thân
mảnh dẻ! Nó đối lập với cảnh nặng nề, tăm tối. Sự so sánh đối lập với các cô gái
công trường, “cô nào cũng thấp và đẫy đà” làm vẻ đẹp của Nguyệt toàn bích hơn
và hiện ra rõ ràng trước mắt. Vẻ đẹp của cô gái bừng sáng như một mảnh trăng
khi khung cửa xe cô ngồi “lồng đầy bóng trăng”,ánh trăng thấm qua và nhuộm
vào từng sợi tóc của cô khiến nó cứ óng ánh lên mãi. Con mắt nhìn đầy chủ quan
của Lãm làm vẻ đẹp của cô gái như trong suốt và vì vậy, mang đầy tính lãng mạn.
Lãm có ánh mắt nhìn như thế vì thật ra, anh đã yêu cô gái tên Nguyệt mà anh
đoán chắc là cô gái đi chung xe với mình từ lâu.Cô gái xinh đẹp là thế, lại ở miền
xuôi nhưng vừa rời ghế nhà trường đã vội xung phong đi kiến thiết miền Tây. Một
người con gái tuổi đời còn ít mà đã có hành động như thế hẳn phải có lí tưởng rất
đẹp và suy nghĩ chín chắn. Điều đó quả là phi thường lắm chứ?
Cô gái một lần nữa bộc lộ sự phi thường của mình khi hướng dẫn cho xe Lãm qua
ngầm đá xanh, khi sự hủy diệt đang đe dọa bênh mình. Đứng bám ở cửa xe hướng
dẫn Lãm đi cho đúng đường, bất chợt, Nguyệt nhảy ùm xuống nước nhanh nhẹn
lội phăng sang bên kia bờ giúp cột chiếc xe vào một gốc cây. Hành động của cô
gái rất chính xác, linh họat, có sự tính toán cẩn thận và rõ ràng, rất hiệu quả.
Người đọc không khỏi khâm phục cô gái khi chiếc xe rơi vào tọa độ đánh bom
của giặc. Nguyệt không hề sợ hãi, trái lại, rất bình tĩnh, để hành động. Tấm lòng
nhân ái và vị tha cao đẹp của cô gái mang đến cho cô sức mạnh túm lấy Lãm lôi
trở lại, “nhanh và khỏe hết sức”, ngăn không cho anh lao vào chỗ nguy, mặc dầu,
chính cô cũng bị hơi bom xô ngã chúi và một bên vai, “vết máu chảy loang lổ đỏ
cả cánh tay áo xanh” . Sự dũng cảm, sự hi sinh quên mình của cô gái làm cô trở
nên bội phần xinh đẹp dù khuôn mặt hơi tái và cô “ướt như một con công vừa
tắm”. Trong lòng Lãm dâng lên một tình yêu gần như mê muội lẫn cảm phục.
Chính tình yêu đó làm vẻ đẹp của cô gái, tỏa đầy chất lãng mạn. Đoạn văn cũng
mang đầy tính lãng mạn mặc dù đây là đoạn tả cảnh chiến tranh ác liệt nhất.
Tình yêu của Nguyệt đối với Lãm có một nét gì tương tự như tình yêu của Mị

Nương và Trương Chi, yêu nhưng chưa bao giờ biết mặt. Nhưng ở Nguyệt, tình
yêu ấy có sự vun vào của chị Tính, chị của Lãm và có cả sự thử thách của bao
năm tháng đợi chờ. Sự chung thủy, bền bỉ của Nguyệt làm lòng của Lãm dội lên
bao cảm xúc, có cả sự day dứt,áy náy “qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom
đạn và cảnh tàn phá những cái quí giá đó chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy
mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình
yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; cái sợi chỉ xanh óng ấy, bao nhiêu bom
đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”. Suy nghĩ của
Lãm cũng là suy nghĩ chung của tất cả những độc giả, và tự thân những suy nghĩ
đó bật lên những đức tính đáng quí nhất, cao đẹp nhất của Nguyệt. Một lần nữa,
vẻ đẹp, dù là vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt mang lại đầy chất lãng mạn, sự lãng mạn
xuyên suốt trong toàn tác phẩm. Có thể chúng ta sẽ không tránh khỏi thắc mắc:
“Tại sao Nguyệt lại quá hoàn hảo, toàn bích đến như vậy?” Hình ảnh của cô trong
đoạn trích chê lấp cả chàng Lãm. Nguyệt không phiến diện đâu, Nguyễn Minh
Châu không lí tưởng hóa Nguyệt quá đâu vì đó là lời kể của Lãm, chàng trai đang
mê muội bởi tình yêu. Vẻ đẹp của Nguyệt trong ánh mắt người yêu, ngay khi cô
“ướt như một con công vừa tắm” cũng có thể thông cảm được. Hơn nữa, phải
chăng đây chính là nỗi khát khao về cuộc sống và con người, là sự khát khao tìm
kiếm của những hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn mà Nguyệt là người mà nhà văn
và chúng ta luôn tìm đến?
Trong suốt tác phẩm, ta luôn gặp ánh sáng kì diệu tỏa ra từ những khoảng tối mù
mịt nhất. Hai mảnh trăng cuối rừng: một của thiên nhiên, một của con người hài
hòa pha lẫn vào nhau cùng toát lên những vẻ đẹp trong sáng và rực rỡ nhất. Vẻ
đẹp tuyệt đối, vô trùng của Nguyệt nhờ có tính lãng mạn tràn đầy mà sống mãi
với thời gian, sống mãi trong lòng người.

×